Câu 2: 2 điểm Tìm và phân tác dụng của phép điệp tu từ trong đoạn thơ sau?. Làm văn: 7 điểm Phân tích tính cách của người anh hùng Từ Hải qua đoạn trích Chí khí anh hùng trích: Truyện Ki
Trang 1SỞ GD&ĐT PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
ĐỀ THI HỌC KÌ II (NĂM HỌC 2011-2012)
MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 10
Thời gian: 90 phút
I Tiếng Việt: (3 điểm).
Câu 1: (1 điểm) Thế nào là phép điệp?
Câu 2: (2 điểm) Tìm và phân tác dụng của phép điệp tu từ trong đoạn thơ sau?
Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường Mặt sao dày gió dạn sương Thân sao bướm chán ong chường bấy thân
(Trích: Truyện Kiều - Nguyễn Du)
II Làm văn: (7 điểm)
Phân tích tính cách của người anh hùng Từ Hải qua đoạn trích Chí khí anh hùng (trích:
Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Trang 2ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I TIẾNG VIỆT.
Câu 1: - Phép điệp là biện pháp tu từ được xây dựng bằng cách lặp lại một hoặc một số yếu tố
diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng
Câu 2: Điệp từ: "sao"
- Phân tích tác dụng: Diễn tả tâm trạng Thuý Kiều: oán thán, tự vấn, trách giận, xót xa, dằn vặt, tuyệt vọng,
II LÀM VĂN
1 YÊU CẦU:
a Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học, nhận biết được yêu cầu của đề, biết vận
dụng kết hợp các thao tác nghị luận
- Biết cách trình bày rõ ràng, mạch lạc, trôi chảy, có cảm xúc
b Yêu cầu về kiến thức:
- Ngoài kĩ năng, điều quan trọng nhất là phải đáp ứng được yêu cầu của đề: Tính cách
người anh hùng Từ Hải qua đoạn trích: Chí khí anh hùng.
- Những suy nghĩ đó có thể không trùng với đáp án nhưng miễn sao đúng đắn, phù hợp là đạt yêu cầu của đề
2 LẬP DÀN Ý:
HS phân tích được tính cách người anh hùng Từ Hải qua các nội dung sau:
a Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, đoạn trích và khái quát nhân vật.
b Thân bài:
- Từ Hải - người anh hùng có chí khí phi thường
- Người anh hùng cái thế, có chí lớn muốn làm nên sự nghiệp lớn: “Trượng phu” (người đàn ông có chí khí lớn)
- Tầm vóc vĩ đại cũng như khát vọng, chí khí lớn lao thể hiện qua những thủ pháp miêu
tả ước lệ và mang tầm vũ trụ: "động lòng bốn phương", "trời bể mênh mang","bốn bể" + Hình ảnh, tư thế gắn với "thanh gươm yên ngựa" và được so sánh với chim Bằng:
Trang 3khát vọng tự do,
+ Khao khát về một sự nghiệp lớn thể hiện qua hình ảnh có tính chất ước lệ: "Bao giờ
10 vạn tinh binh - Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường" Hình ảnh thơ có cả âm thanh, màu sắc, sức mạnh diễn tả khí thế và khát vọng, hoài bão lớn lao của Từ Hải + Một trang nam nhi tràn đầy tự tin: tin vào tài năng, sức mạnh của bản thân, tin vào tương lai (dẫn chứng thơ)
- Không chỉ ý thức rõ ràng về tài năng, nghĩa vụ, lí tưởng của mình mà còn quyết tâm
+ Từ đã biết vượt qua những níu kéo của tình cảm cá nhân riêng từ (Từ ngữ thể hiện sự quyết tâm, dứt khoát đó: "thoắt" , "thẳng rong", "quyết lời", "dứt áo ra đi") + Cuộc chia tay Từ Hải - Thúy Kiều khác hẳn với cuộc chia tay khác (cuộc chia tay Kiều - Kim Trọng, Kiều - Thúc Sinh)
c Kết bài:
- Từ Hải là một vị anh hùng đầy phóng khoáng, dứt khoát, nhanh nhẹn và oai nghiêm, có
lí tưởng công danh lớn, rạch ròi giữa sự nghiệp và tình cảm
- Nguyễn Du đã sử dụng cách miêu tả lí tưởng hoá để nâng cao tầm vóc của Từ Hải
- Từ Hải là hiện thân cho giấc mơ tự do, công lí của Nguyễn Du