Tai Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam, do sản phẩm sản xuất ra là các loại Động cơ và Xe máy, Những sản phẩm này gắn liền với chuyển động cơ học. Vì vậy tất cả các nguyên, vật liệu đều được coi là nguyên, vật liệu chính, không thể thiếu một chi tiết nhỏ nào. Công ty cũng đã tiến hành xây dựng kí hiệu cho các loại nguyên, vật liệu, tuy nhiên những kí hiệu này chưa rõ ràng và chưa được quy định cụ thể. Để thuận tiện trong công tác theo dõi, quản lý nguyên, vật liệu được tốt và tránh nhầm lẫn trong hạch toán nguyên vật liệu, công ty nên sử dụng bảng mã cho nguyên, vật liệu.
Sổ danh điểm nguyên, vật liệu bao gồm tất cả các loại nguyên, vật liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Trong đó thống nhất tên gọi, mã hoá cũng như đơn vị tính của từng vật liệu. Để lập bảng mã nguyên, vật liệu điều quan trọng nhất là phải xây dựng được một bộ mã hoá khoa học và hợp lý. Việc sắp xếp các mã nguyên, vật liệu một cách trật tự, logic sẽ giúp cho việc theo dõi, tra cứu thuận tiện hơn.
Mã vật liệu có thể xây dựng theo kiểu dãy chữ, số kết hợp. Một mã số là một dãy bao gồm ba nhóm chữ, số:
- Nhóm chữ số đầu có 04 chữ số ứng với loại nguyên vật liệu dùng cho xưởng nào ( 152.4: NVL xuất cho xưởng 1để lắp ráp Xe máy, 152.6: NVL xuất cho xưởng số 2 để lắp ráp Động cơ)
- Nhóm thứ 2 gồm 02 chữ cái: ứng với từng loại Xe
- Nhóm thứ 3 gồm 03 chữ số ứng với tên của từng vật liệu trong nhóm.
Với cách xây dựng đó, bảng mã nguyên, vật liệu có thể đ ược lập theo mẫu trang bên:
Bảng mã nguyên liệu, vật liệu
Nhóm Mã linh kiện Tên linh kiện Đơn vị tính Ghi chú
152.4 152.4-AF-001 Khung xe Chiếc Xe C100
152.4 152.4-AF-002 Bình xăng Chiếc Xe C100
... 152.4 152.4-BF-001 Khung xe Chiếc Xe C110 152.4 152.4-BF-002 Bình xăng Chiếc Xe C110 ... 152.6 152.6-CF-001 Đầu xi lanh Bộ Xe C110 152.6 152.6-CF-002 Lốc máy Chiếc Xe C110 ... 152.6 152.6-DF-001 Đầu xi lanh Bộ Xe C110 152.6 152.6-DF-002 Lốc máy Chiếc Xe C110
Bảng 3.1: Bảng mã nguyên liệu, vật liệu 3.2.2. Hoàn thiện về ghi chép Sổ chi tiết nguyên, vật liệu
Công ty sử dụng Sổ chi tiết nguyên vật liệu nhằm theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn của từng vật liệu theo chỉ tiêu số lượng và giá trị. Để tiện theo dõi và đối chiến với kế toán tổng hợp, yêu cầu kế toán của công ty nên chuyển việc sử dụng Sổ kế toán chi tiết nguyên, vật liệu trong phần hạch toán tổng hợp (Biểu 2.14 – trang 45) sang phần hạch toán chi tiết thay cho phần theo dõi Thẻ chi tiết nguyên, vật liệu. Căn cứ để vào Sổ cái các Tài khoản nên lấy từ số liệu trên các Chứng từ ghi sổ. Làm như vậy sẽ đúng theo quy trình ghi sổ của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Mặt khác sẽ tránh sự trùng lặp công việc của các nhân viên kế toán và giảm thiểu được số lượng công việc trong ngày của phòng kế toán. Khi phát sinh các sai sót, kế toán không được tẩy xóa các con số mà nên láy bút đỏ gạch chéo phần sai và ghi số
đúng vào bên cạnh số sai đó đồng thời phải ký tên vào chỗ sủa đó. Như thế sẽ dễ kiểm tra, đối chiếu, đản bảo độ tin cậy của các con số hơn và cũng đảm bảo nguyên tắc kế toán.
3.2.3. Hoàn thiện về xây dựng định mức tồn kho nguyên vật liệu
Để sản xuất ra một sản phẩm, công ty cần sử dụng một lượng nguyên, vật liệu rất lớn. Do đó, công ty nên tiến hành xây dựng hệ thống định mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho từng loại nguyên, vật liệu và và lên kế hoạch đạt mua hang với những nguyên, vật liệu có giá trị lớn nhằm giúp cho công tác thu mua nguyên, vật liệu được tốt hơn, đảm bảo luôn cung cấp một cách kịp thời nguyên, vật liệu cho quá trình sản xuất, hoàn thành các đơn đặt hàng đúng theo tiến độ kế hoạch.
3.2.4. Hoàn thiện về hạch toán hàng mua đang đi đường
Trong công tác thu mua nguyên, vật liệu, một số trường hợp công ty đã chấp nhận thanh toán tiền hàng, trong tháng hoá đơn đã được gửi đến công ty nhưng hàng vẫn chưa được chuyển đến. Trường hợp này kế toán sẽ lưu hoá đơn vào cặp hồ sơ hàng đang đi đường để theo dõi nhưng lại không ghi sổ kế toán. Đến khi nhận được Phiếu nhập kho, kế toán mới tiến hành ghi sổ như sau:
Nợ TK 152: Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331: Tổng giá thanh toán
Trường hợp hàng mua được giao nhiều lần, kế toán ghi nhận giá trị hàng đã nhập kho vào TK 152.4 hoặc TK 152.6, còn giá trị hàng còn thiếu được phản ánh vào TK 1381. Đến khi nhận được số hàng còn lại kế toán sẽ chuyển từ TK 1381 sang ghi Nợ TK 152.
Việc hạch toán như vậy là không đúng với quy định của chế độ kế toán hiện hành. Cách hạch toán như trên sẽ phản ánh không chính xác giá trị
tài sản của công ty. Công ty nên sử dụng thêm TK 151- Hàng mua đang đi đường. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại vật tư, hàng hoá mà công ty đã mua , đã chấp nhận thanh toán với người bán nhưng chưa về nhập kho và tình hình hàng về. Kế cấu của TK 151 như sau:
Bên Nợ: Giá trị vật tư, hàng hoá đang đi đường.
Bên Có: Giá trị vật tư, hàng hoá đang đi đường đã về nhập kho hoặc chuyển giao cho các đối tượng sử dụng hay khách hàng.
Dư Nợ: Giá trị hàng đi đường chưa về nhập kho.
Cách hạch toán tài khoản này cần tuân theo quy định được ban hành trong Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3.2.5. Hoàn thiền về trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Hiện nay, công ty không trích lập các khoản dự phòng giảm giá bao gồm cả dự phòng giảm giá nguyên, vật liệu. Trên thực tế, những loại nguyên, vật liệu được sử dụng trong ngành sản xuất Xe máy có sự biến động giá rất lớn. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp trong quá trình bảo quản, vật tư có thể bị hỏng hóc, lỗi thời…Trong những trường hợp đó, Nhà máy cần trích lập dự phòng giảm giá vật tư. Việc trích lập dự phòng giảm giá nguyên, vật liệu thực chất là việc đánh giá lại giá trị của tài sản. Nó sẽ giúp cho công ty có thể phản ánh một cách chính xác hơn giá trị tài sản cũng như tình hình tài chính của công ty.
Việc trích lập dự phòng được thực hiện vào cuối niên độ kế toán. Để hạch toán khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán cần sử dụng thêm tài khoản 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
3.2.6. Hoàn thiện về ứng dụng kế toán máy
Là một công ty lien doanh với Trung Quốc, đây là một nước có nền công nghiệp phát triển và khoa học công nghệ kỹ thuật cao. Nhưng công ty vẫn thực hiện trên bảng tính Excel hoặc được thực hiện bằng tính toán thủ
công. Điều này khiến cho việc tổ chức hạch toán kế toán vẫn còn chậm trễ, khối lượng công việc lớn và tốn nhiều công sức, đôi khi còn dẫn đến tình trạng sai sót trong tính toán số liệu. Nhất là trong điều kiện công ty tính giá nguyên, vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền, các nghiệp vụ xuất kho nguyên, vật liệu đến cuối kỳ mới có thể hạch toán được, việc
tính toán thủ công không thể đảm bảo hoàn thành công việc về mặt thời gian .
Thiết nghĩ việc cài đặt phần mềm kế toán ứng dụng vào trong công tác kế toán của công ty là rất quan trọng. Nó giúp cho việc cung cấp thông tin trở nên nhanh chóng, dễ dàng và chính xác hơn, tiết kiệm thời gian và sức lao động, giảm bớt được lao động thủ công trong phòng kế toán. Điều này cũng phần nào giảm được khoản chi phí nhân công, góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm cho công ty.
Để thực hiện được điều này, công ty cần tìm mua hoặc tự thiết kế một phần mềm kế toán phù hợp với thực tiễn công tác kế toán cũng như đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Đồng thời công ty cần trang bị thêm các trang thiết bị tin học hiện đại và tổ chức đào tạo đội ngũ nhân viên kế toán có thể sử dụng thành thạo phần mềm đó.
Trên đây là một số kiến nghị của em nhằm hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam. Em hy vọng rằng công tác tổ chức hạch toán kế toán nói chung và kế toán nguyên, vật liệu nói riêng tại công ty sẽ tiếp tục được thực hiện tốt và ngày càng hiệu quả và hoàn thiện hơn nữa.
KẾT LUẬN
Sau quá trình thực tập tại Công ty, em đã được trang bị hơn rất nhiều về việc áp dụng các kiến thức đã được học tại trường vào thực tế công việc. Qua đó không những em đã được nâng cao trình độ của mình mà còn được hiểu rõ hơn về tình hình thực tế trong một Công ty về: phương pháp quản lý,
phương pháp điều hành công việc của các thành viên trong Công ty. Một phần rõ rệt nhất mà em hiểu được đó là sự áp dụng lý thuyết vào thực tế công việc là cả một quá trình dài, nó đòi hỏi người học phải nắm vững những gì đã được trang bị trên ghế nhà trường cộng với sự nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu trong thực tế làm việc mới giúp cho công việc được thành công.
Phần hành kế toán nguyên liệu, vật liệu là một phần hành có tính chất khối lượng công việc nhiều đòi hỏi nhân viên kế toán phần hành nguyên vật liệu phải có kiến thức thực tế vững, việc sắp sếp công việc phải hợp lý thì mới giải quyết được một khối lượng công việc lớn phát sinh hàng ngày.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, Công ty còn gặp nhiều khó khăn khách quan mang lại, nhưng với trách nhiệm nghề nghiệp, đội ngũ Kế toán của Công ty vẫn cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình được giao. Do vậy công tác quản lý vật tư tại nhà máy luôn được thực hiện tốt đảm bảo theo dõi chính xác cả về số lượng lẫn giá trị. Từ đó, Công ty đã giảm bớt được tình trạng thất thoát và lãng phí. Như vậy, nó sẽ góp phần đảm bảo chất lượng của sản phẩm, điều đó góp phần không nhỏ vào sự thành công của Công ty.
Trong thời gian thực tập không lâu tại Công ty Liên doanh Chế tạo xe máy Lifan Việt Nam, em đã đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu công tác kế toán Nguyên, vật liệu ở Công ty. Qua đó em nhận thấy rằng công tác kế toán Nguyên liệu, vật liệu ở Công ty đã được những thành tựu nhất định, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế theo ý kiến chủ quan của em, từ đó em
xin đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty. Những ý kiến đề xuất của em về công tác kế toán tại công ty mang đậm ý kiến chủ quan cá nhân nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các nhân viên của phòng kế toán, ban lãnh đạo công ty.
Cuối cùng em xin cảm ơn tới toàn thể các Thầy cô giáo trong khoa Kế toán trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là Thầy giáo: PGS.TS: Nguyễn Văn Công đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em. Cùng với sự giúp đỡ của cán bộ Phòng kế toán Công ty đã giúp em hoàn thiện Chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hưng Yên, ngày 07 tháng5 năm 2009
Sinh viên Phạm Thị Hà
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GTGT: Gía trị gia tăng NVL: Nguyên vât liệu
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kế toán Tài chính doanh nghiệp - Chủ biên PGS.TS. Đặng Thị Loan - Trường ĐH KTQD – Hà Nội năm 2006.
2.Hệ thống kế toán doanh nghiệp, hướng dẫn lập chứng từ , hướng dẫn ghi sổ kế toán – NXB Tài chính – 2005
3. Chuẩn mực kế toán số 02 - Bộ Tài chính
4. Chế độ kế toán doanh nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ -BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) – NXB Lao động Xã hội - 2006
5. Một số tài liệu quản lý và tài liệu kế toán tham khảo của Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy LIFAN - VIỆT NAM như:
Cuốn Điều lệ cuả Công ty
Giấy chứng nhận đầu tư Số:051022000009 (Chứng nhận lần đầu) Giấy chứng nhận đầu tư Số:051022000009(Chứng nhận thay đổi lần 2)
Báo cáo tài chính năm 2008
6. Và trang website : www.mof.gov.vn
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng khái quát tình hình thực hiện chỉ tiêu tài chính qua các năm gần đây……… Bảng 3.1: Bảng mã nguyên liệu, vật liệu………. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam……… Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Liên doanh
6 55 11
15
Chế tạo Xe máy Lifan – Viêt Nam………
Sơ đồ: 1.3: Quy trình ghi sổ kế toán nguyên, vật liệu theo hình thức Chứng từ ghi sổ……….
Biểu 2.1: Mẫu Thẻ kho………..
Biểu2.2: Mẫu báo cảo tổng hợp nhập - xuất - tồn………..
Biểu 2.3: Mẫu thẻ chi tiết nguyên vật liệu……….
Biểu 2.4: Báo cáo tổng hợp nhập - xuất - tồn………
Biểu 2.5: Mẫu biên bản kiểm nghiệm vật tư, thiết bị………
Biểu 2.6: Mẫu phiếu nhập kho……….
Biểu 2.7: Mẫu Hoá đơn GTGT……….
Biểu 2.8: Bảng trạng thái kế hoạch sản xuất Xe máy………..
Biểu 2.9: Mẫu phiếu xuất kho………..
Biểu 2.10: Mẫu bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu……….
Biểu 2.11: Mẫu Chứng từ ghi sổ………
Biểu 2.12: Mẫu Chứng từ ghi sổ………
Biểu 2.13: Mẫu sổ đăng ký chứng từ ghi sổ……….
Biểu 2.14: Mẫu sổ chi tiết nguyên vật liệu………
Biểu 2.15: Mẫu bảng tổng hợp chi tiết………..
Biểu 2.16: Mẫu sổ cái TK152………
17 22 23 25 26 29 30 32 36 37 41 42 43 44 45 46 47 PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH CHẾ TẠO XE MÁY LIFAN – VIỆT NAM ………
1.1 Đặc điểm kinh tế và tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy LIFAN – VIỆT NAM có ảnh hưởng đến kế toán nguyên, vật liệu ………
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển………
1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh…………...
1 4
4 4 6
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy LIFAN – VIỆT NAM………... 1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán………. 1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán………
PHẦN 2 : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH CHẾ TẠO XE MÁY LIFAN – VIỆT NAM
2.1 Đặc điểm, phân loại và tính giá Nguyên, vật liệu tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy LIFAN – VIỆT NAM ………