1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

kthk2-12nc

5 157 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 82,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II ĐỀ XUẤT LỚP 12 (NÂNG CAO) Thời gian : 60 phút 1. Nhận xét nào sau đây KHÔNG đúng đối với ion 56 26 Fe 3+ A. Có cấu hình [Ar] 3d 5 . B. Số nơtron = 1,304 số proton. C. Có 6 electron s. D. Có 5 electron độc thân. 2. X,Y là 2 kim loại liên tiếp trong một chu kì có tổng số điện tích hạt nhân là 23 và Z X < Z Y . Kết luận nào sau đây là đúng ? A. Bán kính nguyên tử của X < Y B. Độ âm điện của X > Y C. Năng lượng ion hóa I 1 của X < Y D. Số electron lớp ngoài cùng của X > Y 3. Kết quả so sánh tính chất vật lý của kim loại nào dưới đây là KHÔNG đúng? A. Khả năng dẫn điện Ag > Cu > Fe. B. Tỉ khối của Na < Fe < Os. C. Nhiệt độ nóng chảy của Hg < Fe < W. D. Tính cứng của Fe > Cr. 4. Mô tả nào sau đây về tính chất vật lí của nhôm là chưa chính xác: A. Có màu trắng bạc B. Là kim loại nhẹ C. Mềm, dễ dát mỏng và kéo sợi D. Dẫn điện và nhiệt tốt hơn cả Fe và Cu. 5. Trong nhóm IIA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, đại lượng nào sau đây có giá trị tăng dần? A. Bán kính nguyên tử. B. Năng lượng ion hóa I 1 C. Thế điện cực chuẩn D. Độ cứng 6. Kết luận nào sau đây KHÔNG đúng về tính chất của hợp kim? A. Liên kết trong đa số tinh thể hợp kim vẫn là liên kết kim loại. B. Hợp kim thường có độ cứng lớn hơn độ cứng của kim loại thành phần. C. Hợp kim có t 0 nc thấp hơn t 0 nc của kim loại thành phần. D. Hợp kim dẫn điện và nhiệt tốt hơn kim loại thành phần 7. Điều nào sau đây nói KHÔNG đúng về ăn mòn hóa học? A. Ăn mòn hóa học là một quá trình oxi hóa –khử. B. Ăn mòn hóa học không phát sinh dòng điện C. Tốc độ ăn mòn hóa học phụ thuộc nhiệt độ. D. Kim loại nguyên chất không bị ăn mòn hóa học. 8. Ứng dụng nào sau đây của nhôm có chi tiết chưa đúng? A. Làm vật liệu chế tạo ô tô, máy bay, tên lửa. B. Làm dây dẫn điện cao thế, dụng cụ đun nấu trong gia đình. C. Làm khung cửa, trang trí nội thất và mạ đồ trang sức D. Chế tạo hỗn hợp tecmit dùng để hàn đường ray 9. Cho các cặp oxi hóa - khử sau: Mg 2+ /Mg ; Zn 2+ /Zn ; Pb 2+ /Pb ; Cu 2+ /Cu ; Hg 2+ /Hg. Từ các cặp oxi hóa - khử này có thể tạo được tối đa bao nhiêu pin điện hóa ? A. 10 B. 8 C. 6 D. 5 10. Cho biết thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa - khử Mg 2+ /Mg ; Zn 2+ /Zn ; Cu 2+ /Cu ; Ag + /Ag ; Hg 2+ /Hg lần lượt là : –2,37 V ; –0,76 V ; 0,34 V ; 0,8 V ; và 0,85 V. E 0 (pin) = 3,22 V là suất điện động chuẩn của pin nào trong số các pin sau ? A. Mg – Zn B. Mg – Hg C. Zn – Ag D. Zn – Ag 11. Cho hỗn hợp có a mol Zn tác dụng với dung dịch chứa b mol Cu(NO 3 ) 2 và c mol AgNO 3 . Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và chất rắn Y. Biết a = b + c/2. Ta có : A. dung dịch X chứa 1 muối và Y có 2 kim loại. B. dung dịch X chứa 2 muối và Y có 1 kim loại. C. dung dịch X chứa 3 muối và Y chứa 2 kim loại. D. dung dịch X chứa 2 muối và Y chứa 2 kim loại. 12. Phản ứng sau đây tự xảy ra: Zn + Fe 3+ → Zn 2+ + Fe 2+ Phản ứng này cho thấy: E. Zn có tính khử mạnh hơn Fe 2+ và Fe 3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Zn 2+ F. Zn có tính khử yếu hơn Fe 2+ và Fe 3+ có tính oxi hóa yếu hơn Zn 2+ G. Zn có tính oxi hóa mạnh hơn Fe 2+ và Fe 3+ có tính khử mạnh hơn Zn 2+ H. Zn có tính oxi hóa yếu hơn Fe 2+ và Fe 3+ có tính khử yếu hơn Zn 2+ 13. Điện phân dung dịch CuCl 2 với anôt trơ. Kết luận nào sau đây là đúng ? A. Ở catôt xảy ra sự oxi hóa Cu 2+ , ở anôt xảy ra sự oxi hóa Cl – . B. Ở catôt xảy ra sự khử Cu 2+ , ở anôt xảy ra sự khử Cl – . C. Ở catôt xảy ra sự khử Cu 2+ , ở anôt xảy ra sự oxi hóa Cl – . D. Ở catôt xảy ra sự oxi hóa Cu 2+ , ở anôt xảy ra sự khử Cl – . 14. Điện phân dung dịch CuSO 4 trong 1 giờ với dòng điện 5A. Sau điện phân, dung dịch còn CuSO 4 dư. Tính khối lượng Cu đã sinh ra tại catôt bình điện phân. (Cho Cu = 64) A. 3,20 gam B. 6,40 gam C. 5,97 gam D. 11,94 gam 15. Hòa tan hoàn toàn 0,05 mol Na kim loại vào 100 mL dung dịch HCl xM. Trung hòa dung dịch A cần 10 mL dung dịch H 2 SO 4 1M. Tính x. A. 0,03 B. 0,3 C. 0,5 D. 0,7 16. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào trong đó Na + bị khử? A. 2Na 2 O 2 + 2H 2 O → 4NaOH + O 2 B. 2NaCl + 2H 2 O  → vn,đpdd 2NaOH + H 2 + Cl 2 C. NaCl + AgNO 3 → AgCl + NaNO 3 D. 4NaOH  → đpnc 4Na + 2H 2 O + O 2 17. Phản ứng nào dưới đây đồng thời giải thích sự hình thành thạch nhũ trong hang động và sự xâm thực của nước mưa với đá vôi? A. CaCO 3 + H 2 O + CO 2 → Ca(HCO 3 ) 2 B. Ca(HCO 3 ) 2 ⇄ CaCO 3 + H 2 O + CO 2 C. CaCO 3 + 2HCl → CaCl 2 +H 2 O+CO 2 D. CaCO 3  → t CaO + CO 2 18. Để khử hết độ cứng của một cốc nước cứng có chứa Ca(HCO 3 ) 2 và CaCl 2 , người ta dùng hóa chất nào trong các hóa chất dưới đây? A. NaOH B. Ca(OH) 2 C. Na 2 CO 3 D. HCl 19. Hòa tan 12 gam một kim loại R thuộc nhóm IIA trong 200 gam dung dịch HCl dư thu được 211,4 gam dung dịch. R là: A. Be B. Mg C. Ca D. Ba 20. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp K, Ca trong nước thu được dung dịch X và 4,48 L khí H 2 ở đkc. Để trung hòa dung dịch X cần bao nhiêu mL dung dịch H 2 SO 4 0,5M? I. 100 mL J. 200 mL K. 300 mL L. 400 mL 21. Kim loại Mg KHÔNG tác dụng với chất nào dưới đây? A. H 2 O B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch HCl D. Dung dịch CuSO 4 22. Xác định hàm lượng CaCO 3 .MgCO 3 có trong quặng đolomit, biết nhiệt phân hoàn toàn 60 gam quặng trên thu được 13,44 L khí CO 2 ở đkc A. 42% B. 46% C. 50% D. 92% 23. Giải pháp tốt nhất để làm mềm nước cứng hiện nay là : A. Đun nóng nước B. Dùng dung dịch NaOH hoặc Ca(OH) 2 C. Dùng dung dịch Na 2 CO 3 hoặc Na 3 PO 4 D. Dùng nhựa trao đổi ion. 24. Cho phản ứng: Al + 2H 2 O + Ca(OH) 2 → Ca(AlO 2 ) 2 + 3H 2 . Chất tham gia phản ứng đóng chất oxi hóa trong phản ứng này là : A. Al B. H 2 O C. Ca(OH) 2 D. Al và Ca(OH) 2 25. Hòa tan m gam bột Al vào dung dịch NaOH dư thu được V 1 lít H 2 ở đkc. Hòa tam cũng m gam Al vào dung dịch HCl dư thu được V 2 lít H 2 ở đkc. Mối quan hệ giữa V 1 và V 2 là: A. V 1 = 3 V 2 B. V 1 = ½ V 2 C. V 2 = ½ V 1 D. V 1 = V 2 26. Trộn 1,08 gam Al với x gam Fe 2 O 3 rồi nung trong điều kiện không có không khí đến khi phản ứng hoàn toàn (phản ứng nhiệt nhôm). Chất rắn thu được sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Khối lượng x bằng: A. 3,20 gam B. 1,60 gam C. 0,8 gam D. 1,12 gam 27. Trường hợp nào dưới đây tạo ra kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn? A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl 3 B. Cho dung dịch AlCl 3 dư vào dung dịch NaOH C. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO 2 D. Sục khí CO 2 dư vào dung dịch Ba(OH) 2 28. Hòa tan hỗn hợp gồm 3,2 gam Fe 2 O 3 và 0,64 gam Cu bằng 60 mL dung dịch HCl 2M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thì khối lượng chất rắn chưa bị hòa tan bằng: (Lấy Cu =64, Fe =56) A. 0,00 gam B. 3,20 gam C. 1,60 gam D. 0,64 gam 29. Cho các cặp oxi hóa khử được xếp theo tính oxi hóa của các ion kim loại tăng dần: Fe 2+ /Fe, Cu 2+ /Cu, Fe 3+ /Fe 2+ , Ag + /Ag. Phản ứng nào dưới đây là KHÔNG đúng? A. Fe + CuCl 2 → FeCl 2 + Cu B. 3Cu + 2Fe(NO 3 ) 3 → 3Cu(NO 3 ) 2 + 2Fe C. FeCl 2 + 3AgNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + 2AgCl + Ag D. Fe + 2Fe(NO 3 ) 3 → 3Fe(NO 3 ) 2 30. Có bốn thanh sắt được đặt tiếp xúc với những kim loại khác nhau là Mg, Al, Zn, Cu và nhúng trong dung dịch HCl .Thanh sắt bị hòa tan nhanh nhất sẽ là thanh được đặt tiếp xúc với: A. Mg B. Zn C. Al D. Cu 31. Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư sinh ra a mol khí H 2 , cũng lượng Fe này khi tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư thì thu được b mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Quan hệ giữa hai giá trị a và b là : A. a = 5b B. b = 2,5b C. a = 2b D. a = b 32. Để hòa tan 4 gam oxit Fe x O y cần vừa đủ 52,14 mL dung dịch HCl 10% (D = 1,05 gam.mL –1 ). Cho CO dư qua ống đựng 4 gam oxit này nung nóng sẽ thu được .gam Fe. A. 1,12 B. 1,68 C. 2,80 D. 3,36 33. Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng? A. Trong gang, hàm lượng của C tối đa là 5% B. Trong thép cứng, hàm lượng của C không vượt quá 0,1% C. Trong quá trình sản xuất gang thép, người ta dùng chất chảy phù hợp để loại tạp chất. D. Để đúc các bộ phận máy móc, ống dẫn nước .người ta dùng gang xám. 34. Trong lò cao, phản ứng xảy ra ở khoảng nhiệt độ 400 0 C là phản ứng: A. 3Fe 2 O 3 + CO → 2Fe 3 O 4 + CO 2 B. Fe 3 O 4 + CO → 2FeO + CO 2 C. FeO + CO → Fe + CO 2 D. CO 2 + C → 2CO 35. Hòa tan 1,92 gam Cu vào lượng dư dung dịch loãng chứa hỗn hợp NaNO 3 và H 2 SO 4 thì: A. Phản ứng không xảy ra B. Phản ứng xảy ra tạo 0,03 mol NO C. Phản ứng xảy ra tạo 0,02 mol NO D. Phản ứng xảy ra tạo 0,06 mol NO 2 36. Để nhận biết sự có mặt của Ba 2+ trong dung dịch chứa đồng thời Ca 2+ và Ba 2+ , người ta dùng thuốc thử : A. dung dịch H 2 SO 4 hoặc Na 2 SO 4 loãng. B. dung dịch K 2 CrO 4 hoặc K 2 Cr 2 O 7 . C. dung dịch NaHCO 3 hoặc Na 2 CO 3 . D. dung dịch (NH 4 ) 2 C 2 O 4 hay Na 2 C 2 O 4 loãng 37. Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng ? A. Trong các hợp chất, Pb thường có số oxi hóa là +2, +4. B. Pb là kim loại nặng và có nhiệt độ nóng chảy thấp (khoảng 330 O C). C. Pb là kim loại có tính khử yếu vì có thế điện cực chuẩn = – 0,13 V. D. Do có nhiều mức oxi hóa nên Pb được xếp vào loại kim loại chuyển tiếp. 38. Để nhận biết một anion X – người ta cho dung dịch AgNO 3 vào dung dịch mẫu thử, thấy xuất hiện kết tủa, lấy kết tủa cho vào dung dịch NH 3 thấy kết tủa tan. Vậy X – là : A. F – . B. Cl – . C. Br – . D. I – . 39. Để điều chế thuốc diệt nấm là dung dịch CuSO 4 5%, người ta thực hiện sơ đồ điều chế sau: CuS → CuO → CuSO 4 . Khối lượng dung dịch CuSO 4 thu được từ 1 kg nguyên liệu có chứa 80% CuS nếu hiệu suất quá trình điều chế là 80% là : A. 21,33 kg. B. 0,0532 kg. C. 33,25 kg. D. 7,68 kg. 40. Trong dung dịch, giữa hai ion Cr 2 O 7 2- và CrO 4 2- có sự chuyển hóa sau: Cr 2 O 7 2- + H 2 O  CrO 4 2- + 2H + (da cam) (vàng) Thêm dung dịch nào trong các dung dịch sau vào dung dịch muối đicromat thì dung dịch sẽ chuyển từ màu da cam sang màu vàng? A. dung dịch HNO 3 B. dung dịch NaHSO 4 C. dung dịch NaHCO 3 D. dung dịch H 2 SO 4 loãng

Ngày đăng: 01/07/2013, 01:25

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w