1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP_ nguyên vật liệu

68 2,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 217,65 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU.………………………………………………………………………...1 CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH………………………….2 1.1. Vai trò của nguyên vật liệu trong sản xuất và sự cần thiết của tổ chức hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.2 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu2 1.1.1.1. Khái niệm về nguyên vật liệu2 1.1.1.2. Đặc điểm của nguyên vật liệu2 1.1.2. Vai trò của NVL và yêu cầu quản lý của NVL2 1.1.2.1. Vai trò của NVL2 1.1.2.2. Yêu cầu quản lý của NVL2 1.1.3. Khái niệm nội dung, ý nghĩa, nhiệm vụ và nguyên tắc hạch toán kế toán nguyên vật liệu.3 1.1.3.1. Khái niệm, nội dung của hạch toán NVL3 1.1.3.2. Ý nghĩa của hạch toán NVL3 1.1.3.3. Nhiệm vụ của hạch toán NVL3 1.2. Phân loại và đánh giá NVL4 1.2.1.Phân loại NVL4 1.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu4 1.2.2.1. Nguyên tắc đánh giá vật tư4 1.2.2.2. Tính giá NVL:5 1.3. Kế toán NVL trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh7 1.3.1. Phương pháp kế toán chi tiết NVL7 1.3.1.1. Phương pháp ghi thẻ song song7 1.3.1.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển9 1.3.1.3. Phương pháp ghi sổ số dư10 1.3.2. Tài khoản và chứng từ kế toán sử dụng11 1.3.3. Phương pháp kế toán tổng hợp NVL12 1.3.3.1. Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên12 1.3.3.2. Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ14 1.3.3.3. Đánh giá lại và kế toán các nghiệp vụ kế toán nguyên vật liệu16 1.3.3.4. Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho16 1.3.4.Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng trong hạch toán NVL17 1.3.4.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung18 1.3.4.2. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ19 1.3.4.3. Hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ20 1.3.4.4. Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY TNHH BAO BÌ LIÊN HOÀN PHÁT …………………………………22 2.1. Khái quát chung về công ty THHH bao bì Liên Hoàn Phát22 2.1.1. Quá trình thành lập của công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát22 2.1.2.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty22 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của công ty24 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý24 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý24 2.1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, các phòng ban25 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH bao bì Liên Hoàn phát27 2.1.5.1. Tổ chức công tác kế toán27 2.1.5.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán28 2.1.5.3. Hình thức kế toán áp dụng29 2.2 . Phân tích thực trạng kế toán Nguyên vật liệu tại công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát30 2.2.1. Đặc điểm của Nguyên vật liệu30 2.2.2. Phân loại và đánh giá NVL30 2.2.3. Phương thức hạch toán tình hình Nhập – Xuất nguyên vật liệu31 2.2.4. Kế toán tổng hợp Nguyên vật liệu tại công ty31 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH BAO BÌ LIÊN HOÀN PHÁT ….56 3.1. Đánh giá chung về công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát56 3.1.1. Ưu điểm:56 3.1.2. Những tồn tại59 3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát60 KẾT LUẬN.………………………………………………………………………….66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………….67 PHỤ LỤC

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường và xu hướng sản xuất của cácdoanh nghiệp là hạch toán kinh tế độc lập và tự khẳng định sự vững chắc của mình, đểcùng đất nước trên con đường hội nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO Vì thế mộttrong những mối quan tâm của doanh nghiệp hiện nay Để muốn duy trì và phát triển

sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, sự bùng nổ của doanh nghiệp sản xuất, thì vấn đềcần thiết để đáp ứng và tồn tại được trên thương trường, ngày càng khốc liệt, đó là vấn

đề giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất mà vẫn tạo ra được những sản phẩm có chấtlượng tốt, mẫu mã đẹp được thị trường chấp nhận

Trong doanh nghiệp sản xuất thì nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong toàn

bộ sản phẩm của doanh nghiệp của doanh nghiệp Một biến động nhỏ về nguyên vậtliệu cũng làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Do đó một trong những mối quantâm và đặc biệt chú ý của doanh nghiệp là công tác tổ chức, ghi chép phản ánh chi tiết,tổng hợp số liệt về tình hình thu mua, vận chuyển, nhập – xuất – tồn kho nguyên vậtliệu, tính toán giá thành thực tế của vật liệu thu mua, tình hình thực hiện kế hoạchcung ứng vật liệu cả về số lượng và chất lượng mặt hàng

Xuất phát từ những lý luận, yêu cầu và thực tiễn đặt ra em chọn đề tài khóa luận

tốt nghiệp là: "Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH bao

bì Liên Hoàn Phát" nhằm vận dụng lý thuyết để tìm hiểu lý luận thực tế kê toán

nguyên vật liệu trong đơn vị sản xuất, từ đó tìm ra ưu nhược điểm trong công tác quản

lý công tác kế toán nguyên vật liệu Vì vậy để rút ra kinh nghiệm học tập và đề xuấtmột số ý kiến với mong muốn làm hoàn thiện hơn nữa tổ chức kế toán nguyên vật liệu

ở công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát

Chuyên đề khoa luận tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có bachương chính sau:

Chương 1: Những lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu của công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát.

Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát.

Trang 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU

TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1 Vai trò của nguyên vật liệu trong sản xuất và sự cần thiết của tổ chức hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu

1.1.1.1 Khái niệm về nguyên vật liệu

Là những đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định bịtiêu hao toàn bộ giá trị hoặc bị thay đổi hình thái biến dạng để có thành thực thể sảnxuất của sản phẩm

1.1.1.2 Đặc điểm của nguyên vật liệu

Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì chi phí về NVL chiếm một tỉ lệkhá lớn và là một bộ phận dự trữ sản xuất quan trọng nhất của doanh nghiệp Nguyênvật liệu có đặc điểm chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh nhất định vàtoàn bộ giá trị NVL được chuyển hết một lần vào sản xuất kinh doanh trong kì Trongquá trình tham gia vào sản xuất dưới tác động của lao động, NVL bị tiêu hao toàn bộ

và thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành thực thể của sản phẩm dịch vụ

1.1.2 Vai trò của NVL và yêu cầu quản lý của NVL

1.1.2.1 Vai trò của NVL

Chính từ những đặc điểm vừa nêu của NVL chúng ta thấy NVL có một vai tròrất quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh Trên thực tế, để sản xuất ra bất kìmột sản phẩm nào thì doanh nghiệp cũng phải cần đến NVL… tức là phải có đầu vàohợp lí Nhưng chất lượng sản phẩm sản xuất ra còn phụ thuộc vào chất lượng của NVLlàm ra nó Điều này là tất yếu vì với chất lượng sản phẩm không tốt sẽ ảnh hưởng tớiquá trình tiêu thụ, dẫn đến thu nhập của doanh nghiệp không ổn định và sự tồn tại củadoanh nghiệp không chắc chắn Vì vậy, việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm đồngnghĩa với việc giảm chi phí NVL một cách hợp lý Mặt khác, xét về mặt vốn thì NVL

là một thành phần quan trọng của vốn lưu động trong các doanh nghiệp, đặc biệt làvốn dự trữ Để nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh cần phải tăngtốc luân chuyển vốn lưu động và không thể tách rời việc dự trữ và sử dụng NVL mộtcách hợp lí và tiết kiệm

Như vậy, NVL có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiệp

1.1.2.2 Yêu cầu quản lý của NVL

Quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm từ khâu thu mua đến khâu bảo toàn sửdụng, dự trữ chính là yêu cầu đặt ra đối với việc quản lý NVL

Khâu thu mua phát sinh ngoài quá trình sản xuất song nó liên quan trực tiếp đếnsản xuất Thực hiện tốt khâu thu mua không những đảm bảo nguồn cung cấp thườngxuyên liên tục mà còn đảm bảo được số lượng, quy cách giá cả của NVL giúp cho sảnxuất hoàn thành kế hoạch đặt ra và ngược lại nó sẽ gây khó khăn đến sản xuất

Trang 4

Khâu bảo quản, dự trữ NVL cũng luôn phải quan tâm chú ý, phải xác định mức

dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại NVL đảm bảo không thiếu hụt và tránh ứ đọng.Góp phần hạ thấp chi phí tồn kho, làm tăng vòng quay của vốn nâng cao doanh lợi chodoanh nghiệp

Khâu sử dụng NVL phải quản lý chặt chẽ sao cho sử dụng tiết kiệm trên cơ sởxác định các định mức dự toán có như vậy mới hạ thấp được chi phí, từ đó hạ thấpđược giá thành làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Quán triệt những yêu cầu quản lý NVL trên doanh nghiệp sẽ thực hiện tốt côngtác kế toán NVL

1.1.3 Khái niệm nội dung, ý nghĩa, nhiệm vụ và nguyên tắc hạch toán kế toán nguyên vật liệu.

1.1.3.1 Khái niệm, nội dung của hạch toán NVL

Hạch toán NVL một cách khoa học hợp lý có ý nghĩa thiết thực và hiệu quảtrong quản lý, kiểm soát tài sản doanh nghiệp, thúc đẩy việc cung cấp kịp thời, đồng

bộ những NVL cần thiết cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo từng đốitượng sử dụng, ngăn ngừa các hiện tượng hư hỏng mất mát, lãng phí và có thể tránhđược tình trạng ứ đọng hay khan hiếm vật tư ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinhdoanh

1.1.3.2 Ý nghĩa của hạch toán NVL

Hạch toán NVL là công cụ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp nắm được tình hình

và chỉ đạo sản xuất kinh doanh Hạch toán NVL có chính xác, hợp lí, kịp thời, đầy đủthì lãnh đạo mới nắm bắt được chính xác tình hình thu mua, dự trữ xuất dùng, thựchiện kế hoạch nhập - xuất - tồn kho, giá cả thu mua và tổng giá trị… từ đó đề ra biệnpháp quản lý thích hợp

1.1.3.3 Nhiệm vụ của hạch toán NVL

Để thực hiện chức năng giám đốc và là công cụ quản lý kinh tế, xuất phát từ vịtrí yêu cầu quản lí: Vị trí của kế toán trong quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp, Nhànước đã xác định nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sảnxuất như sau:

- Tổ chức phân loại NVL theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, sắp xếp vàtạo thành danh mục NVL đảm bảo tính thống nhất giữa các bộ phận

- Tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toánhàng tồn kho của doanh nghiệp để ghi chép, phân loại, tổng hợp số liệu về tình hìnhhiện có và sự biến động tăng giảm của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinhdoanh, cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm

- Thực hiện việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua, tình hình

sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh

Trang 5

1.2 Phân loại và đánh giá NVL

1.2.1.Phân loại NVL

Trong các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu bao gồm rất nhiều thứ, loạikhác nhau với nội dung kinh tế, công cụ và tính năng lí hoá khác nhau Để có thể quản

lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết với từng loại nguyên vật liệu phục

vụ cho kế toán quản trị và cần thiết phải phân loại nguyên vật liệu

* Căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò của chúng trong quản lý sản xuất kinhdoanh, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp nguyên vật liệu được chia thành các loại sau:

Nguyên vật liệu chính: Là những NVL sau quá trình chế biến sẽ là cơ sở vậtchất chủ yếu cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm

Nguyên vật liệu phụ: là những loại nguyên vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợtrong sản xuất, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để làm thay đổi màusắc, hình dáng, mùi vị hoặc dùng để bảo quản, phục vụ hoạt động của các tư liệu laođộng hay phục vụ cho lao động của công nhân viên chức

Nhiên liệu: là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuấtkinh doanh như: than, củi, xăng, dầu…

Phụ tùng thay thế: là các chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa và thay thế chomáy móc thiết bị

Nguyên vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các nguyên vật liệu vàthiết bị mà doanh nghiệp mua vào nhằm mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản

Phế liệu: là các nguyên vật liệu thu trong quá trình sản xuất hay thanh lí tài sản,

có thể sử dụng hay bán ra ngoài

Nguyên vật liệu khác: bao gồm các loại nguyên vật liệu còn lại ngoài các thứchưa kể trên

* Căn cứ vào mục đích công dụng của nguyên vật liệu, chia thành:

- Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm

- Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý

* Căn cứ vào nguồn hình thành, nguyên vật liệu được chia thành:

- Nguyên vật liệu tự sản xuất, gia công, chế biến

- Nguyên vật liệu mua ngoài

- Nguyên vật liệu do nhận vốn góp

1.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu

1.2.2.1 Nguyên tắc đánh giá vật tư

- Nguyên tắc giá gốc: Hàng tồn kho vật liệu phải được đánh giá theo giá gốc.Giá gốc hay được gọi là trị giá vốn thực tế của vật liệu toàn bộ chi phí mà doanhnghiệp bỏ ra để có được những vật liệu đó ở địa điểm và trạng thái hiện tại

- Nguyên tắc thận trọng: Vật liệu được đánh giá theo giá gốc nhưng giá trườnghợp giá trị thuần có thể thực hiện thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể

Trang 6

thực hiện được Giá trị thuần có thể thục hiện được là những giá bán ước tính của hàngtồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm

và chi phí ước tính cho việc tiêu thụ chúng

- Nguyên tắc nhất quán: Các phương pháp kế toán áp dụng trong việc đánh giáNVL phải đảm bảo tính nhất quán Tức là kế toán đã chọn phương pháp nào thì phải

áp dụng phương pháp đó nhất quán suốt niên độ kế toán Doanh nghiệp có thể thay đổiphương pháp đã chọn, nhưng phải đảm bảo phương pháp thay thế cho phép trình bàythông tin kế toán một cách trung thực và hợp lý hơn, đồng thời phải giải thích đượcảnh hưởng của sự thay đổi đó

1.2.2.2 Tính giá NVL:

Là việc xác định giá trị ghi sổ của NVL Đây là một công việc rất quan trọngtrong tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu giúp cho việc tập hợp phản ánh đầy đủchính xác giá trị nguyên vật liệu thu mua và xuất kho, từ đó xác định được giá trị tồnkho nguyên vật liệu giúp cho công tác kiểm tra việc sử dụng, chấp hành định mức dựtrữ

Theo quy định hiện hành, kế toán nhập, xuất, tồn kho NVL phải được phản ánhtheo giá thực tế có nghĩa là NVL nhập kho phải phản ánh theo giá thực tế, khi xuất khocũng phải xác định theo giá thực tế theo đúng phương pháp quy định Trị giá của NVLtrên sổ sách, Báo cáo tài chính nhất thiết phải theo giá thực tế

Giá thực tế của NVL là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp lệchứng minh các khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra NVL Nội dung giáthực tế của NVL được xác định theo từng nguồn nhập

Giá thực tế của NVL nhập kho:

Tuỳ theo doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp trực tiếp hay khấu trừ màtrong giá thực tế có thể có VAT hoặc không có VAT

- Với nguyên vật liệu mua ngoài: giá thực tế gồm giá mua ghi trên hoá đơnngười bán (+) thuế nhập khẩu (nếu có) và các khoản chi phí mua thực tế (-) cáckhoản giảm giá hàng mua được hưởng

- Với nguyên vật liệu tự sản xuất: Tính theo giá thành sản xuất thực tế

- Với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: Giá thực tế gồm giá trịnguyên vật liệu chế biến cùng các chi phí liên quan

- Với NVL nhận đóng góp từ các đơn vị tổ chức tham gia đóng góp vốn liêndoanh: Giá thực tế là giá thoả thuận do cá bên xác định (+) chi phí tiếp nhận (nếu có)

- Với phế liệu: Giá ước tính thực tế có thể sử dụng được hay giá trị thu hồi tốithiểu

- Với NVL được tăng thưởng: Tính theo giá thị trường tương đương (+) chi chítiếp nhận (nếu có)

Trang 7

Khi sử dụng giá hạch toán thì trên các phiếu nhập kho, xuất kho và các sổ sách

kế toán về nguyên vật liệu được phản ánh theo giá hạch toán Cuối tháng, sau khi xácđịnh được mức giá thực tế sẽ tiến hành điều chỉnh giá trị nguyên vật liệu, công cụ từgiá hạch toán sang giá thực tế

Giá thực tế xuất kho:

Phải hạch toán theo giá thực tế Trên thực tế, giá thực tế của NVL xuất khođược tính theo các phương pháp sau:

- Phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền (giá thực tế bình quân của số tồnđầu kì và nhập trong kì)

Theo phương pháp này, giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho cũng được căn cứvào số lượng xuất kho trong kì và đơn giá bình quân để tính như sau:

Giá thực tế NVL

xuất dùng = xuất dùng Số lượng x Giá đơn vị bình quân

Trong đó, đơn giá bình quân có thể tính theo một trong ba cách sau:

● Theo đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ:

§¬n gi¸ b×nh qu©n

cña c¶ kú dù tr÷ =

Gi¸ trÞ thùc tÕ NVL tån kho ®Çu kú + NhËp trong kú

Sè l îng thùc tÕ NVL tån kho ®Çu kú + NhËp trong kú

Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm NVLnhưng số lần nhập,xuất của mỗi danh điểm nhiều

Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ có ưu điểm là giảm nhẹ đượcviệc hạch toán chi tiết NVL so với phương pháp nhập trước - xuất trước và nhập sau -xuất trước, không phụ thuộc vào số lần nhập, xuất của từng danh điểm NVL

Nhược điểm của phương pháp này là dồn công việc tính giá NVL xuất kho vàocuối kỳ hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác, đồng thời sửdụng phương pháp này cũng phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm NVL

● Theo đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập:

§¬n gi¸ b×nh qu©n

sau mçi lÇn nhËp =

Gi¸ trÞ thùc tÕ NVL tån kho sau mçi lÇn nhËp

Sè l îng NVL tån kho sau mçi lÇn nhËp

Trong phương pháp này, sau mỗi lần nhập kế toán phải xác định giá bình quâncủa từng danh điểm NVL Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượng NVL xuất khogiữa hai lần nhập kế tiếp để kế toán xác định giá thực tế NVL xuất kho

Trang 8

Phương pháp này cho phép kế toán tính giá NVL xuất kho kịp thời nhưng khốilượng công việc tính toán nhiều và phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm NVL.

Phương pháp này chỉ sử dụng được ở những doanh nghiệp có ít danh điểmNVL và số lần nhập của mỗi loại không nhiều

- Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)

Theo phương pháp này, số nguyên vật liệu nào nhập trước thì xuất trước, xuấthết số nhập trước thì mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất Dovậy, giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số nguyên vật liệumua vào sau cùng Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định

- Phương pháp trực tiếp

Nguyên vật liệu được xác định theo đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúcnhập vào cho đến lúc xuất hàng Khi xuất nguyên vật liệu nào sẽ tính theo giá thực tếcủa nguyên vật liệu đó phương pháp này còn có tên gọi là phương pháp giá thực tếđích danh và thường sử dụng với các nguyên vật liệu có giá trị cao và tính tách biệt

- Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)

Phương pháp này giả định những NVL mua sau sẽ được xuất trước tiên, ngượclại với phương pháp nhập trước xuất trước, thích hợp trong trường hợp lạm phát

1.3 Kế toán NVL trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

1.3.1 Phương pháp kế toán chi tiết NVL

Là công việc hạch toán kết hợp giữa kho và phòng kế toán nhằm mục đích theodõi chặt chẽ tình hình nhập - xuất - tồn cho từng loại cả về số lượng, chất lượng vàchủng loại

1.3.1.1 Phương pháp ghi thẻ song song

*Nguyên tắc: ghi theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị

*Trình tự ghi chép:

- Ở kho: dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập - xuất - tồn về mặt số lượng.Bước 1: Căn cứ vào chứng từ (phiếu nhập và phiếu xuất nguyên vật liệu) thủkho thực hiện việc nhập - xuất nguyên vật liệu về hiện vật Sau đó vào thẻ kho ở cộtnhập và xuất tương ứng

Bước 2: Thủ kho thường xuyên đối chiếu giữa số tồn thực tế với số tồn trên thẻkho

Bước 3: Cuối tháng thủ kho tính ra số tồn về mặt hiện vật cho từng loại nguyênvật liệu trên thẻ kho

Bước 4: Hàng ngày hoặc định kỳ sau ki ghi xong thẻ kho thì người thủ khochuyển chứng từ phiếu nhập - phiếu xuất cho kế toán nguyên vật liệu thông qua biênbản bàn giao (bản giao nhận chứng từ)

- Ở phòng kế toán: hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻsong song

Trang 9

Bước 2: Kế toán nguyên vật liệu vào sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu chotừng loại nguyên vật liệu cả về hiện vật và giá trị.

Bước 3: cuối tháng kế toán nguyên vật liệu tính ra số tồn cả về hiện vật và giátrị cho từng loại nguyên vật liệu trên sổ chi tiết

Lập kế hoạch đối chiếu với thủ kho về hiện vật, nếu có chênh lệch phải tìmnguyên nhân và điều chỉnh Kế toán nguyên vật liệu đối chiếu với kế toán tổng hợp vềgiá trị, sau đó lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn trên cơ sở số liệu của sổ chi tiết

*Ưu điểm: ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu

*Nhược điểm: Việc ghi chép còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng Hạn chế chức

năng kiểm tra của kế toán do cuối tháng mới tiến hành kiểm tra, đối chiếu

*Phạm vi áp dụng: thích hợp trong các doanh nghiệp có ít chủng loại nguyên

vật liệu, khối lượng các nghiệp vụ nhập - xuất ít, không thường xuyên và trình độchuyên môn của cán bộ kế toán còn hạn chế

Sơ đồ 1.1: Quá trình luân chuyển chứng từ theo phương pháp thẻ song song.

Trang 10

Thẻ kho

Sổ đối chiếu

1.3.1.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

*Nguyên tắc: ghi theo chỉ tiêu số lượng và giá trị

*Trình tự ghi chép:

- Ở kho: giống phương pháp thẻ song song ở trên

- Ở phòng kế toán: hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đốichiếu luân chuyển

Bước 1: Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi nhận được chứng từ thủ kho chuyểnđến kế toán nguyên vật liệu ghi đơn giá tính thành tiền

Bước 2: Kế toán nguyên vật liệu phân loại chứng từ phiếu nhập nguyên vật liệu

và phiếu xuất nguyên vật liệu Dựa trên cơ sở phiếu nhập nguyên vật liệu lập bảng kênhập nguyên vật liệu cả về hiện vật lẫn giá trị Dựa trên cơ sở phiếu xuất nguyên vậtliệu lập bảng kê xuất nguyên vật liệu cả về hiện vật lẫn giá trị

Bước 3: Cuối tháng kế toán nguyên vật liệu lấy số liệu trên bảng kê nhập vàbảng kê xuất vào bảng đối chiếu luân chuyển, vào cột nhập cột xuất cho từng loạinguyên vật liệu tương ứng

Cuối tháng kế toán nguyên vật liệu tính ra số tồn cả về hiện vật và giá trị chotừng loại nguyên vật liệu trên sổ đối chiếu luân chuyển Số tồn cuối tháng này là số tồncủa đầu tháng tiếp theo

Cuối tháng kế toán nguyên vật liệu lập kế hoạch đối chiếu với thủ kho về hiệnvật Nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân để điều chỉnh

*Ưu điểm: khối lượng ghi chép của kế toán được giảm do chỉ ghi một lần vào

cuối tháng

*Nhược điểm: công việc của kế toán vật tư thường dồn vào cuối tháng làm cho

các báo cáo kế toán thường không kịp thời

*Phạm vi áp dụng: thích hợp với các doanh nghiệp có khối lượng nghiệp vụ

nhập - xuất không nhiều, không bố trí riêng nhân viên kế toán chi tiết nguyên vật liệu,

do vậy không có điều kiện theo dõi tình hình nhập - xuất hàng ngày

Sơ đồ 1.2: Quá trình luân chuyển chứng từ theo phương pháp

sổ đối chiếu luân chuyển.

Trang 11

Ghi chú:

- Ghi hàng ngày:

- Ghi cuối tháng:

- Ghi đối chiếu:

1.3.1.3 Phương pháp ghi sổ số dư.

*Nguyên tắc: tại kho ghi chép theo chỉ tiêu số lượng, còn tại phòng kế toán theochỉ tiêu giá trị

Bước 6: Cuối tháng kế toán nguyên vật liệu đối chiếu với kế toán tổng hợp vềtổng giá trị nhập xuất tồn, nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh

*Ưu điểm: giảm được khối lượng ghi chép hàng ngày.

*Nhược điểm: khó kiểm tra khi sai sót vì phòng kế toán chỉ theo dõi về mặt giá

trị từng nhóm nguyên vật liệu

*Phạm vi áp dụng: phù hợp trong các doanh nghiệp có khối lượng các nghiệp

vụ kinh tế về nhập - xuất diễn ra thường xuyên, nhiều chủng loại và xây dựng được hệthống danh điểm nguyên vật liệu, dùng giá hạch toán để hạch toán hàng ngày tình hìnhnhập - xuất - tồn, yêu cầu về trình độ cán bộ kế toán của doanh nghiệp tương đối cao

Trang 12

Thẻ kho

Bảng luỹ kế Nhập - xuất - tồn

Phiếu giao nhận chứng từ nhập Phiếu giao nhận chứng từ xuất

- Ghi đối chiếu:

1.3.2 Tài khoản và chứng từ kế toán sử dụng

*Tài khoản sử dụng:

TK 152 - Nguyên vật liệu

Kết cấu tài khoản:

Bên nợ : + Trị giá vốn thực tế NVL nhập kho

+ Số tiền điều chỉnh tăng giá NVL khi đánh giá lại+ Trị giá NVL thừa phát hiện khi kiểm kê

Bên có : + Trị giá vốn thực tế NVL xuất kho

+Số tiền NVL trả lại người bán hoặc giảm giá chiết khấu thương mạihàng mua

+ Trị giá NVL thiếu phát hiện khi kiểm kê

Số dư nợ : Phản ánh trị giá vốn thực tế NVL tồn kho cuối kỳ kế toán

TK 151 - Hàng mua đang đi đường

Bên nợ : + Phản ánh giá trị hàng mua đang đi đường

Bên có : + Phản ánh trị giá hàng mua đang đi đường tháng trước, tháng này đã về

nhập kho hàng đưa vào sử dụng ngay hoặc chuyển thẳng

+ Trị giá hàng hoá mua đang đi trên đường kỳ trước mất mát, thiếu hụt,…phát hiện kỳ này

Số dư nợ : Trị giá hàng hoá, vật tư đã mua nhưng còn đang đi trên đường (chưa vềnhập kho đơn vị)

Trang 13

TK 611 - Mua hàng

Bên nợ :

+ Giá trị thực tế vật tư tồn đầu kỳ theo kiểm kê

+ Giá trị thực tế của vật tư mua vào trong kỳ

Bên có :

+ Giá thực tế vật tư tồn cuối kỳ theo kiểm kê

+ Giá trị thực tế của vật tư trả lại người bán hoặc được người bán giảm giá

+ Giá trị thực tế vật tư xuất trong kỳ (ghi một lần vào cuối kỳ)

Cuối kỳ : Không có số dư

Tài khoản này được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 6111 - Mua nguyên vật liệu

+ Tài khoản 6112 - Mua hàng hoá

*Chứng từ kế toán sử dụng:

Các chứng từ kế toán bao gồm: + Hóa đơn giá trị gia tăng ( Mẫu 01GTKT-3LL)

+ Phiếu nhập kho (Mẫu 01 - VT) + Phiếu xuất kho (Mẫu 02 -VT) + Biên bản kiểm nghiệm vật tư (Mẫu 03 - VT)

1.3.3 Phương pháp kế toán tổng hợp NVL

1.3.3.1 Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên

Phương pháp kê khai thường xuyên là cách phương pháp theo dõi và phản ánhtình hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng TK nói chung và nguyên vật liệu nóiriêng một cách thường xuyên, liên tục tên các TK phản ánh từng loại phương pháp nàyđược sử dụng phổ biến vì có được chính xác cao và cung cấp thông tin một cách kịpthời, cập nhật Tại bất kỳ thời điểm nào kế toán cũng có thể xác định được nhập - xuất

- tồn kho từng loại hàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệu nói riêng nhưng bêncạnh đó phương pháp này còn một số hạn chế đố là tốn nhiều thời gian và công sức

Trang 14

Tăng do mua ngoài

(phương pháp khấu trừ VAT)

Thuế GTGTđược khấu trừ

TK 627,641,642,241Xuất NVL cho phục vụ QLSX,

bán hàng, QLDN,XDCB…

TK 632 (157) Xuất, gửi bán NVL

TK 128, 222 Xuất góp vốn liên doanh

TK 138.1, 642NVL thiếu phát hiện khi

kiểm kê

TK 154Xuất NVL thuê ngoài gia

công

TK 412 Chênh lệch giảm do đánh

giá lại NVL

CL tăng do đánh giá lại NVL

Sơ đồ 1.4: Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường

xuyên (thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)

Trang 15

*Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên

Là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảmhàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệu nói riêng một cách thường xuyên liên tụctrên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho

Phương pháp này được sử dụng phổ biến vì có độ chính xác cao và cung cấpthông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời, cập nhật Tại bất kì thời điểm nào cũng cóthể xác định được lượng nhập- xuất- tồn nguyên vật liệu Tuy nhiên phương pháp nàykhông nên áp dụng đối với những doanh nghiệp có giá trị đơn vị hàng tồn kho nhỏ,thường xuyên xuất dùng, xuất bán

Kế toán sử dụng các tài khoản sau:

- TK 152- nguyên liệu, nguyên vật liệu: theo dõi giá thực tế của toàn bộ NVLhiện có, tăng giảm qua kho doanh nghiệp

- TK 151- Hàng mua đi đường: dùng theo dõi giá trị NVL mà doanh nghiệp đãmua hay chấp nhận mua nhưng chưa về nhập kho

Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liênquan khác như 113, 112, 111, 331

Trình tự hạch toán: kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thườngxuyên

1.3.3.2 Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Theo phương thức này, giá trị vật tư xuất dùng được tính theo công thức:

+

Giá thực tế NVL nhập kho trong kỳ

-Giá thực tế NVL tồn cuối kỳ

Các TK 151, 152 chỉ phản ánh kết chuyển giá trị nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và

cuối kỳ chứ không phản ánh biến động tăng, giảm nguyên vật liệu nên ở phương phápnày kế toán sử dụng TK 611

Trang 16

Kết chuyển giá trị NVL

cuối kỳ

TK 111,112, 331Giảm giá hàng mua hoặc

trả lại NVL cho người bán

TK 133.1Thuế VAT không đượckhấu trừ của hàng trả lại

TK 621, 627, 641,642 Xuất NVL sử dụng cho

SX, bán hàng, quản lý

TK642,138Giá trị thiếu hụt mất mát

TK 412 Chênh lệch giảm do đánh

giá lại NVL

Sơ đồ 1.5: Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Trang 17

*Đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ

Là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hìnhbiến động của các loại vật tư hàng hoá trên các tài khoản không phản ánh từng loạihàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kì và cuối kì của chúng trên cơ sởkiểm kê cuối kì, xác định lượng tồn kho thực tế và lượng xuất dùng cho sản xuất kinhdoanh và các mục đích khác Độ chính xác không cao, tiết kiệm được công việc ghichép, thích hợp với các đơn vị kinh doanh chủng loại vật tư khác nhau, giá trị thấp,thường xuyên xuất dùng, xuất bán

Kế toán sử dụng các tài khoản sau:

- TK 611: Mua hàng (tiểu khoản 6111- mua NVL): dùng theo dõi tình hình thumua, tăng, giảm NVL theo giá thực tế, từ đó xác định giá trị vật tư xuất dùng

- TK 152- Nguyên liệu: giá trị thực tế tồn kho của NVL

- TK 151- Hàng mua đi đường: dùng để phản ánh giá trị số hàng mua nhưngđang đi đường hay gửi tại kho người bán

Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản khác như 133, 331, 111, 112 có nội dung

và kết cấu như phương pháp kê khai thường xuyên

1.3.3.3 Đánh giá lại và kế toán các nghiệp vụ kế toán nguyên vật liệu

Đánh giá lại NVL nhằm xác định giá trị phù hợp của NVL tại thời điểm đánhgiá lại

Đánh giá lại NVL thường được thực hiện:

+ Khi có quyết định của Nhà nước

+ Khi đem góp vốn liên doanh

+Khi chưa tách hợp nhất, giải thể, phá sản chấm dứt hoạt động hoặc mua bán,khoán, cho thuê của doanh nghiệp

+ Khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp

Khi đánh giá lại NVL, doanh nghiệp phải thành lập hội đồng hoặc ban đánh giálại Chênh lệch đánh giá, đánh giá ghi trên sổ kế toán được phản ánh vào TK 412 -chênh lệch đánh giá lại tài sản

1.3.3.4 Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho

* Mục đích lập phòng:

Dự phòng giảm giá NVL thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phíchưa thực chi vào chi phí kinh doanh của niên độ để có nguồn tài chính bù đắp nhữngthiệt hại có thể xảy ra trong niên độ liền sau đó các yếu tố khách quan làm giảm giávật tư Mục đích của lập dự phòng giảm giá NVL đề phòng sự giảm giữa giá thị trườngvới giá gốc trên sổ sách Đặc biệt khi chuyển nhượng, cho vay, thanh lý Bên cạnh đó,

kế toán cũng có thể xác định giá trị thực tế của NVL trên hệ thống báo cáo tài chính

Xuất bán NVL

TK 632

Trang 18

* Nguyên tắc xác định:

Số dự phòng cần phải lập cũng dựa trên số lượng của mỗi loại NVL theo kiểm

kê thực tiễn diễn biến giá trong năm có kết hợp với dự báo giá sẽ diễn biến trong niên

Mức chênh lệch, giảm giá

của mỗi loại

Theo quy định chỉ lập dự phòng giảm giá của những NVL thuộc quyền sở hữudoanh nghiệp, có những chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp, chứng minh giá gốc củachúng

Như vậy, về mặt kinh tế cũng như tài chính, hành vi dự phòng cho phép doanhnghiệp luôn thực hiện được những nguyên tắc xác định tài sản theo giá phí gốc, lạivừa có thể ghi nhận trên các báo cáo tài chính của mình giá trị thực tế của tài sản, mặtkhác dự phòng tạo lập cho mỗi doanh nghiệp mọt quỹ tiền tệ đủ sức khắc phục trướcmắt những thiệt hại có thể xảy ra trong kinh doanh

TK sử dụng dùng để theo dõi tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng giảmgiá NVL và các loại hàng tồn kho khác là TK 159 - dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Kết cấu của TK 159:

Bên nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Bên có: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trích vào chi phí

Số dư có: Phản ánh số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có.

1.3.4.Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng trong hạch toán NVL

Ở các doanh nghiệp việc sử dụng loại sổ nào trong hạch toán nguyên vật liệu làtuỳ thuộc vào hình thức kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng Theo chế độ kế toánhiện hành có thể sử dụng một trong các hình thức sổ kế toán sau:

Trang 19

Quan hệ đối chiếu :

* Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung:

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật

ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nộidung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổNhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh

* Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt,

- Sổ Cái,

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

1.3.4.2 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Trang 20

Chứng từ gốcBảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

SỔ CÁICHỨNG TỪ GHI SỔ

Bảng CĐ số PS

Thẻ, sổ kế toánchi tiết

Quan hệ đối chiếu :

* Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:

Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kếtoán tổng hợp bao gồm:

+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;

+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổnghợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo

số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phảiđược kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán

* Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:

Trang 21

Chứng từ gốc và các bảng phân bổ

NHẬT KÝ CHỨNG TỪ

SỔ CÁIBÁO CÁO TÀI CHÍNH

Thẻ, sổ kế toán chi tiết

ƯBảng kê

Bảng tổng hợp chi tiết

Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - chứng từ

Ghi chú:

Ghi hàng ngày:

Ghi cuối tháng, định kỳ:

Quan hệ đối chiếu:

* Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ:

- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghitrực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan

Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chấtphân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ,sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký - Chứng

từ có liên quan

Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thìcăn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vàoNhật ký - Chứng từ

- Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đốichiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổnghợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trựctiếp vào Sổ Cái

Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghitrực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết

và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từngtài khoản để đối chiếu với Sổ Cái

Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ,Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính

* Hình thức kế toán Nhật ký – chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau:

Trang 22

Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

NHẬT KÝ- SỔ CÁI

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Thẻ, sổ kế toán chi tiết

Sổ quỹ

Bảng tổng hợp chi tiết

Quan hệ đối chiếu :

* Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái:

Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tựthời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kếtoán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái

là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

* Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Nhật ký - Sổ Cái,

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA

CÔNG TY TNHH BAO BÌ LIÊN HOÀN PHÁT

Trang 23

2.1 Khái quát chung về công ty THHH bao bì Liên Hoàn Phát

2.1.1 Quá trình thành lập của công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát

Công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát được thành lập ngày 30/05/2006 theogiấy phép kinh doanh số 0202003559 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng cấp

Tên giao dịch: Công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát

Địa chỉ: thôn Đại Hoàng – xã Tân Dân – huyện An Lão – thành phố Hải Phòng

Từ ngày thành lập, công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước Công

ty dùng hình thức gia công chế biến, liên doanh, liên kết tự tiêu thụ sản phẩm, tự xâydựng đánh giá, tự tìm khách hàng có hiệu quả, có lãi để cạnh tranh trên thị trường

Công ty tìm cách xâm nhập vào thị trường cạnh tranh với sản phẩm giá rẻ chođến sản phẩm cao cấp có mặt trên thị trường, đẩy mạnh cho thị trường trong nước đếnngoại tỉnh mở rộng cho khắp thị trường trên cả nước

2.1.2.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty được thể hiện bằng các chỉtiêu kế toán Cụ thể được thể hiện qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm:

(Nguồn: phòng kế toán – tài chính)

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tình hình kinh doanh của công ty năm sauluôn cao hơn năm trước Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty tươngđối tốt thể hiện rõ qua 3 năm 2011, 2012, 2013 Năm 2011 mặc dù nền kinh tế thế giớinói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng bị khủng hảng nhưng công ty vẫn duy trìhoạt động hiệu quả và đem lại cho nhà nước một ngân sách lớn góp phần vào sự pháttriển chung của đất nước vào trong thời kỳ khó khăn.Tiếp những năm sau 2012, 2013

Trang 24

công ty lại gặt hái được nhũng thành công lớn doanh thu tăng, thu nhập bình quân đầungười tăng Để đạt được mức tăng trưởng trên là công ty luôn quan tâm đến công tácquản lý và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để không bị lạc hậu trướcnhững đòi hỏi ngày càng khắt khe của khách hàng và sự cạnh tranh của các doanhnghiệp cùng ngành trên thị trường.

*Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát:

- Sản xuất các thể loại túi Nylon PE, HD, PP chuyên dùng cho đóng gói hànghóa, từ hàng công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản phục vụ cho nhu cầu trong và ngoàinước

- Se,kéo chỉ tơ chất liệu PP, chỉ gai loại từ đơn sợi đến 9 sợi chuyên dùng mayđáy bao PP và miệng bao PP

- In ấn trên bao bì Nylon, Sản xuất tem nhãn mác hàng hóa các loại

- Sản xuất hạt chống ẩm

- Khắc khuôn mẫu bằng đồng

- Sản xuất khung lưới in

- Sản xuất màng OPP ( băng dính trắng, đục, vàng băng keo hai mặt v v.)

* Nguồn nhân lực của công ty

Đây là điều tất yếu hết sức quan trọng quyết định đến sự thành công hay thấtbại của công ty Chính vì thế, ngay từ khi thành lập Công ty không ngừng đầu tư pháttriển nguồn nhân lực

Hàng năm công ty vẫn tổ chức tuyển thêm công nhân viên từ nguồn cao đẳng,đại học và trung học dạy nghề Đến nay công ty đã có 50 cán bộ công nhân viên trongđó: 3 kỹ sư và 5 kỹ thuật chuyên ngành bao bì, in ấn trên bao Nylon, điều quan trọng

là tuổi đời của cán bộ công nhân viên trong công ty còn trẻ, nên đã không ngừng pháthuy tính sáng tạo của tuổi trẻ

Để phát huy tối ưu thế mạnh này nhờ công ty đã áp dụng chế độ tiền lương thoảđáng Mỗi các bộ công nhân viên được giao nhiệm vụ cụ thể và trực tiếp chịu tráchnhiệm trước công ty, người làm tốt sẽ có thưởng vào cuối tháng Công ty cũng đã ápdụng chế độ khoán theo sản phẩm nên mọi công nhân trong công ty đều tận tâm vớicông việc của mình

Đầu tư cho đào tạo tăng cường chất xám cho cán bộ công nhân viên cũng làmột điều kiện quan trọng để công ty phát triển vững mạnh Công ty xác định đượcrằng con người là nền tảng quan trọng vững chắc tạo nên sự thành công của Công ty.Tất cả 100% công nhân viên vào làm việc tại công ty đều đã được đào tạo cơ bản vàthậm chí có người còn được học với chuyên môn cao

*Nguồn lực tài chính:

Trang 25

Công ty có số vốn tương đối lớn,về cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu tiêudùng hiện nay Nguồn vốn của công ty được hình thành từ vốn tự có, ngân hàng chovay và các khoản phải trả khác.

Tài sản ngắn hạn của công ty bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, cáckhoản phải thu của khách hàng và hàng hóa tồn kho

Với nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất của công ty luôn phải biết cách sửdụng nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả mang lại kinh tế cao, giảm được chi phí,không gây lãng phí, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của công ty

* Thuận lợi:

Công ty TNHH sản xuất bao bì Liên Hoàn Phát có những thuận lợi nhất định đó

là sự nỗ lực đồng lòng của toàn thể CBCNV trong công ty Nắm bắt thị trường mộtcách nhanh nhạy để mua được nguyên vật liệu với giá rẻ, chất lượng tốt để cho ra đờinhững sản phẩm tốt nhất

Khách hàng của công ty phần lớn là khách hàng truyền thống, công ty khôngnhũng duy trì tốt mối quan hệ đó mà còn tăng cường mở rộng hợp tác với bạn hàngkhác với mục tiêu mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh Công ty tạo dựng được uytín và mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp và các bạn hàng nhằm giữ vị trí của mìnhtrên thương trường

* Khó khăn:

Bên cạnh đó, công ty cũng gặp phải những khó khăn rất lớn Là một doanhnghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường hiện nay với tốc độ cạnh tranh khốc liệtcũng gây những ảnh hưởng đối với công ty Trong thời kỳ kinh tế mở cửa,các doanhnghiệp đều ganh đua nhau về mặt chất lượng và giá thành Muốn vậy các doanhgnhiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng và tối thiểu chi phí Đây là vấn đềkhông dễ đối với công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

2.1.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý

Công ty TNHH sản xuất bao bì Liên Hoàn Phát là doanh nghiệp tư nhân Bộmáy quản lý, điều hành của công ty được tổ chức kết hợp 2 hình thức trực tuyến vàchức năng Hình thức này phù hợp với công ty để quản lý và điều hành tốt quá trìnhsản xuất trong công ty để quản lý và điều hành tốt quá trình sản xuất trong cơ cấu trựctuyến và chức năng, quyền lực của doanh nghiệp tập trung vào giám đốc công ty

Trang 26

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kế hoạchPhòng

kỹ thuật

Phòng tổchức LĐ

Phòng kế toán tài vụ

Phòngchất lượng

Phòng hành chínhPhòng

cơđiện

Phòngbảovệ

Ca sx A Ca sx B

Ca dự phòng

Kho

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của công ty

2.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, các phòng ban

* Phó giám đốc

Là người dưới quyền giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt độngcủa công ty theo phân công của giám đốc

Đồng thời phó giám đốc là người thay mặt giám đốc ký vào các hợp đồng giấy

tờ lưu thông và một số giấy tờ khác và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật

về nhiệm vụ được phân công

* Kế toán trưởng công ty

Là người đứng dầu bộ máy tài chính kế toán giúp giám đốc công ty chỉ đạo, tổchức, thực hiện công tác tài chính kế toán thống kê của công ty theo đúng pháp lệnh kếtoán thống kê Kế toán công ty có quyền và nhiệm vụ theo điều lệnh kế toán trưởng

* Phòng kế hoạch:

Chức năng: Tham mưu cho giám đốc về công tác kế hoạch hoá và điều độ sảnxuất, tìm người và thị trường mua các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra

Trang 27

Nhiệm vụ

- Trên cơ sở mục tiêu trên, chiến lược và thị trường xây dựng các kế hoạch ngắnhạn, trung hạn, dài hạn phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp

- Phân bổ kế hoạch tháng, quý cho các đơn vị

- Điều độ sản xuất, phối hợp hoạt động của các đơn vị thực hiện kế hoạch đạthiệu quả cao nhất

- Khai thác, tiếp nhận, quản lý, cấp phát vật tư nguyên phụ liệu chính xác, kịpthời phục vụ sản xuất

- Thanh quyết toán hợp đồng vật tư, nguyên phụ liệu với các khách hàng và cácđơn vị nội bộ

- Tổ chức tốt việc tiêu thụ: giao hàng gia công, bán hàng sản xuất và các dịch vụkhác

- Lập báo cáo thống kê kế hoạch quy định

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình công nghệ sản xuất các loại sảnphẩm đề xuất phương hướng phát triển cơ cấu mặt hàng, nghiên cứu đề xuất các loạisản phẩm mới

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình nghiên cứu sáng kiến cải tiến kỹthuật, hợp lý hoá sản xuất phát triển khoa học công nghệ

- Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, sản phẩm, xây dựng định mức kinh

tế kỹ thuật - tổ chức hướng dẫn kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm

- Tổ chức làm thử mẫu sản phẩm, chế thử, giác thử

- Quản lý kỹ thuật và tình trạng thiết bị, máy móc, hệ thống điện trong công ty

* Phòng tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương

Phòng Tổ chức - CBLĐTL có nhiệm vụ quản lý chung công tác về nhân lực

Đó là việc sắp xếp, điều động nhân lực hợp lý theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh

Đó cũng là việc tuyển dụng, sa thải cán bộ công nhân viên Bên cạnh đó phòng cũng

có một người chuyên ký xác nhận vào bảng thanh toán lương và tính các định mứclương cho từng kỳ

* Phòng chất lượng

Phòng chất lượng có nhiệm vụ kiểm định và theo dõi chất lượng sản phẩm, đảmbảo đúng yêu cầu chất lượng kỹ thuật sản xuất

Trang 28

* Phòng Hành chính

Phòng hành chính đảm bảo về các điều kiện làm việc cho công ty như: hệ thốngkho tàng, nhà xưởng, phương tiện đi lại… quản lý điều hành công tác văn thư, bảo vệ,công tác nhà kho… Đây cũng là phòng hình thành và chịu trách nhiệm về các chứng

từ chi mua, chi phục vụ các hoạt động tiếp khách, hội họp…

Cùng với các bộ phận chức năng và phân xưởng, phòng kế toán tài chính lập racác định mức vật tư kỹ thuật, xây dựng đơn giá tiền lương, đơn giá sản phẩm… Ngoài

ra phòng còn phải căn cứ vào số liệu báo lên từ phân xưởng và phòng kế hoạch để tính

ra giá thành công xưởng và giá thành đầy đủ làm căn cứ cho phòng kế hoạch

2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH bao bì Liên Hoàn phát

2.1.5.1 Tổ chức công tác kế toán

Tổ chức công tác kế toán bao gồm việc xây dựng các quy trình hạch toán, phâncông, quy định mối liên hệ giả quyết công việc giữa các nhân viên kế toán cũng nhưvới các bộ phận khác trong doanh nghiệp Tổ chức công tác,bộ máy kế toán gọn nhẹ

để thực hiện tốt công tác kế toán, quản lý tốt tài sản,cung cấp đầy đủ kịp thời thông tincho quản lý với chi phí thấp nhất luôn là mong muốn của các nhà quản lý

Hạch toán giữ vai trò quan trọng trong việc điều hành và quản lý sản xuất kinhdoanh, là công cụ hữu hiệu trong việc kiểm tra , giám sát các hoạt động kinh tế tàichính trong đơn vị cơ sở cũng như trong nền kinh tế quốc dân Phòng kế toán là một

bộ phận không thể thiếu của công ty mang tính chất hoạt động theo một nghiệp vụkiểm tra có tính khoa học độc lập, trực tiếp chịu sự quản lý điều hành , chịu sự giámsát kiểm tra của cơ quan tài chính và các cơ quan chức năng cấp trên của Nhà bước vềmặt tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, thực hiện kế toán hàngtồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung tức là chỉ có một phòngtài chính kế toán duy nhất chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kế toán của công ty, mọinghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được gửi về phòng tài chính kế toán để kiểm tra xử lý

và ghi sổ

Công tác kế toán tại công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát thực hiện phần lớntrên máy tính nhưng không áp dụng phần mềm kế toán máy mà chỉ thao tác trên Exel

và Word

Trang 29

Kế toán thanh toán, tiền mặt, tiền gửiKế toán tiền lương

Kế toán NVL

Kế toán tiêu thụ Thủ quỹ

Kế toán trưởng

2.1.5.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

Phòng kế toán gồm có 6 người hình thành nên bộ máy kế toán của công ty Bộmáy kế toán sở hữu một phòng kế toán tài chính riêng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp củagiám đốc Ta có:

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

* Chức năng và nhiệm vụ của từng người trong bộ máy kế toán:

- Kế toán trưởng đồng thời là kế toán sản xuất và giá thành: tổ chức điều hành

hệ thống kế toán, tham mưu cho giám đốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh Làmcông tác tính giá và tổng hợp số liệu ghi sổ cái và lập các báo cáo tài chính theo quyđịnh của nhà nước

- Kế toán thanh toán và kế toán tiền mặt, tiền gửi: có nhiệm vụ theo dõi TK 331,

theo dõi việc thu chi bằng tiền

- Kế toán tiền lương: theo dõi việc trả lương, BHXH, KPCĐ cho cán bộ công

nhân viên

- Kế toán nguyên vật liệu: theo dõi nguyên vậtt liệu nhập, xuất, tồn.

- Kế toán tiêu thụ: theo dõi TK131 (thanh toán với người mua) cuối tháng vào

bảng tổng hợp rồi chuyển cho kế toán tổng hợp vào sổ

- Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt của Công ty, căn cứ vào các chứng từ được duyệt

hợp lý, hợp lệ, hợp pháp để tiến hành thu chi tiền mặt, ngân phiếu phục vụ sản xuất.Ghi chép thường xuyên việc thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Thanh toán cáckhoản bằng ngân phiếu hoặc tiền mặt

Mặc dù chia bộ máy kế toán theo các phần hành riêng nhưng giữa các phầnhành đều có liên quan chặt chẽ và có tác động qua lại với nhau Đến cuối kỳ các kếtoán viên đều phải có các số liệu báo cáo về phần hành kế toán của mình phụ trách cho

kế toán trưởng lập các báo cáo kế toán

Trang 30

2.1.5.3 Hình thức kế toán áp dụng

Công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức kếtoán Chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “ Chứng từ ghisổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

- Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ

- Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc BảngTổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm và cóchứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán

Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc (phiếu nhập, phiếu xuất kho, hóa đơnGTGT ) hàng ngày hoặc định kỳ chuyên lên, kế toán tồn kho nguyên vật liệu tiếnhành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp và tính chính xác của các nghiệp vụ đó, rồitiến hành vào Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại

Đến cuối tháng, căn cứ số liệu ghi trên Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại, kếtoán lập chứng từ ghi sổ Căn cứ vào số liệu ghi trên chứng từ ghi sổ, kế toán phản ánhcác số liệu đó vào Sổ cái tài khoản

Sau đó , kế toán tiến hành tiến hành cộng ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phátsinh Có và Số dư trên Sổ cái các tài khoản Căn cứ vào số liệu ghi trên các Sổ cái lậpBảng cân đối số phát sinh Sau khi kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu trên Sổ cái và Bảngtổng hợp chi tiết( được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) chính xác, khớp đúng thìđược dùng để lập Báo cáo tài chính

*Chế độ kế toán áp dụng:

1 Mức độ tin học hóa: công tác kế toán của doanh nghiệp là làm trên Exel

2 Định kỳ lập chứng từ ghi sổ của công ty là 1 tháng.

3 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ Nếu có nghiệp cụ liên quan đếnngoại tệ thì được quy đổi VNĐ theo tỷ giá ngân hàng công bố tại thời điểm hạch toán

4 Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyếtđịnh số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính

Trang 31

2.2 Phân tích thực trạng kế toán Nguyên vật liệu tại công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát

2.2.1 Đặc điểm của Nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu sử dụng dùng cho sản xuất bao bì có vị trí rất quan trọng trongquá trình sản xuất bao bì của Công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát Nhất là trongđiều kiện hiện nay, yêu cầu của thị trường rất cao đối với chất lượng và mẫu mã, vìmẫu mã bao bì có đẹp thì mới hấp dẫn người tiêu dùng, chất lượng bao bì phải tốt vàgiá thành hạ thì các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng mới đặt hàng

Nguyên liệu hạt nhựa dùng cho sản xuất bao bì có tính chất cơ lí không ổn định,nhất là với điều kiện khí hậu ở nước ta, đòi hỏi Công ty phải có hệ thống nhà kho bảoquản tốt đảm bảo tính cơ lí của các loại hạt nhựa vì nếu không thì khi sản xuất sảnphẩm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm Mặt khác, công ty phải quản lýtốt việc thu mua bảo quản hạt nhựa nhằm đạt hiệu quả cao nhất, tránh lãng phí, từ đótiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất , làm cơ sở cho việc hạgiá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh, đứng vững trên thị trường

2.2.2 Phân loại và đánh giá NVL

Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu, là cơ sở vật chất cấuthành nên thực thể của sản phẩm túi Nylon, thổi từ hạt nhựa

Nguyên vật liệu phụ: gồm rất nhiều loại mực với màu sắc khác nhau, tuy khôngcấu thành nên thực thể của sản phẩm nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng trong việctạo nên màu sắc củi túi Nylon

* Tính giá NVL tại công ty

Tính giá NVL phục vụ cho việc mở sổ sách kế toán chi tiét nhằm kiểm tra, theodõi, giám sát tình hình nhập xuất tồn kho NVL về mặt giá trị Tuỳ theo đặc điểm cụthể của NVL tại công ty mà mỗi đơn vị lựa chọn một phương pháp tính giá riêng nhưphần lý luận chung đã trình bày

Công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát tuân thủ quy định của Bộ Tài chính vềthuế giá trị gia tăng, áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương phápkhấu trừ.Do vậy giá trị NVL mà công ty dõi, vào sổ là giá không có thuế

- Tính giá nhập kho NVL:

Trang 32

NVL của công ty chủ yếu nhập kho từ hoạt động mua ngoài nên giá nhập khoNVL được tính bằng công thức:

– Giảm giá hàng bán ( nếu có)

- Tính giá xuất kho NVL:

Để việc tính giá dễ dàng và đơn giản, kế toán ở công ty TNHH bao bì Liên HoànPhát sử dụng cách tính giá thực tế vật liệu xuất kho bằng phương pháp giá thực tế đíchdanh tức là trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho để sản xuất sản phẩm chính

là giá mua vào của nguyên vật liệu đó

2.2.3 Phương thức hạch toán tình hình Nhập – Xuất nguyên vật liệu

Do đặc điểm về NVL của doanh nghiệp là có nhiều loại khác nhau, thườngxuyên phải dự trữ trong kho một lượng vừa đủ theo định mức tính toán của phòng kếhạch nên NVL được theo dõi, quản lý rất chặt chẽ, Công ty TNHH bao bì Liên HoànPhát áp dụng hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song

* Tại kho: Hàng ngày khi có chứng từ nhập- xuất, thủ kho phải tiến hành kiểmtra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi căn cứ vào số lượng thực nhập, thực xuấttrên chứng từ để ghi vào thẻ kho liên quan, mỗi chứng từ ghi vào một dòng trên thẻkho Thẻ kho được mở cho từng danh điểm vật tư, cuối tháng thủ kho phải tiến hànhtổng cộng số lượng nhập, xuất, tính ra số tồn kho về mặt lượng theo từng danh điểmvật liệu Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộchứng từ nhập xuất kho về phòng kế toán

* Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ ( thẻ) kế toán chi tiết vật liệu để theodõi tình hình nhập- xuất- tồn kho hàng ngày Sổ chi tiết được theo dõi cả về mặt hiệnvật và giá trị khi nhận được các chứng từ nhập- xuất kho do thủ kho chuyển đến, nhânviên kế toán nguyên vật liệu phải kiểm tra đối chiếu chứng từ nhập, xuất kho với cácchứng từ liên quan như ( hoá đơn GTGT, phiếu mua hàng )

Cuối tháng, kế toán cộng sổ tính ra tổng số nhập, tổng số xuất và số tồn kho củatừng loại vật liệu Số lượng NVL tồn kho phản ánh trên sổ kế toán chi tiết phải đượcđối chiếu khớp với số tồn kho ghi trên thẻ kho tương ứng Sau khi đối chiếu với thẻkho của thủ kho kế toán phải căn cứ vào sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu lập bảngtổng hợp nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, số liệu của bảng này được đối chiếu với

số liệu của sổ kế toán tổng hợp

2.2.4 Kế toán tổng hợp Nguyên vật liệu tại công ty

*Chứng từ sử dụng:

- Hóa đơn GTGT

- Phiếu nhập kho

Trang 33

Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, hóa đơn GTGT…

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán

cùng loại

SỔ CÁI TK 152CHỨNG TỪ GHI SỔ

Bảng cân đối số phát sinh

Sổ chi tiết Nguyên vật liệu

Bảng tổng hợp Xuất - Nhập - Tồn Nguyên vật liệu

- Phiếu xuất kho

*Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 152 – “Nguyên vật liệu”, tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện

có và tình hình biến động của các loại nguyên vật liệu của doanh nghiệp

Kết cấu tài khoản:

Bên nợ: + Trị giá vốn thực tế NVL nhập kho

+ Số tiền điều chỉnh tăng giá NVL khi đánh giá lại

+ Trị giá NVL thừa phát hiện khi kiểm kê

Bên có: + Trị giá vốn thực tế NVL xuất kho

+ Số tiền NVL trả lại người bán hoặc giảm giá chiết khấu thương mại hàngmua

+ Trị giá NVL thiếu phát hiện khi kiểm kê

Số dư nợ: Phản ánh trị giá vốn thực tế NVL tồn kho cuối kỳ kế toán

Tài khoản khác có liên quan: TK 111, TK 331, TK 621

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán Nguyên vật liệu tại

Công ty TNHH bao bì Liên Hoàn Phát

Trang 34

Ghi chú:

Ghi hàng ngày:

Ghi cuối tháng, định kỳ:

Quan hệ đối chiếu:

Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc (phiếu nhập, phiếu xuất kho, hóa đơnGTGT ) hàng ngày hoặc định kỳ chuyên lên, kế toán tồn kho nguyên vật liệu tiếnhành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp và tính chính xác của các nghiệp vụ đó, rồitiến hành vào Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại

Đến cuối tháng, căn cứ số liệu ghi trên Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại, kếtoán lập chứng từ ghi sổ Căn cứ vào số liệu ghi trên chứng từ ghi sổ, kế toán phản ánhcác số liệu đó vào Sổ cái tài khoản 152 và các tài khoản khác có liên quan

=> Sau đó , kế toán tiến hành tiến hành cộng ra tổng số phát sinh Nợ, tổng sốphát sinh Có và Số dư trên Sổ cái các tài khoản Căn cứ vào số liệu ghi trên các Sổ cáilập Bảng cân đối số phát sinh Sau khi kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu trên Sổ cái vàBảng tổng hợp chi tiết( được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) chính xác, khớp đúngthì được dùng để lập Báo cáo tài chính

a)Kế toán nhập nguyên vật liệu

*Chứng từ kế toán sử dụng:

- Hóa đơn GTGT

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa ( Mẫu số 03-VT)

- Phiếu nhập kho ( Mẫu số 01-VT)

Khi NVL về đến công ty, ban kiểm nghiệm sẽ kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý củacác hóa đơn và đối chiếu với các hợp đồng đã ký với nhà cung cấp kiểm tra thực tế sốlượng, chất lượng của các lô hàng Sau đó sẽ tiến hành thủ tục nhập kho

Biên bản kiểm nghiệm vật tư: biên bản này dùng để xác định số lượng quacách chất lượng NVL trước khi nhập kho, làm căn cứ để quy trách nhiệm trong thanhtoán và bảo quản Biên bản kiểm nghiệm được lập thành 2 bản: 1 giao cho bộ phậncung tiêu, 1 giao cho phòng kế toán Trong trường hợp NVL không đúng số lượng,quy cách, phẩm chất so với hóa đơn, doanh nghiệp lập thêm 1 bản, kèm theo chứng từliên quan gửi cho bên cung cấp vật tư để giải quyết

Phiếu nhập kho được lập sau khi có đủ chữ ký của các bộ phận có liên quan,gồm: Người lập phiếu, người giao hàng, thủ kho, kế toán trưởng Phiếu nhập kho lậpthành 3 liên, đặt lên giấy than viết 1 lần:

- 1 liên giao cho người giao hàng

- 1 liên giao cho thủ kho làm căn cứ ghi sổ

- 1 liên chuyển cho phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ

Ngày đăng: 12/05/2017, 14:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w