Đảo đã nhiều hơn những bóng cây bàng vuông, phong ba, bão táp, mù u, tra biển… Ngay từ cái tên đặt cho các loài cây cũng mang theo cái hồn của biển.. Thương lá cờ tổ quốc mới thay đã bạc
Trang 1SỞ GD & ĐT TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 10
Ngày thi: 07/05/2016
Thời gian làm bài: 90 phút
I ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
“Gần 30 năm sau ngày giải phóng, Trường Sa hôm nay đẹp đến ngỡ ngàng Đảo đã nhiều hơn những bóng cây bàng vuông, phong ba, bão táp, mù u, tra biển… Ngay từ cái tên đặt cho các loài cây cũng mang theo cái hồn của biển.
Ngoài lực lượng quân đội giữ đảo, trên một số đảo đã có nhân dân sinh sống như đảo Trường Sa lớn, Sơn Ca, Sinh Tồn, Song Tử Tây Những nếp nhà, mái trường, bệnh viện, ngôi chùa đã được xây dựng như để khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng.
Trường Sa đã đổi thay rất nhiều, tất cả đều nhờ vào ý chí, quyết tâm bảo vệ, bàn tay dựng xây của đảng, nhà nước, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Dẫu vậy, chưa bao giờ quần đảo bão tố ấy vợi bớt sóng gió, bão giông và hiểm nguy rình rập (…)
Những hòn đảo giữa mênh mông biển cả, bốn phía là sóng gió bủa vây Nhìn hình ảnh người lính chắc tay súng đứng gác biển mà bỗng thấy lòng nao nao Thương làn da anh sạm đen, mái tóc đỏ quạch vì nắng cháy thiêu đốt (…) Tôi yêu cả ánh mắt,
nụ cười mặn mà hơi muối biển, yêu đôi bàn tay chai sần vì vác đá xây đảo, yêu giọt
mồ hôi anh rơi trên nền cát san hô nóng bỏng Tôi đã yêu, yêu những người trai đổi tuổi thanh xuân cho bình yên của tổ quốc.
Yêu Trường Sa, lại thêm lo mùa biển động, sợ giông bão về lấy đi của anh những luống rau xanh, trái đu đủ mà anh ngày đêm gìn giữ, sợ ca gác đêm sương muối về thêm lạnh buốt Thương lá cờ tổ quốc mới thay đã bạc, thương gió muối khô mặn chát bờ môi anh.”
(Trích “Trường Sa – Tổ quốc nơi đầu sóng” – Đoàn Thị Ngọc)
a) Xác định nội dung chính của văn bản
b) Chỉ ra 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản và cho biết hiệu quả nghệ thuật của chúng
c) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản
d) Theo anh/ chị, vì sao Trường Sa được gọi là “quần đảo bão tố”?
e) Viết một đoạn văn ngắn (7 – 10 dòng) thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm và trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với biển đảo tổ quốc
II LÀM VĂN: (6.0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau:
Nửa năm hương lửa đương nồng, Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Trang 2Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.
Nàng rằng : "Phận gái chữ tòng, Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi".
Từ rằng : "Tâm phúc tương tri, Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”.
(Trích Chí khí anh hùng - Truyện Kiều, Nguyễn Du, SGK Ngữ văn 10, tập2)
-HẾT -Họ và tên: SBD
ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 10
Trang 3ĐỌC
HIỂU
1.Nội dung chính:
- Sự đổi thay đáng mừng (vẻ đẹp và sức sống mới) của Trường Sa
sau 30 năm giải phóng đất nước
- Nỗi lo lắng trước những hiểm nguy rình rập Trường Sa và những
người lính canh giữ biển đảo tổ quốc
- Tình yêu của tác giả đối với Trường Sa và những người lính đảo
2 BPTT:
- Liệt kê “cây bàng vuông, phong ba, bão táp, mù u, tra biển…”,
“đảo Trường Sa lớn, Sơn Ca, Sinh Tồn, Song Tử Tây”…
-> Tác dụng: thể hiện vẻ đẹp rất riêng của Trường Sa…
- Điệp từ, điệp cấu trúc: “yêu…”, “thương…”
-> Tác dụng: nhấn mạnh tình cảm đặc biệt đối với Trường Sa và
những người lính đảo…
c PTBĐ: biểu cảm, miêu tả, tự sự -> Biểu cảm là chính.
d Quần đảo Trường Sa được gọi là “quần đảo bão tố” vì:
- là nơi thường xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão,
giông, tố… Chính vì vậy, khi tàu thuyền hoạt động ở khu vực này thì
công tác bảo đảm an toàn hàng hải luôn được đặt ra.
- là nơi xảy ra những diễn biến phức tạptrước âm mưu xâm chiếm của
các thế lực đang tranh chấp trên biển, nơi những người lính đang
phải ngày đêm đối mặt với hiểm nguy, trụ vững nơi đầu sóng,
ngọn gió để bảo vệ từng tấc đất, từng thước biển thiêng liêng
của Tổ quốc.
e Viết đoạn văn thể hiện được:
- tình yêu, niềm tự hào đối với biển đảo tổ quốc.
- Trách nhiệm với tổ quốc qua việc ra sức học tập…
1.0 đ
1.0 đ
0.5 đ 0.5 đ
1.0 đ
LÀM
VĂN
Phân tích 12 câu đầu đoạn trích “Chí khí anh hùng” (Trích Truyện Kiều
– Nguyễn Du)
* Yêu cầu về kỹ năng :
Học sinh có kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học Bài viết phải sạch sẽ,
rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, lỗi diễn đat
* Yêu cầu kiến thức:
Học sinh có thể trình bày linh hoạt theo nhiều cách khác nhau , nhưng bài
văn cần đảm bảo các ý cơ bản sau :
1 Giới thiệu chung:
- Giới thiệu vị trí, ý nghĩa nhan đề của đoạn trích “Chí khí
- Khái quát về nhân vật Từ Hải (trong đoạn trích, trong cuộc
Trang 4đời Kiều)
2 PT hình tượng nhân vật Từ Hải (4,0 đ)
a Hình ảnh, tư thế anh hùng Từ Hải ra đi vì nghiệp lớn (1.5 đ)
b Khát vọng anh hùng, khát vọng tự do của Từ Hải (1.5 đ)
c Sự ý thức rõ ràng về tài năng, lí tưởng của Từ Hải cùng với những
quyết tâm thực hiện lí tưởng đó (1.0 đ)
3 Nghệ thuật
4 Khẳng định giá trị đoạn thơ và tài năng nghệ thuật, tư
tưởng của Nguyễn Du, liên hệ
0.5 đ
1.5 đ 1.5 đ
1.0 đ 1.0 đ 0.5 đ
MA TRẬN ĐỀ
Trang 5Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Chủ đề 1 - Phép tu từ
được sử dụng trong đoạn văn
- Phương thức biểu đạt
- Nội dung thể hiện trong thơ
Khái quát được nội dung bằng nhan đề
- Hiểu được tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong văn bản
Viết đoạn trình bày suy nghĩ/
quan điểm của bản thân trước một vấn đề
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 4.0 40%
Chủ đề 2
Làm văn
- Nghị luận văn
học
- Biết vận
dụng các thao tác làm văn để cảm nhận về một đoạn thơ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 60 60%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2 10 100%