1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

To long

2 553 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 50,5 KB

Nội dung

GIÁO ÁN SỐ:20 Thời gian thực hiện: 1 tiết Lớp: A- B (THCS – K8) Số giờ đã giảng: 29 tiết Thực hiện ngày:……………… Tên bài: TỎ LÒNG (Phạm Ngũ Lão) Mục tiêu bài học: Học xong người học có khả năng: - Cảm nhận được vẻ đẹp của con người thời Trần qua hình tượng trang nam nhi với lí tưởng và nhân cách cao cả. Cảm nhận được vẻ đẹp của con người thời đại qua hình tượng “ba quân”; - Vận dụng kiến thức về thơ Đường luật để cảm nhận và phân tích được thành công nghệ thuật của bài thơ. - Bồi dưỡng nhân cách, sống có lí tưởng và quyết tâm thực hiện lí tưởng. I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 2 phút - Số học sinh vắng:…………………………….Tên:………………………………… ……………………………………………………………………………………………… II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: 5 phút Câu hỏi: Trình bày khái niệm và các dạng biểu hiện cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Dự kiến học sinh kiểm tra:……………………………………………….……… Tên …………. …………. …………. …………. …………. …………. Điểm …………. …………. …………. …………. …………. …………. III. GIẢNG BÀI MỚI: Thời gian: 35 phút - Đồ dùng và phương tiện dạy học: SGK, SGV, Giáo án, phấn, bảng. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HS đọc tiểu dẫn và rút ra ý chính. GV: Em hãy xác định chủ đề và bố cục của bài thơ? HS: Suy nghĩ và trả lời GV: Tư thế tầm vóc của người lính thời Trần được miêu tả như thế nào? HS: Suy nghĩ và trả lời. I. Tiểu dẫn: 1. Tác giả (SGk) - Cuộc đời - Sự nghiệp 2. Tác phẩm 2.1 Chủ đề: Bài thơ miêu tả khí phách và hoài bão lớn lao của tác giả nói riêng và trang nam nhi đời Trần nói chung trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông. 2.2. Bố cục: - Tư thế, sức mạnh của trang nam nhi thời Trần (2 câu đầu) - Khát vọng, hoài bão lớn lao của người nam tử (2 câu sau) II. Đọc hiểu 1. Tư thế, sức mạnh của trang nam nhi đời Trần: - Tư thế: cầm ngang ngọn giáo, gìn giữ non sông đã mấy thu => Thời gian: rất lâu, độ dài ngọn giáo đo bằng kích thước sông núi => Con người xuất hiện với tư thế hiên ngang, vóc dáng oai hùng sánh cùng trời đất. GV: Em cảm nhận như thế nào về sức mạnh của quân đội nhà Trần qua câu 2? HS: Suy nghĩ và trả lời. GV: Nên hiểu “nợ công danh” là thế nào? Từ đó rút ra khát vọng của người con trai đời Trần? HS: Suy nghĩ và trả lời. GV: Cảm nhận của em về “nỗi thẹn” trong câu cuối? HS: Suy nghĩ và trả lời GV:Gọi HS đọc phần ghi nhớ - Sức mạnh: Ba quân như hổ báo sức mạnh át cả sao Ngưu. => Nghệ thuật so sánh, phóng đại đã thể hiện sức mạnh to lớn của quân đội nhà Trần. Đó cũng chính là sức mạnh của hào khí Đông A. 2. Khát vọng - hoài bão lớn lao của người nam tử: - Khát vọng ấy thể hiện qua cụm từ “công danh trái”(nợ công danh). Nó được hiểu là khát vọng lập công, lập danh, hoàn thành nghĩa vụ của người con trai đối với dân, với nước. Nói cách khác, ý thơ là sự thức nhận về trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng cao cả của người con trai đối với tổ quốc. - Nỗi “thẹn” trong câu cuối có nghĩa là hổ thẹn, chưa xứng mặt một trang nam nhi. => Hình ảnh Gia Cát Lượng xuất hiện trong câu thơ thực hiện chức năng so sánh, vừa cho thấy mối thẹn lớn lao của một nhân cách lớn, vừa thể hiện khát vọng cao đẹp (lập nhiều công trạng) của tác giả và cũng là của người lính đời Trần. III. Ghi nhớ (SGK) IV. CÂU HỎI BÀI TẬP: Thời gian: 3 phút Nội dung Hình thức thực hiện Bài tập: Thuật hoài là chân dung tinh thần của tác giả đồng thời cũng là chân dung tinh thần của thời đại nhà Trần. Hãy chứng minh. Bài tập về nhà V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM:( Chuẩn bị, tổ chức, thực hiện) …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. TRƯỞNG BAN/TRƯỞNG TỔ BỘ MÔN (Ký duyệt) Ngày……tháng…….năm 2008 Chữ ký giáo viên Phạm Thị Hoài . mạnh át cả sao Ngưu. => Nghệ thuật so sánh, phóng đại đã thể hiện sức mạnh to lớn của quân đội nhà Trần. Đó cũng chính là sức mạnh của hào khí Đông A.

Ngày đăng: 01/07/2013, 01:25

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w