1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Báo cáo thực tập VNPT

16 2,3K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 513,33 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành điện tử viễn thông thực tạp ở các trung tâm viến thông huyện, tình. VNPT, vinaphone, các trung tâm mạng băng rộng: fpt, ... Thực tập ở các trung tâm viễn thông, di động: mobi, vinaphone, viettel........................

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Xã hội càng phát triển thì nhu cầu con người cũng dần cao, khi các công nghệ thoại truyền dẫn đã phát triển, con người thì càng yêu cầu càng cao hơn nữa một trong những nhu cầu mà con người quan tâm đó là cập nhật thông tin một cách nhanh chóng

và mọi lúc mọi nơi Vì những yêu cấp thiết đó mà công nghệ internet ra đời nhằm phục

vụ cho những nhu cầu truy cập thông tin và cung cấp việc truyền tài dữ liệu một cách nhanh chóng hơn nữa bắt đầu với công nghệ internet là mạng cáp đồng hay còn gọi là Mega VNN, nhưng vì mạng cáp đồng vẫn còn nhiều hạn chế về tốc độ truyền dẫn cũng như chất lượng thì khi đó mạng cáp đồng không còn đủ cung cấp những nhu cầu nữa thì mạng cáp quang (Fiber VNN) ra đời với nhiều ưu điểm nổi trội về tốc độ cũng như chất lượng

Với mạng cáp quang ngày càng phổ biến thì các nhà cung cấp mạng càng chú tâm nhiều vào việc phát triển các công nghệ cung cấp các dịch vụ trên nền tảng mạng cáp quang Một trong những công nghệ đang được phát trienr và dùng phổ biến ở nước

ta hiện nay là công nghệ GPON vì dễ dàng trong triển khai lắp đặt và vận hành với chi phí thấp hơn so với các công nghệ khác

Trong quá trình thực tập, nhóm đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy

cô khoa Vật lý & Công nghệ, các anh kỹ thuật trong Trung tâm Viễn Thông Anh Sơn

Vì còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như thời gian nên sẽ có rất nhiều thiếu sót Em rất mong được sự đóng góp ý kiến và thông cảm của thầy cô giáo và các bạn

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Nguyễn Thị Minh người đã trực tiếp

hướng dẫn và giúp đỡ nhóm trong suốt quá trình làm báo cáo thực tập này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM VIỄN THÔNG ANH SƠN

I Lịch làm việc của Trung tâm:

Làm việc theo giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần: buổi sáng bắt đầu từ 7h30’ kết thúc 11h30’, buổi chiều bắt đầu từ 13h30’ kết thúc 17h30’ Hàng tuần họp giao ban trao đổi, giao phó công việc, đúc rút kinh ngiệm Hàng tháng, các tổ trưởng làm báo cáo công việc trong tháng của tổ mình gửi lên cho lãnh đạo cấp trên

II Giới thiệu chung về Trung tâm Viễn thông Anh Sơn

Thực hiện phương án chia tách Bưu chính - Viễn thông trên địa bàn tỉnh, thành phố, ngày 01/01/2008 Viễn thông Nghệ An - VNPT Nghệ An được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị kinh doanh dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin và các đơn vị trực thuộc khác của Bưu điện Nghệ An cũ VNPT Nghệ An là đơn vị kinh tế trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam với các lĩnh vực kinh doanh chính như sau:

- Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ Viễn thông - CNTT trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng Viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị Viễn thông - CNTT theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khách hàng

- Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình Viễn thông - CNTT

- Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông

- Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương và cấp trên

- Kinh doanh các nghành nghề khác trong phạm vi được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật

Trung tâm Viên thông Anh Sơn là một trong các trung tâm thuộc sự quản lý của Viễn thông Nghệ An, chịu trách nhiệm quản lý và phát triển dịch vụ viễn thông trên địa bàn huyện Anh Sơn Trung tâm luôn cố gắng để xứng đáng vỡi 10 chữ vàng truyền

thống “Anh hùng - Dũng cảm - Tận tụy - Sáng tạo - Nghĩa tình” của ngành Bưu điện.

2.1 Chức năng hoạt động của Trung tâm Viễn Thông Anh Sơn

- Xử lý các sự cố thiết bị chuyển mạch, mạng băng rộng nói chung cũng như các sự cố nguồn của thiết bị Viễn Thông trên hệ thống

- Lắp đặt, điều chuyển thiết bị theo các Quyết định của Viễn thông tỉnh

- Chuyển mạng từ thiết bị chuyển mạch, băng rộng

- Vận hành khai thác mạng lưới đảm bảo đúng qui trình và an toàn lao động, phối hợp các bộ phận liên quan và TTVT Huyện thị, trực ca và các tổ khác lắp đặt mở mới chuyển hướng kết nối cho thiết bị chuyển mạch, băng rộng

Trang 4

- Thực hiện công việc kiểm tra định kỳ, vệ sinh phòng máy, bảo dưỡng thiết bị viễn thông

- Khắc phục các sự cố thường gặp đối với mạng viễn thông như: BER, đứt cáp, hỏng modem, cảnh báo…

- Giám sát lắp ráp mạng cáp quang

- Cập nhật thông tin vận hành đường trục và hệ thống

- Báo cáo tình hình hoạt động của mạng truyền dẫn cáp quang

- Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình VT- CNTT

2.2 Cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự

Trung tâm Viễn thông Anh Sơn là cơ quan thuộc Viễn thông Nghệ An Cơ cấu

tổ chức của Trung tâm bao gồm:

- Ban giám đốc: bao gồm Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm

- Tổ điều hành: là tổ trực tiếp nhận nhiệm vụ từ ban giám đốc và phân công từng việc cụ thể cho tổ kỹ thuật thực thi công việc

- Tổ kỹ thuật: nhận nhiệm vụ được giao từ tổ điều hành, tiến hành lắp đặt, sửa chữa các sự cố như phân công

- Phòng vật tư: dựa vào số lượng công việc để cấp phát thiết bị, dụng cụ để cho

tổ kỹ thuật làm việc như: dây, cáp quang, đầu nối, modem mạng, box TV,

- Phòng kế toán: tổng hợp số liệu vật tư, tiến độ công việc để gửi lên cho ban giám đốc theo kết quả từng tháng ( hoặc theo yêu cầu đột xuất của ban Giám đốc)

BAN GIÁM ĐỐC

TỔ ĐIỀU HÀNH TỔ

KĨ THUẬT PHÒNG VẬT TƯ PHÒNG KẾ TOÁN

Trang 5

Hình 1 Sơ đồ tổ chức Trung Tâm Viễn thông Anh Sơn.

Trang 6

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG

ANH SƠN

I Mô tả các công việc được giao

- Làm quen với môi trường thực tế nơi làm việc;

- Tìm hiểu chức năng nhiệm vụ chung của đơn vị;

- Quan sát, theo dõi, ghi chép các công việc theo hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn trong hai chuyến đi thực tế ở các trạm BTS ở trong địa bàn huyện Anh Sơn, Nghệ An

- Thực hiện các nhiệm vụ: Vệ sinh phòng máy, kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng thiết bị, trực hệ thống phòng máy

- Thực hiện các nhiệm vụ: đấu nối thiết bị đầu cuối, thiết bị băng rộng

- Thực hiện các nhiệm vụ: Phân tích, xử lý cảnh báo; Khắc phục các sự cố thường

gặp: đứt cáp, treo modem, chập điện, nhảy attomat, mất điện…

II Kết quả đạt được qua đợt thực tập

Được sự bố trí của Ban giám đốc Trung tâm và đặc thù công việc riêng, hằng ngày nhóm được phân công đi cùng các anh trong tổ kỹ thuật đi làm trong địa bàn dưới sự

hướng dẫn của Tổ trưởng kỹ thuật Nguyễn Sỹ Đồng.

2.1 Các kiến thức được củng cố

a) Cáp sợi quang

Hình 2 Cấu tạo sợi quang

Cáp quang có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đã được tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng Sợi quang được tráng một lớp lót nhằm phản chiếu tốt các tín hiệu ánh sáng và hạn chế sự gẫy gập của sợi cáp quang Sợi cáp quang được cấu tạo từ ba thành phần chính:

- Lõi (core)

- Lớp phản xạ ánh sáng (cladding)

- Lớp vỏ bảo vệ chính (primary coating hay còn gọi coating, primary buffer)

Trang 7

b) Bộ chia quang (Optical splitter)

PON là một hình thức truy nhập mạng cáp quang, kiểu kết nối điểm - đa điểm sợi quang làm cơ sở tạo kiến trúc mạng Mỗi khách hàng được kết nối tới mạng quang thông qua một bộ chia quang thụ động và không cần nguồn cấp, vì vậy không có các thiết bị điện chủ động trong mạng phân chia và băng thông được chia sẻ từ nhánh (feeder) đến người dùng (drop), cho phép một sợi quang đơn phục vụ nhiều nhánh cơ

sở, thường là từ 16-128 PON bao gồm một thiết bị đầu cuối dây quang (OLT - Optical Line Terminal) tại văn phòng trung tâm của nhà cung cấp dịch vụ và các thiết bị mạng quang học nơi gần người dùng cuối Công nghệ PON làm giảm yêu cầu số lượng dây dẫn và thiết bị tại văn phòng trung tâm so với các kiến trúc điểm - điểm

Mạng cáp quang PON mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng Nhanh chóng- tốc độ ổn định và gọn nhẹ khi thi công lắp đặt

Sử dụng bộ chia quang là việc cần thiết.Với giá thành rẻ hơn so với cáp đồng ,có thể lắp đặt ở bất kỳ đâu, mọi vị trí, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường, không cần phải cung cấp năng lượng cho các thiết bị giữa phòng máy trung tâm và phía người dùng Ngoài ra, ưu điểm này còn giúp các nhà khai thác giảm được chi phí bảo dưỡng, vận hành Kiến trúc PON cho phép giảm chi phí cáp sợi quang và giảm chi phí cho thiết bị tại CO do nó cho phép nhiều người dùng (thường là 32) chia sẻ chung một sợi quang

Các loại bộ chia thường được sử dụng trong mạng PON bao gồm: Bộ chia quang 1:2, bộ chia quang 1:4, bộ chia quang 1:8, bộ chia quang 1:16, bộ chia quang 1:32, bộ chia quang 1:64

c) Công nghệ G-pon

Cáp quang G-pon là chuẩn mạng trong công nghệ mạng chuẩn pon Mạng truy nhập quang thụ động PON là kiểu mạng điểm - đa điểm Mỗi khách hàng được kết nối tới mạng quang thông qua một bộ chia quang thụ động, vì vậy không có các thiết bị điện chủ động trong mạng phân chia và băng thông được chia sẻ từ nhánh đến người dùng

Trong mạng PON, OLT là thành phần chức năng chính của hệ thống thường đặt

ở phòng máy chính ONU/ONT là thiết bị đặt ở phía người dùng.ONU/ONT kết nối tới OLT bằng các sợi quang và không có các thành phần chủ động ở giữa (một ONU/ONT chỉ dùng 1 sợi quang để nối lên splitter và OLT) Bộ chia tín hiệu (splitter) là thành phần rất quan trọng cua hệ thống, một bộ chia sủ dụng tối đa cho 64 khách hàng

Bộ khuyến nghị G.984 của ITU đưa ra tiêu chuẩn cho mạng PON tốc độ gigabit (GPON) Mạng GPON có dung lượng ở mức gigabit cho phép cung cấp các ứng dụng video, truy nhập internet tốc độ cao, multimedia, và các dịch vụ băng thông rộng Công nghệ mạng G-pon gồm rất nhiều các chuẩn mạng như là APON, EPON, GE-PON

Hệ thống GPON bao gồm 3 thành phần chính: OLT, ONT/ONU, ODN (splitter …)

- Thiết bị kết nối quang (Optical Line Terminator) OLT

- Các thiết bị đầu cuối quang (Optical Network Terminer = ONT) hoặc Khối

Trang 8

mạng quang (Optical Network Unit) đặt tại phía khách hàng ONU (Optical Network Unit): thiết bị kết cuối mạng cáp quang tích cực, kết nối với OLT thông qua mạng phân phối quang (ODN)

Hình 3 Sơ đồ mạng GPON

- Mạng phân phối quang (Optical Distribution Network ) gồm có 2 thành phần chính là bộ chia quang (Splitter) và các sợi quang, ngoài ra còn có các phụ kiện khác như tủ phân phối quang (ODF), măng xông, tủ ngoài trời

- Bộ chia/ghép quang thụ động (Splitter): Dùng để chia/ghép thụ động tín hiệu quang từ nhà cung câp dịch vụ đến khách hàng và ngược lại giúp tận dụng hiệu quả sợi quang vật lý Splitter thường được đặt tại các điểm phân phối quang (DP) và các điểm truy nhập quang (AP) Bộ chia/ghép quang sẽ có 2 loại, một loại đặt tại các nhà trạm viễn thông sử dụng các tủ kiểu indoor, loại thứ 2 sẽ là loại thiết bị được bọc kín có thể

mở ra được khi cần thiết và đặt tại các điểm măng xông hay tủ phối quang đặt ngoài trời

- Trong mạng GPON chỉ có 2 loại phần tử là thiết bị tích cực (yêu cầu phải có nguồn điện) là OLT, ONT/ONU Các thành phần khác trong mạng (splitter, phụ kiện quang…) đều là thiết bị thụ động (không yêu cầu phải cấp nguồn) do đó giảm thiểu được rất nhiều sự cố có thể có đối với một phần tử tích cực

2.2 Những kỹ năng thực hành đã học hỏi được

a) Lắp đặt thiết bị băng rộng GPON tích hợp truyền hình MyTV.

Để thực hiện việc lắp đặt các thuê bao internet và MyTV thì cần kéo đường dây thuê bao từ các hộp ODF vào modem quang Việc đấu nối quang từ dây kéo mới đến các cổng quang có sẵn trong các hộp ODF thông qua đầu nối Fast

Trang 9

Hình 4 Bộ tuốt sợi quang

Bước 1: Tách vỏ bảo vệ sợi quang và dùng kềm tuôt vỏ bảo vệ sợi quang.

Bước 2: làm sạch sợi quang và cắt sợi quang bằng dao cắt quang.

Bước 3 Bấm cơ khí cho sợi quang: kết nối sợi quang vào đầu nối Fast.

b) Cấu hình cho thiết bị modem

Khi đã kết nối sợi quang vào các cổng ở hộp PON và modem quang GPON, kiểm tra nếu đã có tín hiệu quang vào (đèn PON sáng) thì tiến hành cấu hình cho modem

Bước 1: Kết nối thiết bị truy cập mạng (máy tính, điện thoại, ….).

Bước 2: Đăng nhập vào model theo địa chỉ 192.168.1.1 với tên đăng nhập và mật khẩu mặc định là admin.

.

Hình 5 Giao diện đăng nhập modem quang

Bước 3: Vào Network Settings/ADD để khai báo tên người dùng và mật khẩu (được cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ) Mật khẩu mặc định là: nghean1.

Trang 10

Hình 6 Khai báo tên người dùng.

Bước 4: Cài đặt mã cổng cho modem, vào Management/SLID config.

Hình 7 Khai báo cổng kết nối ở tủ ODF

Bước 5: Cài đặt tên wifi và mật khẩu cho model Vào Network Settings/

Wireless/ Security Đặt tên và mật khẩu theo yêu cầu của khách hàng Chọn chế độ bảo mật là WPA2-PSK

Trang 11

Hình 8 Cài đặt tên và mật khẩu riêng cho khách hang.

c) Vệ sinh phòng máy

Nhặt các rác bẩn, quét mạng nhện trong khu vực phòng máy, dùng dẻ khô lay bụi bẩn bám trên điều hòa, lau chùi cánh quạt gió của phòng máy Đối với các thiết bị được dùng máy hút bụi để làm sạch, tháo vỏ thiết bị dùng bông thấm cồn lau các bụi bẩn bám ở thành ngoài của thiết bị Đi gọn lại các dây dẫn, thu gom các dây dẫn không dùng tới theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn

d) Hàn cáp quang

- Bật nguồn máy hàn

Bấm nút và giữ cho đến khi đèn LED trên bàn phím sáng Màn hình chờ

“READY” sẽ hiển thị sau khi sau khi tất cả các motor đã được đưa về vị trí khởi đầu Kiểu nguồn cung cấp sẽ được hiển thị Nếu sử dụng nguồn pin, trạng thái điện năng còn lại của nguồn pin sẽ được chỉ thị

- Độ sáng màn hình

Dùng các phím mũi tên xuống và mũi tên lên để hiệu chỉnh độ sáng của màn hình Bấm phím “Enter” để xác lập giá trị

- Chế độ hàn

Chọn chế độ hàn thích hợp cho các loại sợi quang cần hàn Chế độ hiện tại được hiển thị trên màn hình “READY”

Chế độ AUTO được khuyến nghị cho các loại sợi SM, DS, NZDS và MM Việc cân chỉnh hồ quang sẽ được thực hiện tự động cho phù hợp với tiến trình hàn

- Chế độ gia nhiệt

Trang 12

Lựa chọn chế độ gia nhiệt thích hợp với loại ống co nhiệt bảo vệ mối hàn Chế

độ gia nhiệt được hiển thị trên màn hình “READY”

Để thay đổi chế độ hàn, bấm phím mũi tên sang trái tại màn hình “READY”

Để thay đổi chế độ nung, bấm mũi tên sang trái lần nữa

Thiết lập kích thước khoang nung: Mở nắp khoang nung, trượt thanh định cỡ đến giá trị thích hợp với loại ống co nhiệt sử dụng

- Chuẩn bị sợi quang

Luồn một trong hai sợi quang vào ống co nhiệt

Tuốt và làm sạch sợi: Tuốt lớp vỏ ngoài sợi quang khoảng 30 đến 40 mm đầu sợi bằng dụng cụ tuốt sợi

Làm sạch kỹ lưỡng sợi bằng gạc tẩm hay vải mỏng tẩm cồn Cồn sử dụng phải

là loại 99% trở lên

- Tiến hành hàn nối sợi cáp quang

+ Đưa sợi quang vào máy hàn ở lắp khoang hàn (wind protector) và mở các tấm kẹp giữ sợi quang (Sheath clamp)

+ Đặt các sợi quang đã được chuẩn bị vào rãnh chữ V, vị trí đầu các sợi quang phải nằm giữa rãnh chữ V và đầu của điện cực

+ Giữ sợi quang bằng các ngón tay và đóng các tấm kẹp sợi để giữ chặt sợi quang Đảm bảo rằng sợi được đặt đúng khe rãnh chữ V Nếu sợi không nằm đúng vị trí này, phải đặt lại sợi quang

+ Tiếp theo, đặt sợi còn lại vào rãnh chữ V bên kia như trong bước 3

+ Đóng nắp khoang hàn

Để bảo đảm mối hàn tốt, các sợi quang phải được theo dõi bằng hệ thống xử lý hình ảnh nằm trong máy hàn Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hệ thống xử lý ảnh không thể phát hiện ra mối hàn có khiếm khuyết Giám sát thị giác cùng với màn hình

là cần thiết để có mối hàn chất lượng tốt

Các sợi đưa vào máy hàn được dịch chuyển qua lại Sợi được dịch chuyển tiến đến phía trước dừng tại một khoảng cách rất gần ngay sau khi công đoạn làm sạch bằng hồ quang được thực hiện Tiếp theo góc cắt và chất lượng bề mặt cắt được kiểm tra Nếu góc cắt vượt qua ngưỡng cho phép hoặc phát hiện thấy có vết trên bề mặt sợi thì máy hàn sẽ cảnh báo với người hàn bằng thông báo trên màn hình và tiếng kêu Tiến trình hàn sẽ được dừng lại Nếu không có thông báo lỗi, các trạng thái đầu sợi dưới đây sẽ được dùng để kiểm tra hình ảnh Nếu giám sát thấy các tình trạng này, lấy sợi ra khỏi máy hàn để tuốt và cắt sợi lại Các hình ảnh này cũng có thể gây ra do lỗi của máy hàn

Ngày đăng: 11/05/2017, 12:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w