1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Chương 3 hóa y học hóa kỹ thuật

9 482 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 27,64 KB

Nội dung

THỜI KÌ HÓA Y HỌC, HÓA KĨ THUẬT (ĐẦU TK XVI – GIỮA TK XVII) I. Sự phát triển văn hóa và khoa học. Đây được xem là thời kì phục hưng của nền văn hóa châu Âu. 1. Tôn giáo: Sang TK XVI, châu Âu bắt đầu quá trình thống nhất các tiểu vương quốc thành các quốc gia lớn và đồng thời với quá trình này là xu hướng muốn thoát ly khỏi sư ràng buộc của giáo hội La Mã. Lòng tham vô độ và cuộc sống xa hoa của Đức Giáo Hoàng, Hồng Y và giới Cha cố cao cấp làm mất lòng các tín đồ và giáo sĩ cấp thấp dẫn đến các phong trào đòi cải cách tôn giáo nổ ra hàng loạt nhằm chống lại ách áp chế của toà thánh La Mã. Những hoạt động tư duy theo hướng tự do, tiến bộ bắt đầu nảy nở làm sống lại hoạt động trí tuệ của xã hội châu Âu lúc đó. 2. Khoa học tự nhiên: Trong thiên văn học: 1542, Côpecnic đã lật nhào thuyết địa tâm của Ptôlêmê và nêu ra quan niệm mới về vũ trụ, sau đó Brunô, Galilê, Kêple tiếp tục xây dựng cơ sở của thiên văn học, lúc này xuất hiện “thuyết nhật tâm”. Toán học, cơ học, vật lí học và nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên khác cũng đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Phương pháp thực nghiệm cũng dần xâm nhập vào khoa học tạo cho khoa học sức sống mới như Enghen đã nói: “Sự nghiên cứu thiên nhiên với tinh thần mới mẻ này đạt tới mức phát triển khoa học có hệ thống và toàn vẹn đối chọi lại với trực giác thiên tài của các triết gia Hi Lạp cổ và cũng đối chọi lại các phát kiến của người Ả Rập rất quan trọng nhưng chỉ xảy ra từng chặng từng hồi và phần lớn đều mai một đi…” 3. Các lĩnh vực khác: Trong văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc nổi lên trào lưu đề cao giá trị và vai trò của con người, bảo vệ quyền sống của con người. Về địa lí, có nhiều phát hiện vĩ đại, Magellan đã tìm ra Thái Bình Dương và chuyến đi ấy đã chứng minh được rằng trái đất có hình cầu. Ở Tây Âu, ngoài 3 thành tựu lớn của người trung quốc là nghề in, làm thuốc súng và cách chế địa bàn thì các ngành kĩ thuật ở các nước khác cũng phát triển nhanh như nghề làm thảm ở Pháp, Đức, nghề chế tạo thủy tinh, tiệp khắc, làm đồ sứ ở Pháp, Ý,… Toàn bộ các thành tựu đó đã phá vỡ chế độ phong kiến và hình thành một thế giới quan mới, đó là thế giới quan của giai cấp tư sản đối lập với triết học kinh viện Trung cổ. II. Sự phát triển công nghiệp luyện kim: Do sự phát triển các nghề khai mỏ, luyện kim và gia công kim loại trong thời kì phục hưng, đặc biệt là TK XVI đã xuất hiện một số tác phẩm trong đó mô tả khá chi tiết các quy trình công nghệ luyện kim. Nhà kĩ thuật lớn đầu tiên là Vannocio Biringuccio (1480 – 1539), người Ý, đã để lại tác phẩm “Kĩ thuật hỏa công” (“Pyrotechnia”), xuất bản năm 1540 ở Vênêxi. “Kĩ thuật hỏa công” gồm 10 cuốn nêu ra nhiều tài liệu thực tế về gia công kim loại, kĩ thuật đúc, cách đúc tiền, cách phân tích thử, cách làm gương bằng kim loại,….ngoài ra con có mô tả các lò nầu nóng chày, máy móc, quá trình đúc những vật lớn như súng đại bác, chuông,… cả những bể thổi không khí. Cuốn thứ 10 nói riêng về kĩ thuật hỏa công, cách chế thuốc súng và các chất cháy khác. Biringuccio là một trong những người đầu tiên nhận thấy kim loại tăng trọng lượng khi nung nóng trong không khí (quá trình được gọi là sự vôi hóa). Trong tác phẩm của Biringuccio, tất cả tài liệu mô tả các chất và quá trình kĩ thuật đều là những kinh nghiệm thực hành của chính ông, do đó “Kĩ thuật hỏa công” đã phản ánh được những thành tựu mà Hóa kĩ thuật và các ngành kĩ thuật khác đạt được vào đầu TK XVI. Sau Biringuccio là nhà bác học và thầy thuốc Đức Georgius Agricola (1494 – 1555). Ông đã nghiên cứu sâu sắc khoáng vật học, khai khoáng, luyện kim, đến cuối đời ông viết tác phẩm “12 cuốn sách về kim loại” (“De re Metallica Libri XII”). Cuốn sách ra đời sau khi ông mất 1 năm. Cuốn sách có ý nghĩa lịch sử to lớn giúp chúng ta hình dung được rõ rệt công việc khai khoáng và chế hóa quặng TK XVI. Thực tế đây là cuốn sách đầu tiên hướng dẫn nghiêm túc cách phân tích hóa học kim loại và quặng. Ảnh hưởng của cách mạng khoa học xâm nhập vào hóa học do đó hình thành 2 trào lưu phát triển song song là hóa y học và hóa kỹ thuật, trong đó hóa y học là trào lưu chính. III. Hóa y học: Sự quay trở lại phương pháp chữa bệnh cổ kìm hãm sự phát triển của y học và bị các thầy thuốc tiên tiến TK XVI phản đối. người chống đối tích cực nhất là Theophrastus Paracelsus (1493 – 1541), thầy thuốc người Thụy Sĩ khởi đầu trảo lưu Hóa y học TK XVI.  Theophrastus Paracelsus (1493 – 1541): Ông đã dùng nhiều chất vô cơ làm thuốc chữa bệnh, lúc đầu bôi ngoài da, sau đó cho uống. Về nguồn gốc kim loại Paracelsus theo quan điểm của Vaxili Valentin coi thủy ngân, lưu huỳnh và muối là các nguyên tố tạo thành kim loại. Tuy nhiên khác với Valentin, ông mở rộng học thuyết 3 nguyên tố (“tri prima”) cho cả cơ thể sống và như vậy ông đã bác bỏ quan niệm cũ của Aristot về các nguyên tố hợp thành cơ thể. Paracelsus đã đưa ra lý thuyết hóa học của ông về các chức năng trong cơ thể. Theo thuyết này, bệnh tật liên quan đến sự rối loạn của quá trình hóa học trong cơ thể và sự vi phạm quan hệ cân bằng giữa 3 nguyên tố chính tạo thành cơ thể. Ông cho rằng bệnh sốt và bệnh dịch hạch là do dư lưu huỳnh trong cơ thể, còn nếu dư thủy ngân thì mắc bệnh liệt, khi dư muối thì có thể bị đau dạ dày và bị phù. Ông biết cách nhận biết các chất và có lẽ ông là người đầu tiên mô tả tính chất của Kẽm. Paracelsus coi tính chất quan trọng nhất của kim loại là tính rèn được nên ông đã chia các kim loại thành kim loại và nửa kim loại. Ông nhận thấy công dụng chính của hóa học là phục vụ y học và ông khẳng định: “Mục đích chân chính của hóa học không phải là điều chế vàng mà là chế các thứ thuốc để chữa bệnh”. Cống hiến lớn nhất của Paracelsus là ông đã hướng các thầy thuốc chú ý đến các thứ thuốc hóa học và nghiên cứu hóa học một cách nghiêm túc nhằm chế thuốc chữa bệnh. Một nhà Hóa y học có tên tuổi vào cuối TK XVI đầu TK XVII là Andreas Libavius.  Andreas Libavius (1550 – 1616): Ông nghiên cứu hóa học theo quan điểm dùng các chất có nguồn gốc khoáng vật để chữa bệnh. Libavius để lại một giáo trình hóa học nhan đề“Giả kim thuật” (xb 1597) trình bày các kiến thức hóa học quan trọng đối với nhà hóa học làm việc trong phòng thí nghiệm, thiết kế “phòng thí nghiệm hóa học lí tưởng”. Libavius định nghĩa giả kim thuật là nghệ thuật tách các chất tinh khiết ra khỏi các vật thể hỗn hợp. Theo ông, giả kim thuật gồm phần “thao tác” và phần “hóa học”. Trong phần “thao tác” ông có nói điến các phương pháp hòa tan, kết tủa, thăng hoa, nóng chảy, chưng cất… phần “hóa học” trình bày nhiều chất đơn giản và cách chế các hỗn hợp dùng để chữa bệnh. Ông là người đầu tiên xác định sự giống nhau giữa “dầu cupơrôzơ” (“rượu cupơrôzơ”) thu được khi nung nóng phèn và các cupơrôzơ với “dầu lưu huỳnh” tạo thành khi đốt cháy lưu huỳnh với diêm tiêu. Giáo trình của Libavius được dùng làm sách giáo khoa hóa học chính cho khoa y ở trường đại học và sách hướng dẫn cho các thầy thuốc thực hành trong một thời gian dài. Nhà Hóa y học nổi tiếng cùng thời với Libavius là Johann Baptista van Halmont.  Johann Baptista van Halmont (1577 – 1644): Ông sinh ra ở Brucxen (Bỉ), đã học thần học, y học và nghiên cứu thuật Kabala (một thứ thuật bí hiểm). Về mặt lí thuyết hóa học, Van Halmont lần đầu tiên đặt vấn đề về thành phần thực của các vật thể phức tạp. Khi thảo luận về các nguyên tố tính chất của Aristoteles, Van Halmont kết luận không thể coi chúng là các nguyên tố (vật thể đơn giản). ông lấy ví dụ về nguyên tố “lửa”, không thể coi lửa như một chất độc lập mà chỉ là những hơi bị nung nóng. Ông còn cho rằng các nguyên tố của các nhà giả kim thuật là lưu huỳnh, thủy ngân và muối cũng không phải là những hợp phần đơn giản thực sự của các vật thể phức tạp vì không thể chứng minh sự có mặt của chúng trong các vật thể đó. Bằng thí nghiệm của mình ông kết luận nước là thành phần chính của các cơ thể động vật và thực vật. Khi nghiên cứu về thành phần khoáng vật phức tạp, Van Halmont đã đi đến những kết luận quan trọng về thành phần các dung dịch muối và muối rắn. Theo Van Halmont, hòa tan Bạc trong “nước mạnh” (axit nitric) nó không mất bản chất mà chỉ thay đổi dạng. Khi khảo sát hiện tượng đồng kết tủa trên bề mặt mảnh sắt đặt trong dung dịch cupơrôzơ đồng, ông đã bác bỏ ý kiến cho rằng Sắt biến thành Đồng. Lần đầu tiên đã có những lời chỉ dẫn đúng đắn cho các nhà hóa học về thực chất các hiện tượng và quá trình hóa học theo hướng tìm kiếm các thành phần đơn giản của các vật thể phức tạp. Khi nghiên cứu và giải thích các quá trình xảy ra trong cơ thể sinh vật, Van Halmont quan tâm đến các sản phẩm khí của sự lên men và là người đầu tiên đưa khái niệm “khí” (gas) vào khoa học. Van Halmont có những hiểu biết khá chi tiết và đúng đắn về khí CO2 . ông thu được khí này khi đốt cháy than gỗ, trong sản phẩm lên men rượu, ông phát hiện nó trong dạ dày. Nước khoáng và trong không khí của hang động. ngoài ra ông còn điều chế khí này bằng cách cho axit tác dụng với đá vôi và pôtát. Ông gọi khí CO2 là “khí gỗ” (gas silvestris) hay “khí than” (gas carbonum). Các công trình nghiên cứu của Van Halmont về chất khí đặt cơ sở đầu tiên cho sự phát triển hóa học các chất khí mà về sau gọi là Hóa học khí (pneumatic chemistry). Ông cũng là người đầu tiên trong lịch sử khoa học tự nhiên nêu ra vai trò quan trọng của các chất lên men và sự lên men đối với quá trình xảy ra trong cơ thể sống.  Trong số các nhà Hóa y học, Daniel Sennert (1572 – 1637?) đã làm sống lại thuyết nguyên tử của các nhà triết học cổ Hi Lạp. Theo ông, các nguyên tố của Aristoteles cũng được cấu tạo từ các nguyên tử.  Angeli Sala (1576 – 1637?), một thầy thuốc cung đình phục vụ trong các nhà quý tộc ở châu Âu cũng là một nhà Hóa y học nổi tiếng. Ông cho rằng axit nitric thu được từ diêm tiêu là do axit sunfuric đẩy ra. Ông giải thích đúng đắn hiện tượng Sắt đẩy Đồng khỏi dung dịch cupơrôzơ đồng là vì đồng có sẵn trong dung dịch chứ không phải sắt biến thành đồng như phần đông các nhà hóa học lúc đó quan niệm. Người kế tục Van Halmont hoàn thành bước ngoặt của thời kì Hóa y học là Sylvius và Tachenius.  F. Sylvius (1614 – 1672): Sylvius bác bỏ sự tồn tại của linh hồn tối cao để điều khiển quá trình dinh dưỡng và chỉ ra vai trò quan trọng của các dịch (nước bọt, dịch vị, dịch mật) trong quá trình dinh dưỡng. Ông còn phát triển lý thuyết Van Halmont về tính axit của dịch dạ dày và vai trò của men. Theo Sylvius quá trình thở giống quá trình cháy, phụ thuộc vào nhiệt độ và độ tinh khiết của không khí thở vào. Ông dùng rộng rãi các thứ thuốc chữa bệnh có tác dụng mạnh như: nitrat bạc, muối sunfat, muối thủy ngân như calomen (Hg2Cl2) và clorua thủy ngân (HgCl2), các muối atimon,… Sylvius cho rằng toàn bộ y học chỉ là hóa học thực hành và ngoài y học ông không thấy được ứng dụng nào khác của hóa học. Một trong những đại diện cuối cùng của trường phái Hóa y học là Otto Tachenius, học trò của Sylvius.  Otto Tachenius (1620 – 1699): Ông là người đầu tiên chỉ ra rằng muối là sản phẩm tác dụng giữa axit và kiềm. Ông viết: “mọi chất muối đều cấu tạo từ 1 axit và 1 kiềm nào đó,… và từ 2 nguyên lí phổ cập này (axit và kiềm) hình thành mọi vật thể của thế giới”. Tachenius đã dùng 1 số thuốc thử để xác định thành phần của các chất vô cơ, đồng thời tiến hành các thí nghiệm định lượng. Tachenius có thể được coi là một trong những người tham gia sáng lập môn “Hóa học phân tích”. Qua các tài liệu đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng tuy có những mặt hạn chế như các nhà Hóa y học vẫn tin vào quá trình biến đổi kim loại và lí thuyết giả kim thuật, bó hẹp mục tiêu của hóa học vào phục vụ y học nhưng các nhà Hóa y học cũng đã có nhiều đóng góp to lớn vào sự mở rộng hiểu biết về các chất hóa học cụ thể. IV. Hóa kĩ thuật: Nhu cầu ngày càng tăng về hóa phẩm tạo điều kiện xuất hiện những cơ sở sản xuất lớn và mở rộng buôn bán các hóa phẩm. Các ngành sản xuất axit, kiềm, các chất muối và nhiều chất trước đây chưa từng biết dần dần mở rộng quy mô. Với sự tăng nhu cầu về rượu, phương pháp chưng cất được cải tiến và nắm vững kĩ thuật, Điều kiện xã hội thay đổi và mức sống cao của giai cấp tư sản đang phát triển có tác dụng thúc đẩy sự phát triển nhiểu ngành sản xuất trong đó có ngành sản xuất xà phòng dựa trên phản ứng dùng kiềm xà phòng hóa chất béo. Hóa học phân tích phát triển, người ta đã biết 1 số phản ứng của các chất vô cơ xảy ra khi nung nóng dù rằng chưa thể giải thích được một cách đúng đắn. Vào TK XVII, xuất hiện nhiều nhà Hóa kĩ thuật xuất sắc có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình phát triển sản xuất hóa học và hóa học nói chung. Bernhard Palissy (1510 – 1589) là một trong những đại biểu đầu tiên của trào lưu hóa kĩ thuật thực nghiệm. Ông đã chế tạo được các loại men sứ đẹp có màu, tạo hình nổi hoa, lá,… trên đồ sứ. Iohann Rudolph Glauber (1604 – 1688) chữa thành công một số bệnh bằng sunfua antimon (Sb2S5) do chính ông điều chế Năm 1649, ông xây dựng phương pháp sản xuất giấm từ rượu vang và kali hidro tactrat. Các phương pháp điều chế axit vô cơ đặc và tinh khiết của Glauber có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển hóa học và công nghệ hóa học. Glauber nghiên cứu chi tiết sự tạo thành và thành phần của nhiều loại muối. Ông điều chế các loại muối clorua, sunfat, nitrat và kết luận rằng muối được cấu tạo từ 2 “nguyên tố” gốc là axit và kiềm. Glauber đã biết đến sự trung hòa, biết cách đánh giá độ mạnh tương đối của các axit bằng cách dựa vào khả năng đẩy lẫn nhau của các axit ra khỏi muối. Phản ứng giữa axit nitric với pôtát tạo thành diêm tiêu cho Glauber tìm ra có ý nghĩa thực tế to lớn. Những công trình hóa học của Glauber nói về lò triết học, cách phân tích và tổng hợp thuốc chữa bệnh, hóa khoáng vật, thuốc nhuộm, và nhiều vấn đề hóa kĩ thuật và hóa y học. Các tác phẩm của Glauber có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển công nghệ xản xuất hóa học và hóa học nói chung. Một số tác phẩm Hóa kĩ thuật thời đại phục hưng:  “Về nghệ thuật gốm và lợi ích của nó, về men và lửa” của Palissy (1580).  “Những lò triết học mới” (16481650) và “Các tác phẩm hóa học” của Glauber.  “Ba cuốn sách về nghệ thuật gốm” của Picônpaxô (1548).  “Tập hợp kiến thức về nghệ thuật nhuộm” của Rôxetti (1540).  “Ma thuật tự nhiên” của Poctơ (1558).  “Về nghệ thuật thủy tinh” của Nêri (1612). Những tác phẩm này có giá trị ở chỗ các tác giả đã xa rời mục tiêu hoang đường của giả kim thuật và gắn liền với hoạt động thực hành. Sự xuất hiện hàng loạt nhà kĩ thuật hóa học, luyện kim, hóa y học trong 2 thế kỉ 16 và 17 đã giải quyết nhiều vấn đề hóa học và kĩ thuật hóa học quan trọng có liên quan đến những biến đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế và xã hội châu Âu lúc này. Sự chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất công xưởng lớn, các nhà máy công nghiệp phát triển nhanh chóng trong đó có các nhà máy hóa học đánh dấu sự nảy sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa giữa lòng chế độ phong kiến. Mặt khác, hình thức “công xưởng lớn” cũng làm cho năng suất vượt năng suất của nền sản xuất thủ công cũ.

THỜI KÌ HÓA Y HỌC, HÓATHUẬT (ĐẦU TK XVI – GIỮA TK XVII) I Sự phát triển văn hóa khoa học Đây xem thời kì phục hưng văn hóa châu Âu Tôn giáo: Sang TK XVI, châu Âu bắt đầu trình thống tiểu vương quốc thành quốc gia lớn đồng thời với trình xu hướng muốn thoát ly khỏi sư ràng buộc giáo hội La Mã Lòng tham vô độ sống xa hoa Đức Giáo Hoàng, Hồng Y giới Cha cố cao cấp làm lòng tín đồ giáo sĩ cấp thấp dẫn đến phong trào đòi cải cách tôn giáo nổ hàng loạt nhằm chống lại ách áp chế thánh La Mã Những hoạt động tư theo hướng tự do, tiến bắt đầu nảy nở làm sống lại hoạt động trí tuệ xã hội châu Âu lúc Khoa học tự nhiên: Trong thiên văn học: 1542, Côpecnic lật nhào thuyết địa tâm Ptôlêmê nêu quan niệm vũ trụ, sau Brunô, Galilê, Kêple tiếp tục xây dựng sở thiên văn học, lúc xuất “thuyết nhật tâm” Toán học, học, vật lí học nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên khác đạt nhiều thành tựu xuất sắc Phương pháp thực nghiệm dần xâm nhập vào khoa học tạo cho khoa học sức sống Enghen nói: “Sự nghiên cứu thiên nhiên với tinh thần mẻ đạt tới mức phát triển khoa học có hệ thống toàn vẹn đối chọi lại với trực giác thiên tài triết gia Hi Lạp cổ đối chọi lại phát kiến người Ả Rập quan trọng xảy chặng hồi phần lớn mai đi…” Các lĩnh vực khác: Trong văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc lên trào lưu đề cao giá trị vai trò người, bảo vệ quyền sống người Về địa lí, có nhiều phát vĩ đại, Magellan tìm Thái Bình Dương chuyến chứng minh trái đất có hình cầu Ở Tây Âu, thành tựu lớn người trung quốc nghề in, làm thuốc súng cách chế địa bàn ngành kĩ thuật nước khác phát triển nhanh nghề làm thảm Pháp, Đức, nghề chế tạo thủy tinh, tiệp khắc, làm đồ sứ Pháp, Ý,… Toàn thành tựu phá vỡ chế độ phong kiến hình thành giới quan mới, giới quan giai cấp tư sản đối lập với triết học kinh viện Trung cổ II Sự phát triển công nghiệp luyện kim: Do phát triển nghề khai mỏ, luyện kim gia công kim loại thời kì phục hưng, đặc biệt TK XVI xuất số tác phẩm mô tả chi tiết quy trình công nghệ luyện kim Nhà kĩ thuật lớn Vannocio Biringuccio (1480 – 1539), người Ý, để lại tác phẩm “Kĩ thuật hỏa công” (“Pyrotechnia”), xuất năm 1540 Vênêxi “Kĩ thuật hỏa công” gồm 10 nêu nhiều tài liệu thực tế gia công kim loại, kĩ thuật đúc, cách đúc tiền, cách phân tích thử, cách làm gương kim loại,….ngoài có mô tả lò nầu nóng chày, máy móc, trình đúc vật lớn súng đại bác, chuông,… bể thổi không khí Cuốn thứ 10 nói riêng kĩ thuật hỏa công, cách chế thuốc súng chất cháy khác Biringuccio người nhận thấy kim loại tăng trọng lượng nung nóng không khí (quá trình gọi vôi hóa) Trong tác phẩm Biringuccio, tất tài liệu mô tả chất trình kĩ thuật kinh nghiệm thực hành ông, “Kĩ thuật hỏa công” phản ánh thành tựu mà Hóathuật ngành kĩ thuật khác đạt vào đầu TK XVI Sau Biringuccio nhà bác học thầy thuốc Đức Georgius Agricola (1494 – 1555) Ông nghiên cứu sâu sắc khoáng vật học, khai khoáng, luyện kim, đến cuối đời ông viết tác phẩm “12 sách kim loại” (“De re Metallica Libri XII”) Cuốn sách đời sau ông năm Cuốn sách có ý nghĩa lịch sử to lớn giúp hình dung rõ rệt công việc khai khoáng chế hóa quặng TK XVI Thực tế sách hướng dẫn nghiêm túc cách phân tích hóa học kim loại quặng Ảnh hưởng cách mạng khoa học xâm nhập vào hóa học hình thành trào lưu phát triển song song hóa y học hóa kỹ thuật, hóa y học trào lưu Hóa y học: III Sự quay trở lại phương pháp chữa bệnh cổ kìm hãm phát triển y học bị thầy thuốc tiên tiến TK XVI phản đối người chống đối tích cực Theophrastus Paracelsus (1493 – 1541), thầy thuốc người Thụy Sĩ khởi đầu trảo lưu Hóa y học TK XVI  Theophrastus Paracelsus (1493 – 1541): Ông dùng nhiều chất vô làm thuốc chữa bệnh, lúc đầu bôi da, sau cho uống Về nguồn gốc kim loại Paracelsus theo quan điểm Vaxili Valentin coi thủy ngân, lưu huỳnh muối nguyên tố tạo thành kim loại Tuy nhiên khác với Valentin, ông mở rộng học thuyết nguyên tố (“tri prima”) cho thể sống ông bác bỏ quan niệm cũ Aristot nguyên tố hợp thành thể Paracelsus đưa lý thuyết hóa học ông chức thể Theo thuyết này, bệnh tật liên quan đến rối loạn trình hóa học thể vi phạm quan hệ cân nguyên tố tạo thành thể Ông cho bệnh sốt bệnh dịch hạch dư lưu huỳnh thể, dư thủy ngân mắc bệnh liệt, dư muối bị đau dày bị phù Ông biết cách nhận biết chất có lẽ ông người mô tả tính chất Kẽm Paracelsus coi tính chất quan trọng kim loại tính rèn nên ông chia kim loại thành kim loại nửa kim loại Ông nhận thấy công dụng hóa học phục vụ y học ông khẳng định: “Mục đích chân hóa học điều chế vàng mà chế thứ thuốc để chữa bệnh” Cống hiến lớn Paracelsus ông hướng thầy thuốc ý đến thứ thuốc hóa học nghiên cứu hóa học cách nghiêm túc nhằm chế thuốc chữa bệnh Một nhà Hóa y học có tên tuổi vào cuối TK XVI đầu TK XVII Andreas Libavius  Andreas Libavius (1550 – 1616): Ông nghiên cứu hóa học theo quan điểm dùng chất có nguồn gốc khoáng vật để chữa bệnh Libavius để lại giáo trình hóa học nhan đề“Giả kim thuật” (xb 1597) trình bày kiến thức hóa học quan trọng nhà hóa học làm việc phòng thí nghiệm, thiết kế “phòng thí nghiệm hóa học lí tưởng” Libavius định nghĩa giả kim thuật nghệ thuật tách chất tinh khiết khỏi vật thể hỗn hợp Theo ông, giả kim thuật gồm phần “thao tác” phần “hóa học” Trong phần “thao tác” ông có nói điến phương pháp hòa tan, kết tủa, thăng hoa, nóng chảy, chưng cất… phần “hóa học” trình bày nhiều chất đơn giản cách chế hỗn hợp dùng để chữa bệnh Ông người xác định giống “dầu cupơrôzơ” (“rượu cupơrôzơ”) thu nung nóng phèn cupơrôzơ với “dầu lưu huỳnh” tạo thành đốt cháy lưu huỳnh với diêm tiêu Giáo trình Libavius dùng làm sách giáo khoa hóa học cho khoa y trường đại học sách hướng dẫn cho thầy thuốc thực hành thời gian dài Nhà Hóa y học tiếng thời với Libavius Johann Baptista van Halmont  Johann Baptista van Halmont (1577 – 1644): Ông sinh Brucxen (Bỉ), học thần học, y học nghiên cứu thuật Kabala (một thứ thuật bí hiểm) Về mặt lí thuyết hóa học, Van Halmont lần đặt vấn đề thành phần thực vật thể phức tạp Khi thảo luận nguyên tố - tính chất Aristoteles, Van Halmont kết luận coi chúng nguyên tố (vật thể đơn giản) ông lấy ví dụ nguyên tố “lửa”, coi lửa chất độc lập mà bị nung nóng Ông cho nguyên tố nhà giả kim thuật lưu huỳnh, thủy ngân muối hợp phần đơn giản thực vật thể phức tạp chứng minh có mặt chúng vật thể Bằng thí nghiệm ông kết luận nước thành phần thể động vật thực vật Khi nghiên cứu thành phần khoáng vật phức tạp, Van Halmont đến kết luận quan trọng thành phần dung dịch muối muối rắn Theo Van Halmont, hòa tan Bạc “nước mạnh” (axit nitric) không chất mà thay đổi dạng Khi khảo sát tượng đồng kết tủa bề mặt mảnh sắt đặt dung dịch cupơrôzơ đồng, ông bác bỏ ý kiến cho Sắt biến thành Đồng Lần có lời dẫn đắn cho nhà hóa học thực chất tượng trình hóa học theo hướng tìm kiếm thành phần đơn giản vật thể phức tạp Khi nghiên cứu giải thích trình xảy thể sinh vật, Van Halmont quan tâm đến sản phẩm khí lên men người đưa khái niệm “khí” (gas) vào khoa học Van Halmont có hiểu biết chi tiết đắn khí CO2 ông thu khí đốt cháy than gỗ, sản phẩm lên men rượu, ông phát dày Nước khoáng không khí hang động ông điều chế khí cách cho axit tác dụng với đá vôi pôtát Ông gọi khí CO2 “khí gỗ” (gas silvestris) hay “khí than” (gas carbonum) Các công trình nghiên cứu Van Halmont chất khí đặt sở cho phát triển hóa học chất khí mà sau gọi Hóa học khí (pneumatic chemistry) Ông người lịch sử khoa học tự nhiên nêu vai trò quan trọng chất lên men lên men trình xảy thể sống  Trong số nhà Hóa y học, Daniel Sennert (1572 – 1637?) làm sống lại thuyết nguyên tử nhà triết học cổ Hi Lạp Theo ông, nguyên tố Aristoteles cấu tạo từ nguyên tử  Angeli Sala (1576 – 1637?), thầy thuốc cung đình phục vụ nhà quý tộc châu Âu nhà Hóa y học tiếng Ông cho axit nitric thu từ diêm tiêu axit sunfuric đẩy Ông giải thích đắn tượng Sắt đẩy Đồng khỏi dung dịch cupơrôzơ đồng đồng có sẵn dung dịch sắt biến thành đồng phần đông nhà hóa học lúc quan niệm Người kế tục Van Halmont hoàn thành bước ngoặt thời kì Hóa y học Sylvius Tachenius  F Sylvius (1614 – 1672): Sylvius bác bỏ tồn linh hồn tối cao để điều khiển trình dinh dưỡng vai trò quan trọng dịch (nước bọt, dịch vị, dịch mật) trình dinh dưỡng Ông phát triển lý thuyết Van Halmont tính axit dịch dày vai trò men Theo Sylvius trình thở giống trình cháy, phụ thuộc vào nhiệt độ độ tinh khiết không khí thở vào Ông dùng rộng rãi thứ thuốc chữa bệnh có tác dụng mạnh như: nitrat bạc, muối sunfat, muối thủy ngân calomen (Hg2Cl2) clorua thủy ngân (HgCl2), muối atimon,… Sylvius cho toàn y học hóa học thực hành y học ông không thấy ứng dụng khác hóa học Một đại diện cuối trường phái Hóa y học Otto Tachenius, học trò Sylvius  Otto Tachenius (1620 – 1699): Ông người muối sản phẩm tác dụng axit kiềm Ông viết: “mọi chất muối cấu tạo từ axit kiềm đó,… từ nguyên lí phổ cập (axit kiềm) hình thành vật thể giới” Tachenius dùng số thuốc thử để xác định thành phần chất vô cơ, đồng thời tiến hành thí nghiệm định lượng Tachenius coi người tham gia sáng lập môn “Hóa học phân tích” Qua tài liệu trình bày trên, thấy có mặt hạn chế nhà Hóa y học tin vào trình biến đổi kim loại lí thuyết giả kim thuật, bó hẹp mục tiêu hóa học vào phục vụ y học nhà Hóa y học có nhiều đóng góp to lớn vào mở rộng hiểu biết chất hóa học cụ thể IV Hóa kĩ thuật: Nhu cầu ngày tăng hóa phẩm tạo điều kiện xuất sở sản xuất lớn mở rộng buôn bán hóa phẩm Các ngành sản xuất axit, kiềm, chất muối nhiều chất trước chưa biết mở rộng quy mô Với tăng nhu cầu rượu, phương pháp chưng cất cải tiến nắm vững kĩ thuật, Điều kiện xã hội thay đổi mức sống cao giai cấp tư sản phát triển có tác dụng thúc đẩy phát triển nhiểu ngành sản xuất có ngành sản xuất xà phòng dựa phản ứng dùng kiềm xà phòng hóa chất béo Hóa học phân tích phát triển, người ta biết số phản ứng chất vô xảy nung nóng chưa thể giải thích cách đắn Vào TK XVII, xuất nhiều nhà Hóathuật xuất sắc có ảnh hưởng rõ rệt đến trình phát triển sản xuất hóa học hóa học nói chung Bernhard Palissy (1510 – 1589) đại biểu trào lưu hóathuật thực nghiệm Ông chế tạo loại men sứ đẹp có màu, tạo hình hoa, lá, … đồ sứ Iohann Rudolph Glauber (1604 – 1688) chữa thành công số bệnh sunfua antimon (Sb2S5) ông điều chế Năm 1649, ông xây dựng phương pháp sản xuất giấm từ rượu vang kali hidro tactrat Các phương pháp điều chế axit vô đặc tinh khiết Glauber có ý nghĩa lớn phát triển hóa học công nghệ hóa học Glauber nghiên cứu chi tiết tạo thành thành phần nhiều loại muối Ông điều chế loại muối clorua, sunfat, nitrat kết luận muối cấu tạo từ “nguyên tố” gốc axit kiềm Glauber biết đến trung hòa, biết cách đánh giá độ mạnh tương đối axit cách dựa vào khả đẩy lẫn axit khỏi muối Phản ứng axit nitric với pôtát tạo thành diêm tiêu cho Glauber tìm có ý nghĩa thực tế to lớn Những công trình hóa học Glauber nói lò triết học, cách phân tích tổng hợp thuốc chữa bệnh, hóa khoáng vật, thuốc nhuộm, nhiều vấn đề hóathuật hóa y học Các tác phẩm Glauber có ảnh hưởng lớn đến phát triển công nghệ xản xuất hóa học hóa học nói chung Một số tác phẩm Hóathuật thời đại phục hưng:  “Về nghệ thuật gốm lợi ích nó, men lửa” Palissy (1580)  “Những lò triết học mới” (1648-1650) “Các tác phẩm hóa học” Glauber  “Ba sách nghệ thuật gốm” Picônpaxô (1548)  “Tập hợp kiến thức nghệ thuật nhuộm” Rôxetti (1540)  “Ma thuật tự nhiên” Poctơ (1558)  “Về nghệ thuật thủy tinh” Nêri (1612) Những tác phẩm có giá trị chỗ tác giả xa rời mục tiêu hoang đường giả kim thuật gắn liền với hoạt động thực hành Sự xuất hàng loạt nhà kĩ thuật hóa học, luyện kim, hóa y học kỉ 16 17 giải nhiều vấn đề hóa họcthuật hóa học quan trọng có liên quan đến biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế xã hội châu Âu lúc Sự chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất công xưởng lớn, nhà máy công nghiệp phát triển nhanh chóng có nhà máy hóa học đánh dấu nảy sinh phương thức sản xuất tư chủ nghĩa lòng chế độ phong kiến Mặt khác, hình thức “công xưởng lớn” làm cho suất vượt suất sản xuất thủ công cũ ... th y ngân calomen (Hg2Cl2) clorua th y ngân (HgCl2), muối atimon,… Sylvius cho toàn y học hóa học thực hành y học ông không th y ứng dụng khác hóa học Một đại diện cuối trường phái Hóa y học. .. Hóa học phân tích” Qua tài liệu trình b y trên, th y có mặt hạn chế nhà Hóa y học tin vào trình biến đổi kim loại lí thuyết giả kim thuật, bó hẹp mục tiêu hóa học vào phục vụ y học nhà Hóa y. .. tiêu hoang đường giả kim thuật gắn liền với hoạt động thực hành Sự xuất hàng loạt nhà kĩ thuật hóa học, luyện kim, hóa y học kỉ 16 17 giải nhiều vấn đề hóa học kĩ thuật hóa học quan trọng có liên

Ngày đăng: 10/05/2017, 07:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w