1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KTTruyen So lieu Chuong 8_9

36 623 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

CHƯƠNG 8 KỸ THUẬT GHÉP KÊNH Bất cứ khi nào khả năng của môi trường truyền dẫn liên kết giữa hai thiết bị lớn hơn nhu cầu truyền dẫn của các thiết bị, liên kết đó có thể được chia sẻ, điều này giống như một ống nước có thể phục vụ cho nhiều nhà cùng một lúc. Ghép kênh là các kỹ thuật cho phép truyền dẫn các tín hiệu phức tạp đồng thời qua một liên kết dữ liệu. Nhu cầu truyền dữ liệu ngày càng gia tăng. Chúng ta có thể đáp ứng sự gia tăng này bằng cách tiếp tục bổ sung các đường truyền riêng mỗi khi cần một kênh truyền dẫn mới hoặc là chúng ta có thể lắp đặt các đường liên kết có dung lượng cao hơn và sử dụng chúng để truyền các tín hiệu phức tạp. Công nghệ truyền dẫn ngày nay có môi trường truyền dẫn băng thông lớn, chẳng hạn như cáp đồng trục, cáp quang, vi-ba vệ tinh và vi-ba mặt đất. Các môi trường truyền dẫn này đều có khả năng truyền cao hơn nhu cầu trung bình của việc truyền tín hiệu. Nếu như khả năng truyền dẫn của một liên kết lớn hơn nhu cầu truyền dẫn của các thiết bị được kết nối với nó thì khả năng vượt quá của liên kết sẽ bị lãng phí. Một hệ thống đạt hiệu quả tối đa khi nó tận dụng được tất cả các khả năng có thể có. Công nghệ truyền dẫn hiện đại chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi các liên kết được chia sẻ. Hình 8.1 chỉ ra hai cách liên kết có thể thực hiện cho 4 cặp thiết bị. Trong hình 8.1a, mỗi cặp thiết bị có liên kết riêng của chúng. Nếu như khả năng truyền dẫn tối đa của mỗi liên kết không được tận dụng thì một phần khả năng truyền dẫn của liên kết đó sẽ bị lãng phí. Trong hình 8.1b, việc truyền dẫn giữa các cặp thiết bị được thực hiện ghép kênh, giống như 4 cặp thiết bị cùng chia sẻ một liên kết. 1. Many to one/one to many (Ghép nối nhiều thành một/Phân rã một thành nhiều) – Ghép nối/Phân rã Trong một hệ thống ghép kênh, nhiều thiết bị cùng chia sẻ một kết nối. Hình 8.1b chỉ ra khuôn dạng cơ bản của hệ thống ghép kênh. 4 thiết bị ở phía bên trái gửi các dòng dữ liệu của nó tới bộ ghép kênh (multiplexer - MUX) để ghép chúng thành một dòng dữ liệu đơn (many to one – ghép nối). Ở đầu nhận, dòng dữ liệu được cung cấp cho bộ phân kênh (demultiplexer - DEMUX) để phân tách dòng dữ liệu thành các dòng dữ liệu cấu thành (one to many – phân rã) và gửi chúng đến thiết các bị nhận tương ứng. Thuật ngữ “path” ám chỉ một liên kết vật lý (physical link) Thuật ngữ “channel” ám chỉ một phần của liên kết vật lý (path) mà nó thực hiện việc truyền dẫn giữa hai thiết bị. Một path có thể có nhiều chanel (Hình 8.2). Có 3 kỹ thuật ghép kênh cơ bản: + Ghép kênh phân tần (FDM) + Ghép kênh phân thời (TDM), được chia thành TDM đồng bộ và TDM không đồng bộ. + Ghép kênh phân chia theo độ dài của bước sóng (WDM) Hình 8.1 đồ ghép kênh Hìn 8.2. Các hỹ thuật ghép kênh 2. Ghép kênh phân tần (FDM) DMF là kỹ thuật tương tự có thể được ứng dụng khi băng thông của liên kết lớn hơn băng thông kết hợp của các tín hiệu được truyền. Trong FDM, tín hiệu được sinh ra mỗi khi thiết bị gửi điều chế các tần số mang khác nhau. Các tín hiệu đã điều chế sau đó được kết hợp thành một tín hiệu đơn có thể truyền đi qua một link. Các tần số mang được phân chia theo băng thông sao cho phù hợp với tín hiệu đã điều chế. Băng thông được chia thành các kênh theo phạm vi (range) để qua đó các tín hiệu khác nhau có thể đi qua. Các kênh phải được phân tách bởi các dải băng thông không bao giờ được sử dụng (gọi là dải bảo vệ - guard band) để ngăn cản sự chồng lấp giữa các tín hiệu. Ngoài ra, các tần số mang không được làm nhiễu tần số dữ liệu gốc. Nếu các điều kiện trên không được tôn trọng có thể dẫn đến các lỗi truyền dẫn nghiêm trọng. Hình 8.3 minh họa khái niệm FDM. Trong minh họa này, liên kết vật lý được chia thành 3 phần, mỗi phần biểu diễn một kênh. Hình 8.3 Phương pháp ghép kênh FDM Quá trình xử lý FDM: Hình 8.4 minh họa về mặt thời gian kỹ thuật xử lý ghép kênh. FDM là một quá trình xử lý tương tự mà chúng ta đã minh họa thông qua hệ thống điện thoại. Mỗi một điện thoại sinh ra một tín hiệu trong dải tần giống nhau. Trong bộ ghép kênh, các tín hiệu giống nhau được điều chế thành các tần số mang khác nhau (f 1 , f 2 và f 3 ). Sau đó các tín hiệu đã điều chế được kết hợp thành một tín hiệu hỗn hợp để truyền đi qua một liên kết có băng thông phù hợp. Hình 8.4 Xử lý ghép kênh FDM theo thời gian Hình 8.5 minh họa về mặt tần số khái niệm FDM (lưu ý rằng trong trường hợp này trục hoành biểu diễn tần số chứ không phải biểu diễn thời gian, và tại mỗi thời điểm có 3 tần số tồn tại trong băng thông). Trong FDM, các tín hiệu được điều chế thành các tần số mang riêng biệt (f 1 , f 2 và f 3 ) sử dụng kỹ thuật điều chế AM hoặc FM. Hình 8.5 Xử lý ghép kênh FDM (biểu diễn theo tần số) Cần lưu ý rằng, để sử dụng liên kết vật lý hiệu quả, chúng ta cần thêm băng thông mở rộng (gọi là dải bảo vệ) để phân tách các kênh. Phân kênh Bộ phân kênh sử dụng các bộ lọc để phân tích các tín hiệu đã được ghép kênh thành các tín hiệu đã cấu thành nó, sau đó các tín hiệu này được truyền tới bộ giải điều chế để thực hiện việc phân tách thành tín hiệu gửi và truyền tới các thiết bị nhận. Hình 8.6 minh họa về mặt thời gian kỹ thuật ghép kênh FDM, xem 3 điện thoại như là các thiết bị truyền thông. Hình 8.7 minh họa về tần số kỹ thuật ghép kênh FDM. Hình 8.5 Xử lý phân kênh FDM (biểu diễn theo thời gian) Hình 8.7 Xử lý phân kênh FDM (biểu diễn theo tần số) 8.3. Ghép kênh theo phân chia bước sóng (WDM) Về mặt khái niệm, WDM cũng tương tự như FDM ngoại trừ quá trình ghép kênh và phân kênh sẽ xử lý các tín hiệu ánh sáng được truyền dẫn qua các kênh quang học. Ý tưởng là giống nhauL chúng ta kết hợp các tín hiệu có tần số khác nhau. Tuy nhiên có sự khác nhau la các tần số ở đây rất cao. Hình 8.8 đưa ra minh họa về khái niệm ghép kênh và phân kênh. Mặc dù ý tưởng ghép kênh rất đơn giản nhưng về mặt kỹ thuật thuật thì rất phức tạp. Chúng ta muốn kết hợp nhiều nguồn sáng thành một nguồn sáng ở bộ ghép kênh và phân tách chúng ở bộ phân kênh. Việc kết hợp và phân tách các nguồn sáng có thể dễ dàng thực hiện dễ dàng bằng lăng kính. Theo lý thuyết vật lý, lăng kính sẽ phân hướng chùm sáng dựa trên góc tới và tần số. Bằng cách sử dụng kỹ thuật này, bộ ghép kênh có thể được tạo ra để kết hợp các chùm sáng dầu vào, mỗi một chùm sáng chứa một dải tần số hẹp, thành một chùm sáng đầu ra có dải tần rộng hơn. Bộ phân kênh cũng có thể được tạo ra để xử lý theo tiến trình ngược lại. Hình 8.9 minh họa cho khái niệm này. Hình 8.8 Phương pháp ghép kênh WDM Hình 8.9 đồ ghép và phân kênh WDM 8.4 Kỹ thuật ghép kênh phân thời (TDM) Ghép kênh phân thời là kỹ thuật xử lý số, có thể ứng dụng khi tốc độ truyền dữ liệu trung bình lớn hơn tốc độ truyền dữ liệu yêu cầu bởi thiết bị gửi và nhận. Trong trường hợp này, nhiều truyền dẫn phức tạp có thể chiếm lĩnh một liên kết vật lý bằng cách chia nhỏ chúng và chèn vào các khe khác nhau. Hình 8.10 minh họa khái niện TDM. Hình 8.10 Phương pháp ghép kênh TDM Ghép kênh phân thời đồng bộ Trong ghép kênh phân thời đồng bộ, thuật ngữ “đồng bộ” có nghĩa khác với thuật ngữ đồng bộ sử dụng trong lĩnh vự truyền thông. Thuật ngữ “đồng bộ” ở đây có nghĩa là bộ ghép kênh phân chia các khe thời gian giống nhau cho mỗi một thiết bị tại tất cả các thời điểm không phân biệt và thiết bị đó có thực hiện truyền dẫn hay không. Ví dụ, khe thời gian A được gán cho thiết bị A, khi đó khe thời gian A sẽ không thể được sử dụng bởi các thiết bị khác. Tại mỗi thời điểm, thiết bị có khe thời gian tương ứng đã được phân sẽ cơ hội để gửi một phần dữ liệu của nó. Nếu như một thiết bị không thể thực hiện truyền dẫn hoặc không có dữ liệu để gửi thì khe thời gian của nó sẽ duy trì trạng thái rỗng. Frames Các khe thời gian được nhóm thành các frame. Mỗi một frame gồm một hoặc nhiều vòng khe thời gian hoàn chỉnh, bao gồm một hoặc nhiều khe dành cho từng thiết bị gửi (hình 8.11). Trong hệ thống có n đường vào, mỗi một frame có it nhất n khe, mỗi một khe được chỉ định để mang dữ liệu từ một đường vào xác định. Nếu tất cảc các thiết bị vào chia sẻ một liên kết (link) đang truyền dẫn cùng một tốc độ thì mỗi thiết bị sẽ có một khe thời gian trên một frame. Tuy nhiên, chúng ta có thể điều chỉnh tốc độ truyền. Thực hiện truyền dẫn với 2 khe thời gian/frame sẽ nhanh hơn 2 lần truyền dẫn với 1 khe thời gian/frame. Các khe thời gian được chỉ định ứng với một thiết bị sẽ chiếm cứ (nằm ở) vị trí giống nhau trong mỗi frame và tạo thành kênh của thiết bị đó. Trong hình 8.11, chúng ta đã chỉ ra bộ ghép kênh gồm 5 đường vào sử dụng kỹ thuật TDM đồng bộ. Trong ví dụ này, tất cả các đường vào đều có cùng tốc độ truyền, vì vậy số khe thời gian trên mỗi một frame sẽ bằng số đường vào. Hình 8.11 Ghép kênh phân thời đồng bộ TDM Interleaving – Kỹ thuật chuyển dịch luân phiên TDM đồng bộ có thể so sánh với một cái công tắc chuyển mạch quay cực nhanh. Khi mở công tắc ở phía trước của thiết bị, thiết bị đó có cơ hội gửi một số lượng dữ liệu xác định (x bits) trên đường truyền (path). Công tắc chuyển dịch từ thiết bị này đến thiết bị khác với tốc độ không đổi và theo một trật tự xác định. Kỹ thuật xử lý này gọi là interleaving. Interleaving có thể thực hiện theo bit, byte hoặc theo một đơn vị dữ liệu bất kỳ. Nói cách khác, bộ ghép kênh có thể nhận một byte từ mỗi thiết bị, sau đó lấy một byte khác từ mỗi thiết bị, vv,,, Trong hệ thống định sẵn, các đơn vị (units) interleaving sẽ luôn luôn có cùng kích thước. Hình 8.12 minh họa interleaving và cách xây dựng các frame. Trong ví dụ này, chúng ta dịch chuyển luân phiên việc truyền dẫn các ký tự khác nhau. Bộ ghép kênh sẽ interleaving các thông báo khác nhau và tổ chức chúng thành các frame trước khi gửi chúng lên đường truyền (link). Hình 8.12 Đồng bộ TDM, quá trình dồn kênh Ở bộ nhận, bộ phân kênh sẽ phân rã từng frame bằng cách rút trích lần lượt các ký tự. Khi ký tự được lấy ra khỏi frame nó sẽ được chuyển tới thiết bị nhận tương ứng (xem hình 8.13). Hình 8.12 Đồng bộ TDM, quá trình phân kênh Hình 8.12 và 8.13 đã chỉ ra những nhược điểm chính của kỹ thuật TDM đồng bộ. Bằng cách gán mỗi một khe thời gian ứng với một đường đầu vào (input line), thì khi các đường truyền không hoạt động đồng thời chúng ta sẽ có những khe thời gian rỗng, vấn đề này gây ra sự lãng phí lớn về tận dụng khả năng của đường truyền. Trong hình 8.12, chỉ có 3 frame đầu chứa đầy dữ liệu, 3 frame sau có 6 khe rỗng, có nghĩa là chúng ta đã lãng phí 6/24=1/4 khả năng của đường truyền. Framing bits – bit đồng bộ frame Bởi vì thứ tự khe thời gian trong hệ thống TDM đồng bộ không thay đổi giữa các frame nên chúng ta cần thêm một chút thông tin vào mỗi frame. ???? Thứ tự tiếp nhận báo cho bộ phân kênh chỗ để quản lý (điều khiển) từng khe thời gian do đó không cần đánh địa chỉ. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố có thể gây nên sự trái ngược nhau trong điều phối thời gian. Vì lý do này, người ta thường thêm vào đầu mỗi frame một hoặc nhiều bit đồng bộ. Những bit này, được gọi là “framing bit”, sau một mẫu, từ frame này tới frame khác, mà nó cho phép bộ phân kênh đồng bộ với dòng dữ liệu đến vì vậy nó có thể phân tách các khe thời gian chính xác. Trong phần lớn các trường hợp, thông tin đồng bộ này gồm 1bit/frame, hoán chuyển giữa 0 và 1 (01010101010) như chỉ ra ở hình 8.14 Hình 8.14 Khuân dạng bít Ví dụ về TDM đồng bộ Giả sử chúng ta có 4 nguồn vào trong một liên kết TDM đồng bộ, quá trình truyền dẫn sẽ truyền các ký tự được thực hiện theo cách dịch chuyển luân phiên. Nếu mỗi nguồn tạo ra 250 ký tự/giây và mỗi một frame mang một ký tự từ mỗi nguồn thì đường truyền dẫn (path) phải có khả năng mang 250 frame/giây (xem hình 8.15). Hình 8.15 Tính toán tốc độ truyền dữ liệu trong khung Nếu chúng ta giả sử rằng mỗ một ký tự gồm 8bits thì mỗi frame sẽ có 33 bits (32 bits dùng cho 4 ký tự + 1 framing bit). Như vậy mỗi thiết bị tạo ra 2000bps (250 ký tự x 8bps), do đó đường truyền (line) phải có khả năng mang 8250bps (250 frame x 33bit/frame). Bit Stuffing – Nhồi bit Như đã đề cập trong mục trước, chúng ta có thể kết nối các thiết bị có tốc độ truyền khác nhau để truyền dẫn theo kỹ thuật TDM đồng bộ. Ví dụ, thiết bị A sử dụng một khe thời gian, trong khi tốc độ truyền của thiết bị B sử dụng 2 khe thời gian. Số khe trong frame và các đường vào (input line) sẽ được gán cố định trong hệ thống, nhưng các thiết bị có tốc độ truyền khác nhau có thể kiểm soát số lượng khe khác nhau. Cần nhớ rằng chiều dài của khe thời gian là cố định. Do đó, về lý thuyết, để kỹ thuật này làm việc, tốc độ truyền dữ liệu khác nhau phải là bội số của nhau. Ví dụ, chúng ta có thể điều chỉnh một thiết bị truyền nhanh hơn các thiết bị khác 5 lần bằng cách gán cho nó 5 khe và gán cho các thiết bị khác 1 khe. Tuy nhiên chúng ta không thể điều chỉnh một thiết bị truyền nhanh hơn các thiết bị khác 5,5 lần bằng phương pháp này bởi vì chúng ta không thể đưa ½ khe vào trong frame. Khi tốc độ truyền giữa các thiết bị không phải là bội số của nhau, chúng ta vẫn có thể thực hiện việc truyền dẫn như cách chúng ta đã thực hiện bằng kỹ thuật “bit stuffing”. Trong kỹ thuật bit stuffing, bộ ghép kênh sẽ bổ sung các bit mở rộng (extra bit) vào dòng dữ liệu nguồn của thiết bị để đảm bảo mối quan hệ về mặt tốc độ giữa các thiết bị là bội số (nguyên) của nhau. Ví dụ, giả sử thiết bị A có tốc độ truyền nhanh hơn thiết bị B 2.75 lần, chúng ta có thể thêm một số bit để đảm bảo tỷ lệ về tốc độ truyền giữa 2 thiết bị là 3. Các bít mở rộng (extra) sẽ được loại bỏ bởi bộ phân kênh. Ghép kênh phân thời không đồng bộ Như chúng ta đã nghiên cứ ở phần trước, kỹ thuật TDM đồng bộ không bảo đảm tận dụng hết khả năng của liên kết (link) được sử dụng. Bởi vì các khe thời gian được gán trước một cách cố định nên mỗi khi có thiết bị kết nối không truyền dẫn thì khe tương ứng của nó sẽ rỗng và do đó có nhiều đường dẫn (path) không sử dụng. Ví dụ, giả sử chúng có 20 máy tính ở đầu ra đã được ghép kênh trên một đường truyền đơn (single line). Sử dụng TDM đồng bộ, tốc độ của mỗi đường như vậy ít nhất cũng phải bằng 20 lần tốc độ của mỗi một đường vào (input line). Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như chỉ có 10 máy tính được sử dụng cùng lúc? Một nửa dung lượng đường truyền không được sử dụng! TDM không đồng bộ (TDM thống kê) được thiết kế nhằm tránh sự lã phí đã đề cập ở trên. Thuật ngữ “không đồng bộ” có nghĩa một cái gì đó khác trong kỹ thuật ghép kênh nghĩa là nó đề cập đến một lĩnh vực truyền thông khác. Ở đây có nghĩa là linh hoạt và không cố định. Giống như TDM đồng bộ, TDM không đồng bộ cho phép một số các đường vào (input line) có tốc độ truyền thấp ghép kênh thành một đường có tốc độ truyền cao hơn. Không giống như kỹ thuật TDM đồng bộ, trong kỹ thuật TDM không đồng bộ tốc độ truyền tổng thể của các đường vào có thể lớn hơn khả năng của đường truyền (path). Trong hệ thống đồng bộ, nếu có n đường vào, số khe thời gian trong frame là cố định và ít nhất bằng n. Trong hệ thống không đồng bộ, nếu chúng ta có n đường vào, mỗi frame sẽ chứa không quá m khe, m<n (xem hình 8.16). Theo cách này, TDM không đồng bộ hỗ trợ số đường vào giống như TDM đồng bộ với khả năng liên kết thấp hơn (link). Như vậy, với liên kết như nhau, TDM không đồng bộ hỗ trợ nhiều thiết bị hơn TDM đồng bộ. Hình 8.16 Đồng bộ TDM Số khe thời gian trong TDM không đồng bộ (m) dựa trên sự phân tích thống kê số lượng đường vào tham gia truyền dẫn tại thời điểm bất kỳ một cách hợp lý. Thay vì việc gán cố định trước các khe cho các đường vào, mỗi một khe sẽ khả dụng để các đường vào có dữ liệu gửi đi gắn vào. Bộ ghép kênh quét các đường vào và chấp nhận các khối dữ liệu cho đến khi frame đầy, sau đó nó truyền các frame qua liên kết. Nếu không có đủ dữ liệu để điền đầy các khe của frame, frame được truyền đi sẽ chỉ có một phần được lấp đầy, vì vậy khả năng liên kết đầy có thể không thể đạt 100%. Nhưng có thể phân phối các khe thời gian một cách linh hoạt (động), theo cặp với tỷ lệ số khe thời gian/số đường vào thấp hơn, điều này sẽ giảm đi sự lãng phí về khả năng của đường truyền rất lớn. Hình 8.17 minh họa hệ thống có 5 máy tính chia sẻ một liên kết dữ liệu sử dụng kỹ thuật TDM không đồng bộ. trong ví dụ này, kích thước frame có 3 khe. Hình vẽ cũng chỉ ra cách kiểm soát 3 mức truyền dẫn khác nhau. Trong trường hợp thứ nhất, chỉ có 3 trong 5 máy tính có dữ liệu gửi đi. Trong trường hợp thứ hai, có 4 đường gửi dữ liệu, nhiều hơn so với số khe/frame là 1. Trong trường hợp thứ 3 (về mặt thống kê hiếm khi xảy ra), tất cả các đường đều gửi dữ liệu. trong mỗi trường hợp, bôh ghép kênh quét các thiết bị theo thứ tự từ 1 đến 5, đổ dữ liệu vào các khe khi nó gặp dữ liệu cần gửi đi. Trong trường hợp thứ nhất, có 3 đường vào hoạt động tương ứng với 3 khe trong mỗi frame. Đối với frame thứ tư đầu tiên, đầu vào được phân bố đối xứng giữa tất cả các thiết bị truyền thông. Tuy nhiên, ở frame thứ 5, thiết bị 3 và 5 hoàn tất quá trình truyền của nó, nhưng thiết bị 1 vẫn còn 2 ký tự cần truyền đi. Bộ ghép kênh sẽ lấy ký tự A từ thiết bị 1, bỏ qua các thiết bị không truyền dẫn khác và quay trở lại thiết bị 1 để lấy nốt ký tự A cuối cùng. Không có đử dữ liệu để lấp đầy khe cuối cùng trong frame, bộ ghép kênh sẽ truyền frame thứ 5 chỉ có 2 khe có dữ liệu. Hệ thống TDM đồng bộ sẽ cần 6 frame (mỗi frame chứ 5 khe) để truyền tất cả dữ liệu, như vậy tổng số frame cần là 30. Nhưng thực tế chỉ có 14 khe có dữ liệu, do đó bỏ phí không sử dụng đường truyền mất hơn nửa thời gian. Với DTM không [...]... kênh 4Khz Mỗi hướng có tần số mang của riêng nó Hình 8.33 chỉ ra khái niệm của DMT với N kênh Các bit được khởi tạo từ nguồn và được truyền thông qua bộ chuyển đổi tuần tự - song song, nơi một khối N bit được chia thành N đường song song, mỗi một khối là 1 bit Các tín hiệu QAM hình thành từ mỗi một đường là tần số chộn cùng với kết quả được gửi trên đường truyền Hình 8.33 DMT Chuẩn ANSI định nghĩa tốc... bít đơn Tuy nhiên lỗi đơn bít có thể xảy ra nếu ta truyền dữ liệu dử dụng phương pháp truyền song song Ví dụ nếu 8 đường truyền được sử dụng để truyền cả 8 bit của một byte dữ liệu đồng thời Trong trường hợp đó nếu một đường truyền bị nhiễu, một bít có thể bị sai lệnh trong mỗi byte Ví dụ về truyền dữ liệu song song là trong máy tính giữa CPU và bộ nhớ 9.1.2 Lỗi đa bít Lỗi đa bít có nghĩa là có hai hay... quan trọng như nhau trong việc truyền dữ liệu trên mặt đất cũng như việc truyền sóng micro của vệ tinh Ngày nay các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại đang giới thiệu các dịch vụ khác mạnh mẽ hơn như ISDN, SONET hay ATM và chúng cũng dựa trên việc dồn kênh Những dịch vụ này sẽ được thảo luận trong các chương 16 – 20 8.6 Đường thuê bao số: DSL Một ví dụ của việc dồn kênh, phân kênh và điều chế là một công... tốc độ thay đổi bằng cách thay đổi chiều dài của khe thời gian Các trạm có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn có thể dùng khe thời gian lớn hơn Việc quản lý các trường có chiều dài thay đổi yêu cầu kiểm so t các bits được bổ sung vào phần đầu của mỗi khe thời gian để chỉ ra chiều dài của phần dữ liệu đến Các bits mở rộng này cũng làm gia tăng overhead của hệ thống và nó chỉ cũng chỉ hiệu quả đối với các... điều biến ở đây là DMT với một tốc độ bit từ 50 đến 55Mbps tải về và 1.5 đến 2.5Mbps tải lên 8.7 FTTC Cáp quang có rất nhiều lợi ích, chúng làm triệt tiêu tiếng ồn và cho khả năng dải thông cao Tuy nhiên so với các kiểu cáp khác, nó rất đắt Các công ty điện thoại và TV cáp đã đưa ra một phương thức gọi là FTTC (sợi truyền đến điểm hạn chế) để tận dụng sợi quang làm giảm phí tổn Cáp sợi quang là phương... máy gửi là một hệ thống không dùng được Ở bất cứ thời điểm nào, dữ liệu được truyền từ nguồn tới đích đều có thể bị sai lệnh Trong thực tế một phần nào đó của một thông điệp bị thay đổi là phần nhiều so với toàn bộ nội dung của dữ liệu bị thay đổi Có rất nhiều nguyên nhân gây lỗi, bao gồm cả nhiễu trên đường truyền, có thể làm thay đổi hoặc xoá một hay một số bít trong một đơn vị dữ liệu Một hệ thống... Các dịch vụ số Thời gian gần đây các công ty điện thoại bắt đầu đề nghị các khách hàng thuê bao sử dụng dịch vụ số Một lợi thế của dịch vụ số là nó ít bị ảnh hưởng của tiếng ồn và cũng ít bị nhiễu hơn so với các dịch vụ tương tự Một đường điện thoại hoạt động giống như một ăng ten và nó sẽ thu nhận tiếng ồn trong lúc truyền (bằng cả tương tự lẫn số) Trong việc truyền tương tự, cả tín hiệu và tiếng ồn... giữa CPU và bộ nhớ 9.1.2 Lỗi đa bít Lỗi đa bít có nghĩa là có hai hay nhiều bít bị thay đổi Lỗi đa bít xảy ra khá nhiều trong truyền nối tiếp khoảng thời gian tôn tại của nhiễu thường lớn hơn khá nhiều so với khoảng thời gian tôn tại của một bít, điều này có nghĩa là khi nhiễu ảnh hưởng tới dữ liệu, nó sẽ ảnh hưởng tới một tập các bít Số bít bị ảnh hường phụ thuộc vào tốc độ truyền và khoảng thời gian... Error) Thậm chí ngay cả khi chúng ta biết các kiểu lỗi có thể xay ra, liệu rằng chúng ta sẽ phát hiện ra lỗi khi chúng ta kiểm tra dữ liệu Nếu chúng ta có một bàn sao của dữ liệu được gửi đi để chúng ta so sánh, tất nhiên chúng ta sẽ phát hiện ra lỗi Những nếu chúng ta không có bàn sao của dữ liệu gốc thì sao? Chúng ta sẽ không thể phát hiện ra lỗi cho đến khi chúng ta giải mã tín hiệu và không thể khôi... đạt được mục tiệu 9.2.1 Phương pháp truyền dữ liệu dư thừa (Redundancy) Một trong những phương pháp dò lỗi sẽ thoả mãn các yêu cầu trên là truyền tất cả các đơn vị dữ liệu 2 lần Trạm nhận sau đó có thể so sánh từng cặp bít của 2 bàn của dữ liệu Bất cứ sụ khác biệt nào cũng sẽ được coi là một lỗi, và một cơ chế sửa lỗi tương ứng có thể được thiết lập Hệ thống này có thể coi là gần như chính xác tuyệt . nhau. Bảng 8. 2 mô tả E-lines và khả năng của chúng. Đường Tốc độ (Mbps) Kênh âm thanh E-1 2.0 48 30 E-2 8. 4 48 120 E-3 34.3 68 480 E-4 1 39. 264 192 0 *. Các. tiến trình ngược lại. Hình 8. 9 minh họa cho khái niệm này. Hình 8. 8 Phương pháp ghép kênh WDM Hình 8. 9 Sơ đồ ghép và phân kênh WDM 8. 4 Kỹ thuật ghép kênh phân

Ngày đăng: 30/06/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w