KIỂM TRA CỘT (VRC)

Một phần của tài liệu KTTruyen So lieu Chuong 8_9 (Trang 25 - 26)

DÒ TÌM VÀ SỬA LỖ

9.3. KIỂM TRA CỘT (VRC)

Phương pháp được sử dụng phổ biến và ít tốn kém nhất trong việc kiểm tra lỗi là VRC, hay còn gọi là phương pháp kiểm tra chẵn lẻ. Trong phương pháp này, một bít được thểm vào, còn gọi là bít chẵn lẻ, được thêm vào cuối mỗi đơn vị dữ liệu để mà tổng số bít 1 trong một đơn vị dữ liệu luôn là số chẵn.

Giả sử rằng, chúng ta muốn truyền một đơn vị dữ liệu ở dạng nhị phân 110001, tổng số bít 1 là 3 và là một số lẻ, trước khi truyền chúng ta đưa dữ liệu qua bộ tạo bít chẵn lẻ. Bộ tạo bít chẵn lẻ sẽ đếm số bít 1 trong dữ liệu và thêm bít chẵn lẻ vào, trong trường hợp này là bít 1. Tổng số bít 1 bay giờ là 4 và là một số chẵn. Hệ thống bây giờ sẽ truyền toàn bộ dữ liệu và cả bít mở rộng theo đường truyền mạng. Khi dữ liệu đến đích của nó, Trạm nhận đưa toàn bộ 8 bít dữ liệu vào bộ kiểm tra chẵn lẻ. Nếu trạm nhận nhận được 11100001, nó đếm số bít 1 và được một số chẵn, nó sẽ cho dữ liệu truyền qua. Nhưng nếu dữ liệu đã bị lỗi trong quá trình truyền, thay vì nhận được 11100001 trạm nhận lại nhận được 11100101. Khi đó bộ kiểm tra chẵn lẻ đếm số bít 1 và nhận được giá trị 5, đó là một số lẻ. Trạm nhận khi đó thay rằng đã có lỗi xảy ra ở một vị trí nào đó trong dữ liệu và sẽ huỷ bỏ toàn bộ đơn vị dữ liệu đó.

Hình 9.6 Phương pháp tra bít chẵn bằng VRC(Even parity VRC concept)

Chú ý rằng để cho đơn giản ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu phương pháp kiểm tra chẵn lẻ chẵn, tức là số bít 1 là một số chẵn. Một số hệ thống có thể sư dụng phương pháp kiêm tra chẵn lẻ - lẻ, tức là số bít 1 là một số lẻ. Về mặt nguyên tắc cũng hoàn toàn giống như vậy.

Khả năng:

VRC có thể phát hiện ra tất cả các lỗi đơn bít, nó cũng có thể phát hiện ra các lỗi đa bít miễn là số bít bị lỗi là một số lẻ. Tuy nhiên VRC không thể phát hiện ra các lỗi đa bít khi mà tổng số bít lỗi là một số chẵn.

Một phần của tài liệu KTTruyen So lieu Chuong 8_9 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w