1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

sinh 12 nc

4 303 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trường THPT Tiểu Cần Tổ Hóa – Sinh Ngày soạn: 09 – 9 - 2008 Tuần: 6 - Tiết: 12 Bài 12 QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP I - MỤC TIÊU BÀI HỌC - Trình bày được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của menđen. - Biết phân tích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của menđen. - Nêu được nội dung quy luật phân li độc lập của menđen. - Giải thích dược cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập. - Biết vận dụng công thức tổ hợp để giải thích tính đa dạng của sinh giới và các bài tập về QL di truyền. - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Phát triển kĩ năng phân tích kết quả thí nghiệm. * Nội dung trọng tâm của bài: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập. II - THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT Các tranh ảnh về phép lai hai cặp tính trạng và sơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập. III - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học : Ổn định trật tự, kiểm diện học sinh. 2. Kiểm tra kiến thức cũ : - Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình như thế nào? Phát biểu nội dung của quy luật phân li. - Giải thích cơ sở tế bào học của quy luật phân li. 3. Dạy bài mới: a. Mở bài GV: P (tc) : Hạt vàng,vỏ trơn x Hạt xanh, vỏ nhăn F 1 : Hạt vàng, vỏ trơn Yêu cầu HS xác định tỉ lệ các loại KH ở F 2 ? b. Các hoạt động dạy - học * Hoạt động 1: NỘI DUNG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài học Hoàn chỉnh bài tập HS đã làm Giải thích sự tương ứng và phân bố của hạt trong quả ở các thế hệ: - KH hạt vàng, vỏ trơn ở F 1 nằm trong quả của cây mẹ (P). - 4 KH của F 2 : hạt vàng, vỏ trơn; hạt vàng, vỏ nhăn; hạt xanh, vỏ trơn; hạt xanh, vỏ nhăn nằm đan xen ngay trong các quả của các cây F 1 . Yêu cầu HS phân tích các số liệu ở F 2 và rút ra nhận xét. ? Em có nhận xét gì về các KH Tự ghi nội dung thí nghiệm. Biết được các KH của F 1 và F 2 nằm ở đâu của thế hệ trước. Biết cách lập tỉ lệ riêng sự di truyền của từng cặp tính trạng: màu sắc hạt và dạng vỏ hạt. Từ đó rút ra nhận xét: tính trạng trội, tính trạng lặn, sự di truyền của 2 cặp tính trạng. Ở F 2 xuất hiện 2 KH khác P là: 1. Thí nghiệm: Lai thuận nghịch: P( TC) : Hạt vàng, vỏ trơn x Hạt xanh, vỏ nhăn F 1 : Hạt vàng, vỏ trơn : 100% F 1 : Hạt vàng, vỏ trơn x F 1 : Hạt vàng, vỏ trơn F 2 : 9 16 Hạt vàng, vỏ trơn: 3 16 Hạt vàng, vỏ nhăn: 3 16 Hạt xanh, vỏ trơn: 1 16 Hạt xanh, vỏ nhăn. Xét riêng từng cặp tính trạng ở F 2 : - Tỉ lệ:hạt vàng/hạt xanh = 3:1. Như vậy: hạt vàng là tính trạng trội (chiếm 3/4) còn hạt xanh là tính trạng lặn (chiếm 1/4) - Tỉ lệ:hạt trơn/hạt nhăn = 3:1. Như vậy: hạt trơn là tính trạng trội (chiếm 3/4) còn hạt nhăn là tính trạng lặn (chiếm 1/4) Các tính trạng màu sắc hạt và dạng vỏ hạt Giáo án Sinh học 12 (NC) GVBM: Nguyễn Văn Nâu Trường THPT Tiểu Cần Tổ Hóa – Sinh ở F 2 so với P? Người ta gọi các KH khác P ở F 2 là biến dị tổ hợp. ? BDTH là gì? ? Vai trò của BDTH ? Từ kết quả phân tích thí nghiệm trên, cho HS rút ra quy luật phân li độc lập. Yêu cầu HS trả lời lệnh mục I: Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên như thế nào? hạt vàng, nhăn và hạt xanh, trơn. BBTH là sự tổ hợp lại các cặp gen tương ứng của P qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. BDTH là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa. Dựa trên phân tích sự di truyền của từng cặp tính trạng trả lời. Menđen cho rằng: mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định. Các cặp nhân tố này đã phân li độc lập và tổ hợp tự do trong các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh đã chi phối sự di truyền và biểu hiện của các tính trạng tương phản qua các thế hệ. di truyền độc lập với nhau. * Xác suất xuất hiện mỗi KH ở F 2 bằng tích xác suất xuất hiện các tính trạng hợp thành nó. 2. Quy luật phân li độc lập: Khi lai cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai (hoặc nhiều) cặp tính trạng tương phản, di truyền độc lập với nhau thì xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F 2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó. 3. Giải thích: Các cặp gen phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử. * Hoạt động 2: CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài học Yêu cầu HS quan sát và phân tích hình 12 thông qua hệ thống câu hỏi: ? Mỗi bên P cho loại giao tử nào? ? Sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái cho F 1 có KG như thế nào? ? Vì sao F 1 đã tạo được 4 loại giao tử có tỉ lệ là 1/4 ? ? Sự kết hợp ngẫu nhiên của 4 loại giao tử đực với 4 loại giao tử cái của F 1 đã tạo ra tỉ lệ KG ở F 2 như thế nào? ? Có nhận xét gì về sự tương Quan sát hình 12 và trả lời các câu hỏi của GV đã đưa ra: P: cây mẹ (vàng, trơn) qua giảm phân cho một loại giao tử AB, cây bố (xanh, nhăn) cho giao tử ab (hai alen A và B, cũng như a và b nằm trên 2 NST tương đồng khác nhau). Sự thụ tinh của 2 loại giao tử này tạo ra cơ thể lai F 1 có KG là AaBb. Khi cơ thể lai F 1 giảm phân đã diển ra sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng (A và a đều có khả năng tổ hợp tự do như nhau với B và b) đã tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là: AB, Ab, aB, ab ở cả cơ thể cái và cơ thể đực. Sự kết hợp ngẫu nhiên của 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái của F 1 đã tạo ra 16 tổ hợp giao tử (hợp tử) với 9 loại KG ở F 2 là: 1/16 AABB : 2/16 AABb : 2/16 AaBB : 4/16 AaBb : 1/16 AAbb : 2/16 Aabb : 1/16 aaBB : - Mỗi cặp alen quy định một cặp tính trạng tương phản nằm trên một cặp NST tương đồng. Sở dĩ có sự di truyền độc lập của từng cặp tính trạng vì trong quá trình phát sinh giao tử của F 1 có sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng dẫn tới sự phân li độc lập của các cặp gen tương ứng tạo nên các loại giao tử khác nhau với xác suất ngang nhau. - Các loại giao tử này kết hợp ngẫu nhiên với xác suất ngang nhau trong thụ tinh tạo nên F 2. VD: Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của 2 cặp gen dị hợp AaBb ở F 1 đã tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là: AB, Ab, aB, ab. Sự kết hợp giữa 4 loại giao tử đực với 4 loại giao tử cái cho ra 16 tổ hợp giao tử ở F 2 ; trong đó có 9 KG với 4 KH theo tỉ lệ tương ứng là: - KG: 1/16 AABB + 2/16 AABb + 2/16 AaBB + 4/16 AaBb. KH: 9(A-B-) hạt vàng, vỏ trơn Giáo án Sinh học 12 (NC) GVBM: Nguyễn Văn Nâu Trường THPT Tiểu Cần Tổ Hóa – Sinh ứng giữa KG và KH ở F 2 ? Nếu HS trả lời chưa chính xác thì GV cần chính xác hóa lại; thậm chí có thể giải thích thêm cho HS hiểu rõ. (Trong cách viết trên, dấu gạch ngang (-) thay cho gen trội hoặc gen lặn vì thể đồng hợp về gen trội và thể dị hợp có chung một KH). Yêu cầu HS giải đáp lệnh (hãy nêu khái quát cơ sở tế bào học của QL phân li độc lập) và hoàn chỉnh lời giải. 2/16 aaBb : 1/16 aabb. 9 (A-B-) KH của A và B: hạt vàng, vỏ trơn 3 (A-bb) KH của A và b: hạt vàng, vỏ nhăn 3 (aaB-) KH của a và B: hạt xanh, vỏ trơn 1 aabb KH của a và b: hạt xanh, vỏ nhăn Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng và tổ hợp tự do của các NST không tương đồng trong quá trình giảm phân của F 1 đã đưa đến sự phân li độc lập của các cặp gen tương ứng. - KG: 1/16 AAbb + 2/16 Aabb KH: 3 (A-bb) hạt vàng, vỏ nhăn - KG: 1/16 aaBB + 2/16 aaBb KH: 3 (aaB-) hạt xanh, vỏ trơn - KG: 1/16 aabb. KH:1 hạt xanh, vỏ nhăn Như vậy: Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen. * Hoạt động 3: CÔNG THỨC TỔNG QUÁT Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh - Cho HS thực hiện lệnh mục III - Dẫn dắt HS xác định các thông số theo các mục trong bảng khi xét 1,2,3, … cặp tính trạng; suy ra công thức tổng quát. - Hoàn chỉnh, nhận xét, đánh giá. Nhấn mạnh: Sự di truyền độc lập là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự đa dạng về KG và phong phú về KH làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp ở những loài sinh sản hữu tính, tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho chọn giống và tiến hóa. Ý nghĩa của quy luật Menđen: Khi biết được tính trạng nào đó di truyền theo quy luật Menđen chúng ta có thể tiên đoán trước được kết quả lai. Thảo luận nhóm để hoàn thành bảng Báo cáo, góp ý. Số cặp gen dị hợp của F 1 Số lượng các loại giao tử của F 1 Tỉ lệ phân li KG ở F 2 Số lượng các loại KG ở F 2 Tỉ lệ phân li KH ở F 2 Số lượng các loại KH ở F 2 1 2 3 … n 2 1 2 2 2 3 … 2 n (1:2:1) 1 (1:2:1) 2 (1:2:1) 3 … (1:2:1) n 3 1 3 2 3 3 … 3 n (3:1) 1 (3:1) 1 (3:1) 1 … (3:1) n 2 1 2 2 2 3 … 2 n 4. Củng cố - Vì sao Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà lan di truyền độc lập với nhau? - Phát biểu quy luật phân li độc lập. - Giải thích cơ sở tế bào học của quy luật phân lo độc lập? Vì sao F 1 (AaBb) qua giảm phân tạo được 4 loại giao tử và F 2 có 9 KG? - Nêu điề kiện nghiệm đúng cho quy luật phân li độc lập của Menđen? - Nêu các điều kiện cần có để khi lai các cá thể khác nhau về hai tính trạng sẽ thu được đời con có tỉ lệ phân li KH xấp xỉ 9:3:3:1 ? - Làm thế nào để biết hai gen nào đó nằm trên hai NST tương đồng khác nhau nếu chỉ dựa trên kết quả của các phép lai? - Tại sao không thể tìm được hai người có KG giống hệt nhau, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng? - Cây có KG:AaBbCc khi tự thụ phấn sẽ cho bao nhiêu phần trăm đời con có KH trội về tất cả các tính trạng? IV – CHUẨN BỊ, DẶN DÒ - Học thuộc bài để trả lời được các câu hỏi và bài tập ở cuối bài. Giáo án Sinh học 12 (NC) GVBM: Nguyễn Văn Nâu Trường THPT Tiểu Cần Tổ Hóa – Sinh - Đọc trước bài 13 và soạn các lệnh của bài vào tập bài tập. Giáo án Sinh học 12 (NC) GVBM: Nguyễn Văn Nâu . Giáo án Sinh học 12 (NC) GVBM: Nguyễn Văn Nâu Trường THPT Tiểu Cần Tổ Hóa – Sinh - Đọc trước bài 13 và soạn các lệnh của bài vào tập bài tập. Giáo án Sinh. AaBb. KH: 9(A-B-) hạt vàng, vỏ trơn Giáo án Sinh học 12 (NC) GVBM: Nguyễn Văn Nâu Trường THPT Tiểu Cần Tổ Hóa – Sinh ứng giữa KG và KH ở F 2 ? Nếu HS trả

Ngày đăng: 30/06/2013, 01:27

Xem thêm: sinh 12 nc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w