1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Đặc điểm tục ngữ Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long

14 430 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 334,66 KB

Nội dung

- Tăng cường những hoạt động giới thiệu, phổ biến kho tàng tục ngữ Khmer đến với những người quan tâm, đặc biệt là sinh viên các chuyên ngành về văn học, văn hóa và ngôn ngữ, cụ thể là t

Trang 1

ĐBSCL Giúp người đọc có cái nhìn mới mẻ, đầy đủ, đúng đắn hơn về tục

ngữ Khmer ở ĐBSCL nói riêng, VHDG Khmer NB nói chung

7 Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chưa có điều kiện thực hiện khảo

sát và phân tích tục ngữ Khmer ở một số phương diện (nguồn gốc, nghĩa

của tục ngữ Khmer một cách toàn diện,…) Những nghiên cứu này là cần

thiết và có ý nghĩa cho việc xác định những đặc trưng thể loại tục ngữ

Khmer ĐBSCL cũng như góp phần mô tả bức tranh toàn diện, phong phú

của tục ngữ Khmer Hi vọng những vấn đề này sẽ được nghiên cứu sâu rộng

hơn ở những công trình tiếp theo

8 Với tình cảm yêu thích, hoạt động nghề nghiệp và chuyên môn, chúng tôi

có một vài kiến nghị:

- Tìm hiểu, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số ở

Việt Nam là một trong những chính sách và hướng đi khoa học đúng đắn

Kho tàng tục ngữ của người Khmer trong dân gian, trong các tài liệu cổ ở

các chùa Khmer còn rất nhiều Vì thế cần mở rộng phạm vi sưu tầm, biên

soạn để làm phong phú hơn kho tàng tục ngữ của dân tộc Khmer ở những

nghiên cứu tiếp theo Việc hoàn thiện hệ thống tư liệu tục ngữ Khmer này

phải được tiến hành trên các nguyên tắc và tiêu chí của khoa học chuyên

ngành

- Ngoài ra, để bảo tồn vốn di sản văn hóa dân gian phi vật thể của dân tộc

Khmer này, cần có những chính sách ưu đãi, bảo vệ, phát huy tài năng, tâm

huyết của các nghệ nhân dân gian Khmer, bảo vệ môi trường văn hóa dân

gian; làm cho những sáng tác dân gian ấy tiếp tục sống, vận động và phát

triển mạnh mẽ

- Tăng cường những hoạt động giới thiệu, phổ biến kho tàng tục ngữ Khmer

đến với những người quan tâm, đặc biệt là sinh viên các chuyên ngành về

văn học, văn hóa và ngôn ngữ, cụ thể là tăng cường xuất bản những ấn

phẩm về tục ngữ Khmer nói riêng, VHDG Khmer nói chung; bổ sung

những học phần, những giáo trình, chuyên đề về tục ngữ Khmer trong các

trường đại học, các Viện nghiên cứu,…

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ KIỀU TIÊN

ĐẶC ĐIỂM TỤC NGỮ KHMER Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Chuyên ngành: VĂN HỌC DÂN GIAN

Mã số: 62.22.01.25

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI – 2014

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học

Xã hội

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Văn

Nam

TS Phạm Tiết Khánh

Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Đức Ninh

Phản biện 2: GS.TS Lê Chí Quế

Phản biện 3: GS.TS Vũ Anh Tuấn

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng

chấm luận án cấp Học viện họp tại: 477 Nguyễn

Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

vào hồi……giờ……phút, ngày……tháng……….năm……

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

- Thư viện Quốc Gia Hà Nội

- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội

- Thư viện Trường Đại học Trà Vinh :

23

- Trong nghiên cứu nội dung, ngữ nghĩa của tục ngữ Khmer, chúng tơi đã

mơ tả bức tranh cuộc sống tự nhiên, con người, xã hội và văn hĩa Khmer muơn màu, muơn vẻ Trên thực tế, nền văn hĩa truyền thống Khmer NB mang đậm màu sắc bản địa và tơn giáo Đĩ là nền văn hĩa dân gian vẫn cịn dấu ấn của các yếu tố tín ngưỡng bản địa xa xơi phù hợp với nền văn hố nơng nghiệp và Phật giáo Vì thế, khi tìm hiểu VHDG Khmer NB nĩi chung, tục ngữ Khmer ĐBSCL nĩi riêng, chúng tơi đã liên hệ đến nền văn hĩa mang đậm màu sắc Phật giáo Phật giáo khơng chỉ cĩ chức năng tơn giáo mà cịn lưu lại những dấu ấn đặc trưng trong các loại hình văn hĩa dân gian Khmer, đặc biệt là trong tục ngữ Khmer Trên cơ sở đĩ, chúng tơi đã

mơ tả dấu ấn Phật giáo Nam tơng qua những triết lí cơ bản như: Tứ diệu đế; thuyết Nghiệp, trong đĩ nổi bật là tư tưởng nhân quả; vai trị của ngơi chùa; của chữ hiếu trong lối sống, trong tư tưởng đạo đức của người Khmer qua thể loại tục ngữ

- Trong nghiên cứu thi pháp, tác giả luận án đã chỉ ra những đặc điểm về kết cấu; vần, nhịp; về nghĩa biểu trưng;… của tục ngữ Khmer với những liên hệ tương đối với tục ngữ người Việt Các đặc điểm về hình thức nghệ thuật, các phép tắc cấu tạo về nội dung và hình thức của tục ngữ Khmer đã giúp chúng tơi xác định bản chất thẩm mỹ văn học của thể loại VHDG Khmer độc đáo này

- Tìm hiểu tục ngữ Khmer từ gĩc độ nội dung phản ánh và thi pháp khơng chỉ giúp chúng ta tìm ra những đặc điểm cơ bản và tồn diện của tục ngữ Khmer mà cịn trong định hướng tìm đến bản sắc văn hĩa, ngơn ngữ của dân tộc Khmer Từ những phương diện đĩ, tục ngữ Khmer đã khẳng định giá trị về nhiều mặt, những giá trị được đúc kết từ đời sống cộng đồng của dân tộc Khmer Bởi thế, luận án khơng chỉ cĩ ý nghĩa về mặt lý luận, về mặt khoa học và thực tiễn mà cịn cĩ ý nghĩa nhân văn sâu sắc

6 Chúng tơi hi vọng rằng, kết quả nghiên cứu này sẽ gĩp một phần nhỏ về phương diện lí luận, đề tài, phương pháp,… cho những nghiên cứu tục ngữ Khmer ở khía cạnh nội dung và thi pháp; gĩp phần quảng bá, bảo tồn và phát triển VHDG Khmer NB qua sự khẳng định giá trị của tục ngữ Khmer ở

Header Page 2 of 126.

Trang 3

các lá buông trong các ngôi chùa của mình Kho tư liệu ấy rất quý giá

nhưng việc tìm hiểu, nghiên cứu về nó theo chúng tôi còn quý giá hơn Đó

là quá trình khơi động mạch nước ngầm tinh tuý, chắt lọc những giọt nước

mát từ cội nguồn văn hóa dân tộc Khmer để dâng tặng cho đời

2 Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam mô tả tổng quan tình hình

nghiên cứu tục ngữ Khmer một cách hệ thống với những phân tích, đánh

giá, chứng minh cụ thể Lịch sử nghiên cứu tục ngữ Khmer ở Việt Nam

những năm gần đây đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trên một

số phương diện Trong đó phải kể đến những đóng góp về mặt tư liệu tục

ngữ Khmer từ hoạt động sưu tầm của các nhà nghiên cứu Chúng tôi trân

trọng ghi nhận và giới thiệu những thành tựu của các tác giả đi trước Tuy

nhiên, việc nghiên cứu tục ngữ Khmer chưa phải đã thực sự phong phú,

phản ánh đầy đủ những giá trị của tục ngữ Khmer Vì vậy, những nghiên

cứu tục ngữ Khmer trên các phương diện và phương pháp chắc chắn là chưa

dừng lại, còn nhiều vấn đề hứa hẹn sẽ thu hút nhiều hơn các nhà khoa học

3 Phần Phụ lục 1 luận án với 699 đơn vị tục ngữ Khmer, bao gồm cả văn

bản tiếng Khmer và tiếng Việt do tác giả luận án sưu tầm, biên soạn được

coi là đóng góp quan trọng về mặt tư liệu, về mặt thể loại với việc tách tục

ngữ Khmer khỏi thành ngữ Khmer so với các tài liệu trước đó Ngoài ra, về

mặt văn bản, kết quả nghiên cứu này còn cung cấp nguồn tư liệu quan trọng

cho những nghiên cứu về nội dung và thi pháp tục ngữ Khmer tiếp theo;

góp phần phục vụ cho việc học tập, giảng dạy; đồng thời làm phong phú

kho tàng tư liệu VHDG của dân tộc Khmer

4 Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thống kê các loại nghĩa, các đơn vị tục

ngữ Khmer mang dấu ấn Phật giáo; các kiểu kết cấu theo vế; các kiểu vần;

các loại hình ảnh thuộc thế giới tự nhiên, thế giới con người và thế giới vật

thể nhân tạo từ nguồn tư liệu tục ngữ Khmer sưu tầm làm cơ sở để chúng

tôi khám phá những đặc trưng về mặt nội dung, ngữ nghĩa, thi pháp của tục

ngữ Khmer

5 Tác giả luận án đã đi vào tìm hiểu nhiều khía cạnh bên trong của tục ngữ

Khmer với nhiều cách tiếp cận có tính chất liên ngành

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1 Nguyễn Thị Kiều Tiên (2012), “Tổng quan về văn học dân gian

Khmer Nam Bộ”, Tạp chí Đại học Sài Gòn, Số 8, tr 192-195

2 Nguyễn Thị Kiều Tiên (2012), “Hình ảnh con bò trong tục ngữ

Khmer”, Kỉ yếu Hội thảo “Lễ hội đua bò Bảy Núi, An Giang”, Cơ

quan đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch tại TP Hồ Chí Minh, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam và UBND tỉnh An Giang, tr

225-228

3 Nguyễn Thị Kiều Tiên (2013), “Yếu tố Phật giáo trong tục ngữ Khmer Nam Bộ”, Tạp chí Đại học Trà Vinh, Số 6, trang 46-49

4 Nguyễn Thị Kiều Tiên (2013), “Nhận diện tình hình nghiên cứu tục ngữ Khmer”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Số 12 (502), trang

103-111

5 Nguyễn Thị Kiều Tiên (2014), “Tìm hiểu nội dung tục ngữ Khmer (Qua so sánh với tục ngữ Việt), Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm

TP Hồ Chí Minh, số 55(98), trang 91-100

Trang 4

Tiểu kết Chương 3:

Về mặt thi pháp, chúng tôi tìm hiểu các yếu tố: vần, nhịp, cấu trúc câu, các phương thức xây dựng hình ảnh để góp phần biểu đạt nội dung của tục ngữ Khmer Ngoài sự tương đồng về các kiểu vần và nhịp (vần liền - vần cách, từ cách 2 đến cách sáu; nhịp cân đối - nhịp lệch), tục ngữ Khmer còn có kiểu vần cách tám mà tục ngữ Việt không có Bên cạnh đó, tục ngữ Khmer không có nhịp 1/1, 9/9 như tục ngữ Việt

Về mặt kết cấu, chúng tôi tìm hiểu kết cấu theo vế, kết cấu so sánh

và cấu trúc hình thức của tục ngữ Khmer Kết cấu 2 vế trong tục ngữ Khmer chiếm tỉ lệ cao nhất và kết cấu nhiều vế nhất trong nguồn tư liệu tục ngữ Khmer mà chúng tôi khảo sát là 6 vế Tục ngữ Khmer cũng có những dạng

so sánh cơ bản như tục ngữ người Việt, nhưng ở tục ngữ Khmer không có dạng so sánh bằng với từ so sánh “bằng” hiện diện trên văn bản Bên cạnh

đó, về cấu trúc tục ngữ Khmer, chúng tôi chia thành hai loại cấu trúc cơ bản

là đơn và phức Ngoài ra, chúng tôi còn đề cập đến các dạng cấu trúc đặc thù trong tục ngữ Khmer Về việc sử dụng từ ngữ, ngoài từ thuần Khmer, tục ngữ Khmer còn sử dụng tiếng Pali, Sanskrit

Bên cạnh đó, trong nghiên cứu thi pháp tục ngữ Khmer, qua nghiên cứu biểu trưng của hình ảnh thế giới tự nhiên, thế giới con người, thế giới vật thể nhân tạo, chúng ta đã hiểu thêm về đời sống lao động nông nghiệp, về tư tưởng tình cảm; mối quan hệ giữa người với người trong xã hội Khmer; tìm thấy nét đẹp của đời sống văn hóa, tâm tư tình cảm phong phú của người Khmer mộc mạc, giản đơn nhưng cũng rất chân thành, sâu sắc

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Tục ngữ Khmer là tài sản vô giá, là tinh hoa của dân tộc Khmer từ ngàn đời truyền lại và luôn được bồi đắp theo dòng chảy của thời gian Khi thực hiện chức năng xã hội của mình, tục ngữ Khmer đã phản ánh khá đầy đủ các khía cạnh của đời sống, từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần Tất

cả những khía cạnh ấy được ẩn dưới lớp vỏ ngôn ngữ có nguồn gốc từ chữ Brahmi còn xa lạ, mới mẻ, khó nhớ, khó đọc với nhiều người, ngay cả với người Khmer Vốn rất yêu quý nền văn học dân tộc từ những ngày đầu, người Khmer ở ĐBSCL đã gìn giữ những tài liệu cổ về văn học dân tộc trên

Header Page 4 of 126.

Trang 5

nhiên trong tục ngữ Khmer không chỉ phản ánh những kinh nghiệm, những

hiểu biết về thời tiết, về tự nhiên mà còn phản ánh những kinh nghiệm ứng

xử, nhận thức về cuộc đời của người nông dân Khmer

3.5.2.2 Hình ảnh thuộc thế giới con người

Thế giới con người là tổng thể nói chung hay một tập hợp thống

nhất những dấu hiệu thuộc “phạm vi” về con người Theo chúng tôi, đó là

những từ chỉ bộ phận cơ thể người, các điển cố, điển tích gắn với con người

và văn hóa Khmer Qua bảng khảo sát (Bảng 3, Phu lục 7), các bộ phận

“bụng/lòng/dạ”, “thân”, “miệng”, “tay”, “mắt” có tần số xuất hiện cao nhất

Ngoài các hình ảnh chỉ bộ phận cơ thể người, thế giới con người

nói chung và người Khmer nói riêng trong tục ngữ Khmer còn gắn đời sống

văn học, tín ngưỡng, tâm linh vừa gần gũi, vừa huyền bí Các lực lượng như

mặt trời, đất, mặt trăng,… có thể ban phước lành hoặc giáng tai họa xuống

cuộc sống của người Khmer Khi xuất hiện trong tục ngữ Khmer, các lực

lượng thiện, ác này đã góp phần làm phong phú kinh nghiệm sống, tình

cảm, đạo đức, của người Khmer

Ngoài ra, hình tượng “chằn” trong tục ngữ Khmer tượng trưng cho

cái xấu, cái ác, chuyên phá hoại, gây ra đau khổ cho con người

3.5.2.3 Hình ảnh thuộc thế giới vật thể nhân tạo

Theo chúng tôi, thế giới vật thể nhân tạo trong tục ngữ Khmer bao

gồm: đồ dùng cá nhân, dụng cụ sinh hoạt gia đình, công cụ lao động sản

xuất và các công trình kiến trúc của người Khmer

Trong tục ngữ Khmer, hình ảnh ngôi nhà biểu trưng cho một tài sản

quý giá nên phải được phải bảo vệ; phải cảnh giác, đề phòng trước những

âm mưu xấu xa Còn hình ảnh ngôi chùa dùng để biểu trưng cho chân lí,

cho lẽ sống mà mỗi con người phải phấn đấu làm theo

Ngoài nhu cầu tín ngưỡng, do nhu cầu của đời sống sinh hoạt

và sản xuất nông nghiệp mà các loại nông cụ thô sơ đã được người

nông dân Khmer chế tạo và sử dụng Trong đó chủ yếu là dao,

búa/rìu, cần câu,… Bên cạnh đó, trong tục ngữ Khmer, hình ảnh cánh

“diều”, cái “kaom”, chiếc xe bò,… mang những ý nghĩa biểu trưng

vừa gần gũi vừa sâu sắc

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Nghiên cứu tục ngữ Khmer để làm sáng rõ những vấn đề lí luận và thực tiễn của thể loại văn học dân gian đặc biệt này là một sự khẳng định chắc chắn cho vẻ đẹp muôn màu của tục ngữ Khmer

1.2 Ở Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng tụ cư lớn và ổn định của người Khmer từ những buổi đầu Nên có thể nói người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, văn hóa Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng mang những nét đặc trưng về văn hóa, văn học so với cộng đồng Khmer ở các khu vực khác

1.3 Việc nghiên cứu tục ngữ Khmer trước hết là để hiểu rõ hơn về những thành tựu văn học nghệ thuật vào buổi sơ khai của cộng đồng Khmer; về văn hóa Khmer; góp phần giới thiệu, tôn vinh nền văn hóa của dân tộc Khmer 1.4 Việc nghiên cứu tục ngữ Khmer trong những năm gần đây tuy được chú ý hơn nhưng chỉ đang dừng lại ở việc sưu tầm, biên soạn các đơn vị tục ngữ Do

đó, việc tìm hiểu tục ngữ trên các phương diện nội dung, thi pháp là hướng đi đúng; góp phần khai thác vốn văn học dân gian của dân tộc Khmer ở một bình diện mới; làm rõ thêm những nét đặc sắc của nền văn hóa Khmer

1.5 Kết quả nghiên cứu về tục ngữ Khmer sẽ giúp cho giáo viên, sinh viên và học sinh ở khu vực hiểu rõ hơn về văn học, ngôn ngữ của dân tộc Khmer; có thể vận dụng, học tập cách tư duy, cách diễn đạt mang bản sắc của người Khmer

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hóa các đơn vị tục ngữ Khmer để làm cơ sở cho việc phân tích, xác định những đặc điểm cũng như những giá trị đặc trưng về nội dung và thi pháp của tục ngữ Khmer trong kho tàng VHDG Khmer nói riêng, văn hóa Khmer nói chung

- Nghiên cứu xác định những kiến thức về văn hóa, xã hội, tôn giáo, của dân tộc Khmer từ nguồn kiến thức VHDG Khmer nói chung, tục ngữ Khmer nói riêng

- Giúp bản thân nói riêng, mọi người nói chung biết nhận xét, vận dụng và phổ biến tục ngữ Khmer trong cuộc sống hằng ngày, trong công tác,… một

Trang 6

2 cách thường xuyên và hiệu quả hơn

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khảo sát nguồn tư liệu về lịch sử, văn hóa, dân tộc Khmer vùng Đồng bằng

sông Cửu Long cũng như nguồn tư liệu về văn học dân gian Khmer để xác

định cơ sở hình thành hệ thống tục ngữ Khmer Đồng bằng sông Cửu Long

- Xác định cơ sở lí thuyết cần thiết cho nghiên cứu tục ngữ Khmer

- Đối chiếu phần dịch nghĩa tiếng Việt với nghĩa trong tiếng Khmer của các

đơn vị tục ngữ đã sưu tầm và tổng hợp được

- Thống kê phân loại tục ngữ Khmer theo nội dung để làm cơ sở dữ liệu cho

nghiên cứu những đặc điểm về nội dung và thi pháp tục ngữ Khmer

- Vận dụng những thành tựu của khoa nghiên cứu văn học dân gian, văn

hóa học và thi pháp học vào việc nghiên cứu thể loại tục ngữ Khmer

- Mô tả những đặc điểm về nội dung phản ánh, cấu trúc, vần, nhịp, hình ảnh

biểu trưng,… của tục ngữ Khmer

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án, về phía tục ngữ Khmer,

là 699 đơn vị từ quá trình sưu tầm điền dã Trong quá trình phân tích, ở

những nội dung cơ bản và hình thức chủ yếu, chúng tôi liên hệ sử dụng, so

sánh có tính chất tương đối với một số đơn vị tục ngữ Khmer, tục ngữ Việt

và tục ngữ Campuchia trong các tài liệu đã xuất bản ở Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Trong giới hạn luận án này, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu một số nội

dung cơ bản và hình thức chủ yếu của tục ngữ Khmer

- Phạm vi sưu tầm của chúng tôi giới hạn trong một số địa phương ở 4 tỉnh

Đồng bằng sông Cửu Long: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang

- Nguồn tư liệu về văn hóa Khmer, văn học dân gian Khmer, tục ngữ

Khmer được chúng tôi sử dụng trong luận án là những tư liệu được viết và

xuất bản bằng tiếng Việt ở Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp sưu tầm điền dã: Xác định và liên hệ các tổ chức,

cơ quan, cá nhân ở Đồng bằng sông Cửu Long để phỏng vấn, quan sát,

19 quy luật tự nhiên, xã hội qua những hình ảnh cụ thể, sinh động bằng các

biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa,…

3.5.2 Các hình ảnh mang nghĩa biểu trưng trong tục ngữ Khmer

Các chỉ số thống kê về hình ảnh biểu trưng của tục ngữ Khmer được

mô tả cụ thể trong Bảng 1, Phụ lục 7

3.5.2.1 Hình ảnh thuộc thế giới tự nhiên Thế giới tự nhiên theo chúng tôi là tất cả các hiện tượng, vật thể tự nhiên, động vật và thực vật

 Hình ảnh động vật:

Trong tục ngữ Khmer qua khảo sát, chúng tôi không thấy những

“rồng”, “phượng” mà hầu hết là những con vật nuôi: bò, trâu, chó,… và những con vật gắn với vùng đất của một thời khai hoang: voi, rắn, cọp/hổ, cá sấu,…

Hình ảnh các con vật có nghĩa biểu trưng được sử dụng trong tục ngữ có thể mang sắc thái biểu cảm âm tính hoặc dương tính Nhưng trong tục ngữ Khmer qua khảo sát hầu hết đều mang nghĩa âm tính Khi so sánh với tục ngữ người Việt, ở một số hình ảnh động vật cụ thể có sự khác nhau

về tần số xuất hiện; sử dụng các hình ảnh khác nhau nhưng cùng nghĩa biểu

trưng; hoặc sử dụng cùng hình ảnh nhưng nghĩa biểu trưng lại khác nhau

 Hình ảnh thực vật:

Trong tục ngữ Khmer, hình ảnh thực vật không chỉ phản ánh những kinh nghiệm sản xuất mà còn là những tín hiệu ngôn ngữ, văn hóa được kết tinh từ chính đời sống lao động, sinh hoạt của người Khmer

Qua hình ảnh cây lúa và các loại hoa màu, người Khmer đã gửi gắm những lời khuyên răn cho cách ứng xử, cho nhận thức đúng đắn về hiện

thực khách quan và thế giới nội tâm phức tạp của con người

Ngoài ra, có một số hình ảnh thực vật không có trong tục ngữ Khmer nhưng lại có trong tục ngữ người Việt Những hình ảnh thực vật được nhân dân Khmer lựa chọn mang dấu ấn đặc trưng của đời sống sinh

hoạt, văn hóa người Khmer và vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long

 Hình ảnh hiện tượng, vật thể tự nhiên:

Những hình ảnh tự nhiên được sử dụng chủ yếu trong tục ngữ Khmer là hình ảnh: nước, đất, rừng, mưa, gió, sông,… Các hình ảnh tự

Header Page 6 of 126.

Trang 7

năng thi pháp như êm tai, dễ nhớ mà còn có chức năng cú pháp và chức

năng biểu nghĩa Trong tục ngữ Khmer, việc chia nhịp để đọc các đơn vị tục

ngữ Khmer cũng rất đa dạng Phần lớn tục ngữ Khmer có nhịp cân đối,

nghĩa là ở cả hai vế có số âm tiết bằng nhau Ngoài ra, nhịp lệch sẽ tạo ra câu

có cấu trúc lệch, nghĩa là tạo ra số âm tiết không đều nhau ở hai vế của tục ngữ

3.4 Về việc sử dụng từ ngữ trong tục ngữ Khmer

Trong tục ngữ Khmer, bộ phận từ thuần Khmer chiếm vị trí quan

trọng Ngoài các từ thuần Khmer gắn với ngôn ngữ nói hằng ngày của

người Khmer thì tục ngữ Khmer còn sử dụng tiếng Pali, Sanskrit Điều này

xuất phát từ mối quan hệ lâu đời của tiếng Khmer với hai ngôn ngữ này

Các đơn vị tục ngữ Khmer có sử dụng một số từ Pali, Sanskrit thường mang

dấu ấn tín ngưỡng dân gian và tôn giáo của người Khmer

Bên cạnh đó, những lớp từ nguyên mang màu sắc ẩm thực, sinh

hoạt, sản xuất và tín ngưỡng tôn giáo của người Khmer cũng là một lớp từ

đáng chú ý trong tục ngữ Khmer

3.5 Hình ảnh biểu trưng trong tục ngữ Khmer

3.5.1 Những vấn đề chung về hình ảnh và nghĩa biểu trưng trong tục

ngữ Khmer

3.5.1.1 Hình ảnh trong tục ngữ

Các hình ảnh của sự vật, hiện tượng cụ thể, cá biệt trong quá trình

lao động sản xuất, quá trình sinh hoạt, ứng xử với các mối quan hệ được

phản ánh sinh động trong tục ngữ Khmer Những hình ảnh này, qua quy

luật sáng tạo và vận dụng của dân gian đã trở thành những hình ảnh khái

quát, phản ánh những triết lí nhân sinh sâu sắc của dân tộc Khmer

3.5.1.2 Nghĩa biểu trưng và các biện pháp tu từ trong tục ngữ

Biểu trưng là khái niệm quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong

các nền văn hóa Biểu trưng có nguồn gốc từ tiếng Latin (symbolus) nghĩa

là dấu hiệu

Về các biện pháp tạo nghĩa biểu trưng, mỗi dân tộc sẽ có sự ưu tiên

sử dụng một số thủ pháp tạo nghĩa cho tục ngữ Trong rất nhiều hình thức

tạo nghĩa và sức biểu hiện của ngôn ngữ nhằm phản ánh lối tư duy sáng tạo

độc đáo của dân tộc, thì nhân dân Khmer đã khái quát những chân lí, những

tham dự; tiến hành nghe, ghi chép, ghi âm; và biên soạn (chỉnh sửa, phiên

âm, dịch nghĩa) các đơn vị tục ngữ Khmer

 Phương pháp tiếp cận hệ thống: Trong nghiên cứu này, chúng tôi

xem tục ngữ Khmer là một chỉnh thể, mỗi bộ phận là một thành tố cấu thành nên chỉnh thể đó và sẽ được chúng tôi triển khai trong mối liên hệ hệ thống

 Phương pháp thống kê, phân loại: Tiến hành thống kê, phân loại

những công trình nghiên cứu tục ngữ Khmer theo từng vấn đề một cách hệ thống; Tập hợp, chọn lọc, sắp xếp những đơn vị tục ngữ Khmer sưu tầm theo những tiêu chí cụ thể về nội dung; Thống kê tần suất và tỉ lệ các loại nghĩa, các đơn vị tục ngữ Khmer mang dấu ấn Phật giáo; các kiểu kết cấu theo vế, các kiểu vần, các loại hình ảnh biểu trưng từ nguồn tư liệu tục ngữ Khmer

 Phương pháp phân tích – tổng hợp: Chúng tôi tiến hành phân

tích các đơn vị tục ngữ đã sưu tập để mô tả những đặc điểm về nội dung, thi pháp của tục ngữ Khmer Sau đó sẽ tổng hợp, kết hợp các yếu tố trên để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề đang nghiên cứu

 Phương pháp so sánh: So sánh những điểm tương đồng cũng như

khác biệt, những điểm đặc sắc, mới mẻ của các công trình nghiên cứu tục ngữ Khmer theo từng vấn đề; So sánh tục ngữ Khmer và tục ngữ Việt, tục ngữ Campuchia ở một vài tiêu chí nội dung, thi pháp để tìm những điểm tương đồng và dị biệt trong sáng tác dân gian của các dân tộc

 Phương pháp liên ngành: Luận án sử dụng những tri thức mang

tính liên ngành và đa ngành, như: ngôn ngữ, văn hoá,… để đi sâu tổng hợp, phân tích và lí giải các phép tắc cấu tạo về nội dung, hình thức, những đặc điểm văn hóa dân tộc Khmer trong tục ngữ Khmer

5 Đóng góp của luận án

 Về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung cho việc tìm hiểu

tục ngữ dân tộc Khmer ở bình diện nội dung và thi pháp Bên cạnh đó, luận

án còn giới thiệu, cung cấp nguồn tư liệu nghiên cứu và các đơn vị tục ngữ Khmer xét trên nhiều phương diện

 Về mặt thực tiễn: Góp phần bổ sung cũng như thúc đẩy việc sưu

tầm, nghiên cứu tục ngữ người Khmer Luận án còn là nguồn tư liệu tham khảo bổ ích cho những người có nhu cầu tìm hiểu tục ngữ Khmer

Trang 8

6 Bố cục luận án:

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận-Kiến nghị, danh mục Tài liệu tham

khảo, Phụ lục, phần Nội dung luận án gồm 03 chương

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long

1.1.1 Vấn đề tộc người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long

Từ thế kỉ X trở đi, với sự phát triển rực rỡ của triều đại Ăngko,

những người nông dân Khmer nghèo khổ trên đường tìm cách trốn chạy

nạn bóc lột và lao dịch hà khắc đã di cư về vùng châu thổ sông Cửu Long

với địa hình cư trú đầu tiên là những giồng cát lớn Từ thế kỉ XV trở đi, khi

đế chế Ăngko sụp đổ, người Khmer di cư đến Đồng bằng sông Cửu Long

ngày càng đông Từ đó, cùng với những đợt di cư tự nhiên từ cuối thế kỉ

XV, đầu XVI, người Khmer đã có mặt khá đông ở Đồng bằng sông Cửu

Long, tập hợp thành những đơn vị xã hội tự quản (Phum, Sóc) Về tên gọi

tộc người, người Khmer thường được gọi là: Cur, Cul, Cu Thổ, Việt gốc

Miên, Khơ-me K’rôm, ngày nay gọi là Khmer (Khơ-me)

1.1.2 Đặc điểm cư trú, sản xuất và xã hội của người Khmer ở Đồng bằng

sông Cửu Long

 Về đặc điểm cư trú:

Theo truyền thống, nơi người Khmer chọn định cư đầu tiên là

các vùng đất cao ở Nam Bộ, tạo thành các khu vực cư trú tập trung ở

Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang và rải rác ở một số nơi khác Ngoài

ra, người Khmer còn có tập quán cư trú gần sông rạch Hiện nay,

phần lớn người Khmer sống ở vùng sâu, vùng xa, ven sườn núi và

dọc theo các bờ biển, biên giới; một bộ phận sống dọc theo các trục

lộ giao thông, thị xã, thị trấn và các thành phố

 Về đặc điểm kinh tế - đời sống:

Nghề trồng lúa nước là hoạt động kinh tế chủ yếu của người

Khmer Nghề này chiếm số lượng khá lớn nguồn lao động người Khmer

Bên cạnh đó, đồng bào Khmer còn sống bằng nghề làm rẫy, trồng cây ăn

trái; nuôi trồng thủy hải sản; làm ruộng muối; làm dịch vụ; kinh doanh;…

17 bằng B” hoặc “A thua B, Dạng “A hơn B”; Liệt kê; So sánh thứ bậc; So sánh lựa chọn

Trong tục ngữ so sánh của người Khmer, các từ dùng để so sánh có thể được ẩn đi Ngoài ra, dạng so sánh bằng với từ so sánh “េស - bằng”, qua khảo sát không có trong tục ngữ Khmer, mà chỉ có dạng so sánh bằng với từ

so sánh “េស - bằng” được ẩn đi

3.1.3 Về cấu trúc của tục ngữ Khmer

Về mặt cấu trúc, tục ngữ Khmer có cấu trúc ngữ pháp là một câu

Trong đó, có cấu trúc một câu đơn và một câu phức

Ngoài ra, tục ngữ Khmer còn có kiểu câu ngắn gọn Câu không chủ ngữ hoặc không vị ngữ Kiểu câu này xuất hiện nhiều trong vốn tục ngữ Khmer Dạng tục ngữ có kiểu câu ngắn gọn có thể bắt đầu bằng một danh

từ, động từ, có khi là một tính từ

Bên cạnh đó, tục ngữ Khmer còn có những dạng thức đặc biệt: bắt

đầu bằng phụ từ phủ định កុំ (đừng); động từ chỉ ý chí khả năng kết quả ចង់ (muốn), តវ (phải); động từ hành vi េធ (làm), េចះ, ដឹងចិត (biết, biết tính);

3.2 Về vần của tục ngữ Khmer

Qua nguồn tư liệu về vần tục ngữ Khmer (Phụ lục 6), kết quả thống

kê cho thấy: vần cách (42.4%), vần liền (12.5%), vần hỗn hợp (10.5%),

không vần (34.6%)

Về vần cách, tục ngữ Khmer còn có hiện tượng vần cách một dạng chuỗi; cách hai dạng chuỗi; cách ba dạng chuỗi Ngoài ra, vần còn xuất

hiện ở một vế của những đơn vị tục ngữ hai vế và trong thế liên hoàn giữa

vế này với vế kia Kiểu gieo vần hỗn hợp trong tục ngữ Khmer chiếm tỉ lệ thấp nhất (10.5%) Bên cạnh các loại vần trên, khi xét về mặt cấu tạo, tục ngữ Khmer có loại vần tuyệt đối và vần tương đối

Ngoài ra, không phải mọi đơn vị tục ngữ đều có vần Tục ngữ Khmer với kiểu câu ngắn gọn hoặc phức không có hiện tượng gieo vần

(chiếm 34.6%) nhưng vẫn rất hay

3.3 Về nhịp của tục ngữ Khmer

Nhịp thể hiện qua sự tạm ngắt, ngừng khi nói và bắt nguồn từ sự cấu trúc hoá tục ngữ khi người ta sáng tạo ra nó Nhịp điệu không chỉ có chức

Header Page 8 of 126.

Trang 9

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TỤC NGỮ KHMER Ở ĐỒNG

BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1 Về kết cấu của tục ngữ Khmer

3.1.1 Kết cấu theo vế

Các số liệu thống kê về kết cấu của tục ngữ Khmer ở Phụ lục 5 cho

thấy, trong tục ngữ Khmer kết cấu 2 vế chiếm tỷ lệ cao nhất Dù chiếm tỉ lệ

nhỏ nhất nhưng kết cấu nhiều vế (nhiều nhất là 6 vế) cũng là dạng kết cấu

đáng quan tâm của tục ngữ Khmer

Kết cấu một vế là kết cấu tối giản hay một khuôn hình cơ bản bao

gồm một phán đoán hoặc một phát ngôn Cấu trúc tối giản nhất của một đơn

vị tục ngữ Khmer có ba âm tiết, nhưng dạng cấu trúc này rất ít Cũng có khi

cấu trúc một vế trong quan hệ so sánh bằng một hệ thống các tính từ đẳng

cấp (Tỉ hiệu đẳng cấp): ដូច (như), (là), ង (hơn), មិនេស (không bằng)

Phần lớn tục ngữ Khmer có kết cấu hai vế (chiếm 65.8%), trong đó

có nhiều đơn vị có cấu trúc hai vế cân đối

Trong tục ngữ Khmer, ở hình thức cấu trúc sóng đôi bộ phận, những

đối tượng được miêu tả ở hai vế có quan hệ phối hợp với nhau để góp phần

tạo nên một chỉnh thể hoàn chỉnh, trọn vẹn Hay có quan hệ lệ thuộc để lí

giải cho sự tồn tại mang tính tất yếu của hiện thực khách quan, của quan hệ

nhân – quả Hay chỉ quan hệ giữa cái được thụ hưởng và những hành động

tương ứng để bảo vệ cái đã được thụ hưởng; hay giữa cái đã làm, đã hành

động với dấu hiệu nhận biết nó

Bên cạnh đó, ngoài kết cấu cân đối trong các đơn vị tục ngữ có cấu

trúc hai vế thì tục ngữ Khmer còn có kết cấu lệch

Ngoài kết cấu một vế và hai vế (hai vế cân đối và hai vế lệch), tục

ngữ Khmer còn có kết cấu nhiều vế và mỗi vế có thể tách ra thành những

câu riêng biệt mà chức năng và ý nghĩa của chúng vẫn đảm bảo

3.1.2 Các kiểu kết cấu so sánh

So sánh là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo của tục ngữ nói chung

Tục ngữ so sánh chiếm tỷ lệ đáng kể trong vốn tục ngữ của dân tộc Khmer

Qua nghiên cứu của chúng tôi, tục ngữ Khmer có những dạng kết

cấu so sánh cơ bản sau: Dạng “A như B”; Dạng “A là B”; Dạng “A không

 Về đặc điểm xã hội:

Về tổ chức quản lí xã hội, người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long có cách tổ chức xã hội đặc thù với tính ổn định và bình đẳng cao Đó

là tổ chức dạng xã hội tự quản theo cơ chế quản lí lưỡng hợp Bên cạnh đó,

do nhu cầu tôn giáo, chùa Khmer cũng là một thiết chế xã hội không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần của người Khmer

1.1.3 Đặc điểm văn hóa của dân tộc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long

- Nền văn hóa Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thể hiện trên nhiều phương diện (văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần) và thể hiện rõ, tập trung nhất đặc trưng văn hóa của người Khmer Nam Bộ;

- Nền văn hóa chịu ảnh hưởng tín ngưỡng dân gian và tôn giáo đậm nét, nhất là ảnh hưởng của đạo Phật Nam tông;

- Môi trường sống và lao động gắn với nền nông nghiệp lúa nước, với sông rạch, với niềm tin Phật giáo đã hình thành nên tính thích nghi, ứng phó, năng động, cộng đồng, đạo đức, nghĩa tình,… của người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long;

- Văn hóa Khmer là văn hóa ứng xử giữa những người theo quan hệ huyết thống, hôn nhân,… và ràng buộc với nhau bởi phong tục lễ nghi mà ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa

Những đặc trưng này có tác dụng sâu rộng đến nền văn học dân gian Khmer nói chung và tục ngữ Khmer nói riêng:

- Là một bộ phận của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, vì vậy, nội dung phản ảnh, tư duy suy luận, lựa chọn hình ảnh, trong tục ngữ Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện rõ những nét văn hóa này

- Người Khmer vốn có tín ngưỡng dân gian riêng, cộng thêm một phần niềm tin

từ Ấn Độ giáo và đời sống gắn liền với Phật giáo nên trong tục ngữ Khmer có nhiều yếu tố mang đậm dấu ấn Phật giáo, Ba-la-môn giáo, tín ngưỡng dân gian

- Tiếng Pali – Sanskrit dù phổ biến phần lớn trong tầng lớp vua chúa, nhà sư, nhưng cũng đã để lại dấu ấn nhất định trong tục ngữ Khmer

1.2.Tình hình sưu tầm, tư liệu tục ngữ Khmer Đồng bằng sông Cửu Long

1.2.1 Tư liệu đã xuất bản

Trang 10

- Các công trình sưu tầm và biên soạn các đơn vị tục ngữ Khmer xuất bản

bằng tiếng Việt và tiếng Khmer ở Việt Nam hiện có 06 công trình Các tác

giả đã sắp xếp các đơn vị tục ngữ Khmer theo nội dung, theo trật tự phụ âm

tiếng Khmer hay không theo một trật tự nào cả

- Các đơn vị tục ngữ Khmer trong một số tài liệu được giữ nguyên văn, có

kèm dịch nghĩa, dịch thơ hay dùng tục ngữ người Việt có nghĩa tương ứng

để giải nghĩa Trong một số tài liệu, các đơn vị tục ngữ Khmer không có

phần nguyên bản tiếng Khmer mà chỉ có phần nghĩa tiếng Việt

- Ở một số trường hợp nhất định, chúng tôi sử dụng nguồn tư liệu này để

phân tích, liên hệ bổ sung trong việc xác định các giá trị nội dung và nghệ

thuật của tục ngữ Khmer

1.2.2 Tư liệu do tác giả sưu tầm

- Chúng tôi đã tiến hành sưu tầm những đơn vị tục ngữ Khmer ở Đồng bằng

sông Cửu Long bắt đầu từ tháng 4 năm 2012 Địa bàn sưu tầm của chúng

tôi gồm các địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống ở 4 tỉnh: Trà

Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang

- Đối tượng khai thác trong hoạt động sưu tầm của chúng tôi là người dân

Khmer có vốn tục ngữ Khmer

- Đối tượng sưu tầm là những đơn vị tục ngữ Khmer được lưu truyền trong

đời sống của người Khmer Sau khi thống kê, tổng hợp, biên soạn, chúng tôi

xây dựng, khái quát thành phần Phụ lục 1 và Phụ lục 2 với 699 đơn vị tục

ngữ Khmer bao gồm cả văn bản tiếng Khmer, phần dịch nghĩa tiếng Việt

- Chúng tôi đã thống kê phân loại nguồn tư liệu trên từ góc độ văn học;

đồng thời, nhập liệu chúng theo trật tự phụ âm tiếng Khmer chữ đầu Điều

này sẽ giúp chúng tôi loại bỏ những đơn vị trùng lặp

- Ngoài ra, trong quá trình thống kê, tổng hợp nguồn tư liệu, chúng tôi đã có

sự đối chiếu với các tư liệu tục ngữ Khmer đã xuất bản ở Việt Nam để qua đó

khẳng định tính khoa học, sự đóng góp của tác giả luận án về mặt tư liệu

1.3 Vấn đề khái niệm và tình hình nghiên cứu tục ngữ Khmer Đồng bằng

sông Cửu Long

1.3.1 Khái niệm tục ngữ Khmer

Các nhà nghiên cứu đã có những chú ý nhất định đến hình thức và

15 qua các nhà sư được xem như là một sức mạnh tinh thần, một nền tảng đạo đức, một luân lý sống ở thiện làm phước, một thế cân bằng cho mọi kiếp

đời về cái chết lý tưởng “mát mẻ dưới bóng bồ đề”

2.3.4 Phản ánh quan niệm về chữ hiếu

Hiếu là một phạm trù lớn của Phật giáo được dân gian tiếp thu một cách nhiệt thành Dù những đơn vị tục ngữ Khmer phản ánh nội dung này chiếm số lượng không lớn nhưng những gì được đề cập đến cũng đã phản ánh đầy đủ nét đẹp trong lối sống đạo đức của người Khmer

Trong quan niệm của người Khmer nói chung, tục ngữ Khmer nói

riêng, tu báo hiếu là một truyền thống tốt đẹp Thanh niên Khmer tu học đến

bậc Sa di là để đền ơn cha, đến bậc Tỳ khưu là để đền ơn mẹ Người xuất gia vẫn tận hiếu với cha mẹ nhưng không lễ bái mà cha mẹ phải hành lễ vì tuân thủ phép tắc của Tăng bảo, giữ nghiêm giới luật, đồng thời việc lễ lạy chỉ làm giảm phước đức của cha mẹ mình

Bên cạnh đó, trong tục ngữ Khmer, việc hiếu để với đấng sinh thành trong hiện tại còn quan trọng hơn cả việc cúng dường Và bất cứ những biểu hiện nào của sự bất hiếu cũng đi ngược lại với lời dạy của Đức Phật, của đạo lí làm người

Tiểu kết Chương 2:

Tục ngữ Khmer ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tổng kết kinh nghiệm của nhân dân về đời sống tự nhiên, gia đình, kinh nghiệm ứng xử trong cộng đồng xã hội Về vấn đề ngữ nghĩa, ở góc độ văn bản, nghĩa của tục ngữ mang tính trừu tượng, khái quát Tuy nhiên, như đã nói, tục ngữ gắn liền với lời ăn tiếng nói Chính trong môi trường vận dụng, do sự chi phối bởi các nhân tố ngôn ngữ, cách người sử dụng và tiếp nhận hiểu nghĩa tục ngữ, hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp, mục đích giao tiếp, mà nghĩa của tục ngữ trở nên cụ thể, sống động như chính sự vận động không ngừng của đời sống

Bên cạnh đó, về phương diện nội dung, tục ngữ Khmer Đồng bằng sông Cửu Long còn chịu ảnh hưởng lớn từ những triết lí Phật giáo Dấu ấn

của những giáo lý căn bản nhà Phật như: Tứ diệu đế, thuyết Vô ngã, thuyết Nghiệp (Karma), tư tưởng nhân quả, đã mang đến một diện mạo thú vị,

nhiều màu sắc tín ngưỡng cho nội dung của tục ngữ Khmer

Header Page 10 of 126.

Ngày đăng: 04/05/2017, 17:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w