1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Quy Hoạch hệ thống rừng đặc dụng việt nam

77 450 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Rừng đặc dụng được phân hạng thành: Vườn quốc gia (VQG), khu bảo tồn thiên nhiên (bao gồm khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn loài/sinh cảnh); khu bảo vệ cảnh quan (bao gồm rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh) và khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học (theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004).

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP

BÁO CÁO QUY HOẠCH HỆ THỐNG RỪNG ĐẶC DỤNG CẢ NƯỚC

ĐẾN NĂM 2020

Hà Nội, tháng 4 năm 2014

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH LỤC CÁC BẢNG BIỂU iv

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Sự cần thiết của quy hoạch 1

1.2 Những căn cứ lập quy hoạch 3

1.2.1 Căn cứ pháp lý 3

1.2.2 Căn cứ khoa học 4

1.3 Mục tiêu nhiệm vụ 5

1.4 Phạm vi và nội dung quy hoạch 5

1.4.1 Phạm vi quy hoạch 5

1.4.2 Nội dung quy hoạch 5

1.5 Sản phẩm quy hoạch 6

PHẦN 2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI,TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC 7

2.1 Điều kiện tự nhiên 7

2.1.1 Vị trí địa lý 7

2.1.2 Đặc điểm địa hình 7

2.1.3 Khí hậu, thuỷ văn 8

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 8

2.3 Hiện trạng tài nguyên rừng 9

2.3.1 Tình trạng suy giảm diện tích rừng còn diễn ra ở mức độ cao 9

2.3.2 Hành vi phá rừng trái pháp luật 10

2.3.3 Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng 11

2.3.4 Vận chuyển, chế biến gỗ, lâm sản trái pháp luật 11

2.3.5 Diện tích 3 loại rừng 11

2.4 Hiện trạng đa dạng sinh học rừng 12

2.5 Di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan 14

PHẦN 3 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG RỪNG ĐẶC DỤNG VIỆT NAM 16

3.1 Quá trình hình thành và phát triển hệ thống RĐD Việt Nam 16

3.1.1 Giai đoạn từ 1960 đến 1975 16

3.2.2 Giai đoạn 1975 - 1986 16

3.2.3 Giai đoạn từ 1987 đến nay 17

3.2 Những kết quả đạt được của Hệ thống RĐD Việt Nam 19

3.2.1 Chính sách luật pháp 19

3.2.2 Thể chế quản lý 19

Trang 3

3.2.3 Giá trị của hệ thống rừng đặc dụng 20

Tổng 20 3.2.4 Công tác nghiên cứu khoa học 22

PHẦN 4 HIỆN TRẠNG QUY HOẠCH HỆ THỐNG RĐD VIỆT NAM 25

4.1 Đánh giá công tác quy hoạch RĐD cả nước từ trước đến nay 25

4.2 Phân bố, diện tích, ranh giới các khu RĐD 25

4.2.1 Phân bố, diên tích 25

4.2.2 Thực trạng phạm vi ranh giới và tình hình sử dụng đất 26

4.3 Đánh giá công tác bảo tồn rừng đặc dụng 27

4.3.1 Bảo vệ các hệ sinh thái 27

4.3.2 Bảo tồn các nguồn gien động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm 27

4.3.3 Công tác bảo tồn ngoại vi 28

4.4 Hiện trạng về hệ thống và cơ cấu tổ chức 30

4.5 Hiện trạng cơ sở hạ tầng khu rừng đặc dụng 31

4.6 Hiện trạng đầu tư hệ thống rừng đặc dụng 34

4.6.1 Đầu tư từ ngân sách nhà nước 34

4.6.2 Hỗ trợ đầu tư quốc tế 36

4.6.3 Một số tồn tại về tình hình đầu tư hệ thống rừng đặc dụng 37

4.7 Những tồn tại và thách thức trong quản lý hệ thống RĐD 38

4.7.1 Pháp luật và cơ chế, chính sách 38

4.7.2 Ranh giới, diện tích và các vấn đề liên quan 39

4.7.3 Quy hoạch các phân khu chức năng 39

4.7.4 Áp lực về khai thác tài nguyên thiên nhiên 39

PHẦN 5: QUY HOẠCH HỆ THỐNG RỪNG ĐẶC DỤNG ĐẾN NĂM 2020 41

5.1 Quan điểm chỉ đạo 41

5.2 Nguyên tắc quy hoạch 41

5.3 Mục tiêu quy hoạch 42

5.3.1 Mục tiêu tổng quát 42

5.3.2 Mục tiêu cụ thể 42

5.4 Phương pháp quy hoạch 42

5.5 Tiêu chí quy hoạch 43

5.5.1 Tiêu chí xác lập các khu rừng đặc dụng 43

5.5.3 Bộ công cụ xác định rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVF) 45

5.6 Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020 46

5.6.1 Quy hoạch số lượng, diện tích khu rừng đặc dụng 46

5.7 Quy hoạch điều chỉnh diện tích rừng đặc dụng 53

5.8 Quy hoạch bổ sung mới và chuyển hạng một số khu RĐD 54

Trang 4

5.8.1 Quy hoạch bổ sung mới các khu RĐD 54

5.8.2 Quy hoạch chuyển hạng một số khu rừng đặc dụng 54

5.9 Hệ thống RĐD cả nước quy hoạch đến năm 2020 55

5.10 Quy hoạch phân cấp quản lý 55

5.11 Các giải pháp thực hiện quy hoạch 55

5.11.1 Thống nhất về thể chế quản lý 55

5.11.2 Nâng cao nhân thức, trách nhiệm trong công tác BTTN 56

5.11.3 Nâng cao hiệu quả quản lý 57

5.11.4 Giải pháp về tài chính 57

5.11.5 Giải pháp về chính sách 58

4.11.6 Nguồn lực cho quản lý hệ thống RĐD 58

5.12 Các chương trình,dự án ưu tiên 59

PHẦN 6: TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH 60

6.1 Tổ chức thực hiện 60

PHẦN 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

7.1 Kết luận 62

7.2 Kiến nghị 62

Trang 5

DANH LỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Số loài thực vật, động vật trên cạn và bậc phân hạng trong Sách đỏ Việt

Nam (năm 2007) 20

Bảng 2: Phân bổ các khu rừng đặc dụng theo vùng sinh thái 26

Bảng 3: Các khu RĐD là rừng thực nghiệm và nghiên cứu khoa học 29

Bảng 4 Hiện trạng cơ sở hạ tầng các Vườn quốc gia 32

Bảng 5: Danh mục các nguồn vốn đầu tư cho các khu RĐD 35

Bảng 6 Tiêu chí phân loại RĐD theo Nghị định số 117/2010/NĐ-CP 43

Bảng 7 Tiêu chí xếp hạng khu bảo tồn theo Luật ĐDSH 44

Bảng 8 Hệ thống rừng đặc dụng phân theo các hạng 47

Bảng 9 Phân bố hệ thống RĐD ở 8 vùng sinh thái trước và sau quy hoạch 47

Bảng 10 Quy hoạch các khu RĐD quốc gia vùng Tây Bắc 48

Bảng 11 Quy hoạch các khu RĐD quốc gia vùng Đông Bắc 49

Bảng 12: Quy hoạch các khu RĐD quốc gia vùng Đồng Bằng Bắc Bộ 49

Bảng 13 Quy họach các khu RĐD quốc gia vùng Bắc Trung Bộ 50

Bảng 14 Quy hoạch các khu RĐD quốc gia vùng Nam Trung Bộ 51

Bảng 15 Quy hoạch các khu RĐD quốc gia vùng Tây Nguyên 52

Bảng 16: Quy hoạch các khu RĐD quốc gia vùng Đông Nam Bộ 52

Bảng 17: Quy hoạch các khu RĐD quốc gia vùng Tây Nam Bộ 53

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KRVHLSMT Khu rừng Văn hóa, Lịch sử và Môi trường

Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát tiển Nông thônBTL/CQ Bảo tồn loài/cảnh quan

NCTNKH Khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học

RVHLSMT Rừng Văn hóa, Lịch sử và Môi trường

Viện ĐTQHR Viện Điều tra Quy hoạch Rừng

WWF Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế

Birdlife International Tổ chức Bảo tồn Chim Quốc tế

IUCN Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới

Trang 7

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết của quy hoạch

Rừng đặc dụng (RĐD) là một thuật ngữ được dùng từ giữa những năm

1980 để thay thuật ngữ “Rừng cấm” trước đây vẫn sử dụng trong ngành Lâmnghiệp Rừng đặc dụng là loại rừng được xác lập theo quy định của Luật Bảo vệ

và Phát triển rừng, có giá trị đặc biệt về bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinhthái rừng quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ ditích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợpphòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường

Rừng đặc dụng được phân hạng thành: Vườn quốc gia (VQG), khu bảotồn thiên nhiên (bao gồm khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn loài/sinh cảnh);khu bảo vệ cảnh quan (bao gồm rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắngcảnh) và khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học (theo Luật Bảo vệ và Pháttriển rừng năm 2004)

Vườn quốc gia là một loại rừng đặc dụng có vị trí và tầm quan trọng đặcbiệt đối với Quốc gia Vườn quốc gia có chức năng chung của rừng đặc dụngđồng thời có thể có một trong các chức năng chủ yếu là: bảo tồn và dự trữ thiênnhiên; khu bảo tồn loài - sinh cảnh; bảo vệ cảnh quan

Khu dự trữ thiên nhiên là khu vực có hệ sinh thái rừng hoặc có cả hệ sinhthái đất ngập nước, hệ sinh thái biển, ngoài các chức năng chung của rừng đặcdụng, được xác lập chủ yếu để bảo tồn bền vững các hệ sinh thái tự nhiên

Khu bảo tồn loài, sinh cảnh là khu vực có hệ sinh thái rừng hoặc có cả hệsinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái biển, ngoài các chức năng chung của rừngđặc dụng, được xác lập chủ yếu để bảo tồn bền vững các loài sinh vật nguy cấp,quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế mà ViệtNam là thành viên

Khu bảo vệ cảnh quan là khu rừng hoặc có một phần diện tích đất ngậpnước, biển, ngoài các chức năng chung của rừng đặc dụng, được xác lập để bảotồn các giá trị cao về lịch sử, văn hóa, cảnh quan tự nhiên

Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học là khu rừng hoặc có mộtphần diện tích đất ngập nước, biển được xác lập để nghiên cứu, thực nghiệmkhoa học, phát triển công nghệ và đào tạo

Hơn 50 năm qua, với những nỗ lực không ngừng của Chính phủ, công tácbảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên trong các khu rừng đặc dụng đã đạt được nhiềuthành tựu quan trọng, nhận thức về rừng của toàn xã hội được nâng cao, quanđiểm đổi mới xã hội hoá được triển khai thực hiện có hiệu quả; hệ thống phápluật về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong rừng đặc dụng ngày đượchoàn thiện hơn góp phần tích cực vào việc thích ứng và giảm thiểu tác động củabiến đổi khí hậu Vai trò, trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng đặc dụng củacác ngành, chính quyền các cấp, các tổ chức xã hội ngày càng được làm rõ vànâng cao Nhà nước đã tăng cường đầu tư thông qua nhiều chương trình, dự án

Trang 8

đã làm cho công tác bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn ĐDSH trong cáckhu rừng đặc dụng ngày càng chuyển biến tích cực Trải qua hơn 50 năm, kiêntrì đầu tư và xây dựng hệ thống rừng đặc dụng, bắt đầu từ Khu rừng cấm CúcPhương đầu tiên được thành lập năm 1962, đến nay Việt Nam đã có hệ thốngrừng đặc dụng (RĐD), khu bảo tồn biển (khu BTB), khu bảo tồn vùng nước nộiđịa (khu BTVNNĐ) phân bố khắp trên các vùng lãnh thổ cả nước, bao phủ hơn7,2% lãnh thổ đất liền và 0,24% diện tích trên biển thuộc chủ quyền của ViệtNam.

Các khu rừng đặc dụng hầu hết phân bố ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa,

cơ sở vật chất và đời sống dân cư nhiều khó khăn Áp lực về dân số ở vùng đệmcác khu rừng đặc dụng tăng nhanh; đòi hỏi về nhu cầu đất ở đất sản xuất và khaithác lâm sản phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, nhất là đối với khu vực người dânnghèo thiếu đất sản xuất nông nghiệp, sống chủ yếu dựa vào rừng để khai thác,săn bắt động vật hoang dã Nhu cầu, lợi nhuận từ lâm sản và động vật rừng ngàycàng cao, hệ thống xưởng chế biến gỗ ngày càng nhiều, áp lực của người dânvào rừng ngày càng lớn Tài nguyên rừng ở vùng đệm và khu vực lân cận cáckhu rừng đặc dụng hầu như đã cạn kiệt, đây là áp lực rất lớn đối với các khurừng đặc dụng cần phải quy hoạch rõ ranh giới trên bản đồ và cắm mốc ngoàithực địa

Hệ thống rừng đặc dụng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo

vệ môi trường thiên nhiên, phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học vànguồn gen quý hiếm; những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của các khu rừngđặc dụng hiện nay góp phần làm hài hòa giữa việc phát triển kinh tế xã hội vớiviệc bảo vệ môi trường, ứng phó với diễn biến thay đổi khí hậu đã được Hộinghị Trung ương lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đề ratrong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020

Ngày 26 tháng 5 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định

số 742/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đếnnăm 2020, gồm 16 khu bảo tồn, diện tích 270.271 ha bằng 0,24% diện tích vùngbiển Việt Nam Trong hệ thống khu bảo tồn biển mới chỉ có 05 khu thành lậpBan quản lý, có 06 khu liên quan đến đến rừng đặc dụng (phụ lục 01, bảng 02).Các khu bảo tồn biển được phân thành 03 hạng: Vườn quốc gia biển (6 khu),khu bảo tồn loài và sinh cảnh (5 khu) và khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủysinh (5 khu)

Tại Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2008, Thủ tướngChính phủ đã phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đếnnăm 2020 với 45 khu (phụ lục 03) Hệ thống này bao gồm các loại hình thuỷvực nội địa tiêu biểu như sông, sông ngầm trong vùng caxtơ, hồ chứa, hồ tựnhiên, đầm phá, đầm lầy, cửa sông và ven biển hiện đang lưu giữ các giá trị đadạng thuỷ sinh vật và tài nguyên thuỷ sản quý, hiếm có giá trị khoa học và ýnghĩa kinh tế

Để tiếp tục quản lý hiệu quả hơn đối với hệ thống rừng đặc dụng cả nướctheo Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn

Trang 9

vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 (Quyết định số218/QĐ-TTg ngày 07/02/2014); thực hiện Điều 7, Nghị định số 117/2010/NĐ-

CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặcdụng; với sự phối hợp của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương về việc chỉ đạo hoàn thiện quy hoạch bảo tồn và pháttriển bền vững khu rừng đặc dụng đến năm 2020 và quy hoạch bảo tồn và pháttriển rừng đặc dụng cấp tỉnh đến năm 2020 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn xây dựng Báo cáo quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm

2020 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt, để thực hiện một trongnhững nội dung của Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồnbiển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm

2030 (Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 07/02/2014)

1.2 Những căn cứ lập quy hoạch

Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020 được xâydựng trên những căn cứ chủ yếu sau đây:

1.2.1 Căn cứ pháp lý

- Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định số 181/2004 NĐ-CP của Chínhphủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003;

- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;

- Luật bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH và các văn bản hướng dẫn;

- Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

- Nghị quyết số 17/2011/QH13, ngày 22/11/2011 của Quốc hội về Quyhoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)cấp quốc gia;

- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổchức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

- Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 07/02/2014 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khubảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030;

- Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc rà sát quy hoạch lại 3 loại rừng;

- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn2006- 2020;

- Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020;

- Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;

Trang 10

- Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chínhphủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020;

- Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ

về phê duyệt Chiến lược quốc gia về dạng sinh học đến năm 2020;

- Quyết định số 62/QĐ-BNN, ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp &PTNT về việc Ban hành bản qui định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng;

- Quyết định số 2370/QĐ/BNN-KL, ngày 05/8/2008 của Bộ Nông nghiệp

& PTNT về việc Phê duyệt Đề án về chương trình đầu tư xây dựng và hoàn thiện

cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam giai đoạn 2008 - 2020;

- Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ nôngnghiệp và phát triển nông thôn về việc quy hoạch rừng đặc dụng đến 2020;

- Thông tư số 51/2012/TT-BNNPTNT ngày 19/10/2012 về việc hướngdẫn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng quy định tại Quyết định số57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Chính phủ;

1.2.2 Căn cứ khoa học

- Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụngđến năm 2020 thực hiện theo Điều 9, Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày24/12/2010 của Chính phủ về quản lý hệ thống rừng đặc dụng và Khoản 1, Điều

2, Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết thi hành Nghị định số117/2010/NĐ-CP

- Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng cấp tỉnh đếnnăm 2020 thực hiện theo Điều 8, Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày24/12/2010 của Chính phủ về quản lý hệ thống rừng đặc dụng và Khoản 2, Điều

2, Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết thi hành Nghị định số117/2010/NĐ-CP

Báo cáo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011

-2020 của các tỉnh theo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020

- Báo cáo rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTgngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ

- Kết quả của Chương trình điều tra đánh giá và theo dõi diến biến tàinguyên rừng toàn quốc giai đoạn 1991 - 1995, 1996 - 2000, 2001 - 2005 doViện ĐTQHR thực hiện Chương trình này đã đánh giá hiện trạng và diễn biếntài nguyên rừng ở các khu RĐD thông qua hệ thống ô định vị nghiên cứu sinhthái rừng

- Kết quả nghiên cứu và đề xuất của các dự án và các đề tài nghiên cứukhoa học về RĐD và ĐDSH như: Dự án rà soát mở rộng hệ thống các RĐD

Trang 11

Việt Nam cho thế kỷ 21 do Viện ĐTQHR và Birdlife International thực hiện(1998-2002); Dự án tăng cường năng lực quản lý hệ thống BTTN (SPAM) doChính phủ Đan Mạch tài trợ và Cục Kiểm lâm phối hợp với các cơ quan Lâmnghiệp, sinh học thực hiện (1999 - 2003); Các đề tài khoa học trọng điểm cấpnhà nước về quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm của VN (năm 2002-2003)như: vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung,vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

Kết quả các đợt điều tra khảo sát thực địa tại quyết định số VPBCĐNN ngày 24/7/2013 của văn phòng Ban chỉ đạo nhà nước kế hoạch bảo

48/QĐ-vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020 về việc phê duyệt đề cương, dự toánkinh phí nhiệm vụ xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệtQuy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020

1.3 Mục tiêu nhiệm vụ

Xây dựng Báo cáo quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm

2020 nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng,mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứukhoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường

1.4 Phạm vi và nội dung quy hoạch

1.4.1 Phạm vi quy hoạch

a) Phạm vi không gian: Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đếnnăm 2020 được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước theo 8 vùng địa lýkhác nhau: vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ,Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ Sự phân bố cáckhu rừng đặc dụng hiện tại trong 8 vùng này có sự khác biệt đáng kể về sốlượng và tổng diện tích bảo tồn Nơi có số lượng Khu rừng đặc dụng thấp nhất

là những vùng đất thấp và ven biển đang còn có những vướng mắc trong việcxác định ranh giới chồng lấn với vùng đệm các khu rừng đặc dụng

b) Phạm vi thời gian: Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng có phạm vi thờigian thực hiện trong 7 năm, từ năm 2014 đến năm 2020

c) Đối tượng quy hoạch: Quy hoạch được thực hiện ở Hệ thống rừng đặcdụng bao gồm các loại sau: (i) Vườn quốc gia; (ii) Khu bảo tồn thiên nhiên gồmkhu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; (iii) Khu bảo vệ cảnh quangồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; (IV) Khu rừngnghiên cứu, thực nghiệm khoa học

1.4.2 Nội dung quy hoạch

Nội dung quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước căn cứ vào nội dungquy định tại Điều 7 của Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 củaChính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng, bao gồm:

Trang 12

a) Đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, quốc phòng, anninh, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa,cảnh quan;

b) Luận chứng quan điểm, xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể

về tổ chức, quản lý, bảo tồn, sử dụng bền vững hệ thống rừng đặc dụng;

c) Xác lập danh mục các khu rừng đặc dụng; phân định các loại rừng đặcdụng; quy mô (diện tích, ranh giới, vị trí) từng khu rừng đặc dụng;

d) Phân cấp quản lý các khu rừng đặc dụng;

đ) Xác định các chương trình, dự án, giải pháp để đạt được mục tiêu tổchức, quản lý, bảo tồn, sử dụng bền vững hệ thống rừng đặc dụng

1.5 Sản phẩm quy hoạch

Sản phẩm quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020 baogồm:

- Tờ trình của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Báo cáo quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước;

- Biên bản họp hội đồng nghiệm thu và văn bản tham gia ý kiến của ủyviên hội đồng nghiệm thu;

- Các tài liệu khác có liên quan

Trang 13

PHẦN 2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI,TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ ĐA DẠNG SINH

HỌC 2.1 Điều kiện tự nhiên

Lãnh thổ đất liền của Việt Nam có 3/4 diện tích là đồi núi, phần còn lạithuộc về diện tích các đồng bằng châu thổ lớn (đồng bằng sông Hồng và sôngCửu Long) và đồng bằng cát ven biển (miền Trung) Diện tích biển của ViệtNam rộng gấp 3 lần diện tích đất liền với hơn 3.000 đảo lớn nhỏ, phân bố tậptrung ở vùng biển ven bờ và hai quần đảo ngoài khơi là Hoàng Sa và Trường

Sa Sự đa dạng về tự nhiên, về khí hậu đã tạo cho Việt Nam tính đa dạng vềcảnh quan, sinh thái và sinh vật, hình thành nên các vùng địa lý tự nhiên - sinhthái khác nhau trên lãnh thổ đất liền và trên biển Các khu rừng đặc dụng đượcquy hoạch, xác lập trên mỗi vùng địa lý tự nhiên - sinh thái có vai trò đặc biệtquan trọng để bảo tồn các loài đặc hữu, nguy cấp, bảo tồn đa dạng sinh học, cácgiá trị cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của vùng, cung cấp các dịch vụ môitrường rừng, dịch vụ hệ sinh thái khác cho nhu cầu của xã hội

từ Bắc tới Nam là khoảng 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây

Trang 14

là 50 km Đường bờ biển dài 3.260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên (không kểcác đảo), nơi có rừng ngập mặn, rừng phi lao trên cát Nơi có đỉnh cao nhất làPhansiphan cao 3.143 m so với mặt nước biển, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn

2.1.3 Khí hậu, thuỷ văn

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới xavan ở miền Nam với hai mùa (mùa mưa,

từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 9 và mùa khô, từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 4)

và khí hậu cận nhiệt đới ẩm ở miền Bắc với bốn mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa

hè, mùa thu và mùa đông), còn miền trung có đặc điểm của khí hậu nhiệt đớigió mùa Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hòa một phầnbởi các dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển Độ ẩm tương đối trungbình là 84% suốt năm Hằng năm, lượng mưa từ 1.200 đến 3.000 mm, số giờnắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ từ 5 °C đến 37 °C Hàngnăm, Việt Nam luôn phải phòng chống bão và lụt lội với 5 đến 10 cơn bão/năm

Việt Nam có mật độ sông suối dày đặc với 2360 con sông Trung bình cứ1km sông/1km2 Tuy nhiên có sự phân bố không đồng đều giữa các nơi: nhữngvùng núi đá rắn, đá vôi mưa ít có mật độ sông ngòi thấp 0,5km sông/1km2 Tạicác sườn núi đón gió, có lượng mưa nhiều, mật độ sông suối khoảng 1,5kmsông/1km2 Riêng ở khu vực đồng bằng mật độ khá lớn khoảng 3 - 4 kmsông/1km2 Dọc bờ biển thì cứ các 20 km lại có một cửa sông Đa số sông làsông ngắn và dốc (có 2170 sông là sông nhỏ và ngắn – chiếm 92,5%, có diệntích lưu vực khoảng 500km2 và dài dưới 71 - 100km ) Các sông lớn ở ViệtNam chỉ chiếm phần hạ lưu Lưu lượng bình quân là 26.200m3/s, tương ứng vớitổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm ( trong số này chỉ có 38,5% được sinh ratrong lãnh thổ Việt Nam) Trong tổng lượng nước nói trên thì nước chảy tràntrên mặt chiếm 637 tỷ m3/năm (76%), còn lại là nước ngầm Lượng nước trênmặt phân bố không đồng đều:

+ Sông Cửu Long chiếm 60,4%

+ Sông Hồng chiếm 15,1%

+ Các sông còn lại 24,5%

Sông Việt Nam có lượng phù sa lớn do Việt Nam có khí hậu nội chítuyến mưa nhiều, địa hình trẻ, độ dốc lớn, làm cho độ xâm thực của sông ViệtNam tương đối cao, bình quân là 225 tấn/năm/1km2 (Những nơi mưa nhiều, độdốc lớn, độ xâm thực đạt 1168 tấn/năm/1km2 như lưu vực Hoà Bình – SôngĐà), do đó hàm lượng phù sa khá cao,tổng lượng phù sa của các sông là 200triệu tấn/năm ( sông Hồng 60%, sông Cửu Long 35%)

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Theo các số liệu được công bố hiện nay, tổng dân số của cả nước khoảng88,5 triệu người, GDP lâm nghiệp chỉ chiếm hơn 1% tổng GDP quốc gia Giá trịlâm nghiệp trong GDP theo cách thống kê hiện nay mới tính giá trị các hoạtđộng sản xuất chính thức theo kế hoạch, chưa tính được giá trị các lâm sản do

Trang 15

người dân khai thác, chế biến và lưu thông trên thị trường; đặc biệt khâu côngnghiệp chế biến lâm sản cũng không được tính đến

Những hiệu quả rất to lớn của rừng như tác dụng phòng hộ đầu nguồn,ven biển và môi trường đô thị, giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồngen, du lịch sinh thái chưa được thống kê vào GDP của lâm nghiệp Điều đólàm cho các cấp, các ngành và xã hội hiểu chưa đầy đủ về hiệu quả của mộtngành với đối tượng quản lý là lâm nghiệp chiếm hơn 1/2 lãnh thổ, với nguồntài nguyên rừng phong phú và có hơn 25 triệu dân sinh sống trên địa bàn.Những nhận thức không đầy đủ này có ảnh hưởng đến việc hoạch định chínhsách phát triển và đầu tư của Nhà nước cho ngành Lâm nghiệp

Sản xuất lương thực, thực phẩm liên tục phát triển, sản lượng lương thực

có hạt đã đạt trên 44,60 triệu tấn, trong đó sản lượng lúa đã đạt xấp xỉ 40 triệutấn Sản lượng lương thực tính theo bình quân đầu người trong cả nước tăng từ

445 kg/người/năm (vào năm 2000) lên 513 kg/người/năm (vào năm 2010)1 Anninh lương thực quốc gia được đảm bảo đã tạo nên những thuận lợi quan trọng

để mọi người an tâm suy nghĩ và xây dựng rừng và nghề rừng - ngành kinh tế

có chu kỳ sản xuất dài hạn và có lợi ích nhiều mặt và những lợi ích xã hội tolớn;

Công tác giảm nghèo được tập trung đẩy mạnh, hướng vào các đối tượngkhó khăn, vùng sâu vùng xa Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo cũ giảmnhanh từ 19% năm 2003 (3,1 triệu hộ) xuống còn 7% năm 2005 (1,2 triệu hộ),trung bình mỗi năm giảm 2-2,5% Tuy vậy, nếu so với chuẩn mới, số hộ nghèovẫn còn cao, khoảng 12% năm 2008, trong đó khu vực nông thôn là 16,2% Đờisống của nguời dân, nhất là người dân sống gần rừng và đồng bào dân tộc thiểu

số được cải thiện và có cơ hội tốt hơn để tiếp nhận và chăm lo đến những lợi íchlâu dài;

Nông thôn miền xuôi và miền núi đều phát triển và tiến bộ Chương trình

135 đã tập trung xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng cơ bản phục vụ dânsinh ở các vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi Nhờ đó, đã tạo cơ hội làm thayđổi bộ mặt nông thôn, nâng cao trình độ dân trí của dân cư nông thôn miền núi

Sự biến đổi tích cực về cơ sở hạ tầng nông thôn ở vùng miền núi, vùng cao,vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã tạo nên những nhân tố mới rất tích cực đểbảo vệ rừng và phát triển rừng bền vững ở những vùng xung yếu

2.3 Hiện trạng tài nguyên rừng

2.3.1 Tình trạng suy giảm diện tích rừng còn diễn ra ở mức độ cao

Trong 5 năm từ 2005 đến 2009 diện tích rừng bị giảm là 328.379 ha (chitiết xem phụ lục), trong đó: rừng tự nhiên 124.986 ha và rừng trồng 203.393 ha,bình quân giảm là 65.676 ha/năm Nguyên nhân chủ yếu của sự suy giảm rừngnhư sau:

Trang 16

- Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang các mục đích khác theo quyđịnh của Nhà nước là 142.129 ha, chiếm 43,28%;

- Khai thác trắng rừng theo kế hoạch được duyệt hàng năm là 146.860 ha,chiếm 44,72%;

- Rừng bị khai thác, chặt phá trái pháp luật là 26.783 ha, chiếm 8,15%(bình quân mỗi năm 5.356 ha rừng bị mất do chặt, phá rừng trái pháp luật)

Mặc dù diện tích rừng bị mất do khai thác, chặt phá trái pháp luật chỉchiếm 8,15% nhưng diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương, gây hậu quả nghiêmtrọng, gây bức xúc trong xã hội và công luận, xã hội Trong 5 năm qua cả nước

đã phát hiện và xử lý 55.200 vụ vi phạm quy định của nhà nước về phá rừng,khai thác rừng trái pháp luật và cháy rừng đã làm mất 38.535 ha rừng, bình quânmỗi năm mất 7.707ha rừng

- Cháy rừng làm mất 11.752 ha rừng, chiếm 3,58% và sâu bệnh hại làm mất 882

ha, chiếm 0,27% tổng diện tích rừng bị thiệt hại

2.3.2 Hành vi phá rừng trái pháp luật

Từ năm 2006 đến 2010, đã phát hiện và xử lý 36.461 vụ phá rừng, khaithác lâm sản trái pháp luật gây mất rừng và đã làm mất 19.383 ha rừng, bìnhquân mỗi năm mất 3.877 ha Diện tích rừng bị phá trái pháp luật xu hướnggiảm, năm 2006 là 8.449

ha; năm 2007 là 1.830 ha;

năm 2008 là 3.897 ha; năm

2009 là 3460 ha và năm

2010 là 1.747 ha (so với

năm 2009, năm 2010 diện

tích thiệt hại giảm

Về khai thác gỗ trái pháp luật chủ yếu diễn ra ở các địa phương còn nhiềurừng tự nhiên và còn những loài cây gỗ có giá trị thương mại cao; những khuvực thuận lợi về giao thông; lợi dụng quá trình tận thu, tận dụng gỗ do chuyểnđổi mục đích sử dụng rừng cũng để khai thác gỗ trái pháp luật

Trang 17

2.3.3 Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng

Từ năm 2006 đến 2010, cả nước đã xảy ra 2.838 vụ cháy rừng, gây thiệthại 12.157 ha rừng, bình quân thiệt hại 2.431 ha/năm Diện tích rừng bị thiệt hại

do cháy qua các năm đã được kiềm chế và ngày càng chủ động kiểm soát đượclửa rừng, so với bình quân thiệt hại cháy rừng trong 10 năm (2001- 2010) diệntích thiệt hại chỉ bằng 50% Tuy nhiên, năm 2010 do yếu tố bất thường của thờitiết hạn hán gay gắt ở nhiều nơi, đặc biệt là các tỉnh Tây Bắc đã để xảy ra một

số vụ cháy lớn, vì vậy so với năm 2009 thì diện tích thiệt hại của năm 2010 tănghơn 4 lần Đây là vấn đề cần được quan tâm trong điều kiện biến đổi khí hậuhiện nay

Nguyên nhân trực

tiếp gây ra cháy rừng

trong những năm qua là:

2.3.4 Vận chuyển, chế biến gỗ, lâm sản trái pháp luật

Do lợi nhuận cao từ buôn bán gỗ trái pháp luật, nên tình hình diễn raphức tạp ở hầu khắp các địa phương, nhất là khu vực thuận lợi về giao thông,địa phương cho phép thành lập nhiều cơ sở chế biến gỗ quy mô nhỏ ở trongrừng và gần rừng Đầu nậu thường giấu mặt, thuê người nghèo vận chuyển, thugom, tập kết gỗ, động vật hoang dã tại những điểm bí mật rồi tổ chức vậnchuyển đến nơi tiêu thụ

Từ năm 2005 đến 2010, cả nước đã phát hiện 28.890 vụ vi phạm các quyđịnh của Nhà nước về vận chuyển, chế biến gỗ và lâm sản trái pháp luật

Tổng số lâm sản tịch thu là 245.978 m3 Trong đó gỗ xẻ là 124.616,14m3

và gỗ tròn là 121.409,89m3

2.3.5 Diện tích 3 loại rừng

Căn cứ Quyết định số 1739/QĐ-BNN-TCLN ngày 31/7/2013 của BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc công bố hiện tạng rừng toàn quốc

Trang 18

năm 2012 thì tổng diện tích rừng: 12.862.043 ha, nâng độ che phủ của cả nướclên 40,7%, trong đó:

+ Diện tích rừng đặc dụng: 2.021.995 ha;

+ Diện tích rừng phòng hộ: 4.675.404 ha;

+ Diện tích rừng sản xuất: 6.964.415 ha;

+ Diện tích ngoài quy hoạch lâm nghiệp: 200.230 ha

a) Rừng đặc dụng: Sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị số

38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy hoạch diệntích RĐD là 2.199.342 ha, trong đó diện tích có rừng là 1.936.235 ha, đất chưa

có rừng là 263.107 ha Như vậy, đến nay diện tích có rừng đặc dụng đã tăng85.760 ha, tuy nhiên các áp lực khai thác trái phép trong rừng đặc dụng ngàycàng gia tăng làm giảm chất lượng rừng, cụ thể như: Vườn quốc gia Yok Don,Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa PhượngHoàng, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa

b) Rừng phòng hộ: Trước khi rà soát 3 loại rừng theo Chỉ thị số

38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, diện tích rừngphòng hộ cả nước là 9,176 triệu ha Sau khi rà soát diện tích rừng phòng hộ còn5.552 triệu ha, trong đó diện tích đất có rừng còn hơn 4,395 triệu ha, đất chưa

có rừng hơn 1,157 triệu ha Như vậy, diện tích rừng phòng hộ đến nay tăngkhoảng 280.000 ha, những diện tích này chủ yếu là diện tích rừng trồng, rừngkhoanh nuôi tái sinh tự nhiên Những diện tích rừng trồng phòng hộ trên đấttrống, đất dốc ở những vùng núi, nhưng vẫn chưa tạo được vùng liền vùng, liềnkhoảnh theo một hệ thống để đảm bảo các chức năng phòng hộ của rừng

c) Rừng sản xuất: Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020

chỉ rõ: Tổng diện tích rừng sản xuất được quy hoạch là 8,4 triệu ha, trong đó có3,63 triệu ha là rừng tự nhiên, 4,15 triệu ha rừng trồng, 0,62 triệu ha quy hoạchcho phục hồi rừng và sản xuất nông lâm kết hợp, vì vậy sau rà soát quy hoạchlại 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg thì tổng diện tích rừng sản xuất

là 8,495 triệu ha Rừng trồng sản xuất chú trọng xây dựng các vùng rừngnguyên liệu công nghiệp, tập trung quản lý và sử dụng bền vững theo hướng đamục đích

2.4 Hiện trạng đa dạng sinh học rừng

Đa dạng về địa hình, địa mạo kết hợp với chế độ khí hậu nhiệt đới giómùa đã tạo ra các hệ sinh thái dạng từ kiểu rừng á kim kiểu ôn đới đến rừngmưa nhiệt đới, rừng thường xanh đến rừng lá rụng cùng với điều kiện khí hậu vàthuỷ văn phong phú tạo cho rừng Việt nam có mức độ đa dạng sinh học cao.Rừng Việt Nam với hơn 10.000 loài thực vật bậc cao là nơi trú ngụ của gần 300loài thú, 260 loài bò sát lưỡng cư, 826 loài chim, 120.000 loài côn trùng và2.000 loài cá nước ngọt đã được xác định Thấy rõ vai trò quan trọng của rừng

về đa dạng sinh học của rừng, Nhà nước đã tiến hành nhiều biện pháp để bảo vệ

Trang 19

nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó biện pháp bảo tồn nguyên vị được thựchiện bằng cách thành lập các khu bảo rừng đặc dụng

Nhờ có hệ thống rừng đặc dụng, nhiều hệ sinh thái (HST) tự nhiên và cácloài quan trọng đại diện cho các vùng địa lý-sinh thái, đã được bảo vệ và pháttriển, như: HST rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng cận nhiệtđới trên núi thấp và trung bình và rừng khộp và nhiều hệ sinh thái tự nhiên khác

Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở nước ta có hơn 882 loài bị đe dọa, gồm

418 loài động vật và 464 loài thực vật trên cạn, trong thủy vực nước ngọt vàbiển Để bảo tồn hiệu quả các loài trên đây, việc quản lý các khu rừng đặc dụnghiện có là một nhiệm vụ ưu tiên Nghị định số 32/2006/CP-NĐ đã liệt kê 151loài động vật và 52 loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm cần phải quản lý vàbảo vệ

Một số khu rừng đặc dụng đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý các loàinguy cấp, quý, hiếm và các HST đại diện cho các vùng địa lý - sinh thái khácnhau Tuy nhiên hầu hết các khu đều thiếu thông tin về sự phân bố và trạng tháiquần thể các loài nguy cấp, quý hiếm Vì vậy, chưa có đủ cơ sở tiến hành cáchoạt động bảo tồn loài một cách hợp lý, bên cạnh đó ngân sách cho hoạt độngnày thường hạn chế Mặc dù vậy, một số khu đã tiến hành nghiên cứu và giámsát các loài quý hiếm, như: giám sát linh trưởng, giám sát Vọoc đầu vàng

(Trachypithecus poliocephalus), Vọoc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Cò thìa (Platalea minor), trồng các loài thực vật đang bị đe dọa tuyệt chủng trong

tự nhiên như Lát hoa (Chukrasia tabularis), Trầm hương (Aquilaria crassna), Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Sưa (D tonkinensis).

Dù đã đạt được kết quả trong công tác bảo tồn loài nêu trên, nhưng trên

thực tế một số loài quý, hiếm và nguy cấp tiếp tục bị suy giảm Loài Tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus annamiticus), các loài cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis) và nước mặn (Crocodylus porosus) có thể đã tuyệt chủng ở ngoài tự nhiên Các loài như hổ (Panthera tigris) voi (Elephas

maximus), rùa vàng (Cuora trifasciata), giải khổng lồ (Rafetus swinhoei), lan

hài (Paphiopedilum spp.) đã trở nên rất hiếm Tình trạng săn bắn, khai thác

buôn bán trái phép các loài động, thực vật hoang dã vẫn chưa được ngăn chặn,

và quản lý hiệu quả

Trong những năm qua, bên cạnh bảo tồn tại chỗ trong các khu rừng đặcdụng, Việt Nam đã quan tâm đến công tác bảo tồn chuyển chỗ và nhân nuôi đốivới một số loài động - thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Hoạt động bảotồn chuyển chỗ được thực hiện hiệu quả thông qua các chương trình cứu hộ, bảotồn và phát triển sinh vật, bảo tồn nguồn gen và các hoạt động như trồng cây gỗ,cây lâm sản ngoài gỗ v.v đã mang lại cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội ởmột số khu vực, góp phần vào công tác bảo tồn các nguồn gen và giảm áp lựckhai thác từ thiên nhiên thuộc các khu rừng đặc dụng Tuy vậy, một số cá thểđộng vật hoang dã được thu giữ từ các hoạt động phi pháp để cứu hộ và tái thảvào môi trường tự nhiên vẫn còn chưa thành công như mong đợi

Trang 20

2.5 Di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan.

Việt Nam hiện có hơn 40.000 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, trong

đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích đượcxếp hạng cấp tỉnh Căn cứ Điều 4 Luật di sản văn hoá, Điều 14 Nghị định số92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một

số điều của Luật Di sản văn hoá, các di tích được phân loại như sau:

- Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật,

cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá,khoa học Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây:

+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trongquá trình dựng nước và giữ nước Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như ĐềnHùng, Cổ Loa, cố đô Hoa Lư, chùa Thiên Mụ

+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anhhùng dân tộc, danh nhân của đất nước Các di tích tiêu biểu thuộc loại nàynhư khu di tích lịch sử Kim Liên, đền Kiếp Bạc, Đền Mẫu Đợi, Lam Kinh, đềnĐồng Nhân

+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của cácthời kỳ cách mạng, kháng chiến Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như khu ditích chiến thắng Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi, khu di tích lịch sử cách mạngPắc Bó

- Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thểkiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệthuật kiến trúc của dân tộc Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trìnhkiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiềugiai đoạn lịch sử Các di tích tiêu biểu loại này như phố cổ Hội An, nhà thờ PhátDiệm, chùa Keo,làng cổ Phước Tích

- Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) là cảnh quan thiên nhiên hoặcđịa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc cógiá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học Danh lam thắng cảnh phải có một trong cáctiêu chí sau đây:

+ Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quanthiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu Các di tíchquốc gia đặc biệt tiêu biểu thuộc loại này như 3 danh lam thắng cảnh Tràng

An - Tam Cốc - Bích Động, vịnh Hạ Long, động Phong Nha

+ Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đadạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng nhữngdấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất Các di tích tiêu biểuthuộc loại này như vịnh Hạ Long, cao nguyên Đồng Văn, một số các Vườnquốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam

+ Di tích cách mạng - kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ thống các

di tích lịch sử - văn hoá, tuy nhiên nó có những điểm khác với các di tích tôn

Trang 21

giáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu… ở chỗ: đó là những địa điểm cụthể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố), là những công trình đượccon người tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật,…) gắnliền với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích Loạihình di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết,đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theothời tiết và theo thời gian Bởi vậy các di tích này vừa khó bảo tồn vừa khó pháthuy tác dụng nếu không được quan tâm đặc biệt.

Trong số các di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh, các khu được công nhận disản thiên nhiên của khu vực và thế giới thì có rất nhiều khu nằm trong quyhoạch hệ thống rừng đặc dụng và đã được nhà nước quan tâm, bảo tồn và pháttriển gắn liền với quy hoạch rừng đặc dụng ở đó Chính vì vậy việc quy hoạchbảo tồn và phát triển hệ thống rừng đặc dụng không thể tách rời với các di tíchlịch sử, danh lam thắng cảnh mà phải gắn kết chặt chẽ tạo nên môi trrường pháttriển ổn định, bền vững

Trang 22

PHẦN 3 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG RỪNG ĐẶC DỤNG VIỆT

NAM 3.1 Quá trình hình thành và phát triển hệ thống RĐD Việt Nam.

3.1.1 Giai đoạn từ 1960 đến 1975

Trong giai đoạn này, ngành Lâm nghiệp ở Miền Bắc đã phát hiện và đềxuất 49 khu RĐD ở các tỉnh phía Bắc Việc xây dựng các khu RĐD lúc này từđiều tra, khảo sát, cho đến quản lý, bảo vệ đều do lực lượng chuyên ngành củangành Lâm nghiệp thực hiện Do điều kiện chiến tranh nên công tác tuyêntruyền giáo dục về bảo vệ các khu RĐD chưa được chú ý đúng mức; sự quantâm của các cấp chính quyền chưa đầy đủ, nên một số khu rừng tuy được thànhlập, nhưng đã không được quản lý có hiệu quả

Ở Miền Nam Việt Nam, năm 1965 đã quyết định thành lập 10 khu bảo vệvùng thấp (IUCN, 1974), nhưng trên thực tế thành lập được 7 khu bảo tồn vớidiện tích 753.050 ha, bao gồm: Côn Đảo, Châu Đốc, Rừng cấm săn bắn ĐứcXuyên (Buôn Mê Thuột), Đảo Hoàng Sa, Đảo thuyền chài, VQG Bạch Mã - HảiVân

3.2.2 Giai đoạn 1975 - 1986

Sau ngày giải phóng miền Nam, ngành Lâm nghiệp đã gấp rút triển khaiviệc điều tra, phát hiện các khu rừng có giá trị ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ vàTây Nam Bộ Năm 1977, Bộ Lâm nghiệp (cũ) trình và Thủ tướng Chính phủ đã

ra Quyết định số 41/TTg ngày 24/01/1977, thành lập thêm 10 khu RĐD vớitổng diện tích là 44.310ha Tiếp theo đó, nhiều khu rừng có giá trị BTTN, bảotồn ĐDSH được phát hiện, tiếp tục trình Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết địnhthành lập khu BTTN như: Nam Bãi Cát Tiên (1978), khu Rừng cấm Côn Đảo(1984)

Từ năm 1984, việc xây dựng các khu RĐD được quan tâm nhiều hơn,ngành Lâm nghiệp được sự tham gia, hỗ trợ của các nhà khoa học trong vàngoài ngành, các cơ quan khoa học ở Trung ương và địa phương, đã tiến hànhđiều tra, khảo sát và phát hiện nhiều khu rừng quí, đề nghị thành lập các khuRĐD: Phú Quốc (Kiên Giang), Bạch Mã (Thừa - Thiên - Huế), Mường Nhé(Lai Châu), Xuân Nha (Sơn La), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Bến En (ThanhHoá), Kon Ka Kinh, Kon Cha Răng (Gia Lai), Bù Gia Mập (Bình Phước), VườnQuốc gia Cát Bà (Hải Phòng), Mom Rây - Ngọc Vin (Kon Tum), Hữu Liên(Lạng Sơn) Ngày 9/8/1986, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số194-CT công nhận tiếp 73 khu RĐD trong cả nước, với diện tích là 769.512 ha

Giai đoạn này nhiều khu RĐD đã được xác lập suốt từ Bắc vào Nam, đạidiện cho các đai, đới khí hậu và các đơn vị địa lý sinh học khác nhau

Trang 23

3.2.3 Giai đoạn từ 1987 đến nay

Để tăng cường công tác BTTN và ĐDSH, Chính phủ quyết định thànhlập thêm nhiều khu RĐD như: Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk - 1991), TràmChim (Đồng Tháp - 1994), Khu Bảo tồn đất ngập nước Xuân Thuỷ (Nam Định -1994) Theo Quyết định 192/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tổng diệntích các khu RĐD của Việt Nam là 2.541.675 ha, chiếm khoảng 7,7% diện tíchlãnh thổ trên đất liền Tuy nhiên theo cho đến nay theo Quyết định số 1799/QĐ-BNN-TCLN ngày 31/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vềviệc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2012 thì tổng diện tích rừng đặcdụng hiện nay là 2.021.995 ha

Việc xây dựng thành lập các khu RĐD được đẩy mạnh là nhờ được sựquan tâm của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương cũng như sựtham gia của các nhà khoa học trong và ngoài ngành Nông Lâm nghiệp, đặc biệt

là sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế về bảo vệ thiên nhiên như: WWF,IUCN, Bird Life International, FFI Nhiều Chính phủ của các nước khác và tổchức phi Chính phủ cũng đã giúp đỡ về vốn, kỹ thuật và chuyên gia cho thànhlập và phát triển hệ thống RĐD của Việt Nam

Hiện nay, do các chương trình phát triển kinh tế xã hội đã làm ảnh hưởngđến công tác bảo tồn thiên nhiên do diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, các giátrị về đa dạng sinh vật trong các hệ sinh thái rừng cũng đang bị suy giảm, điềunày là nguyên nhân gây ra diễn biến thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trườngsống của nhân loại Chính vì vậy, hệ thống rừng đặc dụng có vai trò quan trọnggóp phần làm hài hòa giữa việc phát triển kinh tế xã hội với việc bảo vệ môitrường thiên nhiên, ứng phó với diễn biến thay đổi khí hậu đã được Hội nghịTrung ương lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đề ra trongviệc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020

Trang 24

Hình: Vị trí các Khu rừng đặc dụng tại Việt Nam

Trang 25

3.2 Những kết quả đạt được của Hệ thống RĐD Việt Nam

3.2.1 Chính sách luật pháp

Tính đến nay, đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếphoặc gián tiếp đến tổ chức và quản lý hệ thống RĐD ở Việt Nam, một số cácvăn bản quan trọng như:

- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004) quy định: Nhà nước quản lý các

khu rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệsinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo

vệ di tích lịch sử, văn hóa; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, gópphần bảo vệ môi trường (Điều 4) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịutrách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triểnrừng trong phạm vi cả nước (Điều 8)

- Luật Thủy sản (2003) quy định quản lý nhà nước về quy hoạch và quản

lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa và khu bảo tồn biển (Điều 9) Luật nàyquy định Bộ Thủy sản nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chứcnăng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy sản trong phạm vi cả nước (Điều 52)

- Luật Đất đai (2003) quy định đất rừng đặc dụng thuộc Nhóm đất nông

nghiệp; còn “Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng” thuộcnhóm đất phi nông nghiệp (Điều 13)

- Luật di sản văn hóa (2001) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

Luật di sản văn hóa năm 2009

- Luật Đa dạng sinh học (2008) quy định Bộ TN&MT chịu trách nhiệm

trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học (Điều 6); giaoThủ tướng Chính phủ ban hành qui chế quản lý KBT (Điều 27) Ngoài ra, Nghịđịnh 109/2003/NĐ-CP năm 2003 quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường thựchiện chức năng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đấtngập nước

3.2.2 Thể chế quản lý

Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổchức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng quy định UBND tỉnh trực tiếp quản lýcác Vườn quốc gia nằm trên địa bàn của một tỉnh nhưng trên thực tế nhiềuVườn quốc gia vẫn trực thuộc quản lý của Sở Nông nghiệp và PTNT Việc phâncấp quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên cũng có sự khác nhau giữa cáctỉnh/thành phố Nhiều khu bảo tồn thiên nhiên còn chưa thành lập ban quản lýhoặc ban quản lý còn kiêm nhiệm

Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chínhphủ về chính sách đầu tư rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2010

Tuy nhiên, hệ thống chính sách về BTTN nói chung và hệ thống RĐD nóiriêng chưa thực sự đi vào thực tiễn, chưa chú ý nhiều đến tiềm năng tham giacông tác bảo tồn của cộng đồng dân cư địa phương sinh sống gần các khu RĐD

Trang 26

Hệ thống chính sách chưa tạo ra được cơ sở pháp lý trong việc phối hợp giữacác cơ quan nhà nước, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân vàcộng đồng phối hợp tham gia công tác bảo tồn ở các khu RĐD.

3.2.3 Giá trị của hệ thống rừng đặc dụng

Đến nay đã thống kê trong các sinh cảnh trên cạn có 16.428 loài thực vật,khoảng 10.300 loài động vật Một số tài liệu công bố danh sách các loài sinh vậttrên cạn quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng như sau:

- Sách đỏ Việt Nam năm 2007: công bố 669 loài (250 loài động vật và

419 loài thực vật) với các bậc phân hạng nguy cấp khác nhau Trong đó, có tới 5loài động vật hoang dã được xem đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên tại Việt Nam;

- Nghị định số 32/2006/CP-NĐ về quản lý thực vật rừng, động vật rừngnguy cấp, quý, hiếm đã ghi 151 loài động vật và 52 loài thực vật;

- Danh lục đỏ IUCN, ngày 29 tháng 01 năm 2010 đã công bố danh mụcgồm 1701 loài, phân loài, giống gốc, tiểu quần thế thực vật và 1859 loài, phânloài, giống gốc, tiểu quần thế động vật cực kỳ nguy cấp

Tuy nhiên, danh sách này luôn thay đổi theo từng thời kỳ bởi một mặttheo những tiêu chuẩn xếp hạng thay đổi của IUCN, mặt khác một số loài do đãđược nghiên cứu nuôi sinh sản nhân tạo thành thương phẩm nên đã được đưa rakhỏi danh sách

Bảng 1: Số loài thực vật, động vật trên cạn và bậc phân hạng trong Sách đỏ Việt

Trang 27

gia, 58 khu bảo tồn thiên nhiên, 11 khu bảo tồn loài/sinh cảnh, 45 khu bảo vệcảnh quan và 20 khu nghiên cứu thực nghiệm, khoa học Tuy nhiên do mục đíchphát triển kinh tế, xã hội, nhiều diện tích RĐD đã được chuyển đổi mục đích vàđến năm 2009 tổng diện tích rừng đặc dụng còn 1.999.915 ha Quyết định số2140/QĐ-BNN-TCLN ngày 9/8/2010 của Bộ NNvà PTNT) Thực hiện Nghịđịnh số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý

hệ thống rừng đặc dụng, Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngà 11/11/2011của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-

CP, đến nay nhiều địa phương đã xây dựng báo cáo quy hoạch Bảo tồn và pháttriển bền vững các khu rừng đặc dụng và diện tích RĐD hiện nay là 2.021.995

ha (Quyết định số 1739/QĐ-BNN-TCLN ngày 31/7/2013 của Bộ NN vàPTNT)

Trong hệ thống rừng đặc dụng hiện nay là nơi lưu trữ nhiều nhất các hệsinh thái tự nhiên chứa đựng các giá trị ĐDSH cao, các nguồn gien động vật,thưc vật quý hiếm, các giá trị về cảnh quan, văn hóa, lịch sử

Một số các khu RĐD đạt được các danh hiệu quốc tế công nhận, như là:

- 08 khu dự trữ sinh quyển thế giới: Cần giờ (Tp Hồ Chí Minh), Cát Tiên(Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước), Cát Bà (Tp Hải Phòng) và khu ven biểnĐồng bằng sông Hồng (Nam Định và Thái Bình), khu ven biển đảo Kiên Giang(có 3 vùng lõi là Vườn quốc gia Côn Đảo, VQG U Minh Thượng và RPH venbiển Lương Kiên- Kiên Hải), tây Nghệ An (liên kết 3 vùng lõi của VQG PùMát, KBTTN Pù Huống và KBTTN Pù Hoạt), mũi Cà Mau (liên kết vùng lõiVQG Mũi Cà Mau và VQG U Minh Hạ) và Khu Cù Lao Chàm (Trung tâm làKBTTN Cù Lao Chàm) ;

- 02 khu di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) vàVQG Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình);

- 05 Khu Ramsar, bảo tồn đất ngập nước: Xuân Thủy (Nam Định), VQG

Ba Bể (Bắc Kạn), Bầu Sấu (VQG Cát Tiên-Đồng Nai), VQG Tràm Chim (ĐồngTháp và VQG Mũi Cà Mau (Cà Mau)

- 05 Vườn Di sản tự nhiên Đông Nam Á – Asean Heritage Parks: VQG

Ba Bể (Bắc Kạn), VQG Hoàng Liên (Lào Cai), VQG Kon Ka Kinh (Gia Lai),VQG Chư Mom Rây (Kon Tum), VQG U Minh Thượng (Kiên Giang)

Hầu hết các VQG và các khu BTTN khi xây dựng luận chứng kinh tế kỹthuật hoặc dự án đầu tư đều đề xuất xây dựng Vườn thực vật Tuy nhiên, chođến nay mới chỉ có một số VQG có điều kiện đầu tư mới xây dựng được cácVườn thực vật sưu tập các loài thực vật đại diện trong vùng và toàn quốc nhưCúc Phương, Tam Đảo, Ba Vì, Pù Mát, Bạch Mã, Chư Mom Rây… Các vườnthực vật này hầu hết có diện tích nằm trong VQG, thông thường đã có một sốcây bản địa tự nhiên, sau đó được cải tạo và sưu tầm bổ sung các loài cây bảnđịa khác Đây là các địa điểm phục vụ nghiên cứu, học tập và tham quan du lịchcủa các VQG

Các vườn sưu tập thực vật ngoài hệ thống RĐD:

Vườn thực vật Trảng Bom (Đồng Nai) gồm 118 loài

Trang 28

Vườn thực vật Cầu Hai (Vĩnh Phú) - 110 loài.

Vườn thực vật Cẩm Quỳ (Hà Tây) - 61 loài

Thảo cầm viên ở thành phố Hồ Chí Minh

Vườn thực vật Viện ĐTQHR (Hà Nội) - khoảng 200 loài

Vườn Bách Thảo ở Hà Nội, đã được hình thành từ hơn 100 năm nay sưutập được gần 200 loài cây

Các vườn cây thuốc

Viện Dược liệu có trạm cây thuốc Sa Pa, sưu tập được 63 loài đang bảoquản các cây thuốc ở độ cao 1.500 m

Trạm cây thuốc Tam Đảo bảo quản 175 loài, ở độ cao 900m

Trạm cây thuốc Văn Điển (Hà Nội) - 294 loài

Vườn cây thuốc trường Đại học Dược Hà Nội - 134 loài

Vườn Học Viện Quân Y - 95 loài

Vườn cây thuốc tại code 400 ở Ba Vì: 150 loài

Trung tâm giống cây thuộc Đà Lạt sưu tầm 88 loài và bảo quản ở độ cao

3.2.4 Công tác nghiên cứu khoa học

Công tác nguyên cứu về các khu RĐD trong thời gian qua đã được đẩymạnh và đạt được nhiều kết quả Nhiều cơ quan nghiên cứu, các trường đại học,các nhà khoa học đã tiến hành các nghiên cứu khoa học trong các khu rừng đặcdụng đồng thời Nhà nước cũng thu hút được nhiều nhà đầu tư tài trợ cho côngtác nghiên cứu khoa học Các chương trình nghiên cứu triển khai theo các mức

độ khác nhau từ cấp toàn quốc, vùng, đến các khu RĐD

Với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực BTTN

và ĐDSH như WWF, FFI, Birdlife International và các tổ chức bảo tồn trongnước và nước ngoài, nhiều nghiên cứu chuyên ngành sâu đã được thực hiện nhưnghiên cứu bảo tồn thú lớn, bảo tồn các loài linh trưởng, bảo tồn các vùng chimđặc hữu làm cơ sở để thực hiện công tác bảo tồn ĐDSH trong các khu RĐD

Với sự đầu tư tích cực của Nhà nước cùng với sự hợp tác và hỗ trợ củacác tổ chức quốc tế, đã đẩy mạnh công tác điều tra, nghiên cứu ĐDSH trong cáckhu RĐD của Việt Nam và thu được nhiều kết quả Đặc biệt đã phát hiện 5 loàithú lớn mới và mô tả, công bố 13 chi, 222 loài và 30 taxon thực vật dưới loài

Các loài thú mới được phát hiện là:

Trang 29

Sao la (Pseudoryx nghetinhensis -5/1992)

Mang lớn (Muntiacus vuquangensis -3/1994)

Mang trường sơn hay Mang nanh (Muntiacus truongsonensis - 4/1997) Cầy Tây nguyên (Viverra tainguyenensis -1997)

Voọc xám (Pygathrix cinereus - 2000)

2 loài chim mới là:

Khướu ngọc linh (Garrulax ngoclinhensis)

Khướu vằn đầu đen (Actinodora sodangonum).

Về các loài động vật không xương sống cũng đã phát hiện 3 loài cá mới(1999-2000), 6 loài cua mới; 5 loài ong ký sinh và 6 loài bọ nhảy Colembolla

Số lượng các loài thực vật mới được phát hiện 13 chi, 222 loài và 30taxon dưới loài đã được mô tả mới cho khoa học; 2 họ, 19 chi và hơn 70 loàiđược ghi nhận mới cho hệ thực vật Việt Nam

Riêng họ Lan (Orchidaceae) đã công bố 3 chi, 62 loài mới và bổ sung 4chi, 34 loài lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam

Ngành Hạt trần (Pinopsida) đã công bố 1 chi, 3 loài mới và 2 chi, 12 loàilần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam (Jacinto Regalado J et all, 2003)

Công tác điều tra, nghiên cứu, giám sát, cứu hộ các loài động vật quý,hiếm cũng đã được thực hiện trong các chương trình, dự án thực hiện ở một sốRĐD, đáng kể là:

- Chương trình cứu hộ, bảo tồn các loài linh trưởng nguy cấp tại ViệtNam, Vườn quốc gia Cúc Phương;

- Chương trình trình cứu hộ, bảo tồn các loài rùa tại Việt Nam, Vườnquốc gia Cúc Phương;

- Chương trình cứu hộ bảo tồn các loài Thú ăn thịt và Tê tê, Vườn quốcgia Cúc Phương;

- Chương trình giám sát thú linh trưởng vườn quốc gia Phong Nha(Quảng Bình);

- Dự án giám sát quần thể Voọc đầu trắng Vườn quốc gia Cát Bà (HảiPhòng);

- Dự án giám sát quần thể Voọc mũi hếch tại KBT Na Hang, Cham Chu(Tuyên Quang) và Khau Ca (Hà Giang);

- Chương trình giám sát Cò thìa ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (NamĐịnh)

Nhờ có các chương trình bảo vệ và phát triển rừng, một số loài cây cónguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên đã phát triển mạnh thông qua các chương

trình trồng rừng như Lát hoa (Chukrasia tabularis), Dó bầu (Aquilaria crassna).

Việc nuôi sinh sản thành công động vật hoang dã tạo cơ hội cho phát triển kinh

Trang 30

tế, xã hội tại các địa phương, góp phần bảo tồn nguồn gen, làm giảm sức ép lênviệc khai thác từ tự nhiên, cụ thể như:

- Trăn đất (Python molurus), trăn gấm (Python recticulatus) được gây

nuôi sinh sản phổ biến ở các tỉnh phía Nam

- Rắn hổ mang (Naja naja) được nhiều địa phương đã nuôi sinh trưởng,

sinh sản thành công rắn hổ mang như ở Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc)

- Khỉ đuôi dài sinh sản rất thành công trong trại nuôi, mỗi năm có hàngchục nghìn cá thể được sản sinh trong điều kiện nuôi nhốt

- Nhiều loài động vật khác như lợn rừng (Sus scrofa), Hươu sao (Cervus

nippon), ba ba, rùa và một số loài lưỡng cư được gây nuôi sinh sản với số lượng

lớn

Trang 31

PHẦN 4 HIỆN TRẠNG QUY HOẠCH HỆ THỐNG RĐD VIỆT

NAM 4.1 Đánh giá công tác quy hoạch RĐD cả nước từ trước đến nay

Bản quy hoạch đầu tiên của Nhà nước cho hệ thống rừng đặc dụng vàQuyết định số 194-CT ngày 09/8/1086 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay làThủ tướng Chính phủ Văn bản này đã quy hoạch 73 khu nằm trong các khurừng cấm của Nhà nước với tổng diện tích 769.512 ha Đây là cơ sở căn cứ pháp

lý để thành lập các khu rừng đặc dụng hiện nay Tuy nhiên, đến năm 1991 LuậtBảo vệ và Phát triển rừng ra đời thì công việc thiết lập các khu rừng đặc dụngmới được quan tâm của các cấp ban ngành từ Trung ương đến địa phương Đếnnăm 2002 cả nước đã thành lập được 95 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích là1.800.000 ha, trong đó có 27 Vườn quốc gia, 40 Khu bảo tồn thiên nhiên, 28khu di tích lực sử văn hóa

Đến năm 2003, Cục Kiểm lâm - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

đã đề xuất quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng một danh sách 121 khu, bao gồm

27 Vườn quốc gia, 57 Khu bảo tồn thiên nhiên, 37 khu di tích lịch sử văn hóavới tổng diện tích 2.518.339 ha, nhưng vẫn chưa được Thủ tướng Chính phủphê duyệt Thực hiện Chỉ thị 38/2005/CT-TTg ngày 25/12/2005 của Thủ tướngChính phủ về rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng, diện tích rừng đặc dụng đã cónhiều thay đổi, một số các khu rừng khác được điều tra, đánh giá xác định đạttiêu chí rừng đặc dụng đề xuất quy hoạch vào hệ thống rừng đặc dụng Đến năm

2010, Cục kiểm lâm- Bộ NNPTNT xây dựng quy hoạch quy hoạch đề xuất 164

ku rừng đặc dụng, trong đó có 30 VQG, 58 KBTTN, 11 Khu bảo tồn loài-sinhcảnh, 45 khu di tích lịch sử, cảnh quan và 20 khu nghiên cứu, thực nghiệm khoahọc với tổng diện tích là 2.265.754 ha

Hiện nay chưa có quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước chính thứcđược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vì vậy việc thành lập, chuyển đổi rừngđặc dụng vẫn còn mang tính tự phát, chưa được quản lý một cách khoa học

4.2 Phân bố, diện tích, ranh giới các khu RĐD

4.2.1 Phân bố, diên tích

Hiện nay, hệ thống RĐD của Việt nam đã được phân bố trên nhiều vùngsinh thái, trên các vùng đại diện cho các kiểu khí hậu, đất đai khác nhau như:Nhiệt đới, á nhiệt đới, vùng núi cao, vùng mưa ẩm, vùng khô hạn, vùng đồngbằng trung du và miền núi, ven biển Do đó đã bảo vệ được hầu hết các hệ sinhthái điển hình và các loài động thực vật, nguy cấp, quý, hiếm

Cụ thể, ở 8 vùng sinh thái, đã thống kê được danh sách các khu BTTN đãđược Chính phủ hoặc Bộ Nông nghiệp và PTNT thẩm định về mặt khoa học(sau đây được gọi là hệ thống RĐD quốc gia) như sau:

Trang 32

Bảng 2: Phân bổ các khu rừng đặc dụng theo vùng sinh thái

STT Vùng Số khu bảo tồn thiên nhiên Tổng diện tích (ha) sinh thái trong các Tỷ lệ % của vùng

a) Về ranh giới các khu RĐD

Ranh giới của nhiều khu RĐD hiện vẫn chưa ổn định, còn xảy ra tranhchấp, nguyên nhân chủ yếu như sau:

- Ranh giới nhiều khu RĐD chưa xác định cắm mốc rõ ràng trên thực địa:khi xây dựng dự án đầu tư (trước là Luận chứng kinh tế kỹ thuật) chương trìnhcắm mốc đã được xác định, nhưng do thiếu kinh phí nên nhiều khu RĐD vẫnchưa thực hiện được Chủ yếu các Vườn quốc gia và một số các Khu bảo tồnthiên nhiên đã hoàn thành việc xác định ranh giới và cắm mốc rõ ràng trên thựcđịa

- Một số khu RĐD có hiện tượng chồng lấn ranh giới Khi các quyết địnhcủa các cơ quan Nhà nước ban hành ở các thời điểm khác nhau, điển hình làVQG Cúc Phương

- Hiện tượng xâm canh xâm cư đối với một số khu RĐD còn xảy ra do áplực về đất đai, về khai thác tài nguyên

- Hiện tượng xâm lấn ranh giới đất lâm nghiệp xẩy ra khá phổ biến dọctheo vùng ranh giới giữa các khu RĐD với vùng đệm, kể cả những nơi ranh giới

đã được xác định Tại những nơi dân còn ở lại hay nương rẫy của họ còn ở bêntrong khu RĐD, hay xảy ra xâm phạm ranh giới để khai thác tài nguyên rừng,sản xuất Trong quá trình thành lập một số khu RĐD, một số diện tích đất củamột số cơ quan Nhà nước và các hộ dân vẫn nằm bên trong và phần giáp ranhcủa các khu RĐD

Mặc dù theo quy định, đó là phần đất thuộc quyền sở hữu của các khuRĐD, nhưng trên thực tế các khu RĐD này vẫn rất lúng túng khi vận dụng Luậtđất đai và các chính sách liên quan của Nhà nước để giải quyết các vướng mắcvới các đối tác Áp lực này ngày càng tăng lên đối với các khu RĐD khi quỹ đấtcủa địa phương (nhất là các vùng gần các khu đô thị, khu công nghiệp) ngày

Trang 33

một khó khăn, giá trị của nó ngày càng tăng lên trong sự phát triển không ngừngcủa kinh tế địa phương.

b) Tình hình sử dụng đất

Tình hình sử dụng đất diễn ra ở các mức độ khác nhau đối với các khuRĐD Nhìn chung các khu RĐD đã sử dụng tốt các loại đất đai phục vụ chomục đích bảo tồn như trồng rừng, phục hồi rừng, bảo vệ tài nguyên rừng vàĐDSH; phục vụ các hoạt động du lịch sinh thái Do mức độ phân cấp và quản lýkhác nhau nên mức độ sử dụng cũng khác nhau:

Các VQG do Bộ NN& PTNT quản lý: Đây là các khu RĐD được tổ chứcchặt chẽ, đủ lực lượng bảo vệ và cán bộ biên chế, được đầu tư nhiều hơn so vớicác khu RĐD do địa phương quản lý nên các hoạt động được thực hiện theo kếhoạch hàng năm, việc sử dụng đất đúng mục tiêu bảo tồn Tuy nhiên vẫn cònhiện tượng người dân ở bên trong vùng vùng lõi và có các hoạt động canh tác vàsản xuất bên trong VQG như: Ba Vì, Tam Đảo, Cát Tiên, Yok Don

Các khu RĐD do địa phương quản lý: do việc quản lý các khu RĐD gặpnhiều khó khăn về nhân lực, về đầu tư nên việc sử dụng đất vẫn chưa đáp ứngđược theo dự án đầu tư (hay Luận chứng kinh tế kỹ thuật trước đây) Việc trồngrừng, phục hồi rừng được tiến hành theo nguồn kinh phí hàng năm thườngkhông ổn định Các hoạt động sử dụng đất trái phép bên trong các khu RĐD vẫndiễn ra ở một số khu như: làm nương rẫy, trồng trọt, làm nhà

4.3 Đánh giá công tác bảo tồn rừng đặc dụng

4.3.1 Bảo vệ các hệ sinh thái

Với hệ thống RĐD đã được thành lập hầu như các kiểu rừng, các hệ sinhthái đã được bảo vệ như:

- Các hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi được bảo vệ trong các khu RĐDnhư: Ba Bể, Hữu Liên, Cát Bà, Tây Côn Lĩnh, Du Già, Pù Luông, Phong Nha -

Kẻ Bàng, Cúc Phương, Vân Long

- Các khu rừng ngập mặn được bảo vệ trong khu VQG Xuân Thuỷ, CônĐảo, Đất Mũi, và các khu BTTN như Tiền Hải, Thạnh Phú ( Bến Tre)

- Các khu rừng Tràm được bảo vệ trong VQG Tràm Chim (Đồng Tháp),

U Minh Thượng (Kiên Giang), các khu BTTN Vồ Dơi (Cà Mau), Lung NgọcHoàng (Hậu Giang)

- Các kiểu rừng á nhiệt đới núi thấp và trung bình được bảo vệ trong khuVQG Hoàng Liên, Chư Yang Sin, Kon Ka Kinh, Bidoup- Núi Bà và các khuBTTN Ngọc Linh, Sông Thanh, Kon Chư Răng- Rừng thưa rụng lá cây họ Dầu

ưu thế được bảo vệ trong Vườn quốc gia Yok Don, khu BTTN K’Rông Trai

4.3.2 Bảo tồn các nguồn gien động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

- Loài Bò tót (Bos gaurus) ở VQG Cát Tiên, Khu BTTN Nam Nung.

Trang 34

- Loài Voi (Elephas maximus), Bò tót (Bos gaurus), Bò rừng (Bos

javanicus) ở VQG Yok Đôn, Chư Mom Rây, Vườn quốc gia Cát tiên, VQG Pù

Mát

- Loài Sao la (Pseudoryx nghentinhensis), Mang lớn (Muntiacus

vuquangensis) ở VQG Vũ Quang, Pù Mát, khu BTTN Pù Hoạt, Pù Huống

- Loài Voọc quần đùi (Trachypithecus francoisi delacouri) là loài đặc

hữu hẹp ở khu vực núi đá vôi thuộc các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa và NinhBình được bảo tồn ở VQG Cúc Phương, khu BTTN Vân Long, Pù Luông

- Loài Voọc mũi hếch (Rhenopithecus avunculus) là loài đặc hữu hẹp khu

vực núi đá vôi ở phía Bắc Việt Nam được bảo tồn ở khu BTTN Na Hang

- Loài Voọc đầu trắng (Trachypithecus francoisi poliocephalus) là loài

đặc hữu hẹp chỉ thấy ở một vài nơi ở phía Bắc, được bảo tồn ở VQG Cát Bà

- Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris) và các loài lan hài ở VQG

Phong Nha - Kẻ Bàng

- Thông nước (Glyptostrobus pensilis) ở khu BTTN Trấp Ksơ….

- Thông lá dẹt (Ducampopinus krempfii), Thông 5 lá (Pinus dalatensis),

Pơ mu (Fokienia hodginsii) trong khu VQG Bi Doup - Núi Bà, khu BTTN

Phước Bình (Ninh Thuận)

- Hoàng đàn (Cupressus torulosa) trong các khu BTTN Hữu liên, Tát Kẻ

- Bản Bung (Na Hang)

- Nghiến (Exelltrodendron hsienmu), Đinh (Markhamia stipulata), Trai (Garcinia fagraeoides) trong VQG Ba Bể, các khu BTTN Tắc Kẻ Bản Bung

(Na Hang), Du Già, Phong Quang, Kim Hỷ

- Cẩm lai (Dalbergia olivery), Gõ đỏ (Sindora siamensis) trong VQG Cát

Tiên

- Sâm ngọc linh (Panax vietnamensis) trong khu BTTN Ngọc Linh.

4.3.3 Công tác bảo tồn ngoại vi

Các khu rừng tự nhiên hoặc các khu rừng trồng được bảo vệ để hìnhthành các khu rừng thực nghiệm và nghiên cứu khoa học cũng được coi là mộttrong các biện pháp bảo tồn ngoại vi Chúng có ý nghĩa đặc biệt hơn đối vớibiện pháp bảo tồn ngoại vi nguồn gen động vật và thực vật đặc hữu, nguy cấp,quý hiếm

Năm 1993, Bộ Lâm nghiệp (cũ) đã ban hành Quy phạm kỹ thuật xâydựng rừng giống chuyển hóa (QPN 16-93) Tuy nhiên, công tác xây dựng rừnggiống tự nhiên mới bắt đầu được thực hiện từ năm 1997 bằng các nghiên cứu và

đề xuất của Công ty Giống Lâm nghiệp Trung ương và Viện Khoa học Lâmnghiệp Việt Nam Dự án của DANIDA hợp tác với Công ty Giống Lâm nghiệpTrung ương đã đề xuất xây dựng một mạng lưới rừng giống tự nhiên chuyển

Trang 35

hóa trên toàn quốc Các khu rừng giống này thường được xây dựng kết hợp ởcác khu RĐD hoặc các khu rừng phòng hộ.

Cho đến nay, theo điều tra, các rừng thực nghiệm và nghiên cứu khoa họcchủ yếu trực thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp quản lý Ngoài ra Viện Sinh thái

và Tài nguyên Sinh vật thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam và TrườngĐại học Lâm nghiệp mỗi đơn vị cũng quản lý 1 khu nhưng diện tích không lớn(bảng 3) Tất cả đã thống kê được sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉthị 38/2005/CT-TTg, có 20 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học với tổng

diện tích là 10.652,25 ha.

Bảng 3: Các khu RĐD là rừng thực nghiệm và nghiên cứu khoa học

TT Tên khu rừng Vị trí Tổng DT (ha) DT có rừng

DT không

có rừng

1 Trung tâm nghiên cứu giống Đông

5 TTNC ứng dụng kỹ thuật rừng ngập mặn Minh Hải Cà Mau 281,00 245,00 36,00

6 Khu thực nghiệm nghiên cứu TP

14 Trung tâm LN nhiệt đới Pleiku-Gia

16 TT ứng dụng KHKT Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ Quảng Trị 879,20 879,20 0,00

Trang 36

4.4 Hiện trạng về hệ thống và cơ cấu tổ chức

Hoạt động tổ chức quản lý hệ thống RĐD hiện tại cho thấy những tồn tạichính là: thiếu sự điều phối hiệu quả của cơ quan đầu mối quốc gia, thiếu sựhợp tác liên ngành giữa các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong việc bảo tồnthiên nhiên, nguồn gen động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm Hơn nữa, nguồnlực và cơ chế quản lý cũng chưa phù hợp Việc đầu tư cho RĐD chưa mang tínhchiến lược và chưa đáp ứng được yêu cầu Việc phân định chức năng nhiệm vụ

về quản lý các RĐD vẫn còn chồng chéo, chưa rõ ràng nhất là các khu do địaphương quản lý

Việc phân cấp quản lý hệ thống rừng đặc dụng hiện nay vẫn chưa thốngnhất theo quy định tại Điều 14, nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng Bộ Nông nghiệp

và PTNT chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước đối với hệ thốngrừng đặc dụng trong phạm vi cả nước, hiện tại trực tiếp quản lý 6 Vườn quốcgia có giá trị ĐDSH cao là các VQG: Cúc Phương, Ba Vì, Cát Tiên, Bạch Mã,Yok Don và các khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học Ủy ban nhân dâncác tỉnh trực tiếp quản lý các VQG có ranh giới nằm trong ranh giới hành chínhcủa một tỉnh Các khu RĐD còn lại được giao cho Chi cục Kiểm lâm của cáctỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và PTNT trực tiếp quản lý Như vậy, việc quản lý cáckhu RĐD cũng chưa thống nhất ở các tỉnh nên hiệu quả quản lý chưa cao

Hiện tại việc quản lý ở các địa phương được giao cho một số cơ quan vàPhòng như sau: (i) Ủy ban nhân dân tỉnh, quản lý các Vườn quốc gia trực thuộctỉnh và một số Khu bảo tồn có diện tích lớn (Vĩnh Cửu, Đồng Nai); (ii) Chi CụcKiểm lâm chịu trách nhiệm quản lý phần lớn các khu rừng đặc dụng; (iii) SởNông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý về chuyên môn và nghiệm vụ chophần lớn các Vườn quốc gia trực thuộc tỉnh

Việc quản lý các VQG hiện tại đang đưa ra nhiều tranh luận khác nhau vềhiệu quả quản lý cũng như hiệu quả bảo tồn, hiện có 30 VQG thì có 6 VQG do

Bộ quản lý, 24 VQG do cấp Tỉnh quản lý Trong số 24 VQG do Tỉnh quản lý thìviệc phân cấp quản lý cũng không đồng nhất, mà phụ thuộc vào chủ trương, ýchí của lãnh đạo các cấp ở mỗi địa phương; do đó có địa phương xác định VQG

do Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp quản lý, nhưng cũng có địa phương giao cho

Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và Sở lại giao cho Chi cụcKiểm lâm trực tiếp quản lý Đối với các khu BTTN hiện tại, còn được quản lýphức tạp hơn thậm chí có khu bảo tồn chưa thành lập Ban quản lý

Trang 37

Cách phân cấp quản lý các Vườn quốc gia, các khu BTTN tại các địaphương còn tùy tiện như vậy, nên việc quan tâm của các cấp lãnh đạo địaphương đầu tư thời gian chỉ đạo, giám sát về các hoạt động chuyên môn, về tổchức, về cơ chế chính sách đối với hệ thống khu RĐD chưa đáp ứng được yêucầu của công tác bảo tồn đa dạng sinh học, cũng như chưa đáp ứng được mụctiêu đa chức năng vốn có của các khu Rừng đặc dụng; trong đó, những chức

năng nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là: Bảo tồn đa dạng sinh học; cung cấp các

dịch vụ môi trường rừng; dịch vụ hệ sinh thái; Kinh tế - Văn hóa - Xã hội; an ninh quốc phòng chưa được quan tâm chỉ đạo tổ chức quản lý khai thác hiệu

quả

Do đó, việc quy hoạch tổ chức về cơ cấu đội ngũ cán bộ viên chức, côngchức, cán bộ quản lý rừng đặc dụng từ Trung ương đến cơ sở và đặc biệt tại cácVườn quốc gia, các Khu bảo tồn thiên nhiên hiện nay chủ yếu nhằm đáp ứngcác nhu cầu thực hiện chức năng bảo vệ rừng; vì vậy, cơ cấu tổ chức và biên chếđội ngũ cán bộ nặng theo mô hình Kiểm lâm hóa Các nhu cầu nhân sự cho cáckhu rừng đặc dụng được tính toán trên cơ sở các tiêu chí bảo đảm cho công tácbảo vệ rừng (người/1000 ha diện tích rừng); vì vậy, năng lực chuyên môn củađội ngũ cán bộ công chức tại các khu rừng đặc dụng chủ yếu là được đào tạonghiệp vụ của các Công chức Kiểm lâm, còn những cán bộ chuyên môn sâu vềcác lĩnh vực bảo tồn, đa dạng sinh học, dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinhthái, Tuyên truyền giáo dục phát triển cộng đồng, Hợp tác quan hệ quốc tế cònrất thiếu và yếu

Một số nơi, mối quan hệ giữa Ban quản lý các khu RĐD với các cơ quanđịa phương chưa tốt, nhận thức của các cấp chính quyền còn chưa đồng đều, do

đó còn có tình trạng khoán trắng cho các Ban quản lý hoặc còn xẩy ra việc tranhchấp đất đai

4.5 Hiện trạng cơ sở hạ tầng khu rừng đặc dụng

Cơ sở hạ tầng của hầu hết các khu rừng đặc dụng chưa đáp ứng được nhucầu phục vụ công tác bảo tồn thiên nhiên Nhiều khu rừng đặc dụng chưa thànhlập Ban quản lý riêng nên chưa có trụ sở làm việc Cơ sở vật chất và trang thiết

bị phục vụ bảo tồn, đặc biệt là phòng cháy chữa cháy rừng còn thiếu và khôngđồng bộ

Vườn quốc gia Xuân Sơn được chuyển hạng thành Vườn quốc gia từ năm

2002 với 58 cán bộ viên chức, đến nay trụ sở làm việc còn thiếu thốn, thiếu các

cơ sở phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, diễn giải môi trường.Vườn quốc gia Phú Quốc được thành lập từ năm 2002 với 71 cán bộ viên chức,quản lý diện tích đất lâm nghiệp trên 31.000 ha, tuy nhiên đến nay cơ sở hạ tầngphục vụ cho công tác quản lý bảo tồn còn thiếu như: nhà bảo tàng, trung tâmdiễn giải môi trường, cơ sở nghiên cứu khoa học, đường tuần tra bảo vệ rừng

Một số Vườn quốc gia có trụ sở ban quản lý nhưng do ít được quan tâmđầu tư cơ sở hạ tầng nên bị xuống cấp hoặc chưa đáp ứng được so với yêu cầuphục vụ nghiên cứu khoa học như: Vườn quốc gia Vũ Quang, U Minh Hạ, Kon

Trang 38

Ka Kinh, Phước Bình Về hiện trạng cơ sở hạ tầng của các Vườn quốc gia đượctổng hợp ở Bảng 4 Một số Vườn xây dựng công trình cơ sở hạ tầng đáp ứngđược yêu cầu thực tế, như Vườn quốc gia Cát Tiên với quy mô diện tích xâydựng các công trình lên tới gần 6.000m2, có đầy đủ các hạng mục công trình xâydựng như: Văn phòng ban quản lý, trung tâm diễn giải môi trường, cơ sở nghiêncứu khoa học, cơ sở du lịch sinh thái; Vườn quốc gia Bến En, diện tích xâydựng là 2.364m2.

Đa số Vườn quốc gia mới xây dựng được trụ sở làm việc ban quản lý, đápứng được mục tiêu duy nhất là phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng, bảotồn nguồn gen, còn việc đầu tư xây dựng các công trình phục vụ công tácnghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái giáo dục môi trường chưa đáp ứngđược yêu cầu như Vườn quốc gia U Minh Hạ diện tích xây dựng 140m2, ChưYang Sin 260m2

Bảng 4 Hiện trạng cơ sở hạ tầng các Vườn quốc gia

TT Tên khu rừng

đặc dụng

Diện tích (ha)

Số cán bộ CNV

Cơ sở hạ tầng

Diện tích xây dựng Nhà làm

việc (m 2 )

Đường tuần tra (km)

TT diễn giải môi trường

Cơ sở NCKH

Ngày đăng: 04/05/2017, 16:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w