1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI ĐỢT 1

5 746 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 50 KB

Nội dung

Đừng ngồi quây quần thường xuyên bên góc bếp, và cũng đừng thu mình một góc trong nhà trọ nhỏ nhoi, hãy đi ra để nhìn để hiểu; đừng đắm đuối trên mà hình máy tính, trên “smartphone” bằng

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Đề có 4 trang Điểm tối đa: 10 điểm

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC

SINH GIỎI ĐỢT 1

Môn: Ngữ Văn Khối: 8 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Dòng sông lạnh ngắt như tờ, Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo.

Bốn bề phong cảnh vắng teo, Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan.

Lòng riêng riêng những bàng hoàng,

Lo sao khôi phục giang sơn Tiên Rồng.

Thuyền về, trời đã rạng Đông, Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi.

(Đi thuyền trên sông Đáy – Hồ Chí Minh)

a) Đây là thể thơ gì? Hãy cho biết, bài thơ trên miêu tả cảnh gì? (0,5đ)

b) Có bao nhiêu địa điểm được nhắc trong bài thơ? Hãy chỉ ra câu thơ trong bài thơ trên có nhắc đến trăng? (0,5đ)

c) Sinh thời, nhà văn Hoài Thanh đã nói: “Thơ Bác đầy trăng” Bằng kiến thức của

mình, em hãy chỉ ra ít nhất 3 bài thơ của Bác thấm đượm chất trăng? (1đ)

Câu 2: (2 điểm)

Đọc những đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng ( ) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công ( ) Thế giới này là bạn, đất nước này là của chúng ta Chúng ta biết người và không thể ngồi nhìn đồng bào nghèo khó mãi Đừng ngồi quây quần thường xuyên bên góc bếp, và cũng đừng thu mình một góc trong nhà trọ nhỏ nhoi, hãy đi ra để nhìn để hiểu; đừng đắm đuối trên mà hình máy tính, trên “smartphone” bằng những câu chuyện phiếm giết thời gian, mà hãy dùng nó như một công cụ nối liền thế giới bên ngoài.

(2) Biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường đê mai ngày khởi nghiệp.Tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân, nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm.Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.

(3) Hoạt động xã hội, đây là dòng sông cuộc đời Phù sa sẽ về với bạn để mùa màng, cây lá tốt tươi Đắm mình trong thực tiễn sẽ cho bạn tình yêu thương, cảm thông và trân trọng con người, để mình cố gắng sống tốt hơn, trách nhiệm hơn Đây cũng là cách để bạn tận hiến những gì cao đẹp cho đời.

(Trích bài phát biểu của PGS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội nhân dịp kỉ niệm ngày 26/03/2016)

a) Hãy nêu nội dung chính của mỗi đoạn? Cho biết phương thức biểu đạt của đoạn (2) (3)? (0,75đ)

b) Đoạn (1) được viết dưới dạng đoạn văn gì? (0,25đ)

Trang 2

c) Bằng diễn đạt của mình, hãy viết đoạn văn từ 5 – 7 câu khuyên các bạn trẻ vẫn còn

“thu mình một góc trong nhà trọ nhỏ nhoi” hay “đắm đuối trên mà hình máy tính, trên “smartphone” bằng những câu chuyện phiếm giết thời gian”? (1đ)

Câu 3: (3 điểm): Đọc bài thơ và trả lời những câu hỏi ở phía dưới: (từ 1 đến 5)

Có những bài thơ luôn thấm đượm chất quê hương:

QUÊ HƯƠNG TA GỌI VỀ

Xa quê hương suốt mấy chục năm rồi Mãi trong ta nhớ miền quê yêu dấu Cánh diều tuổi thơ lưng trâu sáo đậu Nghe quê hương đất mẹ gọi ta về

Chân ngập ngừng lội bước tới triền đê Đàn bướm nhỏ dập dìu hoa dại tím Nhớ một thời tuổi thơ nhiều kỷ niệm Gợi ta về với những giấc mơ xưa

Đồng lúa xanh non ngút ngàn nắng mưa Đất bạc màu mẹ dày công chăm bón Khom lưng trên đồng cõng bầu trời trĩu nặng

Úp mặt ruộng sâu góp nhặt hạt thóc rơi

Con biết quê nhà vất vả lắm mẹ ơi Một nắng hai sương đất cằn đồng hạ Ướt đẫm giọt mồ hôi đong đầy khoai lúa Thấm một đời câu muối mặn gừng cay

Quê hương mình bao nỗi nhớ đong đầy Chiếc áo tơi bốn mùa che mưa nắng Gió lào thổi cuộc đời thêm gánh nặng Hạt thóc vàng mẹ đánh đổi thanh xuân

Yêu quê mình ta dạo bước bâng khuâng Bát nước chè xanh, câu hò ngọt lịm Giọng nói quê nghe nhọc nhằn thương mến

Ta trở về nghe tiếng gọi quê hương!

(Hảo Trần)

Hay:

QUÊ HƯƠNG NHỚ MÃI TIẾNG GÀ TRƯA

Quê hương ơi tôi nhớ nguời da diết Bao năm rồi mãi biềng biệt trời xa Vẫn trong tôi một nỗi nhớ quê nhà Nhớ lời mẹ ru thiết tha cánh võng.

Tiếng gà trưa sao mãi còn lắng đọng Hàng cau xanh hoài vọng xoã tóc thề Cơn gió nào nghe dịu mát chiều quê Đàn trâu béo bên triền đê nhai cỏ.

Dưới bến sông rộn ràng bầy trẻ nhỏ Tiếng cười vui vang khắp ngỏ quê làng

Trang 3

Những mái đầu ngụp lặn dưới nắng chan Nghe xao động mơn man trên sóng nước.

Nhà Mẹ nghèo nép mình bên táng đước Vệt khói lam tỏa mượt mái tranh chiều

Mẹ gầy gò trong dáng nhỏ liêu xiêu

Ơ kho quẹt bữa cơm chiều ngon lạ.

Tôi lớn lên trong tháng ngày vất vã Nhớ lời ru nghe thương quá tiếng gà Nhưng vì nghèo đành phiêu bạt nơi xa Thân trôi nỗi bôn ba nơi xứ lạ.

Mãi trong tôi quê hương là tất cả Vẫn thiết tha một nỗi nhớ quê nhà Nhớ mẹ già mòn mỏi đợi con xa

Dù mắt mẹ giờ chỉ là đêm tối.

Quê hương ơi con nợ lời xin lỗi Con sẽ về đừng giận dỗi mẹ ơi!

(Giọt Buồn Không Tên)

Hoặc:

NHỚ LẮM QUÊ HƯƠNG

Nhớ làm sao, tiếng võng giữa trưa Hè Tiếng kẽo kẹt, ôi nghe mà thương lắm Lời ru mãi, ngàn đời sau vẫn ấm Mái tranh nghèo, sâu đậm nghĩa tình xưa

Gió thổi về, theo giọt nắng đong đưa Mây lướt nhẹ, từng cơn mưa vội vã Cau lại thắm, vườn trầu thêm xanh lá

Đã đến mùa, ra cấy mạ đi thôi!

Chân lấm bùn, thân ướt đẫm mồ hôi Hồn thanh thản, cuộc đời không lo nghĩ Đêm khuya vắng, tiếng côn trùng non nỉ Như dặn lòng, bền bỉ với thời gian

Những hoàng hôn, mờ nhạt khói sương tan Dừa soi bóng, trăng vàng in đáy nước Quê hương đó, bao giờ ta tìm được Đến bao giờ, dừng chân bước tha phương.

(Huyền Thư)

1) Hãy cho biết, ba bài thơ trên thuộc thể thơ gì? (0,25đ)

2) Hãy tìm trong mỗi bài thơ 1 câu thơ có dấu chấm than và yêu cầu xác định: kiểu câu, chức năng? (0,5đ)

3) Bằng vốn hiểu biết của mình, em hãy chép ít nhất một bài thơ có chủ đề giống những bài thơ trên? (0,5đ)

4) Theo em, những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong bài “Nhớ lắm quê

hương” và “Quê hương nhớ mãi tiếng gà trưa”? (0,75đ)

Trang 4

5) Qua bài “Quê hương ta gọi về”, hãy viết đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) nói về

những kỷ niệm khó phai mờ khi đặt chân vào chốn quê thanh bình, yêu dấu? (1đ)

Câu 4: (3 điểm):

TỔ QUỐC LÀ TIẾNG MẸ

Tổ quốc là tiếng mẹ

Ru ta từ trong nôi Qua nhọc nhằn năm tháng Nuôi lớn ta thành người

Tổ quốc là mây trắng Trên ngút ngàn Trường Sơn Bao người con ngã xuống Cho quê hương mãi còn

Tổ quốc là cây lúa Chín vàng mùa ca dao Như dáng người thôn nữ Nghiêng vào mùa chiêm bao

Tổ quốc là ngọn gió Trên đỉnh rừng Vị Xuyên Phất lên trong máu đỏ Bao anh hùng không tên

Tổ quốc là sóng mặn Trên cồn cào biển Đông Cát Hoàng Sa ghi hận

Đá Trường Sa tạc lòng

Tổ quốc là tiếng trẻ Đánh vần trên non cao Qua mưa ngàn, lũ quét Mắt đỏ hoe đồng dao

Tổ quốc là câu hát Chảy bao miền sông quê Quan họ rồi ví dặm Nước non xưa vọng về

Tổ quốc là tiếng mẹ Trải bao mùa bão giông Thắp muôn ngọn lửa ấm Trên điệp trùng núi sông.

(Nguyễn Việt Chiến – Tổ quốc nhìn từ biển, NXB Phụ nữ, 2015)

Từ bài thơ trên, em hãy phát lên tiếng nói của mình qua lịch sử, xã hội, của từng dân tộc, từng thời đại đã bảo vệ nước nhà như thế nào Qua đó, hãy làm sáng tỏ thông điệp mà tác giả bài thơ

muốn gửi gắm: Tổ quốc là tiếng mẹ, giữ gìn tiếng mẹ như giữ gìn tổ quốc.

Trang 5

-HẾT -(Ban giám sát không phổ biến gì thêm)

Ngày đăng: 02/05/2017, 17:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w