1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý hoạt động dạy học ứng dụng ICT phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh điện biên

141 388 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 4,11 MB

Nội dung

Lí do chọn đề tài Tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu "Quản lí hoạt động dạy học ứng dụng ICT phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Điện Biên" xuất phát từ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THÙY DƯƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ỨNG DỤNG ICT PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH Ở CÁC

TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THÙY DƯƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ỨNG DỤNG ICT PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH Ở CÁC

TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60.14.01.14

Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN THI ̣BÍCH LIỄU

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo và sự nỗ lực của bản thân, tác giả đã hoàn thành luận văn khoa học này

Tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu của mình

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS

Trần Thị Bích Liễu, người hướng dẫn khoa học, đầy trách nhiệm, tận tâm đã

giúp đỡ tác giả trong việc định hướng nghiên cứu cũng như trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tác giả xin chân thành cảm ơn các cán bộ quản lý, các nhà giáo của các trường trung học phổ thông tại thành phố Điện Biên Phủ, gia đình, bạn

bè đã tạo điều kiện, cộng tác và ủng hộ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình

Mặc dù đã nỗ lực hết mình trong học tập, nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn, nhưng chắc chắn tác giả không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và tất cả những ai quan tâm đến đề tài này

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 4

Học sinh Information and Communication Technology- Công nghệ thông tin và truyền thông

Trung học phổ thông

Ủy ban nhân dân

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ v

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu 6

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6

4 Nhiêm vu ̣ nghiên cứu 6

5.Giả thuyết nghiên cứu 6

6 Giới haṇ , phạm vi nghiên cứu 7

7 Phương pháp nghiên cứu 7

7.1 Phương pháp khảo cứu lí luâṇ 7

7 2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7

7.2.1 Điều tra 7

7.2.2 Phỏng vấn 8

7.3 Hồi cứu tư liêụ 9

7.4 Quan sat 9

7.5 Phương phap chuyên gia .9

8 Đóng góp của luâṇ văn 9

9 Cấu trúc của luận văn 10

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ ỨNG DỤNG ICT TRONG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THPT 11

1.1 Tổng quan 11

1.1.1 Nước ngoài 11

Trang 6

1.1.2 Trong nước 14

1.2 Các khái niệm công cụ 17

1.2.1 Ứng dụng ICT trong hoạt động dạy học 17

1.2.2 Biêṇ pháp quản lý 19

1.2.3 Phát triển năng lực sáng tạo 22

1.3 Các đặc điểm của dạy học ứng dụng ICT trong thế kỷ 21 25

1.3.1 Mục tiêu, nôị dung 25

1.3.2 Hình thức, phương phap 28

1.4 Các phương tiêṇ ICT trong daỵ hoc̣ phat triển năng lưc sang taọ

29 ̣́ 1.4.1 Đặc điểm của dạy học phát triển năng lực sáng tạo 29

1.4.2 Giới thiêụ cac phần mềm phat triển năng lực sang taọ và cach sử dung 34

1.5 Quản lý ứng dụng ICT trong dạy học và dạy học phát triển năng lực sáng tạo 38

1.5.1 Quản lý theo tiếp cận chức năng và phương pháp quản lý 38

1.5.2 Quản lý theo tiếp cận quá trình dạy học 39

Kết luận Chương 1 41

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ DẠY HỌC ỨNG DỤNG ICT PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THPT Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH ĐIỆN BIÊN 42

2.1 Giới thiệu chung các trường tham gia khảo sát, điều kiêṇ cơ sở vâṭ chất và phương tiêṇ ICT 42

2.1.1 Trường THPT thành phố Điện Biên Phủ 42 2.1.2 Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn 43 2.1.3 Trường THPT Thanh Chăn 45

2.2 Mục tiêu và nội dung đánh giá thực trạng 47

2.2.1 Mục tiêu 47

Trang 7

iv

Trang 8

2.3.1 Điều tra bằng phiếu hỏi 48

2.3.2 Phỏng vấn 49

2.3.3 Quan sát 49

2.4 Kết quả đánh giá thưc traṇ g 51

2.4.1 Nhâṇ thức về ứng dung ICT trong giờ daỵ và trong daỵ hoc̣ phat triển năng lưc sang taọ 51 ̣́

2.4.2 Kiến thức, kỹ năng sử dụng ICT trong dạy học của giáo viên 53

2.4.3 Thưc traṇ g quan lý ứng dung ICT phat triển năng lưc sang taọ cho ̣́ học sinh ở các trường THPT tỉnh Điện Biên 59

2.4.4 Những haṇ chế trong công tac quan lý hoaṭ đông ứng dung ICT phát huy năng lực sáng tạo của học sinh và nguyên nhân 68

2.5 Đanh giá chung về công tac quan lý hoaṭ đông ứng dụng ICT phát triển năng lưc sang taọ cho hoc̣ sinh ở cac trường THPT tinh Điêṇ Biên 68 ̣̣́ 2.5.1 Ưu điểm và lý do 68

2.5.2 Hạn chế và lý do 69

Kết luận Chương 2 71

Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG ICT TRONG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THPT Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH ĐIỆN BIÊN 72

3.1 Nguyên tắc đề xuất biêṇ pháp 72

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 72

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thưc tiễn 72 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hê ̣thống 73

3.1.4 Nguyên tắc phối hơp hài hòa các lơị ích 73

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính chất lương và hiêụ quả 74

3.2 Các biện pháp 74 3.2.1 Đưa muc̣ tiêu phát triển năng lưc sáng taọ cho hoc̣ sinh và ứng dung

Trang 9

của nhà trường 74

v

Trang 10

3.2.2 Nâng cao nhâṇ thức ứng dụng ICT trong dạy học và trong daỵ hoc̣ phát

triển năng lưc sáng taọ 77

3.2.3 Hướng dẫn giáo viên khai thác các phần mềm sáng taọ và sử dung trong daỵ hoc̣ 79

3.2.4 Bồi dưỡng cac kỹ năng ICT cho GV, cán bộ quản lý trường học 80 3.2.5 Đam bao cac điều kiêṇ ICT cho daỵ hoc̣ và daỵ hoc̣ phat triển năng lưc sang taọ 82 ̣́

3.2.6 Tiếp tuc̣ khuyến khich ứng dung ICT trong daỵ hoc̣ và daỵ hoc̣ phát triển năng lực sáng tạo 83

3.2.7 Phát huy vai trò của những giáo viên tiên phong và thúc đẩy việc trao đổi kinh nghiêm 84

3.3 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của biện pháp 86

3.3.1 Mục tiêu, nôị dung của khao nghiêm 86

3.3.2 Đối tượng khảo nghiệm 86

3.3.3 Kết quả khao nghiêm 86

Kết luâṇ chương 3 90

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI 91 1 Kết luâṇ 91

2 Khuyến nghi 93 2.1 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên 93 2.2 Đối với các trường THPT tỉnh Điện Biên 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC 99

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Các điều kiện cần cho việc sáng tạo

Bảng 2.3 Các phương pháp dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho

học sinh

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp

52

588687

Trang 12

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.3 Thể hiện các mối tương thích tầm quan trọng của ICT đối với

việc tích cực hóa, cá nhân hóa và phát triển tiềm năng của người học 26

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu "Quản lí hoạt động dạy học ứng

dụng ICT phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Điện Biên" xuất phát từ 03 lí do chính sau đây: vai trò quan trọng của

sáng tạo trong thế kỉ 21 và vai trò của dạy học ứng dụng ICT đối với việc phát triển năng lực sáng tạo cho HS về mặt lí thuyết; yêu cầu cấp thiết của Đảng, Nhànước trong việc phát triển năng lực sáng tạo cho HS và trong việc ứng dụng ICT trong dạy học ở Việt Nam, và thực trạng những hạn chế của quản lí ứng dụngICT trong dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho HS ở các trường THPT Điện Biên cần được giải quyết

1.1 Vai trò quan trọng của sáng tạo trong thế kỉ 21; vai trò của dạy học

và vai trò của ICT đối với phát triển năng lực sáng tạo cho HS

Sự phát triển của các nền kinh tế dựa trên tri thức và sáng tạo trong thế kỉ

21 đặt ra cho các nền giáo dục nhiệm vụ phát triển năng lực sáng tạo cho nguồn nhân lực Viện Nghiên cứu Thịnh vượng (Martin Prosperity Institute (MPI),

(2011) chỉ ra rằng, Tất cả mọi người đều có tiềm năng sáng tạo Sự tiến bộ và

thịnh vượng của tương lai phụ thuộc không chỉ trên sự cố gắng của một nhóm người tri thức tinh hoa mà phụ thuộc vào việc chúng ta có thể khai phá tiềm năng sáng tạo của mỗi một người như thế nào Kĩ năng và mỗi cá nhân tài năng là những lực lượng chính dẫn dắt sự phát triển kinh tế và tích lũy sự thịnh vượng (Trích qua Trần Thị Bích Liễu, 2013)

Năng lực sáng tạo được xem là tổ hợp các kiến thức, kĩ năng và thái độ của một con người đối với sự sáng tạo, là mong muốn được tạo ra những cái mới, có giá trị cho xã hội và bản thân (Trích qua Trần Thị Bích Liễu, 2013)

Để có được những con người lao động có năng lưc sáng t ạo cần có một nền giáo dục sáng tạo, nơi đó giáo viên sử dụng các phương pháp sáng tạo để giúp

người học khai phá tiềm năng của bản thân, phát triển năng lực sáng tạo

Trang 14

Dạy học phát triển năng lực sáng tạo đòi hỏi giáo viên phải hiểu được tiềm năng sáng tạo của học sinh, có kĩ năng sử dụng các phương pháp sáng tạo, khuyến khích học sinh sáng tạo và có phương pháp đánh giá sự sáng tạo của các em Muốn vậy, nhà trường cần tạo môi trường để giáo viên và học sinh sáng tạo; hiệu trưởng phát triển năng lực chuyên môn cho giáo viên sao cho họ có được các kiến thức và kĩ năng dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho các em

Với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), việc dạy học tích cực hóa và sử dụng ICT để giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo trở nên

dễ dàng hơn ICT cung cấp thông tin cho việc sáng tạo Nhiều phần mềm và các công cụ ICT được sử dụng để giúp học sinh sáng tạo Một số công cụ như các công

cụ giúp học sinh sáng tạo các câu chuyện (công cụ Mixed Reality tool giúp người dùng trải nghiệm kinh nghiệm của bản thân và thực tiễn qua các phươngtiện công nghệ - Chinthammit, Thomas, 2012), các phần mềm sáng tạo (Unleash Creativity; Creative Whack Pack, Mind Tools, every note) sử dụng trong các môn học cho phép học sinh làm các thí nghiệm, thử và sai, cho phép học sinh tạo các sản phẩm, trình bày ý tưởng một cách dễ dàng kết hợp ngôn từ với hình ảnh và

âm thanh

Để giáo viên có thể ứng dụng ICT trong dạy học cần có một môi trường ICT và giáo viên cần có các kiến thức, kĩ năng để sử dụng tốt các phương tiện, công cụ này trong dạy học nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh Nhiều trường học trên thế giới đã có các chính sách đầu tư để trang bị cơ sở vật chất và phương tiện ICT, đào tạo giáo viên các kiến thức và kĩ năng cũng như có các chính sách khuyến khích phục vụ dạy học phát triển năng lực sáng tạo

1.2 Chủ trương, chính sách về phát triển năng lực sáng tạo cho HS và về ứng dụng ICT trong dạy học

Ở Việt Nam, việc phát triển nguồn nhân lực có năng lực sáng tạo ngày càng được chú trọng và đang trở thành tâm điểm của đổi mới giáo dục Việt Nam Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 của Chính phủ, (2012) đặt

Trang 15

nhiệm vụ phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức ở Việt Nam, tăng cường các

đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực kinh tế, điều đó đòi hỏi phải đổi mới nền giáodục NQTW4 khóa VII chỉ rõ giáo dục có trách nhiệm: đào tạo những con người lao động tự chủ, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra, tự lo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống, qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh

Vấn đề ứng dụng ICT trong giáo dục, đào tạo được Đảng và Nhà nước rất coi trọng, coi yêu cầu đổi mới PPDH có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều hết sức cần thiết Các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng,Chính phủ, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã thể hiện rõ điều này, như: Nghị quyết CP của Chính phủ về chương trình quốc gia đưa công nghệ thông tin vào giáo dục đào tạo (1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Luật giáo dục (1998) và Luật giáo dục sửa đổi (2005), Nghị quyết 81 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị

29 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng

công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 - 2012;

Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục

Chỉ thị số 29 của Bộ Giáo dục - Đào tạo (ngày 30/7/2001/CT) về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn

2001 - 2005 nêu rõ CNTT là phương tiện để tiến tới một xã hội hóa học tập, nhưng giáo dục và đào tạo phải đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của CNTT

Trong "Chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2010" của Bộ Giáo dục - Đào tạo đã yêu cầu ngành giáo dục phải từng bước phát triển giáo dục dựa trên CNTT, vì CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn

Trang 16

trong quản lý hệ thống giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến

người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học

Hằng năm, ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo vận động, tổ chức các cuộc thi với quy mô lớn, được phổ biến hầu khắp trên cả nước, như: Thiết kế Đồ dùng dạy học, Thiết kế bài giảng E-learning, sử dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực sáng tạo và kỹ năng ứng dụng ICT trong việc dạy - học của giáo viên, học sinh và đem lại những hiệu quả tích cực

Mặc dù các trường học đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai ứng dụng ICT vào dạy học nhưng thành tích đạt được còn khá khiêm tốn Nền giáo dục nước

ta vẫn chủ yếu là nền giáo dục thi cử, học sinh bị nhồi nhét kiến thức hơn là được phát triển các tiềm năng của bản thân; phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa có nhiều đổi mới; cơ sở vật chất trường học nhất là ICT còn hạn chế

Sở Giáo dục và Đào tạo cùng trường sở tại thường xuyên bồi dưỡng về một số kỹ năng cơ bản về ICT như: thiết kế bài giảng điện tử, sử dụng các ứng dụng của mạng Internet, nhưng một số giáo viên (đặc biệt là các giáo viên lớn tuổi) còn "ngại" trong việc đổi mới các phương pháp, ứng dụng ICT vào trong dạy học Giáo viên trẻ nhiệt tình, tìm tòi, khám phá khoa học am hiểu về ICT thì kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, chưa có đủ kỹ năng vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học

Trang 17

Ngoài ra ở tỉnh khó khăn như Điện Biên, kinh tế gia đình của phần lớn học sinh còn khó khăn, nên chưa có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với các thiếtbị, phần mềm, công cụ ICT Thời gian trên lớp được các thầy cô giáo giới thiệu, tổ chức dạy học ứng dụng ICT là chưa đủ để các em khắc sâu, trải

nghiệm và sáng tạo

Kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh Mặc khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi còn lạm dụng nó

Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương tiện chiếu projector,  còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nên chưa triển khai rộng khắp và hiệu quả

Rõ ràng so với những yêu cầu về phương diện lí thuyết, yêu cầu triển khai ứng dụng ICT trong dạy học và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh của Đảng và Nhà nước, các trường THPT ở Điện Biên còn có nhiều hạn chế ngăn cản sự phát triển năng lực của học sinh Những hạn chế đó tập trung chủ yếu vào năng lực ứng dụng, sử dụng các tiện ích của ICT trong dạy học của giáo viên và môi trường ICT của các trường Điều đó đòi hỏi hiệu trưởng các trường học phải có các biện quản lí để giúp giáo viên sử dụng tốt hơn ICT trong việc phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh

Trang 18

2 Mục tiêu

Đề tài nghiên cứu cơ sở lí luận và đánh giá thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học nhằm đề xuất các biện pháp thúc đẩy việc ứng dụng ICT trong dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Điện Biên

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể: Hoạt động dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho HS 3.2 Đối tượng: Quản lí hoạt động dạy học ứng dụng ICT phát triển

năng lực sáng tạo cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Điện Biên

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của công tác quản lí hoạt động dạy học ứng dụng ICT phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THPT

4.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học ứng dụng ICT phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THPT ở các trường THPT tỉnh Điện Biên

4.3 Đề xuất các biện pháp quản lí thúc đẩy ứng dụng ICT trong dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Điện Biên

5 Giả thuyết nghiên cứu

Tất cả các học sinh đều có năng lực sáng tạo và cần được phát triển Dạy học là con đường tốt nhất để phát triển năng lực sáng tạo cho các em Ứngdụng ICT trong dạy học giúp học sinh phát triển năng lực này một cách dễ dàng hơn Ở các trường THPT tỉnh Điện Biên, dù đã cố gắng để sử dụng ICT trong dạy học và chú ý phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thì các hạn chế

về ICT (CSVC ICT, năng lực ICT của giáo viên, học sinh, cán bộ quản lí, môi trường ICT) đang là rào cản đối với việc phát triển năng lực

Trang 19

sáng tạo của học sinh Nếu có các biện pháp quản lý ứng dụng ICT trong dạy

học thì sẽ phát triển được năng lực sáng tạo cho học sinh các trường trung học phổthông tỉnh Điện Biên

6 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học ứng dụng ICT nhằm phát triển năng lực sáng tạo của cho học sinh THPT ở 03 trường THPT trên địa bàn tỉnh Điện Biên

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

- Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT về ứng dụng ICT trong dạy học

- Nghiên cứu, phân tích, tổng quan tài liệu, bài nghiên cứu, sách báo, ấn phẩm về ứng dụng ICT trong dạy học và giáo dục phát triển năng lực sáng tạo của học sinh

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Điều tra: Thực hiện tại 03 trường THPT trên địa bàn Tỉnh Điện

Biên Phủ với các mẫu điều tra dự kiến

7.2.1.1 Mục tiêu: Làm rõ thực trạng dạy học sử dụng ICT để phát triển

năng lực sáng tạo cho học sinh và các biện pháp quản lí nhằm thúc đẩy việc ứng dụng ICT trong dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh

7.2.1.2 Nội dung phiếu hỏi

- Nhận thức của các cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về sáng tạo và vai trò của sáng tạo đối với quá trình nhận thức của học sinh

- Thực trạng của hoạt động dạy học ứng dụng ICT phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong trường THPT

Trang 20

- Thực trạng các biện pháp quản lý của nhà trường trong việc ứng dụng ICT trong giáo dục phát triển năng lực sáng tạo của học sinh

7.2.1.3 Đối tượng điều tra

06 Cán bộ quản lý của 03 trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng), 60 giáo viên các bộ môn ở 03 trường, 150 Học sinh đại diện cho các khối lớp của 3 trường THPT

7.2.1.4 Xử lí kết quả

Sử dụng phần mềm SPSS để tổng hợp thông tin, tính tỉ lệ phần trăm các câu trả lời và phân tích kết quả

7.2.2 Phỏng vấn

7.2.2.1 Mục tiêu: Tìm hiểu sâu thực trạng công tác quản lí hoạt động

dạy học ứng dụng ICT phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THPT ở các trường THPT tỉnh Điện Biên

7.2.2.2 Nội dung phỏng vấn

- Khả năng sáng tạo là gì?

- Vì sao khả năng sáng tạo của học sinh chưa được phát huy trong quá trình học tập?

- Hoạt động ứng dụng ICT phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong các trường THPT diễn ra như thế nào?

- Những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động dạy học ứng dụng ICT phát huy năng lực sáng tạo của học sinh và nguyên nhân?

7.2.2.3 Đối tượng phỏng vấn:

03 Hiệu trưởng, 06 giáo viên, 30 số học sinh đại diện các khối lớp ở 03 trường

Trang 21

7.2.2.4 Xử lí kết quả

Ghi chép lại các ý kiến trả lời để phân tích và đưa ra minh chứng cho các nhận định về thực trạng quản lý hoạt động dạy học ứng dụng ICT phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh của các cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên trong nhà trường THPT tỉnh Điện Biên

7.3 Hồi cứu tư liệu: Nghiên cứu các tài liệu, hồ sơ của nhà trường để

tìm hiểu về thực trạng dạy học phát triển năng lực sáng tạo và ứng dụng ICT trong dạy học phát triển năng lực sáng tạo

7.4 Quan sát: Quan sát 5 giờ dạy có ứng dụng ICT của 5 GV ở 3 trường

tham gia khảo sát

- Đánh giá việc ứng dụng ICT trong dạy học giúp học sinh tìm tòi, khám phá, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kích thích sự hưng phấn, tích cực và giúp học sinh sáng tạo như thế nào

7.4.3 Phân tích giờ dạy

Phân tích theo các tiêu chí về dạy học ứng dụng ICT để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh

7.5 Phương pháp chuyên gia:

Xin ý kiến chuyên gia đánh giá mức độ khả thi và cần thiết của các biện pháp đề ra

8 Dự kiến đóng góp của luận văn

Trang 22

8.1 Làm rõ cơ sở lí luận của công tác quản lí hoạt động dạy học ứng dụng ICT phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THPT

8.2 Phản ánh được thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học ứng dụng ICT phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THPT ở các trường THPT tỉnh Điện Biên

8.3 Đề xuất các biện pháp quản lí thúc đẩy ứng dụng ICT trong dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Điện Biên

9 Cấu trúc của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý ứng dụng ICT trong hoạt động dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THPT

Chương 2: Thực trạng công tác quản lí hoạt động dạy học ứng dụng ICT phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh THPT ở các trường THPT tỉnh Điện Biên

Chương 3 Biện pháp thúc đẩy ứng dụng ICT trong dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Điện Biên

Trang 23

nguồn tài liệu số, các phần mềm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh (ví

dụ, các phần mềm Pocket Generator of Ideas, CPS Cheat Sheet, The 100

What's of Creativity, 100 câu hỏi giả tưởng "if, Second life, phần mềm viết sáng tạo

ifiction, Pasifika, Beatbugs hay các trang web có chứa các nguồn

thông tin và các sản phẩm sáng tạo của học sinh như

http://www.curriculumsupport.education.nsw.gov.au/secondary/creativearts hay

http://www.tki.org.nz/e/community/ict/

Vấn đề ứng dụng ICT để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh được nhiều tác giả nghiên cứu (Ainley, Jarvis, McKeo và các đồng nghiệp, Bakhshi và Rarh; Bruns và Brien; Chinthammit và Thomas; Dunmill và Arslanagic ) Trong các công trình này các tác giả đã bàn về các lợi ích của ICT đối với việc dạy và học và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh nhờ các tương tác số và nhờ các chức năng hình ảnh, lời nói, bài viết và âm thanh được kết hợp trong các phần mềm ICT giúp học sinh phát triển sự tò mò, tưởng tượng và tư duy sáng tạo khi các

em khám phá các nguồn thông tin, ghép ảnh hay sử dụng các sơ đồ, biểu tượng

để hình ảnh hóa thông tin, khi các em tư duy để tạo ra các ý tưởng mới

Bên cạnh đó, các tác giả cũng nghiên cứu và phản ánh các kết quả ứng dụng ICT để phát triển năng lực cho học sinh trong một số môn học cụ thể

Trang 24

Dựa trên các dự án sử dụng ICT trong sáng tạo nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình

và múa) ở New Zealand, Úc, Anh Quốc và Mĩ, Dunmill M and Arslanagic A,(2006) cho rằng, các sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật nhờ có ứng dụng ICT

đã mang lại những lợi ích thiết thực vì nó phát triển các kĩ năng thế kỉ 21 cho học sinh, một số ý tưởng sản phẩm nghệ thuật đã có tác dụng góp phần phát triển kinh tế và xã hội của các nước Các tác giả cũng cho thấy tác dụng của ICT (blog, wiki, các trang mạng xã hội, trò chơi) đối với hứng thú học tập và phát triển năng lực sáng tạo trong môn lịch sử Hay đối với môn toán, ICT giúp các emchơi với các trò chơi về con số, phép tính, các thước đo từ đó ứng dụng kiến thứcvào giải quyết các bài toán thực tế và phát triển các cách giải bài toán khác nhau Bakhshi và Rarh, (2012) cho thấy các tác dụng của ICT trong dạy học môn hóa học giúp các em củng cố nắm chắc kiến thức một cách dễ dàng, phát triển năng lực tưởng tượng và giải quyết vấn đề

Tác giả Loveless, (2002) đã đánh giá những tác động của ICT đối với phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh qua các môn học trong chương trình cho thấy ICT đã giúp học sinh phát triển được các tiềm năng sáng tạo trong tất cả các môn học nhờ có ứng dụng ICT Bà cũng chỉ ra sự cần thiết phải sử dụng ICT trong dạy học cho tất cả các môn học Các tác giả (Margaret Cox và các đồng nghiệp, 2003; Ainley, Jarvis, McKeo , 2012; Loveless, 2006 và một số tác giả khác) cũng chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa thành tích học tập của học sinh, sự phát triển các kĩ năng sáng tạo của các em trong mối quan hệ với khả năng sử dụng ICT của các em và của giáo viên, các chỉ dẫn của giáo viên hỗ trợ cho học sinh, cho rằng khi việc sử dụng ICT gắn với mục tiêu dạy học sẽ cho những kết quả tốt nhất Theo Loveless, (2006), những người có năng lực sử dụng ICT có nhiều kĩnăng sử dụng các loại phương tiện số khác nhau và quan trọng hơn là họ hiểu các lí

do vì sao các phương tiện kĩ thuật đó phù hợp với những thao tác và tình huống cụ thể giúp họ có được những lựa chọn có cơ sở, đánh giá được các tác động của chúngvà đón nhận những khả năng, những sự phát triển mới Trong nghiên cứu của Margaret Cox (2003) ở các trường học

Trang 25

của nước Anh cho rằng, khi giáo viên kết hợp các kiến thức về môn học với kĩ

năng sử dụng ICT một cách thành thạo thì sẽ giúp học sinh đạt được thành tích học tập cao nhất Dunmill and Arslanagic, (2006) chỉ ra các đặc trưng của dạy học ứng dụng ICT để phát triển năng lực sáng tạo cho người học

Bàn về khía cạnh quản lí, các tác giả (Loveless, 2006; Dunmill and

Arslanagic, 2006) cho rằng, yếu tố quan trọng nhất giúp các trường học phát triển được năng lực sáng tạo cho học sinh là tầm nhìn của người lãnh đạo nhà trường Theo các tác giả, muốn sử dụng ICT trong dạy học để phát triển năng lực của học sinh thì cần có các điều kiện cần thiết về chính sách, cơ sở hạ tầng, thiết bị ICT và đặc biệt là các phần mềm ICT, các tư liệu số liên quan đến lĩnh vực môn họccần phát triển năng lực cho các em Các nghiên cứu cho thấy, trong thực tế, việc ứng dụng ICT trong dạy học gặp rất nhiều khó khăn: sự hạn chế của học sinh và giáo viên về kĩ năng sử dụng ICT là rào cản lớn nhất đối với việc ứng dụng ICT, nhận thức không đầy đủ, đôi khi có sự lệch lạc về tác dụng của ICT đối với việc học tập và phát triển của học sinh; khả năng và sự thuận tiện của việc truy cập các nguồn thông tin trên Intenet và cách sử dụng chúng Điều này đòi hỏi lãnh đạo nhà trường phải có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng và thiết bị ICT Quan trọng hơn lãnh đạo nhà trường cần trang bị cho giáo viên các kĩ năng sử dụng ICT để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh, đặt mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh trong kế hoạch phát triển của nhà trường Các nghiên cứu trên cũng chỉ ra tầm quan trọng của văn hóa tổ chức đối với việc khuyến khích sự sáng tạo Muốn giáo viên và học sinh sáng tạo thì môi trường đó phải chấp nhận và ủng hộ những ý tưởng mới Lãnh đạo nhà

trường cần xây dựng một nhà trường có văn hóa khuyến khích sự sáng tạo

Tóm lại, để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh, lãnh đạo các nhà trường cần có sự đầu tư, có kế hoạch và có sự quản lí một cách hiệu quả, đảm bảo các điều kiện ICT và các kĩ năng sử dụng ICT thì mới có thể phát triển được nănglực sáng tạo cho học sinh Và quan trọng nhất là lãnh đạo nhà

Trang 26

trường xây dựng được một tầm nhìn/viễn cảnh về phát triển năng lực sáng tạo

cho học sinh

Bên cạnh đó, môi trường ICT và các chính sách của quốc gia, của các trường học cũng là những điều kiện để giúp các trường học ứng dụng có hiệu quả ICT vào công tác dạy học Do vậy mà các quốc gia trên thế giới đã ban hành các chiến lược và chính sách để phát triển sự sáng tạo của các cá nhân và toàn xã hội Chính phủ

Úc (6 May 2004) công bố đầu tư 308 triệu đô la Úc để phát triển các sáng kiến trong lĩnh vực ICT, trong đó tổng số 5,3 tỉ đô la Úc dùng để thực hiện kế hoạch

"Xây dựng năng lực cơ sở cho tương lai của nước Úc thông qua khoa học và sáng kiến" Chuyển sang giáo dục phát triển sự sáng tạo cho học sinh, các nhà lãnh đạo Nhật Bản nhấn mạnh: "Thay cho việc dạy các công dân cách làm việc trong các bộ trang phục của các nhà máy, chúng tôi cần trong tương lai Nhật Bản có thể hoàn toàn phát triển sự sáng tạo của cá nhân mỗi học sinh và với cách định hướng này chúng tôi đảm bảo sự phát triển bền vững của nước Nhật" (Videoclip, How Japan Introduced 21st-century Global Skills); Singapore: Đầu tư ICT là cơ sở để giao lưu, truy cập thông tin và phát triển sáng tạo Lãnh đạo các trường học thiết lập các chính sách và cơ chế, xây dựng nền văn hóa khuyến khích sự sáng tạo trong trường học

1.1.2 Trong nước

Ở Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu, dự án đều đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sử dụng ICT trong dạy học và sử dụng ICT trong dạy học trở thành chiến lược, chủ trường quốc gia được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trong nhiều năm qua Nhiều bài viết, ấn phẩm của các tác giả Ngô Quang Sơn, Phó Đức Hòa (Phó Đức Hoà - Ngô Quang Sơn (2008), Ứng dụng CNTT

trong dạy học tích cực, Nxb Giáo dục Hà Nội; Trần Thị Bích Liễu, 2013, Một số

minh chứng về tác động của một số phương tiện ICT đối với kiến thức và kĩ năng của giáo viên và học sinh ở các trường THPT Hà Nội, Tạp chí Thiết bị giáo dục;

Công nghệ thông tin truyền thông với việc hiện thực hóa phương

Trang 27

châm"Lấy người học làm trung tâm", Tạp chí giáo dục, 2011 ); các đề tài

nghiên cứu khoa học của các nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Giáo dục (Đào

Thái Lai (2007), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ

thông Việt Nam, Viện chiến lược và chương trình giáo dục) của Đại học Quốc gia

Hà Nội (Trần Thị Bích Liễu (2012) (chủ nhiệm), Đánh giá tác động của công

nghệ thông tin truyền thông (ICT) sử dụng trong dạy học đối với kiến thức và

kĩ năng của giáo viên và học sinh các trường trung học phổ thông ở Việt Nam,

Đề tài trọng điểm Đại học Quốc gia Hà Nội, 7/2010- 7/2012) Các nghiên cứu này đã nghiên cứu các tác dụng của ICT trong dạy học, giáo dục, điều kiện để phát huy tác dụng của ICT trong dạy học như phát triển kĩ năng sử dụng ICT của giáo viên và học sinh, điều kiện, phương tiện ICT, chính sách và môi trường Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về ứng dụng ICT và các giải pháp quản lí ICT trong dạy học để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh

Có rất nhiều luận văn, luận án viết về các giải pháp, biện pháp quản lí ứng

dụng ICT trong dạy học: Đào Thị Ninh, 2007, Một số biện pháp quản lý ứng

dụng CNTT trong giảng dạy ở các trường THPT quận Cầu Giấy - Hà Nội, Luận

văn thạc sỹ - ĐH Sư phạm Hà Nội; Phạm Thị Thu Hà, 2014, Quản lý ứng dụng

công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các Trường trung học cơ sở thị

xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ - ĐHQGHN; Phạm Văn Vương,

2012, Quản lý hoạt động dạy - học trong môi trường phát triển công nghệ thông

tin truyền thông ở các trường THCS huyện Thái Thuỵ tỉnh Thái Bình, Luận văn

thạc sỹ - ĐHQGHN; Vũ Thị Thúy Nga, 2011, Một số biện pháp quản lý hoạt động

bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giáo viên trung học cơ sở Hải Phòng tại Trung tâm Tin học, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục -

ĐHQGHN Trong các luận văn này các tác giả đã viết về nhiều giải pháp, biện pháp quản lí ứng dụng ICT trong dạy học như nâng cao nhận thức cho giáoviên, cán bộ quản lí về tầm quan trọng của ICT trong dạy học, lập kế

Trang 28

hoạch đầu tư nhân lực và vật lực cho việc sử dụng ICT; bồi dưỡng kĩ năng ICT

cho giáo viên )

Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lí ứng dụng ICT

để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học Tác giả Trần Thị Bích Liễu, (2013) có đề cập đến những biện pháp để xây dựng trường học thành một nhà trường phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh như tuyển chọn giáo viên có năng lực sáng tạo, phát triển các kĩ năng sử dụng các

phương pháp sáng tạo trong dạy học cho giáo viên, xây dựng môi trường khuyến khích phát triển năng lực sáng tạo trong nhà trường nhưng cũng không bàn về biện pháp quản lí ICT trong dạy học để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh

Con người Việt Nam rất giàu tiềm năng sáng tạo Nền kinh tế thị

trường mở ra rất nhiều cơ hội cho con người Việt Nam phát triển sự sáng tạo cho bản thân Nếu nước ta có một nền giáo dục sáng tạo thì tiềm năng sáng tạo của học sinh, sinh viên sẽ được khai phá nhiều hơn và đóng góp không chỉ trong nước mà còn ở phạm vi quốc tế Tuy nhiên tiềm năng đó chưa được khai phá do việc dạy học trong nhà trường chưa chú trọng đến phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh Tình trạng phát triển trí tuệ, sáng tạo của người dân Việt Nam thấp hơn mức trung bình so với nhiều nước

Việc tích hợp ICT vào giáo dục đang làm nên cuộc cách mạng lớn, tạo nên những năng lực tuyệt vời cho việc tiếp nhận kiến thức và kỹ năng sáng tạo Tuy Việt Nam đang có tốc độ phát triển ICT khá nhanh nhưng việc tạo môi trường sử dụng máy tính và khai thác Internet vào việc dạy và học còn hạn chế hoặc không đồng đều, thậm chí thiếu sự quan tâm, nhất là ở cấp Tiểu học và Trung học

Trang 29

1.2 Các khái niệm công cụ

1.2.1 Ứng dụng ICT trong hoạt động dạy học

1.2.1.1 ICT

ICT là chữ viết tắt của Information and Communication Technology (Công nghệ thông tin và truyền thông), là một "tập hợp đa dạng các công cụ và tài nguyên công nghệ được sử dụng để giao tiếp, tạo ra, phổ biến, lưu giữ và quản lý thông tin" Các công nghệ này bao gồm máy tính, Internet, công nghệ truyền thông (đài và vô tuyến), điện thoại(Tinio T.V, 5/2003) Anderson J, (2010), cho

rằng ICT chứa đựng nhiều loại hình thông tin để truy cập, lưu trữ và sử dụng

Môi trường ICT bao gồm: Cơ sở vật chất của ICT mang tính phổ biến (máy tính,điện thoại, Ipod, Ipad, laptop, bảng thông minh, các phần mềm công nghệ) Môi trường ICT là nơi xảy ra các hoạt động và các mối tương tác giữa con người và công nghệ và giữa con người với con người nhờ các phương tiện ICT

1.2.1.2 Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm trong bất cứ loại hình nhà trường nào, dưới góc độ giáo dục học Dạy học là một quá trình toàn vẹn có sự thống nhất giữa hai mặt của các chức năng hoạt động dạy và hoạt động học

Dạy học gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động của học sinh Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực tổ chức, tự điều khiển hoạt động họctập của mình nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học Trong hoạt động dạy học, hoạt động của giáo viên giữ vai trò chủ đạo, hoạt động học của người học có vai trò chủ động, tích cực Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học viên có liên

hệ tác động lẫn nhau Nếu thiếu một trong hai hoạt động thì việc dạy học không diễn

ra

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Bảo: "Quá trình dạy học là quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức điều khiển của ngưới giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm

Trang 30

thực hiện những nhiệm vụ dạy học"

Theo tác giả Nguyễn Thị Tuyết Oanh: Hoạt động dạy học là hoạt động chuyên biệt của người giáo viên nhằm tổ chức, điều khiển, triển khai, điều chỉnh quá trình lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng và kỹ xảo trong hoạt động học tập của học sinh từ đó giúp các em không chỉ lĩnh hội mà còn biết cách lĩnh hội tri thức (dạy cái và dạy cách) tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách

Dưới anh sang của cac hoc̣ thuyết daỵ hoc̣ mới , hoạt động day học đươc hiểu là quá trinh người hoc̣ chiếm linh tri thức , hình thành kĩ năng với sự cố vấn, giúp đỡ của giáo viên và sự hỗ trợ của ICT Người hoc̣ là trung tâm

của quá trình dạy học và phát triển Luâṇ văn hiểu hoaṭ đông daỵ hoc̣ theo nghĩa này

1.2.1.3 Ứng dụng ICT trong hoạt động dạy học

Ứng dụng ICT trong dạy học là việc sử dụng các phương tiện ICT để thực hiện hoạt động dạy học như dạy học dựa trên máy vi tính, các phương tiện mobi, dựa trên trang web và các phần mềm học tập giúp người học tiếp thu kiến thức qua sự tích hợp giữa hình ảnh, âm thanh, lời nói và bài viết Đó là quá trình học tập diễn ra mọi lúc, mọi nơi và có sự tương tác giữa người học với người học, với giáo viên và với cộng đồng xã hội rộng lớn (Newhouse, 2002)

Nhờ ICT, những phương pháp dạy học tích cực như phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có thêm điều kiện phát huy rộng rãi Trước kia việc "lấy giáo viên làm trung tâm", dạy học sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu được chú trọng, quan tâm đến khả năng ghi nhớ kiến thức, kỹ năng thực hành thì nay chú trọng đến sự hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động, tích cực, đặc biệt phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh, từ đó việc "lấy học sinh làm trung tâm" trở nên dễ dàng, khả thi hơn Ứng dụng ICT trong dạy học tạo ra môi trường giáo dục có tính

Trang 31

tương tác cao, học sinh được khuyến khíchvà tạo điều kiện chủ động tìm kiếm

tri thức cho bản thân, sắp xếp quá trình tự học tập, tự rèn luyện hợp lý nhất

Với sự phát triển của ICT, việc học ngày nay không chỉ khu trú trong cáctrường lớp mà lan rộng ra xã hội bằng việc học qua máy tính và Internet, tạo nên một xã hội học tập ở bất cứ nơi nào, lúc nào và cho bất kỳ ai

Tích hợp ICT vào việc học là việc huy động các công cụ của máy tính và dữ liệu trên mạng Internet vào việc khám phá, tính toán, phân tích thông tin, tạo nền tảng cho các cuộc khảo sát và xây dựng thông tin mới

Phương pháp học tăng cường ICT thúc đẩy mạnh mẽ sự giao tiếp và hợp tác giữa các học viên, giáo viên và chuyên viên ở mọi lĩnh vực cho dù họ

ở gần hay rất xa nhau, tạo thành một mô hình "học hỏi" trên mạng như trong đời thường Mạng Internet giúp học sinh và giáo viên giao tiếp được với những con người thuộc các nền văn hóa khác nhau nhờ đó gia tăng sự quan tâm đến các vấn đề cộng đồng, xã hội hay toàn cầu

Trên thực tế phép học tăng cường ICT giúp giáo viên và học sin h tiếp cận một cách có hệ thống thống nhất, không phân biệt giữa lý thuyết với thực hành, sách vở với đời thật, giữa các quan điểm hay trường phái, và cả giữa thầy với trò

1.2.2 Biện pháp quản lí

1.2.2.1 Quản lí

Khái niệm "Quản lí" được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau

Theo F.W.Tay Lor (Nhà quản lí người Mỹ 1856 - 1915): "Quản lí là

nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất" Theo H.Fayol (1841-1925), kỹ sư người Pháp:

"Quản lí là kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra" Theo tác giả Đặng

Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ: Quản lí là một quá trình định hướng mang tính hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lí mong muốn (Trích qua Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc,2010)

Trang 32

Sau khi xem xét phân tích các khái niệm quản lí trên có thể đưa ra khái

niệm về quản lí dưới đây:

Quản lí là quá trình phân tích các khái niệm quản lí trên có thể đưa ra khái niệc thành viên của một tổ chức, thực hiện các mục tiêu đặt ra bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất nhằm sử dụng các nguồn lực hợp lý để đạt được các mục đích

đã định

Quản lí có các chức năng: lập kế hoạch tổ chức thực hiện và kiểm tra đánhgiá, phản hồi kết quả Theo Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010) Kế hoạchhóa: Đó là việc xác định mục đích, mục tiêu cho những hoạt động trong tương lai của tổ chức và xác định các biện pháp, cách thức để đạt được mục đích đó Tổ chức: Khi người quản lí đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hóa những ý tưởng ấy thành những hoạt động hiện thực Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổngthể của tổ chức Người quản lí phải phối hợp, điều phối tốt các nguồn nhân lực của

tổ chức Lãnh đạo (Chỉ đạo): Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng thì phải có người đứng ra lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức Đó là quá trình liên kết, liên hệ với người khác, hướng dẫn và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức Tất nhiên việc lãnh đạo không chỉ bắt đầu sau khi việc lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đã hoàn tất, mà nó xuyên suốt trong hoạt động quản lí Kiểm tra, đánh giá: Đây là hoạt động theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết

Nói cách khác hoạt động quản lí là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằngcách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra Người quản lí là nhân vật có trách nhiệm phân bố nhân lực và các nguồn lực khác, chỉ dẫn sự vận hành của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức để tổ chức hoạt động có hiệu quả và đạt đến mục đích

Trang 33

Người quản lí sử dụng các phương pháp quản lí để tác động lên nhân viên của mình Các phương pháp quản lí này bao gồm:

Phương pháp hành chính: là phương pháp dựa vào quyền uy quản lí

của người Hiệu trưởng để bắt buộc người dưới quyền phải chấp hành mệnh lệnh Hiệu trưởng dùng phương pháp này nhằm thiết lập các mối quan hệ hợp lý giữa các cấp quản lí và khâu quản lí, giữa tập trung và phân cấp, giữa quyền hạn và trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trường để quản lí tốt hoạt động dạy học

Phương pháp tâm lý giáo dục: là phương pháp tác động của Hiệu trưởng

đến cán bộ, giáo viên và học sinh thông qua các quan hệ tâm lý, tư tưởng, tình cảm: sự công nhận, khả năng thăng tiến, sự thành đạt, sự thách thức, tinh thần trách nhiệm qua các công việc nhằm tạo động cơ thúc đẩy mọi cá nhân hăng hái làm việc, học tập và giảng dạy Phương pháp này được dùng rõ nhất trong cáccuộc thi đua như: Hội giảng, soạn giáo án điện tử giỏi, thi soạn giáo án E-

learning, hoặc qua các phong trào, các cuộc vận động mà ngành giáo dục phát động (cuộc vận động "hai không", phong trào "xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" )

Phương pháp kinh tế là phương pháp lấy lợi ích vật chất làm động lực

thúc đẩy con người hành động Các lợi ích được phân phối theo nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo lao động Người Hiệu trưởng điều phối hợp lí giữa lợi ích

xã hội, tập thể và cá nhân, lợi ích giữa các cá nhân với nhau tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động trong nhà trường

1.2.2.2 Biện pháp quản lí

Theo từ điển Tiếng Việt (1994): "Biện pháp là cách thức làm, cách giải

quyết một vấn đề cụ thể" Biện pháp quản lí là cách thức chủ thể quản lí sử dụng

các công cụ quản lí tác động vào việc thực hiện từng khâu của chức năng quản lí trong mỗi quá trình quản lí nhằm tạo nên sức mạnh, tạo ra năng lực thực hiện mục tiêu quản lí Quá trình quản lí là quá trình thực hiện các

Trang 34

chức năng quản lí theo đúng nguyên tắc; các nguyên tắc đó được vận dụng và

được thông quan các biện pháp quản lí

1.2.2.3 Biện pháp quản lí ứng dụng ICT

Có thể hiểu biện pháp quản lí ứng dụng ICT là việc các nhà quản lí trên cơ sở hiểu biết về lí luận quản lí; thực trạng các hoạt động quản lí nhà trường và việc ứng dụng ICT trong hoạt động này để vận dụng các chức năng, phương pháp quản lí vào cải tiến các hoạt động quản lí nhằm thúc đẩy việc sử dụng ICT có hiệu quả vàchất lượng trong nhà trường

1.2.3 Phát triển năng lực sáng tạo

1.2.3.1.Năng lực sáng tạo

Theo Từ điển về sáng tạo (Gorny, 2007): Sáng tạo được hiểu là khả năng của một con người, của một tổ chức đưa ra những ý tưởng mới, có chất lượng cao và có giá trị cao; là sự tư duy theo cách mới, là sự nhìn thấy vấn đề mới trong các vấn đề cũ Sáng tạo là sản phẩm của các phẩm chất và năng lực trí tuệ

Weinberg (2006) chỉ ra một số tính chất cơ bản của sáng tạo sau đây:

- Nguyên bản: là sự tạo ra cái mới chứ không phải là sự tái bản cái đã có

- Tạo sự tương thích mới: không phải mọi cái mới đều là sáng tạo nhưng nếu là sáng tạo thì phải chỉ ra những cách tiếp cận mới đối với vấn đề cần giải quyết

- Định hướng tương lai: Phải xem xét những khả năng có thể xảy ra trong tương lai và cách thức ứng phó với những điều bất định

- Năng lực giải quyết vấn đề: năng lực tìm ra các giải pháp mới để giải

quyết vấn đề hay "tư duy bên ngoài hộp" (thinking outside the box), nhìn nhận vấn đề ở góc độ mới, sẵn sàng mạo hiểm và chấp nhận thất bại

- Sáng tạo không chỉ là sự nảy sinh ý tưởng sáng tạo mà còn là sự đánh giá ý tưởng nào thực sự có giá trị có thể tạo nên sự thay đổi

Có thể tổng hợp những đặc tính cơ bản của sáng tạo như sau:

Trang 35

- Là quá trình tư duy, tư tính cơ bản của sáng tạo như sau: là squá trình

tư duy, tư tính cơ bản của sárị có thể g và chuyên ngành và dựa trên các cảm xúc cá nhân;

- Thấy được các chức năng, cấu trúc mới của đối tượng đã quen biết;

- Độc lập tổng hợp những cách thức hoạt động đã biết thành cách thức hoạt động mới;

- Nhìn thấy những cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề; xác định cách giải quyết hoàn toàn mới khác với cách giải quyết đã quen biết;

- Sáng tạo chỉ nảy sinh trong môi trường nơi có các điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội khuyến khích sự sáng tạo;

- Định hướng tương lai;

- Sáng tạo gắn liền với phát minh và sáng nghiệp, học được và phát triển được

Sáng tạo có đầu vào là những vấn đề, những kích thích của môi trường, kiến thức, năng lực sáng tạo của chủ thể, có quá trình là các hành động tâm lý và sản phẩm là các ý tưởng mới

Muốn sáng tạo con người cần có kỹ năng sáng tạo Kỹ năng sáng tạo là

khả năng vận dụng các kiến thức và các phương pháp sáng tạo để tạo ra các ý tưởng mới, sản phẩm mới Các kỹ năng sáng tạo liên quan đến các kỹ năng tư duy đa chiều, nhìn nhận và nhạy cảm với các vấn đề mới, kỹ năng quan sát và

tưởng tượng Muốn tạo ra các ý tưởng mới cần có các kỹ năng sáng tạo

Con người có thể học kỹ năng sáng tạo thông qua sự bắt chước hay qua quá trình đào tạo, bởi vì sáng tạo là sản phẩm của quá trình tư duy nên giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và phát triển năng lực sáng tạo Phát triển sáng tạo được cho rằng là quá trình làm cho người ta nhận thức được tầm quan trọng của sáng tạo, thấy được tiềm năng sáng tạo của bản thân, học các kỹ năng sáng tạo (tư duy, tưởng tượng, hình thành ý tưởng, ) hình

Trang 36

thành các phẩm chất và các yếu tố sáng tạo (sự tò mò, hiếu kỳ, sự dẻo dai bền

bỉ, óc hài hước, ) và đó là quá trình thực hành sáng tạo, thử nghiệm và sai

1.2.3.2 Phát triển năng lực sáng tạo

Sáng tạo là một quá trình hoạt động của trí tuệ chứ không đơn thuần chỉ là

sản phẩm và sảng tạo luôn dựa trên một nền tảng cơ bản là các kiến thức và kỹ năng mà một người có được trong các lĩnh vực khoa học Học sáng tạo đòi hỏi dạy học phải là một quá trình sáng tạo và phát triển sự sáng tạo, là thực hành các phương pháp sáng tạo để học sinh phát triển trí tuệ sáng tạo

Thế giới ngày nay cùng với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông đang chuyển sang các nền giáo dục dựa trên năng lực và phát triển năng lực, trong đó năng lực sáng tạo và phát minh là tâm điểm

Để phát triển năng lực sáng tạo cần có các yếu tố:(Fasko;2000&2001)

- Năng lực và phẩm chất cá nhân: Tất cả mọi người đều có năng lực sáng tạo nhưng tiềm năng sáng tạo còn ít được khám phá do những quan niệm cho rằng năng lực sáng tạo là một năng lực cao siêu hay do tính tự kỉ mà con người cho rằng mình không có năng lực sáng tạo Lí do quan trọng hơn là nền giáo dục còn chưa chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, chương trình giáo dục và đào tạo còn nặng nề về nhồi nhét tri thức, đồng nhất người học và khá xa lạ với các ý tưởng sáng tạo

- Các quá trình tâm lí - xã hội: Cảm xúc và hoạt động của bộ não; sự coi trọng và khuyến khích của các thành viên đối với các ý tưởng sáng tạo Cảm xúc tạo nên những giây phút thăng hoa và khởi nguồn của sáng tạo Ngày nay vói sự phát triển mạnh của ICT, người ta tìm thấy nhiều sự giao lưu và giao thoa của các loại hình sáng tạo trong một sản phẩm và sự giao thoa này ngày càng phổ biến

- Sản phẩm sáng tạo: Các ý tưởng sáng tạo được thực hiện, trở thành hiện thực và đi vào cuộc sống, tạo nên các sản phẩm và dịch vụ phục vụ con người

Trang 37

- Môi trường sáng tạo: sáng tạo cần một môi trường tự do khuyến khích các ý tưởng mới và cung cấp các điều kiện để biến các ý tưởng hành các sản phẩm mới, các dịch vụ mới phục vụ con người

- Nuôi dưỡng tài năng sáng tạo: Chú trọng phát triển cân đối các ngành công nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa sẽ nuôi dưỡng nhiều người tài và sáng tạo

- Ứng dụng các ý tưởng sáng tạo: Một đất nước sáng tạo là đất nước có

sự học tập và ứng dụng các ý tưởng sáng tạo từ những người khác, các tổ chức khác và từ các quốc gia khác Singapore, từ một làng chài nhỏ, nghèo đã vươn mình trở thành một "con rồng Châu Á" Ở đất nước này, các lãnh đạo không phải là các nhà chuyên môn nhưng họ biết lắng nghe ý kiến của các chuyên gia và lựa chọn các ý tưởng độc đáo cho sự phát triển Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu nói rằng, ông học các kinh nghiệm của các nước khác để giải quyết các vấn đề mà Singapore gặp phải dựa vào hoàn cảnh của Singapore chứ không phải áp dụng rập khuôn hoàn toàn các kinh nghiệm của các nước này

Như vậy để đào tạo và giáo dục nên những con người sáng tạo cần có một nền giáo dục sáng tạo, trong đó người học được dạy các phương pháp sáng tạo và hình thành các kỹ năng sáng tạo

1.3 Các đặc điểm của dạy học ứng dụng ICT trong thế kỉ 21

1.3.1 Mục tiêu, nội dung

ICT với các đặc tính được thiết kế và xây dựng dựa trên các đặc điểm phát triển tâm sinh lí của con người cũng như các kì vọng của khoa học giáo dục về sự phát triển toàn diện các năng lực của người học là công cụ đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của giáo dục trong thế kỉ 21 Có sự tương thích giữa các phương tiện ICT với các phương pháp dạy học, các phong cách học tập đa dạng của người học, yêu cầu của tiếp cận dạy học lấy người học làm trung tâm và các học thuyết dạyhọc ICT hỗ trợ việc tích hợp các phương pháp dạy học, các phong cách học

Trang 38

tập trong một giờ học nhờ các cộng cụ truyền thông đa năng Khi kết hợp nhiều

phương pháp, nhiều phong cách học tập sẽ giúp học sinh ở những phong cách học khác nhau được phát huy thế mạnh

Sơ đồ thể hiện các mối tương thích tầm quan trọng của ICT đối với việc tích cực hóa, cá nhân hóa và phát triển tiềm năng của người học

Môi trường ICT trong nhà trường là nơi chứa đựng các điều kiện ICT, thể hiện sự hỗ trợ của nhà trường đối với giáo viên và học sinh trong việc sử dụng ICT trong dạy học và giáo dục.Môi trường ICT tốt sẽ làm cho các tác động của ICT đối với dạy học đạt được hiệu quả cao.Môi trường giáo dục thế kỉ

21 là môi trường được vận hành chủ yếu bởi các yếu tố kĩ thuật - công nghệ và trong môi trường ấy môi trường học tập có thể là trực tuyến, ảo hay từ xa, không cần có vị trí hay không gian địa lí như trước đây.Môi trường này gồm các

hệ thống hỗ trợ, các điều kiện và các công cụ tạo thuận lợi cho các mối quan hệ tương tác và đáp ứng các nhu cầu học tập của từng cá nhân người học một cách tốt nhất.Các nhà giáo dục cho rằng, môi trường học tập thế kỉ 21 cần diễn

ra trong các điều kiện tăng cường sự tương tác và cảm giác cộng đồng cho các loại hình học tập khác nhau Xây dựng các mối quan hệ con người tích cực có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho việc học tập và phát triển của các cá nhân Nhà trường cần xây dựng môi trường mà ở đó trẻ em quen biết nhau và hiểu biết vềnhững người dạy dỗ mình như là những con

Trang 39

người chứ không phải chỉ như là những nhà khoa học Môi trường đó phải cởi

mở, thân thiện, dễ tiếp xúc, dễ gần thuận tiện cho việc hợp tác, tương tác và không có các tác động xấu dẫn đến sự căng thẳng hay các đe dọa bạo lực Trong môi trường đó các mối quan hệ mang tính tích cực, hỗ trợ lẫn nhau và có sự liên kết chặt chẽ với cộng đồng.Môi trường học tập như vậy luôn phù hợp với các nhu cầu cá nhân và diễn ra trong bất kì hoàn cảnh nào, bất kì thời gian hay không gian nào.Việc học tập có hiệu quả chỉ diễn ra khi các yếu tố kĩ thuật, không gian, thời gian, văn hóa và các chính sách được thực hiện tích lũy cùng nhau trong một

hệ thống và hỗ trợ lẫn nhau giúp học sinh phát triển toàn bộ các năng lực, các mặt tình cảm, đạo đức, xã hội và trí tuệ (Partnership for 21 c skills, 2008)

Tính hệ thống của môi trường học tập trong thế kỉ 21 được thể hiện như sau: - Xây dựng các điều kiện cơ sở vật chất, các hệ thống hỗ trợ con người và các hoạt động dạy học thực hành hình thành các kĩ năng của thế kỉ 21

- Hỗ trợ các cộng đồng chuyên môn giúp các nhà giáo dục hợp tác, chia sẻ những thực tế dạy học giáo dục tốt nhất, và dạy các kĩ năng thế kỉ 21 vào thực tế của lớp học

- Giúp người học học trong môi trường thực tế của thế kỉ 21 thông qua các dự án, các công việc giúp áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Tạo điều kiện để người học sử dụng các công cụ học tập, các nguồn lực và các phương tiện học tập có chất lượng cao

- Cung cấp các thiết kế nội thất và kiến trúc cho việc học tập của các nhóm, cá nhân

- Hỗ trợ và mở rộng sự tham gia của cộng đồng và sự tham gia của

quốc tế vào việc học tập trực tiếp và online

Trang 40

1.3.2 Hình thức và phương pháp

Theo Partnership for 21st century skills cho rằng, cơ sở vật chất của nhà trường phải hỗ trợ tốt nhất cho việc học tập các kĩ năng thế kỉ 21 Nhà trường cần có các công cụ kĩ thuật số, các nguồn tài liệu thông tin truyền thông phong phú giúp học sinh hiểu và thể hiện bản thân mình trong thế giới mà các em

sẽ là người chủ tương lai Nhà trường phát triển các chương trình online, các chương trình elearning để người học có thể học bất kì lúc nào Các nhà giáo dục sử dụng các công cụ này để chia sẻ kiến thức với các nhà giáo dục khác và liênkết nhà trường với gia đình, với các cộng đồng bên ngoài Các nhà quản lí sử dụng các công cụ này để quản lí quá trình dạy học và các hoạt động giáo dục diễn

ra trong nhà trường Việc dạy- học, đánh giá trong nhà trường phải thực hiện theo cách thức mới Giáo viên giúp học sinh tìm kiếm và sản xuất kiến thức mới thay cho việc chỉ truyền đạt kiến thức đơn thuần Người học học những gì diễn ra trong thế giới thực thông qua các tình huống, qua các trò chơi, các bài tập mô phỏng Đánh giá được thực hiện dựa trên năng lực và chất lượng thao tác hơn là dựa trên sự có mặt của học sinh, người học trong các buổi học

Các phương tiện kĩ thuật giúp học sinh học tốt nhất khi chúng được lồng ghép vào các nội dung của môn học, với đánh giá và các phương pháp giảng dạy

Các phương tiện này cũng giúp liên kết nhà trường - gia đình và xã hội và các cộng đồng quốc tế để tạo môi trường học tập, làm việc và cộng tác cho người học, các nhà giáo dục trong việc học tập và phát triển chuyên môn

Môi trường và các phương tiện ICT trong nhà trường là một trong những yếu tố cho phép giáo viên và học sinh đạt được các mức độ sử dụng ICT trong trường học theo các cấp độ đã trình bày trên đây

Ngày đăng: 02/05/2017, 11:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w