1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực châu á và châu phi

107 394 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 690,61 KB

Nội dung

---NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THAM NHŨNG LÊN DÒNG VỐN FDI TẠI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN THUỘC KHU VỰC CHÂU Á VÀ CHÂU PHI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CH

Trang 1

-NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THAM NHŨNG LÊN DÒNG VỐN FDI TẠI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN THUỘC KHU VỰC

CHÂU Á VÀ CHÂU PHI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017

Trang 2

-NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THAM

NHŨNG LÊN DÒNG VỐN FDI TẠI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN THUỘC KHU VỰC

CHÂU Á VÀ CHÂU PHI

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS SỬ ĐÌNH THÀNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017

Trang 3

dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Á và Châu Phi ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu trong Luận

văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 04 năm 2017

Tác giả

Nguyễn Thị Huyền Trang

Trang 4

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các bảng biểu

Tóm tắt

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1

1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu 1

1.2 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 3

1.4.1 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu 4

1.5 Cấu trúc của đề tài nghiên cứu 4

1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu 5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 6

2.1 Khái niệm về FDI 6

2.2 Các hình thức của FDI 7

2.2.1 Phân chia theo mục đích đầu tư của FDI 7

2.2.2 Phân chia theo mục tiêu đầu tư của FDI 7

2.3 Lý thuyết về vị trí của dòng vốn đầu tư FDI 8

2.3.1 Lý thuyết về lợi thế độc quyền (Monopolistic Advantages Theory) 8

2.3.2 Lý thuyết về thương mại quốc tế (International trade theory) 8

2.3.3 Lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm (International product life cycle) 9

Trang 5

2.4 Tác động của FDI đến quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư 11

2.4.1 Tác động tiêu cực của dòng vốn FDI 11

2.4.2 Tác động tích cực của dòng vốn FDI 12

2.5 Những yếu tố tác động đến việc thu hút dòng vốn FDI và bằng chứng thực nghiệm 12

2.6 Lý thuyết về tham nhũng 15

2.6.1 Khái niệm về tham nhũng 15

2.6.2 Phân loại tham nhũng 16

2.6.2.1 Phân loại theo giá trị của số tiền hối lộ 16

2.6.2.2 Phân loại theo tính chất hệ thống của tham nhũng 16

2.6.2.3 Phân loại theo mô hình diễn ra tham nhũng 16

2.6.3 Ảnh hưởng của tham nhũng đến nền kinh tế 17

2.6.3.1 Ảnh hưởng tích cực của tham nhũng đến nền kinh tế 17

2.6.3.2 Ảnh hưởng đến công bằng xã hội và khoảng cách giàu nghèo 17

2.6.3.3 Ảnh hưởng đến chính sách kinh tế vĩ mô và cải cách thể chế 17

2.6.3.4 Ảnh hưởng đến phân bổ nguồn lực 18

2.6.4 Các yếu tố tác động đến tham nhũng và nghiên cứu thực nghiệm 18

2.7 Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tham nhũng đến thu hút FDI 20

2.7.1 Tham nhũng tác động tích cực lên FDI ( Helping hand theory) 20

2.7.2 Tham nhũng tác động tiêu cực lên FDI (Grabbing hand theory) 21

2.7.3 Tham nhũng không có tác động lên dòng vốn FDI 24

2.8 Mô hình nghiên cứu của John C Anyanwu (2012) 27

CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

3.1 Dữ liệu nghiên cứu 29

Trang 6

3.1.3 Phương pháp đo lường tham nhũng 31

3.1.4 Không gian và thời gian nghiên cứu 33

3.2 Những biến giải thích được lựa chọn vào mô hình 33

3.2.1 Dòng chảy FDI với độ trễ một năm ( The first lag of FDI flow) 33

3.2.2 Tỉ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người ( GDP per capita growth rate) 34

3.2.3 Chi tiêu của chính phủ (Government expenditure) 35

3.2.4 Lạm phát (Inflation) 35

3.2.5 Tỉ giá hối đoái bình quân hằng năm (Annual exchange rate) 36

3.2.6 Độ mở thương mại (Openess) 37

3.2.7 Phát triển tài chính (Financial development) 37

3.2.8 Nguồn tài nguyên (Natural Resources) 38

3.2.9 Cơ sở hạ tầng (Infrastructures) 39

3.2.10 Tham nhũng (Corruption) 39

3.2.11 Quyền tự do dân sự (Civil Liberties) 40

3.2.12 Thể chế quốc gia (Institutions) 41

3.3 Mô hình nghiên cứu 43

3.4 Giả thuyết nghiên cứu 46

3.5 Phương pháp nghiên cứu 46

3.5.1 Mô hình tác động cố định (FEM) 48

3.5.2 Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) 48

3.5.3 Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình nghiên cứu 48

3.5.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 48

3.5.5 Kiểm định hiện tượng phương sai phần dư thay đổi 49

Trang 7

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52

4.1 Phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình 52

4.2 Hồi quy mô hình OLS 54

4.3 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 55

4.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 56

4.5 Kiểm định hiện tượng phương sai phần dư thay đổi đối với mô hình OLS 57

4.6 Kiểm định tự tương quan phần dư với dữ liệu bảng 57

4.7 Hồi quy mô hình tác động cố định (FEM) 58

4.8 Kiểm định hiện tượng phương sai phần dư thay đổi trong mô hình FEM 59

4.9 Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) 59

4.10 Kiểm định phương sai phần dư thay đổi trong mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) 60

4.11 Ước lượng mô hình System GMM 61

4.12 Ước lượng mô hình System GMM với biến giả Việt Nam 66

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 70

5.1 Kết luận đề tài nghiên cứu 70

5.2 Hạn chế của đề tài nghiên cứu 70

5.3 Các khuyến nghị về chính sách 71

5.4 Hướng nghiên cứu mở rộng 73

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 8

ASEAN Southeast Asian NationsAssociation of Hiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁBOT Build – Operate - Transfer vận hành - chuyển giaoHợp đồng xây dựng –

chuyển giao – vận hành

CPIB Investigation BureauCorrupt Practices Cơ quan điều tra tham nhũng

và Bắc Phi

NGO Non-Governmental Organization Tổ chức phi Chính phủOECD Organization for Economic

Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác vàPhát triển Kinh tế

OLS Ordinary Least Squares bình phương bé nhấtPhương pháp

hồi quy hai giai đoạnS-GMM Methods of MomentsSystem Generalized Moment tổng quátPhương pháp UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển

Trang 9

Bảng 2.2 Tổng hợp nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tham nhũng lên

dòng vốn FDI 25

Bảng 3.1 Danh sách các quốc gia được chọn nghiên cứu 33

Bảng 3.2 Bảng tóm tắt các biến đưa vào mô hình nghiên cứu 45

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu 52

Bảng 4.2 Kết quả hồi quy mô hình OLS 54

Bảng 4.3 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu 55

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến bằng hệ số VIF 56

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định phương sai phần dư thay đổi với mô hình OLS 57

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định tự tương quan phần dư đối với dữ liệu bảng 57

Bảng 4.7 Kết quả hồi quy mô hình tác động cố định (FEM) 58

Bảng 4.8 Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai phần dư thay đổi trong mô hình tác động cố định (FEM) 59

Bảng 4.9 Kết quả hồi quy mô hình tác động cố định (REM) 60

Bảng 4.10 Kết quả kiểm định phương sai phần dư thay đổi trong mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) 61

Bảng 4.11 Kết quả ước lượng mô hình System GMM không có biến giả 61

Bảng 4.12 Kết quả ước lượng mô hình System GMM vói biến giả Việt Nam 67

Bảng 4.13 Tóm tắt kết quả ước lượng mô hình System GMM không biến giả 68

Bảng 4.14 Tóm tắt kết quả ước lượng mô hình System GMM có biến giả 69

Trang 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Trong Chương một, tác giả giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm

vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Nhà kinh tế học Paul Samuelson đã đưa ra lý thuyết “vòng luẩn quẩn của sự chậm tiến và cú huých từ bên ngoài” Theo ông, đa số quốc gia đang phát triển đều thiếu vốn đầu tư Dòng vốn FDI phá vỡ “vòng luẩn quẩn” thông qua việc bổ sung nguồn vốn ổn định hơn so với dòng vốn đầu tư quốc tế khác Ngoài ra, FDI còn tăng cường chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quốc gia tiếp nhận vốn Tác động của dòng vốn FDI đến mỗi quốc gia không giống nhau, phụ thuộc vào nền công nghiệp và chính sách về môi trường của mỗi nước (Blomstrom và Kokko, 1996) Bên cạnh tác động tích cực, FDI cũng đem đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực như tình trạng ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, cạnh tranh bất bình đẳng đối với các doanh nghiệp trong nước, vấn đề chuyển giá và nhiều vấn đề khác nữa

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, gắn liền với sự ra đời và tồn tại của nhà nước Nó hiện hữu mọi nơi trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển của quốc gia hay bất cứ lĩnh vực, ngành nghề nào Tham nhũng là một thách thức mang tính toàn cầu bởi nó là một trong những rào cản lớn nhất đến tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo Theo đánh giá của Văn phòng Liên Hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) và Ngân hàng Thế giới (WB), tham nhũng gây thiệt hại cho các nước đang phát triển đến 1.6 nghìn tỷ USD mỗi năm, gây tổn thất lớn cho ngân sách nhà nước cũng như đẩy chi phí giao dịch kinh tế tăng lên Trong kinh doanh quốc tế, tham nhũng làm nản lòng các nhà đầu tư khi họ phải

Trang 12

tốn một khoản chi phí khá lớn để có thể bôi trơn các thủ tục hành chính, cũng như tham gia vào các hợp đồng kinh tế mang tầm cỡ quốc gia Các công ty con của tập đoàn đa quốc gia là nguồn của những khoản hối lộ trên thế giới (TI, 2006) Điều này được công nhận bởi các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng Thế Giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Liên Hợp Quốc (Tanzi, 1998; Svensson, 2005) Tham nhũng là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Myint, 2000) Mức độ tham nhũng tại mỗi quốc gia không giống nhau do khác biệt về nền kinh tế, chế độ chính trị và xã hội (Hellman, Jones, Kaufmana và Schankerman, 2000) Mức độ tham nhũng cao ở quốc gia đang phát triển do cơ quan công quyền thiếu tính minh bạch, trách nhiệm giải trình cũng như luật phòng chống tham nhũng không hiệu quả (TI, 2014).

Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã thực hiện kiểm định hai lý thuyết chủ yếu về tham nhũng Thứ nhất, lý thuyết “Grabbing hand” cho rằng tham nhũng làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh (Shleifer và Vishny, 1992; Javorcik và Wei, 2009) Kwok và Tadesse (2006) cho rằng MNCs quan ngại chi phí cho khoản hối lộ sẽ làm giảm kết quả kinh doanh Vì vậy, tham nhũng được xem là rào cản đối với các MNEs (Judge, McNatt và Xu, 2011) Thứ hai, lý thuyết “Helping hand” cho rằng tham nhũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế, bôi trơn cho những quy trình, thủ tục và thu hút nhiều dòng vốn FDI (Egger và Winner, 2005; Meon và Weill, 2010) khi lổ hổng thể chế ngày càng phổ biến ở các nước đang phát triển (Khanna và Palepu, 2010) Chính vì có nhiều quan điểm khác nhau về tác động của

tham nhũng lên dòng vốn FDI nên tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Á và Châu Phi” để cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm, từ đó đưa ra

các gợi ý chính sách cho chính phủ về vấn đề kiểm soát tham nhũng nhằm thu hút hiệu quả dòng vốn FDI

1.2 Câu hỏi nghiên cứu

Trang 13

Bài nghiên cứu tập trung trả lời ba câu hỏi sau:

Một là, tham nhũng có tác động lên dòng vốn FDI trong sự kiểm soát của các yếu tố

khác được đưa vào mô hình hay không?

Hai là, chiều hướng tác động của tham nhũng là cùng chiều hay ngược chiều lên

dòng vốn FDI và mức độ tác động của nó như thế nào?

Ba là, những yếu tố khác được đưa vào mô hình nghiên cứu sẽ tác động lên dòng

vốn FDI như thế nào, mức độ tác động của từng yếu tố ra sao?

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI Nhưng hiện nay tồn tại ba luồng quan điểm khác nhau về tác động của tham nhũng Nhóm thứ nhất cho rằng tham nhũng tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI, nhóm thứ hai cho rằng tham nhũng tác động tích cực lên dòng vốn FDI và nhóm thứ ba cho rằng tham nhũng không tác động lên dòng vốn FDI Chính vì lí do này, mục tiêu của bài nghiên cứu được đặt ra là:

- Thứ nhất, đánh giá tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI trong sự kiểm soát các yếu tố được đưa vào mô hình nghiên cứu

- Thứ hai, cung cấp bằng chứng khoa học về mặt định lượng về sự tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI, từ đó đưa ra các gợi ý chính sách kiểm soát tham nhũng hiệu quả nhằm thu hút nhiều dòng vốn FDI hơn

1.4 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phạm vi nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 38 quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu

Á và Châu Phi gồm 5 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines), 5 quốc gia thuộc khu vực Nam Á (Bangladesh, India, Nepal, Pakistan, Sri Lanka), 11 quốc gia thuộc khu vực Tây Á (Azerbaijan, Bahrain, Iran, Islamic Rep, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Saudi Arabia, Oman, Qatar)

và 17 quốc gia thuộc khu vực Châu Phi (Algeria, Angola, Botswana, Congo.Rep, Egypt, Arab Rep., Kenya, Libya, Madagascar, Mauritius, Morocco, Namibia,

Trang 14

Nigeria, Senegal, South Africa, Tanzania, Tunisia) trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2014.

Nguồn dữ liệu được thu thập và tổng hợp từ bốn bộ dữ liệu của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International), Ngân hàng Thế giới (World Bank), Tổ chức Ngôi nhà Tự Do (Freedom House) và Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD)

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu tiến hành ước lượng mô hình để kiểm định sự tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI bằng phần mềm kinh tế STATA 12 Đầu tiên, tác giả hồi quy mô hình bằng phương pháp bình phương bé nhất OLS và thực hiện kiểm định tính vững của mô hình Sau đó, tác giả hồi quy mô hình tác động cố định (FEM) và

mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), đồng thời sử dụng kiểm định Wald và nhân tử Lagrange (Breusch Pagan test) để kiểm định tính vững của hai mô hình này Nếu hiện tượng nội sinh vẫn còn tồn tại, tác giả sẽ sử dụng phương pháp System GMM

để xử lý vấn đề này

1.5 Cấu trúc của đề tài nghiên cứu

Bài nghiên cứu được chia thành năm chương:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu gồm lý do chọn đề tài, câu hỏi

nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Chương 2: Giới thiệu tổng quan lý thuyết Trong chương này, tác giả sẽ trình bày lý

thuyết về FDI bao gồm lý thuyết về lợi thế độc quyền, lý thuyết về thương mại quốc

tế, lý thuyết về dòng đời sản phẩm, lý thuyết chiết trung và lý thuyết về chi phí giao dịch Sau đó, tác giả trình bày về tác động của dòng vốn FDI đối với nền kinh tế của quốc gia nhận tiếp nhận đầu tư cũng như thảo luận các yếu tố thu hút dòng vốn FDI Tiếp theo, tác giả trình bày lý thuyết về tác động của tham nhũng đối với nền kinh

tế và xã hội Sau cùng là phần thảo luận về tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI thông qua hai lý thuyết “Grabbing hand” và “Helping hand”

Trang 15

Chương 3: Trình bày về dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Đầu tiên, tác giả mô

tả nguồn dữ liệu nghiên cứu, đưa ra cách thức để đo lường dòng vốn FDI và tham nhũng Sau đó, tác giả nêu ra căn cứ lựa chọn các biến độc lập đưa vào mô hình nghiên cứu Tiếp theo, tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu, phân tích ưu điểm

và nhược điểm của dữ liệu bảng, tiến hành ước lượng mô hình OLS, FEM và REM Cuối cùng, phương pháp System GMM được sử dụng để khắc phục hiện tượng nội sinh còn tồn tại trong mô hình

Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm những nội dung như thống kê

mô tả các biến, ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình, các kiểm định về hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai phần dư thay đổi và tương quan chuỗi trong mô hình Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày kết quả ước lượng mô hình OLS, mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nghiên (REM) và

mô hình System GMM

Chương 5: Trình bày kết luận của đề tài nghiên cứu Đồng thời, tác giả nêu ra

những mặt hạn chế của đề tài, các khuyến nghị về chính sách cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai

1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Bài nghiên cứu đóng góp bằng chứng thực nghiệm về tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Á và Châu Phi trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2014 Đồng thời, đưa ra những gợi ý về chính sách phòng, chống tham nhũng để có thu hút dòng vốn FDI hiệu quả hơn

Trang 16

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

Trong chương hai, bài nghiên cứu giới thiệu tổng quan lý thuyết Đầu tiên, tác giả giới thiệu lý thuyết về FDI gồm lý thuyết về lợi thế độc quyền, lý thuyết về thương mại quốc tế, lý thuyết về dòng đời sản phẩm, lý thuyết chiết trung và lý thuyết về chi phí giao dịch; tác động của dòng vốn FDI đến nền kinh tế và các yếu tố tác động lên dòng vốn FDI Tiếp theo là phần trình bày lý thuyết về tham nhũng; tác động của tham nhũng đến nền kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến tham nhũng Cuối cùng là phần thảo luận về tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI trong hai lý thuyết “grabbing hand” và “helping hand”.

2.1 Khái niệm về FDI

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước đi đầu tư) có tài sản ở một số nước khác (nước nhận đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Khía cạnh quản lý là yếu tố

để phân biệt FDI với các nguồn vốn và công cụ tài chính khác Nhà đầu tư còn được gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi là công ty con hay chi nhánh công ty.Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) cho rằng FDI là hình thức đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó nhà đầu tư trực tiếp đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp (direct investment enterprises) trong một quốc gia khác Quyền sở hữu này tối thiểu phải đạt được 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI

Hiệp Hội Thương mại và Phát Triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD) cho rằng nguồn vốn FDI bao gồm ba thành phần chủ yếu là cổ phần, thu nhập tái đầu tư và khoản vay trong nội bộ doanh nghiệp

Luật Đầu tư năm 2005 của Việt Nam quy định hình thức thể hiện của FDI là doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh, đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO và BT, hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập

Trang 17

Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư trực tiếp và chủ đầu tư là

cá nhân hay tổ chức của một quốc gia đưa vốn là tiền hay tài sản cố định như máy móc, trang thiết bị công nghệ hiện đại và nhiều khoản đầu tư khác đầu tư tại một quốc gia nào đó Đồng thời, các nhà đầu tư sẽ nắm giữ quyền sở hữu, quản lý và kiểm soát hoạt động đầu tư tại quốc gia tiếp nhận đầu tư với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

2.2 Các hình thức của FDI

2.2.1 Phân chia theo mục đích đầu tư của FDI

Đầu tư mới (Greenfield investment) là hình thức chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới Đây là kênh đầu tư truyền thống và thường nhắm đến các quốc gia đang phát triển

Mua lại và sáp nhập (Merger and Acquisition) là hình thức công ty đa quốc gia đầu

tư vốn, mua luôn tài sản của doanh nghiệp nước ngoài

Đầu tư theo chiều ngang (Horizontal FDI) là hình thức đầu tư của các công ty đa quốc gia, trong đó các doanh nghiệp này thực hiện các hoạt động sản xuất hay cung cấp dịch vụ giống nhau ở những khu vực khác nhau

Đầu tư theo chiều dọc (Vertical FDI) là hình thức mà công ty đa quốc gia chia nhỏ chuỗi giá trị của họ thành những công đoạn sản xuất, cung cấp dịch vụ riêng biệt và lựa chọn những khu vực khác nhau để thực hiện một hoặc một số mắt xích trong chuỗi giá trị đó

2.2.2 Phân chia theo mục tiêu đầu tư của FDI

FDI nhằm tìm kiếm nguồn lực (Resource-seeking) là hình thức đầu tư nhằm đạt được dây chuyền sản xuất và các nguồn lực khác như lao động giá rẻ hoặc tài nguyên thiên nhiên mà những nguồn lực này không có ở quốc gia đi đầu tư Đối tượng hướng vào là các nước đang phát triển sở hữu nguồn tài nguyên phong phú như tài nguyên dầu mỏ ở khu vực Trung Đông hay vàng, kim cương ở Châu Phi, lao động giá rẻ ở khu vực Đông Nam Á

FDI tìm kiếm thị trường (Market-Seeking) là hình thức đầu tư nhằm thâm nhập thị trường mới hoặc duy trì thị trường hiện có

Trang 18

FDI tìm kiếm sự hiệu quả (Effficiency-Seeking) là hình thức đầu tư nhằm tăng cường hiệu quả bằng việc tận dụng lợi thế của tính kinh tế theo quy mô hay phạm vi hoặc là cả hai yếu tố trên.

FDI tìm kiếm tài sản chiến lược (Strategic Asset-Seeking) là hình thức đầu tư nhằm ngăn chặn việc bị mất nguồn lực vào tay đối thủ cạnh tranh Ví dụ, các công ty sản xuất và khai thác dầu mỏ có thể không cần trữ lượng dầu đó ở thời điểm hiện tại, nhưng vẫn phải tìm cách bảo vệ nó để không rơi vào tay đối thủ cạnh tranh

2.3 Lý thuyết về vị trí của dòng vốn đầu tư FDI

2.3.1 Lý thuyết về lợi thế độc quyền (Monopolistic Advantages Theory)

Lý thuyết này được đưa ra bởi Hymer (1960), ông cho rằng FDI xảy ra khi công ty

có lợi thế độc quyền so với các đối thủ cạnh tranh Quan điểm này phát từ những quốc gia công nghiệp Họ cho rằng các quốc gia muốn vượt rào cản quốc tế thì phải

có lợi thế độc quyền Khi thực hiện đầu tư, MNEs sẽ gặp nhiều bất lợi như thiếu thông tin về môi trường kinh doanh, khoảng cách về vị trí địa lý làm tăng chi phí vận chuyển, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và nhà cung ứng cũng tốn nhiều chi phí hơn so với doanh nghiệp nội địa Tuy nhiên, lợi thế độc quyền cho phép MNEs tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài vì nó làm giảm chi phí kinh doanh

và tăng doanh thu so với doanh nghiệp nội địa Lợi thế độc quyền có thể là bí quyết công nghệ, bằng phát minh sáng chế được bảo hộ, thương hiệu và nhiều vấn đề khác

2.3.2 Lý thuyết về thương mại quốc tế (International trade theory)

Heckscher – Ohlin là cha đẻ của mô hình thương mại quốc tế Theo ông, một nền kinh tế có lợi thế so sánh trong sản xuất, sẽ xuất khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố sản xuất mà quốc gia sở hữu yếu tố đó tương đối dồi dào và nhập khẩu yếu tố mà quốc gia đó tương đối khan hiếm Quốc gia phát triển có nguồn vốn dồi dào sẽ xuất khẩu vốn sang các quốc gia thiếu hụt nguồn vốn một cách tương đối Đây là cơ sở giải thích cho sự chuyển dịch nguồn vốn giữa các quốc gia đặc biệt là từ những nước phát triển sang nước đang phát triển

Trang 19

2.3.3 Lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm (International product life cycle)

Raymond Vernon (1966) đã đưa ra lý thuyết về vòng đời sản phẩm vào những năm

60 của thế kỷ trước Những sản phẩm mới của thế giới ( xe hơi, máy tính, điện thoại

và còn nhiều sản phẩm khác) hầu như đều được sản xuất và tiêu thụ tại thị trường Hoa Kỳ, sau đó mới được tiêu thụ tại thị trường các quốc gia phát triển khác và sau cùng là các nước đang phát triển Theo thời gian, sẽ có làn sóng đầu tư nước ngoài chảy vào các quốc gia theo xu hướng từ các nước phát triển chảy vào các nước đang phát triển, gắn với chu kỳ sản phẩm đã phân tích ở trên

Tuy nhiên, nhiều nhận định cho rằng mô hình của Vernon còn tồn tại một số hạn chế nhất định Đó là không giải thích được hiện tượng chuỗi giá trị toàn cầu của các sản phẩm Các sản phẩm mới được sản xuất ở các nước trên thế giới có nguồn gốc

từ quốc gia đang phát triển Ví dụ Iphone là sản phẩm của Hoa Kỳ nhưng được sản xuất ở khắp nơi trên thế giới từ Hoa Kỳ đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc

2.3.4 Lý thuyết chiết trung eclectic paradigm (OLI)

Dunning (1993) là người xây dựng nền tảng cho lý thuyết chiết trung hay còn gọi là

mô hình OLI Dunning (1997, 1980, 1981a, 1981b, 1986, 1988a, 1988b, 1993) đã đưa ra ba nhân tố chính thúc đẩy hoạt động đầu tư quốc tế bao gồm: lợi thế O (Ownership) hay lợi thế về sở hữu, lợi thế L (Location) hay lợi thế về địa điểm và lợi thế I (Internalisation) hay lợi thế về nội bộ hóa, cụ thể như sau:

Thứ nhất, lợi thế về sở hữu (Ownership - O) gắn liền với quyền sở hữu của chủ đầu

tư nước ngoài như thương hiệu, công nghệ và bằng sáng chế được bảo hộ

Thứ hai, lợi thế về vị trí (Location - L) là ưu thế có được do tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại một vị trí có nhiều thuận lợi như tài nguyên nhiên nhiên phong phú, chi phí nhân công thấp Công ty đa quốc gia luôn xem xét đến yếu tố môi trường đầu tư như môi trường kinh tế xã hội, vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên phong phú, thị trường tiêu thụ tiềm năng, nguồn lao động dồi dào và nhiều yếu tố khác nữa

Thứ ba, lợi thế nội bộ hóa (Internalization - I) là ưu thế đạt được do nội bộ hóa hoạt động sản xuất thay vì chuyển nó đến thị trường kém hiệu quả hơn Các MNEs tận

Trang 20

dụng lợi thế sở hữu và sau đó chuyển lợi thế này đến thị trường quốc tế nơi mà họ

có thể khai thác triệt để lợi thế địa điểm và lợi thế nội bộ hóa Điều này cho phép công ty đa quốc gia chủ động các lợi thế trong hoạt động đầu tư quốc tế (Rugman,

2010 và Dunning, 1981) Trong ba lợi thế nêu trên thì lợi thế vị trí của quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư là quan trọng nhất Nghiên cứu của Wang và cộng sự (2012a, 2012b) đã chứng minh cho điều này Lợi thế sở hữu và lợi thế nội bộ hóa thuộc về MNEs Chính phủ của quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư có thể tận dụng lợi thế vị trí để thu hút FDI thông qua cải thiện môi trường đầu tư

Bảng 2.1 Mô hình OLI trong đầu tư quốc tế

(Nguồn: Dunning,1993)

2.3.5 Lý thuyết về chi phí giao dịch (Transaction cost)

Ronald Coase là người đầu tiên đưa ra khái niệm về chi phí giao dịch vào năm 1937 với tựa đề là “Bản chất của doanh nghiệp” Coase đặt ra câu hỏi rằng “các lý thuyết kinh tế nhấn mạnh đến vai trò hiệu quả của cơ chế thị trường cạnh tranh, nhưng tại sao quá nhiều hoạt động kinh tế lại diễn ra ngoài phạm vi của hệ thống giá thị trường…” Coase kết luận rằng, phải tồn tại một chi phí trên thị trường mà chỉ có cơ

Khuôn khổ lý thuyết OLILợi thế quyền sở hữu (O) Lợi thế về vị trí (L) Lợi thế nội bộ hóa (I)

- Cơ sở hạ tầng

- Khuôn khổ thể chế

- Gía thuê lao động rẻ

- Quy mô thị trường và khả năng tăng trưởng

- Điều kiện kinh tế vĩ mô

- Tài nguyên thiên nhiên

- Để giảm chi phí giao dịch

- Để tránh sự can thiệp của chính phủ

- Kiểm soát nguồn cung cấp đầu vào

Trang 21

cấu doanh nghiệp có thể tiết kiệm được Tuy nhiên, người có công phát triển kinh tế học về chi phí giao dịch chính là giáo sư Oliver Eaton Williamson, công tác tại Đại học California, Hoa Kỳ Lý thuyết chi phí giao dịch là nền tảng cho vấn đề quản trị tài chính của hệ thống giao dịch nội địa và dòng vốn tài chính quốc tế Chi phí này ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài và cơ cấu nguồn vốn của công ty.

Chi phí giao dịch bao gồm chi phí đàm phán, soạn thảo và chi phí thực thi các giao dịch, hợp đồng Chi phí này gia tăng khi đối tác trong giao dịch hành động cơ hội, nghĩa là thu lợi cá nhân từ chi phí của người khác Vì vậy, chi phí giao dịch sẽ bao gồm hậu quả của những hành vi cơ hội, sự yếu kém của người ra quyết định và chi phí ngăn ngừa hành vi này

Thông thường, chi phí giao dịch xảy ra trong điều kiện giao dịch đã thực hiện, các đối tác phụ thuộc vào nhau, các bên nỗ lực mang lại lợi ích cho chính mình và không

có khả năng lường trước những ràng buộc hợp đồng hiệu quả để dự liệu tất cả các tình huống bất thường có thể xảy ra Mỗi giao dịch làm tăng chi phí như đàm phán, trì hoãn và ngưng trệ sản xuất Từ đó, các nhà kinh tế học xem các chi phí tổ chức và thực hiện các trao đổi là chi phí giao dịch

2.4 Tác động của FDI đến quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư

2.4.1 Tác động tiêu cực của dòng vốn FDI

Độc quyền về công nghệ là con át chủ bài quan trọng của công ty đa quốc gia Họ không bao giờ chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất cho các chi nhánh ở các nước đang phát triển Mục đích của MNEs là tiết kiệm tư bản, kéo dài chu kỳ sống của công nghệ lạc hậu ở nước họ, mang nó đến các nước thiếu vốn và nghèo về công nghệ Khi đã khấu hao hết dây chuyền công nghệ, nhu cầu về sản phẩm trong nước giảm xuống, nhu cầu ở nước ngoài lại tăng thì sản xuất được mở rộng thông qua FDI Trong khi quốc gia xuất khẩu đang nghiên cứu để áp dụng công nghệ vượt trội

và hiệu quả thì quốc gia nhập khẩu bắt đầu xây dựng vòng đời mới cho công nghệ nhập khẩu Như vậy, thông qua công ty đa quốc gia thì các quốc gia phát triển giải quyết được công nghệ lạc hậu và các nước đang phát triển cứ ngỡ đang tiếp thu

Trang 22

công nghệ hiện đại thế giới Vô hình chung, các nước này đang trở thành bãi rác công nghệ của quốc gia phát triển.

MNEs xây dựng nhà máy tại các quốc gia có luật bảo vệ môi trường không nghiêm khắc và quản lý yếu kém, đặc biệt là quốc gia đang phát triển Trong khi chi phí bảo

vệ môi trường ở quốc gia phát triển là rất lớn và luật bảo vệ môi trường rất chặt chẽ FDI làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dòng vốn FDI tìm kiếm nguồn tài nguyên Điều này được thể hiện qua việc khai thác gỗ ở Đông Nam Á, khai thác vàng ở Indonesia, sản xuất phốt phát ở Bắc Phi Với lợi thế về công nghệ và nguồn vốn dồi dào thì MNEs có thể hất văng doanh nghiệp trong nước ra khỏi thị trường cạnh tranh Khi đã nắm được thế độc quyền thì họ sẽ tăng giá bán và tích cực chuyển lợi nhuận về nước Hành động này dẫn đến hiện tượng chảy máu ngoại tệ và tác động tiêu cực đến giá trị của đồng nội tệ của quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư

2.4.2 Tác động tích cực của dòng vốn FDI

Solow (1956) cho rằng sự gia tăng vốn từ FDI dẫn đến gia tăng thu nhập bình quân đầu người trong ngắn hạn và dài hạn ở quốc gia nhận đầu tư Có thể xem FDI là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế bị giới hạn nếu đầu tư vào lĩnh vực xây dựng tái thiết, tái quy hoạch sẽ không làm tăng vốn mà chỉ thay đổi tình trạng sở hữu vốn hiện tại (Johnson, 2006)

2.5 Những yếu tố tác động đến việc thu hút dòng vốn FDI và bằng chứng thực nghiệm

Nghiên cứu Mossa và Cardak (2003) đã sử dụng phương pháp EBA (Extreme Bounds Analysis) của Leamer (1983a, 1985) nghiên cứu các nhân tố tác động lên dòng vốn FDI với dữ liệu của 140 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm

2000 Kết quả nghiên cứu thể hiện dòng vốn FDI được quyết định bởi hai yếu tố tỉ

lệ xuất khẩu trên GDP và tỉ lệ sử dụng điện thoại trên 1000 người dân Bellak và cộng sự (2008) đã phân tích tác động chính sách của chính phủ đến việc thu hút dòng vốn FDI dựa vào dữ liệu của 11 quốc gia gồm Hoa Kỳ, 6 nước thành viên cũ của khu vực EU, 4 quốc gia thuộc khu vực Trung - Đông Âu và 12 ngành công nghiệp trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2004 Kết quả nghiên cứu thể

Trang 23

hiện thuế suất thuế thu nhập danh nghiệp cao, rào cản thương mại, chi phí tiền lương, tranh chấp với người lao động là rào cản đối với dòng vốn FDI Yếu tố về quy mô thị trường như thu nhập bình quân đầu người, nhóm yếu tố về trình độ công nghệ như chi tiêu chính phủ cho cơ sở hạ tầng và công nghệ, nhóm yếu tố về phổ cập thông tin như số lượng thuê bao điện thoại di động, hệ thống internet tác động tích cực lên dòng vốn FDI Nghiên cứu này kết luận rằng tác động chính sách của chính phủ đối với những ngành công nghiệp là khác nhau và không giống nhau giữa các quốc gia Nauro Campos và Kinoshita (2008) nghiên cứu những yếu tố thu hút dòng vốn FDI tại 19 quốc gia thuộc khu vực Mỹ Latinh và 25 quốc gia thuộc Đông

Âu trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004 Kết quả nghiên cứu thể hiện dòng vốn FDI được thu hút bởi các nhân tố như nguồn tài nguyên; chi phí nhân công thấp; quy định luật pháp thông thoáng và phù hợp với thông lệ quốc tế; chính sách thúc đẩy ngoại thương và sự tham gia của chính phủ trong hiệp định thương mại song phương và đa phương Tuy nhiên, yếu tố bộ máy hành chính yếu kém, thể chế quốc gia chưa hoàn thiện đã hạn chế dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia này Bevan và Estrin (2004) sử dụng bộ dữ liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài song phương

từ 18 nền kinh tế thị trường đến 11 nền kinh tế chuyển đổi thuộc khu vực Trung và Đông Âu trong giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2000 Kết quả nghiên cứu thể hiện quy mô thị trường của quốc gia đi đầu tư và quốc gia nhận đầu tư tác động tích cực lên dòng vốn FDI Tuy nhiên yếu tố về vị trí địa lí và chi phí nhân công tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI Đồng thời yếu tố về chất lượng thể chế, pháp luật, chính trị không phải là mối quan tâm của nhà đầu tư quốc tế Carstensen và Toubal (2004) nghiên cứu yếu tố thúc đẩy và hạn chế dòng vốn FDI tại các quốc gia thuộc khối OECD và 7 quốc gia có nền kinh tế mới nổi thuộc khu vực Trung và Đông Âu trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 1999 Kết quả nghiên cứu thể hiện nhóm yếu tố về thị trường tiềm năng (thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế), nhóm yếu tố về lợi thế so sánh (chi phí nhân công, nguồn tài nguyên, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp) tác động tích cực lên dòng vốn FDI Ngoài ra, tình hình bất

ổn chính trị, bất ổn kinh tế và môi trường pháp lý không ổn định đã hạn chế dòng

Trang 24

vốn FDI Kinda (2010) sử dụng bộ dữ liệu của 77 quốc gia đang phát triển được lấy

từ Ngân hàng Thế giới (WB) trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006 Kết quả nghiên cứu thể hiện mức độ phát triển kém trong cơ sở hạ tầng, thị trường tài chính

và nền thể chế là nguyên nhân hạn chế dòng vốn FDI Busse và Hefeker (2007) nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro chính trị, chất lượng thể chế và dòng vốn FDI dựa vào bộ dữ liệu của 83 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn từ năm 1984 đến năm 2003 Kết quả nghiên cứu thể hiện sự ổn định chính trị, luật pháp, trách nhiệm giải trình của chính phủ và chất lượng hành pháp là những yếu tố quan trọng thu hút dòng vốn FDI

Asiedu (2006) thực hiện nghiên cứu tại 22 quốc gia thuộc khu vực Sahara Châu Phi (SSA) từ năm 1984 đến năm 2000 Kết quả nghiên cứu thể hiện các quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên dồi dào và thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn thu hút nhiều dòng vốn FDI Cơ sở hạ tầng, lực lượng lao động được đào tạo, ổn định nền kinh tế vĩ

mô, chính sách luật pháp thoáng, ổn định chính trị và mức độ tham nhũng thấp tác động cùng chiều với dòng vốn FDI Quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên hạn chế, thị trường tiêu thụ sản phẩm nhỏ có thể tăng cường chính sách hỗ trợ đầu tư, cải thiện hoạt động khu vực công và đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thu hút nhiều dòng vốn FDI hơn Aseidu (2013) đã kiểm định mối tương quan giữa dòng vốn FDI, nguồn tài nguyên và nền thể chế tại 99 quốc gia đang phát triển bằng phương pháp GMM trong giai đoạn từ năm 1984 đến năm 2011 Kết quả nghiên cứu thể hiện nguồn tài nguyên tác động ngược chiều lên dòng vốn FDI Thể chế tốt tác động tích cực lên dòng vốn FDI và giảm thiểu tác động tiêu cực của nguồn tài nguyên nhưng không thể trung hòa được tác động tiêu cực của nó

Kang và Jiang (2012) đã nghiên cứu nhân tố tác động đến quyết định đầu tư của Trung Quốc và 8 quốc gia thuộc khu vực Đông Á và khu vực Đông Nam Á Tác giả dùng mô hình OLI của Dunning (1993) để nghiên cứu và đưa thêm vào mô hình biến yếu tố thể chế Kết quả nghiên cứu thể hiện những biến truyền thống của mô hình OLI vẫn giữ nguyên kết quả của Dunning, còn biến yếu tố thể chế thì ngược

Trang 25

lại Chỉ có ba biến trong mẫu nghiên cứu là có ý nghĩa thống kê bao gồm tự do kinh

tế, ảnh hưởng chính trị và thương mại song phương

2.6 Lý thuyết về tham nhũng

2.6.1 Khái niệm về tham nhũng

Nhà khoa học chính trị Joseph Nye (1967) cho rằng tham nhũng là sự lệch ra khỏi nhiệm vụ chính để tư lợi Nhà kinh tế học Daniel Kaufmann làm việc tại World Bank (1997) cho là tham nhũng là sự lạm dụng quyền lực của khu vực công cho mục đích cá nhân Nhiều nhà khoa học chính trị khác như Treisman (2000),Wayne, Sandholtz và William Koetzle (2000) có cùng tư tưởng như Kaufmann Aidt (2003) cho rằng tham nhũng là hành động trong đó quyền lực của khu vực công được sử dụng cho mục đích cá nhân mà trái ngược với quy định của pháp luật Rose-Ackerman (1999) có một định nghĩa khác về tham nhũng “các khoản thanh toán trái phép cho khu vực công với mục tiêu là đạt được một lợi ích hoặc tránh né chi phí”.Ngân hàng Thế Giới (WB) cho rằng tham nhũng là việc lạm dụng công quyền cho mục đích cá nhân; một công chức có hành vi gạ gẫm, sách nhiễu để nhận hối lộ hoặc các nhân chủ động hối lộ để phá vỡ các chính sách, quy định của pháp luật vì lợi thế cạnh tranh WB (1997) cho là cơ quan công quyền có thể bị lợi dụng cho mục đích cá nhân kể cả khi hối lộ không tồn tại thông qua sự bảo hộ, tẩu tán tài sản của công, sự chuyển dịch khoản thu ngân sách của nhà nước

Báo cáo đo lường mức độ tham nhũng năm 2010 của Tổ chức minh bạch Quốc Tế (TI) ghi nhận tham nhũng là sự lạm dụng chức vụ, quyền lực hoặc cố ý làm trái với quy định pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân

Nghiên cứu của Habib và Zurawichi (2002); Cuervo và Cazurra (2006); Godinnez

và Liu (2004) cho rằng tham nhũng là giao dịch giữa khu vực công và khu vực tư để mang lại lợi ích cho những người có liên quan

Luật phòng, chống tham nhũng 2005 của Việt Nam cho rằng tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó vì vụ lợi

Trang 26

2.6.2 Phân loại tham nhũng

2.6.2.1 Phân loại theo giá trị của số tiền hối lộ

Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparecy International) phân loại tham nhũng dựa vào giá trị của những khoản hối lộ như những khoản hối lộ có giá trị lớn được gọi là đại tham nhũng (Grand corruption or Wholesale corruption), những khoản hối lộ có giá trị nhỏ gọi là tham nhũng lặt vặt ( Petty corruption or Retail corupption)

Hình thức đại tham nhũng thường xảy ra trong những hợp đồng quốc tế, dự án mang tầm cỡ quốc gia, liên quan đến quan chức lãnh đạo cao cấp

Tham nhũng lặt vặt xảy ra trong cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp Ví dụ như thuế, y tế công cộng, giáo dục đào tạo và nhiều lĩnh vực khác Những khoản tham nhũng này có thể giữ lại riêng cho cá nhân hay phân phối theo hệ thống

2.6.2.2 Phân loại theo tính chất hệ thống của tham nhũng

WB (1997) phân loại tham nhũng thành tham nhũng cô lập (Isolate corruption) và tham nhũng có hệ thống (Systemic corruption) Nếu hành vi tham nhũng trong xã hội được xem là phổ biến, cho dù hành vi này là trái pháp luật thì nó sẽ trở thành thói quen mà mọi người ngầm hiểu với nhau Việc loại bỏ hay giảm thiểu tham nhũng này trong xã hội rất khó thực hiện

2.6.2.3 Phân loại theo mô hình diễn ra tham nhũng

Shleifer và Vishny (1993) cho rằng tham nhũng có thể chia thành hai loại đó là tham nhũng phân tán và tham nhũng tập trung Tham nhũng tập trung là quyền lực tham nhũng tập trung vào một số nhân vật nhất định, những người này sẽ định ra quy tắc phân phối những khoản hối lộ của mình cho hệ thống tham nhũng Với hình thức này thì chi phí hối lộ có thể dự báo trước phụ thuộc vào người đứng đầu hệ thống kiểm soát và điều phối khoản chi phí hối lộ này Các doanh nghiệp cho rằng chi phí tham nhũng là một loại chi phí đầu vào và nếu họ có thể chi trả được thì hoạt động kinh doanh sẽ diễn ra bình thường Quan niệm này phổ biến ở các quốc gia thuộc khu vực Châu Á

Tham nhũng phân tán là quyền lực tham nhũng không tập trung ở một số nhân vật nhất định mà quyền lực này phân tán đều giữa các cá nhân Cá nhân sẽ tối đa hóa

Trang 27

lợi nhuận của mình bằng việc tham nhũng nhiều nhất khi có điều kiện Chi phí cho tham nhũng này không thể dự báo và khó kiểm soát Vì vậy, các doanh nghiệp luôn

lo lắng về khoản chi hối lộ khổng lồ để hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường Yếu tố này đã tạo cho doanh nghiệp môi trường kinh doanh đầy rủi ro, hoạt động sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả cao Các quốc gia thuộc Châu Phi là ví dụ điển hình của hình thức tham nhũng phân tán

2.6.3 Ảnh hưởng của tham nhũng đến nền kinh tế

2.6.3.1 Ảnh hưởng tích cực của tham nhũng đến nền kinh tế

Tham nhũng làm chất bôi trơn cho hoạt động kinh tế, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển và các quốc gia trong quá trình chuyển đổi kinh tế Hối lộ giúp cho tư nhân có thể vượt qua thủ tục hành chính rườm rà, tiết kiệm thời gian đi lại Lui (1985) cho rằng khoản chi trả hối lộ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian Houston (2007) cho rằng tham nhũng thúc đẩy tăng trưởng ở quốc gia có hệ thống pháp luật yếu kém

2.6.3.2 Ảnh hưởng đến công bằng xã hội và khoảng cách giàu nghèo

Tham nhũng tạo ra khoảng cách giàu nghèo trong xã hội vì một bộ phận tham nhũng sẽ trở nên giàu có một cách nhanh chóng nhưng một bộ phận người lao động trong xã hội vất vả mới có thể đảm bảo cuộc sống hằng ngày Điều này tạo nên sự bất bình và không công bằng trong xã hội Đồng thời là mầm móng cho những bất

ổn về chính trị và xã hội

2.6.3.3 Ảnh hưởng đến chính sách kinh tế vĩ mô và cải cách thể chế

Tham nhũng gây ra thất thu và bội chi ngân sách nhà nước Để ngân sách cân bằng, chính phủ tiến hành biện pháp tăng thu thuế và giảm chi tiêu Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp Tham nhũng làm giảm đi sức mạnh của công cụ kinh tế vĩ mô cụ thể là thu chi ngân sách nhà nước

Tham nhũng cũng ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của quốc gia vì người tham nhũng thường có hành vi cất trữ tiền thay vì đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh Tình trạng tẩu tán tài sản ra nước ngoài ảnh hưởng đến giá trị đồng nội tệ khi họ sẵn sàng bán rẻ đồng nội tệ Từ năm 1990 đến năm 2010 có đến 18.000 đảng viên, công

Trang 28

chức trốn khỏi Trung Quốc, mang theo khối lượng tài sản trị giá 120 tỷ USD ra nước ngoài ( Bank of China, 2011) Cải cách thể chế là động lực mới cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia Tuy nhiên, quá trình cải cách có thể

bị trì hoãn, thậm chí là đi sai hướng khi các quan chức có chung quyền lợi chống đối quá trình cải cách vì muốn duy trì quyền lực để tiếp tục tham nhũng

2.6.3.4 Ảnh hưởng đến phân bổ nguồn lực

Một nền kinh tế hoạt động hiệu quả thì nguồn lực của quốc gia đó phải được phân

bổ phù hợp giữa chi đầu tư và chi thường xuyên Tham nhũng sẽ làm cho sự phân

bổ nguồn lực bị sai lệch ra ngoài cấu trúc tối ưu Các nhà đầu tư sẽ lựa chọn đổ vốn vào quốc gia có mức tham nhũng thấp, dẫn đến sự phân bổ nguồn lực không hiệu quả vì các quốc gia này thường thừa vốn Thứ hai, nguồn vốn chảy vào khu vực, ngành nghề ít tình trạng tham nhũng để hạn chế rủi ro cho vốn đầu tư Từ đó, tạo ra

sự phát triển chênh lệch giữa các ngành, các khu vực Thứ ba, nguồn lực sẽ được dùng cho hiện tại hơn là trong tương lai khi mà chỉ số tham nhũng cao thì người dân không có động lực để đầu tư

2.6.4 Các yếu tố tác động đến tham nhũng và nghiên cứu thực nghiệm

Treisman (2000) sử dụng chỉ số cảm nhận tham nhũng của 68 quốc gia trong năm

1980, 54 quốc gia trong năm 1996, 52 quốc gia trong năm 1997 và năm 1998 là 85 quốc gia của Tổ chức Minh bạch Thế giới để nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến tham nhũng Treisman kiểm định 12 giả thuyết về những nguyên nhân của tham nhũng và nhận thấy các nền kinh tế phát triển, các nước có đa số công dân theo đạo Tin Lành, từng là thuộc địa của nước Anh và tỉ trọng nhập khẩu hàng hóa cao thì mức độ tham nhũng sẽ thấp

Mặt khác, mức độ tham nhũng cao tồn tại trong chính quyền Liên bang và không tồn tại trong nền dân chủ Bên cạnh đó, tồn tại mối quan hệ chặt chẽ giữa trình độ phát triển và tham nhũng, giữa thể chế dân chủ và tham nhũng Tuy nhiên, mối tương quan giữa độ mở nền kinh tế và tham nhũng là không rõ ràng và mối quan hệ nhân quả giữa chúng không tồn tại Treisman đưa ra kết quả nghiên cứu là Châu Phi, Châu Á, Đông Âu, Mỹ Latinh và khu vực Trung Đông có mức độ tham nhũng

Trang 29

hơn khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu Hơn nữa, khi kiểm soát trình độ phát triển kinh tế, chỉ có Đông Âu và Mỹ Latinh là có mức tham nhũng đáng kể Tuy nhiên, tác động của biến giả mất đi khi đưa biến chính trị vào mô hình nghiên cứu Mức độ phát triển kinh tế và mức độ dân chủ giải thích hầu hết các biến động của tham nhũng Ades và Rafael di Tella(1997a) sử dụng dữ liệu chỉ số cảm nhận tham nhũng của

68 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1983, hồi quy tham nhũng trên GDP bình quân đầu người, độ mở thương mại (tỉ trọng hàng xuất khẩu so với GDP), thời gian học ở trường, quyền tự do chính trị, hệ thống pháp luật Họ nhận thấy tham nhũng càng ở những quốc gia có hệ thống pháp luật không hoàn chỉnh

Độ mở thương mại tác động tiêu cực đến tham nhũng Tồn tại mối tương quan dương giữa độ mở thương mại và hệ thống pháp luật

Ades và Rafael di Tella(1997b) hồi quy tham nhũng lên mức độ phát triển kinh tế như GDP bình quân đầu người, thời gian học ở trường, cạnh tranh chính trị (quyền chính trị), mức độ an toàn, độ mở thương mại (tỉ trọng nhập khẩu trên GDP) và chính sách công nghiệp trong trong khoản thời gian từ năm 1989 đến năm 1992 đối với 32 quốc gia trên thế giới Kết quả thể hiện chính sách công nghiệp chủ động có mối tương quan dương với tham nhũng Dữ liệu tham nhũng và chỉ số chính sách công nghiệp được lấy từ WRC (World Competitiveness Report) Chính sách công nghiệp nội địa làm tăng tham nhũng một cách có ý nghĩa thống kê nhưng độ mở thương mại hạn chế tham nhũng về mặt ý nghĩa thống kê Tuy nhiên, những biến khác như GDP bình quân đầu người và quyền về chính trị thì không có tác động đến tham nhũng

Ades và Rafael di Tella (1999) đã kiểm định giả thuyết về tác động nguồn tài nguyên lên mức độ tham nhũng trong nền kinh tế Sử dụng chỉ số tham nhũng từ Business International (BI) trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1983 và dữ liệu của Chỉ số cạnh tranh Toàn cầu (WCR) trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1991,

họ mô hình hóa biến tham nhũng phụ thuộc vào 4 yếu tố như thời gian học ở trường, thu nhập bình quân đầu người, quyền tự do chính trị và cấu trúc thị trường cạnh tranh như độ mở thương mại (tỉ trọng nhập khẩu so với GDP), tỉ trọng của

Trang 30

nhiên liệu, khoáng chất và các kim loại trong thành phần của tổng xuất khẩu, khoảng cách đến các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới Họ phân tích dữ liệu của 52 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1983 cho thấy thời gian học ở trường, GDP bình quân đầu người và quyền tự do chính trị tác động tiêu cực đến tham nhũng Mặc dù, những biến này chỉ có ý nghĩa thống kê tại mức 10% Tỉ lệ doanh nghiệp trong nước được hưởng giá thuê nguồn tài nguyên, độ mở thương mại

có tác động tiêu cực lên tham nhũng về mặt ý nghĩa thống kê Tỉ lệ tổng kim ngạch xuất khẩu tính về nhiên liệu, khoáng chất, các kim loại và khoảng cách đến quốc gia xuất khẩu lớn trên thế giới tác động tích cực lên tham nhũng xét về mặt ý nghĩa thống kê Đối với giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1990, thời gian học ở trường, GDP bình quân đầu người, quyền tự do chính trị tác động tiêu cực lên tham nhũng, mặc dù thời gian học ở trường và GDP bình quân đầu người không có ý nghĩa thống

kê tại mức ý nghĩa 5% Tỉ lệ doanh nghiệp trong nước được hưởng giá thuê nguồn tài nguyên, độ mở thương mại tác động tiêu cực lên tham nhũng xét về mặt ý nghĩa thống kê Tỉ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu tính về nhiên liệu, khoáng chất và các kim loại tác động tiêu cực lên tham nhũng một cách có ý nghĩa thống kê, khoảng cách đến quốc gia xuất khẩu lớn trên thế giới có tác động tích cực lên tham nhũng

2.7 Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tham nhũng đến thu hút FDI 2.7.1 Tham nhũng tác động tích cực lên FDI ( Helping hand theory)

Lui (1985) cho rằng tham nhũng giúp các doanh nghiệp né tránh các quy định cứng nhắc của chính phủ Tullock (1996) lập luận rằng ở các quốc gia đang phát triển hối

lộ giúp bổ sung tiền lương thấp và cho phép các chính phủ duy trì gánh nặng thuế thấp, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - một yếu tố thu hút dòng vốn FDI Tham nhũng cũng có thể đóng vai trò như một bàn tay hỗ trợ bằng cách “bôi trơn bánh xe thương mại” trong sự yếu kém của khuôn khổ pháp lý (Bardhan, 1997) Egger và Winner (2005) sử dụng dữ liệu của 73 quốc gia phát triển và đang phát triển trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 1999 để nghiên cứu Kết quả nghiên cứu thể hiện chất lượng hệ thống pháp luật, chất lượng nguồn nhân lực và GDP tác động tích cực lên dòng vốn FDI Trong khi đó, tham nhũng tác động tích cực lên dòng vốn FDI

Trang 31

trong dài hạn Cuervo và Cazurra (2006) cho rằng nhà đầu tư sẽ đổ vốn vào các quốc gia có tỉ lệ tham nhũng cao hơn Mudambi và Navarra (2002) cho rằng vấn đề thể chế ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư quốc tế như chi phí giao dịch và khả năng điều hành quản lí trong đầu tư quốc tế Nghiên cứu của Brouthers (2013) đã đưa thêm biến thể chế vào mô hình OLI với mục đích là mở rộng lý thuyết về chi phí giao dịch Kết quả nghiên cứu thể hiện tham nhũng có tác động tích cực trong việc thu hút dòng vốn FDI Quazi và cộng sự (2014) sử dụng dữ liệu của 52 quốc gia Châu Phi trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2012 để nghiên cứu tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI Kết quả nghiên cứu thể hiện tham nhũng tác động tích cực lên dòng vốn FDI Tham nhũng giúp bôi trơn hoạt động kinh tế và thu hút nhiều dòng vốn FDI Aparna Mathur và Kartikeya Singh (2011) sử dụng dữ liệu của 29 quốc gia thuộc khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Châu Mỹ để nghiên cứu tác động của tham nhũng và thể chế lên dòng vốn FDI trong giai đoạn từ năm

1980 đến năm 2000 Bằng phương pháp GLS với dữ liệu bảng thì kết quả nghiên cứu thể hiện tham nhũng tác động tích cực lên dòng vốn FDI

2.7.2 Tham nhũng tác động tiêu cực lên FDI (Grabbing hand theory)

Murphy và cộng sự (1991), Shleifer và Vishny (1993) cho rằng tham nhũng làm tăng chi phí trong ngắn hạn Hối lộ giống như là khoản thuế và họ phải chịu rủi ro đối với các giao dịch có sự hiện diện của tham nhũng vì pháp luật xem nó là bất hợp pháp Hơn nữa, tham nhũng làm giảm sức hấp dẫn của một quốc gia trong mắt nhà đầu tư (Bardhan, 1997; Rose-Ackermann, 1999; Lambsdorff, 2004) Hakkala, Norback và Svaleryd (2008) cho rằng tham nhũng tác động khác nhau lên từng loại FDI Họ chia dòng vốn FDI thành ba loại gồm FDI chiều dọc, FDI chiều ngang và export-platform FDI Sử dụng dữ liệu MNEs của Thụy Điển trong ngành sản suất công nghiệp được lấy từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Công nghiệp (IUI), họ cho rằng hai phương pháp đo lường FDI (FDI theo chiều dọc, FDI theo chiều ngang) là có ý nghĩa về mặt thống kê Kết quả nghiên cứu cho thấy tham nhũng làm tăng dòng vốn FDI theo chiều ngang nhưng làm giảm dòng vốn FDI theo chiều dọc bởi vì FDI theo chiều dọc đòi hỏi sự thâm nhập sâu của công ty đa quốc gia vào các quốc gia

Trang 32

nhận đầu tư và phải mối liên hệ rộng rãi đối với cơ quan công quyền - những người ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của họ Vì vậy, công ty phải chi trả nhiều khoản hối lộ hơn Chi phí tham nhũng tăng là khó tránh khỏi từ khi giai đoạn nhập nguyên liệu đầu vào, xây dựng cơ sở hạ tầng đến giai đoạn phát sinh nhu cầu

về dịch vụ công Al-Sagid (2009) sử dụng dữ liệu bảng của 117 quốc gia phát triển

và đang phát triển từ năm 1984 đến năm 2004 Kết quả cho thấy đối với quốc gia đang phát triển thì tham nhũng có tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI, đối với quốc gia phát triển thì không tồn tại tác động này Amarandei (2013) sử dụng dữ liệu 10 quốc gia Đông Âu trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012 để kiểm định tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI Kết quả nghiên cứu thể hiện mối quan hệ tiêu cực giữa tham nhũng và dòng vốn FDI, mối quan hệ tích cực giữa GDP và dòng vốn FDI Quazi và cộng sự (2014) đã sử dụng bộ dữ liệu của 7 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á và 9 quốc gia thuộc khu vực Nam Á trong giai đoạn từ năm

1995 đến năm 2011 để nghiên cứu Kết quả nghiên cứu thể hiện tự do kinh tế, cơ sở

hạ tầng và nguồn nhân lực tác động tích cực lên dòng vốn FDI, nhưng tham nhũng tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI Zhao et al (2003) đã sử dụng dữ liệu bảng của

40 quốc gia phát triển và đang phát triển Kết quả nghiên cứu cho thấy tham nhũng làm giảm dòng vốn FDI giữa các vùng địa lí và khu vực kinh tế Sử dụng dữ liệu của 54 quốc gia đang phát triển, Ketkar et al (2005) cho rằng chỉ số nhận thức tham nhũng tăng 1 điểm sẽ làm tăng dòng vốn FDI bằng 0,5% GDP Caetano và Caleiro (2005) nghiên cứu dòng vốn FDI của 97 quốc gia và cho rằng tham nhũng làm giảm dòng vốn FDI ở các quốc gia có mức tham nhũng cao, nhưng có tác động yếu ở các quốc gia có mức tham nhũng thấp Mauro (1995) đã sử dụng chỉ số tham nhũng được cung cấp bởi BI (Business International) tại 67 quốc gia Bằng phương pháp OLS và 2SLS, ông chỉ ra rằng nếu mức độ tham nhũng cao thì tỉ số FDI trên GDP

sẽ thấp Wedeman (1997) cho rằng tương quan cao giữa tham nhũng và tỉ số FDI trên GDP đối với các quốc gia có mức tham nhũng thấp Đồng thời, thành phần của tham nhũng có ý nghĩa đối với quyết định đầu tư hơn là mức độ tham nhũng về mặt tổng thể Wei (2000) đã sử dụng bộ dữ liệu FDI của 45 quốc gia tiếp nhận vốn đầu

Trang 33

tư từ năm 1989 đến năm 1990 Phương pháp OLS, tác động cố định (FE) và mô hình Tobbit được sử dụng để nghiên cứu thể hiện tham nhũng ở quốc gia nhận vốn

có tương quan âm với dòng vốn FDI Tham nhũng giống như là thuế đánh trên dòng vốn FDI, làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh Sự gia tăng về mức độ tham nhũng

từ quốc gia trong sạch Singapore đến quốc gia tham nhũng Mexico tương đương tăng thuế lên 50% Tác giả nhấn mạnh việc so sánh tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI và tác động của thuế Wei cũng làm kiểm định đối với 3 chỉ số tham nhũng khác nhau được lấy từ ba nguồn như Business International, International Country Risk Group và Transparency International Tuy nhiên bộ dữ liệu của Wei

bị chi phối bởi các quốc gia phát triển còn được gọi là khu vực OECD Vì vậy, kết quả nghiên cứu sẽ khác đi nếu các quốc gia thuộc OECD bị loại ra khỏi bộ dữ liệu nghiên cứu Ades and di Tella (1997) trình bày mô hình đầu tư mà chính sách công nghiệp tích cực thúc đẩy cả tham nhũng và dòng vốn FDI Mô hình 2SLS với biến giả thời gian từ năm 1989 đến năm 1992 với 32 quốc gia Kết quả cho rằng sự hiện diện của tham nhũng làm cho chính sách công nghiệp tích cực hướng về dòng vốn FDI sẽ bị suy yếu Điểm mạnh của bài nghiên cứu này phân tách tác động tổng thể của chính sách công nghiệp thành tác động tích cực trực tiếp của chính sách công nghiệp và tác động tiêu cực gián tiếp của tham nhũng Tác động tiêu cực gián tiếp của tham nhũng (được kích thích bởi chính sách công nghiệp) lên dòng vốn FDI là

có tương quan cao Do đó, nó nên được loại bỏ ra khỏi chi phí hoạt động và phân tích lợi ích của chính sách công nghiệp Shakib Hossain (2015) sử dụng dữ liệu bảng của 48 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2014 Bằng phương pháp tác động cố định (RE), PCSE (Panels corrected standard errors) và FGLS (Feasible General Least Squares Method), kết quả nghiên cứu thể hiện tham nhũng, lạm phát và mức độ rủi ro tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI Tỉ lệ tăng trưởng GDP, tỉ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người, tỉ lệ tăng trưởng dân số, độ mở thương mại, mức độ quan liêu, thời gian hoàn thành bậc trung học tác động tích cực lên dòng vốn FDI Tham nhũng đóng vai trò như một loại thuế đánh trên hoạt động đầu tư Điều này đã được xác nhận bởi nhiều nhà nghiên cứu như Mauro (1995);

Trang 34

Wei (2000); Ades và di Tella (1999); Campos et al (1999); Smarzynska và Wei (2000); Habib và Zurawicki (2001) và Al-Sadiq (2009) Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng tham nhũng ngăn cản dòng vốn FDI đối với quốc gia tiếp nhận vốn như Alemu (2012) và Woo (2010)

2.7.3 Tham nhũng không có tác động lên dòng vốn FDI

Wheeler và Mody (1992) đã sử dụng biến tham nhũng và chi phí giao dịch để kiểm định tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI Thế nhưng, kết quả cho thấy tham nhũng không tác động lên dòng vốn FDI Henisz (2000) nghiên cứu về hoạt động đầu tư của MNEs thuộc Hoa Kỳ tại các nước có rủi ro tham nhũng cao Kết quả nghiên cứu thể hiện tham nhũng không có tác động lên dòng vốn FDI Akcay (2001) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa tham nhũng và dòng vốn FDI tại 52 quốc gia đang phát triển, nhưng kết quả nghiên cứu không tìm thấy tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI Ufere và cộng sự (2012) nghiên cứu hành vi hối lộ tại Nigeria Hành động cho và nhận hối lộ ở Nigeria được xem là thói quen phổ biến Nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tạo ra tấm lá chắn để che đậy hành vi hối lộ của mình Một vài nghiên cứu cho rằng dòng vốn FDI trong thực tế bị tác động bởi nhiều yếu tố kinh tế hơn là yếu tố tham nhũng Abed và Davoodi (2000) cho rằng cải cách cấu trúc tác động lên dòng vốn FDI nhiều hơn tham nhũng đối với nền kinh

tế chuyển đổi Abed and Davoodi (2000) sử dụng dữ liệu bảng để kiểm định tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI bình quân đầu người đối với nền kinh tế chuyển đổi Kết quả nghiên cứu thể hiện những quốc gia có mức tham nhũng thấp thu hút nhiều dòng vốn FDI hơn Tuy nhiên, khi kiểm soát các yếu tố cải cách cơ cấu thì tham nhũng trở nên không đáng kể Có thể kết luận rằng cải cách cơ cấu quan trọng hơn là giảm mức độ tham nhũng trong việc thu hút dòng vốn FDI Sử dụng mô hình FEM và tổng dòng vốn chảy vào một quốc gia thay vì dòng vốn FDI song phương, Hines (1995) không tìm thấy mối tương quan âm giữa tổng dòng vốn FDI chảy vào một quốc gia và tham nhũng ở quốc gia tiếp nhận đầu tư

Trang 35

Bảng 2.2 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tham nhũng

45 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1990

Tham nhũng ở quốc gia tiếp nhận vốn có tương quan âm với dòng vốn FDI chảy vào

gia của Hoa Kỳ

Tham nhũng không tác động nhiều đến việc lựa chọn nơi đầu

tư của công ty đa quốc gia của

Hoa KỳAbed và Davoodi

1995 đến năm 1999

Tham nhũng tác động tích cực lên dòng vốn FDI trong dài hạn

Caetano và Caleiro

(2005)

97 quốc gia bao gồm quốc gia có tham nhũng cao và quốc gia

Tham nhũng cao làm giảm dòng vốn FDI nhưng tác động yếu lên dòng vốn FDI tại quốc

Trang 36

có tham nhũng thấp gia có mức tham nhũng thấp

chiều dọc

Al Sadig (2009)

117 quốc gia đang phát triển và phát triển trong giai đoạn từ năm 1984 đến năm 2004

Tham nhũng tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển nhưng tham nhũng không tác động lên dòng vốn FDI tại quốc gia phát triển

Aparna và Kartikeya

(2011)

29 quốc gia thuộc khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Nam Mỹ trong giai đoạn từ năm

1980 đến năm 2000

Tham nhũng tác động tích cực lên dòng vốn FDI

John C Anyanwu

(2012)

53 quốc gia thuộc Châu Phi trong giai đoạn từ 1996 đến 2008

Quazi (2014)

7 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á và 9 quốc gia thuộc khu vực Nam Á trong giai đoạn

từ năm 1995 đến năm

2011

Tham nhũng tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI, nhưng tự do kinh tế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực tác động tích cực lên

dòng vốn FDIQuazi và cộng sự 52 quốc gia thuộc khu Tham nhũng giúp bôi trơn hoạt

Trang 37

(2014) vực Châu Phi trong

giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2012

Tham nhũng tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI

2.8 Mô hình nghiên cứu của John C Anyanwu (2012)

John C Anyanwu (2012) nghiên cứu các nhân tố thu hút dòng vốn FDI chảy vào 53 quốc gia thuộc Châu Phi trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2008 Mô hình nghiên cứu của ông gồm 16 biến trong đó có 2 biến giả (biến giả khu vực và biến giả về quốc gia xuất khẩu dầu mỏ):

FDIijt = 𝛃0 + 𝛃1 (UrbanPop)ijt + 𝛃2 (GDPPC)ijt + 𝛃3 (Openness)ijt + 𝛃4 (Financialdev)ijt + 𝛃5 (Inflation)ijt + 𝛃6 (ExchangeRate)ijt + 𝛃7 (Infrastructure)ijt + 𝛃8 (HumanCaptial)ijt + 𝛃9(Aid)ijt + 𝛃10 (GDPGrowth)ijt + 𝛃11 (FDI_1)ijt + 𝛃12 (Corruption)ijt+ 𝛃13(RegulatoryQuality)ijt+𝛃14(RuleofLaw)ijt+𝛃

15(oliexporters)ijt+ (Regions)ijt + 𝛄 𝛆i,t

Trong đó:

i, t lần lượt đại diện cho quốc gia và thời gian nghiên cứu

đại diện cho hệ số của các biến nghiên cứu

𝛃

i,t đại diện cho sai số của mô hình

𝛆

Các biến trong mô hình được định nghĩa như sau:

FDIijt là dòng chảy FDI ròng, được đo lường bằng tỉ lệ phần trăm so với GDP (%) UrbanPop đại diện cho độ lớn thị trường, được đo lường bằng tỉ lệ phần trăm dân

số thành thị so với tổng dân số (%)

GDPPC đại diện cho GDP bình quân đầu người có đơn vị đo là (US$)

Openness đại diện cho độ mở thương mại, được đo lường bằng tổng xuất khẩu và

nhập khẩu so với GDP (%)

Trang 38

Financialdev đại diện cho phát triển tài chính, được đo lường bằng tỉ lệ phần trăm

tín dụng nội đội địa cho khu vực tư so với GDP (%)

Inflation đại diện cho tỉ lệ lạm phát hàng năm (US$)

ExchangeRate đại diện cho tỉ giá hối đoái chính thức trung bình hằng năm (US$) Infrastructure đại diện cho cơ sở hạ tầng, được đo lường bằng số thuê bao di động

và số thuê bao cố định trên 1000 dân

HumanCaptial đại diện cho nguồn nhân lực, được đo lường bằng số người có trình

độ trung học phổ thông

Aid đại diện cho nguồn vốn viện trợ ODA, được đo lường bằng tỉ lệ % so với GDP GDPGrowth đại diện cho tỉ lệ tăng trưởng GDP thực (%)

FDI_1 đại diện cho độ trễ 1 năm của dòng vốn FDI chảy vào

Corruption đại diện cho sự kiểm soát tham nhũng, có thang đo từ 0 điểm đến 100 RegulatoryQuality đại diện cho chất lượng của quy định, có thang đo từ 0 điểm

đến 100 điểm

RuleofLaw đại diện cho quy định của pháp luật, có thang đo từ 0 điểm đến 100

điểm

OilExporters là biến giả đại diện cho quốc gia xuất khẩu dầu mỏ

Regions là biến giả đại diện cho các vùng khác nhau của khu vực Châu Phi (Trung

Phi, Đông Phi, Bắc Phi, Nam Phi và Tây Phi)

Với phương pháp OLS, FGLS và GMM 2 giai đoạn thì kết quả nghiên cứu của

Anyanwu (2012) cho thấy độ lớn thị trường, độ mở thương mại, quy định của pháp

luật, nguồn tài nguyên thiên nhiên ( quốc gia có nguồn dầu mỏ), nguồn vốn viện trợ ODA và dòng vốn FDI của năm trước tác động tích cực lên dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia Châu Phi Tuy nhiên, kiểm soát tham nhũng, lạm phát, tỉ giá hối đoái, chất lượng của quy định, tỉ lệ tăng trưởng GDP thực, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng không tác động đến các dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia Châu Phi Đồng thời, phát triển tài chính càng cao thì sẽ hạn chế dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia này Bên cạnh đó, khu vực phía Đông Phi và Nam Phi có mức độ thu hút nhiều dòng vốn FDI cao hơn so với các khu vực còn lại của Châu Phi

Trang 39

CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong Chương ba, tác giả sẽ trình bày về dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Đầu tiên, tác giả mô tả nguồn dữ liệu nghiên cứu, đưa ra cách thức để

đo lường dòng vốn FDI và tham nhũng Tiếp theo, tác giả nêu ra căn cứ để lựa chọn các biến độc lập đưa vào mô hình nghiên cứu Sau đó, tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu, phân tích ưu điểm và nhược điểm của dữ liệu bảng, tiến hành ước lượng mô hình OLS, FEM và REM Cuối cùng, phương pháp System GMM được sử dụng để khắc phục hiện tượng nội sinh vẫn còn tồn tại trong mô hình

3.1 Dữ liệu nghiên cứu

3.1.1 Nguồn dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu được sử dụng cho bài nghiên cứu được lấy từ bốn nguồn chính:

Một là, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) được thành lập bởi luật sư Peter Eigen (cựu giám đốc Ngân hàng Thế Giới tại Đông Phi) có trụ sở tại Berlin - Đức Ngoài ra, TI còn có chi nhánh ở hơn 100 quốc gia khác Sứ mệnh của TI là ngăn chặn tham nhũng và thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình

và tính toàn vẹn ở các cấp và tất cả các lĩnh vực của xã hội Tầm nhìn của TI là một thế giới trong đó chính phủ, chính trị, kinh doanh, xã hội và cuộc sống hàng ngày của người dân không còn sự hiện diện của tham nhũng Chỉ số cảm nhận tham nhũng được công bố lần đầu đầu tiên vào năm 1995 Tại thời điểm đó có 45 quốc gia xếp hạng được xếp hạng trong báo cáo của TI

Hai là, Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) được thành lập năm 1964 theo Nghị quyết số 1995 của Liên Hợp quốc UNCTAD có 194 thành viên quốc gia và vùng lãnh thổ, trụ sở đặt tại Geneve - Thụy Sĩ Mục đích của

tổ chức này là thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung và thương mại nói riêng đối với các nước thành viên, đặc biệt là quốc gia đang phát triển

Ba là, Ngân hàng Thế giới (World Bank) được thành lập vào năm 1945, có trụ sở đặt tại Washington D.C - Hoa Kỳ, chủ tịch là ông Jim Yong Kim và có hơn 120 văn

Trang 40

phòng đại diện trên toàn thế giới WB là tổ chức tài chính quốc tế, cung cấp khoản vay và thúc đẩy kinh tế cho các quốc gia đang phát triển thông qua chương trình vay vốn Hai mục tiêu của WB đạt được trước 2030 là không quá 3% tỉ lệ người sống dưới mức 1,9 USD một ngày và đẩy mạnh sự thịnh vượng chung bằng cách thúc đẩy sự tăng trưởng thu nhập không dưới 40% cho tất cả các nước.

Bốn là, Ngôi nhà Tự Do (Freedom House) là một tổ chức phi chính phủ quốc tế được thành lập vào năm 1941, chủ tịch là ông William H.Taft, trụ sở được đặt tại Washington, D.C - Hoa Kỳ Tổ chức này theo dõi tiến trình dân chủ hóa toàn cầu, cũng như khảo sát và nghiên cứu tình trạng thực thi tự do chính trị, quyền tự do cơ bản của công dân tại các quốc gia trên thế giới Mỗi năm, Ngôi nhà tự do đều đưa ra bản báo cáo và đánh giá tình hình tự do của các quốc gia trên thế giới

3.1.2 Phương pháp đo lường dòng vốn FDI

FDI là biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu Dữ liệu về FDI có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như Niên giám thống kê về Cán cân thanh toán của IMF, Niên giám Thống kê Đầu tư trực tiếp trong Liên minh Châu Âu của EUROSTAT, Báo cáo Đầu tư (WIR) của UNCTAD, Chỉ số Phát triển Thế giới (WDIs) của WB

và Niên giám thống kê đầu tư trực tiếp nước ngoài của OECD Chỉ có UNCTAD, OECD và EUROSTAT mới thực hiện phân chia FDI thành dòng chảy FDI (dòng chảy vào của FDI và dòng chảy ra FDI) và trữ lượng FDI

Nhược điểm của dữ liệu lấy từ bộ dữ liệu của OECD và EUROSTAT là chỉ bao gồm một số lượng hạn chế các quốc gia trên thế giới Do đó, tổng vốn đầu tư trực tiếp nhận được bởi bất kỳ quốc gia nào đó không thể được đánh giá một cách toàn diện Ngoài ra, định khoản thời gian cho dữ liệu về trữ lượng FDI của EUROSTAT

sẽ hạn chế hơn dữ liệu về dòng chảy FDI Đồng thời, bài nghiên cứu quan tâm đến dòng chảy vào của FDI hơn là trữ lượng FDI bởi vì các khuyến nghị về chính sách thông thường được xây dựng để thúc đẩy dòng chảy FDI hơn là trữ lượng FDI trong một khoảng thời gian nhất định Vì vậy, bài nghiên cứu chỉ tập trung vào dòng chảy vào của FDI, cụ thể là tỉ lệ phần trăm dòng chảy vào của FDI so với GDP

Ngày đăng: 02/05/2017, 00:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w