Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của toàn thể nhân viên vào việc đạt được các mục tiêu chu
Trang 1MÔN HỌC QUẢN TRỊ HÀNH VI TỔ CHỨC
“VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Ở TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM”
1 Giới thiệu chung :
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được chuyển đổi thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN từ năm 2006 theo Quyết định số 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Hiện nay, EVN có 5 Tổng Công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, Tổng Công ty Điện lực Miền Nam, Tổng Công ty Điện lực Miền Trung, Tổng Công ty Điện lực TP
Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh Lĩnh vực truyền tải cũng đang có những bước phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của Tổng Công ty Truyền tải Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại 4 công ty Truyền tải (Công ty
Trang 2Truyền tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban Quản lý dự án ( Ban Quản lý dự án miền Bắc, Trung, Nam)
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với chức năng kinh doanh đa ngành trong đó sản xuất, kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện lực là ngành nghề kinh doanh chính Nhận thức được sứ mệnh đi trước một bước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã không ngừng củng cố vị thế của mình bằng sự tín nhiệm của nhân dân và chất lượng phục vụ khách hàng Tuy nhiên, để xây dựng cho mình một bản sắc, một văn hóa riêng chỉ ngành điện mới có thì đâu đó vẫn còn manh mún và nhỏ lẻ
Văn hóa doanh nghiệp – bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp xây dựng vừa khó lại vừa dễ Khó là làm sao để lợi ích của mỗi người trong doanh nghiệp được đảm bảo, thỏa mãn và xây dựng được mục tiêu, bản sắc văn hóa mang màu sắc riêng của doanh nghiệp đó Dễ là khi xây dựng, EVN có sự đồng lòng, nhất trí và tận tâm của mỗi cán bộ ngành điện
2 Mục đích và tầm quan trọng :
Thế giới đang chứng kiên sự thay đổi lớn lao của nền kinh tế thị trường Làm sao để một tập đoàn kinh tế lớn có thể tồn tại trong môi trường đầy biến động, cạnh tranh là một vấn đề không nhỏ, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chất lượng và đặc điểm truyền thống riêng Liệu trong một hệ thống kinh tế phát triển có tồn tại được sự cân bằng giữa lợi ích tập thể và cá nhân? Với một tập đoàn lớn, việc quản lý với những lợi ích, mong muốn khác nhau cần sử dụng phương pháp nào, sử dụng công cụ nào để tồn tại trong nền kinh tế thị trường, kinh tế toàn cầu đa màu sắc mà vẫn có bản sắc riêng của mình là vấn đề rất quan trọng
Trang 3Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một tập đoàn kinh tế lớn hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên phạm vi rộng và có tính hệ thống cao Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên tinh thần trung thực, công bằng, sẵn sàng chia sẻ, gắn bó chặt chẽ của cán bộ, công nhân viên để giải quyết được mọi vấn đề vì thành công, tiến bộ là trọng tâm của EVN thời gian tới
Ông Nguyễn Mạnh Hùng- Phó Tổng giám đốc EVN, Thành viên ban chỉ đạo xây dựng nhãn hiệu EVN cho rằng “Xây dựng niềm tin EVN với cộng đồng rất quan trọng Qua 55 năm xây dựng và trưởng thành ngành điện đã có văn hóa riêng của mình nhưng còn manh mún và nhỏ lẻ Đây là dịp để hệ thống lại văn hóa EVN, trên cơ sở đó xây dựng có bài bản nền văn hóa cho công nhân viên ngành điện và cả thế hệ mai sau Vì vậy, lãnh đạo EVN tiếp tục xây dựng văn hóa doanh nghiệp đảm bảo tính thống nhất trong tập đoàn, đảm bảo tính đặc trưng của mỗi đơn vị”
II PHÂN TÍCH
Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô lớn, là một tập hợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa, chính sự khác nhau này tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp thậm chí có những điều trái ngược nhau Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, buộc các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế Làm thế nào để doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, là nơi làm gạch nối, nơi có thể tạo ra lực điều tiết, tác động (tích cực hay tiêu cực) đối với tất cả các yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau, làm gia tăng nhiều lần giá trị của
Trang 4từng nguồn lực con người đơn lẻ, nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của toàn thể nhân viên vào việc đạt được các mục tiêu chung của tổ chức Vì vậy có thể khẳng định văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp
1 Văn hóa doanh nghiệp là gì ?
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích
Trên thế giới còn có khá nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa doanh nghiệp
Có thể nêu một số khái niệm thường gặp như sau:
Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các
tổ chức khác trong lĩnh vực (Gold, K.A.)
Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài (Kotter, J.P & Heskett, J.L.)
Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp (William, A., Dobson, P.&Walters, M.)
Nói nôm na: Nếu doanh nghiệp là máy tính thì văn hóa doanh nghiệp là hệ điều hành Nói một cách hình tượng thì: Văn hóa là cái còn thiếu khi ta có tất
cả, là cái còn lại khi tất cả đã mất
Trang 52 Các đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp :
Là sản phẩm của chính những con người cùng làm việc trong 1 doanh nghiệp
và nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của doanh nghiệp đó
Nó xác lập nên một hệ thống các giá trị (dưới dạng vật thể và phi vật thể) được toàn thể những người làm việc trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận và ứng xử theo các giá trị đó để đạt được mực tiêu doanh nghiệp Hệ thống giá trị này trở thành động lực chủ yếu nhất thúc đẩy mọi người làm việc, là hạt nhân liên kết mọi người trong doanh nghiệp với nhau, liên kết doanh nghiệp
và xã hội
Văn hóa doanh nghiệp tạo nét bản sắc phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác Chính nhờ bản sắc này mà doanh nghiệp được xã hội chấp nhận,
có được sức mạnh và lợi thế cạnh tranh
Nó trở thành truyền thống, tức là có giá trị lâu bền và được lưu truyền qua nhiều thế hệ người làm việc trong doanh nghiệp
3 Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam :
Đó là một nền văn hóa được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp
do những yếu tố khác ảnh hưởng tới; môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn; chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp; còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp; chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào tạo; chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào tạo nên chất lượng chưa cao Mặt khác văn hóa doanh nghiệp còn bị những yếu tố khác ảnh hưởng tới như:
Trang 6Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng của tàn dư đế quốc, phong kiến
4 Văn hóa doanh nghiệp ở EVN :
Trong quá trình phát triển, văn hóa doanh nghiệp từng bước đã hình thành và tồn tại trong EVN, mặc dù việc xây dựng và củng cố một cách có chủ ý, có hệ thống trước đây chưa được EVN nghiên cứu Bản sắc văn hóa EVN cũng chưa được xác định một cách rõ ràng Văn hoá EVN ở khía cạnh nào đó có thể hiểu chính là những chuẩn mực, những giá trị văn hóa được thể hiện thông qua quan hệ ứng xử trong công việc với khách hàng, giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, cũng như giữa các thế hệ cán bộ công nhân viên chức EVN Những quy chuẩn này được thể hiện qua các quy chế quản lý nội bộ mà EVN đã xây dựng, áp dụng nhiều năm qua và đã tác động sâu sắc đến tư tưởng, điều chỉnh phong cách làm việc của cán bộ công nhân viên chức EVN Từ những nền tảng căn bản đó, đồng thời để thực hiện chủ trương hướng tới xây dựng phong cách làm việc tuân thủ theo pháp luật, công bằng, minh bạch và có hiệu quả trong EVN, Tập đoàn đã xác định năm
2009 là năm văn hoá doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu EVN Ngay từ giữa năm 2008, EVN đã lập Tổ công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp và bắt tay vào nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp, tìm hiểu nhiều tài liệu trong
- ngoài nước, từ các định nghĩa cơ bản mang tính học thuật đến những tài liệu
về văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp lớn trong nước và trên thế giới Đến đầu năm 2009, Ban chỉ đạo xây dựng văn hóa doanh nghiệp EVN
đã chính thức được thành lập do Tổng giám đốc Phạm Lê Thanh làm Trưởng ban Có thể nói, đây chính là bước khởi đầu cho một hành trình dài của “công cuộc” xây dựng văn hóa doanh nghiệp EVN một cách hệ thống và theo đúng chuẩn mực
Trang 7Tuy nhiên, xây dựng văn hóa của một doanh nghiệp nhất là một tập đoàn lớn như EVN là điều không hề dễ dàng Việc kinh doanh trong nền kinh tế thị trường được ví như là tham gia vào một “bữa tiệc xã hội” Chính vì vậy, để dung hòa được các vấn đề cốt lõi, các giá trị riêng của doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp ấy cần có bản sắc và truyền thống, phương châm hàng động của mình EVN đã và đang xác định giá trị cốt lõi cho mình dựa trên tôn vinh giá trị Chất lượng- tín nhiệm; Tận tâm- trí tuệ, Hợp tác- chia sẻ; Sáng tạo- hiệu quả vì nhu cầu xã hội và hướng tới một EVN dẫn đầu năng lượng trong nước
và khu vực
Muốn vậy, một chuẩn mực đạo đức hướng tới con người, vì con người được EVN hết sức coi trọng Cán bộ, công nhân viên phải luôn nâng cao ý thức trách nhiệm, tận tâm với công việc, tận tụy với khách hàng, phát huy sức mạnh tập thể, còn EVN cũng cam kết đưa lại giá trị tốt nhất cho người lao động, khách hàng, cộng đồng cũng như đối tác
Để có giá trị cốt lõi này, mỗi cán bộ công nhân viên của EVN phải nỗ lực không ngừng trong việc xây dựng hình ảnh của EVN qua các lĩnh vực hoạt động như kinh doanh, viễn thông, dịch vụ, chăm sóc khách hàng chứ không riêng gì xây dựng biểu tượng hình ảnh Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
là cả một quá trình dài theo quy mô từ 5-9 năm chứ không phải 1-2 năm hay
cá nhân một người nào
Xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp vì người lao động, lợi ích và hạnh phúc của người lao động thông qua chất lượng phát triển doanh nghiệp phù hợp là điều kiện đầu tiên của EVN Theo đó, EVN xác định “Nhân”, “Nghĩa”,
“Lễ”, “Trí”, “Tín” là văn hóa EVN đặc trưng, cơ bản và phương châm hành động của toàn thể cán bộ, công nhân viên EVN
Trang 8Trong chương trình đào tạo này, EVN cũng phổ biến việc thống nhất hồ sơ nhãn hiệu trong toàn tập đoàn Việc xây dựng các chuẩn mực văn hóa EVN sẽ được các đơn vị góp ý, triển khai và hoàn thành trong thời gian tới
III GIẢI PHÁP
1. Xây dựng, củng cố và nâng tầm văn hóa doanh nghiệp EVN: có bốn mục
tiêu lớn:
Thứ nhất là, xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, thái độ làm việc
có trách nhiệm, tận tình, hoà nhã của cán bộ công nhân viên khi tiếp xúc với khách hàng Từ trước đến nay, EVN vẫn tập trung chủ yếu vào việc giải quyết khối lượng công việc mang tính kỹ thuật, phần dịch vụ chưa được quan tâm đúng mức, nên những công tác tiếp xúc khách hàng của EVN vẫn còn một số tồn tại chưa được khắc phục Vì thế, EVN sẽ nỗ lực từng bước cải thiện hiệu quả công tác này với mục tiêu tạo ra sự gần gũi, tin tưởng và chia sẻ đối với khách hàng
Thứ hai là, xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm tạo động lực làm việc cho
người lao động, xây dựng và phát triển doanh nghiệp bền vững Trong khuôn khổ những quy định của Nhà nước, EVN đã và sẽ tiếp tục xây dựng những chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp, những quy định về ứng xử trong nội bộ giữa người lao động, giữa cấp trên với cấp dưới v.v để người lao động được đào tạo, có cơ hội và được tạo điều kiện sáng tạo, cống hiến và phát triển năng lực cá nhân
Thứ ba là, xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, ý thức về truyền
thống lâu đời của ngành Điện Những tấm gương sáng về đạo đức, lòng yêu nghề, sự hy sinh của thế hệ trước luôn là bài học quý giá đối với thế hệ sau,
Trang 9giúp thế hệ sau hiểu hơn ý nghĩa, lý tưởng của con đường mà họ đã chọn Bên cạnh đó, EVN là một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ công ích, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, đem lại điều kiện sống thuận lợi, niềm hạnh phúc và tri thức cho mọi người dân, bất kể thành thị hay nông thôn, miền núi, hải đảo Chương trình văn hóa doanh nghiệp sẽ hướng tới việc truyền bá ý nghĩa lớn lao trong việc thực hiện những trọng trách mà Đảng và Chính phủ đã giao phó cho EVN Khi đó, mỗi cán bộ công nhân viên của EVN sẽ tự hào khi được đóng góp công sức của mình vào sự phát triển chung của cộng đồng, tạo dựng một xã hội tươi đẹp hơn cho thế hệ con cháu tương lai
Và cuối cùng là, xây dựng văn hóa doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng mạnh, tác
động và dẫn hướng hành vi ứng xử của cá nhân, tạo niềm tin và ý nghĩa trong công việc
2 Những thách thức:
Lãnh đạo EVN đã xác định rằng xây dựng văn hóa doanh nghiệp có điểm khởi đầu, nhưng sẽ luôn tiếp tục và không bao giờ có điểm kết thúc chừng nào doanh nghiệp còn tồn tại và mong muốn phát triển
Trong bước đi đầu tiên này, điều thuận lợi lớn nhất EVN có được là sự quyết tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Trong tổ chức, lãnh đạo là những người có ảnh hưởng quyết định nhiều nhất đến các cá nhân và cả tập thể Tiếp theo, nỗ lực tạo nên bản sắc văn hoá EVN đã nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng nhiệt tình từ các đơn vị và toàn thể cán bộ công nhân viên Tập đoàn
Trang 10Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp là một khái niệm rất trừu tượng, nên ngay
cả Ban chỉ đạo và Tổ công tác đều phải dày công nghiên cứu, tham vấn, chọn lọc, “vừa học, vừa làm” để xác định rõ ràng hướng đi cho chương trình xây dựng văn hoá này Bên cạnh đó là những khó khăn khách quan khác như: Sự
đa dạng văn hoá cả về khái niệm và thực tế; tính chất không ổn định về tổ chức Tùy thuộc vào yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn kéo theo sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức của EVN Điều đó dẫn đến có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp Vì vậy, việc xây dựng một thương hiệu, một nền văn hóa doanh nghiệp nhất quán có thể chưa được quan tâm đúng mức và quán triệt thống nhất đến từng cán bộ công nhân viên; trở ngại nữa là thời gian thực hiện cũng như yêu cầu thay đổi thói quen ứng xử của con người Để làm thay đổi hay củng cố một nét văn hoá sẽ phải triển khai kéo dài hàng năm, thậm chí nhiều năm sau khi đã có tác động nhiều chiều Sự kéo dài này
dễ gây nản lòng những người tổ chức thực hiện khiến việc tạo dựng hay thay đổi văn hóa doanh nghiệp dễ bị làm nửa vời, chưa kể đến những mối quan hệ phức tạp trong các tổ chức khiến việc thực thi có thể sẽ không thể quyết liệt đến cùng để đẩy nhanh tiến độ công việc Khi sự tác động chỉ là nửa vời, những thói quen cũ dễ có xu hướng quay trở lại
IV KẾT LUẬN
Điện là một thành phần không thể thiếu trong đời sống xã hội, một nguồn năng lượng có vai trò lớn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Điện len lỏi đến hầu khắp mọi nơi, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống truyền thông phát triển, là cơ hội để đồng bào miền núi tiến kịp miền xuôi về trí thức, là nguồn sáng cho trẻ thơ học hành, là niềm hạnh phúc cho nhân loại Thiếu điện đất nước trở nên nghèo đói và lạc hậu Điện chính là yếu tố đầu tiên và quyết định để xây dựng đất nước giàu mạnh Ngành điện mặc dù bị coi là một ngành độc quyền nhưng với vị trí thiết yếu của đời sống xã hội, với