4 Ấn phím mềm Menu để xem trình đơn Settings 5 Thực hiện theo các hướng dẫn trong Hình 3 để đặt mức chuẩn của thiết bị bằng với mức áp suất âm thành mà bộ chuẩn phát ra... Hình 3 Đặt mức
Trang 1ĐẠI DIỆN NHÀ PHÂN PHỐI CễNG TY TNHH SXTM VÀ XUẤT NHẬP KHẨU GIA LỘC Địa chỉ : Số 7, đường Thượng Cỏt, Q Bắc Từ Liờm, TP Hà Nội
Điện thoại : 043.5596888 / 0973230683
Website: http://gialoccnc.com
Hướng dẫn sử dụng
MÁY ĐO ỒN MễI TRƯỜNG
Model CEL-63x
Trang 21 Giới thiệu:
CEL-63x là dòng máy đo ồn (trong đó x là số cho biết biến thể model) Đây là các công cụ
đo mạnh hỗ trợ dải rộng các yêu cầu đo ồn trong ngành môi trường, công nghiệm, y tế và an toàn
Chú thích:
1 – Màn chắn gió (để phủ micro)
2 – Tiền khuếch đại (có thể tháo rời – kéo thân có khía của ống nối tiền khuếch đại khởi thân thiết bị)
Chú ý: Khi gắn ống tiền khuếch đại với thiết bị, đảm bảo chấm đỏ lật về phía trước thiết
bị
3 – Phím ON/OFF
4 – Màn hiển thị
5 – Các phím mềm
6 – Các phím điều hướng
7 – Phím Run/Stop
3.1 Bật máy:
Các tùy chọn để cấp nguồn thiết bị gồm:
- Pin
- Adaptơ 12 V DC (part number -PC18)
- Nối USB ((part number -CMC51)
Với cấp nguồn bằng pin:
Có thể dùng pin Alkaline hoặc pin AA (có thể sạc lại) để vận hành thiết bị
Trang 3Cách lắp pin mới:
1) Nếu cần, ấn giữ phím ON/OFF để tắt máy
2) Tháo ba pin đã hết khỏi khoang pin
3) Lắp pin đã sạc đầy vào khoang pin, quan sát cực pin
4) Ấn thả phím ON/OFF và kiểm tra biểu tượng pin chỉ báo pin còn đầy
Cấp nguồn bằng nguồn DC chính:
Nếu cần vận hành thiết bị trong thời gian dài, thì nên sử dụng cấp nguồn DC chính (nếu có thể) Yêu cầu dùng pin AA trong trường hợp gián đoạn nguồn
Thiết bị không gồm cấp nguồn chính DC Nên dùng cấp nguồn tùy chọn Casella (Part No PC18)
Chú ý: CEL-63x sẽ không kết nối pin trong khi nối với cấp nguồn DC chính Pin không sạc lại khi vận hành bằng cấp nguồn DC này
Nếu dùng pin có thể sạc lại thì phải dùng bộ sạc pin ngoài đúng loại để sạc pin
Sử dụng cáp USB:
Khi nối thiết bị với một PC qua dây cáp USB, thiết bị sẽ nhận nguồn để vận hành tại 5 V DC
từ PC Không cần dùng cấp nguồn DC chính để vận hành thiết bị khi nối với PC
3.2 Sử dụng các điều khiển:
Thiết bị được thiết kế cho phép dễ dàng vận hành Máy chỉ có 7 phím điều khiển Gồm:
- Các phím mềm (A và B)
- Các phím điều hướng: trái, phải, lên, xuống
- Phím Run/Stop (D) (chạy/dừng)
3.3 Đặt ngày và giờ:
1) Ấn phím ON/OFF để bật máy
2) Đợi xấp xỉ 10 giây cho đến khi màn hình khởi động chuyển sang màn hình Status (trạng thái)
3) Ấn phím mềm Menu để xem trình đơn Settings
4) Thực hiện theo các hướng dẫn trong Hình 2 để đặt ngày và giờ
Trang 4Hình 2 – Đặt ngày và giờ
3.4 Hiệu chuẩn:
CEL-63x là thiết bị đo chính xác Vì vậy nên hiệu chuẩn trước mỗi lần đo và hiệu chuẩn lại sau mỗi lần đo để đảm bảo phép đo chính xác
Để hiệu chuẩn thiết bị, cần một thiết bị chuẩn thích hợp có thể tạo âm chuẩn 1 kHz Tùy theo kiểu thiết bị chuẩn, mà âm chuẩn (reference tone) có thể có mức áp suất âm danh định là 94dB hoặc 114dB
Trong mỗi phép đo được chạy sẽ lưu cả kết quả trước khi và sau khi chạy hiệu chuẩn, gồm bất kỳ thay đổi nào trong hiệu chuẩn Chúng sẽ xác nhận độ chính xác tuyệt đối của phép đo Chú ý: Với các micro của Casella, giả sử áp suất danh định của bộ chuẩn là 114.0 dB, thì mức chuẩn như sau:
• CEL-251 hoặc CEL-252 = 114.0 dB (nếu dùng màn chắn gió)
• CEL-251 hoặc CEL-252 = 113.9 dB (nếu dùng màn chắn gió)
1) Tháo màn chắn gió khỏi micro của thiết bị
2) Ấn phím ON/OFF để bật máy
3) Đợi xấp xỉ 10 giây cho đến khi màn hình khởi động chuyển sang màn hình Status (trạng thái)
4) Ấn phím mềm Menu để xem trình đơn Settings
5) Thực hiện theo các hướng dẫn trong Hình 3 để đặt mức chuẩn của thiết bị bằng với mức áp suất âm thành mà bộ chuẩn phát ra
Trang 5Hình 3 Đặt mức chuẩn cho thiết bị
6) Lưu và thoát màn hình Measurement (đo)
7) Gắn nhẹ nhành bộ chuẩn vào micro của thiết bị đo và ấn nó vào vị trí như Hình 4
Hình 4 Hiệu chuẩn thiết bị 8) Ấn phím ON/OFF trên bộ chuẩn (mục 1 trong Hình 2) để bật máy
Thiết bị CEL-63x chọn tự động màn hình hiệu chuẩn khi phát hiện một âm chuẩn 1 kHz
ổn định
Chú ý: Chế độ hiệu chuẩn chỉ vận hành trong chế độ Stop (khi thiết bị chỉ báo các thanh màn hình màu đỏ)
9) Thực hiện các bước hướng dẫn trong Hình 4 để kết thúc hiệu chuẩn và lưu kêt quả
Lưu ý: Hiệu chuẩn mất ít hơn 10 giây để hoàn thành và màn hình hiển thị dòng tin
“PASSED” (đạt hiệu chuẩn)
10) Ấn phím Exit trên thiết bị
Trang 611) Ấn giữ phím ON/OFF trên bộ chuẩn để tắt máy
12) Tháo bộ chuẩn khỏi micro của thiết bị đo, và lắp lại màn chắn gió cho micro
Bây giờ thiết bị CEL-63x đã hiệu chuẩn xong và sẵn sàng đo
Thiết bị CEL-63x đo, tính toán và ghi đồng thời tất cả kết quả đo ồn trong một phép đo
Có thể ghi theo bộ dữ liệu tích lũy hoặc theo định kỳ, cũng như theo lịch sử thời gian
Xem phép đo:
Việc xem phép đo đơn giản chỉ để xác định chức năng nào sẽ xem trên màn hình thiết bị, cả trong khi thực hiện đo hoặc trong khi xem lại các phép đo đã ghi từ trước
Thiết bị có dải rộng các tùy chọn xem phép đo có thể chọn
- Có 4 kiểu xem cố định đáp ứng yêu cầu quốc tế cho các phép đo ồn ở nơi làm việc Người dùng có thể xem lại các chức năng được hiển thị cho một trong các kiểu xem này, nhưng không thể thay đổi chúng
- Có hai kiểm xem cố định cho các phép đo ồn môi trường Có thể xem hiển thị các chức năng được báo cáo chung cho các phép đo môi trường Và có thể xem lại các chức năng cho một trong các kiểu xem này, nhưng không thể thay đổi chúng
- Có hai kiểu xem mà người dùng đặt cho phép xem lại và thay đổi các chức năng đo Dùng các phím điều hướng để chọn một trong các tùy chọn xem phép đo và ấn phím mềm bên phải để xác nhận Màn hình chỉ báo từ khóa “Active” (kích hoạt) gần kiểu xem phép đo
đã đặt
Hình 5 – Đặt kiểu xem phép đo cố định
Trang 7Hình 6 – Đặt kiểu xem phép đo do người dùng đặt
Các điều khiển đo:
Các thiết lập này điều khiển cách thiết bị bắt đầu và dừng mỗi lần thực hiện đo Có thể chọn trong 3 tùy chọn
Key Press (chế độ Ấn phím):
Chế độ này cho phép khởi động và dừng đo bằng cách ấn phím Run/Stop Đây là kiểu điều khiển bằng tay, sử dụng khi không biết khoảng thời gian thực hiện đo
Fixed Duration (Chế độ khoảng thời gian cố định):
Chế độ này cho phép đặt khoảng thời gian thực hiện đo Có thể đặt theo các bước 1 giây, trong dải từ 00:00:00 đến 24:00:00 (giờ:phút:giây)
Khi đặt chế độ này, thiết bị sẽ chạy và dừng tự động sau khoảng thời gian đã đặt
Chế độ sử dụng nếu muốn thực hiện phép đo riêng mà đã biết một khoảng thời gian nhưng không biết chính xác thời gian cần phải khởi động đo
Trang 8Timers:
Với chế độ này, cho phép đặt ngày trong tuần và thời gian bắt đầu và dừng đo Có thể đặt thiết bị khởi động và dừng một hoặc nhiều phép đo vào các ngày khác nhau và tại thời điểm khác nhau
Có thể đặt mẫu các phép đo xảy ra chỉ một lần, hoặc có thể đặt mẫu các phép đo lặp lại vào cùng ngày và tại cùng thời điểm trong mỗi tuần
Khi sử dụng chế độ Timer, thì phải bật thiết bị từ khi bắt đầu lần đo đầu tiên cho đến khi kế thúc lần đo cuối cùng Do vậy phải vận hành thiết bị từ cấp nguồn DC chính để phép đo thực hiện mà không gián đoạn
Chế độ này đặc biệt hữu ích khi thiết bị sử dụng cùng với valy bộ môi trường (kit case) để hỗ trợ pin dung tích cao hơn cho các phép đo môi trường ngắn hạn đến trung hạn
Hình 7 – Các điều khiển đo
Bộ dữ liệu đo:
Tùy chọn này điều khiển cách thiết bị CEL-63x ghi các phép đo trong một lần vận hành Có hai tự chọn có thể chọn
- Cumulative measurements (đo tích lũy)
- Periodic measurements (đo theo định kỳ)
Trang 9Hình 8 – Bộ dữ liệu đo
Cumulative measurements (đo tích lũy):
Phép đo này sẽ tạo một bộ kết quả cho toàn bộ khoảng thời gian đo
Khi dùng chế độ đo tích lũy, thời gian bắt đầu và dừng đo tùy thuộc vào chế độ đã chọn: Key press, Fixed duration hoặc Timers
Nếu chỉ đặt bộ dữ liệu tích lũy thì không cung cấp thông tin lịch sử thời gian Để gồm thông tin lịch sử thời gian thì phải kích hoạt tính năng ghi Profile
Ghi Profile:
Tính năng ghi Profile gồm một loạt các phép đo nhanh được thực hiện tại cùng thời điểm như phép đo tích lũy
Ghi Profile hỗ trợ một bộ giới hạn các chức năng, gồm LAeq, LAIeq, LCpk, LAFmax,
LASmax, LAImax, và thông kê Ln% tùy chọn
Khi dùng tính năng ghi Profile, có thể đặt khoảng thời gian của mỗi phép đo Profile với một trong các tùy chọn sau:
- OFF
Trang 10- 1, 2, 5, 10, 15, 20, 30, 60 giây
- 2, 5, 10, 15, 20, 30, 60 phút
Phép đo định kỳ (Periodic Measurement):
Các phép đo theo định kỳ cho phép tổng thời khoảng đo được chia thành các khoảng thời gian cố định riêng Trong chế độ Periodic, bộ kết quả đầy đủ sẽ được lưu tại cuối mỗi thời gian, trong khi chế độ Cumulative thì bộ kết quả đầy đủ được lưu tại cuối phép đo
Do vậy, tại các khoảng thời gian đo định kỳ sẽ thu thập bộ đầy đủ các kết quả tích lũy ban đầu
Hình 9 – Bộ dữ liệu Profile và Cumulative lặp lại
Để chọn chế độ thu thập dữ liệu Periodic, đặt điều khiển Data Sets Mode là Periodic, và sau
đó chọn Periodic Interval Khoảng thời gian định kỳ (Periodic Interval) là thời gian kể từ khi bắt đầu một chu kỳ để khởi động chu kỳ tiếp theo Có thể đặt Periodic Interval với một trong các tùy chọn sau:
1, 2, 5, 10, 15, 20, 30 hoặc 60 phút
2, 4, 6, 8, 12 hoặc 24 giờ
Synchronise time (đồng bộ thời gian):
Tùy chọn này sẽ đồng bộ cả thời gian Profile và Periodic thành thời gian thực Ví dụ, nếu thời gian Periodic là 1 giờ và phép đo bắt đầu chạy tại 09:18 với tùy này kích hoạt, thì chu kỳ đầu tiên kết thúc tại 10:00 Chu kỳ thứ hai và tất cả chu kỳ tiếp theo khởi động trong toàn bộ giờ
Các phép đo Profile được đồng bộ tương tự với khoảng thời gian chu kỳ
Nếu tùy chọn Synchronise Time không kích hoạt, thì trong ví dụ này, chu kỳ đầu tiên tiếp tục tới 10:18, chu kỳ thứ hai tiếp tục tới 11:18, và cứ như vậy
Ngoài ra, có thể sử dụng đồng hồ để đồng bộ các phép chạy, bằng cách khởi động và kết thúc các phép chạy trên các khoảng chu kỳ toàn thời gian Thao tác này sẽ đồng bộ cả phép đo Profile và Periodic
Trang 11VỆ SINH VÀ BẢO DƯỠNG:
- Dùng vải mềm sạch để lau bên ngoài thiết bị Không dùng các vật liệu ăn mòn, dung môi để vệ sinh thiết bị
- Kiểm tra điều kiện khoang pin khi lắp pin vào thiết bị Kiểm tra các dấu hiệu ăn mòn
và bố trí sửa chữa nếu cần
- Tháo pin khỏi thiết bị nếu không sử dụng trong thời gian dài (hơn 1 tháng)
- Không để thiết bị ẩm ướt, hoặc đưa ra môi trường quá nhiều bụi, quá nóng hoặc lạnh