1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

sinh học thực vật, lá cây, thân cây, rễ cây

31 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 5,49 MB

Nội dung

Chúng bao gồm các loài thực vật có mạch, là các loại thực vật với các hệ thống đầy đủ của lá, thân và rễ.. Thực tế, ngày nay nguồn thực vật ở nước ta rơi vào trạng thái suy thoái do: tai

Trang 1

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt NamĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

 -

BÁO CÁO TIỂU LUẬN MÔN SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

NHÓM 5 LỚP: 04DHLTP2

GVHD: CÔ NGUYỄN

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc

sinh học thực vật Do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần

Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa

hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên và cũng do đó mà Việt

Nam có tính đa dạng sinh học cao Một dải rộng các thảm thực vật

bao gồm nhiều kiểu rừng phong phú đã được hình thành ở các độ

cao khác nhau như các rừng thông chiếm ưu thế ở vùng ôn đới và

cận nhiệt đới, rừng hỗn loại lá kim và lá rộng, rừng khô cây họ Dầu ở các tỉnh vùng cao, rừng họ Dầu địa hình thấp rừng ngập mặn cây Đước chiếm ưu thế ở ven biển châu thô sông Cửu Long và sông Hồng rừng Tràm ở đồng bằng Nam bộ và rừng hỗn loại tre nứa ở nhiều nơi Trong đó, hơn 350.000 loài thực vật, gồm thực vật có hạt, rêu, dương xỉ và cận dương xỉ (fern ally) được thống kê hiện đang tồn tại Năm 2004, 287.655 loài được xác

SINH HỌC THỰC VẬT, LÁ CÂY, THÂN CÂY, RỄ CÂY

Trang 2

định, trong số đó 258.650 là loài có hoa, 16.000 loài rêu, 11.000 loài dương xỉ và 8.000 loài tảo xanh Quen thuộc nhất là các loài thực vật đa bào sống trên mặt đất, được gọi

là thực vật có phôi (Embryophyta) Chúng bao gồm các loài thực vật có mạch, là các loại thực vật với các hệ thống đầy đủ của lá, thân và rễ Điển hình như các loại cây lương thực, cây thuốc và gỗ quý

Thực tế, ngày nay nguồn thực vật ở nước ta rơi vào trạng thái suy thoái do: tai nạn cháy rừng, khai thác gỗ quá mức, không có chọn lọc, sự phát triển kinh tế kéo theo sự suy giảm hệ sinh học thực vật: Đó là tình trạng hiện nay của một số loài cây gỗ quý như gõ

đỏ (Afzelia xylocarpa), gụ mật (Sindora siamensis), nhiều loài cây làm thuốc như hoàng liên chân gà (Coptis chinensis), ba kích (Morinda officinalis) thậm chí có nhiều loài đã trở nên rất hiếm hay có nguy cơ bị tiêu diệt như thông nước hay thuỷ tùng (Glyptostrobus pensilis), hoàng đàn (Cupressus torulosa), bách xanh (Calocedrus macrolepis), cẩm lai (Dalbergia oliveri), pơmu (Fokiena hodginsii),

Vì vậy, cần đẩy mạnh và kiên quyết hơn trong các biện pháp bảo vệ, có kế hoạch khai thác hợp lý và chọn lọc, trồng cây gây rừng, duy trì các loại giống cây quý hiếm, có giá trị cuộc sống,… nhằm mục đính phòng tránh thiên tai, phát triển nông nghiệp và duy trì phát triển đa dạng sinh học thực vật

SINH HỌC THỰC VẬT, LÁ CÂY, THÂN CÂY, RỄ CÂY

Trang 3

- Phân loại Thực vật: Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt Ví dụ như cây lúa, ngô, khoai, bầu, bí, hoa hồng, cây gỗ lim…Thực vật không có hoa có cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả Ví dụ như cây rêu, cây dương xỉ, cây thông…Giới Thực vật được chia thành nhiều ngành có những đặc điểm khác nhau: Ngành Rêu, Ngành Dương xỉ, Ngành Hạt trần, Ngành Hạt kín.

2- VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT TRONG CUỘC SỐNG:

- Cây mọc ven đường cho bóng râm và làm đẹp cho thành phố, làng quê Người ta đã tính rằng cứ một cây xanh trồng trong thành phố bằng 5 máy điều hòa chạy liên tục 20 giờ 1 ngày Cây còn tác dụng cản bớt ánh sáng và cản sức gió nên có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực

- Trong quá trình quang hợp cây lấy vào khí cacbonic và nhả ra khí ôxi cung cấp cho quá trình hô hấp của con người và động vật Người ta ước tính rằng cứ 1 hécta cây trồng cung cấp đủ ôxi cho 30 người sống khỏe mạnh trong 1 năm Những nơi có nhiều cây cối thường có không khí trong lành, cây còn có tác dụng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường Thực vật nhờ có tán cây cản bớt sức chảy của dòng nước do mưa lớn gây ra, rễ cây giữ đất nên góp phần quan trọng chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, giữ nguồn nước ngầm, tránh hạn hán

- Thực vật là nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu của loài người: Cây lương thực, Cây làm thức ăn, Cây làm gia vị, Cây ăn quả cung cấp đường, chất khoáng, vitamin

- Thực vật là nguyên liệu để sản xuất giấy, đồ gỗ, nhựa, dầu thực vật, tinh dầu thực vật, đồ uống, thuốc chữa bệnh và các dụng cụ phục vụ cho đời sống như thảm, túi xách, chổi …

B- CƠ QUAN DINH DƯỠNG CỦA THỰC VẬT:

I. RỄ CÂY:

1- KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG VÀ HÌNH THÁI CỦA RỄ CÂY:

• Khái niệm & chức năng: Rễ cây là một cơ quan sinh dưỡng của thực vật, thực hiện các chức năng thực thụ như bám cây

Trang 4

vào đất và bản thể, rễ cây hút nước và các chất muối vô cơ hòa tan Ngoài ra rễ cây còn là cơ quan dự trữ các chất dinh dưỡng, là cơ quan sinh sản sinh dưỡng của thực vật Rễ cây không bao giờ mang lá, không có lục lạp, trừ rễ khí sinh ở họ Lan Ở thực vật có mạch, rễ là một cơ quan của thực vật thông thường nằm dưới mặt đất (khi so sánh với thân) Tuy nhiên, nó vẫn có ngoại lệ, chẳng hạn ở một số loài có rễ khí (nghĩa là nó mọc trên mặt đất) hoặc thông khí (nghĩa là mọc trên mặt đất hoặc trên mặt nước) Rễ cũng đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp cytokinin, một dạng hoóc môn tăng trưởng của thực vật, một trong các nhu cầu để phát triển các chồi và cành cây.

Trang 5

 Vùng chóp rễ: Là một bao trắng nằm ở đầu rễ, có nhiệm vụ bảo vệ đầu rễ lúc rễ chen đất mọc sâu xuống Chóp rễ do nhiều lớp tế bào, lớp ngoài tróc đi và mất trong lúc nhiều lớp bên trong được thành lập Chóp rễ cũng tạo ra dịch nhầy (mucigel), là chất nhựa bảo vệ đầu rễ không bị khô giúp cho rễ đi xuyên qua đất dễ dàng hơn, nó cũng còn giúp cả việc hấp thu nước và chất dinh dưỡng trong đất.

 Vùng phân sinh: Nằm ngay trên chóp rễ, chính ở vùng nầy, các tế bào của mô phân sinh sẽ phân cắt để cho nhiều tế bào mới

 Vùng tăng trưởng: Vùng nầy dài vài mm và láng, đó là vùng mà tế bào lớn lên, bắt đầu chuyên hóa và làm cho

rễ dài ra

 Vùng chuyển hóa: Trong vùng nầy các tế bào trưởng thành và biệt hóa, vùng nầy còn là vùng lông hút vì đây là nơi có nhiều lông rễ nhỏ nhô ra từ các tế bào căn bì Các lông này được sinh ra ở vùng bên dưới, lông dài ra khi đi dần lên trên, và cuối cùng lông sẽ rụng Tế bào lông hút là tế bào sống có tế bào chất, nhân ở đầu lông và một thủy thể to Lông hút phong phú và duy nhứt ở thực vật, đảm nhận nhiệm vụ hấp thu nước và muối khoáng cho cây, các lông hút còn có nhiệm vụ đồng hóa các chất mà chúng hấp thu; ngoài

ra nhờ có lông hút mà diện tích bề mặt hấp thu trên rễ được gia tăng rất lớn Chót của lông hút có chất nhầy giúp cho lông hút dính chặt vào trong đất Chiều dài của vùng lông hút không thay đổi, do các lông hút mới thành lập luôn nằmbên dưới,càng đi lên bên trên, lông

Trang 6

rễ càng dài ra và saucùng sẽ rụng đi Người ta ước tính

ở rễ lúa có khoảng 14 tỉ lông hút với tổng cộng diện tích bề mặt hơn 400m2 Vùng của tế bào trưởng thành

ở rễ cũng là nơi mô sơ cấp như căn bì, nhu mô vỏ phát triển

2- PHÂN LOẠI:

• Dựa vào quá trình sinh trưởng vòng đời của Thực vật:

 Rễ sơ sinh: Là rễ của thực vật phát triển đầu tiên khi hạt cây (hoặc cơ quan sinh sản) nảy mầm Sau đó thì rễ này có thể là tiêu biến đi hoặc phát triển tiếp gắn bó với vòng đời sinh trưởng của thực vật

 Rễ thực thụ: Là những rễ cây sinh ra trong quá trình phát triển của cây, chúng có thể là mới hoàn toàn hoặc phát triển từ rễ sơ sinh

• Dựa vào vị trí của rễ:

 Rễ chính: Chính là rễ sơ sinh phát triển thành Việc tồn tại loại rễ này là tùy từng loài thực vật

 Rễ phụ: Ở nhiều loài thực vật, sau khi rễ sơ sinh hoàn thành nhiệm vụ phát triển của giai đoạn nảy mầm thì

sẽ tiêu biến đi, và thay vào đó là phát triển từ cổ rễ ra các rễ mới đảm bảo quá trình phát triển của cây

 Rễ bên: Là các rễ phát triển trong quá trình phát triển của cây khi chúng được mọc ra, phân nhánh từ rễ chính hoặc rễ phụ mà không phải mọc ra từ cổ rễ của cây

• Theo số lượng, cấu tạo từ các rễ của cây:

 Hệ rễ cọc: Là cấu tạo của bộ rễ mà trong đó chỉ có tồn tại hai loại rễ là rễ chính và rễ con Ví dụ: cải, đậu xanh, mít, ổi,…(cây 2 lá mầm)

 Hệ rễ chùm: Là bộ rễ có cấu tạo chỉ từ các rễ phụ và rễ con, không có rễ chính Ví dụ: lúa, dừa, cau, mía,… (cây 1 lá mầm)

Trang 7

 Hệ rễ hỗn hợp: Bộ rễ được cấu tạo có cả 3 loại rễ: rễ chính, rễ phụ và rễ bên Ví dụ: cây cổ sống lâu năm:

đa, đề, si,…

• Biến dạng của rễ: Do phát triển ở những môi trường khác nhau, rễ có thể thay đổi hình dạng và cấu tạo để thực hiện những chức năng đặc biệt Đó là các rễ biến dạng, gồm các loại sau đây:

mọc tỏa ra thành hình cung rồi cắm

xuống đất làm thành một hệ thống chống đỡ cho cây chịu đựng được tác động của sóng, gió, thủy triều

- Rễ thở: Cũng thường gặp ở các cây ngập mặn hoặc các cây

ở vùng đầm lầy, những nơi rễ khó hấp thụ không khí Ở các cây này có những rễ chuyên hóa, ngoi lên khỏi mặt đất trông như những cái cọc hay mũi chông cắm tua tủa xung quanh gốc cây Trên rễ có nhiều lỗ vỏ để lấy oxy cho các phần rễ ở

Trang 8

dưới đất lầy Ví dụ: rễ thở cây bụt mọc (Taxodium distichum), cây bần (Someratia), cây vẹt (Bruguiera)…

- Rễ cột: là những rễ phụ mọc ra từ

cành đâm thẳng xuống đất, to dần

lên và phân nhánh, cắm chặt vào

trong đất Ví dụ: rễ cột cây đa

- Rễ khí: là những rễ phụ mọc ra từ

thân, rơi thỏng xuống, lơ lửng trong không khí Những rễ này thường có màu lục do tế bào chứa nhiều chất diệp lục Ví dụ:

rễ của nhiều loài phong lan

- Rễ bám: thường gặp ở một số cây leo, chúng giúp cây bám chắc vào tường, vào giàn Ví dụ: rễ trầu không, rễ cây sộp (Ficus pumila)

- Rễ mút: Là rễ của các cây ký sinh và nữa ký sinh, hút thức

ăn từ chất hữu cơ có sẵn trong cây chủ Các rễ này đâm sâu vào mô mềm và các bó mạnh cây chủ, hút lấy nước và chất hữu cơ cần thiết Ví dụ: rễ tơ hồng, rễ tầm gửi

3- CẤU TẠO GIẢI PHẨU:

Cấu tạo sơ cấp: rễ cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm

 Rễ cây 1 lá mầm:

 Rễ cây 2 lá mầm:

Trang 9

- Khi cắt ngang rễ cây, qua vùng chuyển hóa, thấy gồm 2 phần rõ rệt: vùng vỏ chiếm 2/3 so với vùng trung trụ.

- Trong đó:

 Phần vỏ gồm có:

Tầng lông hút: gồm một lớp tế bào

sống, có một số tế bào mọc dài thành lông hút

Ngoại bì: nằm sát tầng lông hút, gồm

1 lớp tế bào

Nhu mô vỏ: dày, gồm nhiều lớp tế

bào sống, màng cellulose mỏng, chứa nhiều tinh bột

Nội bì: Cấu tạo bởi một lớp tế bào

hình chữ nhật xếp rất khít nhau, đặc trưng bởi cấu tạo của khung caspary (khung caspary được hình thành do

sự hóa bần của các vách xuyên tâm)

 Trụ giữa gồm có:

 Trụ bì: Gồm 1 hoặc 2 lớp tế bào sống xếp xen kẻ kế với lớp nội bì

Trang 10

 Bó mạch: Gồm bó gỗ và bó Libe xếp xen kẻ nhau trên một vòng tròn, số lượng bó mạch không quá 8 bó, gồm có: Bó gỗ: gồm toàn mạch gỗ, không

có nhu mô gỗ, mạch gỗ phân hóa hướng tâm Bó Libe: gồm mạch cây

và nhu mô Libe

 Tia ruột: nằm giữa bó Libe và bó gỗ

 Nhu mô ruột: ít, có vai trò dự trữ

• So sánh rễ cây 2 lá mầm sơ cấp và rễ cây 1 lá mầm:

Cấu tạo bởi 1 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp rất khít nhau, đặc trưng cấu tạo khung Caspary

Bó mạch Số lượng trên 8 bó Không quá 8 bó

Nhu mô ruột Có nhiều mạch hậu mộc to, đôi

khi có mạch hậu Libe ( như ở Ít

Trang 11

chuối ), tế bào nhu mô ruột ở rễ

già thường có tẩm chất gỗ

Không có cấu tạo thứ cấp Có cấu tạo thứ cấp

Cấu tạo thứ cấp:

 Chỉ có ở rễ cây ngành hạt trần và lớp 2 lá mầm ở ngành hạt kín

 Do sự hoạt động của mô phân sinh thứ cấp gồm: tầng sinh bần và tượng tần Libe gỗ

 Tầng sinh bần: Tầng sinh bần có nguồn gốc từ những tế bào ngoài cùng của vỏ trụ; do sự sinh trưởng thứ cấp, trụ giữa của rễ phát triển mạnh, chu

bì lại được tạo thành từ vỏ trụ cho nên phần vỏ sơ cấp và nội bì đều bị bong đi Có vị trí không cố định, hoạt động tạo ra bần và lục bì

Trang 12

 Tượng tầng ( tầng phát sinh trong ): Thường xuất hiện rất sớm trong

rễ cây, sớm hơn cả tầng sinh bần Nằm ngoài

bó gỗ và trong lớp Libe, hoạt động cho ra bên ngoài là Libe 2, bên trong là gỗ 2, đoạn tượng tầng trên đỉnh bó gỗ sẽ cho tia ruột Bó gỗ 2 phân hóa li tâm, Libe 2 phân hóa hướng tâm Tượng tầng Libe

gỗ càng hoạt động thì bó Libe 1 và bó gỗ 1 càng bị đẩy xa nhau Bó libe 1 dần dần tiêu biến đi, vai trò dẫn nhựa luyện sẽ do Libe 2 đảm nhiệm Vị trí cố định, hoạt động sinh Libe 2 ngoài, gỗ 2 trong

4- CHIỀU DÀI CỦA RỄ CÂY:

- Miền sinh trưởng hay còn gọi là miền phân sinh, là nơi làm cho

rễ dài ra Do được cấu tạo từ những tế bào phân chia mãnh liệt

II. THÂN CÂY:

1- KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG VÀ HÌNH THÁI CỦA THÂN CÂY:

- Là bộ phận của cây nối liền giữa lá và rễ

- Chức năng: Thân là cơ quan sinh dưỡng của cây, có chức năng vận chuyển các chất nhựa nguyên và nhựa luyện trong cây, tăng cường bề mặt đồng hóa, nâng đỡ tán lá Ngoài ra, còn làm nhiệm

vụ quang hợp và sinh sản, sinh dưỡng

2- PHÂN LOẠI:

Trang 13

Dựa vào hình thái, phân loại thân cây như sau:

3- CẤU TẠO GIẢI PHẨU:

Thân và cành có cấu tạo giống nhau, đều đối xứng qua 1 trục Bao gồm:

Cấu tạo sơ cấp: ( Thân cây hạt trần, thân cây 2 lá mầm, thân cây 1 lá mầm )

Trang 14

a- Thân cây hạt trần; Thân

có lông hoặc gai

Hậu mô: Dưới biểu bì, có lớp tế bào sống có vách

dày lên không đều, làm thành một vòng liên tục hoặc tập trung ở các khía

Nhu mô vỏ: Nằm phía trong hậu mô, gồm vài lớp

tế bào sống, chứa lục lạp ở thân non, cành non

Tầng sinh bột: Tương đương với nội bì ở rễ cây

Cấu tạo bởi 1 lớp tế bào sống chứa nhiều tinh bột

+ Trụ giữa dày:

Trụ bì: Gồm 1 hoặc 1 số lớp tế bào, xếp xen kẽ với

tầng sinh bột

Bó mạch hở: Bó gỗ và bó Libe xếp chồng chất;

xếp chồng chất kép ( họ khoai lang, bầu bí…); xếp

thành 1 vòng hoặc 2 vòng ( bí ngô ); Bó gỗ phân

hóa li tâm

Nhu mô ruột: Rất nhiều, chứa chất dự trữ bên

trong, có mô tiết như tế bào tiết, ống tiết, ống nhựa mũ

Trang 15

ít khí khổng Màng ngoài của biểu

bì có thể nhiễm Sillic, cutin hay lớp sáp

Cương mô: Ngay dưới biểu bì, làm thành 1 vòng

( mía, …) hay bao quanh bó mạch

Nhu mô: Các lớp nhu mô phía ngoài có chứa lục lạp;

nhu mô phía

bó mạch nhỏ, nhiều, vòng cương mô dày, càng vào tâm

số lượng bó mạch ít và to, vòng cương mô mỏng

+ THÂN CÂY 1 LÁ MẦM ( THÂN RẠ ):

Biểu bì: Giống lớp biểu bì Thân đặc

Trang 16

Cương mô: Ngay dưới biểu bì, làm thành 1 vòng rất

phát triển hoặc bao quanh các bó mạch

Nhu mô: Xen giữa vòng

lạp, làm cho thân non có màu xanh

Bó mạch: Xếp thành 2 vòng,

vòng ngoài gồm những bó mạch nhỏ xếp trong lớp cương mô, vòng trong gồm các bó lớn hơn nằm sâu trong thân

+ THÂN CÂY 1 LÁ MẦM ( THÂN NGẦM ):

+ Vỏ dày:

Biểu bì: Gồm 1 lớp tế bào sống, khi thân già thì lớp tế

bào này ngấm chất bần

Cương mô: Ở sát biểu bì và quanh bó mạch

Nhu mô vỏ: Dày, gồm nhiều lớp tế bào sống.

Nội bì: Là lớp tế bào sống có khung Sube.

Nhu mô ruột: ít

MẦM ( THÂN ĐẶC )

Trang 17

THÂN CÂY 2 LÁ MẦM THÂN CÂY 1 LÁ MẦM

- Vỏ; Trụ giữa phân biệt

- ít

- Mô cứng nâng đỡ ( cương mô )

- Tủy hóa mô cứng

- Khuyết

Cấu tạo thứ cấp: ( Thân cây hạt trần, thân cây 2 lá mầm )

Do sự hoạt động của mô phân sinh thứ cấp gồm: Tầng sinh bần và tượng tầng Libe gỗ

a- Tầng sinh bần:

- Thân cây 2 lá mầm, đặc biệt là các thân cây gỗ, vỏ sơ cấp thường không giữ được lâu, một tầng phát sinh mới thay thế cho lớp biểu bì, đó là tầng phát sinh vỏ hay còn gọi là tầng sinh bần-lục bì Hoạt động của tầng này sẽ sinh ra lớp bần ở phía ngoài Gồm: Các tế bào chết có màng hóa bần, mặt ngoài của tầng bần có nhiều lớp vỏ, đảm bảo sự trao đổi khí giữa thân cây và môi trường

- Các tế bào của lớp lục bì sẽ được hình thành ở phía trong, đó là các tế bào nhu mô sống có chứa lục lạp, có màng mỏng bằng Cellulose

- Tập hợp những lớp này hình thành nên lớp chu bì cho thân cây Do sự hoạt động liên tục của tầng sinh vỏ, một tầng phát sinh vỏ được hình thành sâu ở trong lớp

Ngày đăng: 24/04/2017, 18:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w