1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

NGHIÊN cứu KHU hệ CHIM vườn QUỐC GIA TRÀM CHIM và đề XUẤT các GIẢI PHÁP QUẢN lý, bảo tồn

211 581 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 211
Dung lượng 36,68 MB

Nội dung

Nhiệm vụ nghiên cứu: - Điều tra nghiên cứu về thành phần loài của khu hệ chim VQG Tràm Chimchỉnh lý, bổ sung, xây dựng một danh lục chim đầy đủ và cập nhật nhất, phân tích sự phân bố và

Trang 1

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Cử

PGS TS Lê Đình Thủy

Trang 3

Tác giả

Đỗ Thị Như Uyên

Trang 4

quốc tế và Đào tạo, Phòng động vật học Có xương sống, Phòng Bảo tàng động vật Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quátrình thực hiện đề tài.

-Trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Sư phạm Hóa - Sinh– KTNN, Trường Đại học Đồng Tháp đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trìnhhọc tập

Xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Tổ bộ môn Độngvật, Khoa Sư phạm Hóa - Sinh - KTNN, Trường Đại học Đồng Tháp

Trong thời gian thực hiện luận án, tôi đã nhận được những ý kiến đóng gópquý báu của các nhà khoa học: GS TSKH Đặng Huy Huỳnh, PGS TS Lê XuânCảnh, PGS TS Nguyễn Xuân Đặng, GS TS Lê Vũ Khôi, PGS TS Nguyễn LânHùng Sơn, PGS TS Lê Nguyên Ngật, TS Vũ Đình Thống, TS Lê Mạnh Hùng,

TS Nguyễn Quảng Trường, TS Hoàng Ngọc Thảo Tôi xin chân thành cảm ơn cácnhà khoa học về những ý kiến đóng góp đó

Xin trân trọng cảm ơn Ban quản lý, các cán bộ Kiểm lâm của VQG TràmChimvà người dân địa phương đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thựchiện đề tài

Xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ba, mẹ, anh, chị, em, chồng, con vànhững người thân của tôi đã hết lòng động viên, tạo mọi điều kiện giúp tôi vượt quakhó khăn để hoàn thành đề tài này

Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả!

Ngày 20 tháng 07 năm 2014

Đỗ Thị Như Uyên

Trang 5

1.1.2 Cơ sở thực tiễn 4

1.2 Lược sử nghiên cứu chim ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu 5

1.2.1 Lược sử nghiên cứu chim ở Việt Nam 5

1.2.2 Sơ lược về tình hình nghiên cứu chim ở đồng bằng sông Cửu Long và VQG Tràm Chim 15

1.3 Khái quát về điều kiện tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu 17

1.3.1 Vị trí địa lý và địa hình 17

1.3.2 Điều kiện khí hậu 21

1.3.5 Tình hình kinh tế xã hội 25

Chương 2 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Thời gian, địa điểm 29

2.2 Tư liệu nghiên cứu 31

2.3 Phương pháp nghiên cứu 33

2.3.2 Phân tích, xử lý số liệu 37

2.3.3 Nhận xét và chọn lựa hệ thống phân loại học để xây dựng danh lục chim ở VQG Tràm Chim 37

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39

3.1 Thành phần loài và phân bố chim ở VQG Tràm Chim 39

3.1.1 Tính đa dạng về thành phần loài của khu hệ chim VQG Tràm Chim

39

Trang 7

3.2.2 Các loài chim có ý nghĩa quan trọng đối với bảo tồn ở Việt Nam và thế giới

3.3.1 Thực trạng Vườn quốc gia Tràm Chim 102

3.3.2 Các mối đe dọa chính lên khu hệ chim ở VQG Tràm Chim 103 3.3.3 Đề xuất các giải pháp về quản lí, bảo tồn nhằm giảm thiểu các đe doạ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên chim đối với VQG Tràm Chim

108

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

PHỤ LỤC

Trang 8

DD Data deficient - Thiếu dẫn liệu

Trang 9

nghèo và trung bình ở vùng đệm 27

VQG Tràm Chim 56

ở VQG Tràm Chim 64

Bảng 3.10 Sự biến động về thành phần và số lượng loài chim qua các tháng

tại VQG Tràm Chim73

Bảng 3.13 Hiện trạng các loài chim trong bộ Sẻ ở VQG Tràm Chim 78

Bảng 3.15 Danh sách các loài chim cần được ưu tiên bảo tồn ở VQG Tràm

Chim 81Bảng 3.16 Số lượng cá thể của Sếu đầu đỏ ở VQG Tràm Chim từ năm 2000

Trang 11

Bảng 3.21 So sánh với các VCQT ở khu vực Nam Bộ101

Trang 12

56Hình 3.2 Số lượng các họ và loài chim ở các khu phân bố 67

Hình 3.5 Biến động số lượng cá thể Sếu đầu đỏ từ năm 2000-2010 ở VQG

Trang 13

phần xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN)Việt Namnhằm quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn các loài hoang dã bị đedọa tuyệt chủng, từ năm 1986 tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp Khu bảo vệSếu đã được thành lập, đến năm 1994 chuyển thành KBTTN Tràm Chim và từ năm

1998 chuyển thành VQG Tràm Chim [60] Năm 2012, VQG Tràm Chim được côngnhận là khu Ramsar thứ 4 ở Việt Nam

Khu Ramsar Tràm Chim - nơi bảo tồn loài Sếu đầu đỏ (Grus antigone

sharpii) ở Việt Nam đã và đang được nhiều tổ chức BTTN quốc tế hết sức quan

tâm, đặc biệt là tổ chức Sếu Quốc tế (ICF) Với tổng diện tích khoảng 7.313 ha,trong đó, gần 3.000 ha rừng tràm và khoảng 1.000 ha là nơi sinh sống của các loàithực vật hoang dã khác còn tồn tại ở đây như lúa trời, sen, súng và cỏ năng…[29].Trong đó, cỏ năng là loài cây duy nhất cung cấp nguồn thức ăn cho Sếu đầu đỏ

VQG Tràm Chim ngày nay là hình ảnh còn lại của vùng Đồng Tháp Mườixưa kia Đây là nơi cư trú của hầu hết các loài chim nước của vùng đồng bằng sôngCửu Long (ĐBSCL), một số loài thú phổ biến và nhiều loài lưỡng cư, bò sát, cácloài cá và các loài thủy sinh vật khác

Thành phần loài chim của VQG Tràm Chim khá phong phú, với nhiều loài

đã và đang bị đe doạ tuyệt chủng ở mức độ khác nhau, như Sếu đầu đỏ (Grus

antigone sharpii), Ô tác (Houbaropsis bengalensis), Già đẫy lớn (Leptoptilos dubius), Già đẫy java (Leptoptilos javanicus), Giang sen (Mycteria leucocephala), Cò quăm lớn (Thaumatibis gigantea), Quắm đen (Plegadis falcinellus); Cò nhạn (Anastomus oscitans), Cổ rắn (Anhinga melanogaster), Cốc

đế (Phalacrocorax carbo) và Cốc đế nhỏ (Phalacrocorax fuscicollis), Quắm đầu đen (Threskiornis melanocephalus), Chàng bè (Pelecanus philippensis), Rồng rộc vàng (Ploceus hypoxanthus) v.v… Đây là những loài có ý nghĩa bảo tồn

Trang 14

đầy đủ.khu hệ chim ở đâyđang phải chịu nhiều áp lực và bị đe dọa nghiêm trọng

về nhiều mặt như suy giảm và thu hẹp vùng cư trú, nơi kiếm ăn, số lượng cá thểv.v; đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại tài nguyên chim hoang dại trong VQG vàtrong toàn vùng

Để duy trì và phát triển bền vững ĐDSH khu hệ chim hoang dã ở VQG TràmChim, cần có những hiểu biết đầy đủ hơn vè tính đa dạng loài, các giá trị bảo tồn,cũng như các áp lực, đe dọa đến khu hệ chim Việc tăng cường điều tra nghiên cứulàm cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý bảo vệ và phục hồi các sinh cảnh tựnhiên, số lượng các loài chim quý hiếm, có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng đối vớivùng ĐBSCL và VQG Tràm Chim đang cấp thiết Để góp phần thực hiện nhiệm vụ

cấp thiết đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu khu hệ chim Vườn Quốc gia

Tràm Chim và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn” Phạm vi nghiên cứu của

đề tài được xác định bởi các mục tiêu và nhiệm vụ sau:

Mục tiêu của đề tài:

1 Xác định tính đa dạng về thành phần loài và độ phong phú của khu hệ chimVQG Tràm Chim

2 Xác định tầm quan trọng bảo tồn của khu hệ chim ở VQG Tràm Chim

3 Xác định các đe dọa đối với khu hệ chim và đề xuất các giải pháp quản lí bảotồn khu hệ chim ở VQG Tràm Chim

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Điều tra nghiên cứu về thành phần loài của khu hệ chim VQG Tràm Chim(chỉnh lý, bổ sung, xây dựng một danh lục chim đầy đủ và cập nhật nhất, phân tích

sự phân bố và độ phong phú của các loài, đặc biệt là các loài quan trọng về bảo tồn)

- Phân tích đánh giá tầm quan trọng bảo tồn của khu hệ chim ở VQG TràmChim đối với vùng ĐBSCL

Trang 15

- Từ các kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lí bảo tồn và sửdụng bền vững khu hệ chim ở VQG Tràm Chim.

Những đóng góp mới của đề tài:

- Tổng hợp, bổ sung, xây dựng danh lục chim của VQG Tràm Chim đầy

đủ hơn so với các kết quả điều tra nghiên cứu từ trước đến nay, trong số đó có 35loài mới bổ sung cho Vườn, đồng thời có 3 loài mới được ghi nhận có vùng phân

bố ở Nam Bộ

- Đề xuất các loài chỉ thị trong xây dựng kế hoạch giám sát đánh giá ĐDSHchim và tác động của người dân của VQG vào thời gian tới

- Các giải pháp về quản lý bảo tồn của Vườn đã được đề xuất bổ sung một cách

cụ thể, phù hợp và đầy đủ hơn nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo tồn của VQG,đặc biệt trong đó đã chú ý đến vai trò tham gia của các cộng đồng địa phương

Trang 16

1.1.1 Cơ sở khoa học

Nghiên cứu khu hệ động vật nói chung và khu hệ chim là việc làm có ý nghĩa

và cần thiết nhằm đánh giá tính đa dạng của các nhóm động vật ở mỗi KVNC Mộtkhu hệ động vật được đặc trưng bởi các yếu tố: sự đa dạng về thành phần loài vàcác đơn vị phân loại bậc cao; mối quan hệ về số lượng giữa các đơn vị phân loại,các họ, giống, loài ưu thế; thành phần và tỉ lệ của các yếu tố địa lý có trong khu hệ.Trên cơ sở đó để xác định được tính đặc trưng và nguồn gốc hình thành của khu hệ

Trong cùng một khu phân bố địa lý động vật, sự tương đồng về mặt địa lý sẽdẫn tới giữa các KBTTN và VQG trong vùng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Mỗi khu hệ đều có các loài hình thành tại chỗ, các loài phân bố rộng và các loài di

cư từ nơi khác đến; đồng thời tuỳ theo mức độ phân hoá điều kiện môi trường sốnggiữa các khu hệ mà cấu trúc thành phần loài giống nhau nhiều hay ít

VQG Tràm Chim là vùng đất ngập nước quan trọng của vùng ĐBSCL nóiriêng và Việt Nam nói chung đang rất được quan tâm để duy trì và bảo tồn ĐDSH,nhất là khu hệ chim nước Ở VQG Tràm Chim đã có các khảo sát về chim được tiếnhành năm 1996 và 1999 Tuy nhiên theo chúng tôi, những kết quả đó chưa phản ánhhết được tính đa dạng khu hệ chim của VQG, cần phải có một kết quả phản ánh độĐDSH khu hệ chim ở đây cụ thể Nội dung của đề tài cũng giải quyết vấn đề này

1.1.2 Cơ sở thực tiễn

Nghiên cứu khu hệ động vật cũng không thể tách rời với môi trường sống, đó

là sự phân bố của các loài gắn với các đặc điểm của môi trường, sinh cảnh sống.Những biến đổi của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các loàiđộng vật và quyết định chiều hướng biến đổi của quần thể các loài trong khu hệ.Xác định các tác nhân gây biến đổi tới môi trường sống cũng là một trong nhữngvấn đề quan trọng nhằm hạn chế được những ảnh hưởng bất lợi từ môi trường đếncác nhóm động vật Để bảo vệ quần thể các loài động vật thì trước hết phải bảo vệ

Trang 17

Do đó, ngoài việc nghiên cứu đa dạng loài thì cũng cần quan tâm đến bảo vệ sinhcảnh sống của loài.

Các hoạt động sinh kế của con người như chặt phá tràm, bắt cá, chăn thả giasúc, gia cầm, cháy rừng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường sốngcủa các loài Dân số của 5 xã và thị trấn Tràm Chim nằm kề cận VQG là 31.229

tạo áp lực lớn đối với VQG Đặc biệt, hiện có 1.753 hộ với 8.987 nhân khẩu sốngdọc bờ kênh Phú Hiệp thuộc phạm vi VQG nên tác động của người dân ở đây là rấtlớn [43] Chính vì vậy, việc xác định các mối đe dọa và các khu vực bị tác độngtrong VQG là một trong những nhiệm vụ quan trọng, giúp BQL Vườn có nhữngbiện pháp và kế hoạch quản lý thích hợp, có hiệu quả trong việc:

- Đánh giá tác động đến quần thể chim;

- Xác định khu vực ưu tiên bảo tồn, loài ưu tiên bảo tồn và hoạt động ưu tiênbảo tồn ở VQG Tràm Chim

1.2 Lược sử nghiên cứu chim ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu

1.2.1 Lược sử nghiên cứu chim ở Việt Nam

Nghiên cứu chim ở Việt Nam có thể chia làm hai thời kỳ chính là trước vàsau năm 1975

a Thời kỳ trước năm 1975

Thời kỳ này, các nghiên cứu về chim ở Việt Nam chủ yếu được tiến hành domột số nhà khoa học nước ngoài như Linné (1758), Gmélin (1788), Lesson (1831)

và Bonaparte (1856), Pier M (1872) Các kết quả ở thời kì này còn rất sơ lược.Trong khoảng thời gian từ 1875 - 1877, Tirant D G đã sưu tầm được một sưu tậpchim khá lớn ở miền Nam Việt Nam gồm khoảng 1.000 tiêu bản với 353 loài [67]

Suốt thời gian sau đó, các nghiên cứu về chim ở Việt Nam đều do ngườinước ngoài thực hiện trên cả vùng Đông Dương, trong đó có Việt Nam như nghiên

Trang 18

Nội.Tác giả đã ghi nhận được 90 loài và các dẫn liệu về sinh học của một số loài.Năm 1918, lần đầu tiên một cuộc sưu tầm chim thực sự được tổ chức ở ĐôngDương dưới sự chỉ đạo của Kloss B từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1918 ở các vùngPhan Rang, Langbiang Kết quả đã thu thập được 1.525 tiêu bản của 235 loài vàphân loài, trong đó có 34 dạng mới cho khoa học [67].

Vào năm 1924, Delacour J và Jabouille P đã thu thập được hơn 2.000 tiêubản chim ở Quảng Trị, trong đó có 12 dạng mới Cùng thời gian đó, Steven M H

đã sưu tầm được số lượng lớn tiêu bản chim ở vùng Tây Bắc Việt Nam với 219 loài

và phân loài cùng một số dẫn liệu sinh học và mô tả thêm 11 loài và phân loài chimmới ở miền Bắc Việt Nam [67]

Năm 1931, Delacour J và Jabouille P xuất bản công trình gồm 4 tập vềchim Đông Dương với 954 loài và phân loài, kèm theo một số dẫn liệu chung vềđặc tính sinh học và phân bố của chúng, trong đó có đề cập đến các loài chim ViệtNam [130, 131, 132, 133] Đây là công trình tổng hợp từ kết quả điều tra nghiêncứu chim của tác giả và một số người khác được tiến hành chủ yếu qua 5 cuộc điềutra từ năm 1024 đến 1930 Trong khoảng thời gian từ năm 1926 đến 1945 có cáccông trình nghiên cứu của Delacour và nhiều tác giả khác tại các tỉnh miền Bắc vàvùng Đông Bắc như ở Hà Tây, Hà Nội và một số nơi khác ở đồng bằng Bắc Bộ.Trong đó đáng chú ý là các kết quả nghiên cứu về sinh học sinh thái của một số loàichim ở Lào Cai (Sa Pa, Fan Si Pan), Lạng Sơn, Vĩnh Phúc (Vĩnh Yên, Tam Đảo) vàBắc Kạn Các kết quả nghiên cứu tiếp theo sau năm 1931 đến trước năm 1945 đãđược Delacour bổ sung lần cuối cho danh lục chim Đông Dương (1951) với 1.085loài và phân loài [67]

Từ năm 1945, do chiến tranh công tác nghiên cứu chim bị gián đoạn vàchỉ được thực hiện trở lại từ sau năm 1957, sau khi hòa bình lập lại ở miền BắcViệt Nam

Trang 19

chim và chỉ ra sự phân bố của các loài theo sinh cảnh [65]; Võ Quý, Đỗ Ngọc Quang(1965) sưu tầm chim ở vùng Bảo Lạc, Trùng Khánh (Cao Bằng) và Mẫu Sơn (LạngSơn) [66]; Đào Văn Tiến, Võ Quý (1969) tiến hành điều tra tại Chợ Rã, Bắc Kạn, đãghi nhận được 102 loài thuộc 40 họ, 6 bộ [96].

Năm 1971, Võ Quý đã xuất bản sách "Sinh học của những loài chim thườnggặp ở Việt Nam", trong đó tác giả đã đề cập đến đặc điểm sinh học của 675 loài vàphân loài thường gặp ở miền Bắc Việt Nam [67] Năm 1974, Đỗ Ngọc Quang vàcộng sự đã tổng kết điều tra chim tại các địa điểm khác nhau ở tỉnh Quảng Ninh,đưa ra danh sách chim gồm 258 loài thuộc 53 họ, 19 bộ [tài liệu đánh máy]

b Thời kỳ từ năm 1975 đến nay

- Các nghiên cứu về khu hệ chim:

Sau năm 1975, hàng loạt các công trình nghiên cứu về điều tra cơ bản tàinguyên thiên nhiên ở nước ta, trong đó có khu hệ chim của nhiều vùng được công

bố dưới các hình thức khác nhau ở trong và ngoài nước

Đáng chú ý ở giai đoạn này là chuyên khảo "Chim Việt Nam: Hình thái vàphân loại" với 2 tập xuất bản năm 1975, 1981 của Võ Quý Công trình này đónggóp rất lớn cho nghiên cứu chim của Việt Nam, bao gồm khóa định loại, mô tả đặcđiểm hình thái và phân bố của 1.009 loài và phân loài chim Việt Nam [68, 70] Năm

1978, Võ Quý tiếp tục xuất bản cuốn “Đời sống các loài chim” [69] Năm 1983,Trương Văn Lã và Đỗ Ngọc Quang điều tra khảo sát chim ở tỉnh Thuận Hải [49].Năm 1987, Võ Quý và cộng sự có công trình nghiên cứu về tính toán số lượng tuyệtđối chim ở rừng ẩm nhiệt đới trong mùa sinh sản [71]

Năm 1995, Võ Quý, Nguyễn Cử xuất bản Danh lục chim Việt Nam Đâyđược xem là Danh lục đầy đủ nhất về chim Việt Nam với số loài hiện biết ở thờiđiểm này là 828 loài thuộc 81 họ, 19 bộ, cùng với các đặc điểm về độ phong phú,hiện trạng và phân bố của các loài [72] Anita Pedersen, Lê Đình Thủy, Lê TrọngTrải và Sanne S N (1996) nghiên cứu về chim di cư ở vùng ven biển đồng bằng

Trang 20

dự án đầu tư xây dựng các VQG, KBTTN được thực hiện:

Nhiều công trình được công bố như nghiên cứu về chim di cư ở khu bảo vệXuân Thủy; nghiên cứu của Kempt N và Dilger M (1996) ở KBTTN PùHuống [165]; danh lục chim VQG Bạch Mã (1996) với 330 loài kèm theo sự phân

bố của các loài theo 5 dạng sinh cảnh chính, hiện trạng và độ phong phú các loài[85]; danh lục chim VQG Cát Bà; khu hệ chim VQG Tam Đảo; xác định quần thểchim di trú ở Thái Bình, Nam Định; vùng chim ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng;kết quả khảo sát chim vùng Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Hoành Bồ Nhiều kết quả điềutra nghiên cứu về động vật và chim được tiến hành tại nhiều nơi trong cả nước, nhất

là vùng Trung Bộ Việt Nam và Tây Nguyên của các cán bộ Viện sinh thái và tàinguyên sinh vật phối hợp với các tổ chức quốc tế như BirdLife, FFI, WWF, Frontierv.v [85]

Từ sau danh lục chim Việt Nam xuất bản lần đầu năm 1995 của Võ Quý vàNguyễn Cử, các đợt điều tra tiếp theo đã bổ sung nhiều loài cho khu hệ chim ViệtNam, một số loài chim mới cho khoa học được phát hiện tại Tây Nguyên như

Khướu ngọc linh - Garrulax ngoclinhensis (Eames et al, 1999) [155]; Khướu vằn đầu đen Actinodura sodangorum (Eames Trai, N Cử, 1999) [156]; Khướu kon ka kinh Garrulax konkakinhhensis (Eames Eames, 2001) [157] Một số loài và phân

loài chim khác mới được phát hiện cho khoa học cũng như một số loài chim đặchữu của Việt Nam được tìm thấy lại sau nhiều thập niên không có thông tin như Gà

so cổ hung (Arborophila davidi), Mi núi bà (Crocias langbianis), Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi)… Năm 2000, Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải và Karen

Phillipps đã xuất bản cuốn "Chim Việt Nam" với số loài chim được ghi nhận đãtăng lên 850 loài; trong đó, hơn 500 loài chim đã được mô tả và có hình vẽ màuminh họa kèm theo [18] Có thể nói đây là công trình có ý nghĩa lớn nhằm giúp cácnhà nghiên cứu chim Việt Nam có được tư liệu thiết thực phục vụ cho nghiên cứuchim trên thực địa

Trang 21

Năm 2000, Nguyễn Cử báo cáo về tình trạng bảo tồn của các loài chim ăn thịt ởViệt Nam tại Hội nghị Quốc tế về chim ăn thịt lần thứ 2 tổ chức ở Indonesia [127]

Năm 2001, Nguyễn Cử đã công bố một số thông tin mới về kết quả điều trachim ở Việt Nam, có 19 loài chim được bổ sung cho khu hệ chim Việt Nam trongthập niên 90 [21] Tiếp theo đó, nhiều cuộc điều tra được tiến hành từ năm 2000 đến

2003 như nghiên cứu chim vùng núi cao Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang trong khuônkhổ hợp tác giữa Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật với Bảo tàng Lịch sử Tựnhiên Hoa Kỳ, kết quả có 146 loài cho khu vực [69]

Trong năm 2001, Trương Văn Lã công bố kết quả khảo sát tài nguyên chim

ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình gồm có 258 loài chim thuộc 54 họ,

18 bộ và phân tích sự phân bố các loài chim, cung cấp thông tin về các loài quýhiếm và có giá trị bảo tồn [52]; Lê Đình Thuỷ nghiên cứu khu hệ chim ở Ea-so, huyện

Ea Ka, Đắk Lắk đã ghi nhận bước đầu có 158 loài chim thuộc 51 họ, 15 bộ [89]

Năm 2002 có các nghiên cứu của Tordoff A W về chim ăn thịt ở KBTTNHoàng Liên [173] và của Lê Mạnh Hùng về chim ăn thịt ở Việt Nam [140]

Lê Mạnh Hùng, Andrew W Tordoff (2003) nghiên cứu khu hệ chim VQG

Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh) đã thống kê có 177 loài chim thuộc 49 họ, 16 bộ;phân tích tình trạng bảo vệ các loài ở VQG này [35] Nguyễn Cử (2003) đã đềcập đến vấn đề quản lý, bảo tồn ĐDSH chim ở VQG Ba Bể, KBTTN Na Hang vàvùng phụ cận [22]

Trong năm 2004, nhiều kết quả nghiên cứu được công bố như kết quả khảosát chim khu vực đầm Ao Châu, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ của Lê Đình Thuỷ,Ngô Xuân Tường gồm 71 loài chim thuộc 36 họ, 14 bộ và phân tích sự phân bố củachim theo sinh cảnh cũng như độ phong phú của chúng [90] Lê Mạnh Hùng công

bố kết quả bước đầu nghiên cứu thành phần loài chim của khu BTTN đề xuất VănBàn (Lào Cai) gồm 156 loài chim thuộc 34 họ, 10 bộ; phân tích sự phân bố các loài

Trang 22

tích hiện trạng các loài chim có ở đây [47] Nguyễn Lân Hùng Sơn nghiên cứu điềutra về ĐDSH các loài chim ở KBTTN đất ngập nước Vân Long (Ninh Bình) đãthống kê được 72 loài chim thuộc 33 họ, 14 bộ, trong đó có 3 loài được ghi trongSĐVN [85] Nguyễn Lân Hùng Sơn, Mai Đình Yên công bố khu hệ chim ở SócSơn, Hà Nội gồm 60 loài thuộc 11 bộ, 32 họ và dẫn ra phân bố của các loài theo 3dạng sinh cảnh chính [76].

Các tác giả Đặng Huy Phương, Hoàng Minh Khiên, Lê Mạnh Hùng, NguyễnQuảng Trường (2004) có nghiên cứu bước đầu về điều tra khu hệ động vật cóxương sống trên cạn của khu vực núi Tây Côn Lĩnh (tỉnh Hà Giang) đã thống kêđược 90 loài chim thuộc 32 họ, 12 bộ [63]; Đặng Huy Phương, Lê Mạnh Hùng,

Đặng Huy Huỳnh (2004) nghiên cứu về hiện trạng khu hệ động vật (thú, chim, bò

sát và ếch nhái) vùng núi cao huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai), trong đó đã thống kê

có 156 loài chim thuộc 34 họ, 9 bộ [64]

Năm 2005, Nguyễn Lân Hùng Sơn, Steven R Swan, Lê Hữu Oánh đưa ramột số kết quả về ứng dụng phương pháp bẫy ảnh trong điều tra chim, thú ở KBTloài và sinh cảnh Mù Cang Chải [77] Trương Văn Lã, Ngô Xuân Tường, Lê Đình

Thủy (2005) nghiên cứu về đa dạng chim ở vùng núi Yên Tử thuộc hai huyện Sơn

Động và Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) thống kê được 163 loài chim thuộc 49 họ, 15bộ; trong đó có 21 loài được xác định là những loài quý hiếm [53] Lê Mạnh Hùng,Nguyễn Cử (2005) có công trình về chim ăn thịt ở các khu vực Tam Đảo, XuânThủy, Cúc Phương và Vũ Quang, kết quả ghi nhận 1984 cá thể thuộc 21 loài [141]

Lê Xuân Cảnh và Vũ Đăng Quý (2005) nghiên cứu hiện trạng của khu hệ động vật

có xương sống trên cạn (thú, chim, bò sát, ếch nhái) ở VQG Bái Tử Long đã thống

kê được 119 loài chim thuộc 37 họ, 14 bộ [6]

Trong năm 2006, Ngô Xuân Tường, Trương Văn Lã có nghiên cứu về thànhphần loài chim ở VQG Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai, kết quả xác định được 348 loài

Trang 23

Lân Hùng Sơn, Nguyễn Thanh Vân (2006) công bố kết quả điều tra sơ bộ khu hệchim của VQG Xuân Sơn (tỉnh Phú Thọ) bằng phương pháp lưới mờ đã thu được

311 cá thể của 46 loài thuộc 11 họ, 4 bộ [85] Nguyễn Cử và Nguyễn Trần Vỹ(2006) báo cáo đánh giá về khu hệ chim vùng cảnh quan hành lang xanh, tỉnh ThừaThiên Huế [24] Nguyễn Lân Hùng Sơn (2006) có dẫn liệu về âm sinh học của 3loài chim được ghi âm ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ [78]

Năm 2007, Lê Đình Thủy công bố 164 loài chim nước và chim di cư dướidạng sách chuyên khảo trong bộ sách Động vật chí Việt Nam [92]; Hoàng TrungThành, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Xuân Huấn (2007) công bố những dẫn liệuban đầu về thành phần loài chim, thú vùng cửa sông Bạch Đằng, trong đó có 153loài thuộc 43 họ, 13 bộ [84]; Ngô Xuân Tường (2007) nghiên cứu về thành phầnloài chim ở khu vực rừng huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) gồm

129 loài thuộc 33 họ, 11 bộ [104] Cũng trong năm này, Ngô Xuân Tường công bốkết quả khảo sát ở Ta Bhing (huyện Nam Giang) và Quế Phước (huyện Quế Sơn),tỉnh Quảng Nam gồm 120 loài thuộc 32 họ, 12 bộ, trong đó có 9 loài và phân loàiquý hiếm, đặc hữu cho Việt Nam hoặc Đông Dương [105]; Lê Mạnh Hùng, Nguyễn

Phương Lan (2007) công bố kết quả bước đầu nghiên cứu các loài chim ăn thịt di cư

tại VQG Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) [35] Lê Đình Thủy, Đặng Huy Phương, HồThu Cúc (2007) nghiên cứu ở khu du lịch sinh thái hồ Tuyền Lâm (tỉnh Lâm Đồng)

đã ghi nhận 134 loài chim thuộc 51 họ, 16 bộ [85] Trương Văn Lã và cộng sự(2007) nghiên cứu ở núi Tam Tao, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn thống kê được

188 loài thuộc 45 họ, 15 bộ cùng các loài quý hiếm, có giá trị bảo tồn [85]

Nguyễn Lân Hùng Sơn (2007) nghiên cứu ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

đã xác định được 257 loài thuộc 45 họ, 16 bộ, đồng thời đưa ra dẫn liệu về đặc điểmsinh học, sinh thái của một số loài chim đặc trưng cho VQG [79]

Trang 24

Sếu đầu đỏ Grus antigone sharpii Blanford, 1929 ở VQG Tràm Chim, huyện Tam

Nông, tỉnh Đồng Tháp [25]

Năm 2009, nhiều nghiên cứu về ĐDSH chim tiếp tục được công bố Lê ĐìnhThủy, Ngô Xuân Tường nghiên cứu thành phần loài chim ở các vùng đất ngập nướctỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận 96 loài thuộc 33 họ, 12 bộ [97] Lê Mạnh Hùng (2009)

công bố kết quả nghiên cứu chim ăn thịt tại VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình gồm

30 loài, gồm 21 loài chim ăn thịt ban ngày và 9 loài ăn thịt ban đêm [39] Các tácgiả Nguyễn Lân Hùng Sơn, Hoàng Thị Luyến, Đặng Thị Thu Hoài (2009) nghiêncứu thành phần loài chim ở vườn chim Đạo Trù, tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định có 40loài thuộc 23 họ, 8 bộ trong bán kính 0,5 km xung quanh vườn [82] Ngô XuânTường, Lê Đình Thủy (2009) công bố thành phần loài chim di cư ở VQG Pù Mát,tỉnh Nghệ An với 72 loài thuộc 22 họ, 6 bộ [107] Nguyễn Trần Vỹ (2009) đã thống

kê có 127 loài thuộc 13 bộ, 31 họ tại lâm trường Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnhLâm Đồng [110] và 115 loài chim thuộc 13 bộ, 33 họ ở lâm trường Nghĩa Trung,huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước [111] Các tác giả Lê Mạnh Hùng, Lê Đình Thủy,Ngô Xuân Tường đã thống kê, đánh giá tính ĐDSH khu hệ chim ở các VQG củaViệt Nam cũng như các loài quý hiếm có giá trị bảo tồn [85] Trong thời gian nàycòn có các nghiên cứu về sinh học sinh thái các loài: Nguyễn Lân Hùng Sơn, Hoàng

Thị Luyến (2009) cung cấp dẫn liệu về loài Cò xanh Butorides striata ở vườn chim

Đạo Trù, tỉnh Vĩnh Phúc [85]; nghiên cứu của Trounov V L và Nguyễn Văn Thịnh

về sinh thái học dinh dưỡng của các loài chim cu rốc (bộ Piciformes, họ

Capitonidae) tại các khu rừng bình nguyên miền Nam Việt Nam [98] Đánh giá của

Lê Đình Thuỷ (2009) về tiềm năng tài nguyên chim phục vụ du lịch sinh thái ởVQG Yok Đôn [93] Trương Minh Luân, Nguyễn Thị Ngọc Ân (2009) công bố dẫnliệu về số lượng cá thể, sinh cảnh sống, các chỉ tiêu môi trường nước cũng như cáchoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người ảnh hưởng đến phân bố của loài

Sếu đầu đỏ Grus antigone ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang [58].

Trang 25

Gần đây nhất là các xuất bản Danh lục chim Việt Nam của Nguyễn Lân Hùng Sơn

và Nguyễn Thanh Vân (2011) [83] và sách Giới thiệu một số loài Chim Việt Namcủa Lê Mạnh Hùng (2012) [41]

Gần đây nhất, một số kết quả nghiên cứu về khu hệ cũng tiếp tục được công

bố trong năm 2013: Lê Duy và cs ghi nhận khu hệ chim KBTTN Núi Ông tỉnhBình Thuận 142 loài thuộc 33 họ, 14 bộ [27]; Đồng Thanh Hải, Vũ Tiến Thịnh công

bố danh sách chim ở KBTTN Nam Nung, Đắk Nông có 173 loài [32]; Võ TấnPhong và cs đã xác định bước đầu ở quần đảo Cù Lao Chàm có 52 loài chim thuộc

24 họ, 12 bộ [62]; Phùng Bá Thịnh và cs có nghiên cứu về khu hệ chim KBTTNBình Châu - Phước Bửu đã công bố danh sách gồm 192 loài, thuộc 56 họ và 17 bộ[86]; Lê Đình Thủy, Ngô Xuân Tường khảo sát khu hệ chim ở hệ sinh thái tự nhiênvùng đồi núi xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã xác định được 147 loài chim, thuộc 50

họ và 16 bộ [95]; Ngô Xuân Tường và cs thành phần loài chim ở rừng đặc dụngHương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội ghi nhận 98 loài chim thuộc 33 họcủa 11 bộ [108]

- Các nghiên cứu về sinh học sinh thái các loài:

Năm 1987, Nguyễn Cử có công trình nghiên cứu phân tích so sánh về đặcđiểm sinh thái học các loài chim họ Chèo bẻo trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới Kon

Hà Nừng thuộc Tây Nguyên [12]; tiếp theo đó là nghiên cứu về tập tính kiếm ăn

theo đàn hỗn hợp của loài Chèo bẻo cờ đuôi bằng Dicrurus remifer paracensis

cũng ở khu vực này [13]

Năm 1993, Trương Văn Lã, Lê Xuân Cảnh có tính toán số lượng loài gà rừng

tai trắng Gallus gallus gallus ở rừng nhiệt đới ẩm tại hai VQG Nam Cát Tiên (tỉnh

Đồng Nai) và Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên-Huế) [50] Năm 1994, các tác giả Lê Đình

Thuỷ, Lê Xuân Cảnh, Lê Diên Dực tính số lượng loài Cò trắng Egretta garzetta và loài Cốc đen Phalacrocorax niger ở sân chim Bạc Liêu, tỉnh Minh Hải [88].

Trang 26

Trương Văn Lã đã công bố kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm sinh sản loài Gà

lôi trắng Lophura nycthemera nycthemera trong điều kiện nuôi Các tác giả đã đưa

ra những dẫn liệu về hiện tượng ghép đôi khoe mẽ, đẻ trứng, mùa thay lông, cũngnhư quá trình phát triển bộ lông của Gà lôi trắng [99] Theo hướng đó, Đặng GiaTùng và cộng sự cũng có công bố về những kết quả đầu tiên trong nhân nuôi nhân

tạo loài Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis) tại Vườn thú Hà Nội [100].

Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Mạnh Hà (2007) nghiên cứu về hiện trạng phân bố

loài Gà so cổ hung (Arbrophila davidi) tại tỉnh Bình Phước [38] Nguyễn Lân Hùng

Sơn (2007) công bố kết quả nghiên cứu về sinh thái, sinh học của các loài chim đặctrưng ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ cùng với kết quả nghiên cứu về đa dạng chimcủa khu vực [79] Nguyễn Lân Hùng Sơn, Nguyễn Thanh Vân (2007) công bốnhững dẫn liệu bước đầu về hình thái, sinh học, sinh thái, đáng chú ý là dẫn liệu về

âm sinh học của loài chim Lách tách má xám (Alcippe morrisonia) ở VQG Xuân

khu bảo vệ các loài Trĩ gồm Gà lôi lam mào đen Lophura imperialis và Gà lôi lam mào trắng (Lophura hatinhensis) ở khu vực EBA rừng núi thấp miền trung [15].

Năm 1998, Nguyễn Cử giới thiệu về phân bố và tình trạng các loài chim ănthịt ở Việt Nam [126] Trong Hội thảo ĐDSH Bắc Trường Sơn lần thứ hai năm

1999, các tác giả Nguyễn Cử và Nguyễn Thái Tự Cường phân tích về hiện trạng

Trang 27

tích giá trị sinh học của khu vực Hinnamno - Phong Nha - Kẻ Bàng thông qua đánhgiá thành phần loài thực vật và các nhóm động vật có xương sống cũng như các loàiquý hiếm, loài đặc hữu của khu vực, trong đó có chim [30].

Trong năm 2001, Nguyễn Cử có công bố về các loài chim bị đe dọa ởĐBSCL, trong đó phát hiện 24 loài chim bị đe doạ ở các mức độ khác nhau, kèmtheo thông tin về hiện trạng và phân bố của chúng [20]

Năm 2013, Đặng Huy Huỳnh và Nguyễn Hữu Thắng xác định ở KBTTN PiaOắc có 267 loài chim thuộc 47 họ và 15 bộ, trong đó có 5 loài nguy cấp; đồng thờicùng với việc xác định hiện trạng các nhóm động vật có xương sống khác (thú, bòsát, ếch nhái) làm cơ sở để góp phần nâng hạng KBTTN Pia Oắc thành VQG PhiaOắc - Phia Đén [45]

Ngoài các nghiên cứu trên, một số nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật hiện đạitrên đối tượng các loài cũng được thực hiện như nghiên cứu tính đa hình gen

Melanocortin-1 recepter (MCR1) ở chim Yến hàng (Aerodramus fuciphagus) và

ứng dụng kỹ thuật PCR để xác định giới tính loài chim này của Hồ Thị Loan, ĐặngTất Thế, Nguyễn Giang Sơn, Nguyễn Lân Hùng Sơn (2013) [55, 56]

Có thể nói nghiên cứu chim ở Việt Nam đã được tiến hành ở hầu hết cácvùng trong cả nước, nhất là ở các VQG, KBTTN; bên cạnh các nghiên cứu về khu

hệ, sinh học sinh thái các công trình đã hết sức chú ý đến công tác bảo tồn

1.2.2 Sơ lược về tình hình nghiên cứu chim ở đồng bằng sông Cửu Long và VQG Tràm Chim

ĐBSCL có vai trò hết sức quan trọng đối với các loài chim nước và chim di

cư, trong đó các sân chim được coi là nơi cư trú chính của chúng Từ sau ngày miềnNam giải phóng đến nay, khu hệ chim ĐBSCL trong đó có khu hệ chim nước đãđược nghiên cứu bởi nhiều tác giả như: Võ Quý và cs (1983 - 1984); Võ An Hà vàNguyễn Đỉnh Điền (1985) [31]; Lê Đình Thủy (1985, 1992); Lê Diên Dực (1990);

Trang 28

Năm 1999, tại ĐBSCL, tổ chức BirdLife International tại Việt Nam hợp tácvới Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tiến hành đề tài: “Bảo tồn các vùngđất ngập nước quan trọng ở ĐBSCL”, nhằm mục đích xác định, đánh giá và bảo tồncác vùng đất ngập nước quan trọng ở ĐBSCL Kết quả đã ghi nhận tại ĐBSCL có

194 loài chim, trong đó có 73 loài chim nước [68] Nguyễn Cử (2000) điều tra 30sân chim ở ĐBSCL Trong đó, tác giả mô tả số loài, số cá thể cũng như tình hìnhquản lý và bảo vệ của từng sân chim [17]

Tuy nhiên, nghiên cứu về sinh thái học chim còn bị hạn chế nhiều Côngtrình nghiên cứu của Lê Đình Thủy (1995) [88] và Trương Văn Phúc (1998) nghiêncứu ở sân chim Bạc Liêu là các tài liệu đầu tiên đề cập đến sinh thái học của một sốloài chim nước

Trong năm 1996, Larsen B E nghiên cứu về mối tương quan của 10 loàichim trong khu vực với hệ thực vật và chế độ nước trong VQG, đặc trưng là Cò lửa

(Ixobrychus cinnamomeus) [160].

Được sự hỗ trợ của Câu lạc bộ chim Phương Đông (Oriental Bird Club), năm

1999 Nguyễn Văn Hùng đã điều tra sự phân bố và số lượng của loài Ô tác

(Houbaropsis bengalensis), ghi nhận 4 cá thể Ô tác xuất hiện ở Vườn vào mùa khô

và phân bố ở gần trạm Phú Đức [19]

Nghiên cứu khu hệ chim của VQG Tràm Chim, đã có các tác giả Larsen(1996) ghi nhận 181 loài [160] và Buckton (1999) đã ghi nhận 86 loài [122] Theocác kết quả điều tra, VQG Tràm Chim được xếp hạng ưu tiên thứ 2 trong 10 vùngđất ngập nước của ĐBSCL [43]

Cùng với việc nghiên cứu bảo vệ quần thể Sếu đầu đỏ, khu hệ chim VQGTràm Chim cũng được nhiều người quan tâm điều tra nghiên cứu Ngoài tổ chứcICF đã có một số cán bộ khoa học từ các cơ quan nghiên cứu trong nước, các Tổchức Quốc tế và cán bộ của VQG Tràm Chim cùng những người yêu thiên nhiên đãđến Tràm Chim để tìm hiểu Sếu đầu đỏ và khu hệ chim ở đây

Trang 29

Riêng đối với loài Sếu đầu đỏ, đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành ở ViệtNam Khoảng năm 1924 có thể gặp từng đôi hoặc từng nhóm chim Sếu ở TrungTrung bộ và Nam bộ [57] Các nghiên cứu về chim Đông Dương của Delacour vàJabouille (1931), cũng như sau này trong sách “Chim Việt Nam - Hình thái và phânloại” của Võ Quý (1975) đều không chỉ ra được vùng phân bố cụ thể của Sếu đầu

đỏ ở Việt Nam và Vùng ĐBSCL, mà chỉ mô tả vùng phân bố chung của loài này ởNam Bộ và Nam Trung Bộ [68] Tuy nhiên, cho đến ngày 5 tháng 1 năm 1986người ta mới chính thức quan sát được 46 con Sếu đầu đỏ ở vùng Tam Nông; năm

1989, Lê Diên Dực nghiên cứu một số đặc điểm về thức ăn, sinh sản của Sếu nhưngchưa đưa ra được đặc điểm phân bố cụ thể ở các khu vực quản lý trong VQG (theoMinh Lộc, 2007 [57])

Những ghi nhận trong các năm tiếp theo của thập kỷ 90 cho thấy Sếu đầu đỏ

có ở Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp); Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang), VQG Lò Gò XaMát (tỉnh Tây Ninh), VQG Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai), và một vài nơi khác trongvùng rừng khộp thuộc huyện Buôn Đôn và Ê Súp thuộc tỉnh Đắc Lắk Trong đóVQG Tràm Chim và khu vực Kiên Lương là 2 khu vực Sếu tập trung vào mùa khô

Ở khu vực thuộc tỉnh Đăk Lăk, đã có nhiều ghi nhận Sếu xuất hiện với số lượngnhỏ, 1 đến 2 cá thể cả trong mùa mưa lẫn mùa khô, tháng 6 năm 1997 [142], tháng

3 năm 2004 (Tu & Can 2004), tháng 7, tháng 11 năm 2004 (Bao et al 2004) vàtháng 11 năm 2005 [2]

Năm 2008, Nguyễn Cử và Đỗ Thị Như Uyên đã có nghiên cứu về sự biếnđộng số lượng của loài Sếu ở VQG Tràm Chim với số lượng suy giảm nghiêm trọng

từ năm 1998 với hơn 1000 cá thể và đến năm 2008 chỉ còn 126 cá thể [25]

1.3 Khái quát về điều kiện tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu

1.3.1 Vị trí địa lý và địa hình

VQG Tràm Chim nằm trên địa bàn 4 xã: Phú Thọ, Phú Hiệp, Phú Đức, TânCông Sính thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, ở cách sông Tiền khoảng

Trang 30

trong đó Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thuộc khu các khu từ A1, A2, A3 và A4,Phân khu phục hồi sinh thái thuộc khu A5, và Phân khu hành chính dịch vụ thuộckhu C (xem hình 2.2) Vùng đệm thuộc địa bàn của 05 xã (Phú Đức, Phú Hiệp, PhúThọ, Phú Cường và Tân Công Sính) và thị trấn Tràm Chim [29].

Trang 31

Hình 1.1 Bản đồ vị trí VQG Tràm Chim trong tỉnh Đồng Tháp

(Nguồn: NXB Bản đồ, 2005)

Trang 32

vết còn lại hiện nay là các rạch và vùng trũng thấp tự nhiên Sau quá trình bồi lấp tựnhiên, nay chỉ còn là hệ thống kênh rạch nhỏ chằng chịt, ngoằn ngoèo và khôngtheo một hướng nhất định nào [43].

Địa hình khu vực VQG Tràm Chim chênh nhau từ 1,2 - 1,6m Độ cao trungbình vào khoảng 1,5m so với mực nước biển, có xu thế cao dần từ Tây sang Đông.Nơi thấp nhất khoảng 1,2 - 1,3 m, nằm chủ yếu ở phía 2 kênh Đồng Tiến và AnBình Khu trung tâm có độ cao từ 1,4 - 1,6 m

Hiện nay toàn bộ ranh giới của VQG Tràm Chim (gồm các khu vực quản lí

từ A1 đến A5 và C) đều được bao bọc bởi các bờ đê ngăn cách với nhau bằng hệthống kênh rạch

VQG Tràm Chim có 2 loại đất chính: đất xám trên phù sa cổ và đất phèn.Đất phèn chiếm tỷ lệ cao (89,5%) [43]

+ Nhóm đất xám trên phù sa cổ

Loại đất này tập trung chủ yếu ở phía Bắc của Vườn và các khu vực địa hình

gò hơi cao, tại đây gặp các giồng Găng, Bưng Sơn, Phú Đức, Phú Hiệp, và giồng CàDăm… Mẫu chất thuộc bậc thềm phù sa cổ, hình thành nên các vùng đất xám điểnhình có thành phần cơ giới nhẹ, xốp, nghèo dinh dưỡng Ở các chân giồng địa hìnhbằng phẳng hơi thấp, đất xám, bị ảnh hưởng nhiễm phèn

làm độ chua của đất tăng lên

Trang 33

độc tố đã hình thành nhưng chưa phóng thích nhiều ra kênh rạch Nước mưa ngập

sẽ góp phần phóng thích độ chua và các độc tố ra kênh rạch

1.3.2 Điều kiện khí hậu

VQG Tràm Chim có điều kiện khí hậu như sau [43]:

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ cao quanh năm và tương đối ít biến động, nhiệt độ

tháng 3 và tháng 4 trong năm Nhiệt độ qua các tháng mùa khô biến đổi không

Bảng 1.1 Nhiệt độ các tháng mùa khô ở VQG Tràm Chim

Năm Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Thời gian Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6

s Bão hầu như không ảnh hưởng đến Tràm Chim và vì thế gió với tốc độ lớn trongcơn mưa chưa từng xảy ra

+ Lượng mưa: Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trung bình khoảng 1.650mm/năm Mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, mùa mưa tập trung cao độ ở các

Trong khi đó, tháng 1, 2, 3 lại là những tháng khô hạn nhất, thời tiết hầu như không

Trang 34

năm 2009, lượng mưa thay đổi, mưa đến sớm hơn và với lượng mưa cao hơn nămtrước nhiều Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến khu hệ chim điển hình nhất là loàiSếu đầu đỏ,làm cho số lượng của loài này giảm xuống đáng kể.

Tại VQG Tràm Chim các số liệu về lượng mưa thu được từ năm 2007 đếnnăm 2010 cho thấy có sự giảm dần theo các tháng và với lượng mưa không đáng

kể (bảng 1.2)

B ng 1.2 L ảng 1.2 Lượng mưa ở VQG Tràm Chim từ năm 2007 đến năm 2010 ượng mưa ở VQG Tràm Chim từ năm 2007 đến năm 2010 ng m a VQG Tr m Chim t n m 2007 ư ở VQG Tràm Chim từ năm 2007 đến năm 2010 àm Chim từ năm 2007 đến năm 2010 ừ năm 2007 đến năm 2010 ăm 2007 đến năm 2010 đến năm 2010 n n m 2010 ăm 2007 đến năm 2010

Năm Lượng mưa trong 6 tháng mùa khô (mm) Lượng mưa hàng năm (mm) Tỉ lệ %

1.3.3 Đặc điểm thuỷ văn

Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng kiếm ăn vànguồn thức ăn của các loài chim nước, đặc biệt là đối với các bãi cỏ năng là thức ănchủ yếu của Sếu đầu đỏ

VQG Tràm Chim được bao bọc bởi các kênh: Phú Thành ở phía Tây, PhúHiệp ở phía Đông, Đồng Tiến ở phía Tây Nam và An Bình ở phía Bắc Trong đó,kênh Đồng Tiến lớn nhất và là kênh trục nối từ sông Tiền sang sông Vàm Cỏ Tây.Tác dụng của nó là đưa nước ngọt từ sông Tiền vào nội đồng, tiêu chua và thoát lũ

từ sông Tiền sang sông Vàm Cỏ Tây Kênh Phú Hiệp và kênh Phú Thành giữ vai tròtiếp nước ngọt vào sâu trong nội đồng từ các kênh trục và tiêu thoát nước khi có lũ

từ hướng Tây tràn qua Kênh An Bình có tác dụng tiếp nước ngọt từ sông Tiền vàonội đồng Ngoài ra, khu vực VQG Tràm Chim còn có 2 kênh nhỏ là kênh Mười Nhẹnối từ kênh Đồng Tiến sang kênh Phú Hiệp và kênh Ba Hồng chạy từ giữa kênh AnBình vào trung tâm khu A1

Trang 35

Vàm Cỏ Đông, nước từ sông Tiền qua các kênh đi vào nội đồng Do có sự chênh lệchmực nước khá lớn giữa sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây, nên xu thế chung là mựcnước trong nội đồng thấp hơn ngoài sông Tiền và cao hơn so với sông Vàm Cỏ Tây.

Mực nước kênh rạch bắt đầu dâng lên vào mùa mưa, nhưng nước chỉ tràn khỏikênh rạch và ngập đất từ tháng 7 Chiều đại cường của dòng chảy lũ ở Đồng ThápMười là Đông Nam Mặc dù có nhiều kênh mới đào và kênh cũ đã được nạo vét,nhưng sự thoát nước của vùng vẫn chậm Thủy triều không góp phần đáng kể vào sựthoát nước, có lẽ vì nhiều kênh rạch chính kể cả sông Vàm Cỏ vẫn chưa được nạo vétsâu Từ tháng 11, nước bắt đầu hạ, dần dần ruộng hết bị ngập, ráo khô, nước chỉ cònlại trong kênh rạch và rất nhiều trũng, ao, bưng, đìa [33]

1.3.4 Khu hệ thực vật, động vật

a Khu hệ thực vật

Hệ thực vật đặc trưng bởi kiểu rừng tràm ngập nước theo mùa trên đất phèn

Có 6 kiểu quần xã thực vật chính trong VQG (xem mô tả chi tiết tại phụ lục 2) [33],bao gồm:

- Đầm lầy sen – nghễ: Có diện tích 63,8 ha Kiểu quần xã này thường xuất hiện

ở những nơi có đất thấp như bưng, vùng đầm lầy gần như ngập nước quanh năm, phân

bố chủ yếu ở gần chốt bảo vệ C3, C2 thuộc khu A1

- Đồng lúa ma: có diện tích 678,4 ha Kiểu quần xã này thường xuất hiện ởnhững nơi có độ cao trung bình, phân bố chủ yếu ở khu A1

- Đồng cỏ ống: có diện tích 1.965,9 ha Kiểu quần xã này xuất hiện ở những

độ cao khác nhau nhưng phổ biến và chiếm ưu thế ở những nơi đất cao, phân bố đều

Trang 36

tuổi từ 4 - 20 tuổi, mật độ biến thiên trong khoảng từ 5.000 - 20.000 cây/ha Diệntích tràm nhiều nhất ở khu A1.

Cho đến nay, tại VQG đã thống kê được 174 loài thực vật nổi và 130 loàithực vật bậc cao (bảng 1.3), trong đó có 14 loài thực vật thân gỗ, 2 loài thân bụi, 5loài dây leo và 109 loài thực vật thân thảo

Bảng 1.3 Thành phần thực vật ở Vườn Quốc gia Tràm Chim

- Động vật thủy sinh: VQG Tràm Chim phong phú về thành phần loài động

vật thủy sinh.Các kết quả điều tra đã ghi nhận 110 loài động vật nổi và 26 loài độngvật đáy Sự biến động về thành phần loài và sinh vật lượng có tính chất chu kỳ Sựphong phú của chúng vào thời kỳ cuối mùa mưa đầu mùa khô hàng năm và đến cuốimùa khô đầu mùa mưa thì trở nên nghèo nàn Sự biến động này phù hợp với biếnđộng có tính chất chu kỳ của độ pH nước ở Vườn (Trần Thanh Xuân, 1999) [43]

- Khu hệ Cá: Đã điều tra được 55 loài cá thuộc 15 họ, trong đó họ Cá chép

(Cyprinidae) có 24 loài (43,6%), họ Cá chốt (Bagridae) 17 loài (12,7%), họ Cá

rô (Anabantidae) 5 loài (9,1%), họ Cá nheo (Siluridae) 4 loài (7,3%) Nhóm cá

ưa nước tĩnh có 12 loài, nhóm cá ưa nước chảy có 43 loài Mùa lũ là thời kỳ sinhtrưởng nhanh của hầu hết các loài cá do diện tích ngập nước được mở rộng vàgiàu nguồn thức ăn Trái lại, mùa khô nước sông hạ thấp, diện tích nước bị thuhẹp, các loài cá sông tập trung về sông lớn Đối với nhóm cá đồng, do diện tích

Trang 37

(Trần Thanh Xuân, 1999) [43].

- Khu hệ Chim: Thành phần loài chim VQG Tràm Chim rất phong phú, phổ

biến nhất là nhóm chim nước Năm 1996, Larsen đã ghi nhận có 181 loài [160] Sau

đó, năm 1999 Buckton et al ghi nhận được 86 loài [122] Bên cạnh đó cũng có một

số nghiên cứu về Sếu đầu đỏ và một số loài chim nước được thực hiện ở VQG Đây

là nguồn tư liệu quí để chúng tôi có thể tham khảo bổ sung cho kết quả điều tra củamình nhằm xây dựng một danh lục chim đầy đủ hơn cho VQG Tràm Chim vào thờiđiểm này Trong các tài liệu điều tra trước đây các tác giả cũng đã đề cập đến một

số loài chim quí hiếm đang bị đe dọa, có ý nghĩa bảo tồn đối với Việt Nam và thế

giới như: Sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii), Ô tác (Houbaropsis bengalensis), Cò thìa (Platalea minor), Cò quăm đầu đen (Threskiornis melanocephalus), Già đẫy java (Leptoptilos javanicus), Cò lạo ấn độ (Mycteria leucocephala), Choi choi lưng đen (Charadrius peronii), và Ngan cánh trắng (Cairina scutulata),… và các số liệu

này sẽ được bổ sung thêm trong các kết quả nghiên cứu hiện nay

1.3.5 Tình hình kinh tế xã hội

Theo số liệu của Ban quản lý VQG (1999), toàn bộ dân số của 5 xã và thịtrấn Tràm Chim thuộc vùng đệm của Vườn là 31.229 người, chiếm 39% tổng số dân

Đặc biệt, hiện có 1.753 hộ với 8.987 nhân khẩu sống dọc bờ kênh Phú Hiệp thuộcphạm vi Vườn

Tình hình dân trí thấp: văn hoá cấp I chiếm 56,31%, còn lại là cấp II(12,76%), cấp III (2,04 %) Đa số người dân địa phương sử dụng lao động đơn giảnchưa qua đào tạo nghề (chiếm 98,6%); tỉ lệ các hộ nghèo thiếu ăn hàng năm khá lớn(chiếm 68,05%) [61]

Hàng năm, sau mùa thu hoạch lúa,người lao động ở các tỉnh lân cận không

có việc làm, họ thường di chuyển đến khu vực VQG Tràm Chim để kiếm sống, đặc

Trang 38

nhiều sản phẩm khác từ rừng tràm cũng như các sản phẩm của đất ngập nước.

Nhìn chung, đời sống của người dân ở vùng đệm còn nhiều khó khăn Nguồnsống chính là canh tác lúa và đánh bắt nguồn thủy sản tự nhiên trên các kinh rạch.Các hộ gia đình làm nghề buôn bán nhỏ ở thị trấn có đời sống khá hơn

Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và phát triển kinh tế còn nhiều hạnchế như trường học, trạm xá, điện và nước sạch dùng cho sinh hoạt v.v Sự phụthuộc kinh tế của họ vào nguồn tài nguyên của VQG Tràm Chim thể hiện rất rõ(Xem bảng 1.4)

Trong khi toàn bộ các khu vực nằm trong ranh giới Vườn Quốc Gia đượcquản lý bảo vệ nghiêm ngặt, thì các cộng đồng dân cư sinh sống bên ngoài Vườn,chủ yếu tại vùng đệm, luôn có nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên hoang dã đểđáp ứng một phần nhu cầu cuộc sống nghèo khó của họ Do vậy, người dân thườngxuyên xâm nhập vào VQG để khai thác tài nguyên bằng nhiều hình thức, đặc biệt làngười ta dùng xung điện để khai thác thủy sản mang tính hủy diệt, chặt cây, thugom củi và cả săn bắt chim thú v.v Ban quản lý VQG đã có nhiều hoạt động vềtuần tra bảo vệ và cũng đã có sự phối hợp với chính quyền địa phương trong một sốmặt như giáo dục, bước đầu thực hiện giải pháp chia sẻ lợi ích cho người dân địaphương như phân chia đất, hỗ trợ trồng lại rừng và tham gia tiêu diệt cây maidương Các hoạt động về loại hình du lịch sinh thái - du lịch xem chim, nhất là quansát Sếu đầu đỏ, có sự tham gia của cộng đồng đã thu hút cả khách trong nước vàquốc tế VQG cũng đã tiếp nhận các đoàn học sinh, sinh viên và các nhà khoa họcđến tham quan học tập, nghiên cứu Tuy nhiên, các hoạt động này chưa phát triểntương xứng với tiềm năng của Vườn và nhìn chung còn bị phụ thuộc nhiều vào sựtồn tại và phát triển của loài Sếu đầu đỏ

Bảng 1.4 Sự phụ thuộc vào tài nguyên VQG Tràm Chim của các nhóm hộ nghèo

và trung bình ở vùng đệm

Trang 39

Lúa: 2 vụ/nămNăng suất: từ 4-6 tấn/ha

Thời gian lấy củi từ tháng

1 đến tháng 5 Củi kiếmđược chủ yếu làm chất đốtnấu nướng hàng ngày

Họ ít vào Vườn kiếm củihơn các hộ nghèo

Bẫy chim, thú

Để ăn hay bán?

Chim xít, chuột, rắn

Dùng để ăn hàng ngày,nếu bẫy được nhiều thìcho hoặc bán mua lươngthực

Thỉnh thoảng vào để bẫythú như: Chuột, rắn, đểlàm thức ăn hàng ngày

Có giai đoạn nào trong

năm hộ gia đình thiếu ăn?

Nếu có, thời gian nào và

về không đánh được tàinguyên thủy sản, ảnhhưởng về thời tiết

- Từ tháng 12-2 năm sau:

Do lúa chưa thu hoạch,không có việc làm

Từ tháng 8-10 và từtháng 12 - 2 năm sau.Nguyên nhân

- Từ tháng 8 - 10: Donước từ thượng nguồn

đổ về không đánh bắtđược tài nguyên thủysản, ảnh hưởng về thờitiết

- Từ tháng 12-2 nămsau: Do lúa chưa thu

Trang 40

Sử dụng tài nguyên rừng

Phụ nữ có tham gia khai

thác rừng bằng bất cứ

hình thức nào hay không

cho kinh tế hộ gia đình?

Nếu có xin mô tả chi tiết

Vào rừng lấy củi, hái rau,hái sen, súng

Có Rất ítVào rừng lấy củi, háirau, hái sen, súng

Mối quan hệ với VQG

Người dân có biết bất cứ

qui định nào về bảo vệ

rừng hay không?

Mối quan hệ tốt

Có Thông qua các buổituyên truyền do VQG tổchức

Mối quan hệ tốt

Có Thông qua các buổituyên truyền do VQG tổchức

Nguồn: BQL VQG Tràm Chim (2010)

Ngày đăng: 21/04/2017, 23:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w