1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phân tích đoạn thơ thứ hai trong tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng

6 754 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 18,1 KB

Nội dung

Đặc biệt đoạn hai của bài thơ đã tái hiện những kỉ niệm đẹp về tình quân dân cũng như bức tranh sông nước thơ mộng trữ tình của miền Tây Tổ Quốc: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em

Trang 1

Phân tích đoạn thơ thứ hai của tác phẩm “Tây Tiến” (Quang Dũng)

Quang Dũng là một trong số những tác giả tiêu biểu của văn học kháng chiến chống Pháp 1945-1954 Ông là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa Trong số những tác phẩm của ông, “Tây Tiến” được in trong tập thơ “Mây đầu ô” là tác phẩm tiêu biểu nhất và cũng được đánh giá là bài thơ hay nhất của thơ ca kháng chiến thời kì này Bài thơ là dòng hồi tưởng về những đồng đội cũ của binh đoàn Tây Tiến, về khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ thơ mộng với một nỗi nhớ da diết khôn nguôi Đặc biệt đoạn hai của bài thơ đã tái hiện những kỉ niệm đẹp về tình quân dân cũng như bức tranh sông nước thơ mộng trữ tình của miền Tây Tổ Quốc:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.” Ở đoạn đầu, Quang Dũng nhớ về binh đoàn Tây Tiến với những chặng đường hành quân gian lao, vất vả, khó nhọc với thiên nhiên miền Tây tuy thơ mộng “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” nhưng cũng vô cùng hoang sơ, hùng vĩ, dữ dội với những “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”, “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”, với rừng thiêng nước độc “Chiều chiều oai linh thác gầm thét/Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” Tuy nhiên tới đoạn thơ thứ hai này, Quang Dũng lại cho chúng ta thấy một miền Tây với tình quân dân thắm thiết, với cảnh sông nước đẹp mơ ảo, nên thơ Bốn câu thơ đầu của đoạn hai là cảnh đêm lửa trại liên hoan thấm đẫm tình quân dân giữa người lính Tây Tiến và đồng bào dân tộc vừa thực, vừa lãng mạn: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.”

Lúc này đây, không gian cũng như được thu hẹp lại Không còn là nơi núi rừng hoang vu đầy thử thách, không còn là những đỉnh đèo “sương lấp, súng ngửi trời”,

Trang 2

không còn là nơi rừng thiêng nước độc nữa mà là “doanh trại” – nơi có thể được xem như mái nhà của người lính Tây Tiến lúc đó Đây là doanh trại, là nơi họ có thể thư giãn, không còn phải bận tâm về những nguy hiểm rình rập, về những quãng đường di chuyển khó khăn, vất vả Đây cũng là nơi mà họ tận hưởng giây phút thảnh thơi sau một ngày hành quân, là nơi mà tâm hồn hào hoa, phong nhã, lãng mạn của những người lính – vốn là những chàng trai Hà thành trẻ tuổi, bỏ bút nghiên ở lại đi theo tiếng gọi của Tổ quốc – được bộc lộ Cảnh “hội đuốc hoa” được tổ chức thật rộn ràng, vui vẻ với thật nhiều âm thanh, ánh sáng náo nhiệt Chữ “bừng” ở đây được Quang Dũng sử dụng khéo quá! “Bừng” là bừng sáng bởi ánh đuốc lung linh của đêm hội, “bừng” là bừng sáng lóng lánh phản chiếu từ những bộ xiêm áo lấp lánh của những cô gái dân tộc , “bừng” là sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng, mê say trong đôi mắt của những người lính Tây Tiến và “bừng” cũng là tiếng khèn, tiếng nhạc của đêm hội rộn rã, náo nức Chữ “bừng” thật gợi cảm, thật

ấm áp đã xua đi cái âm u, lạnh lẽo của núi rừng

Trong đêm hội rực rỡ ánh sáng, tràn đầy âm thanh ấy không chỉ có những người lính Tây Tiến mà còn có cả những cô gái vùng cao xinh đẹp “Kìa em xiêm áo tự bao giờ” câu thơ tựa như một tiếng thốt lên đầy ngạc nhiên, mê say, vui sướng của những người lính khi thấy những cô gái dân tộc trong những bộ xiêm áo rực rỡ lung linh tựa như bước ra từ huyền thoại Những cô gái miền sơn cước ấy đang hòa mình cùng với tiếng khèn rộn ràng, tình tứ, múa lên những “man điệu” hút hồn những người lính Tây Tiến Những người lính cũng nhập cuộc, cũng như hòa mình say sưa theo điệu khèn dìu dặt, lãng mạn, đưa hồn về những giấc mơ, những chân trời chưa tới, xây hồn thơ bằng với bao giấc mộng ngọt ngào: “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”.Ở đây, lại một lần nữa, Quang Dũng đã thể hiện sự khéo léo và độc đáo của mình trong việc sử dụng từ ngữ “Hồn thơ” là một khái niệm vô cùng trừu tượng, “xây” là một động từ dành cho những vật hữu hình “Xây hồn thơ” ở đây thể hiện cả một quá trình bồi đắp vẻ đẹp tâm hồn cao đẹp của người lính Chính vẻ đẹp tâm hồn ấy đã tạo nên sự lạc quan của những người lính Tây Tiến để họ hướng

về ngày mai, hương tới tương lai và hướng về những cái đẹp của cuộc đời Đây cũng là nét đặc sắc trong việc xây dựng hình tượng người lính ở nhà thơ Quang Dũng Trong thơ ca kháng chiến, chúng ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh người lính

Từ người lính nông dân giản dị, chất phác trong tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu, hay người lính lạc quan, yêu đời, ngang tàng trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật Điểm chung của những hình tượng người lính này là họ mang trong mình phẩm chất kiên cường, gan dạ, dũng cảm, một lòng vì

Tổ Quốc, vì kháng chiến Người lính của Quang Dũng cũng vậy Họ cũng là những

Trang 3

con người coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, một lòng vì lý tưởng xả thân cho nước, cho dân “Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” Tuy nhiên, điều đặc sắc ở đây là người lính của Quang Dũng không chỉ là những người gan dạ, dũng cảm, sắt thép mà còn là những người con hào hoa, phong nhã của Hà thành Chính vì vậy, họ vẫn mang trong mình tâm hồn lãng mạn rất nhân bản của những chàng sinh viên trẻ tuổi thủ đô Đúng như nhà thơ Vũ Quần Phương

đã từng nhận xét: “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ “Tây Tiến”, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến” Chính sự lãng mạn hào hoa đầy nhân bản trong đêm hội đuốc hoa ấy đã phần nào tạo nên một bài thơ độc đáo, bay bổng

và đi cùng năm tháng như “Tây Tiến.”

Đến bốn câu thơ tiếp theo, không gian lại được mở ra rộng hơn, cao hơn vào một buổi chiều sương trên sông nước nơi miền Tây Tổ Quốc – nơi đoàn quân Tây Tiến hành quân qua:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.”

Đoàn quân Tây Tiến có địa bàn hoạt động rất rộng Có khi họ phải hành quân qua những địa hình hiểm trở, nguy hiểm, đóng quân nơi rừng rú âm u song cũng có những nơi thật thơ mộng, trữ tình Họ đã từng hành quân những buổi chiều “oai linh thác gầm thét”, những đêm vắng “Mường Hịch cọp trêu người”, có những chỗ

“sương lấp đoàn quân mỏi” nhưng cũng có những Châu Mộc chiều sương bảng lảng mơ hồ Chỉ dùng một vài nét chấm phá đặc sắc, độc đáo, Quang Dũng đã vẽ lên trước mắt người đọc cảnh sông nước miền Tây tĩnh lặng, yên ả và thật lãng mạn, thơ mộng

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy”, câu thơ tựa như một lời thủ thỉ nhẹ nhàng thấm vào tâm hồn người đọc Cùng là tên địa danh, hai chữ “Châu Mộc” gợi cho ta một nơi thật bình yên, thật tĩnh lặng, thật thân quen chứ không có sự cheo leo, nguy hiểm, âm u như “Sài Khao”, “Mường Hịch” Ba chữ “chiều sương ấy” vừa gợi thời gian, vừa gợi không gian lại vừa tác động vào lòng người “Chiều sương ấy”, không rõ là chiều sương nào nhưng nó gợi lên trong lòng những người đã từng

đi qua Châu Mộc nhớ lại cảnh đẹp thơ mộng nơi đây, khiến cho người ta sống trong hoài niệm Tới đây, nhịp thơ trở nên chậm hơn, nhẹ hơn để gợi cho người đọc một khung cảnh tĩnh lặng, êm ả chứ không náo nức, rộn ràng, tràn ngập ánh

Trang 4

sáng, âm thanh như đêm hội ở bốn câu trên Cảnh trong thơ thật buồn song thi vị Sau khi mở ra niềm hoài niệm về một buổi chiều nơi Châu Mộc, Quang Dũng đã bật thốt lên câu hỏi “Có thấy hồn lau nẻo bến bờ/ Có nhớ dáng người trên độc mộc” Hai câu hỏi lặp cấu trúc “Có thấy / Có nhớ ” tựa như hai tiếng thở dài nhẹ nhàng khi nhớ về khung cảnh xưa Quang Dũng đang hỏi ai? Có lẽ ông đang hỏi những người đồng đội năm xưa có còn nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ nơi miền sông nước trữ tình hay không, hay cũng có lẽ ông đang hỏi chính bản thân mình, mình có còn nhớ về Tây Tiến, nhớ về một thời hào khí của một thế hệ gác bút nghiên ra đi vì lý tưởng của Tổ Quốc hay không? Không ai chắc về điều đó cả nhưng hai câu thơ tựa như một khúc nhạc hoài niệm tha thiết, bâng khuâng, lưu luyến mà khắc khoải vang vọng trong tâm hồn những người lính Tây Tiến về một mảnh đất nơi mà họ đã gắn bó trong suốt quãng thời gian dài, nơi mà đã trở thành một phần thiêng liêng trong tâm hồn họ Chính vì vậy, hình ảnh “lau” trong câu thơ không đơn thuần chỉ miêu tả những khóm lau dập dìu trong gió mà ở đây, Quang Dũng đang gợi “hồn lau”, gợi cái xôn xao trong gió hay cũng là gợi cái xôn xao trong tâm hồn của con người Chế Lan Viên cũng đã từng dùng hình ảnh “lau” để gợi hồn của mùa thu về:

“Ngàn lau cười trong nắng Hồn của mùa thu về Hồn của mùa thu đi Ngàn lau xao xác trắng.”

Hình ảnh “lau” của Chế Lan Viên gợi hồn của mùa thu còn “hồn lau” của Quang Dũng gợi một niềm hoài niệm, gợi ra sự rung động của tâm hồn con người Nếu coi “Tây Tiến” như một khúc nhạc bi tráng về hình tượng người lính thì những câu thơ này tựa như những nốt trầm xao xuyến lòng người Giọng thơ thật mềm mại, nhẹ nhàng mà đầy bâng khuâng, man mác khi tái hiện lại cảnh chia tay trong một chiều sương mờ bao phủ nơi Châu Mộc Nếu như câu thơ “Có thấy hồn lau nẻo bến bờ” gợi ra thiên nhiên thì câu “Có nhớ dáng người trên độc mộc” lại gợi ra hình ảnh con người: một dáng người khỏe khoắn, bất khuất trên con thuyền độc mộc giữa “dòng nước lũ” Điểm tô thêm vào bức tranh tĩnh lặng mà thi vị ấy là hình ảnh một cánh hoa mỏng manh, duyên dáng trên dòng nước: “Trôi dòng nước

lũ hoa đong đưa.” “Đong đưa” mà không phải là “đung đưa” “Đung đưa” gợi ra sự chuyển động qua lại của tạo vật còn “đong đưa” lại gợi lên cái hồn của cánh hoa rừng Dòng lũ vốn là sự dữ dội, hùng vĩ của thiên nhiên giờ lại được mềm hóa đi bởi những cánh hoa uyển chuyển, duyên dáng, nhẹ nhàng lướt nhẹ theo từng gợn sóng

Trang 5

Cả hai câu thơ tựa như những nét vẽ chấm phá để tạo nên một bức tranh sơn dầu tuyệt đẹp về khung cảnh sông nước nơi miền Tây Tổ Quốc: Một chiều sương bảng lảng Châu Mộc, một dáng người chèo thuyền độc mộc trên sông, những cây lau dập dìu theo gió, những cánh hoa rừng duyên dáng đong đưa theo dòng nước lũ Tất cả những điều đó chỉ có thể cảm nhận được bằng tâm hồn hào hoa phong nhã, rất mực lãng mạn của những chàng trai Hà thành Tâm tình của họ cũng được gửi trong cái xôn xao của tạo vật Qua đó ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn và tinh tế của người lính Tây Tiến

Qua đoạn thơ thứ hai trong bài thơ “Tây Tiến”, tác giả Quang Dũng đã tái hiện cho chúng ta thấy được Tây Tiến của những buổi liên hoa văn nghệ thắm tình quân dân, của những chiều sương bảng lảng mơ hồ đã để lại cảm giác nhớ nhung, bâng khuâng trong lòng người Khác với những nét vẽ khỏe khoắn, mạnh mẽ về hình tượng người lính dũng cảm, gan dạ, can trường, không sợ hãi trước cái chết ở đoạn một, ở đoạn hai này, Quang Dũng chủ yếu sử dụng những nét vẽ mềm mại, chấm phá vô cùng tinh tế: Từ hình ảnh xiêm áo lộng lẫy của những cô gái dân tộc, tiếng khèn “man điệu” rộn rã tạo nên bức tranh đêm hội liên hoan thắm tình quân dân cho tới hình ảnh chiều sương Châu Mộc với những ngọn lau xôn xao trong gió, một dáng người khỏe khoắn trên con thuyền độc mộc cũng với những cánh hoa trôi nhẹ theo dòng nước Tất cả những điều đó tạo nên đặc điểm “thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc”của thơ Quang Dũng Không những thế, cách sử dụng từ ngữ khéo léo, độc đáo của Quang Dũng như từ “bừng” – được coi là nhãn tự của câu thơ đầu đoạn hai hay cụm từ “xây hồn thơ” – kết hợp giữa cái trừu tượng và cái hiện thực

đã tạo nên sự độc đáo và quyến rũ riêng cho thơ Quang Dũng Quả thật không ngoa khi nói Tây Tiến là “một bài thơ kỳ diệu và có một vị trí đặc biệt trong lòng công chúng, một bài thơ làm sống dậy cả một trung đoàn, khiến địa danh Tây Tiến trường tồn trong lịch sử và ký ức mỗi người Nó như một viên ngọc sáng trong tâm hồn Việt, tấm lòng Việt và thơ ca Việt”

Bằng cảm hứng lãng mạn bay bổng kết hợp với sự sáng tạo hình ảnh, ngôn từ độc đáo cùng với bút pháp chấm phá điêu luyện, nhà thơ Quang Dũng đã tái hiện lại đêm liên hoan thấm đẫm tình quân dân cùng với cảnh sông nước miền Tây trữ tình thi vị trong đoạn thơ thứ hai của bài thơ “Tây Tiến” Từ đó, Quang Dũng đã xây dựng nên hình tượng người lính không chỉ gan dạ, dũng cảm, kiên cường mà còn

có tâm hồn lãng mạn, hào hoa của những chàng trai trẻ Hà Thành Chính điều đó

đã khiến cho “Tây Tiến” không chỉ là bài thơ của một thời kháng chiến mà còn là bài thơ đi cùng năm tháng, có sức quyến rũ kì lạ và tác động tới tâm hồn của nhiều thế hệ bạn đọc

Ngày đăng: 18/04/2017, 10:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w