1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề pen i văn thầy khương hocmai 2017 n3 (2)

3 1,6K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Khóa học Luyện thi Quốc gia PEN-I: Môn Ngữ văn Thầy Đặng Ngọc Khương Đề số 02 I.. Chỉ có khi nào bạn cảm thấy thực sự nhẹ nhàng, bắt đầu sống an nhàn, có ý nghĩa thì bạn mới có thể phá

Trang 1

Khóa học Luyện thi Quốc gia PEN-I: Môn Ngữ văn (Thầy Đặng Ngọc Khương) Đề số 02

I ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“…Sống đơn giản là sống sâu sắc hơn, quan tâm đến nhau hơn, thân thiết với nhau hơn

Cần phải thiết lập một mối quan hệ thân thiết, gần gũi với con người và cảnh vật trong môi trường sống của chúng ta hơn Trong cuộc sống hãy dành một khoảng thời gian và không gian của mình để tìm hiểu, gần gũi và yêu quý những con người sống xung quanh chúng ta Hãy tự mình sống một cuộc sống chân thực và tạo dựng xung quanh mình một cuộc sống hoàn toàn chân thực đối với mình Chỉ có khi nào bạn cảm thấy thực sự nhẹ nhàng, bắt đầu sống an nhàn,

có ý nghĩa thì bạn mới có thể phát hiện ra tinh hoa của cuộc sống này…

Dựa vào nguyên tắc của cuộc sống đơn giản, tiêu chuẩn tối thiểu của cuộc sống là : đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như ăn, mặc, ở, đi lại Tất nhiên, để đạt được điều đó, bạn phải bỏ ra một số công sức và thời gian nhất định Nhưng, điều quan trọng ở đây

là, ngoài tất cả những thứ đó, trong thời gian còn lại, việc mà bạn cần làm là biến mình thành một con người nhàn nhã và bình yên, không hao phí thời gian và công sức vào những việc làm

vô bổ Hiện nay, xu hướng sống đơn giản vẫn chưa được nhiều người chúng ta chú ý Nhưng thực ra, lối sống này đã được cha ông chúng ta coi trọng từ xưa và đã trở thành một trong những giá trị văn hóa của người Việt Có thể kể ra ở đây rất nhiều danh nhân của đất Việt đã từng có cuộc sống như vậy: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Chí Minh,…

(Trích Sống đơn giản – Xu thế của thế kỷ XXI, Chương Thâu, Ngữ văn 11, tập một,

NXB Giáo dục 2014, tr 16)

Câu 1 Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Căn cứ vào đâu xác định phong

cách ngôn ngữ ấy

Câu 2 Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt và thao tác lập luận

nào?

ĐỀ SỐ 02 Giáo viên: ĐẶNG NGỌC KHƯƠNG

Đây là đề thi tự luyện số 02 thuộc khóa học Luyện thi Quốc gia PEN-I: môn Ngữ văn (Thầy Đặng Ngọc Khương) tại website Hocmai.vn Để sử dụng hiệu quả, Bạn nên tự mình làm trước các câu hỏi trong đề, sau đó xem bài giảng để đối chiếu đáp án

Chúc Bạn thành công!

Group : https://www.facebook.com/groups/ThichHocDrive

Page : https://www.facebook.com / Thich Hoc Drive

Trang 2

Khóa học Luyện thi Quốc gia PEN-I: Môn Ngữ văn (Thầy Đặng Ngọc Khương) Đề số 02

Câu 3 Anh (chị) hiểu như thế nào về câu “Chỉ có khi nào bạn cảm thấy thực sự nhẹ nhàng, bắt

đầu sống an nhàn, có ý nghĩa thì bạn mới có thể phát hiện ra tinh hoa của cuộc sống này…”

trong đoạn trích trên

Câu 4 Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh (chị)?

II LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của minh về ý kiến nêu

trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Sống đơn giản là sống sâu sắc hơn, quan tâm đến nhau hơn,

thân thiết với nhau hơn?”

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng chính là linh hồn của bài thơ”

Từ việc cảm nhận giá trị của tác phẩm, anh/ chị hãy làm rõ ý kiến trên

- Hết -

MA TRẬN ĐỀ SỐ 02

Phần Các dạng bài thường gặp

Cấp độ nhận thức Nhận

biết

Thông hiểu

Vận dụng/Vận dụng cao

ĐỌC - HIỂU

Nội dung đoạn trích Câu chủ đề

Biện pháp tu từ, phương thức trần thuật

Phép liên kết Tìm từ khóa

Tác dụng của phép tu từ Cảm nhận nội dung tư tưởng Phân tích cảm xúc, nhận định của tác giả

Bài học hành động

Group : https://www.facebook.com/groups/ThichHocDrive

Page : https://www.facebook.com / Thich Hoc Drive

Trang 3

Khóa học Luyện thi Quốc gia PEN-I: Môn Ngữ văn (Thầy Đặng Ngọc Khương) Đề số 02

Bài học thái độ

LÀM VĂN

Viết đoạn văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (thường được đúc kết trong những câu tục ngữ, danh ngôn, ngụ ngôn, khẩu

hiệu hoặc khái niệm)

Viết đoạn văn nghị luận về một sự việc Viết đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống Phân tích/cảm nhân hình tượng nhân vật, chi tiết,

Phân tích tình huống truyện Phân tích giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm Phân tích/ cảm nhận về một đoạn thơ, một khía cạnh nội dung,

nghệ thuật của bài thơ Một ý kiến bàn về văn học: tình huống truyện, ý nghĩa nhan đề,

Hai ý kiến bàn về văn học: tình huống truyện, ý nghĩa nhan đề,

chi tiết, nhân vật

So sánh hai nhân vật/ hai hình tượng

So sánh hai chi tiết/ hai đoạn văn/ hai đoạn thơ

Giáo viên: Thầy Đặng Ngọc Khương Nguồn: Hocmai.vn

Group : https://www.facebook.com/groups/ThichHocDrive

Page : https://www.facebook.com / Thich Hoc Drive

Ngày đăng: 16/04/2017, 23:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w