1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Vận động của Trái Đất và hệ quả

9 7,5K 66
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 527 KB

Nội dung

Hệ quả sự vận động quay quanh trục của Trái đất đất Trái đất có dạng hình cầu, do đó Mặt trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng được một nửa, đó là hiện tượng ngày đêm.. Lực Côriôlit là lực l

Trang 1

Vận động tự quay quanh trục của Trái đất và các hệ quả địa lí

Trái đất có nhiều vận động Vận động tự quay quanh trục là một vận động chính của Trái đất Vận động này sinh ra hiện tượng ngày, đêm ở khắp mọi nơi trên Trái đất và làm lệch hướng các vật chuyển động trên cả hai nửa cầu

1 Sự vận động của Trái đất quanh trục

Trái đất quay quanh trục tưởng tượng nối liền hai cực Trái đất và nghiêng 66o33' trên mặt phẳng quỹ đạo Mô hình tự quay của Trái đất như sau :

Trái đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông, ngược chiều kim đồng

hồ (nhìn từ cực Bắc xuống)

Trái đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục trong khoảng thời gian một ngày đêm Khoảng thời gian đó là vị trí của Mặt trời 2 lần chiếu thẳng góc trên kinh tuyến có địa điểm quan sát quy ước 24 giờ (Do chuyển động của Trái đất trùng với chuyển động quanh Mặt trời cho nên thời gian thực mà Trái đất quay tròn một vòng là

23 giờ 56 phút 4 giây)

Tốc độ góc quay của Trái đất : = 2/2

Vận tốc quay của Trái đất phụ thuộc vào vĩ độ ở xích đạo, vận tốc của Trái đất bằng :

v = 2R hay  R /2= 464 m/ s

Trong đó:  : tốc độ góc quay

R : bán kính Trái đất tính ra m

T : thời gian tính ra giây

Càng lên các vĩ tuyến cao, vận tốc càng giảm ở vĩ độ , vận tốc v1

v 1 = v cos hay v 1 = R cos

Trong đó v là vận tốc tự quay của Trái đất ở xích đạo

Trái đất quay quanh trục không đều đặn theo thời gian tháng 8 nó quay nhanh nhất và tháng 3 và 4 quay chậm nhất

2 Hệ quả sự vận động quay quanh trục của Trái đất

đất

Trái đất có dạng hình cầu, do đó Mặt trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng được một nửa, đó là hiện tượng ngày đêm Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối

là đêm

Trang 2

Nhờ có sự vận động tự quay của Trái đất từ Tây sang Đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái đất đều lần lượt có ngày và đêm

Lực Côriôlit là lực làm lệch hướng chuyển động do sự tự quay của Trái đất:

Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất nên các vật chuyển động trên bề mặt Trái đất đều bị lệch hướng Lực làm các vật chuyển động trên bề mặt đất bị lệch hướng như vậy gọi là lực Côriôlit

F = 2 m  v sin 

 : vận tốc của Trái đất

v :vận tốc của vật

m :khối lượng vật

 : vĩ độ địa lý

Ở xích đạo sin  = o nên F = 0 và tăng dần về hai cực

Khi Trái đất quay, tất cả các điểm trên bề mặt của nó đều chuyển động với vận tốc giảm dần từ xích đạo về cực Mọi vật thể chuyển động theo chiều kinh tuyến Khi nhìn theo hướng chuyển động đều bị lệch hướng về bên phải ở nửa cầu Bắc, bên trái nửa cầu Nam

Ở nửa cầu Bắc, nếu nhìn xuôi theo hướng

chuyển động thì vật chuyển động sẽ lệch về bên

phải Còn ở nửa cầu Nam, vật chuyển động sẽ

lệch về bên trái Sự lệch hướng này không những

có ảnh hưởng đến hướng chuyển động của các vật

thể rắn như đường đi của các viên đạn pháo mà

còn ảnh hưởng đến hướng chuyển động của các

dòng chảy như sông và các luồng không khí như

gió

Giờ trên Trái đất và đường chuyển ngày quốc tế:

Trái đất tự quay quanh trục với tốc độ góc không đổi 3600 : 24h = 150/giờ, do đó

Trang 3

Trong một ngày đêm các địa điểm cùng nằm trên một kinh tuyến có một lần Mặt trời lên cao nhất 12 giờ, các địa phương ở trên cùng một kinh tuyến có giờ giống nhau Giờ này gọi là giờ địa phương Để thuận lợi hơn cho sinh hoạt người ta quy định giờ khu vực Người ta chia Trái đất thành 24 khu vực bổ dọc theo kinh tuyến, mỗi khu vực rộng 150 tương ứng với 1 giờ Giờ chính thức của toàn khu vực là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua chính giữa khu vực đó

Để làm mốc tính giờ ở các nơi, khu vực giờ gốc, là giờ số 0 là khu vực có kinh tuyến 00 đi qua đài thiên văn Greenwich (Luân Đôn – Anh) Ranh giới khu vực này từ kinh độ 705 tây đến 705 đông Từ khu vực gốc đi về phía đông là các khu vực có số thứ

tự tăng dần và giờ sớm hơn ở khu vực phía Tây Giờ tính theo khu vực giờ gốc là giờ GMT.Ở mỗi nước tùy theo hình dạng lãnh thổ để lấy giờ quy định chung cho cả nước, thường là kinh tuyến đi qua thủ đô, Việt Nam lấy kinh tuyến105 0 Đông (đi qua Hà Nội) làm kinh tuyến gốc của khu vực giờ số 7

Đường chuyển ngày quốc tế (kinh tuyến đổi ngày):

Do Trái đất là một hình khối cầu, nên khu vực giờ gốc 0 đối diện với khu vực giờ số 12 và trùng với khu vực 24 cho nên sẽ xảy ra 2 ngày trên một khu vực Vì vậy, người ta quy ước lấy khu vực giờ 12 (kinh tuyến 1800) làm đường chuyển ngày quốc tế Tuy nhiên, trên thực tế đường kinh tuyến đổi ngày không phải là một đường thẳng mà là một đường ngoằn ngoèo

Nếu đi từ Tây sang Đông theo hướng tự quay của Trái đất, khi qua đường kinh tuyến này thì phải lùi lịch lại một ngày Nếu đi từ Đông sang Tây theo hướng ngược chiều quay của Trái đất khi qua kinh tuyến 1800 phải chuyển sớm lên một ngày,

Những địa điểm nằm ở hai bên của đường kinh tuyến 180 thuộc múi giờ số 12 tuy có giờ giống nhau nhưng lại nằm ở hai ngày khác nhau (Nhà hàng hải, nhà thám hiểm Magienlăng khi đi từ Tây Ban Nha sang phía tây ngày 20/9/1519, tàu của ông trở về nơi xuất phát ngày 7/9/1522 Nhưng sổ nhật kí trên tàu chỉ ghi đến ngày 6/9/1522).

Mạng lưới tọa độ trên Trái đất:

Trong quá trình chuyển động tự quay của Trái đất chỉ có hai điểm chuyển động tại chỗ là hai điểm cực : cực Bắc và cực Nam, đường thẳng nối hai cực là trục Trái đất Trục Trái đất nghiêng trên mặt phẳng Hoàng Đạo một góc 660 33'

Đường xích đạo là vòng tròn lớn nhất nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay phân chia Trái đất thành 2 nửa cầu Khoảng cách từ xích đạo đến hai cực bằng nhau Các mặt phẳng song song với xích đạo thành các vòng tròn là vĩ tuyến.Vĩ tuyến thuộc nửa cầu Bắc là vĩ tuyến Bắc, Vĩ tuyến thuộc nửa cầu Nam là vĩ tuyến Nam

Khoảng cách biểu hiện bằng

các cung độ từ các vĩ tuyến đến xích

đạo gọi là các vĩ độ địa lý

Đường nối hai cực trên bề mặt

Trái đất gọi là kinh tuyến (Giao tuyến

giữa mặt phẳng kinh tuyến với mặt

elipxôit của Trái đất)

Khoảng cách biểu hiện bằng

các cung độ từ kinh tuyến đến kinh

tuyến gốc gọi là kinh độ địa lý

Trang 4

Tất cả hệ thống các đường kinh tuyến, vĩ tuyến địa lý trên bề mặt Trái đất tạo thành một lưới tạo độ nhờ đó mà xác định vị trí các điểm trên bề mặt Trái đất

VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI

1 Sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời

Ngoài sự vận động tự quay quanh trục, Trái đất còn chuyển động quanh Mặt trời theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn có hai tiêu điểm cách nhau khoảng 5 triệu km Đường Hoàng đạo có độ dài khoảng 943.040.000km Điểm cận nhật là điểm Trái đất gần Mặt trời nhất (cách 147 triệu km) vào ngày 3 hoặc 4 tháng 1 Điểm viễn nhật (cách

152 triệu km), vào ngày 4 hoặc 5 tháng 7 hàng năm

Khi chuyển động quanh Mặt trời, Trái đất đồng thời vẫn tự quay quanh trục Thời gian Trái đất chuyển động quanh Mặt trời một vòng là Trái đất chuyển động một vòng trên hoàng đạo hết 365 ngày 5 giờ 48 phút 56 giây với vận tốc trung bình 28km/s (gọi là năm Thiên văn hay năm Xuân phân)

Trong khi chuyển động trên quỹ đạo (quanh Mặt trời), Trái đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi Mặt phẳng xích đạo so với mặt phẳng hoàng đạo lệch một góc 23027' Trục Trái đất nghiêng trên hoàng đạo 66033'

Sự chuyển động đó gọi là chuyển động tịnh tiến

2 Hệ quả địa lí

2.1 Chuyển động biểu kiến của Mặt trời giữa hai chí tuyến:

Trong khi chuyển động trục nghiêng của Trái đất luôn hướng về phía ngôi sao Bắc cực Vì vậy có lúc nửa bán cầu Bắc ngả về phía Mặt trời (21/3 - 23/9), có lúc nửa bán cầu Nam ngả về phía Mặt trời (23/9 - 21/3)

Trong khu vực ngoại chí tuyến (từ chí tuyến Bắc và Nam trở về 2 cực) không có hiện tượng Mặt trời chiếu thẳng góc (Mặt trời lên thiên đỉnh)

Mặt trời chiếu thẳng góc xuống chí tuyến bắc và nam mỗi năm một lần, khu vực nội chí tuyến có 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh

Hàng năm vào ngày 22/6 Trái đất đến một vị trí ở gần mút hoàng đạo gọi là hạ chí, lúc đó đầu phía bắc của trục Trái đất quay về phía Mặt trời Ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng ở vĩ độ 23027' Bắc (chí tuyến Bắc ) đến 22/12 ngày Đông chí ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng trên mặt đất ở vĩ độ 23027 Nam( chí tuyến Nam)

Vào ngày 21/3 và 23/9 Mặt trời chiếu thẳng góc xuống xích đạo Trái đất ở vị trí trung gian ở giữa hai đầu mút hoàng đạo gọi là xuân phân và thu phân Trục nghiêng Trái đất không quay đầu về phía Mặt trời

Trang 5

Sự chuyển động ảo giác của Mặt trời trong một năm giữa khu vực nội chí tuyến

là chuyển động biểu kiến của Mặt trời (chuyển động nhìn thẳng nhưng không có thực)

Hiện tượng sự thay đổi các thời kỳ nóng - lạnh

Do trục Trái đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động tịnh tiến quanh Mặt trời, nên Trái đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt trời tạo nên sự luân phiên nóng, lạnh ở hai nửa cầu Bắc - Nam

Nhiệt của bề mặt đất phụ thuộc vào góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng của ánh sáng Mặt trời

Nửa cầu nào ngả về phía Mặt trời, thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt Lúc ấy là mùa nóng của nửa cầu đó Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt trời thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt Lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó

Từ 21/3 đến 23/9, nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt trời, Mặt trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo về chí tuyến Bắc rồi lại về xích đạo, bán cầu Bắc là thời kỳ nóng Trong suốt thời gian này, ở bán cầu nam góc chiếu Mặt trời thấp, từ chí tuyến nam về ơhía cực nam không có sự chiếu thẳng góc của tia sáng Mặt trời, bởi vậy bán cầu Nam

là thời kỳ lạnh

Từ 23/9 - 21/3 thì lại ngược lại, bán cầu nam là mùa nóng, bán cầu bắc lại là mùa lạnh

Vào các ngày 21 - 3 và 23 - 9, hai bán cầu có góc chiếu của Mặt trời như nhau, nhận được lượng nhiệt và ánh sáng như nhau Đó là lúc chuyển tiếp giữa các mùa nóng

và lạnh của Trái đất

Riêng ở khu vực xích đạo thì góc tới của Mặt trời thay đổi không đáng kể, nên không phân biệt được thời kỳ nóng lạnh

Nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới, quanh năm nóng, sự phân hoá ra bốn mùa không rõ rệt Ở miền Bắc, tuy cũng có bốn mùa, nhưng hai mùa xuân và thu chỉ là những thời kì chuyển tiếp ngắn Ở miền Nam, hầu như nóng quanh năm, chỉ có hai mùa: một mùa khô và một mùa mưa

Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái đất

Trang 6

Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau:

Từ 21/3 - 23/9 trục Trái đất nghiêng về phía Mặt trời ở bán cầu Bắc nên đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái đất (lệch một góc 23027') nên ở nửa cầu Bắc có ngày dài hơn ngày ở bán cầu Nam Từ 66033' Bắc về cực bắc có 6 tháng liên tục được Mặt trời chiếu sáng Từ 23/9 - 21/3 hiện tượng trên diễn ra ngược lại

Khi Trái đất ở vị trí Hạ chí (ngày 22-6), nửa cầu Bắc chúc về phía Mặt trời nhiều nhất, còn nửa cầu Nam ngả về phía đối diện Khi Trái đất ở vị trí Đông chí (ngày 22-12), đến lượt nửa cầu Nam ngả nhiều nhất về phía Mặt trời, còn nửa cầu Bắc

có hiện tượng ngược lại Trong hai ngày Xuân phân (21-3) và Thu phân (23-9), ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở xích đạo Hai nửa cầu Bắc và Nam được chiếu sáng như nhau

Trên qũy đạo của Trái đất có 2 vị trí xuân phân(21/3) và thu phân (23/9) mốc thời kỳ nóng lạnh trong năm còn 22/6 và 22/12 mốc đánh dấu thời gian nóng nhất và lạnh nhất trong năm ở hai nửa cầu

Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau Ở xích đạo, ngày đêm luôn luôn bằng nhau, càng xa xích đạo về phía hai cực chênh lệch ngày đêm càng biểu hiện rõ rệt

Vĩ độ Thời gian ngày dài nhất ở nửa

cầu Bắc

Thời gian ngày dài nhất ở nửa

cầu Nam

66033'

400

200

00

24h 0 phút 14h 51 phút 13h 13 phút 12h 0 phút

0h 0 phút 7h 42 phút 10h 04 phút 12h 0 phút

Các vành đai nhiệt trên Trái đất:

Do trục nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo (66033') nên có sự phân bố năng lượng Mặt trời theo các vành đai nhiệt

Vùng nội chí tuyến 23027' Bắc và Nam nhận được nhiệt độ của Mặt trời nhiều nhất, nóng quanh năm gọi là nhiệt đới

Vùng từ chí tuyến đến vùng cực (23027' - 66033') quanh năm nhận được lượng nhiệt trung bình, mùa hè ấm áp, mùa đông hơi lạnh, gọi là là vành đai ôn hòa hay ôn đới

Vùng từ 66033' đến cực, nhận được lượng nhiệt của Mặt trời nhỏ nhất nên lạnh giá quanh năm gọi là hàn đới

Sự phân chia này chỉ căn cứ vào một nhân tố là sự phân bố bực xạ Mặt trời nên chỉ có giá trị về mặt lý thuyết Trong thực tế, ngoài bức xạ Mặt trời thì tính chất bề mặt đệm có vai trò rất quan trọng trong cân bằng nhiệt của Trái đất Do đó, người ta phân chia các vành đai nóng lạnh trên địa cầu còn dựa vào đường đẳng nhiệt trung bình năm:

Trang 7

Vành đai nóng: giới hạn bởi đường đẳng nhiệt trung bình năm + 200 ở mỗi bán cầu, chạy qua gần vĩ tuyến 300 Bắc và Nam

Vành đai ôn hòa: nằm giữa đường đẳng nhiệt trung bình năm + 200 và + 100 Vành đai lạnh nằm giữa đường đẳng nhiệt trung bình năm + 100 và 00

Vành đai băng giá vĩnh viễn, nhiệt độ trung bình < 00

Lịch và sự phân chia các mùa trong năm:

Lịch là cách thức phân chia thời gian trên Trái đất Để tính toán thời gian con người cổ đại đã dựa vào thiên văn để làm lịch Đến nay biết được 3 loại lịch: âm lịch, dương lịch và âm dương lịch Ở nước ta và một số nước khác trong khu vực Ðông Nam

Á đang sử dụng hai loại lịch, đó là dương lịch và âm lịch

Âm lịch : là loại lịch cổ căn cứ vào vận động của Mặt trăng quanh Trái đất để

tính năm, tháng Tháng có 29 hoặc 30 ngày, năm có 354 - 355 ngày

Dương lịch: căn cứ chủ yếu vào sự vận động của Trái đất quanh Mặt trời.

Dương lịch được người Ai Cập sử dụng từ thời cổ đại.Trái đất vận động quanh Mặt trời một vòng mất 365 ngày 5h 48 phút 56 giây thời gian này gọi là năm thiên văn

“Theo Hán - Việt thì Mặt trời là Thái Dương, Mặt trăng là Thái Âm Do vậy,

lịch theo Mặt trời gọi là dương lịch, lịch theo Mặt trăng gọi là âm lịch”

Âm dương lịch: là loại lịch xây dựng trên cơ sở phối hợp cả 2 vận động của Mặt

trăng quanh Trái đất và Trái đất quanh Mặt trời

Một năm Âm dương lịch cũng có 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày theo chu kỳ vận động của Mặt trăng quanh Trái đất là 29,5 ngày Cho nên mỗi năm Âm dương lịch chỉ

có 355 ngày so với năm dương lịch ngắn hơn 10 ngày ; 3 năm ngắn hơn 1 tháng

Tại sao dương lịch lại có tháng thiếu, tháng đủ ?

Từ thời thượng cổ, khoảng năm 4200 trước công nguyên, người Ai Cập khi quan sát bóng của các Kim tự tháp đã tính ra được khoảng thời gian Trái đất chuyển động một vòng quanh Mặt trời là 365 ngày Khoảng thời gian đó được lấy làm đơn vị tính thời gian gọi là năm Người Ai Cập chia năm ra làm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày và 10 ngày là 1 tuần ; 5 ngày còn thừa lại được dùng để làm ngày lễ cuối năm mà không tính vào tuần hoặc tháng nào Lịch này gọi là dương lịch, là loại lịch của các dân tộc sống chủ yếu về nghề nông Học cần phải biết sự thay đổi của các hiện tượng thời tiết, khí hậu để gieo trồng Bởi vậy việc tính tháng, năm phải căn cứ vào chuyển động quanh Mặt trời của Trái đất Tuy vậy, dương lịch mà chúng ta đang dùng hiện nay là kết quả của hàng loạt sửa đổi lịch do người Ai Cập cổ đại sáng lập ra.

Các ngày trong tháng hiện nay không đều nhau, vào những năm thường thì các ngày trong tháng như sau:

Tại sao vào năm nhuận, tháng 2 sẽ có 29 ngày?

Vào năm 45 trước công nguyên, chấp chính La Mã Giun Xê Da quyết định cho sửa lại lịch của nngười Ai Cập cổ đại Một năm chia làm 12 tháng, mỗi tháng trung bình là 30 ngày, đồng thời ông cho lấy 5 ngày cuối năm thêm vào cho các tháng lẻ là : I, III, V, IX, XI sau đó lại cắt bớt của tháng II một ngày bù vào tháng sinh của mình (tháng VII) ; như vậy tháng VII cũng có 31 ngày.

Sau Xê Da, hoàng đế Ốc ta vin lại cắt thêm của tháng II một ngày cho tháng VIII là tháng sinh của mình (Sở dĩ tháng II bị rút bớt tới 2 ngày vì người La Mã cho rằng tháng II

là tháng xấu - tháng xử tội những tội nhân bị tử hình) Như vậy, tháng II còn 28 ngày, tháng VIII tăng lên 31 ngày Sau đó, ông ta lại cắt một ngày của tháng IX và XI chuyển sang cho tháng X và XII Các ngày không đều nhau ở mỗi tháng đã được hình thành như vậy.

Trang 8

Năm nhuận:

Năm nhuận dương lịch:

Nếu tính theo dương lịch thì cứ 400 năm lại có 97 năm nhuận, cũng tức là trong

400 năm thì lại tăng thêm 97 ngày, tính ra trung bình thì độ dài của một năm dương lịch

là 365,2425 ngày, chỉ chênh nhau có 0,0003 ngày, tức là 365 ngày và 26 giây Như vậy dồn tính 3300 năm mới sai 1 ngày

Năm 45, Julê Xêda, chấp chính ở La Mã đã giao cho Sôsigen sửa lại lịch cũ bằng cách cứ sau 3 năm 365 ngày lại có một năm nhuận có thêm một ngày thứ 366 Lịch đó gọi là lịch Juyli

Nhưng lịch của Xêda cũng không hoàn toàn đúng, vì năm thật không phải là 365 ngày và 6 giờ mà là 365 ngày 5 giờ và 48 phút 46 giây Nếu tính chẵn là 365 ngày 6 giờ thì năm lịch lại chậm mất 11 phút 14 giây, sau 384 năm sẽ chậm mất 3 ngày Năm 325, Hội nghị Cơ Đốc giáo họp tại Nixia quy định lại việc áp dụng lịch Xêda với cách tính một tuần có 7 ngày, mỗi ngày mang tên một vì sao Hội nghị này cũng quy định lấy ngày lễ Phục sinh vào ngày 21 tháng 3 Đến năm 1582 tức là 1.257 năm sau Hội nghị Nixia, lịch Xêda lại sai mất gần 10 ngày Giáo hoàng Gơrêgoa XIII lúc ấy quyết định sửa lại lịch cho ngày lễ phục sinh vào ngày 21 tháng 3 lấy lịch nhanh lên 10 ngày, đổi ngày 5 tháng 10 năm 1582 làm ngày 15 tháng 10 và từ đấy cứ 100 lần nhuận trong 400 năm lại bỏ đi 3 lần Những năm nhuận bị bỏ là những năm không chia hết cho 400 như:

1700, 1800, 1900 v.v Lịch này được lấy tên là lịch Gơrêgoa và còn được dùng đến ngày nay Lịch Nga trước Cách mạng tháng Mười vẫn theo lịch Xêda mà không sửa lại nên đã sai mất 13 ngày Khi Cách mạng tháng Mười nổ ra vào ngày 25 tháng 10 thì đúng theo lịch Gơrêgoa đã là ngày mùng 7 tháng 11 Đối với năm âm dương lịch nếu là năm nhuận thì có thêm tháng 13, gọi là tháng nhuận

Năm nhuận âm dương lịch:

Âm lịch dựa vào chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất Độ dài của mỗi tháng âm lịch đều được sắp xếp sao cho gần với tuần trăng, chẳng hạn ngày 15 âm lịch phải là ngày trăng tròn, một tháng đủ là 30 ngày còn tháng thiếu là 29 ngày Như vậy độ dài mỗi năm âm lịch có 354 hoặc 355 ngày Cho nên để cho độ dài trung bình của một năm âm lịch gần sát với năm dương lịch, thì trung bình cứ hơn 3 năm thì lại thêm 1 tháng vào trong năm (tháng nhuận), một năm nhuận có 13 tháng

Việc tính các năm nhuận, tháng nhuận cũng khá phức tạp Trong 19 năm âm dương lịch gọi là 1 chương, thời gian được tính nhanh hơn năm dương lịch 7 tháng, bởi vậy người ta phải thêm cho lịch 7 tháng Cứ 2 hoặc 3 năm, các năm thứ 3,6,8,11,14,17,19 của chương được cộng thêm 1 tháng những năm đó gọi là năm nhuận

Âm - dương lịch không chỉ đúng được diễn biến của các mùa, sự thay đổi của khí hậu theo mùa, năm quá ngắn, có năm lại quá dài Để bổ sung cho những sai lệnh ấy, người ta chia năm âm dương lịch làm 24 tiết Cách phân định các tiết dựa vào vị trí của Trái đất trên hoàng đạo đúng với diễn biến của khí hậu trong 1 năm Mặt trời Có 4 tiết chính là Xuân phân (21/3 dương lịch); Thu phân (23/9); Đông chí (22/12); Hạ chí (22/6)

Người ta còn chia một năm ra bốn

mùa Ở nửa cầu Bắc, các nước theo dương

lịch tính thời gian bắt đầu và kết thúc các

mùa có khác một số nước quen dùng âm lịch

ở Châu Á.

Trang 9

Đưa thêm phần của thầy Dược

Tên năm âm lịch và thời tiết theo âm lịch hay dương lịch?

Các nước ôn đới sự phân hóa khí hậu ra 4 mùa rõ rệt nên phù hợp theo dương lịch.

Cách tính mùa (theo phương Tây và phù hợp khí hậu ôn đới):

Ở nửa bán cầu Bắc (23027' -  66033'):

Mùa xuân từ 21- 3 đến 22-6, lúc này Mặt trời bắt đầu chuyển động biểu kiến từ xích đạo lên chí tuyến Bắc Do vừa trải qua mùa đông nên đất còn lạnh, lượng nhiệt bức

xạ của Mặt trời dần dần tăng lên, trong khi ngày cũng dài thêm nên nhiệt độ chưa cao, thời tiết ấm áp, ôn hòa

Mùa hạ từ 22-6 đến 23 - 9 lúc này Mặt trời chuyển động biểu kiến từ chí tuyến

và xích đạo, mặt đất đã tích lũy được nhiệt lớn và cả trong không khí nên thời tiết nóng nực

Mùa thu 23-9 đến 22-12 lúc này Mặt trời chuyển động biểu kiến xuống chí tuyến Nam lượng nhiệt giảm đi thời tiết mát mẻ

Mùa đông 22-12 đến 21-3 do mất nhiệt trong mùa trước, Mặt trời lại đang chuyển động biểu kiến ở bán cầu Nam nên nhiệt độ ở Bắc bán cầu xuống thấp nhất thời tiết lạnh giá

Ơ vùng ôn đới nửa bán cầu Nam thì ngược lại

Ơ những nước nằm ở khu nội chí tuyến và ngoài vòng cực Bắc và Nam biểu hiện mùa không hoàn toàn rõ rệt , nước ta nằm trong khu vực đó

Ở phương đông 4 ngày chính đó là ngày giữa mùa của 4 mùa

Mùa xuân 5-2 lập xuân đến 6-5; mùa hạ 6-5 đến 8-8; mùa thu 8-8 đến 8-11; mùa đông 8-11 đến 5-2

Trong thực tế người ta còn chia ra các mùa:

+ Mùa khí hậu: mùa nóng, mùa lạnh, mùa mưa, mùa khô

+ Mùa thủy văn: mùa hè, mùa cạn

+ Mùa nông nghiệp : (theo thời vụ): vụ chiêm, vụ mùa

4 Sự vận động của hành tinh kép:

Nhật thực:

Khi Mặt trăng đi vào giữa Mặt trời và Trái đất (vị trí giao hội) che ánh sáng Mặt trời lên quả đất và bóng Mặt trăng in lên một vòng tối (tối đa 5 lần / năm nhật thực toàn phần ở tại một điểm thường khoảng 200 - 300 năm một lần)

Nguyệt thực:

Khi Trái đất nằm giữa Mặt trời và Mặt trăng (vị trí xung đối) Mặt trăng bị bóng của Trái đất che khuất

Ngày đăng: 29/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w