1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Thuốc Giải Biểu Đông Y Cổ Truyền

84 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 3,17 MB

Nội dung

đông y cổ truyền×dông y cổ truyền×bài giảng thuốc giải biểu×thuốc giải biểu× đông y cổ truyền×dông y cổ truyền×bài giảng thuốc giải biểu×thuốc giải biểu× đông y cổ truyền×dông y cổ truyền×bài giảng thuốc giải biểu×thuốc giải biểu× đông y cổ truyền×dông y cổ truyền×bài giảng thuốc giải biểu×thuốc giải biểu× đông y cổ truyền×dông y cổ truyền×bài giảng thuốc giải biểu×thuốc giải biểu× đông y cổ truyền×dông y cổ truyền×bài giảng thuốc giải biểu×thuốc giải biểu× đông y cổ truyền×dông y cổ truyền×bài giảng thuốc giải biểu×thuốc giải biểu×đông y cổ truyền×dông y cổ truyền×bài giảng thuốc giải biểu×thuốc giải biểu× đông y cổ truyền×dông y cổ truyền×bài giảng thuốc giải biểu×thuốc giải biểu× đông y cổ truyền×dông y cổ truyền×bài giảng thuốc giải biểu×thuốc giải biểu×

Trang 1

THUỐC GIẢI BIỂU

GV: ThS Trần Thị Thúy Quỳnh

Trang 2

PHẦN 1 ĐẠI CƯƠNG

Trang 3

Thuốc giải biểu là những thuốc có tác dụng đưa ngoại tà (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài bằng đường mồ hôi, chỉ dùng khi tà còn ngoài biểu

Đa số thuốc giải biểu có vị cay, có công dụng phát tán, phát hãn, giảm đauđầu, thúc đẩy ban chẩn, sởi đậu mọc, ngăn không cho tà vào sâu trong cơ

thể (lý)

Trang 4

Tuỳ theo tính chất, CNCT có thể chia thuốc giải biểu làm 3 loại:

Phát tán phong hàn : tân ôn giải biểu

Phát tán phong nhiệt : tân lương giải biểu

Phát tán phong thấp:

Trang 5

là những thuốc có vị cay, tính ấm

Nhóm này gồm các vị thuốc Quế chi, Ma hoàng, Gừng, Kinh giới,

Tía tô, Hành, Hương nhu, Tế tân, Bạch chỉ, Phòng phong…

Dùng trị cảm phong hàn với các triệu chứng: sợ lạnh, sốt nhẹ, đauđầu, đau nhức mình mẩy, ngạt mũi, chảy nước mũi, khản tiếng, rêulưỡi trắng, mạch phù

Trang 6

Vị cay, tính mát

Bạc hà, Tang diệp, Cúc hoa, Cát căn, Phù bình, Sài hồ, Thăng ma… Dùng trịcảm phong nhiệt và thời kỳ khởi phát của các bệnh truyền nhiễm, có cáctriệu chứng: sốt cao, sợ nóng, nhức đầu, mắt đỏ, họng đỏ, miệng khô, rêulưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch phù sác

Trang 7

Vị cay, tính có thể ôn hoặc lương, hàn,

Trị các chứng phong thấp hàn hoặc phong thấp nhiệt

Trang 8

3 Công năng chủ trị chung của các thuốc giải biểu

3.1 Theo y học cổ truyền

- Phát tán giải biểu: các chứng ngoại cảm phong hàn/phong nhiệt

- Sơ phong giải kinh: đau dây thần kinh, đau thần kinh liên sườn do hàn, co cứng cơ, đau gáy, đau lưng, liệt dây VII,…

- Tuyên phế: các chứng ho gió, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, khó thở do hàn, nhiệt làm phế khí không tuyên giáng

- Giải độc, giải dị ứng, thúc đẩy ban chẩn mọc: trị các chứng mụn nhọt, sởi, đậu thời kỳ đầu

- Hành thủy tiêu thũng: chứng phù do viêm cầu thận cấp (phong thủy),

dị ứng nổi ban gây phù

- Trừ thấp khớp: chứng tý (thoái hóa khớp, viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp cấp)

Trang 9

Tinh dầu có khả năng sát trùng da và đường hô hấp, kích thích làm ra

mồ hôi thuốc giải cảm, sát trùng, thuốc ho, dầu bôi xoa

Tinh dầu còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm đau thuốc chữa đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy do hàn

Trang 10

Chỉ dùng thuốc khi tà còn ở biểu

- Nếu tà khí đã xâm nhập vào trong mà biểu chứng chưa hết, phối hợp với các

thuốc trị bệnh phần lý (hạ, thanh, ôn), gọi là biểu lý song giải

- Nếu có ho đờm, phối hợp với thuốc chỉ khái bình suyễn

- Nếu đau nhức nhiều, phối hợp với thuốc hành khí

- Nếu bệnh nhân khó ngủ, phối hợp với thuốc an thần

- Nếu cơ thể suy nhược, phối hợp thuốc giải biểu với thuốc trợ dương ích khí, tư

âm để phù chính khu tà

- Thuốc tân lương giải biểu phối hợp với thuốc thanh nhiệt giải độc thì tác dụng

tốt hơn

Trang 11

Thuốc chủ thăng, chủ tán, làm ra mồ hôi, dễ hao tổn tân dịch, không nên dùng

kéo dài

Uống thuốc tân ôn giải biểu cần uống nóng, ăn cháo nóng, đắp chăn mền kín

để giúp ra mồ hôi tốt hơn

Với chứng cảm phong hàn, cần phân biệt 2 dạng:

Biểu thực (không ra mồ hôi, mạch phù khẩn) dùng Ma hoàng, Tế tân Biểu hư

(có ra mồ hôi, mạch phù nhược) dùng Quế chi, Gừng

Trang 12

Không dùng thuốc giải biểu trong những trường hợp sau:

- Sốt không có biểu chứng

- Tự hãn, đạo hãn do khí hư

- Cao huyết áp hoặc xuất huyết vùng đầu

- Thiếu máu, tiểu ra máu, nôn ra máu

- Mụn nhọt đã vỡ, các nốt ban chẩn đã mọc, đã bay hết

- Sốt do âm hư (mất nước, rối loạn điện giải), triều nhiệt, thời kỳ hồi phục sau

các bệnh truyền nhiễm (giai đoạn âm hư)

Trang 13

PHẦN 2 CÁC VỊ THUỐC TIÊU BiỂU

Trang 15

1 QUẾ CHI

Ramulus Cinnamomi

Cinnamomum cassia Presl

Cinnamommum zeylanicum Blume.,

Cinnamommum loureirii Ness),

Họ Long não (Lauraceae)

TVQK: vị cay, ngọt, tính ấm Quy kinh Tâm, Phế, Bàng quang

TPHH: tinh dầu, tinh bột, chất nhày, tanin, chất màu, đường

Trang 17

- Tác dụng kích thích tuyến mồ hôi, gây giãn mạch

- Tác dụng giảm đau, giải co quắp, điều này giải thích công năng thông

dương khí, hành huyết, ấm kinh, thông mạch

- Tác dụng cường tim, kích thích niêm mạc dạ dày, tăng nhu động dạ dày,

ruột

- Ức chế hoạt động và sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn đường ruột,

virus gây bệnh cảm cúm

Trang 19

2 GỪNG

Rhizoma Zingiberis

Dùng thân rễ của cây Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ Gừng

(Zingiberaceae) Dạng tươi là Sinh khương, khô là Can khương, qua bào

chế là Bào khương, đốt cháy vỏ là Thán khương

THCB: thu hái vào cuối đông, rửa sạch, sấy khô.

TVQK: vị cay, tính ấm Quy kinh Tâm, Phế, Tỳ, Vị, Thận, Đại tràng

TPHH: tinh dầu, nhựa dầu, tinh bột, chất cay

Trang 20

- Tác dụng gây co mạch, hưng phấn thần kinh trung ương và thần kinh

giao cảm, tăng tuần hoàn, tăng huyết áp, ức chế trung tâm nôn, gây xung

huyết ở dạ dày, có tác dụng cầm máu nhẹ

- Ức chế một số vi khuẩn, vi trùng ở âm đạo Có tác động chống ung thư

trên chuột

Trang 22

- Giải độc Nam tinh, Bán hạ, dị ứng cua cá.

Ngoài ra, Gừng còn dùng để cứu gián tiếp lên các huyệt, làm phụ liệu đểchế biến một số vị thuốc, gia vị chế biến thức ăn, nhất là với các thực

phẩm có tính hàn trệ

Trang 23

3 KINH GIỚI

Herba Elsholtziae ciliatae

Dùng cành lá và ngọn có hoa của cây Kinh giới

Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland.), họ Bạc hà (Lamiaceae)

Elsholtzia cristata Willd họ Bạc hà (Lamiaceae)

THCB: lúc trời khô ráo cắt lấy đoạn cành nhiều lá và hoa, phơi hoặc sấy

khô ở 40 – 50 oC Khi dùng rửa sạch, thái ngắn 2 – 3 cm, có thể dùngsống, sao qua hoặc sao cháy cho bớt thơm cay

TVQK: vị cay, đắng, tính ấm Quy kinh Phế, Can

TPHH: tinh dầu

Trang 25

TDDL: Kinh giới có tác dụng kích thích tuyến mồ hôi, xúc tiến tuần hoàn

máu và da, điều đó giải thích tính phát hãn, giải biểu của vị thuốc Kinh

giới còn có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của trực khuẩn lao, tuy vậy

trên lâm sàng rất ít dùng để trị lao

Trang 26

4 TÔ DIỆP

Herba Perillae frutescensis

Dùng lá (Tô diệp), cành (Tô ngạnh) thu hái từ cây Tía tô (Perilla frutescens

(L.) Britt.), họ Bạc hà (Lamiaceae)

THCB: thu hoạch vào mùa hạ khi cành lá Tía tô mọc xum xuê.

TVQK: vị cay tính ấm Quy kinh Tỳ, Phế

TPHH: tinh dầu

Trang 28

TDDL: tăng nhu động dạ dày, ruột, giãn phế quản, ức chế một số vi

khuẩn đường ruột

Tinh dầu Tía tô có tác dụng diệt lỵ amib

CNCT: Tô diệp có công năng hành khí hòa vị, giải biểu tán hàn Tô ngạnh

có công năng lý khí khoan trung, chỉ thống, an thai

Trang 29

5 HƯƠNG NHU TÍA

Herba Ocimi tenuiflori

Dùng đoạn đầu cành có hoặc không có hoa của cây Hương nhu tía

(Ocimum tenuiflorum L.), họ Bạc hà (Lamiaceae)

THCB: thu hái khi cây đang ra hoa.

TVQK: vị cay tính ấm Quy kinh Phế, Vị

TPHH: tinh dầu chứa Eugenol

Trang 31

TDDL: tác dụng làm giãn mạch máu ở thận, gây xung huyết, làm tăng áp

lực lọc của thận, gây lợi niệu Có tác dụng ức chế một số vi khuẩn như B subtilis, Staphylococcus aureus.

Trang 32

6 MA HOÀNG

Herba Ephedrae

Thảo Ma hoàng (Ephedra sinica Staff.),

Mộc tặc Ma hoàng (Ephedra equisetina Bunge.),

Trung gian Ma hoàng (Ephedra intermedia Schrenk et C.A.Meyer), họ Ma

hoàng (Ephedraceae)

THCB: thu hoạch vào mùa thu khi thân còn hơi xanh.

TVQK: vị cay, đắng, tính ấm, quy kinh Phế, Bàng quang

TPHH: alkaloid là Ephedrin, tinh dầu

Trang 34

TDDL: tác dụng làm ra mồ hôi, hạ nhiệt

Ephedrin có tác dụng làm ra mồ hôi ở cơ địa sốt cao, điều này giải

thích tính phát hãn, giải cảm, hạ nhiệt của vị thuốc

Trên cơ thể bình thường, ephedrin không làm ra mồ hôi, nhưng với

người sốt cao thì làm tăng tiết mồ hôi nhiều và nhanh

Trang 35

- Lợi niệu tiêu phù: dùng trong trường hợp phù thũng mới mắc do viêmthận cấp tính

Nếu đem Ma hoàng chích mật ong thì sức phát hãn giảm đi, nhưng tác

dụng trị hen sẽ tốt hơn

Trang 36

7 TẾ TÂN

Herba Asari

Bắc Tế tân (Asarum heterotropoides F )

cây Hán thành Tế tân (Asarum sieboldii Miq.),

Họ Mộc thông (Aristolochiaceae)

THCB: thu hoạch vào mùa hạ và đầu mùa thu khi quả chín, đào cả

cây Tế tân, rửa sạch, phơi âm can

TVQK: vị cay tính ấm Quy kinh Thận, Phế, Tâm.

TPHH: tinh dầu

Trang 38

- Tác dụng giảm đau hạ nhiệt

- Tinh dầu Tế tân liều 0,2 – 0,5 ml có tác dụng hạ nhiệt trên thỏ gây sốtthực nghiệm

- Tinh dầu Tế tân làm hạ huyết áp, chống viêm, nước sắc làm huyết áptăng

- Ức chế tử cung cô lập của chuột

- Ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ, thương hàn

- Tác động trên HVP (Human Virus Papillon) gây ung thư cổ tử cung

Trang 39

- Giải cảm hàn: dùng trị cảm phong hàn, đầu đau mũi tắc Có thể phối hơp

Ma hoàng 4 g, Phụ tử 12 g, Tế tân 4 g

- Khử phong giảm đau: dùng trong bệnh đau đầu do suy nhược thần kinh,

đau răng hôi miệng, đau nhức xương khớp

- Khử ứ, chỉ khái: trị viêm khí quản mạn tính, đờm nhiều mà loãng hoặc

hen khí quản… Có thể phối hợp với Phục linh, Cam thảo, Gừng, Ngũ vị tử

Trang 40

8 HÀNH (Thông bạch)

Herba Allii

Dùng toàn cây Hành (Allium fistulosum L.), họ Hoa loa kèn (Liliaceae)

TVQK: vị cay, tính ấm Quy kinh Vị, Thận, Bàng quang.

TPHH: tinh dầu có chứa kháng sinh alixin.

TDDL: kích thích bài tiết dịch men tiêu hóa (tác dụng kiện vị) Ức chế

trực khuẩn lỵ, vi khuẩn gây bệnh ngoài da, âm đạo

Trang 42

CNCT: phát hãn, kiện vị, hoạt huyết, sát trùng, lợi thủy.

- Kháng khuẩn: dùng trị viêm họng

- Phát hãn

- Hoạt huyết, thông dương khí

- Kiện vị, giảm đau

- Lợi tiểu tiện

- Cố thận

- Sát trùng

- Kháng viêm tiêu độc

Trang 43

9 BẠCH CHỈ

Radix Angelicae dahuricae

Dùng rễ của cây Bạch chỉ (Angelica dahurica (Fisch ex Hoffm.) Benth et

Hook.), họ Hoa tán (Apiaceae)

THCB: thu hoạch vào mùa Hạ, Thu, khi trời khô ráo.

TVQK: vị cay tính ấm Quy kinh Phế, Vị, Đại trường

Trang 44

TDDL:

Tác dụng làm giãn động mạch vành tim, do Byak-angelicob (C17H16O6)

chiếm 0,2% trong Bạch chỉ tạo nên tác dụng hoạt huyết giảm đau,

nhuận cơ, giảm đau thắt ngực của vị thuốc

Tác động ức chế trực khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa (lỵ, phó thương

hàn), trực khuẩn mủ xanh, lao…

Trang 46

CNCT: tán phong hàn, trừ thấp, thông khiếu, chỉ thống, trừ mủ.

- Giải cảm hàn

- Trừ phong chỉ thống

- Giải độc

- Hành huyết điều kinh (phối hợp các thuốc khác)

- Kiện cơ nhục: dùng trong trường hợp cơ nhục đau mỏi, vô lực Đặc biệt,

có hiệu quả tốt với các chứng đau thắt vùng ngực

Trang 47

10 PHÒNG PHONG

Radix Saposhnikoviae divaricatae

cây Phòng phong (Saposhnikovia divaricata) Họ Hoa tán (Apiaceae).

TVQK: vị cay ngọt, tính hơi ấm Quy kinh Can, Phế, Tỳ, Vị, Thận.

TPHH: manit, glucosid đắng, đường.

TDDL: nước sắc và dịch chiết cồn của Phòng phong có tác dụng hạ nhiệt trên thỏ

gây sốt thực nghiệm Tác dụng của nước sắc mạnh hơn dịch chiết cồn

CNCT: phát biểu tán phong, trừ thấp

- Giải cảm hàn

- Trừ phong thấp giảm đau

- Giải kinh

Trang 50

1 LỨC

Folium Plucheae pteropodae

cây Cúc tần (Pluchea pteropoda Hemsl.), họ Cúc (Asteraceae).

TVQK: vị đắng, tính lương, quy kinh Can, Đởm

TPHH: tinh dầu, protid, lipid, cellulose, calci, sắt, caroten, vitamin C

CNCT: phát tán phong nhiệt, giúp tiêu hóa, trấn thống.

- Phát hãn: trị cảm sốt Dùng dạng thuốc sắc hoặc xông

- Kích thích tiêu hóa: dùng khi ăn uống không tiêu, kiết lỵ

- Giảm đau: giã nát lá tươi, sao với rượu cho nóng, đắp vùng lưng hai bên thận khi bị đau nhức lưng

Trang 52

2 BẠC HÀ

Herba Menthae

Dùng bộ phận trên mặt đất của cây Bạc hà (Mentha avensis L.), họ Bạc

hà (Lamiaceae)

THCB: thu hoạch khi cây vừa ra hoa, lúc trời khô ráo, cắt lấy dược liệu,

loại bỏ tạp chất phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ ở 30 – 40 oC đến khô

TVQK: vị cay, tính mát Quy kinh Phế, Can

TPHH: tinh dầu có chứa Menthol

Trang 54

TDDL:

Với liều nhỏ có tác dụng hưng phấn, kích thích trung khu thần kinh,

làm mạch máu giãn nở, thúc đẩy sự bài tiết mồ hôi và làm hạ nhiệt

Liều cao sẽ kích thích tủy sống, làm tê liệt phản xạ vận động Tác

dụng trên đoạn rễ thần kinh bị tê đau, cho nên có tác dụng tiêu

viêm, giảm đau

Tác dụng gây tê cục bộ

Bạc hà ức chế nhiều loại vi khuẩn như: Staphylococcus aureus,

Salmonella typhi, S shiga, B subtilis, P pneumoniae, H pertussis…

Trang 55

CNCT: tuyên tán phong nhiệt, thanh đầu mục, thấu chẩn.

Trang 56

3 TANG DIỆP

Folium Mori albae

Là lá cây Dâu tằm (Morus alba L.), họ Dâu tằm (Moraceae)

THCB: thu hoạch vào mùa thu, hái lá bánh tẻ, rửa sạch, phơi hay sấy

nhẹ đến khô

TVQK: vị ngọt, đắng, tính hàn Quy kinh Can, Phế

TPHH: chất cao su, caroten, ít tinh dầu, vitamin C, đường …

TDDL: hạ đường huyết trên động vật thí nghiệm Ức chế sự sinh

trưởng của tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn

Trang 58

CNCT: sơ tán phong nhiệt, thanh nhiệt, nhuận táo, thanh can minh mục.

Trang 59

4 CÚC HOA

Flos Chrysanthemi indici

Dùng hoa của cây Cúc (Chrysanthemum indicum L.), họ Cúc (Asteraceae)

THCB: lúc trời khô ráo, hái hoa, đem xông lưu huỳnh kỹ, nén chặt khoảng

một đêm đến khi nước chảy ra có màu đen thì đem phơi nắng hoặc sấy ở

40 – 50 oC đến khô

TVQK: vị ngọt, tính bình Quy kinh Tỳ vị, Phế, Thận.

TPHH: adenin, cholin, vitamin A, tinh dầu, sắc tố Chrysanthemin

TDDL: với liều cao Cúc hoa có tác dụng hạ nhiệt, hạ áp Cúc hoa ức chế

nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn đại

tràng, bạch hầu, virus cúm

Trang 61

CNCT: thanh nhiệt, giải độc, tán phong, minh mục

- Giải cảm nhiệt: dùng hạ sốt do cảm, có đau đầu, đau mắt đỏ Có thể phối

hợp Tang diệp, Câu đằng

- Thanh can sáng mắt: dùng khi kinh can bị phong nhiệt, mắt sưng đau đỏ,

ung thũng, chóng mặt Có thể dùng bài Lục vị gia Cúc hoa, Câu kỷ tử, hoặc

dùng Cúc hoa ngâm rượu

- Bình can hạ áp: phối hợp với Hoa hòe, Kim ngân, dùng dạng thuốc hãm

- Giải độc

Trang 62

5 CÁT CĂN (Sắn dây)

Radix Puerariae thomsonii

Dùng rễ cây Sắn dây (Pueraria thomsonii Benth.), họ Đậu (Fabaceae)

THCB: cây trồng được một năm, thu hoạch rễ củ, cạo bỏ lớp bần bên

ngoài, ủ mềm, thái phiến, phơi sấy kết hợp với xông lưu huỳnh đến khô

TVQK: vị ngọt, cay, tính mát Quy kinh Tỳ, Vị

TPHH: tinh bột, saponin, flavon

Trang 64

TDDL: các flavon của Cát căn (daidzein) có tác dụng làm giảm co thắt

động mạch đáy mắt, làm tăng lưu lượng máu ở mạch máu não, điều nàychứng minh tác dụng giảm đau đầu của Cát căn

Flavonoid có tác dụng tăng lưu lượng máu, giảm trở lực huyết quản củađộng mạch vành, nên ứng dụng để trị các bệnh đau thắt mạch vành tim Dịch chiết cồn Cát căn (2 g/kg) có tác dụng hạ nhiệt trên thỏ gây sốt thựcnghiệm

Daidzein có tác dụng giải co quắp gây bởi acetylcholin

Ngoài ra, Cát căn còn có tác dụng lợi tiểu, an thần

Trang 65

CNCT: giải cơ, thoái nhiệt, sinh tân, thấu chẩn, thăng dương, chỉ tả.

- Phát hãn hạ nhiệt

- Giải độc

- Sinh tân dịch, chỉ khát

- Thanh tràng chỉ lỵ

- Thanh tâm nhiệt

- Hạ huyết áp, dùng với các chứng cao huyết áp

Trang 66

PHÁT TÁN PHONG NHIỆT

Radix Bupleuri

Buplerum chinense DC.

Buplerum scorzonerifolium Willd., họ Hoa tán (Apiaeae)

THCB: thu hoạch vào mùa xuân, thu, đào lấy rễ, rửa sạch, phơi sấy khô.

TVQK: vị đắng, cay, tính hơi hàn Quy kinh Can, Đởm, Tâm bào, Tam tiêu.

TPHH: Saponin, tinh dầu, rutin

TDDL: có tác dụng hạ nhiệt, trên lâm sàng thường dùng trị các chứng sốt mà

nhiệt độ thường chênh lệch 1oC giữa sáng và chiều hoặc chứng hàn nhiệt vãnglai Dịch chiết Sài hồ ức chế sự sinh trưởng của ký sinh trùng sốt rét

Trang 69

TDDL: dịch chiết cồn có tác dụng trấn kinh hạ áp, giải co quắp, ức chế

sự sinh trưởng của vi trùng lao, một số nấm ngoài da

Trang 71

CNCT: giải biểu nhiệt, thăng dương, tiêu độc

Trang 72

8 NGƯU BÀNG TỬ

Fructus Acrtii lappae

Dùng quả chín của cây Ngưu bàng (Arctium lappa L.), họ Cúc

(Asteraceae)

THCB: thu hoạch vào mùa thu, hái quả chín, phơi sấy khô.

TVQK: vị cay, đắng, tính hàn Quy kinh Phế, Vị.

TPHH: dầu béo, glycosid

TDDL: tán phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc, thông bổ phế thận, tán kết

Nước sắc Ngưu bàng có tác dụng ức chế tụ cầu vàng và một số nấm ngoàida

Trang 76

CNCT: sơ tán phong nhiệt, tuyên phế, thấu chẩn, giải độc

- Giải cảm nhiệt: dùng khi sốt cao, sợ lạnh, miệng khô, ho khan

- Tiêu viêm trừ mủ, giảm đau, giúp sởi đậu mọc nhanh

- Giải dị ứng thời tiết: phối hợp với Kinh giới, Cát căn, Bạc hà, Liên kiều

- Nhuận tràng: dùng trị táo bón do nhiệt

Ngày đăng: 16/04/2017, 16:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w