1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Luận văn phát triển du lịch cuối tuần ở Thị Xã Sơn Tây

153 440 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 4,01 MB

Nội dung

Sơn Tây có nhiều thắng cảnh tự nhiên từ lâu đã trở nên nổi tiếng như Đồng Mô – Ngải Sơn, Khoang Xanh – Suối Tiên... Bên cạnh đó, Sơn Tây cũng có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị như Đền Và thờ Đức Thánh Tản Viên, Chùa Mía đất 2 vua ở làng Việt cổ Đường Lâm, thành cổ Sơn Tây...

Trang 1

MỤC LỤC

1.Lí do chọn đề tài 7

2.Lí do chọn đề tài 7

3.Lịch sử nghiên cứu 8

4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 13

5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14

6.Phương pháp nghiên cứu 15

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN 17

DU LỊCH CUỐI TUẦN 17

1.1 Các khái niệm 17

2.3 Điều kiện cầu du lịch cuối tuần ở Sơn Tây của người dân Hà Nội 68

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 96

3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 98

3.2 Các giải pháp 101

KẾT LUẬN 123

Trang 3

Bảng 2.4 Số trường và học sinh các trường Trung học chuyên nghiệp và

610

643

Bảng 2.6 Hoạt động ưa thích của người dân Hà Nội tại điểm DLCT

67069

6968

Trang 4

Bảng 2.8 Sở thích đối với các điểm tài nguyên du lịch của người dân Hà

6971

Bảng 2.9 Sở thích về khoảng cách tới các điểm DLCT 73

10Bảng 2.10 Sở thích về dịch vụ lưu trú của khách 76

43

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 GDP bình quân đầu người của Hà Nội giai đoạn 2000 – 2013

62059

52Hình 2.3 Cơ cấu thu nhập của người dân Hà Nội 65

74Hình 2.4 Số lần đi DLCT trong năm của người dân Hà Nội 67

96Hình 2.5 Cơ cấu người đi DLCT ở Hà Nội

67068Hình 2.6 Các loại phương tiện giao thông sử dụng đi DLCT 74

Trang 7

Cho đến nay DLCT đã và đang trở thành một hoạt động du lịch phổ biến đối với người dân cả nước đặc biệt là cư dân các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội… Điểm đến của họ thường là những nơi có thiên nhiên hoang

sơ, mát mẻ, không khí trong lành, khoảng cách không xa, đi lại dễ dàng

Thị xã Sơn Tây cách thủ đô Hà Nội 40km về phía Tây Bắc Từ Hà Nội

có thể dễ dàng đến Sơn Tây theo đường quốc lộ 32 hay đại lộ Thăng Long

Là vùng đất bán sơn địa, Sơn Tây có nhiều thắng cảnh tự nhiên từ lâu đã trở nên nổi tiếng như Đồng Mô – Ngải Sơn, Khoang Xanh – Suối Tiên Bên cạnh đó, Sơn Tây cũng có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị như Chùa Mía, Thành cổ Sơn Tây, Làng cổ Đường Lâm đất hai vua, Đền Và thờ đức thánh Tản Viên Thêm vào đó, việc xây dựng Làng Văn hóa – Du lịch các

Trang 8

Dân tộc Việt Nam sẽ làm tăng sức hấp dẫn của vùng đất này Thấy được thế mạnh đó, trong thời gian gần đây, Sơn Tây đã rất chú trọng phát triển du lịch Nhiều loại hình du lịch, sản phẩm du lịch đã ra đời Đặc biệt là sau khi toàn

bộ tỉnh Hà Tây đã hợp nhất với Hà Nội (1/8/2008) hoạt động du lịch Sơn Tây

đã khởi sắc rõ rệt Mặc dù vậy, Sơn Tây vẫn chưa định hình được loại hình du lịch nào là đặc trưng, là thế mạnh của mình Có một số ý kiến cho rằng, Sơn Tây nên tập trung vào phát triển DLCT Tuy nhiên cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này Chính vì vậy việc “nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch cuối tuần ở Sơn Tây” là một việc làm cần thiết và cấp bách

Boniface và Cooper (1993) trong nghiên cứu của mình lại cho rằng DLCT là

đi trốn những điểm tập trung dân cư và những trung tâm công nghiệp

Radu – Daniel Pintilii (2010), khi nghiên cứu vùng Bucharest, Rumani cho rằng DLCT như một công cụ, chính sách để phát triển kinh tế địa phương

Nó dẫn tới sự gia tăng cạnh tranh giữa các lĩnh vực kinh tế khác, tạo thêm công ăn việc làm, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp và tăng phúc lợi cho người dân

Trang 9

địa phương Theo ông cần hiểu hoạt động DLCT là tất cả các loại hình du lịch ngắn ngày (3 đến 5 ngày) thực hiện đặc biệt vào cuối tuần Mục đích của khách đi DLCT là để thoát khỏi những căng thẳng, áp lực hàng ngày, phục hồi cơ thể sau một tuần làm việc mệt mỏi

dụ cụ thể ở huyện Ba Vì

Nguyễn Thị Hải (1997, 1998, 2000, 2002) được ghi nhận là người có nhiều nghiên cứu nhất về DLCT Trong các công trình của mình, tác giả đã tổng quan, phân tích các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước về DLCT Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất định nghĩa về DLCT, đã trình bày được cơ sở lí luận và thực tiễn về điều kiện phát triển DLCT cũng như các phương pháp đánh giá các điều kiện địa lý tự nhiên để phát triển DLCT Trong các công trình của mình tác giả đã đưa ra định nghĩa về DLCT:

“Du lịch cuối tuần là một dạng hoạt động của dân cư các đô thị, thành phố, khu công nghiệp hoặc nơi tập trung dân cư, vào những ngày nghỉ cuối tuần, ở vùng ngoại ô hay phụ cận, có điều kiện dễ hòa nhập nhất với thiên nhiên nhằm nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khỏe, kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa.” [Nguyễn Thị Hải (2002), tr 14]

Trang 10

Sơn Hồng Đức (2004) trong Du lịch và kinh doanh lữ hành đã gọi mục đích của khách đi DLCT là “đi tìm sự thay đổi so với cái nhàm chán hằng ngày” Mục đích cơ bản của các chuyến đi DLCT là nhằm giải tỏa căng thẳng,

thoát khỏi những áp lực của cuộc sống hàng ngày và phục hồi sức khỏe Khách du lịch có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau, miễn sao thoát khỏi cái nhàm chán hằng ngày là được

Đinh Trung Kiên và cộng sự (2005), đã đi sâu nghiên cứu về tiềm năng và định hướng phát triển DLCT ở vùng du lịch 1 (lựa chọn điển hình Hà Tây và Bắc Ninh) cho thị trường khách Hà Nội Ông đã định nghĩa DLCT là loại hình du lịch thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, phục hồi sức khỏe, tinh thần và những nhu cầu khác của khách du lịch (đối tượng này chủ yếu là cư dân các đô thị và khu công nghiệp) Trên cơ sở phân tích đặc điểm nhu cầu của khách Hà Nội, đánh giá những mặt mạnh, yếu của du lịch Hà Tây và Bắc Ninh, Ông đã đưa ra những định hướng và giải pháp cụ thể để hai tỉnh này có thể phát triển tốt loại hình DLCT phục vụ khách tới từ Hà Nội Đinh Trung Kiên (2003) cho rằng Hà Tây hội tụ nhiều điều kiện phù hợp và hấp dẫn, là điểm DLCT lý tưởng của người Hà Nội và khách quốc tế lưu trú trên địa bàn Hà Tây

có nguồn tài nguyên du lịch (TNDL) khá đa dạng như các khu du lịch Thác đa,

Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Mơ, Suối Ngọc, Đồng Mô, Vườn Quốc Gia Ba Vì, Thành Cổ Sơn Tây… Để khai thác tốt hơn tiềm năng DLCT ở Hà Tây, cần phải tính tới định hướng phát triển sao cho Hà Nội phải là thị trường khách chính và thực hiện một số giải pháp về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực, thực hiện bảo vệ môi trường du lịch

Đào Minh Ngọc (2007) cũng tìm hiểu về phát triển hoạt động DLCT ở Tiền Giang Trong nghiên cứu của mình tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về

phát triển hoạt động DLCT, đưa ra khái niệm về DLCT tiếp cận theo hai hướng kinh tế và xã hội, nêu ra những điều kiện cung, cầu, tuyến chuyển tiếp

Trang 11

để phát triển hoạt động DLCT của Tiền Giang Đồng thời tác giả đã đưa ra những định hướng thị trường mục tiêu, các giải pháp về quy hoạch, đầu tư, sản phẩm – dịch vụ, quản lý, marketing để phát triển hơn nữa hoạt động DLCT ở Tiền Giang

Quách Minh Châu (2011) đã nghiên cứu về phát triển hoạt động DLCT ở Bình Dương Tác giả nêu những mặt thuận lợi về TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn của tỉnh Bình Dương để phục vụ phát triển hoạt động DLCT nơi đây, đồng thời đánh giá được những thành công cũng như các mặt tồn tại, từ

đó đề ra một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần đẩy mạnh tiến trình phát triển của ngành du lịch Bình Dương Tuy nhiên, trong nghiên cứu này mới chỉ tập trung ở cung du lịch chứ chưa đề cập đến vấn đề nhu cầu đi du lịch của người dân ở đây

Những công trình khoa học trên là nguồn tài liệu rất quý giá, cung cấp cơ

sơ lý luận và bài học kinh nghiệm, giúp tác giả có thể hoàn thành được luận văn của mình

Xuân Thu (2013) trong bài viết của mình cho rằng Sơn Tây sẽ trở thành trung tâm văn hóa, du lịch, nghỉ dưỡng Xác định Sơn Tây là một trong năm

đô thị vệ tinh của thành phố Hà Nội, phát triển trong chùm đô thị vệ tinh thủ

đô trên nền tảng đô thị thị xã Sơn Tây Định hướng phát triển Sơn Tây theo hướng du lịch, công nghiệp, nông nghiệp sinh thái và dịch vụ giao thông vận tải Như vậy, Sơn Tây giữ một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và phát triển du lịch đối với cả nước

Vấn đề phát triển du lịch ở Sơn Tây cũng có khá nhiều công trình và bài viết đề cập đến như Thẩm Quốc Chính, Nguyễn Thị Thanh Thùy, Đỗ Đức Phong, Nguyễn Phương Thảo, Khuất Hữu Oanh…

Thẩm Quốc Chính (2007), và Nguyễn Thị Thanh Thùy (2007) đều nghiên cứu về các điều kiện thuận lợi về tự nhiên cũng như CSHT vật chất kỹ

Trang 12

thuật, nguồn nhân lực ở thị xã Sơn Tây để phát triển hai loại hình du lịch đó là golf và du lịch sinh thái.

Khuất Hữu Oanh (2007) đã nghiên cứu vấn đề tiềm năng và định hướng phát triển du lịch trên địa bàn thị xã Sơn Tây Tác giả đã trình bày được các đặc điểm tự nhiên, KTXH cũng như các tiềm năng để phát triển du lịch ở Sơn Tây, tập trung vào phương pháp đánh giá, dự báo các chỉ tiêu về du lịch, số lượng khách đến, nhu cầu lao động cho du lịch, doanh thu Đồng thời đề ra các giải pháp, định hướng phát triển du lịch, xây dựng các sản phẩm, chương trình du lịch chung cho thị xã Sơn Tây.Trong nghiên cứu này tác giả mới chỉ tập trung nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch chung của Sơn Tây chứ chưa đi sâu tìm hiểu về phát triển một loại hình du lịch cụ thể ở thị xã Sơn Tây

Tiếp theo, Đỗ Đức Phong (2008) nghiên cứu về xây dựng mô hình phát triển du lịch ở Làng cổ Đường Lâm Tác giả đã nêu ra thực trạng du lịch làng

cổ Đường Lâm và mô hình du lịch hiện tại của nó với sản phẩm đặc trưng là

di sản làng cổ Đồng thời đề xuất một mô hình du lịch mới có khả năng hoạt động tốt hơn Từ đó giúp cho Làng cổ Đường Lâm xây dựng nên một mô hình

du lịch phù hợp

Cũng là nghiên cứu về Làng cổ Đường Lâm, Nguyễn Phương Thảo (2008) lại đưa ra các giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Làng

cổ Đường Lâm giúp cho du lịch tại Đường Lâm phát triển hơn nữa.

Như vậy, các nghiên cứu trên mới chỉ nghiên cứu một điểm du lịch của thị xã Sơn Tây cho việc phát triển một loại hình du lịch cụ thể mà chưa có cái nhìn tổng quát về những điều kiện thuận lợi, sẵn có cho việc phát triển du lịch chung của toàn thị xã

Ngoài ra, trong định hướng phát triển du lịch, Quy hoạch phát triển du

lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030 cũng đã đề cập tới việc phát triển các loại hình du lịch ở thị xã Sơn Tây Trong quy hoạch phát

Trang 13

triển du lịch theo không gian lãnh thổ, cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì được xác định với các sản phẩm du lịch chủ yếu sau: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch văn hóa tâm linh núi Ba Vì, du lịch văn hóa làng Việt cổ Đường Lâm – Đền Và, du lịch vui chơi giải trí, du lịch thể thao cao cấp và du lịch nông nghiệp Sân golf Đảo Vua, hồ Đồng Mô (thị xã Sơn Tây) được xác định

là một trong tám sân golf cao cấp theo quy hoạch hệ thống sân golf Việt Nam

và quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội Khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí phức hợp sườn tây núi Ba Vì và Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam Đồng Mô – Sơn Tây nằm trong danh mục các dự án trọng điểm

ưu tiên đầu tư giai đoạn 2010 đến năm 2020

Thị xã Sơn Tây có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển DLCT Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát các điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế, xã hội của Sơn Tây phục vụ phát triển DLCT Việc quản lý, tổ chức DLCT hầu như chưa được các cơ quan, tổ chức quản lý và kinh doanh du lịch quan tâm Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách tổng hợp các điều kiện phát triển DLCT ở Sơn Tây, làm tiền đề cho việc định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển loại hoạt động này là hết sức có ý nghĩa Đặc biệt là trong bối cảnh mà DLCT đang dần trở thành một nhu cầu bức thiết đối với người dân ở các đô thị, các vùng gần trung tâm thành phố, khu công nghiệp

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn là góp phần phát triển DLCT ở Sơn Tây

Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau:

 Thu thập, tổng hợp cơ sở lí luận về DLCT

Trang 14

 Thu thập nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp về điều kiện phát triển DLCT ở Sơn Tây cũng như nhu cầu của người dân Hà Nội về DLCT ở Sơn Tây.

 Phân tích, đánh giá điều kiện phát triển DLCT ở Sơn Tây cho người dân

Hà Nội

 Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển DLCT ở Sơn Tây

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là cư dân Hà Nội – khách du lịch tiềm năng và khách du lịch đến Sơn Tây – khách hiện tại.các điều kiện cung DLCT và cầu DLCT để phát triển DLCT ở Sơn Tây

Phạm vi không gian: Do điều kiện thời gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nhu cầu du lịch cuối tuần của người dân nội thành nội thành Hà Nội, cụ thể

là 4 quận (Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa) Nếu có nhiều thời gian hơn tác giả sẽ mở rộng đối tượng điều tra ra các quận khác của Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu nhu cầu DLCT của người dân Hà Nội và các vùng phụ cận , ở đây cần làm rõ khái niệm “người Hà Nội” Có rất nhiều cách hiểu “người Hà Nội”, có thể là những người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội hoặc là những người có hộ khẩu

ở Hà Nội Tuy nhiên, hiện nay, số lượng người dân học tập và sinh sống tại Hà Nội trong thời gian dài rất nhiều nhưng lại không có hộ khẩu tại đây Để xác định theo tiêu chí người Hà Nội là người có hộ khẩu ở Hà Nội rất khó và không thực tế Vì vậy, trong luận văn này, khái niệm

“ người Hà Nội ” được hiểu là những người dân Việt Nam học tập và sinh sống tại Hà Nội

Trong luận văn này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu nhu cầu du lịch cuối tuần của học sinh - sinh viên, công nhân viên chức là chủ yếu Ngoài ra,

Trang 15

luận văn còn nghiên cứu các yếu tố cung có trong phạm vi lãnh thổ như vị trí địa lý, TNDL, CSHT của Sơn Tây.

Phạm vi thời gian: các số liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài này được giới hạn từ năm 2010 đến năm 2014

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đã được sử dụng:

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Các thông tin này được thu

thập từ các công trình nghiên cứu, giảng dạy như giáo trình, bài báo của các tác giả trong và ngoài nước Từ đó phân tích, tổng hợp chắt lọc lấy nội dung phù hợp

Phương pháp khảo sát thực địa (điền dã): Phương pháp này sử dụng nhằm điều tra tổng hợp về điều kiện tự nhiên, KTXH của khu vực nhằm bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật số liệu, thông tin đã thu thập Đồng thời, việc trực tiếp tham quan, khảo sát tại địa phương đã giúp tác giả đánh giá sâu sắc hơn

về điều kiện phát triển DLCT ở thị xã Sơn Tây, đồng thời giúp đề xuất một số giải pháp sát với thực tế của địa phương hơn

Phương pháp điều tra xã hội học Luận văn cũng áp dụng phương pháp

điều tra xã hội học trong quá trình thực hiện Đó là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Vì số lượng cư dân ở Hà Nội rất lớn, chỉ tính riêng dân số 4 quận nội thành cũ của Hà Nội (Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa, Hai

Bà Trưng) tổng dân số 1.039.087 người Do điều kiện thời gian có hạn nên tác giả chỉ khảo sát 285 phiếu điều tra nhu cầu DLCT du lịch cuối tuần của người dân Hà Nội ở 4 quận nội thành Hà Nội Quá trình khảo sát được tiến hành hai đợt, đợt một năm 2012 với 127 phiếu, đợt hai năm 2014 với 158 phiếu và 120 phiếu khách du lịch đến Sơn Tây, phát ở các điểm Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, Thành cổ Sơn Tây, Làng Cổ Đường Lâm, Khu du lịch Bến xưa vào các dịp cuối tuần Để kết quả mang tính đại diện cao, tác giả căn cứ vào cơ cấu dân cư của Hà Nội để cố gắng phân bổ phiếu điều tra lấy ý kiến đủ

Trang 16

các thành phần dân cư (cán bộ công nhân viên chức; học sinh - sinh viên; công nhân, bộ đội; nghỉ hưu và các thành phần khác)

6 Bố cục của luận văn

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương

Chương 1 Cơ sở lí luận về điều kiện phát triển du lịch cuối tuần

Chương 2 Các điều kiện pPhát triển du lịch cuối tuần ở thị xã Sơn Tây Chương 3 Một số giải pháp khai thác các điều kiện cho phát triển du lịch cuối tuần ở thị xã Sơn Tây

Trang 17

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN

DU LỊCH CUỐI TUẦN 1.1 Các khái niệm

1.1.1 Du lịch cuối tuần

Qua phân tích khái niệm DLCT do các học giả đưa ra (xem phần lịch sử

nghiên cứu) có thể hiểu rằng: DLCT là loại hình du lịch tổ chức và kinh doanh các dịch vụ tại một số điểm du lịch có khoảng cách gần với những thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, phục hồi sức khỏe, tinh thần và những nhu cầu khác của khách du lịch vào những ngày nghỉ cuối tuần

1.1.2 Cung du lịch cuối tuần

Cung du lịch cuối tuần là khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ du lịch bằng những hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ,TNDL

Theo tác giả Nguyễn Thị Hải (2002), điều kiện cung DLCT bao gồm các yếu tố : độ hấp dẫn của TNDL tự nhiên, kể cả TNDL nhân văn, CSHTcơ sở hạ tầng, CSVCKTcơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực Các điều kiện này phải đảm bảo thỏa mãn được mục đích và nhu cầu của khách du lịch cuối tuần tới các điểm cấp khách tiềm năng

1.1.3 Nhu cầu du lịch cuối tuần

Trong cuộc sống, con người luôn luôn có những mong muốn và nguyện vọng hay còn gọi là nhu cầu Bên cạnh những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như nhu cầu về ăn, ở, mặc, đi lại… con người còn có nhiều nhu cầu khác nữa, trong đó có nhu cầu về DLCT

Theo Nguyễn Văn Lưu (1998), nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu xã hội đặc biệt, biểu hiện sự mong muốn tạm thời rời nơi ở thường xuyên để đến với thiên nhiên và văn hóa ở một nơi khác; là nguyện vọng cần thiết của con người muốn được giải phóng khỏi sự căng thẳng, tiếng ồn, sự ô nhiễm môi

Trang 18

trường ngày càng tăng tại các trung tâm công nghiệp, đô thị để nghỉ ngơi, giải trí, tăng cường sự hiểu biết, phục hồi sức khỏe… Nhu cầu này phụ thuộc nhiều vào sức ép đô thị , sự căng thẳng trong lao động , ô nhiễm tại nơi ở thường xuyên.

Nhu cầu trong du lịch rất đa dạng và phong phú, phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm KTXH như: trình độ nhận thức, tuổi tác, nghề nghiệp, thu nhập và

sở thích cá nhân… Nhu cầu du lịch còn phụ thuộc vào tình trạng của từng gia đình, từng nhóm người, phong tục tập quán của một cộng đồng dân cư, vào thời gian, tâm trạng… của họ Chính vì vậy, nhiều khi nhu cầu du lịch của con người rất trái ngược nhau

Như vậy, nhu cầu du lịch cuối tuần là nhu cầu rời khỏi nơi cư trú thường xuyên vào dịp cuối tuần để nghỉ ngơi, thư giãn, xả stress…

1.1.34 Cầu du lịch cuối tuần

Cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán Theo Nguyễn Văn Lưu (1998), cầu du lịch là một bộ phận của nhu cầu xã hội có khả năng thanh toán về hàng hóa vật chất và dịch vụ du lịch, đảm bảo sự đi lại, lưu trú tạm thời của con người ngoài nơi ở thường xuyên của họ, nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu văn hóa, chữa bệnh, tham gia vào các chương trình đặc biệt và các mục đích khác

Cầu du lịch cuối tuần bao gồm hai nhóm, đó là cầu về dịch vụ du lịch và cầu về hàng hóa vật chất

Cầu về dịch vụ lại bao gồm: cầu về các dịch vụ đặc trưng; dịch vụ chính

và dịch vụ bổ sung

Dịch vụ đặc trưng là những dịch vụ và nhu cầu cảm thụ, thưởng thức mà

vì nó con người tiếp nhận chuyến du lịch Chúng thường là nguyên nhân, mục đích của chuyến đi Người đi DLCT du lịch cuối tuần thường có nhu cầu thư giãn, xả stress

Trang 19

Dịch vụ chính là những dịch vụ đảm bảo sự lưu trú, ăn uống Đi DLCT

du lịch cuối tuần khách thường thích ở theo hình thức cắm trại, nhà dân, nhà sàn, ở những nơi có không gian rộng rãi

Dịch vụ bổ sung của DLCT du lịch cuối tuần là các khu vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe

Cầu về hàng hóa DLCT du lịch cuối tuần bao gồm các cửa hàng bán đồ

ăn nhanh, nước uống, cửa hàng cho thuê đồ nấu ăn, cửa hàng cho thuê dụng

cụ chơi thể thao, các cửa hàng bán thực phẩm, chợ, siêu thị…

Như vậy muốn phát triển du lịch vaayjm cuối tuần, thỏa mãn nhu cầu đi

du lịch cuối tuần của người dân, cần thường xuyên nghiên cứu nhu cầu du lịch cuối tuần.

1.2 Đặc điểm của du lịch cuối tuần

1.2.1 Thời gian

Hầu hết các công trình nghiên cứu về DLCT đều coi đặc trưng thời gian là một yếu tố quan trọng nhất đối với hoạt động DLCT Ở đây, thời gian dành cho DLCT được xác định là những ngày nghỉ ngắn của mỗi tuần Thông thường, những kỳ nghỉ đó diễn ra vào hai ngày cuối tuần (weekend) Tuy là những kỳ nghỉ ngắn nhưng do diễn ra định kỳ vào mỗi tuần nên số ngày nghỉ cuối tuần chiếm 80% tổng số ngày nghỉ trong năm [Nguyễn Thị Hải (2002)] Và để có thể tranh thủ đi du lịch trong những khoảng thời gian ngắn như vậy, chỉ có hai cách lựa chọn Cách thứ nhất là chia nhỏ các hành trình lớn và thực hiện từng đoạn của hành trình trong năm Nhưng trong thực tế, cách này rất khó thực hiện bởi lẽ có những khoảng cách, hay những hành trình mà người ta không thể thực hiện chuyến đi trong thời gian ngắn ngày được Cách thứ hai là lựa chọn những hành trình ngắn (phù hợp với thời gian 1 – 2 ngày) và thực hiện nhiều hành trình khác nhau trong năm Cách này hiện nay vẫn là cách được lựa chọn nhiều hơn cả Việc lặp đi, lặp lại những chuyến đi du lịch

Trang 20

của người dân sống tại thành phố, khu công nghiệp vào các dịp nghỉ cuối tuần đã tạo nên tính chu kỳ của hoạt động này

1.2.2 Khoảng cách

Điểm đến được lựa chọn cho các chuyến du lịch cuối tuần trước hết phải là những điểm có khoảng cách di chuyển hợp lý Theo tác giả Đặng Duy Lợi thì điểm đến thích hợp nhất cho các kỳ DLCT là khoảng 20km đối với người

đi xe đạp, còn ô tô, xe máy thì khoảng 45km – 60km [Nguyễn Thị Hải (2002), tr.12] Còn theo TS Đinh Trung Kiên thì khoảng cách của những điểm đến DLCT so với những nơi ở hoặc làm việc phải không quá 3 giờ di chuyển [Đinh Trung Kiên (2005), tr.14] Trong khi đó, Boniface lại cho rằng khoảng cách hợp lý của điểm DLCT so với nơi ở, hoặc làm việc là khoảng 2 hoặc dưới 2 giờ bay [Nguyễn Thị Hải (2002), tr.12]

Tuy nhiên, cũng cần phải xác định khoảng cách ở đây không chỉ đơn thuần là khoảng cách địa lý mà nó phải được xác định bởi ba yếu tố là khoảng cách vật lý (được đo bằng độ dài vật lý từ nơi cấp khách đến điểm đón khách), khoảng cách thời gian (được đo bằng khoảng thời gian cần sử dụng để

đi từ điểm cấp khách đến điểm đón khách, khoảng cách chi phí (được đo bằng chi phí vật chất và sức lực phải bỏ ra để đi từ điểm cấp khách đến điểm đón khách) Độ thích hợp của khoảng cách này phụ thuộc vào điều kiện của khách

du lịch và điều kiện của tuyến chuyển tiếp [Nguyễn Thị Hải (2002)]

Trong thực tế hầu hết các điểm được lựa chọn cho hoạt động DLCT thường là những diểm nằm ở khoảng cách từ 50km – 150km so với điểm cấp khách Những điểm ở khoảng cách như vậy thường mới có sự tương phản (có điều kiện sinh thái tự nhiên hoặc văn hóa xã hội khác biệt so với điểm cấp khách) đủ để hấp dẫn khách Đồng thời, cũng phù hợp với thời gian, sức khỏe và chi phí cho hoạt động du lịch cuối tuần của khách

1.3 Các loại hình hoạt động

Trang 21

Sơn Hồng Đức (2004) cho rằng mục đích của khách khi đi DLCT là “ đi tìm sự thay đổi so với cái nhàm chán hàng ngày” [tr.11] Thực tế, mục đích cơ bản của các chuyến DLCT là nhằm giải tỏa căng thẳng, thoát khỏi áp lực của cuộc sống hàng ngày và phục hồi sức khỏe Khách du lịch có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau, miễn sao thoát khỏi cái nhàm chán hàng ngày là được Vì thế mà các thể loại hoạt động của DLCT cũng rất đa dạng:

- Hoạt động tham quan: mục đích của hoạt động tham quan là nhằm tiếp

cận gần hơn với thiên nhiên và văn hóa tại điểm đến, từ đó tạo ra được những khoảng thời gian thư giãn hợp lý vừa giúp giải tỏa bớt căng thẳng, vừa nâng cao sự hiểu biết về thế giới xung quanh Đối tượng để tham quan trong hoạt động DLCT không quá cầu kỳ như các hoạt động du lịch khác Đó có thể chỉ là những nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp, thanh bình, có sự gắn kết với các công trình nhân văn mang đặc trưng văn hóa địa phương như các ngôi đình, chùa, các khu vườn, làng nghề… hoặc cũng có thể là những nơi có phong cảnh thiên nhiên ngoạn mục như các khu rừng nguyên sinh, thác nước, hang động…

Tuy nhiên, thể loại hoạt động tham quan trong DLCT cũng cần phải đáp ứng mục đích thư giãn và phục hồi sức khỏe Vì thế, mức độ của tham quan, ngắm cảnh cũng phải đảm bảo yêu cầu không làm hao tổn nhiều sức lực và chi phí

- Hoạt động nghỉ dưỡng: đây là một trong những thể loại hoạt động được

lựa chọn khá nhiều trong các chuyến DLCT Hoạt động nghỉ dưỡng có thể được thực hiện ngoài trời tại các bãi biển, suối nước khoáng, khu nghỉ ngơi ngoài trời… hoặc cũng thể thực hiên tại các cơ sở cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng cho khách như các khu nghỉ dưỡng trong nhà, các khu spa, vật lí trị liệu…Tham gia vào các thể loại hoạt động này, khách du lịch mong muốn

Trang 22

được nghỉ ngơi hoàn toàn và được chăm sóc, phục hồi sức khỏe sau mỗi tuần làm việc căng thẳng.

- Hoạt động thể thao: mục đích của hoạt động thể thao trong DLCT là

nhằm nâng cao thể chất, phục hồi sức khỏe và cũng là để giải tỏa tinh thần Các loại hình thể thao được tổ chức vào những dịp cuối tuần thường mang tính vận động nhẹ như luyện tập yoga, bơi thuyền, câu cá, lướt ván, leo núi ngắn, bơi lặn, các trò chơi trên biển…

- Tham gia các sinh hoạt văn hóa xã hội địa phương: hoạt động này hiện

nay đang là một trong những xu thế phát triển của du lịch hiện đại Việc những người sống ở thành phố, trung tâm công nghiệp về nông thôn và trở thành những nông dân thực thụ vào mỗi dịp cuối tuần đang là trào lưu rất phổ biến Bên cạnh việc quan sát và thẩm nhận các giá trị văn hóa địa phương, khách du lịch còn trực tiếp tham gia vào đời sống vật chất và tinh thần giống như những người dân bản địa Họ cùng sống trong những nhà dân, cày ruộng, đánh bắt cá, nấu ăn, sản xuất hàng thủ công, tham dự lễ hội…

- Hoạt động mua sắm: cũng giống như các loại hình du lịch khác, hoạt động

mua sắm tuy không phải là hoạt động đặc thù của DLCT nhưng cũng là một trong những hoạt động được khách ưa thích Đa số khách được hỏi đều tỏ ý muốn được tham gia vào việc mua sắm các sản phẩm địa phương Đặc biệt, các sản phẩm ăn uống (là đặc sản địa phương) được du khách quan tâm nhiều nhất

1.4 Vai trò và chức năng của du lịch cuối tuần

Chức năng kinh tế

Cũng như các loại hình du lịch khác, DLCT có vai trò, chức năng quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội của điểm đón khách

Trước hết, hoạt động du lịch cuối tuần biểu hiện lợi ích kinh tế bằng việc đóng góp những khoản thu trực tiếp từ việc du khách tới nghỉ tại địa phương vào mỗi dịp cuối tuần Theo thống kê của nhiều nước trên thế giới (đặc biệt là

Trang 23

những nước công nghiệp hiện đại) thì chi phí cho các chuyến đi DLCT của người dân trong một năm thường lớn hơn gấp hàng chục lần so với chi phí cho những chuyến đi du lịch dài ngài [Nguyễn Thị Hải (2002), tr.17)] Hơn nữa, hoạt động du lịch cuối tuần lại diễn ra trong suốt cả năm Vì thế, nó sẽ giúp cho ngành du lịch địa phương khắc phục được tính mùa vụ, nâng cao hiệu suất sử dụng cơ sở dịch vụ, cải thiện được tình trạng thừa lao động trái vụ và thiếu lao động chính vụ.

Chức năng kinh tế của hoạt động DLCT còn biểu hiện ở khả năng thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế vệ tinh Khi điểm DLCT phát triển, lượng khách tăng lên thì nhu cầu về dịch vụ hàng hóa tất yếu cũng tăng theo Việc gia tăng nhu cầu như vậy sẽ kích thích sự phát triển các ngành kinh tế vệ tinh như chế biến thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ, thương mại…

Hơn thế nữa, tính đặc thù về thời gian và mục đích đi du lịch của khách đòi hỏi địa phương muốn phát triển trở thành điểm đón khách du lịch cuối tuần phải xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng (đặc biệt là giao thông và thông tin liên lạc) Điều này cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác, và giúp cho ngành kinh tế địa phương phát triển đồng bộ, vững chắc

Chức năng xã hội

Chức năng xã hội của DLCT trước hết thể hiện ở việc tạo ra nhiều công

ăn việc làm và thu nhập cho người dân tại điểm đón khách Như vậy, DLCT đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết nạn thấp nghiệp tại địa phương Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc ổn định tình hình an ninh xã hội Bởi lẽ, người lao động nhờ tham gia vào phục vụ DLCT này tại địa phương mình đã không còn phải dến những thành phố lớn, những khu công nghiệp… để tìm kiếm việc làm tạm thời Dân số địa phương sẽ ít biến động, chính quyền quản lí dễ dàng hơn, và vì thế tình hình an ninh xã hội cũng sẽ ổn định hơn rất nhiều

Trang 24

Không chỉ có thể, việc phát triển hoạt động DLCT còn giúp mở rộng không gian văn hóa của cộng đồng địa phương DLCT tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương được tiếp xúc, giao lưu với nhiều đối tượng khách khác nhau Thông qua các cuộc tiếp xúc này, cộng đồng địa phương sẽ có thể làm phong phú thêm vốn văn hóa, thẩm mỹ và những kỹ năng sống của mình Bên cạnh đó, để có thể phục vụ khách du lịch, người lao động địa phương phải tự học hỏi, trau dồi những kỹ năng cơ bản như giao tiếp, ngôn ngữ, nghiệp vụ… và phải tự làm giàu thêm kiến thức của mình Điều này, giúp cho vốn sống, vốn văn hóa của cộng đồng dân cư tại địa phương được mở rộng

Chức năng sinh thái

DLCT còn có một chức năng quan trọng, đó là chức năng sinh thái DLCT của người dân thành phố thường đòi hỏi môi trường gần gũi với thiên nhiên Vì vậy, muốn phát triển các điểm DLCT cần bảo vệ, khôi phục và tối

ưu hóa môi trường tự nhiên Để thỏa mãn nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi, cần dành lại những lãnh thổ có thiên nhiên còn ít bị biến đổi ở những vùng ngoại

vi thành phố và tiến hành các biện pháp cải tạo Chẳng hạn như cải tạo và trồng rừng, bảo vệ các nguồn nước và các lưu vực nước, xây dựng các công viên… Tất cả những việc đó đều góp phần bảo vệ môi trường, tạo nên một môi trường sinh thái lâu bền cho sự sống

Do những nhu cầu về DLCT mà ở nhiều thành phố đã hình thành những dải rừng hành lang bao quanh, những mạng lưới các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên ở các vùng phụ cận Như vậy là tuy trong điều kiện công nghiệp hóa, đô thị hóa mãnh liệt nhưng vẫn tạo được những điều kiện tối ưu hóa mối tác động tương hỗ luôn biến động giữa con người và môi trường tự nhiên [Nguyễn Thị Hải (2002), tr.15]

1.52 Các điều kiện phát triển du lịch cuối tuần

Trang 25

Bao gồm các điều kiện cung DLCT và cầu DLCT.

1.52.1 Điều kiện cung du lịch cuối tuần

1.52.1.1 Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, có thể được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng cho ngành du lịch mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường [Bùi Thị Hải Yến (2007a)] Du lịch cuối tuần là dạng hoạt động của cư dân các đô thị, khu công nghiệp, thương mại…nhằm mục đích nghỉ ngơi, thư giãn, phục hồi sức khỏe bằng cách tiếp cận gần với thiên nhiên và văn hóa bản địa khác biệt với nơi ở thường xuyên [Nguyến Thị Hải (2002)] Vì vậy, DLCT du lịch cuối tuần đòi hỏi điểm đến phải có hệ thống tài nguyên

du lịch đa dạng và tương phản tạo nên sức hấp dẫn đối với khách DLCT Tính

đa dạng của hệ thống tài nguyên du lịch được thể hiện như sau :

a/ Tài nguyên du lịch tự nhiên

Theo Khoản 1 (Điều 13, Chương II Luật du lịch Việt Nam năm 2005

quy định) : ‘ ‘TNDL tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc

có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch’’ [Luật Du lịch Việt Nam

(2005)]

Địa hình: Theo Trần Đức Thanh (2006), “địa hình là tập hợp của vô vàn những thể lồi lõm hoặc tương đối bằng phẳng, phân cách với nhau bởi những đường ranh giới ít nhiều rõ ràng, tức là tập hợp của các dạng địa hình Như vậy địa hình nói chung không thể là TNDL mà chính giá trị thẩm mỹ của một

số dạng địa hình, tạo nên những cảnh đẹp và tạo nên sự hấp dẫn khách du lịch

sẽ là TNDL tự nhiên”

Địa hình kết hợp với lớp phủ thực vật tạo nên các phong cảnh thiên nhiên (hợp phần tự nhiên mà con người có thể nhìn thấy được) Phong cảnh thiên

Trang 26

nhiên hấp dẫn khách (khác biệt so với nơi khách thường trú của khách; độc đáo, tương phản và đa dạng) sẽ là điều kiện để phát triển DLCT Khách

DLCT đa phần sống tại những nơi ít có điều kiện gần gũi với thiên nhiên Vì vậy, phong cảnh cảnh thiên nhiên cũng là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển DLCT.

Khí hậu: do tính chất của hoạt động du lịch cuối tuần là nghỉ ngơi, thư giãn, phục hồi sức khỏe nên du khách thường tìm đến những nơi có khí hậu trong lành, nhiệt độ phù hợp với cơ thể, phù hợp với các loại hình hoạt động trong các dịp nghỉ cuối tuần Đồng thời khí hậu tại nơi nghỉ cuối tuần cũng

không được khá khác biệt so với nơi ở thường xuyên của du khách Bởi lẽ,

nếu quá khác biệt, sức khỏe của khách sẽ có thể bị ảnh hưởng và như vậy là không phù hợp với mục đích thư giãn, nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe

Nước: đối với du lịch, nước cùng với giá trị thẩm mỹ và sinh học của nó cũng được coi là một nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển Tài nguyên nước góp phần tạo nên những cảnh quan đẹp, hấp dẫn, là nơi tổ chức các trò chơi thể thao dưới nước, trên mặt nước cho khách DLCT Một số dạng của tài nguyên nước còn có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người vì vậy cũng được khai thác như một dạng TNDL Đối với điểm đón khách DLCT du lịch cuối tuần tài nguyên nước sẽ là một điều kiện hết sức thuận lợi để thu hút khách và duy trì tính hấp dẫn thường xuyên của điểm du lịch đối với khách.

Thực động vật: đây là một dạng TNDL đặc biệt góp phần làm gia tăng tính hấp dẫn của điểm đón khách DLCTdu lịch cuối tuần Quan sát, tìm hiểu

về thế giới động thực vật của địa phương, được gần gũi với thiên nhiên là cách để du khách giải tỏa được những căng thẳng của cuộc sống thường ngày Đây chính là mục đích của các chuyến DLCT

b/ Tài nguyên du lịch nhân văn

Trang 27

‘‘Tài nguyên du lịch nhân văn là những của cải, vật chất và của cải tinh thần do con người sáng tạo ra’’ [Trần Thúy Anh và nnk (2011), tr.15]

TNDL nhân văn thường được chia làm 2 loại là tài nguyên nhân văn hữu thể (các di tích, công trình đương đại, hàng hóa, sản phẩm ẩm thực, sản phẩm làng nghề, sản phẩm nghệ thuật hữu hình…) và tài nguyên nhân văn phi vật thể (lễ hội, phong tục tập quán, truyền thuyết, giá trị của các tác phẩm nghệ thuật, giá trị của các yếu tố sản xuất, lối sống,…)

Điểm đón khách DLCT có điều kiện sống khác biệt với điểm cấp khách

sẽ là yếu tố rất thuận lợi để phát triển du lịch Như đã trình bày, khách DLCT

đa phần là cư dân tới từ các đô thị và khu công nghiệp Cuộc sống tại những nơi này thường gắn liền với sản xuất công nghiệp, với máy móc, nhà cao tầng

và lối sống hiện đại Một mặt cuộc sống ấy đem lại cho con người những lợi ích về kinh tế, giúp tiết kiệm được thời gian và tiếp cận dễ dàng với khoa học

kỹ thuật Nhưng mặt khác, cuộc sống hiện đại lại tạo ra cho con người những căng thẳng, mệt mỏi, kéo con người ngày càng rời xa khỏi những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp Vì thế, để giải tỏa những căng thẳng này, đồng thời

có thể tiếp cận gần với văn hóa truyền thống, cư dân các đô thị, khu công nghiệp sẽ tận dụng những khoảng thời gian rảnh rỗi, tìm đến với những địa

điểm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn ấy của họ Như vậy, sự phù hợp của yếu

tố tài nguyên nhân văn đối với hoạt động DLCT được đánh giá bằng mức độ thỏa mãn nhu cầu, mong muốn và sở thích của khách DLCT tới từ các điểm cấp khách tiềm năng.

1.52.1.2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

a/ Cơ sở hạ tầng

CSHT là điều kiện cơ bản để phát triển DLCT CSHT được coi như

“CSVCKT bậc hai đối với du lịch” Điều kiện CSHT được xác định tại cả ba yếu tố thuộc hệ thống du lịch đó là CSHT của điểm cấp khách, tuyến chuyển

Trang 28

tiếp và điểm đón khách Đối với điểm đón khách DLCT, các nhân tố CSHT cần xác định phải bao gồm hệ thống giao thông, mạng lưới thông tin liên lạc, khả năng cũng cấp điện nước, diện tích đất và tài nguyên dành cho phát triển

du lịch của địa phương

- Hệ thống giao thông của điểm DLCT bao gồm các tuyến nối điểm đón khách với các điểm cấp khách tiềm năng và các tuyến nối các điểm tài nguyên với nhau Các tuyến này phải có những điều kiện phù hợp với mục đích và đặc trưng của hoạt động DLCT Nghĩa là phải đảm bảo yếu tố thuận lợi trong

di chuyển, không làm hao tổn nhiều sức lực, thời gian và chi phí, đa dạng trong các loại hình phương tiện vận chuyển để khách có thể lựa chọn Hệ thống giao thông của điểm DLCT càng đa dạng và hoàn toàn thiện thì điểm càng có nhiều cơ hội để phát triển

- Mạng lưới thông tin liên lạc cũng là yếu tố quan trọng đánh giá khả năng phát triển hoạt động DLCT của điểm du lịch Hiện nay, thông tin liên lạc không chỉ đơn thuần là điện thoại, thư tín, fax mà còn gồm các phương tiện hiện đại như internet, truyền hình kỹ thuật số, truyền hình cáp… Mạng lưới thông tin liên lạc hiện đại và thuận tiện sẽ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu thông tin liên lạc của khách DLCT đồng thời giúp điểm đón khách có thể nâng cao năng lực phục vụ mình

- Hệ thống cung cấp điện nước cũng là một điều kiện cơ bản để phát triển DLCT Sản phẩm của hệ thống cũng cấp điện, nước sẽ đảm bảo cho những nhu cầu thiết yếu của khách khi đi du lịch Mặt khác, hệ thống cũng cấp điện nước cũng là điều kiện quan trọng để điểm đón khách có thể mở rộng thêm các loại hình dịch vụ phục vụ cho khách DLCT

Diện tích đất và tài nguyên dành cho phát triển du lịch của địa phương bao gồm diện tích đất, số lượng tài nguyên được quy hoạch dành cho điểm du lịch và diện tích đất dành cho việc xây dựng CSVCKT phục vụ du lịch TS

Trang 29

Nguyễn Thị Hải đã sử dụng thang đánh giá nhiều, trung bình, ít [Nguyễn Thị Hải (2002), tr.35] để cho điểm chỉ tiêu diện tích mặt bằng dành cho CSVCKT Tuy nhiên, cũng cần phải xác định cả số lượng tài nguyên được quy hoạch dành cho điểm du lịch (diện tích rừng, diện tích hồ nước, chiều dài bãi biển, chiều dài đoạn sông, núi… chỉ dành cho điểm du lịch chứ không phải khai thác vào mục đích kinh tế khác) Số lượng diện tích và tài nguyên được quy hoạch dành cho điểm du lịch càng nhiều chứng tỏ điều kiện phát triển hoạt độọng du lịch nói chung và DLCT nói riêng của điểm du lịch càng tốt.

b/ Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

CSVCKT du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển hoạt động DLCTdu lịch cuối tuần Các thành phần cơ bản của CSVCKT du lịch bao gồm:

- CSVCKT phục vụ ăn uống, lưu trú (khách sạn, nhà hàng, quán ăn…),

- CSVCKT phục vụ tham quan, nghiên cứu…(các phương tiện hỗ hỗ trợợ tham quan, nghiên cứu…)

- CSVCKT phục vụ vận chuyển cho khách du lịch (trạm xăng dầu, phương tiện cho thuê, dịch vụ vận chuyển…)

- CSVCKT phục vụ mua sắm (cửa hàng, chợ, khu bán hàng dành cho khách du lịch…),

- Cơ sở phục vụ về các nhu cầu khác (cung cấp thông tin, y tế, thể thao, đổi tiền, làm hộ chiếu, visa…)

Sự đầy đủ và đa dạng về thành phần của CSVCKT du lịch sẽ tạo điều kiện rất tốt để địa phương phát triển hoạt động du lịch nói chung cũng như hoạt động DLCT nói riêng.

1.52.1.3 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực du lịch có thể được địa phương huy động từ nơi khác tới, nhưng cũng có thể là những người dân bản địa được cung cấp những kỹ năng nghề để tham gia vào việc tổ chức và thực hiện các dịch vụ du lịch Hiện nay, đối với du lịch nói chung và DLCT nói riêng, nguồn nhân lực được xem như

Trang 30

một nguồn tài nguyên quan trọng Và chỉ khi địa phương có khả năng xây dựng và phát triển được nguồn nhân lực đạt tiêu chuẩn, có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, nhiệt tình, có kiến thức sâu về chuyên môn cũng như nắm bắt được điểm mạnh của du lịch tinh nhà, mới có thể tính đến việc phát triển và mở rộng các hoạt động du lịch trong đó có hoạt động DLCT.

1.52.2 Điều kiện cầu du lịch cuối tuần

lý chung của xã hội mới có thể khẳng định số lượng cầu của điểm cấp khách DLCT

Cơ cấu về độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp: độ tuổi, trình độ và nghề nghiệp của dân cư sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới số lượng cầu, đặc điểm cầu và những mong muốn của cầu về điểm đón khách DLCT Nghiên cứu cơ cấu về

độ tuổi, trình độ và nghề nghiệp của dân cư sẽ giúp điểm đón khách dự báo được lượng cầu, đặc điểm, sở thích của cầu DLCT, từ đó thiết lập các chiến lược khai thác phát triển hoạt động DLCT tại địa phương mình cho phù hợp Theo số liệu điều tra của tác giả Nguyễn Thị Hải về đặc điểm, cơ cấu khách tham gia DLCT tại đô thị Hà Nội vào năm 2000 thì có tới 40,8% là học sinh, sinh viên; 20,4% là cán bộ công chức; 16,4% là cán bộ nghiên cứu, giáo viên

và 15,4% là những người công tác trong các lĩnh vực khác [Nguyễn Thị Hải (2000)] Thực tế, các đối tượng sinh viên, học sinh; cán bộ công chức; nghiên cứu viên, giáo viên thường có nhu cầu về DLCT cao hơn các đối tượng khác

Trang 31

(chiếm tới 84,6% trong số những người đi DLCTdu lịch cuối tuần) Đây cũng

là những đối tượng có các điều kiện thời gian rỗi, thu nhập, sức khỏe và trình

độ nhận thức để biến nhu cầu, mong muốn về DLCT trở thành cầu DLCT Như vậy, điểm cấp khách nào có thành phần các đối tượng là sinh viên, học sinh, cán bộ, công chức, nghiên cứu viên, giáo viên sinh sống nhiều nhất tại các đô thị lớn Các đô thị này thường là trung tâm của một vùng, là nơi tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan nhà nước, khu công nghiệp, thương mại… Vì vậy, địa phương được xem là có điều kiện trở thành điểm đón khách DLCT khi nó có các điểm cấp khách tiềm năng là các đô thị trung tâm

Đặc điểm văn hóa và bầu không khí tâm lý xã hội của dân cư tại điểm cấp khách: đặc điểm văn hóa và bầu không khí tâm lý xã hội tại nơi sinh sống cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm nảy sinh nhu cầu về DLCT của cư dân tại các điểm cấp khách Cuộc sống hiện đại trong môi trường toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế của cư dân sinh sống tại các đô thị đã không cho phép họ lưu giữ, duy trì các yếu tố văn hóa truyền thống Biểu hiện

rõ nét nhất ở các mối quan hệ xã hội Các kiểu quan hệ gia đình, họ tộc, xóm giềng, làng xã truyền thống hầu như đã không còn ở các đô thị, trung tâm công nghiệp Trong khi đó ở nông thôn, những yếu tố tốt đẹp này vẫn còn được lưu giữ và dần dà , nó trở thành những điều hấp dẫn đối với cư dân sống tại các đô thị Trở về các vùng nông thôn, tận hưởng những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đã trở thành một mong muốn, một nhu cầu bức thiết của

cư dân sinh sống tại các đô thị lớn Và như vậy, đặc điểm văn hóa và bầu không khí tâm lý xã hội cũng là một trong các yếu tố cơ bản tác động đến nhu cầu DLCT của cư dân tại các điểm cấp khách

Ngoài các yếu tố thuộc về dân cư, khi nghiên cứu về điều kiện KTXH của điểm cấp khách cũng cần phải xem xét tốc độ đô thị hóa và sức ép môi

Trang 32

trường tại điểm Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa một mặt giúp thúc đẩy, cải thiện điều kiện vật chất và văn hóa cho dân cư đô thị, mặt khác cũng tạo ra nhiều áp lực đối với dân cư sinh sống tại các khu đô thị và các khu công nghiệp Môi trường tự nhiên bị biến đổi, các nhà máy, khu công nghiệp, nhà cao tầng, sự gia tăng dân số đã đẩy người dân tại các đô thị ngày càng rời xa

tự nhiên Bên cạnh đó, các yếu tố như mật độ dân số cao, lượng thông tin phong phú, tần số tiếp xúc giữa những con người lớn, những khó khăn về giao thông … là những nguyên nhân gây ra sự căng thẳng thần kinh Tuy nhiên chính những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa lại làm tăng nhu cầu

nghỉ ngơi du lịch của người dân thành phố Như vậy, tốc độ đô thị hóa và sức

ép môi trường tại các địa phương lân cận cũng là một điều kiện để điểm đón khách có thể thu hút được số lượng lớn khách DLCT.

1.52.2.2 Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán phụ thuộc vào nghề nghiệp và lứa tuổi Để tiêu

dùng du lịch cần phải có những phương tiện vật chất, khả năng tài chính đầy

đủ Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu du lịch thành cầu du lịch, tức là nhu cầu có khả năng thanh toán chi trả (trong hoạt động du lịch tiền của khách

du lịch là vấn đề số một) Các nhà nghiên cứu cho thấy: khi thu nhập của người dân tăng thì nhu cầu du lịch tăng Người tiêu dùng khi có sẵn các nguồn tài lực: tiền bạc, thời gian, cộng thêm các tác nhân kích thích như thông tin quảng cáo, gia đình, bạn bè, tập thể nơi cá nhân làm việc, kiến thức

và kinh nghiệm về sản phẩm của bản thân… sẽ hình thành ý thích, nguyện vọng, mong muốn được đi du lịch trong người dân Du lịch sẽ trở thành nhu cầu thường xuyên, tất yếu.họ sẵn sàng tìm kiếm mua dùng những sản phẩm

và dịch vụ mà họ mong đợi

1.52.2.3 Đặc điểm của cầu du lịch

Trang 33

Điểm cấp khách là các đô thị, trung tâm thương mại, công nghiệp Du lịch cuối tuần là một “dạng hoạt động của cư dân các đô thị, khu công nghiệp hoặc nơi tập trung dân cư…” [Nguyễn Thị Hải (2002), tr.14] Dạng hoạt động này được hình thành và phát triển song song với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa Nó xuất phát từ nhu cầu bức thiết phải giải tỏa những căng thẳng do cuộc sống hiện đại tại các đô thị, trung tâm công nghiệp mang lại Và DLCT chỉ phát triển được khi cư dân tại các đô thị, khu công nghiệp này có điều kiện về thời gian và kinh tế để biến nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, thoát khỏi cuộc

sống căng thẳng hàng ngày vào cuối tuần trở thành cầu DLCT Như vậy một địa phương muốn trở thành điểm đón khách DLCT đòi hỏi phải nằm ở vị trí gần với các đô thị, khu công nghiệp, trung tâm thương mại…

Thời gian nhàn rỗi ngày càng tăng Những năm gần đây nền kinh tế

không ngừng tăng lên, cùng với nó là sự phát triển của khoa học công nghệ và việc áp dụng tối đa những ứng dụng tối đa những ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công - nông - thương nghiệp và dịch vụ đã giải phóng sức lao động của con người Điều này làm thời gian nhàn rỗi của người lao động tăng lên Đặc biệt nước ta có quyết định của thủ tướng chính phủ về thực hiện chế độ tuần làm việc 40h , tăng thời gian nghỉ cuối tuần lên hai ngày thứ bảy, chủ nhật, áp

dụng tù 2/10/1999 cho cán bộ công chức và người lao động trong cơ quan đơn

vị hành chính tổ chức chính trị - xã hội

Khoa học kỹ thuật phát triển đồng thời với sự có mặt của nhiều máy móc hiện đại trong đời sống sinh hoạt của các gia đình: máy giặt, máy hút bụi, máy rửa chén đĩa giải phóng và tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức con người; chính vì vậy người phụ nữ ngày nay cũng có nhiều thời gian và điều kiện đi du lịch

Điều dễ nhận thấy là khi thời gian nhàn rỗi tăng lên thì nhân dân cũng sẽ dành thời gian đi du lịch nhiều hơn vào dịp: các dịp lễ, tết, ngày nghỉ cuối tuần

1.52.3 Các điều kiện khác

Trang 34

Để phát triển hoạt động DLCT ngoài các điều kiện về cung và cầu du lịch cũng cần có các điều kiện khác như điều kiện về tuyến chuyển tiếp, sự ủng hộ của chính quyền và sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư bản địa Tuy nhiên, trong luận văn này, những vấn đề đó không được đề cập đến.

1.3 Đặc điểm của du lịch cuối tuần

1.3.1 Thời gian

Hầu hết các công trình nghiên cứu về DLCT du lịch cuối tuần đều coi đặc trưng thời gian là một yếu tố quan trọng nhất đối với hoạt động DLCTdu lịch cuối tuần Ở đây, thời gian dành cho DLCTdu lịch cuối tuần được xác định là những ngày nghỉ ngắn của mỗi tuần Thông thường, những kỳ nghỉ đó diễn ra vào hai ngày cuối tuần (weekend) Tuy là những kỳ nghỉ ngắn nhưng do diễn

ra định kỳ vào mỗi tuần nên số ngày nghỉ cuối tuần chiếm 80% tổng số ngày nghỉ trong năm [Nguyễn Thị Hải (2002)]

Và để có thể tranh thủ đi du lịch trong những khoảng thời gian ngắn như vậy, chỉ có hai cách lựa chọn Cách thứ nhất là chia nhỏ các hành trình lớn và thực hiện từng đoạn của hành trình trong năm Nhưng trong thực tế, cách này rất khó thực hiện bởi lẽ có những khoảng cách, hay những hành trình mà người ta không thể thực hiện chuyến đi trong thời gian ngắn ngày được Cách thứ hai là lựa chọn những hành trình ngắn (phù hợp với thời gian 1 – 2 ngày) và thực hiện nhiều hành trình khác nhau trong năm Cách này hiện nay vẫn là cách được lựa chọn nhiều hơn cả Việc lặp đi, lặp lại những chuyến đi du lịch của người dân sống tại thành phố, khu công nghiệp vào các dịp nghỉ cuối tuần đã tạo nên tính chu kỳ của hoạt động này

1.3.2 Khoảng cách

Điểm đến được lựa chọn cho các chuyến du lịch cuối tuần trước hết phải là những điểm có khoảng cách di chuyển hợp lý Theo tác giả Đặng Duy Lợi thì điểm đến thích hợp nhất cho các kỳ DLCT du lịch cuối tuần là khoảng

Trang 35

20km đối với người đi xe đạp, còn ô tô, xe máy thì khoảng 45km – 60km [Nguyễn Thị Hải (2002), tr.12] Còn theo TS Đinh Trung Kiên thì khoảng cách của những điểm đến DLCT du lịch cuối tuần so với những nơi ở hoặc làm việc phải không quá 3 giờ di chuyển [Đinh Trung Kiên (2005), tr.14] Trong khi đó, Boniface lại cho rằng khoảng cách hợp lý của điểm DLCTdu lịch cuối tuần so với nơi ở, hoặc làm việc là khoảng 2 hoặc dưới 2 giờ bay [Nguyễn Thị Hải (2002), tr.12]

Tuy nhiên, cũng cần phải xác định khoảng cách ở đây không chỉ đơn thuần là khoảng cách địa lý mà nó phải được xác định bởi ba yếu tố là khoảng cách vật lý (được đo bằng độ dài vật lý từ nơi cấp khách đến điểm đón khách), khoảng cách thời gian (được đo bằng khoảng thời gian cần sử dụng để

đi từ điểm cấp khách đến điểm đón khách, khoảng cách chi phí (được đo bằng chi phí vật chất và sức lực phải bỏ ra để đi từ điểm cấp khách đến điểm đón khách) Độ thích hợp của khoảng cách này phụ thuộc vào điều kiện của khách

du lịch và điều kiện của tuyến chuyển tiếp [Nguyễn Thị Hải (2002)]

Trong thực tế hầu hết các điểm được lựa chọn cho hoạt động DLCTdu lịch cuối tuần thường là những diểm nằm ở khoảng cách từ 50km – 150km so với điểm cấp khách Những điểm ở khoảng cách như vậy thường mới có sự tương phản (có điều kiện sinh thái tự nhiên hoặc văn hóa xã hội khác biệt so với điểm cấp khách) đủ để hấp dẫn khách Đồng thời, cũng phù hợp với thời gian, sức khỏe và chi phí cho hoạt động du lịch cuối tuần của khách

1.4 Các loại hình hoạt động

Sơn Hồng Đức (2004) cho rằng mục đích của khách khi đi DLCTdu lịch cuối tuần là “ đi tìm sự thay đổi so với cái nhàm chán hàng ngày” [tr.11] Thực tế, mục đích cơ bản của các chuyến DLCTdu lịch cuối tuần là nhằm giải tỏa căng thẳng, thoát khỏi áp lực của cuộc sống hàng ngày và phục hồi sức khỏe Khách du lịch có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau, miễn sao

Trang 36

thoát khỏi cái nhàm chán hàng ngày là được Vì thế mà các thể loại hoạt động của DLCT du lịch cuối tuần cũng rất đa dạng:

- Hoạt động tham quan: mục đích của hoạt động tham quan là nhằm tiếp

cận gần hơn với thiên nhiên và văn hóa tại điểm đến, từ đó tạo ra được những khoảng thời gian thư giãn hợp lý vừa giúp giải tỏa bớt căng thẳng, vừa nâng cao sự hiểu biết về thế giới xung quanh Đối tượng để tham quan trong hoạt động DLCT du lịch cuối tuần không quá cầu kỳ như các hoạt động du lịch khác Đó có thể chỉ là những nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp, thanh bình, có sự gắn kết với các công trình nhân văn mang đặc trưng văn hóa địa phương như các ngôi đình, chùa, các khu vườn, làng nghề… hoặc cũng có thể là những nơi có phong cảnh thiên nhiên ngoạn mục như các khu rừng nguyên sinh, thác nước, hang động…

Tuy nhiên, thể loại hoạt động tham quan trong DLCT du lịch cuối tuần cũng cần phải đáp ứng mục đích thư giãn và phục hồi sức khỏe Vì thế, mức độ của tham quan, ngắm cảnh cũng phải đảm bảo yêu cầu không làm hao tổn nhiều sức lực và chi phí

- Hoạt động nghỉ dưỡng: đây là một trong những thể loại hoạt động được

lựa chọn khá nhiều trong các chuyến DLCTdu lịch cuối tuần Hoạt động nghỉ dưỡng có thể được thực hiện ngoài trời tại các bãi biển, suối nước khoáng, khu nghỉ ngơi ngoài trời… hoặc cũng thể thực hiên tại các cơ sở cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng cho khách như các khu nghỉ dưỡng trong nhà, các khu spa, vật lí trị liệu…Tham gia vào các thể loại hoạt động này, khách du lịch mong muốn được nghỉ ngơi hoàn toàn và được chăm sóc, phục hồi sức khỏe sau mỗi tuần làm việc căng thẳng

- Hoạt động thể thao: mục đích của hoạt động thể thao trong DLCT du

lịch cuối tuần là nhằm nâng cao thể chất, phục hồi sức khỏe và cũng là để giải tỏa tinh thần Các loại hình thể thao được tổ chức vào những dịp cuối

Trang 37

tuần thường mang tính vận động nhẹ như luyện tập yoga, bơi thuyền, câu cá, lướt ván, leo núi ngắn, bơi lặn, các trò chơi trên biển…

- Tham gia các sinh hoạt văn hóa xã hội địa phương: hoạt động này hiện

nay đang là một trong những xu thế phát triển của du lịch hiện đại Việc những người sống ở thành phố, trung tâm công nghiệp về nông thôn và trở thành những nông dân thực thụ vào mỗi dịp cuối tuần đang là trào lưu rất phổ biến Bên cạnh việc quan sát và thẩm nhận các giá trị văn hóa địa phương, khách du lịch còn trực tiếp tham gia vào đời sống vật chất và tinh thần giống như những người dân bản địa Họ cùng sống trong những nhà dân, cày ruộng, đánh bắt cá, nấu ăn, sản xuất hàng thủ công, tham dự lễ hội…

- Hoạt động mua sắm: cũng giống như các loại hình du lịch khác, hoạt

động mua sắm tuy không phải là hoạt động đặc thù của DLCTdu lịch cuối tuần nhưng cũng là một trong những hoạt động được khách ưa thích Đa số khách được hỏi đều tỏ ý muốn được tham gia vào việc mua sắm các sản phẩm địa phương Đặc biệt, các sản phẩm ăn uống (là đặc sản địa phương) được du khách quan tâm nhiều nhất

1.5 Vai trò và chức năng của du lịch cuối tuần

Chức năng kinh tế

Cũng như các loại hình du lịch khác, DLCT du lịch cuối tuần có vai trò, chức năng quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội của điểm đón khách.Trước hết, hoạt động du lịch cuối tuần biểu hiện lợi ích kinh tế bằng việc đóng góp những khoản thu trực tiếp từ việc du khách tới nghỉ tại địa phương vào mỗi dịp cuối tuần Theo thống kê của nhiều nước trên thế giới (đặc biệt là những nước công nghiệp hiện đại) thì chi phí cho các chuyến đi DLCTdu lịch cuối tuần của người dân trong một năm thường lớn hơn gấp hàng chục lần so với chi phí cho những chuyến đi du lịch dài ngài [Nguyễn Thị Hải (2002), tr.17)] Hơn nữa, hoạt động du lịch cuối tuần lại diễn ra trong suốt cả năm Vì

Trang 38

thế, nó sẽ giúp cho ngành du lịch địa phương khắc phục được tính mùa vụ, nâng cao hiệu suất sử dụng cơ sở dịch vụ, cải thiện được tình trạng thừa lao động trái vụ và thiếu lao động chính vụ.

Chức năng kinh tế của hoạt động DLCTdu lịch cuối tuần còn biểu hiện ở khả năng thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế vệ tinh Khi điểm DLCT du lịch cuối tuần phát triển, lượng khách tăng lên thì nhu cầu về dịch vụ hàng hóa tất yếu cũng tăng theo Việc gia tăng nhu cầu như vậy sẽ kích thích sự phát triển các ngành kinh tế vệ tinh như chế biến thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ, thương mại…

Hơn thế nữa, tính đặc thù về thời gian và mục đích đi du lịch của khách đòi hỏi địa phương muốn phát triển trở thành điểm đón khách du lịch cuối tuần phải xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng (đặc biệt là giao thông và thông tin liên lạc) Điều này cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác, và giúp cho ngành kinh tế địa phương phát triển đồng bộ, vững chắc

Chức năng xã hội

Chức năng xã hội của DLCTdu lịch cuối tuần trước hết thể hiện ở việc tạo ra nhiều công ăn việc làm và thu nhập cho người dân tại điểm đón khách Như vậy, DLCT du lịch cuối tuần đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết nạn thấp nghiệp tại địa phương Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc ổn định tình hình an ninh xã hội Bởi lẽ, người lao động nhờ tham gia vào phục vụ DLCTdu lịch cuối tuần này tại địa phương mình đã không còn phải dến những thành phố lớn, những khu công nghiệp… để tìm kiếm việc làm tạm thời Dân số địa phương sẽ ít biến động, chính quyền quản lí dễ dàng hơn, và vì thế tình hình an ninh xã hội cũng sẽ ổn định hơn rất nhiều

Không chỉ có thể, việc phát triển hoạt động DLCTdu lịch cuối tuần còn giúp mở rộng không gian văn hóa của cộng đồng địa phương DLCT u lịch cuối tuần tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương được tiếp xúc, giao lưu với

Trang 39

nhiều đối tượng khách khác nhau Thông qua các cuộc tiếp xúc này, cộng đồng địa phương sẽ có thể làm phong phú thêm vốn văn hóa, thẩm mỹ và những kỹ năng sống của mình Bên cạnh đó, để có thể phục vụ khách du lịch, người lao động địa phương phải tự học hỏi, trau dồi những kỹ năng cơ bản như giao tiếp, ngôn ngữ, nghiệp vụ… và phải tự làm giàu thêm kiến thức của mình Điều này, giúp cho vốn sống, vốn văn hóa của cộng đồng dân cư tại địa phương được mở rộng

Chức năng sinh thái

DLCT u lịch còn có một chức năng quan trọng, đó là chức năng sinh thái DLCT u lịch cuối tuần của người dân thành phố thường đòi hỏi môi trường gần gũi với thiên nhiên Vì vậy, muốn phát triển các điểm DLCT du lịch cuối tuần cần bảo vệ, khôi phục và tối ưu hóa môi trường tự nhiên Để thỏa mãn nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi, cần dành lại những lãnh thổ có thiên nhiên còn ít bị biến đổi ở những vùng ngoại vi thành phố và tiến hành các biện pháp cải tạo Chẳng hạn như cải tạo và trồng rừng, bảo vệ các nguồn nước và các lưu vực nước, xây dựng các công viên… Tất cả những việc đó đều góp phần bảo vệ môi trường, tạo nên một môi trường sinh thái lâu bền cho sự sống

Do những nhu cầu về DLCT du lịch cuối tuần mà ở nhiều thành phố đã hình thành những dải rừng hành lang bao quanh, những mạng lưới các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên ở các vùng phụ cận Như vậy là tuy trong điều kiện công nghiệp hóa, đô thị hóa mãnh liệt nhưng vẫn tạo được những điều kiện tối ưu hóa mối tác động tương hỗ luôn biến động giữa con người và môi trường tự nhiên [Nguyễn Thị Hải (2002), tr.15]

Tiểu kết

Chương 1 đã tiến hành giải quyết đối tượng nghiên cứu đầu tiên (cơ sở lý luận về về phát triển hoạt động DLCTdu lịch cuối tuần) của đề tài Đây chính

Trang 40

là phần lý thuyết cơ sở cho các nghiên cứu thực tiễn được triển khai trong các chương 2 và chương 3 của luận văn Chương 1 cũng đã thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu thứ nhất đó là: hệ thống hóa và làm rõ cơ sở khoa học về phát triển hoạt động DLCTdu lịch cuối tuần của một điểm đón khách.

Chương 1 đã nêu được khái niệm DLCTdu lịch cuối tuần: DLCT là loại hình du lịch tổ chức và kinh doanh các dịch vụ tại một số điểm du lịch có khoảng cách gần với những thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, phục hồi sức khỏe, tinh thần và những nhu cầu khác của khách du lịch vào những ngày nghỉ cuối tuần

DLCTu lịch cuối tuần có những đặc trưng riêng (khác với hoạt động du lịch khác) về thời gian và tính nhịp điệu, về khoảng cách giữa điểm cấp khách và điểm đón khách, về mục đích và thể loại hoạt động DLCTu lịch cuối tuần cũng có các chức năng quan trọng về kinh tế, về xã hội và về sinh thái đối với cả điểm cấp khách và điểm đón khách

Một địa phương muốn trở thành điểm đón khách DLCT du lịch cuối tuần

phải được thể hiện ở cả ba yếu tố của có các điều kiện cung DLCT du lịch cuối tuần (điểm đón khách) và điều kiện cầu DLCT du lịch cuối tuần (điểm cấp khách), tuyến chuyển tiếp.

Ngày đăng: 16/04/2017, 13:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thúy Anh và nnk (2011), Du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ
Tác giả: Trần Thúy Anh và nnk
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2011
2. Quách Minh Châu (2011), “Phát triển hoạt động du lịch cuối tuần ở Bình Dương”, Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển hoạt động du lịch cuối tuần ở Bình Dương”
Tác giả: Quách Minh Châu
Năm: 2011
3. Thẩm Quốc Chính (2007), “Golfing với việc thu hút khách du lịch đến sân golf Đồng Mô và Chí Linh”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), “Golfing với việc thu hút khách du lịch đến sân golf Đồng Mô và Chí Linh”
Tác giả: Thẩm Quốc Chính
Năm: 2007
4. Sơn Hồng Đức (2004), Du lịch và kinh doanh lữu hành, Đại học Dân lập Văn Lang, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch và kinh doanh lữu hành
Tác giả: Sơn Hồng Đức
Năm: 2004
5. Vũ Mạnh Hà (2008), Thống kê du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê du lịch
Tác giả: Vũ Mạnh Hà
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
6. Nguyễn Thị Hải (1997), “Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ khoa học địa lí, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội”
Tác giả: Nguyễn Thị Hải
Năm: 1997
7. Nguyễn Thị Hải (1998), “Các điều kiện phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội”. Tuyển tập các công trình khoa học ngành Địa lý 4/1998 tr.181 – 185, Tạp chí khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các điều kiện phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội”
Tác giả: Nguyễn Thị Hải
Năm: 1998
8. Nguyễn Thị Hải (20000), “Nghiên cứu nguồn cung du lịch cuối tuần của người dân Hà Nội”, Tuyển tập các công trình khoa học ngành Địa lý – Địa chính 11/2000, trang 234 – 240 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nguồn cung du lịch cuối tuần của người dân Hà Nội”
9. Nguyễn Thị Hải (2002), “Đánh giá tiềm năng du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội”, Luận án TS Khoa học Địa lý, Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tiềm năng du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội”
Tác giả: Nguyễn Thị Hải
Năm: 2002
10. Đinh Trung Kiên (2003), “Hà Tây – Điểm du lịch cuối tuần của người Hà Nội”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 6/2003, trang 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Tây – Điểm du lịch cuối tuần của người Hà Nội”
Tác giả: Đinh Trung Kiên
Năm: 2003
11. Đinh Trung Kiên (chủ trì) (2005), “Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch cuối tuần ở vùng du lịch 1 (lựa chọn điển hình Hà Tây và Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: 11. Đinh Trung Kiên (chủ trì) (2005), “Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch cuối tuần ở vùng du lịch 1 (lựa chọn điển hình Hà Tây và Bắc
Tác giả: Đinh Trung Kiên (chủ trì)
Năm: 2005
14. Luật du lịch Việt Nam (2005), NXB Chính trị Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật du lịch Việt Nam
Tác giả: Luật du lịch Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc Gia
Năm: 2005
15. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Lưu
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 1998
16. Đào Minh Ngọc (2007), “Phát triển hoạt động du lịch cuối tuần ở Tiền Giang”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển hoạt động du lịch cuối tuần ở Tiền Giang”
Tác giả: Đào Minh Ngọc
Năm: 2007
20. Khuất Hữu Oanh (2007), “Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch trên địa bàn thị xã Sơn Tây”, Trường Kinh tế Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch trên địa bàn thị xã Sơn Tây”
Tác giả: Khuất Hữu Oanh
Năm: 2007
21. Đỗ Đức Phong (2008), “Xây dựng mô hình phát triển du lịch ở Làng cổ Đường Lâm”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình phát triển du lịch ở Làng cổ "Đường Lâm”
Tác giả: Đỗ Đức Phong
Năm: 2008
23. Trần Đức Thanh (2000 ), Nhập môn Khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn Khoa học du lịch
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
24. Trần Đức Thanh (2006 ), Tập bài giảng địa lý du lịch, Tài liệu lưu hành nội bộ cho sinh viên khoa Du lịch học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng địa lý du lịch
25. Xuân Thu (2013), “Sơn Tây sẽ trở thành trung tâm văn hóa, du lịch, nghỉ dưỡng, dịch vụ và du lịch”, Báo Lao động số 298 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơn Tây sẽ trở thành trung tâm văn hóa, du lịch, nghỉ dưỡng, dịch vụ và du lịch”
Tác giả: Xuân Thu
Năm: 2013
26. Trần Thu, Thanh Bình (1959), Di tích lịch sử và thắng cảnh tỉnh Sơn Tây, NXB phòng văn hóa thị xã Sơn Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích lịch sử và thắng cảnh tỉnh Sơn Tây
Tác giả: Trần Thu, Thanh Bình
Nhà XB: NXB phòng văn hóa thị xã Sơn Tây
Năm: 1959

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w