Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --- NGUYỄN MẠNH TIẾN PHÂN TÍCH VÀ PHÂN LOẠI CÂU THEO LÝ THUYẾT
Trang 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - NGUYỄN MẠNH TIẾN
PHÂN TÍCH VÀ PHÂN LOẠI CÂU THEO
LÝ THUYẾT KẾT TRỊ
(TRÊN CỨ LIỆU CÂU ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG VIỆT)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS ĐÀO THỊ VÂN
THÁI NGUYÊN - 2010
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -
NGUYỄN MẠNH TIẾN
PHÂN TÍCH VÀ PHÂN LOẠI CÂU THEO
LÝ THUYẾT KẾT TRỊ
(TRÊN CỨ LIỆU CÂU ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG VIỆT)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
THÁI NGUYÊN - 2010
Trang 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1
Mục lục
Trang
1.2 Một số vấn đề lí luận và thực tiễn của cách vận dụng lí
thuyết kết trị vào việc phân tích, phân loại câu
20
1.2.1 Vấn đề vận dụng lí thuyết kết trị vào việc việc phân tích,
phân loại câu qua một số công trình ngôn ngữ học
20
1.2.2 Nguyên tắc, thủ pháp và quy trình phân tích, phân loại
câu theo lí thuyết kết trị
24
Trang 41.2.2.1 Một số vấn đề chung về câu 24
1.2.2.3 Các thủ pháp phân tích, phân loại câu theo lí thuyết kết
Thử nghiệm phân tích, phân loại câu động từ
tiếng Việt theo lí thuyết kết trị
38
2.1.2 Phân loại vị ngữ dựa vào kết trị bắt buộc của vị từ - vị
ngữ
50
2.1.2.2 Vị ngữ được biểu hiện bằng động từ đơn trị
2.1.2.3 Vị ngữ được biểu hiện bằng động từ song trị
2.1.2.4 Vị ngữ được biểu hiện bằng động từ tam trị
Trang 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3
2.6.1 Vài nét về cách phân loại câu theo quan niệm truyền
thống
87
2.6.2.1.1 Dựa vào mức độ hiện thực hóa kết trị của động từ - vị
ngữ (mức độ hoàn chỉnh về cú pháp của câu)
2.6.2.1.2 Dựa vào số lượng thành phần chính…
2.6.2.1.3 Cách mô hình hóa các kiểu câu
88
89
89
2.6.3.1 Các kiểu câu đơn xét theo mức độ phức tạp về cấu tạo
của các thành phần bắt buộc Câu đơn không mở rộng và câu
đơn mở rộng
90
2.6.3.2 Các kiểu câu đơn xét theo số lượng thành phần phụ bắt
buộc (diễn tố) có bên động từ – vị ngữ
2.6.4.1 Câu có ý nghĩa liệt kê, trình bày sự việc
2.6.4.2 Câu có ý nghĩa nối tiếp
2.6.4.3 Câu có ý nghĩa lựa chọn
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Câu là đơn vị phức tạp, có đặc tính nhiều mặt Trong việc nghiên cứu câu,
vấn đề phân tích, phân loại câu về mặt cú pháp luôn được coi là vấn đề quan trọng nhất, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu
1.2 Mặc dù việc phân tích và phân loại câu về mặt cú pháp đã đạt được những
thành tựu quan trọng nhưng đến nay, trong tiếng Việt, việc định nghĩa, xác định, phân biệt các thành phần câu, các kiểu câu vẫn còn là những vấn đề nan giải
Điểm qua việc nghiên cứu câu về mặt cú pháp, có thể thấy rằng đến nay, khuynh hướng nghiên cứu câu theo truyền thống vẫn là khuynh hướng chủ đạo Những thành tựu đạt được của việc nghiên cứu câu theo quan điểm truyền thống
là rất quan trọng và to lớn Tuy nhiên, ở hướng nghiên cứu này cũng bộc lộ những nhược điểm, mâu thuẫn mà nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra Trong khuôn khổ của quan niệm truyền thống chưa có sự chứng minh một cách thuyết phục sự tồn tại của chủ ngữ, vị ngữ với tư cách là hai thành phần chính tạo nên nòng cốt của câu Việc định nghĩa chủ ngữ, bổ ngữ, việc phân biệt chủ ngữ với bổ ngữ, việc phân biệt bổ ngữ với đề ngữ, phân biệt trạng ngữ của từ với trạng ngữ của câu, phân biệt câu đơn với câu phức, câu ghép vẫn còn là những vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng Những hạn chế, mâu thuẫn của cách phân tích câu theo quan niệm truyền thống chính là lí do thôi thúc các nhà nghiên cứu tìm kiếm một hướng đi mới
Cách phân tích câu theo cấu trúc cú pháp cơ bản và cách phân tích câu theo quan điểm ngữ pháp chức năng chính là hai trong số những kết quả bước đầu của
sự tìm tòi này Những cách phân tích câu được đề xuất theo hai khuynh hướng
Trang 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5
trên đây mặc dù soi sáng thêm một số vấn đề thuộc các bình diện khác nhau của câu tiếng Việt nhưng vẫn chưa giúp giải quyết được các mâu thuẫn
1.3 Lí thuyết kết trị là một trong những lí thuyết quan trọng, một thành tựu lớn
của ngôn ngữ học thế kỉ XX Sau khi ra đời, lí thuyết này đã được phát triển, ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu ngữ pháp ở nhiều nước Ở Việt Nam, lí thuyết kết
trị đã được nghiên cứu trong công trình chuyên khảo Kết trị của động từ tiếng Việt của Nguyễn Văn Lộc [23] Kết quả nghiên cứu của công trình này mở ra một
khuynh hướng nghiên cứu ứng dụng rất thiết thực và phù hợp với ngữ pháp tiếng Việt đặc biệt là khả năng ứng dụng vào việc phân tích, phân loại câu
1.4 Việc nghiên cứu câu theo lí thuyết kết trị, theo chúng tôi là một hướng
nghiên cứu có ý nghĩa lí luận, thực tiễn và có nhiều triển vọng
Về lí luận, việc nghiên cứu câu theo lí thuyết kết trị góp phần làm sáng tỏ khả năng và cách thức vận dụng lí thuyết này vào việc phân tích, phân loại câu tiếng Việt theo cấu tạo ngữ pháp, qua đó, góp phần giải quyết một số vấn đề tranh luận về các thành phần câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, đề ngữ) và các kiểu câu (câu đơn, câu phức, câu ghép)
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng vào việc biên soạn các tài liệu phục vụ cho việc dạy học câu tiếng Việt nói riêng, ngữ pháp tiếng Việt nói chung
Với những lí do đã trình bày trên đây, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài:
Phân tích và phân loại câu theo lí thuyết kết trị
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này hướng tới mục đích:
- Làm rõ bản chất, nội dung, khuynh hướng phát triển của lí thuyết kết trị qua ý kiến của một số tác giả tiêu biểu
- Làm rõ cơ sở, nguyên tắc và thủ pháp vận dụng lí thuyết kết trị vào việc phân tích, phân loại câu tiếng Việt
Trang 8- Qua thử nghiệm vận dụng lí thuyết kết trị vào việc phân tích, phân loại câu động từ trong tiếng Việt, góp phần làm sáng tỏ bản chất, đặc điểm, ranh giới của các thành phần câu, các kiểu câu xét theo cấu tạo ngữ pháp
- Góp phần thúc đẩy, nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc nghiên cứu và dạy học ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm hiện đại
Để đạt được mục đích trên đây, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ:
- Nghiên cứu bản chất, nội dung, khuynh hướng phát triển của lí thuyết kết trị qua các công trình của L Tesnière và một số nhà ngôn ngữ học khác
- Đề xuất nguyên tắc và thủ pháp vận dụng lí thuyết kết trị vào việc phân tích câu động từ trong tiếng Việt
- Tiến hành phân tích, phân loại câu động từ trong tiếng Việt theo lí thuyết kết trị
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là câu có vị ngữ là động từ trong tiếng Việt
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là câu động từ được dùng trong tiếng Việt hiện đại xét ở bình diện cú pháp
Do khuôn khổ của luận văn có hạn, việc phân tích câu động từ chỉ chủ yếu tập trung vào việc làm rõ bản chất cú pháp, đặc điểm và ranh giới của một số thành phần câu (đặc biệt, các thành phần câu hiện đang có ý kiến tranh luận) và các kiểu câu nhìn từ góc độ kết trị Việc miêu tả chi tiết ý nghĩa, hình thức và việc phân loại tỉ mỉ các thành phần câu, các kiểu câu theo cấu tạo và ý nghĩa sẽ không được chú ý
Trang 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7
ngoài hai thành phần chính là chủ ngữ vị ngữ, câu còn có các thành phần phụ như trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ Cách phân tích câu theo quan niệm trên đây có tính phổ biến nhất không chỉ trong Việt ngữ học mà trong ngôn ngữ học nước ngoài
Về ưu điểm, cách phân tích câu theo truyền thống đã phản ánh được tương đối đầy đủ và trung thực tổ chức ngữ pháp của câu Nó đã đưa ra được một bức tranh
về thành phần câu tương đối phù hợp với cảm nhận của người bản ngữ Về mặt thực tiễn, hệ thống khái niệm ngữ pháp nói chung và thành phần câu nói riêng của ngữ pháp học truyền thống đã giúp cho người học nắm được một cách khá thuận lợi tổ chức ngữ pháp của câu và có thể vận dụng có hiệu quả trong nói, viết Sự tồn tại lâu dài và tính ổn định tương đối của hệ thống khái niệm ngữ pháp truyền thống chứng tỏ giá trị lý luận và thực tiễn to lớn của nó Tuy nhiên, cách phân tích câu theo truyền thống cũng còn khá nhiều hạn chế Hạn chế cơ bản của cách phân tích truyền thống là chưa thấy hết bản chất phức tạp, nhiều mặt của câu, chưa đưa ra được những tiêu chí thỏa đáng để xác định, phân loại
các thành phần câu Đúng như N.I.TJapkina đã nhận xét: "Trong khuôn khổ của quan niệm truyền thống, việc miêu tả một cách không mâu thuẫn hệ thống thành phần câu vẫn chưa đạt được; hơn nữa, vẫn chưa có được cả phương pháp cho phép định nghĩa một cách không mâu thuẫn thành phần câu như là thể thống nhất của hình thức và nội dung của nó" [53; 174]
Các thành phần câu được xác định và miêu tả trong ngữ pháp học truyền thống như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ về thực chất là những phạm trù cú pháp (hay cú pháp ngữ nghĩa) Tuy nhiên, khi xác định chúng, ngữ pháp học truyền thống thường không dựa triệt để và nhất quán vào mặt cú pháp Chủ ngữ truyền thống về thực chất, chỉ là một diễn tố của vị từ (thành tố thể hiện kết trị của vị từ), nhưng khi xác định thành phần này, nhiều tác giả không dựa hẳn vào đặc tính cú pháp mà thường dựa vào đặc tính thông báo
Việc xác định chủ ngữ là thành phần chính của câu cũng sẽ dẫn đến một số mâu thuẫn Chẳng hạn: a) Sẽ luận giải như thế nào vai trò của chủ ngữ trong các
Trang 10cụm chủ vị làm thành phần câu và vai trò chủ ngữ trong những câu không có hoặc không bắt buộc phải có chủ ngữ ? b) Sẽ giải thích như thế nào hiện tượng khi cụm chủ vị tham gia vào mối quan hệ cú pháp với các yếu tố ngoài cụm thì rất dễ dàng lược bỏ chủ ngữ, tức là chỉ vị ngữ có quan hệ ý nghĩa và hình thức với yếu tố bên ngoài đó? Vì không đứng hẳn trên địa hạt cú pháp để xác định các thành phần cú pháp của câu nên ngữ pháp học truyền thống đã đề xuất, đưa khởi ngữ vào hệ thống thành phần cú pháp của câu và xác định nó theo đặc trưng “nêu chủ đề” rõ ràng không phải là đặc trưng cú pháp
Cũng do ảnh hưởng của quan niệm về tính hai đỉnh cú pháp của câu, ngữ pháp truyền thống học đã không xử lý thỏa đáng bản chất cú pháp của trạng ngữ khi coi nó là thành phần phụ chung cho nòng cốt câu, mặc dù trên thực tế, trạng ngữ hầu như chỉ có quan hệ có quan hệ ý nghĩa và hình thức với vị từ – vị ngữ
Để khắc phục những mâu thuẫn, hạn chế trong cách phân tích câu theo truyền thống, nhiều nhà nghiên cứu tìm tòi những hướng phân tích mới mà cách phân tích câu theo quan điểm ngữ pháp chức năng của Cao Xuân Hạo và cách phân tích câu theo cấu trúc cú pháp cơ bản là kết quả của hai trong số những hướng tìm tòi đó
Ảnh hưởng tư tưởng của Ch L Li và S.A Thompson về tính thiên chủ đề
của một số ngôn ngữ trong đó có tiếng Việt, trong công trình Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng (1991), Cao Xuân Hạo không thừa nhận cấu trúc chủ vị
là cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt Theo Cao Xuân Hạo, cấu trúc cú pháp cơ bản và duy nhất của câu tiếng Việt là cấu trúc đề thuyết Có thể coi công trình trên của Cao Xuân Hạo là sự mở đầu cho một hướng mới trong nghiên cứu câu tiếng Việt: hướng nghiên cứu câu theo bình diện giao tiếp (thông báo) Rõ ràng đây là hướng nghiên cứu cần thiết và có ý nghĩa mà lâu nay còn ít được chú ý Tuy nhiên, về lý luận cũng như thực tiễn, cách phân tích, phân loại câu theo đề thuyết mà Cao Xuân Hạo chủ trương không loại trừ và thay thế cách phân tích câu theo bình diện cú pháp
Trang 11data error !!! can't not
read
Trang 12data error !!! can't not
read
Trang 13data error !!! can't not
read
Trang 14data error !!! can't not
read
Trang 15data error !!! can't not
read
Trang 17data error !!! can't not
read
Trang 18data error !!! can't not
read
Trang 19data error !!! can't not
read
Trang 20data error !!! can't not
read
Trang 21data error !!! can't not
read
Trang 22data error !!! can't not
read
data error !!! can't not
read
Trang 23data error !!! can't not
read
data error !!! can't not
read
Trang 24data error !!! can't not
read
data error !!! can't not
read
Trang 26data error !!! can't not
read
Trang 27data error !!! can't not
read