- Điều tra số liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu, số liệu thông tin về các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, các mô hình sản xuất nông nghiệp từ các cơ quan, phòng ban chức năng từ tỉnh đến
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRẦN ÁNH DƯƠNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN CAO PHONG - TỈNH HÒA BÌNH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Vòng
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Trần Ánh Dương
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, đồng nghiệp và nhân dân địa phương
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Thị Vòng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản lý đất đai, các chú,
cô, anh, chị phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, các phòng ban, cán bộ và nhân dân các xã trên địa bàn huyện Cao Phong đã nhiệt tình giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này./
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Trần Ánh Dương
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iiv
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Trích yếu luận văn ix
Thesis Abstract xi
Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của để tài 1
1.2 Mục đích của đề tài 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
Phần 2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 3
2.1 Những lý luận cơ bản về sử dụng đất nông nghiệp 3
2.1.1 Khái quát về đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp 3
2.1.2 Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới 4
2.1.3 Nguyên tắc và quan điểm về sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả 5
2.1.4 Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp 6
2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 16
2.2.1 Sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới 16
2.2.2 Sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam 19
2.3 Một số công trình đã nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 22
2.3.1 Một số công trình nghiên cứu trên thế giới 22
2.3.2 Một số công trình nghiên cứu tại Việt Nam 24
2.3.3 Một số công trình nghiên cứu sử dụng đất ở Tỉnh Hòa Bình và huyện Cao Phong 25
Trang 5Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 27
3.1 Địa điểm nghiên cứu 27
3.2 Thời gian nghiên cứu 27
3.3 Đối tượng nghiên cứu 27
3.4 Nội dung nghiên cứu 27
3.4.1 Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp huyện Cao Phong 27
3.4.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Cao Phong 27
3.4.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 28
3.4.4 Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp 28
3.5 Phương pháp nghiên cứu 28
3.5.1 Phương pháp phân vùng 28
3.5.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 29
3.5.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất 29
3.5.4 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 30
3.5.5 Phương pháp đánh giá và phân cấp hiệu quả 30
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 33
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 33
4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường 33
4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 40
4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường 48
4.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Cao Phong 49
4.2.1 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp 49
4.2.2 Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 51
4.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 54
4.3.1 Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất 54
4.3.2 Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất 61
4.3.3 Hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất 66
4.3.4 Đánh giá tổng hợp các loại hình sử dụng đất 67
4.4 Đề xuất các loại hình sử dụng đất của huyện Cao Phong 70
4.4.1 Những căn cứ để định hướng sử dụng đất 70
Trang 64.4.2 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp 71
4.4.3 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 72
4.4.4 Những đề xuất về sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hiệu quả 73
4.4.5 Một số giải pháp 76
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 80
5.1 Kết luận 80
5.2 Kiến nghị 82
Tài liệu tham khảo 83
Phụ lục 85
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
FAO Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Phân cấp hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp 31
Bảng 2.2 Phân cấp hiệu quả xã hội sử dụng đất nông nghiệp 32
Bảng 4.1 Kết quả phân loại đất huyện Cao Phong 35
Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 50
Bảng 4.3 Biến động đất nông nghiệp huyện Cao Phong 51
Bảng 4.4 Tổng hợp các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của huyện 54
Bảng 4.5 Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất vùng 1 55
Bảng 4.6 Đánh giá xếp loại hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất 56
Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất vùng 2 57
Bảng 4.8 Đánh giá xếp loại hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất vùng 2 58
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất vùng 3 59
Bảng 4.10 Đánh giá xếp loại hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất vùng 3 60
Bảng 4.11 Phân loại hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất vùng 1 62
Bảng 4.12 Phân loại hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất vùng 2 63
Bảng 4.13 Phân loại hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất vùng 3 64
Bảng 4.14 Đề xuất các loại hình sử dụng đất vùng 1 74
Bảng 4.15 Đề xuất các loại hình sử dụng đất vùng 2 75
Bảng 4.16 Đề xuất các loại hình sử dụng đất vùng 3 76
Trang 9TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Ánh Dương
Tên Luận văn: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Cao Phong,
- Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn nghiên cứu
2 Phương Pháp nghiên cứu
Cao Phong là huyện có địa hình tương đối phức tạp ở phía bắc, phía tây, phía đông, đồi núi được xen kẽ, chia cắt bởi các con suối Đồi núi ở đây chủ yếu
là núi đất, núi đá cũng có song không nhiều, độ cao địa hình trên 300 m
- Chọn 3 xã thị trấn đặc trưng cho 3 vùng sử dụng đất nông nghiệp điển hình của huyện đó là xã Thung Nai, thị trấn Cao Phong và xã Dũng Phong
- Điều tra số liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu, số liệu thông tin về các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, các mô hình sản xuất nông nghiệp từ các cơ quan, phòng ban chức năng từ tỉnh đến huyện, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hòa Bình, Phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện, UBND các xã đã lựa chọn để nghiên cứu đại diện cho các vùng của huyện
- Điều tra số liệu sơ cấp: Trên cơ sở điều tra thu thập các thông tin đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất bằng phương pháp điều tra nông hộ (theo mẫu phiếu điều tra) phỏng vấn các hộ của các xã đại diện về kiểu sử dụng đất của gia đình sử dụng Điều tra: 150 hộ trên 3 xã, thị trấn điểm, mỗi xã, thị trấn chọn ngẫu nghiên 50 hộ để phỏng vấn
- Phương pháp thống kê được ứng dụng để xử lý số liệu điều tra trong quá trình nghiên cứu
- Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel
Trang 103 Kết luận chủ yếu
Kết quả nghiên cứu thực trạng sử dụng đất cho thấy đây là vùng rất đa dạng về cây trồng, sự đa dạng phụ thuộc vào loại đất và điều kiện sinh thái Qua điều tra các nông hộ trên toàn huyện, chúng tôi tổng hợp được tất cả có 7 loại hình sử dụng đất chủ yếu và có hiệu quả với tổng số 16 kiểu sử dụng đang được
áp dụng tại địa phương Đó là: LUT 1: chuyên lúa; LUT 2: 2 vụ lúa (lúa mùa - lúa xuân) - cây vụ đông; LUT 3: 1 vụ lúa (lúa mùa) - cây màu; LUT 4: chuyên màu; LUT 5: nương rẫy tưới nhờ nước trời; LUT 6: cây công nghiệp hàng năm; LUT 7: cây ăn quả;
- Vùng 1 có điều kiện phát triển LUT chuyên lúa; LUT 2 lúa - cây vụ đông và LUT chuyên màu
- Vùng 2 có điều kiện phát triển LUT 1 vụ lúa - cây màu; LUT chuyên rau màu, LUT trồng cây ăn quả lâu năm (cây cam)
- Vùng 3 có điều kiện phát triển LUT 2 vụ lúa - cây vụ đông, LUT trồng cây công nghiệp hàng năm (cây mía)
Trang 11THESIS ABSTRACT
Master candidate: TRAN ANH DUONG
Thesis title: Evaluating the efficency of agricultural land use in Cao Phong
district, Hoa Binh province
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) 1.Research Objectives
- Evaluating the effectiveness in agricultural land usage in Cao Phongdistrict, HoaBinh sProvince in order to determine the advantages and disadvantages in using and developing land
- Proposing sustainable ways ofagricultural land usage in the district
2.Materials and Methods
Cao Phong district has relatively complex terrain In the north, west, east, there are alternating hills, dissected by streams Most of hilly land is mountainous, rocky, but not much; terrainis above 300 m high
- Three town communes are chosen as typicalagricultural land areas of the district They are ThungNai commune, Cao Phong town and Dung Phong Commune
- Secondary data survey: data on the types of agricultural land usage, agricultural production models is collected fromprovincialand districtdepartments, HoaBinh Province’ s department for Natural Resources& Environment, District’sDepartments for Natural Resources & Environment, Statistical Divisions, District’s Departments of Agriculture & Rural Development, People’s Committees That data has been chosen to investigate during the research
- Primarydata investigation: On the basis of investigating gathered information and assessing the land usage efficiency by means of surveying households(questionnaire form), interviewing households from representative communesontheir land usage patterns 50 households from each town or commune (150 households totally from three regions) are randomly chosen to investigate
- Statistical methods are applied to the survey data process
Trang 12- Data collected is processed using Excel software
3.Main findings and conclusions
Results of current land usage point out the diversity of crops depending on its soil and ecological conditions Through investigating households over the districts, we synthesize seven main types of land usage with effectiveness among the total of 16 types locally applied They are LUT 1 specializing in rice; LUT 2 with two rice crops like seasonal or spring crops and winter crops; LUT 3: one crop ( seasonal rice crop) –other cereals; LUT 4: specializing in cereals; LUT 5: upland irrigated by rain; LUT 6: annual industrial plants; LUT 7: fruit-trees;
- Zone 1enablesdeveloping LUT specializing in rice; LUT 2 kind of rice - winter crops and other specialized cereals
- Zone 2 enables developingLUT 1 rice crop or 1 cereal crop; LUT specializing vegetables or other cereals, LUT fruit trees (orange trees)
- Zone 3enables developingLUT 2 rice crops - winter crops, LUT annual industrial crops (sugar cane)
Trang 13PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI
Đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Trong khi, xã hội ngày càng phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm, các sản phẩm công nghiệp; các nhu cầu văn hoá, xã hội, nhu cầu về đất cho xây dựng v.v Tất cả những vấn đề trên đã gây ra áp lực ngày càng lớn lên đất đai, làm cho quỹ đất nông nghiệp luôn có nguy cơ bị giảm diện tích, trong khi khả năng khai hoang, mở rộng lại rất hạn chế
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là việc làm hết sức quan trọng
và cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước Việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm phát hiện ra các yếu tố tích cực và hạn chế, làm cơ sở để định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, thiết lập các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Cao Phong là huyện miền núi nằm giữa tỉnh Hòa Bình có địa hình tương đối hiểm trở được bao bọc bởi các dãy núi đá có độ cao từ 170 – 342 m, có hình dáng như một con rùa đang bò về hướng Tây Bắc.Với hơn 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Huyện có điều kiện tự nhiên, tiềm năng đất đai lớn và khí hậu tương đối thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi Nền kinh tế của huyện đã và đang chuyển dịch đúng hướng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá Vấn đề đặt ra là phải xác định được hướng sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, đồng thời định hướng sử dụng đất đai hiệu quả và bền vững cho huyện là vấn đề hết sức cần thiết
Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện chưa cao, các loại hình sản xuất tại Cao Phong phần lớn còn mang tính tự phát theo phương thức sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng đất đai của huyện, thiếu tính bền vững do môi trường đất, nước bị ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sản xuất và quá trình đô thị hóa
Trang 14Những thách thức, tồn tại nêu trên đã đặt ra vấn đề cần xây dựng cơ chế, chính sách nhằm quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp của huyện theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Xuất phát từ những yêu cầu trên, được sự phân công của khoa Quản Lý Đất Đai- Học Viện Nông nghiệp Việt Nam và sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn
Thị Vòng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp huyện Cao Phong - Tỉnh Hòa Bình”
1.2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong - Tỉnh Hòa Bình nhằm tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình khai thác sử dụng đất
- Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn nghiên cứu
- Các kết quả nghiên cứu có thể giúp địa phương lựa chọn các Loại hình
sử dụng đất/kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cao Phong,tỉnh Hòa Bình
Trang 15PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 2.1.1 Khái quát về đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (Luật đất đai, 2013)
Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, xã hội, khi mức sống của con người còn thấp, công năng chủ yếu của đất là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp để phục vụ việc ăn, ở, mặc, Khi con người biết sử dụng đất đai vào cuộc sống cũng như sản xuất thì đất đai đóng vai trò quan trọng trong hiện tại và tương lai
Từ thế kỷ XVIII và nhất là từ thế kỷ XX, việc phát triển công nghiệp và khoa học kỹ thuật đã đem lại thành tựu kỳ diệu làm thay đổi hẳn bộ mặt trái đất
và cuộc sống con người Nhưng do chạy theo lợi nhuận tối đa cục bộ không có một chiến lược phát triển chung nên đã gây ra hậu quả tiêu cực: ô nhiễm môi trường và thoái hoá đất Hàng năm gần 12 triệu ha rừng nhiệt đới bị tàn phá ở Châu Mỹ - La tinh và Châu Á Cân bằng sinh thái bị phá vỡ, hàng triệu ha đất đai
bị hoang mạc hoá Theo kết quả điều tra của Trung tâm thông tin nghiên cứu đất quốc tế (ISRIC) đã cho thấy cả thế giới có khoảng 13,4 tỷ ha đất thì đã có 2 tỷ ha
bị thoái hoá ở các mức độ khác nhau trong đó Châu Á và Châu Phi là 1,2 tỷ ha chiếm 62% tổng diện tích đất bị thoái hoá Qua các kết quả điều tra cho ta thấy đất đai bị thoái hoá tập trung ở các nước đang phát triển
Đất có 5 chức năng chính: Một là duy trì vòng tuần hoàn sinh hoá và địa hoá học; hai là phân phối nước; ba là tích trữ và phân phối vật chất; bốn là tính đệm; năm là phân phối năng lượng Những chức năng này trợ giúp khả năng điều chỉnh cân bằng hệ sinh thái Tuy nhiên, con người đã tác động lên các hệ sinh thái mà thay đổi vượt khả năng tự điều chỉnh của đất là nguyên nhân chính dẫn đến sự mất cân bằng trong đất, làm suy thoái đất Ngoài ra con người còn tác
Trang 16động đến khí quyển làm thay đổi cân bằng nhiệt lượng, làm suy giảm nguồn nước, mực nước biển dâng lên Trong nông nghiệp, việc lạm dụng phân hoá học
và các hoá chất bảo vệ thực vật làm hỏng kết cấu và làm nhiễm độc đất Vì vậy, nhằm hạn chế, cải tạo môi trường đất đai, đảm bảo sự sống hiện tại và tương lai của loài người thì cần có chiến lược bảo vệ môi trường đất
Trong lịch sử phát triển của thế giới bất cứ nước nào dù phát triển hay đang phát triển thì việc sản xuất nông nghiệp đều có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, tạo ra sự ổn định xã hội và mức an toàn lương thực quốc gia Sản phẩm nông nghiệp là nguồn tạo ra thu nhập ngoại tệ, tuỳ theo lợi thế của mình mà mỗi nước có thể xuất khẩu thu ngoại tệ hay trao đổi lấy sản phẩm công nghiệp để đầu
tư lại cho nông nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2008 của cả nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố), Việt Nam với tổng diện tích tự nhiên là 33.121.159 ha, trong
đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 9.420.276 ha và đất lâm nghiệp 14.816.616 ha, bình quân diện tích đất nông nghiệp là 2.811 m2/người So sánh với 10 nước khu vực Đông Nam Á, tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam xếp thứ 4 nhưng bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người đứng vị trí thứ 9 trong khu vực
Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội về nông sản phẩm đang trở thành một trong các mối quan tâm lớn nhất của người quản lý và sử dụng đất
2.1.2 Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới
Diện tích đất vùng nhiệt đới chiếm khoảng 1/3 diện tích lục địa với diện tích đất nông nghiệp có ích khoảng 1,4 tỷ ha Điều kiện khí hậu - đất đai đặc biệt với hoàn cảnh kinh tế xã hội tạo cho nông nghiệp nhiệt đới có những nét riêng biểu hiện trên các hệ thống cây trồng vật nuôi Khí hậu là yếu tố hạn chế quyết định đến sự phát triển của hệ thống cây trồng Vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, tập trung gây dòng chảy và xói mòn nghiêm trọng Đất đai phần lớn là màu mỡ nhưng so với vùng ôn đới thì không tốt bằng vì ít chất bùn, các xác vi sinh vật mau bị khoáng hóa Khí hậu và đất nhiệt đới phần lớn thích hợp cho cây trồng lâu năm như cà phê, chè, ca cao và các loại cây ăn quả nhiệt đới Đối với những vùng đất trũng, đất phù sa, đất giàu chất hữu cơ rất thích hợp cho việc gieo trồng các giống cây ngắn ngày, cây lương thực
Trang 17Hiện nay, ở các vùng nhiệt đới, việc canh tác sử dụng đất nông nghiệp theo hướng thâm canh cao, tăng năng suất, tăng vụ, áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Đây là những nguyên nhân gây tình trạng thoái hóa đất, đất bị mất khả năng sản xuất, điều đặt ra vấn đề là phát triển nông nghiệp phải đi đôi với bảo vệ cải tạo đất, xây dựng nền nông nghiệp hiệu quả và bền vững
2.1.3 Nguyên tắc và quan điểm về sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả
2.1.3.1 Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu của con người về các sản phẩm được lấy từ đất ngày càng tăng Mặt khác đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do bị trưng dụng sang các mục đích khác Vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta cần hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu Sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tận dụng được tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai Do đó đất nông nghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ và hợp lý”
2.1.3.2 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Để duy trì sự sống còn của con người, nhân loại đang phải đương đầu với nhiều vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn, sự bùng nổ dân số, nạn ô nhiễm và suy thoái môi trường, mất cân bằng sinh thái Nhiều nước trên thế giới đã xây dựng và phát triển nông nghiệp theo quan điểm nông nghiệp bền vững
Nông nghiệp bền vững là tiền đề và điều kiện cho định cư lâu dài Một trong những cơ sở quan trọng bậc nhất của nông nghiệp bền vững là thiết lập được các hệ thống sử dụng đất hợp lý Về vấn đề này Altieri và cộng sự là Susanna B.H 1990 (KKU, 1992) cho rằng: nền tảng của nông nghiệp bền vững
là chế độ đa canh cây trồng với các lợi thế cơ bản là: tăng sản lượng, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm tác hại của sâu bệnh và cỏ dại, giảm nguy cơ rủi ro Quan điểm đa canh và đa dạng hoá nhằm nâng cao sản lượng và tính ổn định này được ngân hàng thế giới đặc biệt khuyến khích ở các nước nghèo
Để duy trì được sự bền vững của đất đai, Smith A.J và Julian Dumanski (1993) đã xác định 5 nguyên tắc có liên quan đến sự sử dụng đất bền vững là:
- Duy trì hoặc nâng cao các hoạt động sản xuất
Trang 18- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất
- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự thoái hoá chất lượng đất và nước
- Khả thi về mặt kinh tế
- Được xã hội chấp nhận
Như vậy, theo các tác giả, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần tuý về mặt tự nhiên mà còn cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội Năm nguyên tắc trên đây là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững, nếu trong thực tiễn đạt được cả 5 nguyên tắc trên thì sự bền vững sẽ thành công, ngược lại sẽ chỉ đạt được ở một vài bộ phận hay sự bền vững có điều kiện (Nguyễn Thị Hằng, 2006)
Tại Việt Nam, theo ý kiến của TS Nguyễn Khang việc sử dụng đất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắc và được thể hiện trong 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thị trường chấp nhận
- Bền vững về mặt môi trường: loại hình sử dụng đất bảo vệ được đất đai, ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường tự nhiên
- Bền vững về mặt xã hội: thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển
Tóm lại: Hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra hết sức đa dạng trên nhiều vùng đất khác nhau và cũng vì thế khái niệm sử dụng đất bền vững thể hiện trong nhiều hoạt động sản xuất và quản lý đất đai trên từng vùng đất xác định theo nhu cầu và mục đích sử dụng của con người Đất đai trong sản xuất nông nghiệp chỉ được gọi là sử dụng bền vững trên cơ sở duy trì các chức năng chính của đất là đảm bảo khả năng sản xuất của cây trồng một cách ổn định, không làm suy giảm về chất lượng tài nguyên đất theo thời gian và việc sử dụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người và sinh vật (Nguyễn Thị Vòng và cs., 2001)
2.1.4 Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp
2.1.4.1 Hiệu quả trong sử dụng đất nông nghiệp
a) Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất:
Sử dụng các nguồn tài nguyên có hiệu quả cao trong sản xuất để đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu đối với các
Trang 19nước trên thế giới
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân, những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp (Đào Châu Thu,1999)
Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường Căn
cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi trên cơ
sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đảm bảo sự thống nhất giữa các ngành, đó là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu có tính ổn định và bền vững, đồng thời phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất (Nguyễn Đình Hợi,1993)
Vì vậy, việc xác định bản chất và khái niệm hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lý luận của lý thuyết hệ thống:
- Hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội
và hiệu quả môi trường
- Phải xem xét đến lợi ích trước mắt và lâu dài
- Phải xem xét cả lợi ích riêng của người sử dụng đất và lợi ích chung của
b) Phân loại hiệu quả sử dụng đất:
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất người ta thường đánh giá trên 3 khía cạnh: hiệu quả về mặt kinh tế sử dụng đất, hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả
về mặt môi trường
Trang 20Vậy nếu căn cứ vào nội dung và cách biểu hiện thì người ta phân hiệu quả thành 3 loại:
- Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả xã hội
- Hiệu quả môi trường
* Hiệu quả kinh tế:
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau Theo nhà khoa học kinh tế Samuel - Norhuas
“hiệu quả có nghĩa là không lãng phí” “Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng số lượng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm số lượng một loại hàng hoá khác” Theo các nhà khoa học Đức (Stenien, Hanau, Rusteruyer, Simmerman) hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hoá và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác Vì thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:
- Một là, mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”
- Hai là, hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống
- Ba là, hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 đại lượng đó
Trang 21Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân bổ Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp Đạt được một trong hai yếu tố đó mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế
sử dụng đất là: Với một diện tích đất đai sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội (Phạm Vân Đình, Quyền Đình
Hà và cs., 1997)
Đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu:
- Hiệu quả tính trên 1,0 ha đất nông nghiệp:
+ Tổng chi phí: Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quả trình sản xuất
+ Tổng thu nhập: Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) và tính bằng sản lượng cây trồng nhân với giá bán sản phẩm tại thời điểm hiện tại
+ Thu nhập thuần: Là giá trị sản phẩm được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó, tính bằng hiệu số giữa tổng chi phí và tổng thu nhập
- Giá trị ngày công lao động: Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng, bằng thu nhập thuần chia cho tổng số công đầu tư trên một đơn vị diện tích
- Hiệu quả đồng vốn: Được tính bằng thu nhập thuần chia cho tổng chi phí
* Hiệu quả xã hội:
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra (Vũ Phương Thụy, 2000) Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất Việc lượng hoá các chỉ tiêu còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản
Trang 22ánh bằng chỉ tiêu định tính như tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư, lành mạnh xã hội (Nguyễn Thị Vòng và cs., 2001)
Theo Nguyễn Duy Tính: Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định được bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp và nâng cao giá trị ngày công lao động nông nghiệp (Nguyễn Thị Vòng và cs., 2001)
Đánh giá hiệu quả xã hội thông qua các chỉ tiêu:
- Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân
- Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng
- Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc và nâng cao năng suất lao động
- Tăng cường sản phẩm hàng hoá
* Hiệu quả môi trường:
Môi trường luôn là một vấn đề nóng bỏng đang được toàn xã hội quan tâm Nó không chỉ bó hẹp ở một quốc gia, một vùng, một tiểu vùng mà nó mang tính toàn cầu Hiệu quả môi trường được các nhà môi trường học rất quan tâm trong điều kiện hiện nay Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi hoạt động đó không gây tổn hại hay có những tác động xấu đến môi trường như đất, nước, không khí và hệ sinh học, là hiệu quả đạt được khi quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra không làm cho môi trường xấu đi mà ngược lại, quá trình sản xuất đó làm cho môi trường tốt hơn, mang lại một môi trường xanh, sạch, đẹp hơn trước (Đỗ Nguyên Hải, 1999)
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương lai, nó gắn với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái Bên cạnh cách phân loại hiệu quả sử dụng đất nói trên người ta còn căn cứ vào những yếu tố như: tổ chức và quản lý kinh tế, tổ chức sản xuất, phương hướng để tác động vào sản xuất, kế hoạch sản xuất, căn cứ vào mặt không gian
và thời gian Tuy nhiên, nếu xem xét ở bất kỳ góc độ nào thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất đều bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường Cả ba mặt này có một mối quan hệ tương tác, thống nhất và không thể tách rời nhau Trong đó, hiệu quả kinh tế là trọng tâm (Quyền Đình Hà, 1993)
Trang 23Nói một cách chung nhất thì hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại
Kết quả, mà là kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà ta phải xem xét kết quả đó dược tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì thế khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả đầu ra mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá hiệu
quả (Tức là phải xem xét cả mức độ và chất lượng của việc đầu tư cho sản xuất)
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới (Nguyễn Thị Vòng và cs., 2001) Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân - những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp (Đỗ Thị Tám, 2001)
Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao Đó
là một trong những điều tiên quyết để phát triển được nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu có tính ổn định và bền vững
Ngày nay nhiều nhà khoa học cho rằng: Xác định đúng khái niệm, bản chất hiệu quả sử dụng phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lý luận của lý thuyết hệ thống (Vũ Phương Thụy, 2000), (Nguyễn Thị Vòng và cs., 2001), nghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường
2.1.4.2 Tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp
Là một hệ sinh thái, một phần do con người tạo ra nhằm mục đích phục vụ con người, hệ sinh thái nông nghiệp chịu những tác động mạnh mẽ nhất từ chính con người Các tác động của con người, nhiều khi, đã làm cho hệ sinh thái biến đổi vượt quá khả năng tự điều chỉnh của đất Con người đã không chỉ tác động
Trang 24vào đất đai mà còn tác động vào cả khí quyển, nguồn nước để tạo ra một lượng lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều trong khi các hoạt động cải tạo đất chưa được quan tâm đúng mức và hậu quả là đất đai cũng như các nhân tố tự nhiên khác bị thay đổi theo chiều hướng ngày một xấu đi Ngày nay, nhiều vùng đất đai màu mỡ đã bị thoái hoá nghiêm trọng, kéo theo sự xói mòn đất và suy giảm nguồn nước đi kèm với hạn hán, lũ lụt, Vì vậy, để đảm bảo cho cuộc sống của con người trong hiện tại và tương lai cần phải có những chiến lược về sử dụng đất để không chỉ duy trì những khả năng hiện có của đất mà còn khôi phục những
khả năng đã mất Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” ra đời trên cơ sở của những
mong muốn trên (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2014)
Việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn của con người trong mọi thời đại Nhiều nhà khoa học và các
tổ chức quốc tế đã đi sâu nghiên cứu vấn đề sử dụng đất một cách bền vững trên nhiều vùng của thế giới, trong đó có Việt Nam Việc sử dụng đất bền vững nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Duy trì nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất);
- Giảm rủi ro sản xuất (an toàn);
- Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hóa đất và nước (bảo vệ);
- Có hiệu quả lâu dài (lâu bền);
- Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận);
Như vậy, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần túy về mặt tự nhiên mà còn về cả mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội Năm mục tiêu mang tính nguyên tắc trên đây là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững Trong thực tiễn, việc sử dụng đất đạt được cả năm mục tiêu trên thì sự bền vững sẽ thành công, nếu không sẽ chỉ đạt được sự bền vững ở một vài bộ phận hay sự bền vững có điều kiện Tại Việt Nam, việc sử dụng đất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắc trên và được thể hiện trong 03 yêu cầu sau:
- Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thị trường chấp nhận Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân vùng có cùng điều kiện đất đai Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả, và tàn dư để lại)
Trang 25Một hệ thống sử dụng đất bền vững phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường
Về chất lượng: sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và xuất khẩu, tùy mục tiêu của từng vùng
Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất Tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó thì nguy
cơ người sử dụng đất sẽ không có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng
- Bền vững về mặt xã hội: thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều cần quan tâm trước nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường, ) Sản phẩm thu được cần thỏa mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầu hàng ngày của người nông dân
Nội lực và nguồn lực địa phương phải được phát huy Hệ thống sử dụng đất phải được tổ chức trên đất mà nông dân có quyền hưởng thụ lâu dài, đất đã được giao và rừng đã được khoán với lợi ích các bên cụ thể Sử dụng đất sẽ bền vững nếu phù hợp với nền văn hóa dân tộc và tập quán địa phương, nếu ngược lại
sẽ không được cộng đồng ủng hộ
- Bền vững về mặt môi trường: loại hình sử dụng đất bảo vệ được độ màu
mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái Giữ đất được thể hiện bằng giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới mức cho phép + Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng bền vững;
+ Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%);
+ Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn độc canh, cây lâu năm có khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm, )
Ba yêu cầu bền vững trên là tiêu chuẩn để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại Thông qua việc xem xét và đánh giá các yêu cầu trên
để giúp cho việc định hướng phát triển nông nghiệp ở vùng sinh thái (Trần Đình Đẳng và cs., 1990; Đào Châu Thu, 1999)
Trang 262.1.4.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững
Có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững:
(1) Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết ) có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp Bởi các yếu tố của điều kiện tự nhiên là tài nguyên để sinh vật tạo nên sinh khối Do vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định cây trồng vật nuôi chủ lực và định hướng đầu tư thâm canh đúng
Theo Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I Điều kiện về đất đai, khí hậu thời tiết có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hộ nông dân có thể lợi dụng những yếu tố đầu vào phù hợp để tạo ra nông sản hàng hoá với giá rẻ Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh doanh năng lượng ánh sáng mặt trời dựa trên các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác (Đặng Ngọc Khắc, 2011) (2) Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi, nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế Đây là những vấn đề thể hiện
sự hiểu biết về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh của người sản xuất Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy luật
tự nhiên của sinh vật nhằm đạt được các mục tiêu đề ra là cơ sở để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá
Ở các nước phát triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất Có nghĩa là ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh dựa trên việc chuyển đổi sử dụng đất
Cho đến giữa thế kỷ 21, trong nông nghiệp nước ta, quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% của năng suất kinh tế Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ
Trang 27thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu
và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (Đặng Ngọc Khắc, 2011)
(3) Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức
Quy hoạch và bố trí sản xuất: Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu thị trường, gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và thể chế luật pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường
sẽ tạo tiền đề vững chắc cho phát triển nông nghiệp hàng hoá Đó là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi và khai thác đất một cách đầy đủ, hợp lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hoá, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
và phát triển sản xuất hàng hoá
Hình thức tổ chức sản xuất: Các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Vì vậy, cần phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất - dịch vụ và tiêu thụ nông sản hàng hoá
Tổ chức có tác động lớn đến hàng hoá của hộ nông dân là: Tổ chức dịch
vụ đầu vào và đầu ra
Dịch vụ kỹ thuật: Sản xuất hàng hoá của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất Vì sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng nông sản và hạ giá thành nông sản phẩm (Đặng Ngọc Khắc, 2011)
(4) Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá cũng giống như ngành sản xuất vật chất khác của xã hội, nó chịu sự chi phối của quy luật cung cầu, đồng thời chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố đầu vào, quy mô các nguồn lực như: đất, lao động, vốn sản xuất, thị trường, kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ nông sản
Thị trường là nhân tố quan trọng, dựa vào nhu cầu của thị trường nông dân lựa chọn hàng hoá để sản xuất Theo Nguyễn Duy Tính, 3 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là: năng suất cây trồng, hệ số quay
Trang 28vòng đất, thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra Trong cơ chế thị trường, các nông hộ hoàn toàn tự do lựa chọn hàng hoá họ có khả năng sản xuất, đồng thời
họ có xu hướng hợp tác, liên doanh, liên kết để sản xuất ra những nông sản hàng hoá mà nhu cầu thị trường cần với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng Muốn mở rộng thị trường trước hết phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, dự báo, mở rộng các dịch vụ tư vấn , quy hoạch các vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá để người sản xuất biết nên sản xuất cái gì, bán
ở đâu, mua tư liệu sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ gì Sản phẩm hàng hoá của Việt Nam cũng sẽ rất đa dạng, phong phú về chủng loại chất lượng cao và giá
rẻ và đang được lưu thông trên thị trường, hoạt động thương mại đang trong quá trình hội nhập quốc tế là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả
Hệ thống chính sách về đất đai, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, hỗ trợ có ảnh hưởng lớn đến sản xuất hàng hoá của nông dân Đó là công cụ để Nhà nước can thiệp vào sản xuất nhằm khuyến khích hoặc hạn chế sản xuất các loại nông sản hàng hoá
Chính sách đất đai của nước ta đã được thể hiện trong Hiến pháp, Luật Đất đai năm 1993, Luật bổ sung, sửa đổi Luật Đất đai 1998, 2001,2003 Luật Đất đai
2013 và hệ thống các văn bản dưới luật
Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp của Nhà nước, cùng với những kinh nghiệm, tập quán sản xuất nông nghiệp, trình độ năng lực của các chủ thể kinh doanh, là những động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá (Đặng Ngọc Khắc, 2011)
2.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1 Sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp trở nên khó khăn Không chỉ đối mặt với sự giảm sút về diện tích, cả thế cũng đang lo ngại trước sự suy giảm chất lượng đất trồng Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động gián tiếp của sự gia tăng dân số Sự gia tăng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng tạo ra nguy cơ ô nhiễm đất nông nghiệp Thuốc hóa học trừ sâu, phân bón hóa học trên thế giới ngày càng được sử dụng nhiều Thuốc bảo vệ thực vật gây hại nghiêm
Trang 29trọng cho môi trường và sức khỏe con người Theo ước lượng của tổ chức WHO, mỗi năm có 3% lao động nông nghiệp ở các nước đang phát triển (25 triệu người) bị nhiễm thuốc độc trừ sâu
Hiện tượng mất rừng cũng gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng đất nông nghiệp Toàn thế giới có khoảng 3,8 tỷ ha rừng Hàng năm mất đi khoảng 15 triệu ha Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2%/năm Diện tích rừng bị mất nhiều nhất ở vùng Châu Mỹ - La tinh và Châu Á Tại Braxin hàng năm mất 1,7 triệu ha rừng, tại Ấn Độ con số này là 1,5 triệu ha Tại các nước như Campuchia và Lào, nạn phá rừng làm củi đun, làm nương rẫy, xuất khẩu gỗ, chế biến các sản phẩm
từ gỗ phục vụ cho cuộc sống của cư dân đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng vốn phong phú (Trung tâm thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2002) Hoang mạc hóa hiện đang đe dọa 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người Hoang mạc hóa là quá trình tự nhiên và xã hội Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang đứng trước nguy cơ hoang mạc hóa Hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hóa, mất khả năng canh tác do những hoạt động của con người
Xói mòn, rửa trôi cũng là một nguyên nhân khác gây suy thoái đất Mỗi năm rửa trôi, xói mòn chiếm khoảng 15% nguyên nhân thoái hóa đất Trung bình đất đai trên thế giới bị xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm Tổng dinh dưỡng bị rửa trôi, xói mòn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 -
50 triệu tấn lương thực Xói mòn đất dẫn đến hậu quả là giảm năng suất đất, tạo
ra nguy cơ mất an ninh lương thực, phá hoại nguồn tài nguyên, làm mất đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái và nhiều nguy cơ khác (Trung tâm thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2002)
Tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn đến sự hình thành các siêu đô thị, hiện nay trên thế giới có khoảng 20 siêu đô thị với dân số trên 10 triệu người Sự hình thành đô thị gây khó khăn cho giao thông vận tải, nhà ở, nguyên vật liệu, xử lý chất thải và cũng làm giảm bớt diện tích đất nông nghiệp (Trung tâm thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2002)
Bước vào thế kỷ 21, với những thách thức về an ninh lương thực, dân số, môi trường sinh thái, nông nghiệp - một ngành sản xuất lương thực, thực phẩm
cơ bản nuôi sống con người phải đối mặt với nhiều khó khăn Nhu cầu của con người ngày càng tăng đó gây sức ép nặng nề lên đất, đặc biệt là đất nông nghiệp
Trang 30Đất nông nghiệp bị suy thoái, biến chất ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng nông sản và khả năng đảm bảo an ninh lương thực Thực tế cho thấy, khi đất nông nghiệp bị thoái hóa thì cuộc sống của con người bị đe dọa Theo FAO, tình trạng thoái hóa đất gia tăng đã khiến năng suất cây trồng giảm và có thể đe dọa tới tình hình an ninh lương thực đối với khoảng 1/4 dân số thế giới Năng suất cây trồng giảm, giá lương thực tăng cao, nguồn dự trữ thấp, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng tăng và thiên tai ngày càng nhiều đang là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu đói của hàng triệu người ở các nước đang phát triển
Bên cạnh hiện tượng thu hẹp về diện tích đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và suy giảm chất lượng đất nông nghiệp do sa mạc hóa, xói mòn, rửa trôi, mất rừng, việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp không bền vững
sẽ làm tình trạng sản xuất nông nghiệp rơi vào tình trạng trầm trọng hơn trong vòng luẩn quẩn: suy thoái đất - mất đa dạng sinh học - biến đổi khí hậu - hiệu quả
sử dụng đất thấp - tăng cường khai thác đất - suy thoái đất Cùng với mức tăng dân
số và sự gia tăng hàng loạt nhu cầu của con người về các sản phẩm nông nghiệp thì cách tiếp cận quản lý đất đai không bền vững đã đem lại nhiều thất bại
Trước tình hình đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới Các phương pháp được nghiên cứu, áp dụng dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được tiến hành ở các nước Đông Nam Á như: phương pháp chuyên khảo, phương pháp mô phỏng, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp phân tích chuyên gia, Bằng những phương pháp đó, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó có thể bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của từng vùng Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước đã gắn phương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại và chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn Các nước Châu Á đã rất chú trọng trong việc đẩy mạnh công tác thủy lợi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, các công thức luân canh để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Một mặt phát triển công nghiệp chế biến nông sản, gắn sự phát triển công nghiệp với bảo vệ môi sinh, môi trường
Trang 31Tóm lại, đất nông nghiệp trên thế giới đã còn không nhiều so với tổng diện tích tự nhiên, lại còn bị sử dụng kém hiệu quả và kém bền vững dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho hiện tại và tương lai Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do con người Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới, tôi nhận thấy rằng tăng cường quản lý và sử dụng đất theo hướng nâng cao hiệu quả là một việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay
2.2.2 Sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Đất nông nghiệp ở Việt Nam chưa được sử dụng một cách có hiệu quả, thực tế đó được thể hiện qua những khía cạnh sau:
Việc đầu tư và hiệu quả khai thác tài nguyên đất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung chưa cao Thể hiện ở tỷ lệ đất thủy lợi hóa, hệ số sử dụng đất thấp, chỉ đạt 1,6 vụ/năm; năng suất cây trồng thấp, chỉ có năng suất lúa, cà phê, ngô đã đạt
và vượt mức trung bình thế giới Năng suất trung bình của thế giới đối với từng loại cây trồng này là: lúa 4 tấn/ha, ngô 5,5 tấn/ha và cà phê đạt 7 tạ nhân/ha còn ở Việt Nam là 2,1 tấn nhân/ha Đất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chỉ chiếm 28,38% tổng diện tích đất nông nghiệp và gần tương đương với diện tích này là diện tích đất chưa sử dụng Tỷ lệ này cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác được diện tích đất nói trên phục vụ cho các mục đích khác nhau Bên cạnh đó, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp còn ở mức thấp (Nguyễn Đình Bồng, 2005)
Mặt khác, chất lượng dự báo nhu cầu quỹ đất cho phát triển để đưa vào
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa cao Những con số dự
báo chưa được tính toán khoa học, chưa sát với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường bất động sản Thực tế này dẫn đến hậu quả là vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất và thường phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Hơn nữa trách nghiệm của từng cấp quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được xác định rõ
Đất lúa là loại đất đặc biệt quan trọng đối với một nước có tới hơn 70% dân số làm nông nghiệp như Việt Nam Thực tế, quy hoạch sử dụng đất những năm qua cho thấy vẫn còn tình trạng lấy đất phục vụ mục đích phi nông nghiệp trên đất nông nghiệp có năng suất cao, thậm chí trên đất chuyên trồng lúa nước, trong khi ở địa phương vẫn còn các loại đất khác Nhiều “bờ xôi, ruộng mật” đã
bị các khu công nghiệp chiếm mất Quy hoạch cho phép giảm đất lúa quá dễ dãi
Trang 32so với nhu cầu, trong khi đó đất các khu công nghiệp chỉ lấp đầy 46% gây lãng phí và nhiều bức xúc trong nhân dân
Ở ngoại ô các thành phố, có áp lực ngày càng lớn đối với việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích công nghiệp và đô thị Đất lúa chuyển đổi để xây dựng một khu công nghiệp sẽ bị mất đi mãi mãi đối với đất nông nghiệp
Kết quả kiểm kê cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đều không theo quy hoạch
sử dụng đất, hoặc là không hoàn thành, hoặc là thực hiện quá chỉ tiêu quy hoạch
sử dụng đất đã được Chính phủ xét duyệt Trong đó, đất trồng lúa vượt 10,87%
và đất ở vượt 2%; các loại đất không đạt chỉ tiêu quy hoạch gồm đất nuôi trồng thủy sản chỉ đạt 84,72%, đất lâm nghiệp 96,27%, đất chuyên dùng đạt 94,28% (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010)
Bên cạnh đó, việc phát triển các khu đô thị mới ở một số thành phố lớn còn phân tán, tạo nên nhiều khu đất nông nghiệp xen kẽ giữa các khu đô thị bị
bỏ hoang nhiều năm, gây lãng phí rất lớn như ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng Luật đất đai quy định mỗi xã chỉ để lại không quá 5% đất nông nghiệp dành cho công ích, song kết quả kiểm kê cho thấy hiện vẫn còn 21 tỉnh, thành phố để lại quỹ đất này quá tỷ lệ cho phép (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010)
Ngoài ra, việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị nhiều nơi còn dàn trải, có không ít địa phương tỷ lệ lấp đầy còn dưới 60% song vẫn đề nghị mở thêm nhiều khu, cụm công nghiệp khai thác mà quỹ đất phần lớn lại là lấy từ đất nông nghiệp Bên cạnh đó, cơ cấu sử dụng đất ở nhiều lĩnh vực hiện nay chưa hợp lý Bằng chứng về cơ cấu đất ở nông thôn: đất dành cho giao thông nông thôn và đất dành cho các công trình công cộng còn thiếu, nhất là các tỉnh Trung du - miền núi phía Bắc Quỹ đất dành cho các nhu cầu y tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, chưa đáp ứng được nhu cầu, vị trí quy hoạch chưa hợp lý trong khi vẫn còn nhiều diện tích đất và đất nông nghiệp bỏ hoang (Bộ Tài nguyên
và Môi trường, 2010)
Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam Trong những năm qua các nhà khoa học nước ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật và kinh tế nhiều công trình nghiên cứu cấp quốc gia
đã được tiến hành, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung và ngày càng phát huy hiệu quả các vấn đề như: Lai tạo các giống cây trồng mới có năng suất
Trang 33cao, bố trí luân canh cây trồng vật nuôi với từng loại đất, thực hiện thâm canh toàn diện, liên tục trên cơ sở dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
Năm 1960, GS Bùi Huy Đáp đã nghiên cứu đưa ra cây lúa xuân giống ngắn ngày và tập đoàn cây vụ đông vào sản xuất, do đó đã tạo ra sự chuyển biến
rõ nét trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng
Công trình nghiên cứu phân vùng sinh thái và hệ thống cây trồng vùng đồng bằng Sông Hồng do GS VS Đào Thế Tuấn chủ trì và hệ thống cây trồng đồng bằng Sông Cửu Long do GS VS Nguyễn Văn Luật chủ trì cũng đưa ra một
số kết luận về phân vùng sinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trên những vùng sinh thái khác nhau nhằm khai thác sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao
Chương trình đồng trũng (1985 - 1987) do Ủy ban kế hoạch Nhà nước chủ trì Chương trình bản đồ canh tác (1988 - 1990) do Ủy ban khoa học Nhà nước chủ trì đã đưa ra những quy trình hướng dẫn sử dụng giống và phân bón có hiệu quả trên các chân ruộng vùng úng trũng đồng bằng Sông Hồng góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng ở các vùng sinh thái
Các đề tài nghiên cứu trong chương trình KN - 01 (1991 - 1995) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau như: vùng núi và trung du phía Bắc, vùng đồng bằng Sông Cửu Long, nhằm đánh giá hiệu quả các hệ thống cây trồng trên từng vùng đất đó
Đồng thời, vấn đề luân canh tăng vụ, trồng gối, trồng xen nhằm sử dụng nguồn lực đất đai, khí hậu, bố trí hệ thống cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng được nhiều tác giả đề cập Đề tài đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hóa cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng của Vũ Năng Dũng - 1997 cho thấy, ở vùng này đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3 - 4 vụ/1 năm đạt hiệu quả kinh tế cao Đặc biệt ở vùng ven đô, vùng tưới tiêu chủ động đã có những điển hình về sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tế rất cao Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế lớn đã được bố trí trong các công thức luân canh như cây ăn quả, hoa, cây thực phẩm cao cấp,
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu mới chỉ giải quyết được phần nào những vấn đề được đạt ra trong việc sử dụng đất đai hiện nay Có những mô hình
Trang 34cho năng suất cây trồng cao, bảo vệ môi trường nhưng hiệu quả kinh tế thấp, có
mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao trước mắt, song chưa có gì đảm bảo cho việc khai thác lâu dài, ổn định, đặc biệt có nơi còn làm hủy hoại môi trường, phá hủy đất Vì vậy, cần có các công trình nghiên cứu ở từng điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội của địa phương để đưa ra các giải pháp thích hợp hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững
2.3 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.3.1 Một số công trình nghiên cứu trên thế giới
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng Hàng năm các Viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn
Theo công trình nghiên cứu của hai tác giả Lin Kuo Ching and Chiu Hao Ling (1998) - Trung Quốc đã điều tra và áp dụng phương pháp phân tích thống
kê trong đánh giá về hiệu quả thực thi chính sách nông nghiệp đã chỉ ra rằng: ngoài chính sách về quyền sử dụng đất, lao động cũng là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Thật vậy, cơ hội việc làm ở đô thị cho người đàn ông trong độ tuổi lao động khá lớn tại các khu vực ven biển, để lại lực lượng lao động ở các nông hộ chủ yếu là phụ nữ và người già 80% những người đàn ông trẻ ở quanh thành phố Pinghu và 20% ở Kinh Châu đã làm việc trong các khu công nghiệp ở các thành phố gần đó Nếu không có quyền cư trú ở
đô thị, các nông hộ phải gắn bó với đất, nhưng kể từ khi nguồn thu nhập chính của họ là phi nông nghiệp, họ ít có động cơ để sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp Tiền lương từ công ăn việc làm ở đô thị cao hơn nhiều so với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp nên nông dân ít đầu tư để duy trì và nâng cao năng suất đất bằng cách áp dụng phân bón hữu cơ hoặc bảo trì hệ thống thủy lợi Hơn nữa, cũng vì còn lại ít thời gian và sức lực cho lao động nông nghiệp, một diện tích đất nông nghiệp không nhỏ đang bị bỏ hoang (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2014)
Trang 35Theo báo cáo của Monterey County (199) - Mỹ được đăng trên Land Watch, Tiểu bang California (Mỹ) cho biết, trong khi đô thị hóa thường được coi
là một hiện tượng mang tính chất nhân khẩu học hay kinh tế - xã hội thì chính quá trình này cũng để lại những hậu quả lớn về sinh thái Là kết quả của quá trình này, đất nông nghiệp đang bị suy thoái: hơn một nửa các chất dinh dưỡng tự nhiên và chất hữu cơ từ phần lớn diện tích đất nông nghiệp của California - một tiểu bang thường được nhắc đến với những đồng cỏ bao la, đã bị mất trong một thế kỷ của
cơ giới hóa nông nghiệp phục vụ cho xuất khẩu Người dân California đang buộc phải thay thế những tài nguyên không tái tạo bởi những thứ nhân tạo Trong nền kinh tế thị trường, đất nông nghiệp đang phải chịu sức ép về khả năng cạnh tranh với các mục đích khác Vì vậy, một diện tích đất nông nghiệp tốt nhất thế giới bây giờ trở thành những nơi có thể kiếm tìm được lợi nhuận kinh tế cao như các bãi đỗ
xe và trung tâm mua sắm rực rỡ sắc màu xung quanh vùng ngoại ô của của các thành phố ở khắp các mọi nơi Sản xuất lương thực toàn cầu dường như bị trì hoãn ngay cả khi nhu cầu và giá cả lương thực tăng với tốc độ chưa từng có trong giai đoạn gần đây Mặc dù nhu cầu tăng cao, nhưng diện tích sản xuất ngũ cốc bình quân đầu người đã thực sự bị suy giảm kể từ giữa những năm 1980 Thực tế cho thấy diện tích đất bị suy thoái nghiêm trọng và mất khả năng sản xuất đã lên đến con số 86 triệu ha (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2014)
Theo nghiên cứu của tổ chức FAO (2010): Bằng phương pháp điều tra và phân tích thống kê, FAO (2010) đã công bố nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân bón
và đất nông nghiệp Nghiên cứu đã khẳng định rằng, trong 3 thập kỷ tới, mức tăng sản xuất sẽ không nhỏ hơn về con số tuyệt đối so với 3 thập kỷ đã qua, mặc dù tốc
độ tăng trưởng đã thấp hơn đáng kể Triển vọng gia tăng sản lượng lương thực bắt nguồn từ các nước đang phát triển sẽ làm gia tăng nhiều hơn nữa các rủi ro bởi vì các nước này, thông thường mục tiêu an ninh lương thực, việc làm, thu nhập từ xuất khẩu thường được ưu tiên hơn so với vấn đề bảo tồn bền vững và môi trường Điều này có ý là áp lực sẽ dồn vào môi trường và tài nguyên thiên nhiên Do khan hiếm đất nông nghiệp, để đáp ứng nhu cầu về lương thực thực phẩm, người dân tìm cách để thu được nhiều lương thực thực phẩm hơn từ đất nông nghiệp Đất nông nghiệp bị khai thác quá mức, quá nhiều hóa chất được đưa vào đất trồng để nhanh đem lại sản phẩm thỏa mãn mong muốn của con người, tình trạng đó đã tạo
ra nguy cơ thoái hóa đất, ô nhiễm đất trồng và nguồn nước, đe dọa tính bền vững của hệ sinh thái và môi trường (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2014)
Trang 362.3.2 Một số công trình nghiên cứu tại Việt Nam
Đã có nhiều nghiên cứu về đất đai và sử dụng đất nông nghiệp được thực hiện, nhiều công trình đã được công bố Trong những năm 80 của thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu và công bố nhiều loại tài liệu khác nhau về đặc điểm tính chất đất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của nhiều vùng trên toàn quốc Về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, có một số công trình nghiên cứu điển hình sau:
Theo nghiên cứu của ông Đoàn Công Qùy: Đã sử dụng hệ thống chỉ tiêu như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian, giá trị sản xuất/lao động, giá trị gia tăng/lao động để ”Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở các
xã vùng đồng bằng huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây” (Đoàn Công Qùy, 2006) Theo nghiên cứu của ông Trương Văn Tuấn: Sử dụng phương pháp đánh giá nông nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) và các phương pháp xác định lượng đất bị xói mòn, rửa trôi để đánh giá hiệu quả của một số biện pháp canh tác trên đất dốc của các cộng đồng địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk Tác giả tiến hành nghiên cứu, đánh giá các biện pháp canh tác trên đất dốc đang được sử dụng, từ đó đề xuất các giải pháp giúp bảo vệ, phục hồi đất dốc nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp trên đất dốc tại địa bàn Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đã xác định được biện pháp xen canh cho hiệu quả cao nhất (cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường) Kết quả bố trí thí nghiệm cho thấy LUT điều xen sắn có hiệu quả cao hơn các LUT khác trong hạn chế xói mòn, rửa trôi (Trương Văn Tuấn, 2007)
Theo nghiên cứu của hai ông Nguyễn Văn Toàn và Nguyễn Ngọc Châu:
Đã sử dụng một số chỉ tiêu như diện tích, năng suất cây trồng, hệ số sử dụng ruộng đất để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2007 Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình quản lý đất đai của địa phương ngày càng chặt chẽ hơn, hiệu quả sử dụng đất cao hơn thể hiện ở diện tích, năng suất của hầu hết các cây trồng gia tăng đặc biệt là lúa, ngô và các cây trồng hàng hóa như rau, sắn Hệ số sử dụng ruộng đất đều tăng nhanh (Nguyễn Văn Toàn và Nguyễn Ngọc Châu, 2008)
Theo nghiên cứu của ông Phạm Văn Dư: Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Trang 37vùng đồng bằng Sông Hồng Theo kết quả nghiên cứu tính đến năm 2006, đồng bằng Sông Hồng có diện tích xấp xỉ 15.000 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 855 ngàn ha, bằng 57% tổng diện tích Tuy nhiên trong những năm qua, do các thửa ruộng manh mún, cách làm ăn cá thể, nhỏ lẻ đã đẩy chi phí sản xuất lên rất cao, thậm chí bằng với giá bán Trung bình mỗi hộ chỉ có 0,2 ha đất nông nghiệp với từ 3 - 7 mảnh Một trong những nguyên nhân cơ bản là quy mô đất đai của các hộ hiện nay quá nhỏ và manh mún đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, không áp dụng được cơ giới hóa đồng bộ, không áp dụng được nhiều khoa học kỹ thuật, giảm chi phí Để khắc phục tình trạng này, đã có nhiều giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất như dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích tụ ruộng đất Nghiên cứu này đề nghị giải pháp xây dựng tổ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tự nguyện của các hộ, bỏ bờ thửa, cùng canh tác, đưa máy móc thiết bị vào sản xuất đã giảm được đến 50% chi phí, được bà con nông dân đồng tình hưởng ứng (Phạm Văn Dư, 2009)
Theo nghiên cứu của ông Nguyễn Khắc Quỳnh: Tác giả còn sử dụng mô hình hồi quy tương quan với hàm sản xuất và một số công cụ của PRA để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lúa lai thương phẩm Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở cả 2 vụ sản xuất và các tỉnh nghiên cứu, với năng suất, giá bán hiện tại, sản xuất lúa lai thương phẩm tại các hộ nông dân vùng đồng bằng Sông Hồng
đã có hiệu quả kinh tế Để hòa vốn nông dân vùng đồng bằng Sông Hồng chỉ cần đạt năng suất lúa lai ở vụ Xuân là 51,65 tạ/ha, vụ mùa là 43,82 tạ/ha và giá bán là 148,05 ngàn đồng/tạ ở vụ xuân và 159,75 ngàn đồng/tạ ở vụ mùa Nếu giá bán thóc tăng và tăng nhanh hơn giá vật tư nông nghiệp, chắc chắn các hộ sản xuất lúa lai thương phẩm vẫn có lãi (Nguyễn Khắc Quỳnh, 2010)
2.3.3 Một số công trình nghiên cứu sử dụng đất ở Tỉnh Hòa Bình và huyện Cao Phong
Hòa Binh là vùng có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
tế xã hội của đất nước Có hệ thống giao thông, điều kiện sinh thái và kinh tế - xã hội rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng theo hướng sản xuất hàng hoá
Năm 2013, Bùi Hồng Nhung đã tiến hành “Nghiên cứu định hướng quy
Trang 38hoạch sử dụng đất huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình đến năm 2020”
Năm 2014,Phạm Thị Hồng Nga đã tiến hành “Nghiên cứu đánh giá hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình”
Năm 2014,Nguyễn Đình Thông đã tiến hành “Nghiên cứu đánh giá hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình”
Năm 2014,Mai Văn Hiệu đã tiến hành “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình”
Cao Phong cũng đã bước đầu hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên quy mô vẫn còn nhỏ lẻ, tự phát, chưa có quy hoạch vùng sản xuất Tại Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XXI trong (Phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã đề ra nhiệm vụ " Xây dựng quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi chủ lực phù hợp với từng địa bàn, sản xuất hàng hoá, khuyến khích đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa vào sản xuất; hình thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh có giá trị kinh tế cao, đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm gắn với bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ; đẩy mạnh liên kết 4 nhà “nhà nông - nhà khoa học - nhà nước và nhà doanh nghiệp” Như vậy huyện đã có chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tuy nhiên các nghiên cứu đánh giá về thực trạng, hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện chưa nhiều, đặc biệt là nghiên cứu về phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng từ đó đề xuất sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện trong những năm tới là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực trong phát triển kinh tế
xã hội của huyện Cao Phong
Trang 39PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành chính huyện Cao Phong
3.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tình hình sử dụng đất trong giai đoạn 2011-2015
3.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là quỹ đất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất và các yếu tố liên quan đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
3.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1 Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp huyện Cao Phong
- Điều kiện tự nhiên (bao gồm vị trí địa lý; địa hình địa mạo; khí hậu; thủy văn và các nguồn tài nguyên như: đất, nước, rừng, tài nguyên nhân văn)
- Phân tích, đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội của huyện:
+ Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
+ Khu vực kinh tế nông nghiệp (bao gồm trồng trọt; chăn nuôi; lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản);
+ Các vấn đề về dân số, lao động và việc làm;
+ Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông; thủy lợi; chế biến nông sản; thị trường tiêu thụ nông sản)
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện (bao gồm những thuận lợi và hạn chế của huyện trong sản xuất nông lâm nghiệp)
3.4.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Cao Phong
- Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Cao Phong
- Nghiên cứu các loại hình sử dụng đất hiện trạng của huyện (diện tích và
sự phân bố các kiểu sử dụng đất)
Trang 403.4.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả xã hội
- Hiệu quả môi trường
3.4.4 Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp
- Quan điểm khai thác, sử dụng đất nông lâm nghiệp;
- Bối cảnh và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cao Phong đến năm 2020;
- Định hướng sử dụng đất nông lâm nghiệp của huyện Cao Phong;
- Đề xuất một số loại hình sử dụng đất nông lâm nghiệp theo hướng hiệu quả trên địa bàn huyện Cao Phong
3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Theo sự khác biệt về địa hình đất nông nghiệp huyện được chia thành 3 tiểu vùng sản xuất nông nghiệp khá rõ rệt bao gồm:
* Tiểu vùng 1 có địa hình đồi núi cao gồm các xã: Thung Nai, Bình Thanh, Yên Lập, Tân Phong, Yên Thượng;
* Tiểu vùng 2 có địa hình vàn, vàn thấp bao gồm các xã, thị trấn Cao Phong, Tây Phong, Nam Phong, Thu Phong;
* Tiểu vùng 3 có địa hình đồng bằng ( thung lũng) gồm các xã Dũng Phong, Tân Phong, Đông Phong, Xuân Phong
- Chọn 3 xã thị trấn đặc trưng cho 3 vùng sử dụng đất nông nghiệp điển hình của huyện đó là xã Thung Nai, thị trấn Cao Phong và xã Dũng Phong