1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đánh giá hiệu quả và đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh

98 518 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường tại huyện Thuận Thành; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN THUẬN THÀNH,

TỈNH BẮC NINH

Người hướng dẫn khoa học: TS Phan Quốc Hưng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Liên

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thiện được luận văn tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin bày

tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo TS Phan Quốc Hưng, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Ban Quản lý đào tạo; Khoa Quản lý đất đai, Học viện nông nghiệp Việt Nam;

Xin trân trọng cảm ơn cán bộ và nhân dân địa phương nơi tôi tiến hành điều tra, nghiên cứu đặc biệt là tập thể cán bộ phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng Kinh tế, Chi cục Thống kê huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành công việc

Trân trọng cảm ơn bạn bè đã khích lệ tôi thực hiện đề tài

Qua đây cũng cho tôi xin gửi lời cảm ơn những người thân trong gia đình đã luôn tạo mọi điều kiện về mọi mặt giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Liên

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục hình vii

Trích yếu luận văn viii

Compendium of theisis x

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

1.3 Yêu cầu nghiên cứu của đề tài 2

Phần 2 Tổng quan tài liệu 4

2.1 Khái niệm, thuật ngữ về đất nông nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp 4

2.1.1 Đất nông nghiệp 4

2.1.2 Vai trò của đất nông nghiệp 5

2.1.3 Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp 7

2.2 Các quan điểm về sử dụng đất nông nghiệp và đánh giá hiệu quả sử dụng đất 7

2.2.1 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững 7

2.2.2 Các tiêu chí đánh giá bền vững 10

2.2.3 Quan điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại một số nước trên thế giới 12

2.3 Các kết quả nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 14

2.3.1 Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới 14

2.3.2 Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam 16

2.3.3 Kết quả đánh giá hiệu qủa sử dụng đất tại tỉnh Bắc Ninh 18

2.3.4 Đánh giá về tổng quan tài liệu nghiên cứu 18

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 20

3.1 Địa điểm nghiên cứu 20

Trang 5

3.2 Thời gian nghiên cứu 20

3.3 Đối tượng 20

3.4 Nội dung nghiên cứu 20

3.4.1 Điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 20

3.4.2 Hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất nông nghiệp và thực trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Thuận Thành 20

3.4.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Thuận Thành 20

3.4.4 Đề xuất các giải pháp theo hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp của huyện Thuận Thành 20

3.5 Phương pháp nghiên cứu 21

3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 21

3.5.2 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 21

3.5.3 Phương pháp minh họa bằng bản đồ, biểu đồ 21

3.5.4 Phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường 22

3.5.5 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 25

3.5.6 Phương pháp so sánh 25

Phần 4 Kết quả và thảo luận 26

4.1 Điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệP 26

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 26

4.1.2 Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 32

4.2 Hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất nông nghiệp và thực trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Thuận Thành 41

4.2.1 Tình hình biến động sử đất giai đoạn 2010 đến 2015 ở huyện Thuận Thành 41

4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thuận Thành năm 2015 42

4.2.3 Các loại sử dụng đất chính của huyện Thuận Thành 44

4.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thuận Thành 50

4.3.1 Hiệu quả kinh tế 50

4.3.2 Hiệu quả về mặt xã hội 55

4.3.3 Hiệu quả môi trường 60

4.3.4 Đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường các LUT và kiểu sử dụng đất 67

Trang 6

4.3.5 Định hướng diện tích các loại sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 68

4.4 Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thuận Thành có hiệu quả 69

4.4.1 Các căn cứ để đề xuất hướng sử dụng đất ở huyện Thuận Thành 69

4.4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 70

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 74

5.1 Kết luận 74

5.2 Kiến nghị 75

Tài liệu tham khảo 76

Phụ lục 78

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Bảng phân cấp hiệu quả kinh tế 22

Bảng 3.2 Bảng phân cấp hiệu quả xã hội 23

Bảng 3.3 Bảng phân cấp hiệu quả môi trường 24

Bảng 4.1 Tình hình sử dụng và biến đổi đất đai các năm 2010 so với năm 2015 ở huyện Thuận Thành 41

Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Thuận Thành năm 2015 42

Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thuận Thành năm 2015 44

Bảng 4.4 Cơ cấu, diện tích đất phân theo vùng 45

Bảng 4.5 Hiện trạng các loại sử dụng đất nông nghiệp ở tiểu vùng I 47

Bảng 4.6 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của tiểu vùng II 48

Bảng 4.7 Hiện trạng các loại sử dụng đất nông nghiệp tiểu vùng III 49

Bảng 4.8 Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng I 50

Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất chính tiểu vùng II 52

Bảng 4.10 Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng III 53

Bảng 4.11 Tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế các LUT ở các vùng trên huyện 54

Bảng 4.12 Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất chính tiểu vùng I 56

Bảng 4.13 Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất chính tiểu vùng II 57

Bảng 4.14 Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất chính tiểu vùng III 58

Bảng 4.15 Đánh giá hiệu quả xã hội huyện Thuận Thành 59

Bảng 4.16 Tình hình sử dụng phân bón cho cây trồng năm 2015 60

Bảng 4.17 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật huyện Thuận Thành 62

năm 2015 62

Bảng 4.18 Đánh giá ý kiến của người dân về một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất 64

Bảng 4.19 Đánh giá hiệu quả môi trường các tiểu vùng 65

Bảng 4.20 Đánh giá hiệu quả môi trường huyện Thuân Thành 66

Bảng 4.21 Bảng tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các LUT và kiểu sử dụng đất67 DANH MỤC HÌNH Hình 4.1 Sơ đồ huyện Thuận Thành 26

Trang 9

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Thị Hồng Liên

Tên luận án: “Đánh giá hiệu quả và đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông

nghiệp huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”

Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60 85 01 03

Cơ sở đào tạo: Học viên nông nghiệp Việt Nam

1 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường tại huyện Thuận Thành; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

2 Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

- Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp kết hợp với khảo sát thực địa

- Áp dụng các phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường sau

đó phân cấp các tiêu chí đánh giá bằng cách so sánh, tổng hợp, xử lý số liệu

3 Các kết quả chính và kết luận

- Đánh giá điều kiện tự nhiên huyện Thuận Thành: Thuận Thành nằm trong khu

vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và thành phố Bắc Ninh nên có nhiều những tuyến giao thông quan trọng, có tổng diện tích đất tự nhiên là 11791,01 ha, trong đó đất nông nghiệp 6.582,07 ha chiếm 55,82 % đất tự nhiên Sự phân bố diện tích của loại đất khá phù hợp Trong những năm qua biến động đất đai theo xu hướng giảm đất nông nghiệp và tăng đất phi nông nghiệp Hơn nữa, Thuận Thành có nguồn lao động dồi dào với dân số toàn huyện có khoảng hơn 14 nghìn người trong đó 56% ở độ tuổi lao động và có nhiều kinh nghiệm sản xuất Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây tăng lên rõ rệt Ngành nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo trong sản xuất của người dân, công nghiệp và dịch vụ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ với một số lượng ít các khu công nghiệp tồn tại trong huyện Nhìn chung là với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đã phần nào đáp ứng được nhu cầu phát triển cho ngành nông nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế của huyện Thuận Thành nói chung

- Đánh giá được thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thuận Thành năm 2015; đồng thời nắm bắt được tình hình biến động đất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện

Trang 10

- Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất của huyện Thuận Thành:

+ Về hiệu quả kinh tế, qua nghiên cứu ta thấy rằng tiểu vùng I có hiệu quả kinh

tế cao nhất ở LUT 2 (lúa màu) và LUT 3 (chuyên màu) Thấp nhất là LUT 4 (cây ăn quả) Tiểu vùng II có hiệu quả kinh tế cao nhất ở các LUT 3 (chuyên màu) và LUT 2 (lúa – màu) Thấp nhất là LUT 4 (cây ăn quả) Tiểu vùng III có lợi thế về đất đai đối với các loại cây rau màu và cây công nghiệp Vì vậy ta thấy rằng ở LUT 3 (chuyên màu) của vùng này có hiệu quả kinh tế cao nhất trong toàn huyện

+ Về hiệu quả xã hội, ở cả 3 tiểu vùng nghiên cứu thì trên chân đất cao và vàn cao các loại cây rau màu ở các kiểu SDĐ đều cho hiệu quả xã hội ở mức trung bình cho tới cao Các loại cây trồng như khoai lang và ngô cho hiệu quả trung bình Hiệu quả xã hội ở mức thấp là kiểu SDĐ cam, quýt

+ Về hiệu quả môi trường, Thuận Thành có sử dụng cây họ đậu trong nhiều công thức luân canh đặc biệt là các LUT lúa – màu và chuyên màu để cải tạo đất Tuy nhiên lượng phân bón và thuốc BVTV đưa vào đất lại không phù hợp Mức hiệu quả môi trường của toàn huyện đều ở mức trung bình và cao

- Định hướng sản xuất cho huyện Thuận Thành trong vài năm tới sẽ phát triển

mô hình Lúa – màu hiện tại cho năng xuất cao, thu nhập được số lao động ở mức cao

Sẽ giảm diện thích chuyên lúa cho năng xuất thấp chiếm diện tích nhiều để tăng diện tích cho mô hình chuyên màu đang có tiềm năng phát triển nếu được đầu tư

- Đề xuất một số nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Thuận Thành: giải pháp về cơ chế và chính sách; giải pháp về thị trường; giải pháp về vốn; giải pháp về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; giải pháp về thủy lợi; giải pháp về công tác khuyến nông;

Trang 11

COMPENDIUM OF THEISIS

Author: Nguyen Thi Hong Lien

Thesis title: "Evaluating the effectiveness and proposing the solutions to

agricultural land use in Thuan Thanh district, Bac Ninh province"

Major: Land Management Code: 60 85 01 03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

- Applying the method of calculation of socio-economic and environmental

efficiency of land use, then classify the evaluation criteria by comparision, analysis and compilation

3 Major results

- Assessment of natural conditions of Thuan Thanh district: Thuan Thanh

district is located in the Red River delta, adjacent to the Ha Noi capital and Bac Ninh city This district has important transport router The total natural area of district is 11791.01 hectares, is which, agricultural land is 6582.07 hectares, accounting for 55.82% of natural land The distribution of types of land area is quite suited for utilization In recent years the agricultural land area is decreasing and the non- agricultural land increasing Thuan Thanh district has population of more than 14 thousand people, 56% of which are skilled labours Economic growth rates in recent years increasing significantly The agricultural sector is still leading in the districts economy The sectors of industry and services account for only a small share with a small number of existing industrial parks in the district The socio-economic and natural conditions partly meet the development needs of the agricultural sector in particular and

the whole economy of the Thuan Thanh district in general

- Evaluating the effectiveness of land use in Thuan Thanh district:

1 Economic efficiency: The research results showed that the LUT subsidiary crop) and LUT 3(Subsidiary crop) having highest economic efficicency and the LUT 4(fruit trees) having lowest one in I subzone LUT 3(subsidiary crop) and LUT 2(rice-subsidiary crop) having highest efficiency and LUT4(fruit trees) having lowest

Trang 12

2(rice-one in the II subz2(rice-one The land resourees in III subz2(rice-one are favourable for development

of vegetable and industrial crops The LUT 3(subsidiary crop) gives highest economic efficiency compared to other LUTs in the whole district

2 Social effectiveness: All LUTs (vegetable and subsidiary crops) in three study areas giving medium and high social efficiency Sweet popatoes and corn giving medium social efficiency The LUTs of orange and tangerine giving low social efficiency

3 Environmental effectiveness: The legumes using in many cropping patterns, especially in the LUTs (rice-subsidiary crop; specialized subsidiary crop),which contributing to soil improvement in ThuanThanh district However the utilization of fertilizers and pesticides is still not rationeal The levels of environmental effectiveness

of land use in this district are at medium and high

4 Production orientation for Thuan Thanh district in the next few years are here undershown: Developing the high yielding models of rice-subsidiary crop; attracting more labor force; reducing the low yielding models of specialized rice and increasing the potential models of specialized subsidiary crop

Proposed several solutions to improve the efficiency of agricultural land use in Thuan Thanh District are here undershown: solutions on policy mechanisms; solutions

on the market; measures of funding; solutions for scientific and technical applications in production; irrigation solutions; solution for extension work;

Trang 13

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,

là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh

tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng Chúng ta biết rằng không có đất thì không thể sản xuất, cũng không có sự tồn tại của con người và đất vai trò đặc biệt quan trọng với sản xuất nông nghiệp

Trong nông nghiệp đất đai đóng một vị trí đặc biệt quan trọng, là yếu tố hàng đầu của ngành sản xuất này Đất đai không chỉ là chỗ tựa, chỗ đứng để lao động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng, mọi tác động của con người vào cây trồng đều dựa vào đất và thông qua đất đai “Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế được Vì vậy, sử dụng đất là một phần hợp thành của chiến lược nông nghiệp sinh thái và phát triển bền vững Nông nghiệp là hoạt động

cổ nhất và cơ bản nhất của loài người Là một sản phẩm tự nhiên nhưng đất đai không giống như nhiều tài nguyên khác bởi diện tích hạn chế và vị trí cố định Đây

là kết quả của một thời gian dài do con người sản xuất, canh tác phiến diện không quan tâm đến sự bồi bổ đất đai hay nói cách khác, con người đã không coi đất đai như một cơ thể sống cần được chăm sóc để nó khoẻ mạnh và phục vụ con người tốt hơn Việt Nam là một nước nông nghiệp đất chật người đông, đất đai được sử dụng vào mục đích nông nghiệp lại chiếm tỷ lệ thấp (chỉ chiếm 28,38% tổng diện tích đất

tự nhiên) nên chỉ số về đất nông nghiệp bình quân đầu người là 1162,64 m2/người Chính vì vậy, việc sử dụng tốt đất đai nhằm đem lại hiệu quả cho xã hội là vấn đề hết sức quan trọng luôn được Đảng và nhà nước quan tâm Gần 20 năm đổi mới vừa qua, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường theo hướng phát triển mạnh; vững chắc; có hiệu quả Đại hội đã quyết định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta 10 năm (2001 - 2010), trong

đó nông nghiệp được quan tâm đặc biệt “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn, phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động nông thôn"

Trang 14

Huyện Thuận Thành gồm 17 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 117.9km2 trong đó diện tích đất canh tác nông nghiệp chiếm 55.8%; dân số tính đến 31/12/2014 là 151.055 nghìn người Thuận Thành là đơn vị hành chính cấp huyện rộng thứ hai và đông dân thứ hai ở Bắc Ninh Trong những năm qua do quá trình phát triển không ngừng theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

và thương mại làm diện tích đất nông nghiệp giảm lớn, tính đến năm 2015 giá trị nông nghiệp của huyện Thuận Thành đạt 200,745 tỷ Tuy nhiên trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp còn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún chỉ thích hợp cho nền sản xuất tự cung tự cấp Ngày nay trong xu hướng sản xuất hàng hóa và hội nhập toàn cầu, việc tổ chức sản xuất này không còn thích hợp Xu thế tất yếu là phải tổ chức lại sản xuất nông nghiệp trên những quy mô lớn hơn

Xuất phát từ thực tiễn đó, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả sản

xuất nông nghiệp và sử dụng hợp lý hơn đất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, đối với sản xuất nông nghiệp của huyện Thuận Thành trong những năm trước mắt và lâu dài

Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả và đề xuất các giải pháp

sử dụng đất nông nghiệp huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

- Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên 3 mặt kinh tế, xã hội và

môi trường tại huyện Thuận Thành

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất

1.3 YÊU CẦU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

- Các thông tin, số liệu, tài liệu điều tra phải trung thực, chính xác, bảo đảm độ tin cậy và phản ánh đúng thực tiễn trên địa bàn nghiên cứu

- Các phương án đề xuất phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng nhằm tiết kiệm quỹ đất, đảm bảo an ninh lương thực, bảo

vệ môi trường thiên nhiên

Trang 15

1.5 NHỨNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

Đề tài đánh giá được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thuận Thành trên 3 mặt kinh tế - xã hội – môi trường, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn và phát huy những loại hình sử dụng đất phát triển và có tiềm năng Mặt khác giúp tiết kiệm quỹ đất và sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn

Đề tài cũng nêu ra những khó khăn về mặt cơ sở vật chất và giống cây trồng của nông dân Vạch ra các phương hướng để các nhà quản lý, các cấp lãnh đạo có những đầu tư đúng hướng và mang lại lợi ích cho người dân

Qua những kết quả đánh giá, tác giả cũng muốn đóng góp một số định hướng về các loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả cao cho địa phương

Trang 16

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP, SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

2.1.1 Đất nông nghiệp

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, con người sinh ra trên đất, sống và lớn lên nhờ vào sản phẩm của đất Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu đất là gì? Đất sinh ra từ đâu? Tại sao lại phải giữ gìn bảo vệ nguồn tài nguyên này Học giả người Nga, Docutraiep cho rằng

“Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành bao gồm: đá, thực vật, động vật, khí hậu, địa hình, thời gian” Trần Thị Minh Châu (2007) Tuy vậy, khái niệm này chưa đề cập tới sự tác động của các yếu tố khác tồn tại trong môi trường xung quanh, do

đó sau này một số học giả khác đã bổ sung các yếu tố như nước ngầm và đặc biệt

là vai trò của con người để hoàn chỉnh khái niệm nêu trên Học giả người Anh, Wiliam đã đưa thêm khái niệm về đất như sau “Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa

có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây” theo A.J Smyth and J Dumaski (1993) Bàn về vấn đề này, C.Mác đã viết: “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp”, “Điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và sinh sống của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau” (Trần Thị Minh Châu, 2007) Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận

là một nhân tố sinh thái, bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của

bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất, dẫn theo FAO, (1976)

Quan niệm của các nhà thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng “Đất

là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” (Trần Thị Minh Châu,2007) và đất đai được hiểu theo nghĩa rộng: “Đất đai là một diện tích

cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại ”( Trần Thị Minh Châu, 2007)

Vũ Thị Bình (1995) định nghĩa: Đất là vật mang của hệ sinh thái tự nhiên

Trang 17

và hệ sinh thái nông nghiệp

Học giả Mitscherlich (1923) cho rằng “Đất chỉ là cái giá đỡ, cái kho cung cấp chất dinh dưỡng” và “Đất là cái khối hỗn hợp gồm các phân tử nhỏ, cứng rắn, nước, không khí cần thiết cho thực vật” Các Mác cho rằng: “Đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ người kế tiếp nhau”

Theo ý nghĩa đó, đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp Khi nói đất nông nghiệp người ta thường nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp, bởi vì thực tế có trường hợp đất đai được sử dụng vào mục đích khác nhau của các ngành Trong trường hợp đó, đất đai được sử dụng chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp mới được coi là đất nông nghiệp, nếu không

sẽ là các loại đất khác (tùy theo việc sử dụng vào mục đích nào là chính)

Tuy nhiên, trên thực tế người ta coi đất đai có thể tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà không cần có đầu tư lớn Vì vậy, Luật đất đai năm 2003 nêu rõ: “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm

về nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác”

2.1.2 Vai trò của đất nông nghiệp

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia, đóng vai trò quyết định

sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất nhưng vai trò của đất đối với mỗi ngành sản xuất có tầm quan trọng khác nhau C.Mác đã nhấn mạnh “Lao động chỉ là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ” (dẫn theo Trần Thị Minh Châu, 2007) Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật”, Luật đất đai 2003 khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là

tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống,

là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng” Đất đai là tư liệu sản xuất vĩnh cửu không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp, nếu biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của đất sẽ ngày càng tăng lên, P Pingali (1991) Trong sản xuất nông, lâm nghiệp, đất đai là tư liệu

Trang 18

sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế, với những đặc điểm:

- Đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông lâm nghiệp, bởi vì nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất Đất đai là đối tượng bởi lẽ, nó là nơi con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm

- Đất đai là loại tư liệu sản xuất không thể thay thế: bởi đất đai là sản phẩm của tự nhiên, nếu biết sử dụng hợp lý, sức sản xuất của đất đai sẽ ngày càng tăng lên Điều này đòi hỏi trong quá trình sử dụng đất phải đứng trên quan điểm bồi dưỡng, bảo vệ, làm giàu thông qua những hoạt động có ý nghĩa của con người

- Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt địa cầu Đặc điểm này ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất nông - lâm nghiệp và sức ép về lao động và việc làm, do nhu cầu nông sản ngày càng tăng trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp Việc khai khẩn đất hoang hóa đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm cho quỹ đất nông nghiệp tăng lên Đây là xu hướng vận động cần khuyến khích

Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt địa lục, theo Nguyễn Viết Phổ và cs (1996) Đặc biệt là đất nông nghiệp, sự giới hạn về diện tích đất còn thể hiện ở khả năng có hạn về khai hoang tăng vụ trong từng điều kiện cụ thể Do vậy, quá trình sử dụng đất cần hết sức quý trọng và tiết kiệm thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng của xã hội Tuy nhiên, đất đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp là đất hoang hóa, nằm trong quỹ đất chưa sử dụng Vì vậy, cần phải đầu tư lớn sức người và sức của Trong điều kiện nguồn lực có hạn, cần phải tính toán kỹ để đầu tư cho công tác này thực sự có hiệu quả

- Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều giữa các vùng, miền Mỗi vùng đất luôn gắn với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu, nước,…), điều kiện kinh tế - xã hội (dân số, lao động, giao thông, thị trường,…) và có chất lượng đất khác nhau Do vậy, việc sử dụng đất đai phải gắn liền với việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp để nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từng vùng lãnh thổ

- Đất đai được coi là một loại tài sản, người chủ sử dụng có quyền nhất định do pháp luật của mỗi nước qui định: tạo thuận lợi cho việc tập trung, tích tụ và chuyển hướng

sử dụng đất, từ đó phát huy được hiệu quả nếu biết sử dụng đất đầy đủ và hợp lý

Như vậy, đất đai là yếu tố hết sức quan trọng và tích cực của quá trình sản

Trang 19

xuất nông nghiệp Thực tế cho thấy thông qua quá trình phát triển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh, các thành tựu vật chất, văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản đó là đất và sử dụng đất, đặc biệt là đất nông- lâm nghiệp

2.1.3 Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp

- Đất nông nghiệp phải được sử dụng đầy đủ, hợp lý Điều này có nghĩa là toàn bộ diện tích đất cần được sử dụng hết vào sản xuất, với việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm của từng loại đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi đồng thời gìn giữ, bảo vệ và nâng cao độ phì của đất

- Đất nông nghiệp phải được sử dụng đạt hiệu quả cao Đây là kết quả của việc sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai, việc xác định hiệu quả sử dụng đất thông qua tính toán hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau: năng suất cây trồng, chi phí đầu tư, hệ

số sử dụng đất, giá cả sản phẩm, tỷ lệ che phủ đất… Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất phải thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và chính sách kinh tế

- xã hội trên cơ sở đảm bảo an toàn về lượng thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nông- lâm sản cho xuất khẩu

Theo đó, để sử dụng đất triệt để và có hiệu quả, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục thì việc tuân thủ những nguyên tắc trên là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia

2.2 CÁC QUAN ĐIỂM VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

2.2.1 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật trong những thập niên gần đây, nền văn minh hiện đại của nhân loại đã làm biến đổi sâu sắc cảnh quan môi trường Sự cạn kiệt của nguồn năng lượng, sự bùng nổ của dân số càng làm sâu sắc thêm sự mất cân đối giữa nhu cầu ngày càng cao của xã hội và khả năng có hạn của các nguồn tài nguyên Từ những năm 1980, Hiệp hội quốc tế các

tổ chức bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên môi trường (IUCN), tổ chức FAO và chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã khởi xướng nhu cầu toàn cầu

về bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu duy trì các nguồn gen, bảo vệ sử dụng hợp

lý và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được Thế giới đang trải qua "thập kỷ nhận thức về môi trường" (1971 - 1981) và "thập

kỷ hành động" (1981 - 1991) Bảo vệ môi trường trở thành chiến lược toàn cầu

Trang 20

và chiến lược của mỗi quốc gia, theo Cao Liêm và CTV (1996)

Theo Lê Thái Bạt (1995), mục tiêu của con người trong quá trình sử dụng đất

là sử dụng khoa học và hợp lý Thực tế trong quá trình sử dụng lâu dài, nhận thức của con người về sử dụng đất còn hạn chế dẫn tới nhiều vùng đất đai đang bị thoái hoá, ảnh hưởng tới môi trường sống Diện tích đất đai thích hợp cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp cho quá trình công nghiệp hóa, do đó con người phải

mở mang thêm diện tích đất canh tác trên các vùng không thích hợp Hậu quả đã gây

ra quá trình thoái hoá rửa trôi và phá hoại đất một cách nghiêm trọng

Trước những năm 1970, trong nông nghiệp người ta nói đến nhiều giống mới, năng suất cao, kỹ thuật cao Nhưng sau năm 1970 một khái niệm mới đã xuất hiện và ngày càng có tính thuyết phục, đó là khái niệm tính bền vững và tiếp theo là nông nghiệp bền vững

Nông nghiệp bền vững không có nghĩa là khước từ những kinh nghiệm truyền thống mà phối hợp, lồng ghép những sáng kiến mới từ các nhà khoa học,

từ nông dân hoặc cả hai Điều trở nên thông thường đối với những người nông dân, bền vững là việc sử dụng những công nghệ và thiết bị mới vừa được phát kiến, những mô hình canh tác tổng hợp để giảm giá thành đầu vào Đó là những công nghệ về chăn nuôi động vật, những kiến thức về sinh thái để quản lý sâu hại

và thiên dịch,( Bill Mollison, Ry Mia Slay,1994)

Tác giả Lê Văn Khoa, (1993), khẳng định để phát triển nông nghiệp bền vững cần loại bỏ ý nghĩ đơn giản rằng, nông nghiệp, công nghiệp hoá sẽ đầu tư

từ bên ngoài vào Phạm Chí Thành, 1996, cho rằng có 3 điều kiện để tạo nông nghiệp bền vững đó là công nghệ bảo tồn tài nguyên, những tổ chức từ bên ngoài

và những tổ chức về các nhóm địa phương Tác giả cho rằng xu thế phát triển nông nghiệp bền vững được các nước phát triển khởi xướng và hiện nay đã trở thành đối tượng mà nhiều nước nghiên cứu theo hướng kế thừa, chắt lọc các tinh tuý của nền nông nghiệp chứ không chạy theo cái hiện đại để bác bỏ những cái thuộc về truyền thống Trong nông nghiệp bền vững việc chọn cây gì, con gì trong một hệ sinh thái tương ứng không thể áp đặt theo ý muốn chủ quan mà phải điều tra, nghiên cứu để hiểu biết tự nhiên

Không có ai hiểu biết hệ sinh thái nông nghiệp ở một vùng bằng chính những người dân ở đó Vì vậy, xây dựng nông nghiệp bền vững cần thiết phải có

sự tham gia của người dân trong vùng nghiên cứu Phát triển bền vững là việc

Trang 21

quản lý và bảo tồn cơ sở tài nguyên tự nhiên, định hướng những thay đổi công nghệ thể chế theo một phương thức sao cho đạt đến sự thoả mãn một cách liên tục những nhu cầu con người của thế hệ hôm nay và mai sau, theo Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999)

Sự phát triển bền vững như vậy trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội

FAO đã đưa ra những chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững là:

- Thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của thế hệ hiện tại và tương lai về

số lượng và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp khác

- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm việc tốt cho mọi người trực tiếp làm nông nghiệp

- Duy trì và tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo được mà không phá vỡ chức năng của các chu kỳ sinh thái cơ sở và cân bằng tự nhiên, không phá

vỡ bản sắc văn hoá xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn hoặc không gây ô nhiễm môi trường

- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin trong nhân dân

Cũng trong năm 1992 thế giới kỷ niệm 20 năm thành lập chương trình bảo

vệ môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), lần đầu tiên Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển đã họp tại Rio De Janerio, Brazin (gọi tắt là Rio 92), định hướng cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế chiến lược về môi trường và phát triển bền vững để bước vào thế kỷ 21, theo Lê Văn Khoa (1993) Trong bối cảnh đó quan điểm sử dụng đất bền vững đã được triển khai trên toàn thế giới

Để duy trì được sự bền vững của đất đai, A J Smyth and J Dumanski (1993) đã xác định 5 nguyên tắc có liên quan đến sự sử dụng đất bền vững là:

- Duy trì hoặc nâng cao các hoạt động sản xuất

- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất

- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự thoái hoá chất lượng đất và nước

- Khả thi về mặt kinh tế

Trang 22

- Được xã hội chấp nhận

Như vậy, theo các tác giả, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần tuý về mặt tự nhiên mà còn cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội Năm nguyên tắc trên đây là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững, nếu trong thực tiễn đạt được cả 5 nguyên tắc trên thì sự bền vững sẽ thành công, ngược lại sẽ chỉ đạt được ở một vài bộ phận hay sự bền vững có điều kiện Tại Việt Nam, theo ý kiến của Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998), việc sử dụng đất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắc và được thể hiện trong 3 yêu cầu sau:

- Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thị trường chấp nhận

- Bền vững về mặt môi trường: loại hình sử dụng đất bảo vệ được đất đai, ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường tự nhiên

- Bền vững về mặt xã hội: thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển

Tóm lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra hết sức đa

dạng trên nhiều vùng đất khác nhau và cũng vì thế khái niệm sử dụng đất bền vững thể hiện trong nhiều hoạt động sản xuất và quản lý đất đai trên từng vùng đất xác định theo nhu cầu và mục đích sử dụng của con người Đất đai trong sản xuất nông nghiệp chỉ được gọi là sử dụng bền vững trên cơ sở duy trì các chức năng chính của đất là đảm bảo khả năng sản xuất của cây trồng một cách ổn định, không làm suy giảm về chất lượng tài nguyên đất theo thời gian và việc sử dụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người và sinh vật

2.2.2 Các tiêu chí đánh giá bền vững

Vào năm 1991, ở Nairobi đã tổ chức Hội thảo về “Khung đánh giá quản lý đất bền vững” đã đưa ra định nghĩa: “Quản lý bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế xã hội với các quan tâm môi trường để đồng thời

- Duy trì, nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất);

- Giảm rủi ro sản xuất (an toàn)

- Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hoá đất và nước (bảo vệ)

- Có hiệu quả lâu dài (lâu bền)

Trang 23

- Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận), theo Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000)

Năm nguyên tắc trên được coi là trụ cột của sử dụng đất đai bền vững và

là những mục tiêu cần phải đạt được, nếu thực tế diễn ra đồng bộ, so với các mục tiêu cần phải đạt được Nếu chỉ đạt một hay một vài mục tiêu mà không phải tất

cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận

Để đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất cần dựa vào 3 tiêu chí sau đây:

* Bền vững về kinh tế

Ở đây cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận

Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân vùng có cùng điều kiện đất đai Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả và tàn dư để lại) Một hệ bền vững phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường

Về chất lượng: sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và xuất khẩu, tùy mục tiêu của từng vùng

Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất Tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó thì nguy

cơ người sử dụng đất sẽ không có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng,( Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000)

* Bền vững về xã hội

Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống và phát triển xã hội

Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều quan tâm trước, nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường ) Sản phẩm thu được cần thoả mãn cái ăn, cái mặc, và nhu cầu sống hàng ngày của người nông dân

Nội lực và nguồn lực địa phương phải được phát huy Về đất đai, hệ thống

sử dụng đất phải được tổ chức trên đất mà nông dân có quyền hưởng thụ lâu dài, đất đã được giao và rừng đã được khoán với lợi ích các bên cụ thể

Dẫn theo Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000), sử dụng đất sẽ bền vững nếu phù hợp với nền văn hoá dân tộc và tập quán địa phương, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ

* Bền vững về môi trường

Trang 24

Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hoá đất và bảo vệ môi trường sinh thái Giữ đất được thể hiện bằng giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới mức cho phép

Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng bền vững

Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%)

Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn độc canh, cây lâu năm có khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm )

Ba yêu cầu bền vững trên là để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại Thông qua việc xem xét và đánh giá các yêu cầu trên để giúp cho việc định hướng phát triển nông nghiệp ở vùng sinh thái, theo Hội Khoa học Đất Việt Nam, (2000)

Tóm lại: Khái niệm sử dụng đất đai bền vững do con người đưa ra được thể

hiện trong nhiều hoạt động sử dụng và quản lý đất đai theo các mục đích mà con người đã lựa chọn cho từng vùng đất xác định Đối với sản xuất nông nghiệp việc sử dụng đất bền vững phải đạt được trên cơ sở đảm bảo khả năng sản xuất ổn định của cây trồng, chất lượng tài nguyên đất không suy giảm theo thời gian và việc sử dụng

đất không ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người, của các sinh vật

2.2.3 Quan điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại một số nước trên thế giới

Căn cứ vào nhu cầu thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu

áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, là một trong những điều tiên quyết để phát triển nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu có tính ổn định và bền vững ( Bùi Văn Ten, 2000)

Trong thực tế, các thuật ngữ “sản xuất có hiệu quả”, “sản xuất không có hiệu quả” hay là “sản xuất kém hiệu quả” thường được sử dụng phổ biến trong sản xuất Vậy hiệu quả là gì? Đến nay, các nhà nghiên cứu xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau, đã đưa ra nhiều quan điểm về hiệu quả, có thể khái quát như sau:

- Hiệu quả theo quan điểm của C.Mác đó là việc “Tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý”, các nhà khoa học Xô Viết cho rằng đó là sự tăng trưởng kinh tế thông qua tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng được yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội, theo

Trang 25

Nguyễn Văn Bích (2007)

- Có quan điểm cho rằng: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng một loại hàng hoá mà không cắt giảm một loại hàng hoá khác Một nền kinh tế có hiệu quả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên một đường giới hạn khả năng sản xuất của nó”, hoặc quan điểm của Nguyễn Văn Bích (2007) “Khi sản xuất có hiệu quả, chúng ta nói rằng nền kinh tế đang sản xuất trên giới hạn khả năng sản xuất”

- Quan điểm khác lại khẳng định “Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả sản xuất đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”,(Trần Thị Minh Châu, 2007) Kết quả sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản xuất đầu ra, còn lượng chi phí bỏ ra là giá trị của các nguồn lực đầu vào

Trong thực tế có rất nhiều quan điểm về hiệu quả Tuy nhiên, việc xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ những luận điểm triết học của Mác và những luận điểm lý thuyết hệ thống:

- Bản chất của hiệu quả là sự thực hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, biểu hiện trình độ sử dụng nguồn lực của xã hội Các Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống của con người qua mọi thời đại

- Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống, nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất Hệ thống sản xuất xã hội bao gồm trong đó các quá trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống

xã hội, đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người là những yếu tố khách quan phản ánh mối quan hệ nhất định của con người đối với môi trường bên ngoài Đó là quá trình trao đổi vật chất, năng lượng giữa sản xuất xã hội

và môi trường

- Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà

là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế Trong kế hoạch và quản lý kinh tế nói chung, hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định, hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ hơn Như vậy, từ những quan điểm trên ta thấy rằng: hiệu quả kinh tế là một

Trang 26

phạm trù kinh tế - xã hội phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế và đặc trưng của mọi hình thái kinh tế - xã hội Quan điểm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau sẽ không giống nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh

tế - xã hội và yêu cầu mục đích của đơn vị sản xuất từ đó đánh giá theo những giác độ khác nhau cho phù hợp Tuy vậy, mọi quan niệm về hiệu quả kinh tế đều toát lên nét chung nhất đó là vấn đề tiết kiệm các nguồn lực để sản xuất ra khối lượng sản phẩm tối đa

Ý kiến của Nguyễn Duy Tính, (1995), hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp

2.3 CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.3.1 Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Cho tới hiện nay, rất rất nhiều nhà khoa học vẫn không ngừng nghiên cứu, tìm tòi để sử dụng hiệu quả quỹ đất hạn hẹp phục vụ đầy đủ cho hàng trệu dân số ngày càng gia tăng

Ở các nước Đông Nam Á các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó không những có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp, nhằm khai thác tốt lợi thế so sánh của từng vùng mà còn có thể thâm canh tăng

vụ, tăng hệ số sử dụng đất, khắc phục được vấn đề môi trường dần hoàn thiện để phát triển nền nông nghiệp bền vững

Hàng năm các viện nghiên cứu Nông nghiệp trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới cho năng suất và chất lượng cao, có khả năng chống chịu được sâu bệnh, chịu được khí hậu khắc nghiệt và đưa ra những công thức luân canh mới giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh tác Tạp chí

“Farming Japan” của Nhật ra hàng tháng đã giới thiệu công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai, đặc biệt là của Nhật Nhà Khoa học Nhật Bản Otak Tanakad đã nêu lên những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kỹ thuật, kinh tế- xã hội Các nhà khoa học Nhật Bản đã

Trang 27

hệ thống hoá tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm

ra, tính chất hàng hoá của sản phẩm

Nguyễn Đình Bồng,(1995), cho rằng hiện nay trên thế giới có khoảng 3,3

tỷ ha đất nông nghiệp, trong đó đã khai thác được 1,5 tỷ ha; còn lại phần đa là đất xấu, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn Qui mô đất nông nghiệp được phân bố như sau: châu Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, châu Đại Dương chiếm 6% Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người trên toàn thế giới là 12.000m2, trong đó ở Mỹ 20.000m2, ở Bungari 7.000m2, ở Nhật Bản 650m2 Theo báocáo của UNDP năm 1995 ở khu vực Đông Nam Á bình quân đất canh tác trên đầu người của các nước như sau: Indonesia 0,12 ha; Malaysia 0,27 ha; Philipin 0,13 ha; Thái Lan 0,42 ha; Việt Nam 0,1 ha

Ở Thái Lan, Ủy ban chính sách quốc gia đã có nhiều quy chế mới, ngoài hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp trên từng loại đất nhằm quản lý việc sử dụng và bảo vệ đất tốt hơn (Khonkaen University, 1992)

Ở Ấn Độ, việc đánh giá đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất được

áp dụng các phương pháp tham biến biểu thị mối quan hệ giữa các yếu tố dưới dạng phương trình toán học kết quả phân hạng được thể hiện dưới dạng

- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này lấy năng suất cây trồng nhiều

Trang 28

năm làm tiêu chuẩn Trong đánh giá đất đai người ta đi sâu vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng

- Phương pháp yếu tố: Bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh

tế để so sánh lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm hoặc 100% làm mốc so sánh với đất khác

Ở các nước châu Âu đánh giá đất phổ biến theo hai chiều hướng:

- Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên để xác định tiềm năng của đất (phân hạng định tính)

- Nghiên cứu các yếu tố kinh tế xã hội nhằm xác định sức sản xuất thực tế của đất đai (phân hạng định lượng)

Các phương pháp thường áp dụng bằng phương pháp so sánh tính điểm hoặc tính phần trăm

Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước đã gắn phương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại và chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn Các nước châu Á đã rất chú trọng trong việc đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, các công thức luân canh để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác Một mặt, phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, gắn

sự phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường

2.3.2 Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm, có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, nguồn tài nguyên đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên/người là 0,43 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới Mặt khác, dân số tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên đầu người ngày càng giảm Theo dự kiến, nếu tốc độ tăng dân số là 1- 1,2%/ năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu người vào năm 2015 Vì vậy theo Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự (2001), việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới

Từ những thập kỷ 90 của thế kỷ 20 đã có nhiều nhà khoa học đi sâu vào nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất, về sản xuất nông nghiệp hàng hoá Đi đầu là nghiên cứu của Bùi Huy Đáp đã đưa cây lúa xuân giống ngắn ngày và tập đoàn cây vụ đông vào sản xuất, do đó đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong sản xuất

Trang 29

nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng Tiếp theo là hàng loạt các nghiên cứu như nghiên cứu của Nguyễn Đình Hợi (1993) - Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp; Nguyễn Hải Hữu (2000) - Đào tạo nghề đáp ứng với chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Nguyễn Như Hà (2000) - Phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa sông Hồng; Dương Ngọc Thí (1994) - Ứng dụng kỹ thuật tiến bộ thúc đẩy sản xuất nông sản hàng hoá ở hai huyện miền núi Yên Châu và Mai Sơn tỉnh Sơn La; Hoàng Văn Hoa (1995) - Chính sách nông nghiệp ở các nước ASEAN và định hướng tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá ở Bắc Bộ; Vũ Thị Ngọc Trân (1997) - phát triển nông hộ sản xuất hàng hoá ở vùng đồng bằng sông Hồng; Lương Xuân Quỳ (1996) - Những biện pháp tổ chức và quản lý để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá và đổi mới kinh tế nông nghiệp nông thôn Bắc Bộ; Đỗ Kim Chung (1999) - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các vùng kinh tế lãnh thổ Việt Nam; Tô Đức Hạnh, Phạm Văn Linh (2000) - Phát triển kinh tế hàng hoá trong nông thôn các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam, thực trạng và giải pháp Nguyễn Ích Tân (2000)

- Nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao một số vùng úng trũng đồng bằng sông Hồng

Trong những năm đầu của thế kỷ 21 với sự phát triển của khoa học và công nghệ, để nền nông nghiệp phát triển đáp ứng được sự phát triển của xã hội thì vấn đề về hiệu quả sử dụng đất và sản xuất nông sản hàng hoá vẫn được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm Nguyễn Tử Xiêm (2000) - Bàn về tính bền vững trong quản lý sử dụng đất đồi núi và phương thức nông lâm kết hợp trên đất dốc; Ngô Thế Dân (2001) - Một số vấn đề khoa học công nghệ nông nghiệp trong thời

kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Nguyễn Duy Bột (2001) - Tiêu thụ nông sản - thực trạng và giải pháp; Phan Sĩ Mẫn, Nguyễn Việt Anh (2001) - Những giải pháp cho nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá; Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự (2001) - Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng; Vũ Năng Dũng (2001), quy hoạch nông thôn Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21

Các nghiên cứu cho thấy phát triển nông nghiệp hàng hoá là hướng đi đúng đắn, phù hợp với yêu cầu trong phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua

và trong thời gian tới Sản xuất nông nghiệp hàng hoá của Việt Nam đã, đang và sẽ

Trang 30

gặp nhiều khó khăn cần phải khắc phục Các nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn hiện nay đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3 - 4 vụ trong một năm đạt hiệu quả cao Đặc biệt ở các vùng ven đô, vùng có điều kiện tưới tiêu chủ động, nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được bố trí trong phương thức luân canh như hoa cây cảnh, cây ăn quả, cây thực phẩm cao cấp

2.3.3 Kết quả đánh giá hiệu qủa sử dụng đất tại tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ nhưng đang trên đà phát triển rất mạnh mẽ cả về kinh tế, văn hóa và xã hội Nằm ở vị trí khá thuận lợi tiếp giấp với nhiều tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, vì thế mà Bắc Ninh trở thành trung tâm sản xuất lương thực lớn ở miền Bắc, nơi thu hút nhiều công trình nghiên cứu khoa học, góp phần định hướng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp, thuận lợi cho phát triên một nền nông nghiệp hàng hóa Trong đó phải kể đến các công trình như: Thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và những giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững huyện Tiên Du tỉnh bắc Ninh của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh (2006);Thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh của Dương Xuân Tạc (2007); Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh của Nguyễn Như Nguyệt (2010); Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh của Nguyễn Xuân Giáp (2009)

Những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất và nâng cao hiệu quả

sử dụng đất nông nghiệp trên quan điểm bền vững hay theo hướng bền vững còn chưa nhiều Tỉnh Bắc Ninh là một vùng sinh thái đa dạng, điều kiện KT-XH có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp đặc bietj là huyện Thuận Thành Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, trình độ dân trí chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế sản xuất, tài nguyên đất đai và nhân lực chưa được khai thác đầy đủ

2.3.4 Đánh giá về tổng quan tài liệu nghiên cứu

Đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp Đất nông nghiệp phải được sử dụng đầy

đủ, hợp lý và kết quả cao

Quan điểm sử dụng đất bền vững là khái niệm được người ta nói đến

Trang 31

nhiều sau những năm 1970 và ngày càng có tính thuyết phục Nông nghiệp bền vững không có nghĩa là khước từ những kinh nghiệm truyền thống mà phối hợp, lồng ghép những sáng kiến mới từ các nhà khoa học, từ nông dân hoặc cả hai Điều trở nên thông thường đối với những người nông dân, bền vững là việc sử dụng những công nghệ và thiết bị mới vừa được phát kiến, những mô hình canh tác tổng hợp để giảm giá thành đầu vào Việc sử dụng đất bền vững cũng thể hiện qua 3 yêu cầu về mặt kinh tế, môi trường và xã hội

Một số các kết quả nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới tác giả tham khảo và áp dụng trong đề tài nghiên cứu như: ở các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ hay Hoa Kỳ; các công trình nghiên cứu trong nước và tại tỉnh Bắc Ninh

Trang 32

PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Thuận Thành là một trong hai huyện trung tâm của tỉnh nên có nền kinh tế rất phát triển Đặc biệt, thời gian vừa qua Thuận Thành xuất hiện các khu công nghiệp khiến diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh Điều này cho thấy đề tài này rất cần thiết cho tình hình địa phương

3.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Thời gian thực hiện đề tài là từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016 Phải mất khá nhiều thời gian tác giả mới có thể tổng hợp được số liệu thứ cấp của huyện năm 2015

3.3 ĐỐI TƯỢNG

- Đất và các loại sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Thành

- Sử dụng các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo FAO để đánh giá các loại sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu

3.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1 Điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

3.4.2 Hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất nông nghiệp và thực trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Thuận Thành

3.4.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Thuận Thành

+ Hiệu quả kinh tế

+ Hiệu quả xã hội

+ Hiệu quả môi trường

3.4.4 Đề xuất các giải pháp theo hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp của huyện Thuận Thành

Trang 33

3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các tài liệu số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, hiện trạng

sử dụng đất năm 2015

- Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện, các

xã nghiên cứu, số liệu thống kê về kinh tế xã hội năm 2015

- Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động sử dụng đất nông nghiệp của huyện năm 2015

- Thu thập các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm 2010 – 2015

3.5.2 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các tiểu vùng kinh tế trong huyện Chúng tôi chọn 3 xã đại diện cho 3 tiểu vùng như sau:

* Tiểu vùng I: Các xã nằm ở phía Tây Nam của huyện, phần lớn có địa

hình cao, vàn cao, vàn Cụ thể là các xã: Trí Quả, Hà Mãn, Xuân Lâm, Ngũ Thái, Thanh Khương, Gia Đông, Song Liễu, Nguyệt Đức Tiểu vùng I chọn xã Gia Đông để điều tra

* Tiểu vùng II: Các xã nằm ở phía Đông Nam của huyện có địa hình thấp

và trũng hơn phía Tây Nam: Trạm Lộ, Ninh Xá, Nghĩa Đạo, An Bình, thị trấn

Hồ Tiểu vùng II chọn xã Ninh Xá để điều tra

* Tiểu vùng III: là vùng có địa hình trải dài tiếp giáp dọc theo ven sông

Đuống, bao gồm các xã: Đình Tổ, Đại Đồng Thành, Song Hồ, Hoài Thượng và Mão Điền Tiểu vùng III chọn xã Đình Tổ để điều tra

Ở mỗi xã, tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, tổng số hộ điều tra là 90 hộ, mỗi xã điều tra 30 hộ

Để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng theo từng vùng sản xuất, trên

cơ sở kết quả của từng vùng sản xuất để tổng hợp đánh giá chung cho toàn huyện

3.5.3 Phương pháp minh họa bằng bản đồ, biểu đồ

Sử dụng bản đồ, biều đồ để minh hoạ phân bố các loại sử dụng đất, sự biến động về đất đai cũng như mức độ thay đổi bố trí loại sử dụng đất trên địa

bàn nghiên cứu

Trang 34

3.5.4 Phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường

- Hiệu quả kinh tế: tính toán GTSX/ha, TNHH/ha, CPTG/ha, HQĐV Từ đó,

tiến hành phân tích so sánh, đánh giá và rút ra kết luận

Để tính hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên một ha của các loại sử dụng đất (LUT), sử dụng hệ thống các chỉ tiêu:

+ Giá trị sản xuất (GTSX) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ được tạo ra trên một đơn vị diện tích, trong một thời kỳ nhất định

GTSX (đ/ha) = Năng suất (kg/ha) x giá bán (đ/kg)

+ Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong quá trình sản xuất

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): Là thu nhập của hộ gia đình trên đơn vị diện tích không tính công lao động tự làm:

TNHH = GTSX – CPTG – Chi phí công lao động đi thuê

+ Hiệu quả kinh tế tính trên một đồng CPTG, bao gồm: GTSX/CPTG, đây

là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi

và thu dịch vụ

+ Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ), quy đổi bao gồm: GTSX/LĐ; TNHH/LĐ Thực chất là đánh giá kết quả lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng loại cây trồng nhằm so sánh chi phí cơ hội của từng người lao động

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời gian, giá trị hiện hành và định tính (giá trị tương đối) được tính bằng mức độ cao, thấp Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn

Xây dựng từ kết quả nghiên cứu tại huyện Thuận Thành, có tham khảo ý kiến của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện và cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp, ta được các bảng phân cấp 3.1, 3.2, 3.3

Bảng 3.1 Bảng phân cấp hiệu quả kinh tế

TT Phân cấp Ký hiệu GTSX CPTG TNHH HQĐV Điểm

Trang 35

Quy ước đánh giá chung cho hiệu quả kinh tế:

- Kiểu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao: tổng điểm đạt >=75% tổng số điểm cao nhất (Từ 10 đến 12 điểm);

- Kiểu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế trung bình: tổng điểm đạt từ

50-<75% tổng số điểm cao nhất (Từ 7-<10 điểm);

- Kiểu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế thấp: tổng điểm đạt <50% tổng số điểm cao nhất (<7 điểm)

- Hiệu quả xã hội:

Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu:

- Số công lao động trên một LUT hay một kiểu sử dụng đất (công/ha);

- Giá trị ngày công lao động (1000đ/công);

- Mức độ chấp nhận của người dân: thể hiện bằng tỷ lệ % số hộ đồng ý mở rộng hay áp dụng loại hình sử dụng đất đó (hoặc kiểu sử dụng đất đó) trong tương lai;

Bảng 3.2 Bảng phân cấp hiệu quả xã hội

Quy ước đánh giá chung cho hiệu quả xã hội:

- Kiểu sử dụng đất có hiệu quả xã hội cao: tổng điểm đạt >=75% tổng số điểm cao nhất (Từ 7 - 9 điểm);

- Kiểu sử dụng đất có hiệu quả xã hội trung bình: tổng điểm đạt từ

50-<75% tổng số điểm cao nhất (Từ 5-<7 điểm);

- Kiểu sử dụng đất có hiệu quả xã hội thấp: tổng điểm đạt <50% tổng số điểm cao nhất (<5 điểm)

- Hiệu quả môi trường:

Các tiêu chí đánh giá hiệu quả môi trường là:

- Mức độ cải tạo đất: trong cơ cấu cây trồng có sử dụng luân canh cây trồng nước, cạn và có sử dụng cây bộ đậu hay độc canh;

Trang 36

- Mức độ sử dụng phân bón hoá học

- Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Bảng 3.3 Bảng phân cấp hiệu quả môi trường

TT Phân cấp Kí hiệu Mức độ cải tạo đất

Mức độ sử dụng phân bón hoá học

Mức độ sử dụng thuốc bvtv Điểm

1 Cao H Có sử dụng cây

họ đậu trong công thức luân canh

Sử dụng đúng khuyến cáo

Sử dụng đúng khuyến cáo, không

sử dụng thuốc cấm

3

2 Trung Bình M Không sử dụng

cây họ đậu nhưng

có luân canh cây trồng nước-cạn

Sử dụng cao hơn khuyến cáo

Sử dụng liểu lượng thấp hơn khuyến cáo, không sử dụng thuốc cấm

2

3 Thấp L Trồng thuần,

trồng độc canh

Sử dụng thấp hơn khuyến cáo

Sử dụng liều lượng cao hơn khuyền cáo,

sử dụng thuốc cấm

1

Với 3 chỉ tiêu đánh giá, tổng điểm cao nhất của LUT (hoặc kiểu sử dụng đất) là 9 điểm, thấp nhất là 3 điểm;

Quy ước đánh giá chung về hiệu quả môi trường:

- Kiểu sử dụng đất có hiệu quả môi trường cao: tổng điểm đạt >=75% tổng số điểm cao nhất (Từ 7 - 9 điểm);

- Kiểu sử dụng đất có hiệu quả môi trường trung bình: tổng điểm đạt từ 50-<75% tổng số điểm cao nhất (Từ 5-<7 điểm);

- Kiểu sử dụng đất có hiệu quả môi trường thấp: tổng điểm đạt <50% tổng

số điểm cao nhất (<5 điểm)

Đánh giá tổng hợp các hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường các kiểu sử dụng đất

Tổng hợp điểm đánh giá của 3 tiêu chí kinh tế, xã hội và môi trường trên địa bàn nghiên cứu, quy ước phân cấp đánh giá chung các LUT (hoặc kiểu sử dụng đất) làm cơ sở lựa chọn, đề xuất trong định hướng sử dụng đất như sau:

TT Phân cấp hiệu quả chung của LUT (hoặc kiểu sử dụng đất) Ký

hiệu

Tổng điểm thấp nhất

Tổng điểm cao nhất

Trang 37

3.5.5 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Dùng để kiểm tra, đối chiếu tình hình sử dụng đất trên thực địa so với tài liệu thứ cấp cũng như kiểm chứng độ chính xác của các số liệu thu thập được từ điều tra sơ cấp

3.5.6 Phương pháp so sánh

Dùng để so sánh kết quả nghiên cứu với các tiêu chuẩn (phân bón, mức độ

ô nhiễm kim loại nặng) hay hướng dẫn sử dụng của cơ quan chuyên môn (hoá chất BVTV) để làm rõ nguy cơ gây ô nhiễm đất từ tình hình sử dụng đất của người dân

Trang 38

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

- XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Thuận Thành Huyện

Hình 4.1 Sơ đồ huyện Thuận Thành

Thuận Thành là huyện thuộc đồng bằng Bắc Bộ Tọa độ địa lý nằm trong khoảng 105o32’10” - 105o55’10’’ kinh độ Đông; 20o54’00’’ - 21o07’10’’ vĩ độ Bắc

+ Phía Bắc giáp huyện Tiên Du và Quế Võ tỉnh Bắc Ninh

+ Phía Nam giáp huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên và huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương

Trang 39

+ Phía Đông giáp huyện Gia Bình và Lương Tài tỉnh Bắc Ninh

+ Phía Tây giáp huyện Gia Lâm - Hà Nội

Huyện Thuận Thành có 18 đơn vị hành chính, diện tích tự nhiên là 11.791,01 ha, có Quốc lộ 38 nối liền thành phố Bắc Ninh (là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Bắc Ninh) với Quốc lộ 5 Việc đầu tư xây dựng cầu Hồ và mở rộng nâng cấp Quốc lộ 38 đã trở thành tuyến đường chiến lược thông thương với Hải Dương, Hưng Yên và đặc biệt là thành phố Hải Phòng, nơi

có cảng biển quốc tế và các khu công nghiệp tập trung

Trung tâm huyện cách thành phố Bắc Ninh 15 km về phía Bắc, cách thủ

đô Hà Nội 25 km theo hướng Tây Nam Thuận Thành có 2 tuyến đường tỉnh lộ đi qua: TL282 tuyến Keo - Cao Đức, TL283 tuyến Hồ - Song Liễu, có sông Đuống nằm ở phía Bắc huyện, cùng mạng lưới giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn khá phát triển

Với vị trí địa lý như trên Thuận Thành có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ

4.1.1.2 Địa hình, địa chất

Đặc điểm địa chất huyện Thuận Thành nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc sụt trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng Tuy nhiên, nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc- Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc

Nằm giữa vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên địa hình chung toàn huyện khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống kênh mương tưới tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp, cũng như xây dựng hệ thống đường xá phục

vụ cho dân sinh kinh tế

4.1.1.3 Về khí hậu

Huyện Thuận Thành thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm 23,3oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,9oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8oC (tháng1) Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1oC

Trang 40

Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.400 - 1.600mm nhưng phân bố không đều trong năm Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm

Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530 - 1.776 giờ, trong đó tháng

có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng là tháng 1

Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào

Nhìn chung Thuận Thành có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú Mùa đông với khí hậu khô, lạnh làm cho

vụ đông trở thành vụ chính, có thể trồng được nhiều loại cây rau màu ngắn ngày cho giá trị cao và xuất khẩu Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo mùa thường gây ngập úng các khu vực thấp trũng ảnh hưởng đến việc thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích

4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên

a Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng huyện Thuận Thành năm 2002, tỷ lệ 1/10000, toàn huyện có 4 nhóm đất và 17 đơn vị đất cấp III Sự phân bố và đặc điểm của các loại đất cụ thể như sau:

* Nhóm đất phù sa ( Fluvisols - FL)

Căn cứ vào chỉ tiêu phân loại cấp II và cấp III, nhóm đất phù sa huyện Thuận Thành được chia thành 3 đơn vị đất cấp II (soil units) và 12 đơn vị đất cấp III (soil sub units)

Phân loại cấp II đất phù sa ở Thuận Thành vận dụng tiêu chuẩn V % và

pHKCl Khi V% cao hơn 50% và pHKCl > 5 thì xếp vào đất phù sa trung tính ít chua, khi V% dưới 50% và pHKC < 5 thì xếp vào đất phù sa chua

Đất phù sa trung tính ít chua

(1) Đất phù sa trung tính ít chua điển hình - Ph (Hapli Eutric Fluvisols:

Fle-h), diện tích 2.081,78 ha chiếm 17,65% diện tích tự nhiên

(2) Đất phù sa trung tính ít chua thành phần cơ giới nhẹ - Pa (Areni Eutric Fluvisols: Fle-a), diện tích 131,25 ha chiếm 1,11% diện tích tự nhiên

Ngày đăng: 13/04/2017, 18:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Đỗ Kim Chung (1999). “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các vùng kinh tế lãnh thổ Việt Nam”. Nghiên cứu kinh tế. 253 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các vùng kinh tế lãnh thổ Việt Nam
Tác giả: Đỗ Kim Chung
Năm: 1999
6. Ngô Thế Dân (2001). “Một số vấn đề khoa học công nghệ nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp”. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn. 1. Tr. 3-4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề khoa học công nghệ nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp
Tác giả: Ngô Thế Dân
Năm: 2001
7. Vũ Năng Dũng (2003). “Quy hoạch nông thôn Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21”. Tạp chí Nông dân nông nghiệp nông thôn Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch nông thôn Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21
Tác giả: Vũ Năng Dũng
Năm: 2003
13. Nguyễn Hải Hữu (2000). “Đào tạo nghề đáp ứng với chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Hội thảo quốc gia về công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Bắc Ninh. tháng 1 năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo nghề đáp ứng với chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Tác giả: Nguyễn Hải Hữu
Năm: 2000
16. Lê Văn Khoa (1993). “Vấn đề sử dụng đất và bảo vệ môi trường ở vùng trung du.phía bắc Việt Nam”. Tạp chí Khoa học Đất. tháng 3/1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề sử dụng đất và bảo vệ môi trường ở vùng trung du.phía bắc Việt Nam
Tác giả: Lê Văn Khoa
Năm: 1993
21. Nguyễn Tử Siêm (2000). “Bàn về tính bền vững trong quản lý sử dụng đất đồi núi và phương thức nông lâm kết hợp trên đất dốc”. Tạp chí khoa học đất. 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về tính bền vững trong quản lý sử dụng đất đồi núi và phương thức nông lâm kết hợp trên đất dốc
Tác giả: Nguyễn Tử Siêm
Năm: 2000
26. Vũ Thị Ngọc Trân (1997). “Phát triển nông hộ sản xuất hàng hoá ở vùng đồng bằng sông Hồng”. Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. số (05). Tr.216-226 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nông hộ sản xuất hàng hoá ở vùng đồng bằng sông Hồng
Tác giả: Vũ Thị Ngọc Trân
Năm: 1997
32. Hoàng Việt (2001). “Một số kiến nghị về định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn thập niên đầu thế kỷ XXI”. Tạp chí nghiên cứu kinh tế. 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kiến nghị về định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn thập niên đầu thế kỷ XXI
Tác giả: Hoàng Việt
Năm: 2001
1. Lê Thái Bạt (1995). Báo cáo tóm tắt đánh giá và đề xuất sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền vùng Tây Bắc. Hội thảo quốc gia về đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
2. Nguyễn Văn Bích (2007). Nông nghiệp nông thôn Việt Nam hai mươi năm đổi mới quá khứ và hiện tại. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội. Tr. 11-12 Khác
3. Nguyễn Đình Bồng (1995). Đánh giá tiềm năng đất trống đồi núi trọc tỉnh Tuyên Quang. Luận án PTS khoa học nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp I. Hà Nội. Tr.6 Khác
4. Trần Thị Minh Châu (2007). Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội Khác
8. Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam. Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Khác
9. Nguyễn Như Hà (2000). Phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa sông Hồng. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Trường ĐHNN; Hà Nội Khác
10. Tô Đức Hạnh, Phạm Văn Linh (2000). Phát triển kinh tế hàng hoá trong nông thôn các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam, thực trạng và giải pháp. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội Khác
11. Hoàng Văn Hoa (1995). Chính sách nông nghiệp ở các nước ASEAN và định hướng tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá ở Bắc Bộ. Kỷ yếu khoa học. Đề tài KX.03.21A Khác
12. Nguyễn Đình Hợi (1993). Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp. NXB thống kê. Hà Nội Khác
15. Huyện uỷ Thuận Thành (2010). Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ huyện khoá XIX tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX. Thuận Thành -Bắc Ninh Khác
17. Cao Liêm và Trần Đức Viên (1996). Giáo trình sinh thái học. NXB Nông nghiệp Hà Nội Khác
18. Phòng Tài nguyên và Môi trường; phòng Thống kê huyện; Số liệu thống kê, kiểm kê, các năm 2010, 2014,2015 Thuận Thành; Bắc Ninh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w