Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường về “Vấn đề xử lý chuyển hướng người chưa thành niên phạm tội ở nước ta trong tình hình hiện nay”, độ dài 60 trang đạt giải về lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong thời gian gần đây, vấn đề người chưa thành niên phạm tội là mộttrong những vấn đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các cấp, các ngành
và của toàn dân Để đánh giá thực trạng và phòng chống, đấu tranh với ngườichưa thành niên phạm tội đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu cũng nhưcác đề tài nghiên cứu khoa học về người chưa thành niên nói chung và ngườichưa thành niên phạm tội nói riêng Trong Bộ luật hình sự năm 1999 quy địnhnhững quy định về người chưa thành niên phạm tội tại Chương X, và trong Bộluật tố tụng năm 2003 quy định thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên tạiChương XXXII, đây chính là cơ sở pháp lý bảo đảm cho việc xử lý các hành viphạm tội của người chưa thành niên, góp phần quan trọng trong việc nâng caohiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.Thực tế cho thấy, mặc dù đã được quy định một cách rất rõ ràng và cụthể song hiệu quả trong công tác đấu tranh và phòng ngừa đối với người chưathành niên phạm tội vẫn chưa thật sự cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thựctiễn xảy ra của loại tội phạm này Vì vậy, việc nhìn nhận và đánh giá lại cácquy định của pháp luật, đặc biệt là pháp luật hình sự đối với người chưa thànhniên phạm tội là hết sức cần thiết Hiện nay theo tìm hiểu của nhóm nghiêncứu đã có một số bài viết hoặc công trình khoa học viết về vấn đề người chưathành niên phạm tội, như: Bài viết “Thực trạng và giải pháp phòng, chống viphạm pháp luật của người chưa thành niên” của Thạc sỹ Đỗ Hoàng Yến đăngtrên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 136 – thang 12/2008; Bài viết “Pháp luậtViệt Nam với việc đáp ứng các yêu cầu quốc tế về thủ tục tố tụng xét xử đốivới người chưa thành niên” của Thạc sỹ Nguyễn Xuân Tĩnh đăng trên tạp chíNghiên cứu lập pháp số 136 – thang 12/2008; Bài viết “Pháp luật Việt Nam
về tư pháp người chưa thành niên” của Thạc sỹ Đặng Thanh Sơn đăng trêntạp chí Nghiên cứu lập pháp số 136 – thang 12/2008; Bài viết “Pháp luật bảo
vệ quyền của vị thành niên vi phạm pháp luật” của Tiến sĩ Vũ Thị Thu
Trang 2Quyên Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Bài viết “Chính sách hình sự đốivới người chưa thành niên phạm tội” của tác giả Lê Thi Thanh Tâm – Giảngviên bộ môn Pháp luật, Đại học Cảnh sát nhân dân; “Hoạt động của lực lượngCSND trong phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội trong tình hình hiệnnay” của Tiến sỹ Đỗ Bá Cở; “Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành ánhình sự đối với người chưa thành niên”của Thạc sỹ Đỗ Thị Phượng – Giảngviên Khoa Luật Hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội… Đặc biệt, tính đếnthời điểm hiện tại, nhóm nghiên cứu nhận thấy vẫn chưa có một công trìnhnghiên cứu hay đề tài nghiên cứu khoa học nào đi sâu tìm hiểu về vấn đề xử
lý chuyển hướng người chưa thành niên, mà chỉ mới dừng lại ở một số bàiviết như: Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về xử lý chuyển hướng đối với ngườichưa thành niên vi phạm pháp luật” của Thạc sỹ Đỗ Thuý Vân đăng trên Tạpchí Nghiên cứu lập pháp tháng 12/2008; Bài viết “Xử lý chuyển hướng và táihòa nhập cộng đồng - Biện pháp tư pháp thân thiện với người chưa thànhniên” của tác giả Thanh Hải… Nhưng số lượng các bài viết này cũng khôngnhiều Những bài viết này cũng chỉ mang tính khái quát chung, chưa đi sâuvào vấn đề nghiên cứu để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hơncác quy định của pháp luật, tạo cơ sở pháp lý chính thức cho vấn đề xử lýchuyển hướng người chưa thành niên phạm tội
Từ tình hình nghiên cứu nêu trên cho thấy, chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về: “Vấn đề xử lý chuyển hướng người chưa thành niên phạm tội ở nước ta trong tình hình hiện nay”.
2 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu đề tài
Việt Nam nằm ở vĩ độ từ 8027’ Bắc đến 23027’ Bắc, trên kinh độ từ
10208’ Đông đến 109o27’ Đông Với diện tích tự nhiên là 330.991km2, vùngbiển rộng lớn trên 1 triệu km2, với các đảo và quần đảo, vùng trời thuộc lãnhthổ nước ta Việt Nam phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào,Campuchia, phía Đông giáp biển Đông, với đường biển dài 3260km, đườngbiên giới trên bộ dài 450km
Trang 3Tính đến hết ngày 1/4/2009, theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số củaTổng cục thống kê, dân số của Việt Nam đạt 85.846.997 người Dân cư đô thịchiếm 29,6% dân số, dân cư nông thôn chiếm 70,4% dân số Tỷ lệ giới tínhđược duy trì ổn định: Nam khoảng 49,4%, nữ khoảng 50,6% Dân số Việt Nam
là loại dân số trẻ, 24,9% từ 0 đến 14 tuổi, 10,4% từ 14 đến dưới 18 tuổi, 55,9%
từ 18 đến dưới 65 tuổi, chỉ khoảng 8,8% dân số có độ tuổi từ 65 trở lên
Lịch sử của dân tộc Việt Nam cho thấy chính lực lượng trẻ là thiếu niên
đã có công lao to lớn góp phần làm nên những chiến công vẻ vang cho non
sông Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không đấy là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Ngày nay, bên cạnh những thiếu niên chăm ngoan học giỏi thì vẫn cònmột bộ phận thiếu niên hư hỏng, suy thoái về đạo đức, sống theo lối sống thựcdụng, vi phạm pháp luật và phạm tội Họ đã thực hiện những hành vi nguyhiểm cho xã hội, làm tổn hại đến lợi ích của Nhà nước, tính mạng, tài sản củanhân dân, gây mối lo lắng và nhức nhối đối với từng gia đình và đối với toàn
xã hội Nguy hiểm hơn là tình trạng ấy đang có xu hướng gia tăng, trở thànhhiện tượng phổ biến trong đời sống xã hội, đe doạ sự tồn vong hưng thịnh củaquốc gia, của dân tộc vì không ai khác, họ chính là những chủ nhân tương laicủa đất nước, là thế hệ kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Tìnhtrạng ấy đang gây nên mối quan ngại cho toàn xã hội
Do vậy, để đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của thế hệ trẻ, sự pháttriển bền vững của xã hội tương lai thì điều không thể khác là phải kịp thời cócác giải pháp ngăn chặn sự gia tăng, tiến tới đẩy lùi và loại bỏ những biểuhiện lệch lạc, tiêu cực nêu trên ra khỏi đời sống cộng đồng
Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với việc bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ với phương châm: “Vì lợi ích trăm năm phải trồng người” Thế hệ trẻ chính là thế hệ tương lai của đất nước, là chủ
nhân của xã hội mai sau Vì vậy đấu tranh phòng chống tội phạm do người
Trang 4chưa thành niên (NCTN) thực hiện là một bộ phận cấu thành của sự nghiệpchăm sóc, giáo dục và bảo vệ thế hệ trẻ, là sự nghiệp của tất cả các cấp, cácngành các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể quần chúng và của mọi gia đình.
Vì thế hệ tương lai của đất nước nhằm thực hiện di chúc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết” Cụ thể hoá di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và biện pháp thích hợp Vàriêng đối với thế hệ trẻ, với NCTN là đối tượng được Đảng và Nhà nước ta
đặc biệt quan tâm Vì lẽ đó mà nhiệm vụ “Đấu tranh phòng chống tội phạm lứa tuổi chưa thành niên” được xác định là một đề án của chương
trình Quốc gia phòng chống tội phạm mà Thủ tướng Chính phủ đã phêduyệt từ năm 1998
Nhưng trong tiến trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, trước xuhướng hội nhập và mở cửa, toàn cầu hoá, song song với những cơ hội, chúng
ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức tiềm ẩn nhiều nhữngnguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm Việc đấu tranhphòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện hiện nay không chỉ
là vấn đề của Quốc gia mà đã trở thành vấn đề được hầu hết các Quốc gia trênthế giới dành sự quan tâm đặc biệt
Để đáp ứng yêu cầu đó các nước trên toàn cầu đang nỗ lực thực hiện làtìm mọi cách bảo đảm hệ thống tư pháp người chưa thành niên tuân thủ theođúng luật quốc tế về quyền con người Kể từ năm 1989, với tốc độ ngày càngcao, các nước trên thế giới đã và đang đưa những nguyên tắc quốc tế vào cácluật và chính sách quốc gia Đã có nhiều văn bản quốc tế về quyền con ngườicủa trẻ em, của người ra đời trong hơn nửa thế kỷ qua Đồng thời, việc tăngcường bảo vệ các quyền của trẻ em cũng là một khía cạnh quan trọng tronghoạt động của các cơ quan và chương trình của Liên Hợp Quốc Trong đó cáchình thức xử lý chuyển hướng đã được nhiều quốc gia thừa nhận và đạt đượcnhững kết quả tích cực
Trang 5Cùng nhìn nhận thực trạng đó vào Việt Nam, Đảng và Nhà nước, cũngnhư toàn xã hội đang đặt sự quan tâm rất lớn cho vấn đề người chưa thànhniên phạm tội, đã có quy định riêng dành cho người chưa thành niên phạm tội.Nhưng theo nhóm tác giả những hậu quả pháp lý bất lợi đem lại cho ngườichưa thành niên vẫn còn mang tính trừng phạt nhiều hơn giáo dục, tình trạngngười chưa thành niên phạm tội vẫn gia tăng Với sự quan tâm của Đảng vàNhà nước, học hỏi những tiến bộ trong khoa học lập pháp của các quốc giakhác trên thế giới thì việc thừa nhận xử lý chuyển hướng là một biện pháp xử
lý chính thức trong hệ thống pháp luật nước ta là hết sức cần thiết
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết trên, nhóm nghiên cứu của chúng tôi
đã chọn đề tài: “Vấn đề xử lý chuyển hướng người chưa thành niên phạm tội ở nước ta trong tình hình hiện nay”
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Ở góc độ đề tài nghiên cứu khoa học, mục đích của đề tài là nghiên cứu
hệ thống hóa một số nhận thức chung về người chưa thành niên phạm tội;những quy định pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới về xử lýchuyển hướng người chưa thành niên phạm tội; Nghiên cứu, phân tích thựctrạng người chưa thành niên phạm tội và xử lý chuyển hướng người chưathành niên phạm tội Trên những cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phầnhoàn thiện và tăng cường hiệu quả của quy định pháp luật về xử lý chuyểnhướng người chưa thành niên phạm tội ở nước ta hiện nay
Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài cần phải giải quyết những nhiệm
vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu những vấn đề chung, nhận thức cơ bản về người chưathành niên Cụ thể là: phân tích làm sáng tỏ khái niệm người chưa thành niên,đặc điểm của người chưa thành niên, quy định của pháp luật về người chưathành niên phạm tội (tội phạm do người chưa thành niên thực hiện), chínhsách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, đặc điểm của thủ tục Tốtụng đối với người chưa thành niên phạm tội
Trang 6- Nghiên cứu, phân tích một số vấn đề về xử lí chuyển hướng người chưathành niên phạm tội Cụ thể là: phân tích làm rõ khái niệm xử lí chuyểnhướng người chưa thành niên phạm tội và những quy định của pháp luật về
xử lý chuyển hướng người chưa thành niên phạm tội (trong đó phân tích cảquy định của một số quốc gia trên thế giới và của Việt Nam)
- Nghiên cứu về thực trạng người chưa thành niên phạm tội và thực trạng
xử lý người chưa thành niên phạm tội
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quyđịnh của pháp luật hình sự về xử lý chuyển hướng người chưa thành niênphạm tội, cũng như phòng ngừa và đảm bảo áp dụng hiệu quả việc xử lýchuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận biện chứng của chủnghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước ta về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thanh niên; về đấutranh phòng chống tội phạm nói chung và đấu tranh phòng chống THTP doNCTN thực hiện nói riêng; về vấn đề xử lý chuyển hướng người chưa thànhniên ở nước ta hiện nay, đặc biệt là kinh nghiệm và chính sách xử lý chuyểnhướng người chưa thành niên phạm tội của nhiều quốc gia trên thế giới.Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng đồng bộ các phươngpháp nghiên cứu cụ thể là:phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp,phân tích, so sánh, phương pháp mô tả, giải thích, toán học
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề về người chưa thành niên phạm tội, baogồm: khái niệm và đặc điểm của người chưa thành niên, quy định của phápluật về người chưa thành niên phạm tội, chính sách hình sự đối với ngườichưa thành niên phạm tội, đặc điểm của thủ tục Tố tụng đối với người chưathành niên phạm tội
Trang 7- Nghiên cứu một số vấn đề về xử lý chuyển hướng người chưa thànhniên phạm tội như: khái niệm xử lý chuyển hướng người chưa thành niênphạm tội, quy định của pháp luật một số nước trên thế giới và của Việt Nam
về xử lý người chưa thành niên phạm tội
- Nghiên cứu về thực trạng người chưa thành niên phạm tội và xử lýchuyển hướng người chưa thành niên phạm tội ở nước ta hiện nay
* Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận, quy địnhcủa pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới đối với người chưa thànhniên phạm tội, xử lý chuyển hướng người chưa thành niên phạm tội, cùngthực trạng của nó trong thực tiễn nước ta, thông qua đó thực hiện nhiệm vụchính của đề tài là đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luậthình sự về xử lý chuyển hướng người chưa thành niên phạm tội, cũng nhưphòng ngừa và đảm bảo áp dụng hiệu quả việc xử lý chuyển hướng đối vớingười chưa thành niên phạm tội
6 Bố cục của đề tài
Bố cục của đề tài gồm các phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận, Danh mụctài liệu tham khảo và Phụ lục
Nội dung nghiên cứu của đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Nhận thức chung về người chưa thành niên phạm tội Chương 2: Tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện
và thực trạng xử lý chuyển hướng người chưa thành niên phạm tội.
Chương 3: Một số kiến nghị về xử lý người chưa thành niên phạm tội.
Trang 8CHƯƠNG I: NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI.
1.1 Một số vấn đề về người chưa thành niên.
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của người chưa thành niên.
a - Khái niệm người chưa thành niên.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong những năm gần đây, tìnhtrạng người chưa thành niên phạm tội (NCTNPT) ở nước ta có chiều hướnggia tăng, diễn ra ngày một phức tạp và tính chất nghiêm trọng đáng báo động.Thực tế đó đòi hỏi toàn xã hội, đặc biệt là các cơ quan thực thi pháp luật, mỗigia đình, mỗi bậc làm cha làm mẹ cần phải xem xét, đánh giá một cáchnghiêm túc, toàn diện, từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp để phòng ngừa,giảm thiểu tình trạng phạm tội ở lứa tuổi này
Cho đến nay, khi bàn về khái niệm người chưa thành niên (NCTN) vẫn
có nhiều ý kiến khác nhau
Ngay trong văn bản pháp luật thực định cũng có những tên gọi khácnhau: NCTN, trẻ vị thành niên và trẻ em Pháp luật ở mỗi quốc gia có nhữngtiêu chí cụ thể quy định về NCTN khác nhau Đa số các quốc gia đều ghinhận trong hệ thống pháp luật độ tuổi được coi là NCTN
Điều 1, Công ước quốc tế về quyền trẻ em (United Nations Convention
on the Rights of the Child) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày20/11/1989 có ghi: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa
là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quyđịnh tuổi thành niên sớm hơn”
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thànhniên Thanh niên trẻ là lứa tuổi 19 - 24 tuổi Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sứckhỏe tình dục vị thành niên - thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU)
và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc(UNFPA) lấy độ tuổi 15 - 24 tuổi
Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc về việc áp dụng pháp luậtvới NCTN, hay còn gọi là Quy tắc Bắc Kinh (United Nations Standard
Trang 9Minimum Rules for the Administration of Juvenile Justice /Beijing Rules)ngày 29-11-1985; Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp
ở NCTN, còn gọi là Hướng dẫn Riyadh (United Nations Guidelines for thePrevention of Juvenile delinquency/ Riyadh Guidelines) ngày 14-12-1990quan niệm về trẻ em (Child) là người dưới 18 tuổi, NCTN (Juvenile)
là người từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên (Youth) là người từ 15 đến 24 tuổi,người trẻ tuổi (Young persons) bao gồm trẻ em, NCTN và thanh niên
Cho dù còn có những cách đặt vấn đề khác nhau, song nhìn chung quanniệm quan niệm về NCTN được hiểu là:
“NCTN là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất, tinh thần, tâm sinh lý và nhân cách, chưa đủ khả năng để sử dụng quyền và gánh vác nghĩa vụ pháp lý nhưngười đã thành niên”.
Như vậy, về nội hàm khái niệm NCTN bao gồm ba nội dung:
- Giới hạn của độ tuổi được qui định trong các văn bản pháp luật của mỗiquốc gia (dưới 18 tuổi); đây là thời kỳ chuyển tiếp từ lứa tuổi trẻ em sang lứatuổi người lớn
- Sự phát triển chưa hoàn thiện về thể chất, tinh thần, tâm sinh lý vànhân cách
- Khả năng sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của NCTN còn hạn chế
Ở Việt Nam, NCTN được xác định tương đối thống nhất trong Hiếnpháp năm 1992, Bộ luật hình sự năm 1999 (BLHS), Bộ luật tố tụng hình sựnăm 2003 (BLTTHS), Bộ luật lao động, Bộ luật dân sự, Pháp lệnh xử lý
vi phạm hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác Các văn bảnpháp luật đều quy định tuổi của NCTN là dưới 18 tuổi và trong từng lĩnh vực
cụ thể đều có những chế định pháp luật hoặc các quy định riêng cho NCTN
b - Đặc điểm của người chưa thành niên.
Những đặc điểm xuất phát bản chất của chính NCTN như trạng tháixúc cảm, nhu cầu độc lập, nhận thức về pháp luật, nhu cầu khám phá cáimới… quy định tính chất đặc thù của TNHS của NCTNPT Đây là những
Trang 10yếu tố ảnh hưởng đến năng lực nhận thức ý nghĩa xã hội của hành vi cũngnhư ảnh hưởng đến năng lực điều khiển hành vi theo những đòi hỏi của xãhội của NCTN.
Về trạng thái xúc cảm, NCTN là người đang trong giai đoạn diễn ranhững biến cố đặc biệt Đó là sự phát triển cơ thể mất cân bằng nên đã dẫnđến tình trạng mất cân bằng tạm thời trong xúc cảm của NCTN Ví dụ: Timphát triển nhanh hơn các mạch máu đã gây ra sự thiếu máu trong từng bộphận trên vỏ não và đôi khi còn làm rối loạn chức năng trong hoạt động của
hệ tim mạch dẫn đến việc NCTN có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, sức làmviệc suy giảm, dễ bị kích động, dễ nổi nóng… Sự mất cân bằng tạm thời vềtrạng thái xúc cảm của NCTN có thể là một trong những nhân tố đẫn đếnhành vi phạm tội, khi các em không làm chủ được bản thân và khi nó đượckết hợp với một số yếu tố tâm lý có tính tiêu cực khác
Các đặc điểm này của NCTN thể hiện hai khuynh hướng nổi bật liênquan đến tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và khả năng giáodục, cải tạo của họ Chính đặc điểm phát tiển tâm lý không ổn định củaNCTN, một mặt nó làm cho NCTN rất dễ bị lôi kéo đi vào con đường phạmtội, nhưng mặt khác những phẩm chất tâm lý tiêu cực đó tuy đã được hìnhthành ở NCTNPT nhưng không có tính bền vững, do vậy khả năng cải tạoNCTNPT trở thành công dân có ích cao hơn so với người đã thành niên Đây
là cơ sở để các nhà lập pháp quy định tính chất giảm nhẹ TNHS của NCTNPT
so với người đã thành niên phạm tội cũng như quy định mục đích của TNHSđối với NCTNPT chủ yếu là nhằm giáo dục NCTNPT
Bên cạnh đó, môi trường gia đình, bạn bè cũng là nhân tố tác động đếnkhả năng phạm tội của các em Một gia đình hạnh phúc, cha mẹ thương yêucon cái sẽ góp phần giáo dục các em hành động theo những chuẩn mực đạođức và chuẩn mực hành vi Ngược lại, trong những gia đình mà cha mẹluôn cãi cọ hay ly hôn hoặc mất sớm thì các em thường có những tổnthương tâm lý nặng nề, dẫn đến các em có những phản ứng như thu mình,
Trang 11trầm cảm hoặc là chống đối, bất cần, bỏ nhà đi lang thang, lao vào cờ bạc,rượu chè, tiêm chích… và cuối cùng là phạm tội Tương tự như vậy, đốivới nhóm bạn tiêu cực, mà ở đó phần lớn là những NCTN lười học, bỏ học,
bỏ nhà đi lang thang, có những sở thich tiêu cực như hút thuốc lá, bia rượu
cờ bạc, dùng ngôn ngữ thô tục, nghiệm ma túy… thì NCTN dễ bị “nhiễm”những hành vi, lối sống của bạn bè
1.1.2 Quy định của pháp luật về người chưa thành niên phạm tội (tội phạm do người chưa thành niên thực hiện).
Điều 12 BLHS nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tuổichịu TNHS:
“1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm
2 Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu tráchnhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệtnghiêm trọng”
Như vậy, NCTNPT và phải chịu TNHS có thể là:
-Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý,phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
- Nguời từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm một tội được quy địnhtrong BLHS
Đối với NCTN, việc xác định một trường hợp cụ thể người có hành viphạm tội có trở thành tội phạm hay không còn căn cứ vào nguyên tắc đượcquy định tại Điều 69 BLHS:
“1 Việc xử lý NCTNPT chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sailầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội củaNCTN, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhậnthức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyênnhân và điều kiện gây ra tội phạm
2 NCTNPT có thể được miễn TNHS, nếu người đó phạm tội ít nghiêm
Trang 12trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ vàđược gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
3 Việc truy cứu TNHS NCTNPT và áp dụng hình phạt đối với họ đượcthực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành
vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòngngừa tội phạm
4 Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối vớiNCTNPT, thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy địnhtại Điều 70 của Bộ luật này.” …
Như vậy, NCTNPT chỉ xuất hiện (phát sinh) khi có đầy đủ điều kiệnsau đây:
Một là, có hành vi phạm tội do NCTN thực hiện.
Hai là, người thực hiện hành vi phạm tội đã đủ tuổi chịu TNHS tương
ứng với loại tội phạm và lỗi gây ra tội phạm
Những điều kiện trên cũng cho thấy tầm quan trọng trong việc xác địnhNCTNPT Tội phạm do NCTN gây ra bao giờ cũng gắn liền với một NCTN
có hành vi phạm tội cụ thể nhưng không phải mọi trường hợp một NCTNthực hiện hành vi phạm tội đều cấu thành tội phạm
Việc truy cứu TNHS đối với NCTNPT có những đặc điểm riêng so vớitội phạm do người đã TN gây ra Tội phạm do người đã thành niên gây ra lànhững hành vi nguy hiểm cho xã hội có đủ dấu hiệu tội phạm và đủ yếu tố cấuthành tội phạm Việc truy cứu TNHS đối với tội phạm do NCTN gây ra ngoàinhững dấu hiệu và yếu tố pháp lý còn được xác định bằng sự nhận định, cânnhắc cụ thể của cơ quan có thẩm quyền khi quyết định truy cứu TNHS và ápdụng hình phạt đối với NCTNPT
Theo một số nghiên cứu khoa học, việc truy cứu TNHS và áp dụng hìnhphạt đối với NCTNPT được xem là “cần thiết” khi hội đủ 3 điều kiện sau đây:
- NCTNPT có nhân thân xấu
- Tội phạm đã được thực hiện có tính chất nghiêm trọng
Trang 13- Những biện pháp giáo dục, phòng ngừa như giáo dục tại xã, phường,đưa vào trường giáo dưỡng không có hiệu quả để cải tạo NCTNPT mà cần ápdụng hình phạt đối với họ.
Từ những phân tích trên nhóm tác giả xin mạnh dạn đưa ra khái niệm:Tội phạm do NCTN thực hiện là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy địnhtrong BLHS, do người đủ tuổi chịu TNHS thực hiện (theo quy định của phápluật) nhưng chưa đủ 18 tuổi
1.1.3 Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.
Với quan điểm nhất quán trong việc bảo vệ trẻ em, Nhà nước Việt Namtham gia Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 và đã thúc đẩy việchoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền trẻ em, trong đó đã dành sự quantâm đặc biệt cho đối tượng trẻ em vi phạm pháp luật (VPPL), nhất là nhữngtrường hợp NCTNPT
Điều này càng thể hiện mối quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nướcViệt Nam đối với trẻ em NCTN chủ yếu đang độ tuổi trẻ em, cũng có nhữngngười mới chuyển từ độ tuổi trẻ em sang người lớn Bên cạnh những tư tưởngchỉ đạo, quan điểm nguyên tắc xử lý TNHS với người phạm tội chưa thànhniên, theo xu hướng chung hiện nay thì nội dung của chính sách hình sự liênquan đến cả hai lĩnh vực: Lĩnh vực luật nội dung (luật Hình sự) và lĩnh vựcluật thủ tục (luật Tố tụng hình sự) Tuy nhiên, để có thể thừa nhận NCTN làngười có tội thì phải có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Màbản án của Tòa án là kết quả của toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự của các cơquan tiến hành tố tụng trong việc điều tra, truy tố, xét xử NCTN Những hoạtđộng này liên quan trực tiếp đến các quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN là
bị can, bị cáo trong vụ án và đến tính khách quan, tính pháp lý của bản án Dovậy chính sách hình sự còn có nội dung thứ hai là những nguyên tắc, tư tưởngchỉ đạo, quá trình điều tra, truy tố, xét xử bị can, bị cáo là NCTN Điều nàythể hiện ở chương XXXII Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) - một chươngquy định về thủ tục tố tụng hình sự bổ sung áp dụng đối với đối tượng này
Trang 14Tuy nhiên, dựa trên các quy định đối với NCTNPT ở Chương X Bộ luật Hình
sự 1999 (BLHS), chúng ta có thể hiểu khái niệm TNHS đối với NCTN
Xuất phát từ cơ sở lý luận của chính sách hình sự được ghi nhận trongCông ước về quyền trẻ em “Trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ cầnđược bảo vệ, chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lítrước cũng như sau khi ra đời” Đồng thời, Hiến pháp Việt Nam năm 1992quy định tại Điều 71: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm ”.BLHS hiện hành xây dựng một chương riêng quy định đường lối xử lý đốivới NCTNPT Quy định này dựa trên cơ sở phân tích về tâm, sinh lý đối vớiNCTN Đây là đối tượng chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâm,sinh lý, họ bị hạn chế về trình độ nhận thức cũng như về kinh nghiệm sống,thiếu những điều kiện về bản lĩnh tự lập, khả năng tự kiềm chế chưa cao nên
họ dễ bị kích động, dễ bị lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm
Do đó, pháp luật hình sự Việt Nam đã đặt ra những nguyên tắc riêng khi xử lýhành vi phạm tội của NCTN Các quy định về thủ tục tố tụng đối với NCTN
có những điểm khác biệt so với thủ tục tố tụng hình sự áp dụng đối với ngườithành niên phạm tội Chính sách hình sự của Nhà nước Việt Nam đối với việctruy cứu TNHS NCTNPT là nhằm giúp đỡ, cải tạo, giáo dục để NCTN nhận
ra sai lầm từ đó sửa chữa những sai lầm của mình, tạo điều kiện để các em cókhả năng tái hòa nhập cuộc sống Với lý do này pháp luật Tố tụng hình sựViệt Nam đã có những quy định về thủ tục tố tụng riêng dành cho NCTN khi
họ là bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự Trong BLHS Việt Nam quy định
về chính sách hình sự đối với NCTNPT tại Điều 69, còn chính sách hình sựđối với NCTN trong tố tụng hình sự thể hiện tại chương XXXII - thủ tục tốtụng đối với NCTN - BLTTHS năm 2003 BLHS có qui định nguyên tắc xử
lý đối với NCTNPT Chính sách đối với NCTN trong lĩnh vực hình sự chủyếu liên quan đến TNHS, mục đích áp dụng TNHS nặng về giáo dục, giúp họsửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh để họ trở thành công dân tốt, có ích
Trang 15cho xã hội chứ không nặng về trừng phạt “Việc xử lý NCTNPT chủ yếu nhằmgiáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành côngdân có ích cho xã hội” Đây là nguyên tắc bao trùm mang tính chất chỉ đạothể hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước Việt Nam lấy giáo dụclàm nền tảng, trọng tâm trong quá trình xử lý vụ án mà bị can, bị cáo làNCTN Trong quá trình xử lý và áp dụng biện pháp hình sự đối với NCTNPT,những người tiến hành tố tụng phải cân nhắc thận trọng để bảo đảm được mụcđích giáo dục, uốn nắn, răn đe các hành vi lệch lạc, làm cho họ thấy rõ nhữngsai phạm của mình và tự giác sửa chữa với sự giúp đỡ của gia đình, nhàtrường và xã hội Nguyên tắc này đòi hỏi người tiến hành tố tụng trong vụ ánhình sự mà bị can, bị cáo là NCTN phải thấy được rằng việc xử lý hình sự là
vì sự phát triển lành mạnh của NCTN và mức độ xử lý phải đảm bảo sự pháttriển lành mạnh của người đó Điều này thể hiện rõ trong các quy định từĐiều 69 đến Điều 77 của BLHS 1999
Còn chính sách hình sự trong tố tụng hình sự đối với NCTN là bị can, bịcáo chủ yếu là những quy định nhằm bảo đảm một cách tốt nhất quyền bàochữa cho đối tượng này, hạn chế một cách tối đa việc áp dụng những biệnpháp cưỡng chế, hạn chế một cách thấp nhất những tác động không thể tránhkhỏi về tâm lý đối với bị can, bị cáo là NCTN do hoạt động tố tụng hình sựgây ra, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc làm rõ những nguyênnhân điều kiện phạm tội của họ để Tòa án có thể xét xử và tuyên bản án có tácđộng tích cực nhất đến tâm lý của đối tượng này Vì thế, trong tất cả các hoạtđộng điều tra, truy tố, xét xử đối với bị can, bị cáo chưa thành niên, các cơquan tiến hành tố tụng phải xem xét một cách khách quan toàn diện và đầy đủ
để xác định các yếu tố có liên quan đến việc thực hiện tội phạm của họ như:khả năng nhận thức về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,những nguyên nhân và điều kiện phạm tội
Nhìn chung, chính sách hình sự của Nhà nước Việt Nam đã thấm nhuầntinh thần nhân đạo, coi trọng vai trò giáo dục, giúp đỡ NCTN bảo vệ quyền và
Trang 16lợi ích của mình Pháp luật đã có những quy định tiến bộ, bao trùm từ giaiđoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đến việc áp dụng các biện pháp cótính chất phòng ngừa Đó là việc khuyến khích áp dụng rộng rãi chế địnhmiễn TNHS, miễn hình phạt đối với NCTNPT.
Tóm lại, từ những quy định của BLHS và BLTTHS Việt Nam cho thấychính sách pháp luật Hình sự của nước ta đối với bị can, bị cáo là NCTN thểhiện tính nhân đạo rõ nét, quy định theo hướng bảo vệ tốt nhất các quyền vàlợi ích hợp pháp của NCTN, về mức độ TNHS của bị can, bị cáo chưa thànhniên giảm nhẹ hơn so với bị can, bị cáo thành niên
Như vậy, những quy định trong pháp luật Hình sự và Tố tụng hình sựViệt Nam không chỉ thống nhất với hệ thống văn bản pháp luật trong nước màcòn phù hợp với các văn bản pháp luật quốc tế mà Nhà nước ta đã tham gia,
ký kết, tạo ra một hành lang pháp lý an toàn để bảo vệ quyền lợi và sự pháttriển của NCTN trong trường hợp họ là người phạm tội
1.1.4 Đặc điểm của thủ tục Tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội.
a – Đối tượng chứng minh và người tiến hành Tố tụng đối với vụ án người chưa thành niên phạm tội.
•Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự đối với NCTNPT:
Đối với vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là NCTN ngoài việc chứng minhnhững vấn đề có tính chất bắt buộc được quy định tại Điều 63 BLTTHS vàcác tình tiết khác cần thiết cho việc giải đúng đắn vụ án, các cơ quan tiếnhành Tố tụng còn phải chứng minh những tình tiết sau:
- Tuổi, trình độ phát triển về thể chất, mức độ nhận thức về hành vi phạmtội của NCTN;
- Điều kiện sinh sống và giáo dục;
- Nguyên nhân và điều kiện phạm tội
Những trường hợp bị can, bị cáo là NCTN, khi tiến hành điều tra, truy
tố, xét xử cần xác định rõ tuổi, trình độ phát triển về thể chất, tinh thần của
Trang 17NCTNPT, yêu cầu này nhằm xác định rõ độ lỗi cũng như tính nguy hiểm củahành vi mà NCTN thực hiện Vì vậy, trong quá trình tiến hành Tố tụng cầnlàm rõ các đặc điểm tính cách của NCTN, năng lực nhận thức, năng khiếu,thói quen, tình trạng sức khỏe, tinh thần… làm cơ sở cho việc đánh giá, xácđịnh trách nhiệm của NCTNPT.
Việc xác định điều kiện sống, môi trường giáo dục của NCTNPT là cơ
sở xác định chính xác hơn về mức độ trách nhiệm; xác định nguyên nhân vàđiều kiện phạm tội là nhằm đề ra những biện pháp xử lý phù hợp đồng thờiyêu cầu cơ quan hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết kịp thời khắc phụcnhững sơ hở thiếu sót, những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm
Trong tiến hành Tố tụng, các cơ quan và người tiến hành Tố tụng cầnphải xác định có hay không người đã thành niên xúi giục NCTN Điều đó có ýnghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhệm của NCTNPT Tình tiết xúigiục từ phía người đã thành niên là một trong những tình tiết giảm nhẹ tráchnhiệm hình sự, ngoài ra xác định rõ vấn đề này còn giúp cho cơ quan tiếnhành Tố tụng mở rộng vụ án, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, xử lý vụ ánhình sự được đúng đắn
•Đặc điểm về người tiến hành tố tụng:
Do đặc điểm của lứa tuổi chưa thành niên, không thể giống với ngườithành niên, vì vậy trong quá trình Tố tụng đối với NCTN không thể máymóc áp dụng những suy luận như người đã thành niên Mặt khác để hiểuhết, giúp đỡ NCTNPT thì cần phải có những hiểu biết về họ Do vậy,BLTTHS quy định điều tra viên, kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành Tốtụng đối với NCTNPT phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm
lý học, khoa học giáo dục cũng như hoạt động đấu tranh phòng, chống tộiphạm của NCTN Hội thẩm nhân dân tiến hành xét xử các vụ án mà bịcan, bị cáo là NCTN cũng cần phải là những người có kiến thức, kinhnghiệm nhất định trong công tác giáo dục NCTN (giáo viên, cán bộ Đoànthanh niên…)
Trang 18b – Biện pháp ngăn chặn, người bào chữa và sự tham gia của gia đình, nhà trường, xã hội đối với vụ án người chưa thành niên phạm tội.
•Biện pháp ngăn chặn đối với NCTNPT:
Đối với NCTN, việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam ngoàinhững quy định chung về việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam tạicác Điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 BLTTHS, các biện pháp bắt, tạm giữ, tạmgiam chỉ được áp dụng đối với NCTNPT tùy thuộc vào lứa tuổi và theo tínhchất nghiêm trọng của hành vi phạm tội; đồng thời trước khi quyết định bắt,tạm giữ, tạm giam cơ quan tiến hành Tố tụng và người tiến hành Tố tụng phảixem xét kỹ việc cần thiết áp dụng biện pháp đó, về khả năng thay thế bằngcác biện pháp khác như giao cho gia đình giám sát
Đối với người đủ 14 đến dưới 16 tuổi, chỉ có thể bị bắt, tạm giữ, tạmgiam nếu có đủ căn cứ quy định tại các Điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120BLTTHS, nhưng chỉ trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ýhoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
Đối với người đủ 16 đến dưới 18 tuổi, chỉ có thể bị bắt, tạm giữ, tạmgiam nếu có đủ căn cứ quy định tại các Điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120BLTTHS, nhưng chỉ trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý,phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
Việc bắt NCTN chỉ được tiến hành vào ban ngày trừ trường hợp khôngthể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản; không được giữ, giamchung NCTN với người thành niên Cơ quan đã ra lệnh bắt, giữ, giam NCTNphải thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khibắt, tạm giữ, tạm giam; nếu xét thấy không cần thiết phải áp dụng biện pháptạm giữ, tạm giam NCTN phải trả tự do ngay cho họ hoặc thay thế bằng biệnpháp ngăn chặn khác
•Người bào chữa của vụ án NCTNPT:
Đối với vụ án mà người phạm tội là NCTN, việc đảm bảo người bàochữa cho họ là bắt buộc Người bào chữa cho NCTN do người đại diện hợp
Trang 19pháp của họ lựa chọn Trong trường hợp bị can, bị cáo hoặc người đại diệncủa họ không lựa chọn người bào chữa, Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa
án yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho
họ Nếu bị can, bị cáo không đồng ý với người mà Văn phòng luật sư cử, họhoặc người đại diện hợp pháp của họ có thể lựa chọn người bào chữa kháchoặc người đại diện hợp pháp của họ tự mình bào chữa cho bị can, bị cáo
•Việc tham gia của gia đình, nhà trường, xã hội đối với vụ án NCTNPT:Xuất phát từ đặc điểm nhân thân, tâm lý và đặc điểm xã hội của NCTN,việc xử lý đòi hỏi phải đảm bảo mục đích giáo dục là chính, hạn chế tối đaảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý NCTN Do vậy BLTTHS quy định:
- Đại diện gia đình người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; thầy giáo, cô giáo,đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chứckhác nơi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo học tập, lao động và sinh sống cóquyền và nghĩa vụ tham gia Tố tụng theo quyết định của Cơ quan Điều tra,Viện Kiểm sát, Tòa án
- Trong trường hợp người bị tạm giữ, bị can là người từ đủ 14 đến dưới
16 tuổi hoặc là NCTN có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trongcác trường hợp cần thiết khác, việc lấy lời khai, hỏi cung những người nàyphải có mặt đại diện của gia đình, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắngmặt mà không có lý do chính đáng Đại diện gia đình có thể hỏi người bị tạmgiữ, bị can nếu được điều tra viên đồng ý; được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêucầu, khiếu nại; đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra
- Tại phiên tòa xét xử bị cáo là NCTN phải có mặt đại diện của gia đình
bị cáo, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý dochính đáng, đại diện của nhà trường, tổ chức
Đại diện của gia đình bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức tham giaphiên tòa có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi ngườitiến hành Tố tụng; tham gia tranh luận; khiếu nại các hành vi Tố tụng củanhững người có thẩm quyền tiến hành Tố tụng và các quyết định của Tòa án
Trang 20c – Xét xử và chấp hành hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
•Xét xử đối với NCTNPT:
Thành phần của hội đồng xét xử đối với vụ án bị can, bị cáo là NCTNbắt buộc phải có một hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh Quy định này là nhằm đảm bảo trong Hội đồng xét xử có ítnhất một thành viên có hiểu biết về tâm lý và có kinh nghiệm trong việc giáodục NCTN
Việc xét xử đối với bị cáo là NCTN cần chú ý những yếu tố có ảnhhưởng đến tương lai của NCTN, ngoài những quy định chung trong trườnghợp cần thiết Tòa án có thể xét xử kín vụ án Khi xét thấy không cần thiếtphải áp dụng hình phạt Tòa án có thể áp dụng một trong các biện pháp tưpháp như: giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng
•Chấp hành hình phạt đối với NCTNPT:
Trường hợp NCTNPT chấp hành hình phạt tù phải được giam giữ riêng,không được giam giữ chung với người thành niên Trong thời gian chấp hànhhình phạt tù họ phải được học văn hóa, học nghề Việc quy định này có ý nghĩarất quan trọng, vì trình độ văn hóa và nghề nghiệp là điều kiện cần thiết chotương lai của NCTN Khi NCTN đã đủ 18 tuổi mà họ vẫn phải tiếp tục chấphành hình phạt tù thì phải chuyển sang chế độ giam giữ của người thành niên.Trường hợp NCTNPT đã chấp hành xong hình phạt tù Ban Giám thị trạigiam phải phối hợp với chính quyền và tổ chức xã hội ở xã, phường, thị trấn
để giúp họ trở về sống bình thường trong xã hội
NCTN bị kết án có thể được chấm dứt việc chấp hành biện pháp tư pháphoặc miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 70 hoặc Điều 76 BLHS.Điều 70 BLHS quy định, nếu người phải giáo dục tại phường, xã, thị trấnhoặc người được đưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thờihạn do Tòa án quyết định và có nhiều tiến bộ, theo đề nghị của cơ quan, tổchức nhà trường được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể
Trang 21quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc thời hạn ởtrường giáo dưỡng.
Đối với NCTN để được chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thịtrấn hoặc thời hạn ở trường giáo dưỡng là đã chấp hành được một nửa thờihạn và có nhiều tiến bộ
NCTN bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặcmắc bệnh hiểm nghèo thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hànhhình phạt còn lại
NCTN bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khókhăn, kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập cônglớn theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết địnhgiảm hoặc miễn chấp hành hình phạt tiền còn lại
1.2 Một số vấn đề về xử lí chuyển hướng người chưa thành niên phạm tội.
1.2.1 Khái niệm xử lí chuyển hướng người chưa thành niên phạm tội.
Xử lý chuyển hướng là một khái niệm mới xuất hiện vào khoảng từ cuốiđến giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX Khái niệm này ra đời sau khi có một loạtnghiên cứu cho thấy, những biện pháp can thiệp chính thức của hệ thống tưpháp đối với các hành vi vi phạm pháp luật của NCTN đã gắn án tích lên họ,gây ra sự miệt thị của xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến sự trưởng thành vàtương lai của NCTN Các nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, những biện pháp
xử lý tư pháp chính thống thường làm cho NCTN lún sâu hơn vào con đườnglầm lỗi vì bị phân biệt đối xử Các kết quả nghiên cứu đã làm nảy sinh ýtưởng là cần phải tránh áp dụng các biện pháp xử lý chính thức đối vớiNCTNPT bằng cách khuyến khích các cán bộ tư pháp chuyển NCTN từ hệthống tư pháp chính thức sang các chương trình giải quyết tranh chấp dựa vàocộng đồng, các dịch vụ hỗ trợ hoặc các chương trình giáo dục tại cộng đồng
Xử lý chuyển hướng là một quá trình thay thế nhằm xử lý các vi phạmcủa người chưa thành niên bằng các biện pháp không chính thức nằm ngoài
Trang 22hệ thống tư pháp chính thống Thuật ngữ này chỉ việc chuyển hướng hoặc đưamột NCTNPT ra ngoài hệ thống tư pháp chính thống để áp dụng biện pháp xử
lý thay thế ở cộng đồng Xử lý chuyển hướng do cơ quan tiến hành tố tụng ápdụng vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình tố tụng khi thấy cần thiết.Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, việc áp dụng xử lý chuyểnhướng đối với NCTNPT có những điểm ưu việt nổi trội so với việc áp dụngcác chế tài chính thức truyền thống từ xưa đến nay
Thứ nhất, xử lý chuyển hướng tạo cơ hội cho NCTNPT nhìn nhận lại và
chịu trách nhiệm đối với những hành vi vi phạm mà mình đã thực hiện màkhông để lại án tích cho các em Và vì thế giúp ngăn ngừa sự miệt thị của xãhội đối với NCTNPT cũng như các hậu quả bất lợi của việc bị đưa ra xử lýtheo hệ thống tư pháp hình sự
Thứ hai, cho phép các cán bộ tư pháp xử lý vụ việc một cách nhanh
chóng và buộc NCTNPT phải chịu những hình thức kỷ luật tức thì đối vớihành vi phạm pháp của mình Điều này làm giảm số lượng các vi phạm nhỏ
và ít nghiêm trọng hiện đang gây ra tình trạng tồn đọng, tắc nghẽn trong hệthống tư pháp chính thống và cho phép tập trung nguồn lực vào những người
vi phạm nhiều lần và có nguy cơ cao
Thứ ba, xử lý chuyển hướng không nhằm đến việc áp dụng các chế tài có
tính chất trừng phạt người vi phạm pháp luật mà chú trọng việc hoà giải và khắcphục thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của NCTN gây ra, qua đó, khuyếnkhích NCTNPT tự ý thức được và tự chịu trách nhiệm giải thích về những thiệthại đã gây ra Với các mục tiêu và cách thức như vậy, xử lý chuyển hướng thúcđẩy một cách tích cực việc tái hoà nhập của NCTNPT vào gia đình và cộng đồng
Thứ tư, các chương trình xử lý chuyển hướng tạo ra cơ hội cho người bị
hại và cộng đồng tham gia vào lựa chọn một biện pháp xử lý thích hợp đốivới hành vi vi phạm pháp luật của NCTN để giảm thiểu nguyên nhân và nguy
cơ VPPL, vì thế sẽ mang tính hiệu quả cao hơn so với việc xử lý bằng hệthống tư pháp chính thức
Trang 231.2.2 Những quy định của pháp luật về xử lý chuyển hướng người chưa thành niên phạm tội.
a – Pháp luật một số nước trên thế giới về xử lý chuyển hướng người chưa thành niên phạm tội.
NCTNPT là một hiện tượng, một thực tế tồn tại ở tất cả các quốc giatrên thế giới Mỗi quốc gia đều giải quyết vấn đề NCTNPT theo nhữngmức độ, cách thức khác nhau tuỳ thuộc vào những điều kiện, tập quán,pháp luật của mỗi nước
Một hoạt động mà các nước trên toàn cầu đang nỗ lực thực hiện là tìmmọi cách bảo đảm hệ thống tư pháp NCTN tuân thủ theo đúng luật quốc tế vềquyền con người Kể từ năm 1989, với tốc độ ngày càng cao, các nước trênthế giới đã và đang đưa những nguyên tắc quốc tế vào các luật và chính sáchquốc gia Đã có nhiều văn bản quốc tế về quyền con người của trẻ em, củaNCTN ra đời trong hơn nửa thế kỷ qua Đồng thời, việc tăng cường bảo vệcác quyền của trẻ em cũng là một khía cạnh quan trọng trong hoạt động củacác cơ quan và chương trình của Liên Hợp Quốc
Dựa trên những quy định của luật pháp quốc tế về NCTN, các quốc giatrên thế giới đã đưa ra các quy định về NCTN nói chung, NCTNPT nói riêng,các chế tài xử lý NCTNPT phù hợp với điều kiện kinh tế- văn hoá – xã hội,phong tục, tập quán, pháp luật của mỗi nước Chẳng hạn như :
•Ở Thái Lan:
Ngày 28-1-1952, Thái Lan đã thành lập Toà án NCTN trung ương Mụcđích của việc thành lập Toà án này là dành cho trẻ em và những NCTN dưới 18tuổi một biện pháp xử lý đặc biệt khi họ vi phạm pháp luật hình sự Tuy nhiên,thẩm quyền của Toà án NCTN còn được phép giải quyết một số trường hợptranh chấp gia đình liên quan tới hạnh phúc và lợi ích của trẻ em và NCTN.Theo Điều 72 BLHS Thái Lan, thì một đứa trẻ chưa đến 7 tuổi cũng bị
áp dụng hình phạt vì những tội đã được pháp luật quy định Trẻ em từ 7 đến
14 tuổi nếu phạm tội cũng bị xét xử và có thể chịu hình phạt tù nhưng Toà án
Trang 24sẽ quyết định biện pháp xử lý đặc biệt bằng cách đưa vào một trường cải tạohoặc gửi trẻ em đó cho một người hay một cơ quan nào mà Toà án thấy cókhả năng thích hợp với việc cải tạo, giáo dục trẻ em đó (Điều 74 BLHS TháiLan) NCTN từ 14 đến 17 tuổi có thể bị phạt và được hưởng hình phạt đặcbiệt Trong trường hợp ở độ tuổi này, trước khi xét xử, tuyên án, Toà án baogiờ cũng xem xét kỹ hoàn cảnh, nhân thân và môi trường của người đó (Điều
75 BLHS Thái Lan) NCTN bị bắt phải được đưa ngay tới trại giam giữ trongvòng 24 giờ và trong vòng 30 ngày tạm giữ, công tố viên phải hoàn thành thủtục và đưa ra xét xử tại Toà án NCTN (Điều 50 và 51 Luật tổ chức Toà ánNCTN và gia đình 1991) Trong quá trình giam giữ NCTN vẫn được chămsóc và bảo vệ tốt Hội đồng xét xử NCTNPT gồm 2 thẩm phán chuyênnghiệp, 2 hội thẩm nhân dân và bắt buộc một trong hai hội thẩm phải có 1 là
nữ Phiên toà xét xử người chưa thành niên phải được xử kín, trong đó phải cómặt người bào chữa, cha mẹ hoặc người giám hộ Thủ tục tố tụng của Toà ánNCTN cũng đòi hỏi phải có cán bộ chuyên sâu hơn như các nhà tâm lý, y tế,giám sát, công tác xã hội Mục đích tố tụng với NCTN là tạo cho họ một cơhội để sửa chữa, thay đổi hành vi và mong muốn sau cùng là giúp họ trởthành những công dân tốt cho xã hội chứ không nhằm vào mục đích xử phạtNCTN như xử phạt người lớn
•Ở Nhật Bản:
Nhật Bản có Luật NCTN, nhưng phân toà NCTN của Toà án gia đìnhgiải quyết các vụ việc liên quan đến người dưới 20 tuổi Mục đích của LuậtNCTN là không trừng phạt những NCTNPT mà "giúp đỡ cho họ phát triểntốt, tiến hành những biện pháp bảo vệ để thay đổi tính cách của NCTNPT vàtạo ra một môi trường giáo dục để điều chỉnh NCTN đã trót mắc phải sailầm" BLTTHS của Nhật Bản quy định việc điều tra thuộc chức năng củacảnh sát và cơ quan công tố Nếu Toà án xét thấy cần có biện pháp chăm sóc,bảo vệ thì thẩm phán ra quyết định đưa bị can, bị cáo vào trại giam chờ ngàyxét xử Thời hạn tạm giam không quá 4 tuần Trong thời gian 4 tuần, Toà án
Trang 25phải hoàn tất những thủ tục cần thiết để đưa ra xét xử ở Nhật Bản không cóthủ tục riêng cho việc truy tố và xét xử NCTN Theo Luật NCTN, thì công tốviên không có quyền tham gia xét xử tại các Toà án gia đình Tuy nhiên, thẩmphán có thể cho phép công tố viên tham dự và khi cần thiết có thể yêu cầucông tố viên tiến hành điều tra thêm.
Luật NCTN của Nhật Bản cho phép NCTN khi bị đưa ra xét xử tạiToà án gia đình được có một hoặc hai người đại diện Người đại diệnkhông phải là luật sư bào chữa như trong phiên toà xét xử người đã thànhniên Người đại diện này không nhất thiết phải là luật sư, có thể là giáoviên hoặc người làm công tác xã hội Luật không quy định chi tiết cácbước tiếp theo cần tiến hành như thế nào mà chỉ đưa ra chung chung rằngToà án gia đình phải tiến hành xét xử trên cơ sở "chân tình, có lợi" choNCTN và "cần có mọi cố gắng để bảo vệ cho được những thuộc tính caođẹp nhất của NCTN và để cho NCTN có niềm tin" và việc xét xử cần tiếnhành công khai
Trang 26Mục tiêu chung của các chế tài thay thế là tăng cường hệ thống giáodục và hệ thống quản lý xét xử NCTN mà hệ thống này sẽ giúp cho các
em hạn chế được tái phạm Một mặt các chế tài thay thế hạn chế đượcviệc áp dụng những chế tài truyền thống Bởi lẽ, việc bỏ tù hay tống giamkhông đem lại sự thay đổi hành vi của NCTN theo hướng tốt nếu khôngmuốn nói là có tác động ngược lại do sự tách biệt tạm thời môi trường tốtcủa gia đình, nhà trường và xã hội Mặt khác, chế tài thay thế còn góp mộtphần tích cực vào hệ thống giáo dục cải tạo đối với NCTN bởi nhữngnguyên tắc cụ thể đã được chú trọng tới trong quá trình giáo dục cải tạocủa từng đối tượng vi phạm Chính bản thân NCTN, về nguyên tắc phảichịu trách nhiệm cá nhân đối với những hành vi của mình và cũng chính
họ phải thực hiện những nhiệm vụ cụ thể đem lại lợi ích không chỉ choriêng mình mà còn mang lại lợi ích cho người khác Các thủ tục hình sựchỉ được phép tiến hành áp dụng khi không còn cơ hội nào để có thể ápdụng chế tài thay thế Các chế tài thay thế có thể áp dụng thay thế cho tất
cả các loại tội phạm do NCTN gây ra và có thể áp dụng với bất cứ đốitượng NCTN nào vi phạm (từ vi phạm lần đầu hay tái phạm cho đến tộiphạm là nam hay nữ )
Như vậy có thể thấy rằng, ở mỗi quốc gia, tuỳ thuộc vào sự phát triểnkinh tế - xã hội, lịch sử lập pháp, truyền thống và các yếu tố về tâm - sinh lýcủa con người, cũng như về tình hình phạm tội và yêu cầu đấu tranh phòng,chống tội phạm ở NCTN mà có những quy định về độ tuổi, mức độ chịuTNHS, thủ tục, cách thức xử lý hành vi phạm tội của NCTN khác nhau.Song không thể phủ nhận một điều, đó là mục đích xem xét, xử lý hành viphạm tội của NCTN nhằm tạo điều kiện tốt nhất để NCTN sửa chữa sai lầm,phấn đấu trở thành người có đức, có tài giúp ích cho xã hội Pháp luật của cácnước đều hướng tới bảo vệ quyền con người của NCTN từ mọi góc độ
b – Quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý chuyển hướng người chưa thành niên phạm tội.
Trang 27Việt Nam có hai hệ thống chính thức xử lý các hành vi VPPL nói chung
và vi phạm của NCTN nói riêng, đó là hệ thống tư pháp hình sự và hệ thống
xử lý vi phạm hành chính
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định một số biện pháp xử lý khôngchính thức đối với NCTN VPPL, chẳng hạn như hòa giải, giao cho gia đình,nhà trường hoặc tổ chức xã hội quản lý, giáo dục, giám sát
Pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định về khái niệm “xử lýchuyển hướng” cũng như chưa có khuôn khổ pháp lý rõ ràng để áp dụng xử lýchuyển hướng đối với NCTN VPPL Tuy nhiên, đã có quy định một sốnguyên tắc chung về xử lý NCTN VPPL là cơ sở pháp lý để có thể áp dụngcác biện pháp xử lý chuyển hướng đối với NCTN VPPL Cụ thể, các nguyêntắc chung như sau:
- Khoản 1 Điều 5 Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em năm 2004 quyđịnh: “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình,nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân Trong mọi hoạt động của cơ quan,
tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phảiđược quan tâm hàng đầu”
- Điều 36 Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em năm 2004 cũng nêu rõ:
“Việc xử lý trẻ em có hành vi VPPL chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ để trẻ
em nhận thấy sai lầm, sửa chữa sai lầm và tiến bộ”
- Khoản 1 Điều 58 Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em năm 2004 quyđịnh: “Trẻ em VPPL được gia đình, nhà trường và xã hội giáo dục, giúp đỡ đểsửa chữa sai lầm, có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quy tắc của đời sống
xã hội và sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội Việc tổ chứcgiáo dục trẻ em VPPL chủ yếu được thực hiện tại cộng đồng hoặc đưa vàotrường giáo dưỡng”
- Khoản 1 Điều 68 BLHS quy định: “Việc xử lý NCTNPT chủ yếu nhằmgiáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành côngdân có ích cho xã hội”
Trang 28- Khoản 3 Điều 69 BLHS năm 1999 quy định: “Việc truy cứu TNHSNCTNPT và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trườnghợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào nhữngđặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm”.
Đặc biệt, Khoản 2 Điều 69 BLHS quy định: “NCTNPT có thể được miễnTNHS, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hạikhông lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chứcnhận giám sát, giáo dục” Đây là một trong những nguyên tắc xử lý đối vớiNCTNPT, tạo cơ sở pháp lý để cho các cơ quan áp dụng pháp luật có thể ápdụng xử lý chuyển hướng đối với NCTNPT từ hệ thống xử lý hình sự sang xử
lý bằng các biện pháp không chính thức, đó là giao cho gia đình, cơ quan, tổchức giám sát, giáo dục, trong trường hợp hành vi phạm tội của NCTN ítnghiêm trọng hoặc nghiêm trọng nhưng gây hại không lớn và có nhiều tìnhtiết giảm nhẹ
Trang 29CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN VÀ THỰC TRẠNG XỬ LÝ CHUYỂN HƯỚNG
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI.
2.1 Thực trạng người chưa thành niên phạm tội.
Vấn đề NCTN VPPL và phạm tội đã và đang được tất cả các nhà nướctrên thế giới quan tâm, lo lắng Liên hợp quốc đã ban hành một số Công ước,Quy tắc liên quan đến công tác phòng chống VPPL của NCTN; các cơ quancủa tổ chức lớn nhất hành tinh này cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo cótính chất toàn cầu và khu vực để bàn về vấn đề này
Ở nước ta, công tác đấu tranh phòng chống VPPL và phạm tội củaNCTN thuộc về trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, tổ chức vàtoàn thể nhân dân Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã banhành nhiều chủ trương, chính sách và pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triểntoàn diện của trẻ em và NCTN Chính phủ, các Bộ, ban, ngành và chínhquyền các cấp đã đề ra nhiều chương trình, kế hoạch cũng như áp dụngnhiều biện pháp để tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội, đấutranh phòng và chống VPPL nói chung trong đó có VPPL của NCTN nóiriêng Tuy nhiên, tình hình NCTN VPPL và phạm tội ở nước ta hiện nayvẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp Đặc biệt có một bộ phậnthanh thiếu niên đã tham gia vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, phạmtội có sử dụng bạo lực với tính chất côn đồ hung hãn; thực hiện các hành vigiết người, cướp của, chống người thi hành công vụ, bảo kê, đâm thuê,chém mướn gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, số vụ án, bị cáo là NCTNtrong 5 năm (từ năm 2007 đến 2011), như sau:
- Năm 2007 có 3.845 vụ án, với 5.466 bị cáo, trong đó đã xét xử 3.357
vụ án, với 4.707 bị cáo
- Năm 2008 có 3.161 vụ án, với 4.555 bị cáo, trong đó đã xét xử 2.744
vụ án, với 3.900 bị cáo
Trang 30- Năm 2009 có 2.953 vụ án, với 4.055 bị cáo, trong đó đã xét xử 2.722
Như vậy, tính trung bình trên cả nước mỗi năm có 3.796 bị cáo là NCTN
bị đem ra xét xử Đây là một con số không hề nhỏ, chứng tỏ rằng tình hình tộiphạm do NCTN thực hiện trong những năm gần đây diễn ra rất đáng lo ngại.Chỉ nhìn vào số liệu thống kê như trên của Tòa án nhân dân tối cao ta có thểthấy số vụ án và số bị cáo là NCTN trong những năm gần đây có xu hướngngày càng giảm: Từ năm 2007 là 3.357 vụ án, 4.707 bị cáo bị đem ra xét xử,đến năm 2011 chỉ còn lại 2.355 vụ án, 3.243 bị cáo, giảm khoảng 30%
Tuy nhiên, con số thống kê trên đây vẫn chưa phản ánh được hết thực
tế diễn biến tình hình tội phạm của NCTN, bởi số tội phạm do các cơ quan
Trang 31bảo vệ pháp luật phát hiện, truy tố, xét xử còn có khoảng cách rất xa sovới tình hình tội phạm diễn ra trong thực tế cuộc sống Số liệu thống kêcủa một số cơ quan chức năng chỉ là số liệu những người phạm tội đã bịphát hiện, truy tố và xét xử, còn số tội phạm mà cơ quan bảo vệ pháp luậtchưa phát hiện thì đó chính là phần tội phạm ẩn, hay nhiều trường hợpNCTN thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa đủ tuổi chịu TNHS thìkhông được đưa vào thống kê tội phạm.
Về cơ cấu và tính chất của tội phạm, theo số liệu thống kê của Cục V26,
Bộ Công An về hành vi nổi trội của NCTNPT trong trường giáo dưỡng và trạigiam (Từ năm 2001 đến năm 2009) thì:
•Về cơ cấu tội phạm, thì hành vi VPPL hình sự của NCTN tập trungnhiều nhất vào các nhóm tội xâm phạm sở hữu; xâm phạm tính mạng, sứckhỏe, nhân phẩm và danh dự con người, một số tội xâm phạm an toàn côngcộng, trật tự công cộng
Biểu đồ 2: Cơ cấu tội danh của NCTN trong 5 năm vừa qua
Trang 32Trong đó tội danh trộm cắp tài sản chiếm 61%, gây rối trật tự công cộngchiếm 20,5%, cướp, cướp giật chiếm 4,8%, hiếp dâm chiếm 2,2%, cố ý gâythương tích chiếm 3,5%, cưỡng đoạt tài sản chiếm 2%, lừa đảo chiếm 1,4%,đặc biệt là giết người chiếm 0,55% trong tổng số tội phạm do người chưathành niên thực hiện.
•Về tính chất tội phạm, thì tội phạm do NCTN thực hiện có tính nguyhiểm cao, thể hiện ở tỉ lệ các tội trộm cắp, cướp, cướp giật, giết người Đặcbiệt, tính chất tội phạm nguy hiểm ngày càng gia tăng, đã được cụ thể hóatrong bảng số liệu ở Phụ lục 2 Đơn cử, dựa vào số liệu thể hiện của tội giếtngười: Năm 2001 là 0,31%, Năm 2003 là 0,32%, Năm 2005 là 0,44%, Năm
2007 là 0,7%, Năm 2009 là 0,95% Chỉ sau 8 năm tỉ lệ NCTNPT giết người
đã tăng hơn 300% - Đây là một con số hết sức báo động về tính chất nghiêmtrọng trong hành vi phạm tội của NCTN trong tình hình hiện nay
Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện sự biến đổi của một số tội danh của NCTN trong
giai đoạn 2001-2009
Lấy một vụ án làm điển hình: Trong thời gian vừa qua có 1 vụ án giếtngười, cướp tài sản làm chấn động dư luận đó là vụ án xảy ra tại tiệm vàngNgọc Bích (Phố Sàn, Xã Phương Sơn, Lục Nam, Bắc Giang), bị cáo Lê Văn