1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Vai trò của toàn cầu hóa

2 698 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 15,71 KB
File đính kèm Vai trò của toàn cầu hóa.rar (13 KB)

Nội dung

Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu trong nền kinh tế TK XXI, nắm bắt cơ hội này sẽ tạo bước tiến để các quốc gia, các doanh nghiệp mở rộng cơ hội, phát triển và có thêm nhiều thị trường mới. Vậy DN phải hiểu rõ vai trò của toàn cầu hóa là thế nào? Ảnh hưởng đến những mặt nào của xã hội, cơ hội và thách thức khi toàn cầu hóa với quốc gia mình và thị trường nhắm tới để có chiến lược tối ưu nhất...

Trang 1

Môn học: KINH DOANH QUỐC TẾ

Đề bài: Vai trò của toàn cầu hóa?

Bài làm Khía cạnh kinh tế

- Cả thế giới chuyển dần sang “đối thoại” trong mọi lĩnh vực, vì có sự ảnh hưởng của toàn

cầu hóa lên chính quốc mình, liên quan đến nhiều lĩnh vực, quốc gia

- Các tổ chức quốc gia sẽ mất dần quyền, quyền lực này sẽ chuyển về tay các tổ chức đa phương như WTO – Các tổ chức này có nhiều tiếng nhói và tầm ảnh hướng ngày càng cao

- Toàn cầu hóa cũng làm cho hiện tượng "chảy máu chất xám" diễn ra nhiều và dễ dàng hơn (nhờ tự do lưu chuyển lao động, nhân công, …), kéo theo biến tướng là nạn "săn đầu người"

=> Hai hiện tượng này đã góp phần gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, giữa từng khu vực riêng biệt trong một đất nước

Khía cạnh văn hoá, xã hội và ngôn ngữ

* Về văn hóa

- Tạo sự đa dạng cho các cá nhân do họ được tiếp xúc với các nền văn hoá và văn minh khác

nhau => Toàn cầu hoá giúp con người hiểu hơn về thế giới và những thách thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin, việc phổ thông hoá hoạt động du lịch, việc tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục và văn hoá

- Sự đồng nhất đối với các dân tộc do ảnh hướng các dòng chảy thương mại, văn hoá mạnh -Mang lại sự tự do cá nhân, cả khi điều đó đi cùng với sự đồng nhất hoá toàn cầu một cách

tương đối

* Về ngôn ngữ

- Khuynh hướng đồng nhất hoá việc dùng "tiếng Anh toàn cầu"=>để thuận tiện cho việc giao tiếp, trao đổi và làm việc Một số quốc gia đã đưa ngôn ngữ chung vào ngôn ngữ chính của đất nước như Malaysia, Indonesia, Singapo, …

- Đối với một số những người nói tiếng Anh, "tiếng Anh toàn cầu" là kết quả của chủ nghĩa

đế quốc về ngôn ngữ của nước họ Có thể dễ dàng cho rằng các nỗ lực hướng đến việc dạy tiếng Anh thay vì giảng dạy các thứ tiếng khác sẽ làm giảm chất lượng của các ngôn ngữ khác hay không (như tiếng Pháp lai Anh - franglais)

Khía cạnh chính trị

- Các dân tộc xích lại gần nhau hơn, do sinh hoạt thích ứng với nền sản xuất thì những sự cách biệt dân tộc và những sự đối lập giữa nhân dân các nước cũng ngày càng mất đi

- Tăng cường mối quan hệ giữa các công dân trên thế giới và tăng cơ hội cho từng người

Trang 2

- Thách thức mới: cần thiết lập một toàn cầu hoá dân chủ thể chế nào đó Kiểu toàn cầu hoá này dựa trên khái niệm "công dân thế giới”

* Vai trò toàn cầu hóa Việt Nam

- Cơ hội:

+ Phát triển về kinh tế, kỹ thuật, tăng cường giao lưu văn hóa, trí tuệ, chuyển giao công nghệ Đây là Cơ hội xây dựng cơ sở vật chất, học hỏi và tiếp thu khoa học công nghệ quốc tế + Tranh thủ các điều kiện quốc tế để khai thác tiềm năng nước nhà, phục vụ cho việc nâng cao đời sống nhân dân

+ Cơ hội để nguồn lực của nước ta khai thông giao lưu với thế giơí bên ngoài, tạo việc làm + Đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện hoà bình, chính trị-xã hội ổn định Đây là cơ hội rất quan trọng để tập trung phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại

- Thách thức:

+ Tăng khoảng cách giàu nghèo, nguy cơ bị “hòa tan”, mất đi bản sắc dân tộc, …

+ Thách thức với nền độc lập, xói mòn quyền lực nhà nước, dân tộc, …

+ Nguy cơ mất an toàn của các hoạt động đời sống: an ninh, KT-XH, văn hóa, môi trường

Hệ thống thông tin viễn thông toàn cầu hoá phát triển nhanh có thể gây tác động tiêu cức trực tiếp đến an ninh KT-XH văn hoá theo hướng gây rối loạn và làm lợi cho các thế lực bên ngoài Vấn đề là kiểm soát việc tự do hoá thông tin, truyền thông như thế nào để không từ bỏ lợi ích tận dụng khai thác nó mà vẫn hạn chế tối đa nguy cơ gây thiệt hại sảy ra

+Sự cạnh tranh, đặc biệt là cả các sản phẩm công nghiệp còn quá thấp do đó VN gặp nhiều khó khăn trong việc củng cố và phát triển các thị trường mới trong điều kiện nhiều nước đang phát triển cùng chọ chiến lược tăng cường hướng về xuất khẩu nên việt nam sẽ bị áp lực cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa; việc mở rộng thị trường nội địa theo AFTA, WTO có thể biến VN thành thị trường tiêu thụ sản phẩm nước ngoài Hàng hoá nước ngoài chất lượng cao lại được cắt giảm thuế, điều này khiến cho hàng hoá của các dnvvn bị cạnh tranh gay gắt + Do tri thức, trình độ kinh doanh của các DN còn thấp, cộng với hệ thống tài chính và ngân hàng còn yếu kém nên dễ bị tổn thương và bị thao túng nếu tự do hoá thị trường vốn sớm + Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, các quốc gia có tiềm lực mạnh có thể chứa đựng những yếu tố tiêu cực như muốn kìm hãm thậm chí gây sức ép buộc việt nam phải thay đổi định hướng, mục đích phát triển

Ngày đăng: 13/04/2017, 13:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w