1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÂM LÝ HỌC Y HỌC

378 3,2K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 378
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Sự pháttriển của tâm lý học cũng diễn ra trên hai bình diện: Một mặt tiếp tục phát triển về lý luận các hiện tượng tâm lý; Và một mặt khác, đi vào giải quyết nhữngvấn đề hoạt động thực t

Trang 1

TÂM LÝ HỌC Y HỌC

TÂM LÝ HỌC Y HỌC

Tác giả: PTS Nguyễn Văn Nhận PGS PTS Nguyễn Bá Dương CN-TL Nguyễn Sinh Phúc

LỜI NÓI ĐẦU

Chăm lo sức khoẻ con người là chăm lo cả sức khoẻ thể chất và sứckhoẻ tinh thần Đây là công việc vẻ vang nhưng rất nặng nề và phức tạp, đòihỏi phải sử dụng những thành tựu tiên tiến của rất nhiều ngành khoa họckhác nhau, trước hết là của y học và tâm lý học

Ngày nay, y học và tâm lý học đang phát triển rất mạnh mẽ Sự pháttriển của y học diễn ra theo hai khuynh hướng cơ bản: Một mặt đi sâu giảiquyết những vấn đề bệnh căn, bệnh sinh của bệnh: Và một mặt khác, tiếnhành điều trị, nâng cao sức khoẻ người bệnh một cách toàn diện Sự pháttriển của tâm lý học cũng diễn ra trên hai bình diện: Một mặt tiếp tục phát triển

về lý luận các hiện tượng tâm lý; Và một mặt khác, đi vào giải quyết nhữngvấn đề hoạt động thực tế của con ngươi, như tâm lý học trong thể thao, tâm lýhọc trong lao động, trong hôn nhân và gia đình… Một trong những sản phẩmchung của sự phát triển y học và tâm lý học là xuất hiện một môn khoa họcliên ngành - Tâm lý học y học

Trong cuốn sách này, chúng tôi muốn đề cập một cách đầy đủ, sâu sắcnhững vấn đề hết sức cơ bản của Tâm lý học y học ở nước ta, như tâm lýcon người khi bị bệnh, tâm lý thầy thuốc trong quá trình khám bệnh và chữabệnh, giao tiếp giữa thầy thuốc và bệnh nhân, chẩn đoán tâm lý trong lâmsàng, vấn đề stress và vệ sinh tâm lý, tâm lý liệu pháp v.v…

Hy vọng cuốn sách sẽ cung cấp cho đồng nghiệp và bạn đọc nhữngvấn đề bổ ích về lý luận và thực hành của Tâm lý học y học, tạo thêm cơ sở

Trang 2

khoa học để quá trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cả về thể chất và tâm lýcho con người ngày càng tốt hơn.

Các tác giả rất mong nhận được những đóng góp, phê bình của bạnđọc để cho cuốn sách ngày càng thêm hoàn thiện

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Tâm lý học y học cùng bạn đọc

Các tác giả

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÂM LÝ HỌC Y HỌC

Từ xa xưa người ta đã quan tâm đến vấn đề tâm lý người bệnh và tâm

lý người thầy thuốc Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của tâm lý học và

y học hiện đại mà nhiều ngành khoa học mới đã ra đời để nghiên cứu sâuthêm vấn đề này Trong số những khoa học đó có tâm lý học y học

Tâm lý học y học là khoa học nghiên cứu tâm lý người bệnh, tâm lýnhân viên y tế trong quá trình phòng và chữa bệnh Nó là khoa học cần thiếtcho tất cả các thầy thuốc ở các chuyên khoa và nhờ nó nên nhu cầu điều trịtoàn diện, nhu cầu không ngừng nâng cao cả sức khoẻ thể chất lẫn sức khoẻtâm lý của con người ngày càng được đáp ứng tốt hơn

1 CÁC QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ TÂM LÝ HỌC Y HỌC

1.1 Các quan niệm nguyên thuỷ

Trong một thời gian dài loài người có khuynh hướng cơ bản là giải thíchmột cách thần bí các hoạt động tâm lý và bệnh tâm thần Song bên cạnhnhững quan niệm thần bí là những quan niệm mang tính khoa học như:Alkmeon đã đề cập đến mối quan hệ giữa hiện tượng tâm lý và não; Hypocrat

đã nói tới yếu tố dịch thể trong mối quan hệ giữa tâm lý và cơ thể Nhữngquan niệm hết sức tiến bộ này đã trở thành một trong những cơ sở cho sự rađời của tâm lý y học sau này

1.2 Y học và tâm lý học thời trung cổ

Trang 3

Thế kỷ XVI, tại Italia, đã có một số quan niệm về bệnh tật thoát khỏi sựthần bí Mercurial cho rằng trầm cảm có thể do nguyên nhân thực thể hoặc dotổn thất tình cảm gây ra Platon là bác sỹ đầu tiên đề xuất cách phân loạibệnh tâm thần theo bệnh sinh và đã tính đến vai trò của các yếu tố di truyền,nội sinh, ngoại sinh trong cơ chế của bệnh.

Sang thế kỷ thứ XVII - thế kỷ của Descartes, được đặc trưng bởi sựxuất hiện khái niệm phản xạ - khuynh hướng duy vật trong triết học Gobx và

tư tưởng quyết định luận bắt đầu thâm nhập vào y học Van Gehmont đã đềcập đến vai trò của những sang chấn tâm lý trong sự phát sinh, phát triểnbệnh tâm thần và tác giả khuyên nên điều trị bằng cách ngâm bệnh nhân vàonước lạnh Doleboe - nhà giải phẫu học - đã nêu ra tiêu chuẩn của người bác

sỹ là phải biết điều trị bệnh tâm thần Tác giả đã thông báo nhiều bệnh nhânđược điều trị khỏi bằng những tác động đạo đức Lusitanua đã nói rằng,thuyết phục là một trong những phương pháp điều trị bệnh nhân tâm thần cóhiệu quả Giakhiax đã đề cập đến bệnh tâm thần trong hình luật và giám định

Thế kỷ XVIII, Pinel - nhà cải cách phương pháp điều trị bệnh tâm thần

vĩ đại người Pháp - đã cho rằng người lãnh đạo bệnh viện tâm thần phải làmột bác sỹ, một nhà tâm lý, nhà quản lý hành chính và ông là người đầu tiên

đã giải phóng bệnh nhân tâm thần khỏi xiềng xích

1.3 Tâm lý y học thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX

Đến thế kỷ XIX, nhiều tác phẩm đặt nền móng cho tâm lý y học với tưcách là một khoa học độc lập đã xuất hiện Năm 1818, Reie - một bác sỹ, mộtnhà giải phẫu học - đã viết cuốn “Cuồng tưởng và phương pháp tâm lý trongđiều trị những sang chấn tâm lý” Tác phẩm này đã chỉ ra ý nghĩa cơ bản củatâm lý y học là sử dụng liệu pháp tâm lý tích cực

Trong thòi kỳ này đã nẩy sinh sự đấu tranh gay gắt giữa hai trường pháiduy tâm và duy vật máy móc trong tâm lý y học Đại biểu của trường phái duytâm là Heinroth và Ideler, đã coi thường yếu tố cơ thể trong các bệnh tâmthần và cho rằng, bệnh tâm thần là hậu quả của cuộc “đấu tranh dục vọng”.Đại diện cho trường phái duy vật là Jacobi - Gnisinger, đã khẳng định rằng

Trang 4

tâm thần học là một bộ phận thống nhất của y học và coi não là cơ quan củatâm lý

Giữa thế kỷ XIX, Lotze đã viết cuốn “Tâm lý học y học” Đến giữanhững năm 70, Tuhe viết cuốn “Y học tâm lý” Tuy những cuốn sách này cógiá trị đối với các nhà tâm thần học nhiều hơn, song tên của chúng cũng đãnhắc người đọc hãy quan tâm hơn đến tâm lý học y học

Sang thế kỷ XX, đã có nhiều chuyện để nói rõ hơn về đối tượng củatâm lý y học Trong cuốn “Tâm lý học y học”, Janet đã tổng kết kinh nghiệmlâm sàng của mình về tâm lý liệu pháp Trong thời kỳ này đã xuất hiện nhiềuhọc thuyết tâm lý mới có liên quan đến tâm lý y học như: Phân tâm học củaFreud (sau đó, nhà thần kinh học người Úc là Schilder đã viết cuốn “Tâm lýhọc y học” theo quan điểm phân tích tâm lý này); học thuyết y học tâm thần -thực thể của Alexander; học thuyết thể tạng - sinh vật trong tâm thần học vàtâm lý học của Kretschner… Nhìn chung, các trường phái này chưa thấy hếtvai trò của yếu tố xã hội trong tâm lý, trong nhân cách con người

1.4 Sự hình thành tâm lý y học duy vật

Quan điểm về sự thống nhất giữa tâm lý và thực thể chính là quan điểmcủa học thuyết thần kinh chủ đạo trong khoa học I.M.Xetrenop sau khi vậndụng nguyên lý phản xạ vào hoạt động của não người đã đặt tiền đề cho sựhình thành học thuyết phản xạ trong hoạt động tâm lý Ông đã viết: “Mọi hànhđộng có ý thức và vô thức, xét về nguồn gốc nảy sinh, đều là phản xạ”

I.P.Pavlop đã phát triển quan điểm của Xetrenop và đề ra phương phápphản xạ có điều kiện Với phương pháp này, ông đã tìm ra quy luật cơ bản và

cơ chế hoạt động của não, khám phá ra vai trò của hệ thống tín hiệu thứ nhất

và hệ thống tín hiệu thứ hai Pavlop cho rằng tâm lý là sự phản ánh các hiệntượng của thế giới nội tâm Ông yêu cầu tìm hiểu hoạt động của não về mặttâm lý và giải thích hoạt động đó về mặt sinh lý Học thuyết thần kinh chủ đạo

là học thuyết tâm lý - thần kinh chủ đạo Học thuyết này cũng khăng định vaitrò then chốt của ý thức trong hoạt động của con người

Trang 5

Việc phát hiện ra những vùng chức năng khu trú ở vỏ não, như trungkhu vận động ngôn ngữ (Broca), trung khu cảm giác ngôn ngữ (Wernik); việc

ra đời những học thuyết mất thực dụng, mất nhận thức và quan điểm sinh họclâm sàng đã góp phần chứng minh cho mối quan hệ mật thiết giữa tâm lý vànão Những công trình nghiên cứu về cấu trúc chất xám, về chức năng củanão đã chứng minh não là cơ sở của tâm lý

Cùng với sự ra đời của học thuyết hoạt động thần kinh cấp cao, sự xuấthiện của học thuyết vỏ não - nội tạng những khám phá về hệ thần kinh thựcvật (Langioy, Heso), về hệ thống chức năng dưới vỏ, về vai trò của thể lưới(Megoun, Moui)… đã đánh dấu sự tiếp cận ngày càng lớn giữa tâm lý học vàcác khoa học tự nhiên

Dựa vào học thuyết Mác - Lênin, chúng ta có thể nhận thức được đúngđắn hoạt động tâm lý của con người với tư cách là một nhân cách, một chủthể của nhận thức Theo Mác, nhân cách là sản phẩm của các quan hệ trong

xã hội loài người V.I.Lênin đã coi thế giới nội tâm là thế giới khách quanđược di chuyển vào não người và được biến đổi ở trong đó Rõ ràng là, tâm

lý học duy vật nghiên cứu hoạt động tâm lý con người “không chỉ với tư cách

là một khách thể mà còn là một chủ thể có ý thức” (V.I.Miaxcisep)

Từ khi tâm lý học có những bước tiến bộ như: các phòng thực nghiệmtâm lý ra đời; tâm lý học được đưa vào nghiên cứu và giảng dạy trong cáctrường đào tạo cán bộ y tế; sự phục hồi chức năng các tổn thương não docác nhà tâm lý học tiến hành có kết quả tốt… thì tâm lý y học lại càng trở nênquan trọng và là một bộ phận hữu cơ, không thể thiếu được của y học

1.5 Một số quan niệm phương Tây về tâm lý y học

Ở phương Tây, đặc biệt ở Mỹ tuy đã hình thành quan điểm thừa nhậncon người là tượng trưng cho sự thống nhất giữa cơ thể và tâm hồn, song họlại quá nhấn mạnh vai trò của các yếu tố tâm lý trong bệnh sinh của tất cả cácbệnh, kể cả bệnh chức năng lẫn bệnh thực thể Trong bất kỳ bệnh thực thểnào, họ cũng cho yếu tố tâm lý lên hàng đầu, giữ vai trò chủ đạo, nghĩa là họ

Trang 6

cho tâm lý độc lập với thực tế lịch sử - xã hội và tâm lý là nguyên nhân hàngđầu, là nền tảng cho mọi quá trình diễn ra trong cơ thể con người.

S.Freud là người có quan điểm duy tâm chủ quan đã chia nhân cáchcon người thành ba lớp: lớp dưới cùng là vô thức; lớp trên là ý thức và lớptrung gian ở giữa Lớp trung gian làm nhiệm vụ kiểm duyệt, như một hàng ràongăn cách giữa lớp trên và lớp dưới Lớp vô thức là nơi hội tụ các bản năng

có từ khi con người mới sinh ra và làm nhiệm vụ điều chỉnh toàn bộ đời sốngtâm lý con người Nó chất chứa năng lượng tâm lý của những bản năng bịdồn nén, bị lớp ý thức ở trên ngăn cản, không cho thực hiện, về sau, nhữngnăng lượng này chuyển thành bệnh tật, mê tín, chiến tranh…

Bệnh tật, theo các nhà tâm lý thực thể, là hậu quả của sự xung đột giữahai nguyên lý thoả mãn, hiện thực và đã được định sẵn trong tâm lý conngưòi Theo họ, tình trạng lo sợ, phẫn nộ, bị kiềm chế được biểu hiện trongbệnh tim, bệnh ngoài da; nỗi buồn nhớ mẹ được biểu hiện trong hen phếquản; xúc cảm cấp thấp được biểu hiện trong bệnh ỉa chảy; tính hà tiện, bủnxỉn, lệ thuộc biểu hiện trong bệnh dạ dày, đường ruột… Các nhà tâm lý thựcthể còn cho rằng, phù hợp với mỗi loại nhân cách là một loại bệnh Ví dụ,những người phản ứng quá mức với ngoại cảnh hay bị bệnh loét dạ dày, đauthắt ngực; những người phản ứng yếu, hay bị viêm đại tràng, viêm da, viêmkhớp; những người kiềm chế phản ứng, hay bị bệnh cao huyết áp, hen phếquản, cường tuyên giáp, đau nửa đầu; những người thích mạo hiểm, hay bịgẫy xương tứ chi; những người ham hiểu biết, hay bị tai nạn xe cộ và nhữngngười không muốn đẻ, hay bị bệnh ung thư, bệnh nội tiết…

Freud đã đề xuất phương pháp điều trị bằng phân tích tâm lý Theoông, khi phần vô thức đấu tranh với ý thức và lọt được qua tầng kiểm duyệtthì nó được biểu hiện dưới các dạng tượng trưng như viết nhầm, nói sai,hoặc được phản ánh trong các giấc mơ… Cho nên cần điều trị bệnh bằngcách giải thích giấc mơ, giải thích ngôn ngữ tượng trưng, giải thích các liêntưởng tự do, hoặc để bệnh nhân tự nói ra những ức chế, dồn nén của mìnhtrong giấc ngủ thôi miên… Theo các nhà tâm lý thực thể, đàm thoại với bệnh

Trang 7

nhân cũng có tác dụng điều trị, làm giảm căng thẳng, giải phóng phức hợpđộc hại khỏi ý thức và “trung hoà” chúng Phân tâm học của Freud mang tính

tư biện nhiều hơn là khoa học song hiện nay khuynh hướng này vẫn còn rấtthịnh hành ở nước ngoài và vẫn được phát triển song song các khuynhhướng duy tâm khác

2 ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC Y HỌC

2.1 Vị trí, đối tượng nghiên cứu của tâm lý y học

Tâm lý học y học vừa là bộ phận của y học, vừa là bộ phận của tâm lýhọc Về đối tượng nghiên cứu và vị trí của tâm lý học y học, cho đến nay vẫncòn nhiều ý kiến khác nhau Có thể tóm tắt những ý kiến khác nhau này thànhcác nhóm sau:

- Nhiệm vụ chủ yếu của tâm lý y học là cung cấp những tri thức tâm lýhọc đại cương và trên cơ sở đó, vận dụng vào y học Điều này là hoàn toàncần thiết, song thực tế, không phải ai cũng làm được như vậy

- Nội dung của tâm lý y học là phân tích về mặt tâm lý bản chất cácbệnh thần kinh (theo Ekpechiep) Nếu theo quan điểm này thì giới hạn củatâm lý y học rất hẹp, chỉ là môn học trong đào tạo những bác sỹ tâm thầnkinh

- Tâm lý y học chính là bệnh học tâm thần đại cương Nếu như vây, thìđối tượng của tâm lý y học là nghiên cứu các bệnh tâm thần và tâm lý y học là

- Ngoài những quan điểm trên, có tác giả còn quan niệm rộng hơn: tâm

lý y học bao gồm cả tâm lý học đại cương, tâm lý bệnh học và bệnh học tâmthần

Trang 8

Chúng tôi cho rằng, trước khi tìm hiểu những vấn đề cơ bản của tâm lý

y học, chúng ta cần phải hiểu được tâm lý là gì; những quy luật cơ bản nàochi phối các quá trình, trạng thái, thuộc tính tâm lý; cấu trúc nhân cách gồmnhững yếu tố nào… Nghĩa là phần mở đầu, làm cơ sở cho tâm lý y học phải

là những nét cơ bản của tâm lý học đại cương

Phần chủ yếu nhất của tâm lý y học là tâm lý học người bệnh, trước hết

là tâm lý học người bệnh thực thể (người bị các bệnh nội khoa, ngoại khoa,

da liễu v.v… và không bị rối loạn tâm thần) Đối tượng nghiên cứu của tâm lýhọc người bệnh là căn nguyên tâm lý của bệnh; hình ảnh lâm sàng bên trongcủa bệnh, ý thức bệnh; mối quan hệ tương hỗ giữa trạng thái tâm lý, nhâncách người bệnh và bệnh tật; mối quan hệ giữa tâm lý người bệnh và nhữngyếu tố tác động vật lý, xã hội của môi trường…

Quan hệ chặt chẽ với tâm lý học người bệnh là tâm lý học thầy thuốc.Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học thầy thuốc là những vấn đề về luân lý,đạo đức y học, những vấn đề về lao động nghề nghiệp, hoạt động giao tiếpcủa người thầy thuốc, những tác động độc hại của nghề y… Đặc biệt, tâm lýhọc thầy thuốc tập trung nghiên cứu về phẩm chất nhân cách người thầythuốc như năng lực hoạt động, các phẩm chất tâm lý, uy tín và những thiếusót… của người thầy thuốc

Ngoài ra, trong tâm lý học y học còn phát triển những bộ phận chuyên

đi sâu nghiên cứu những phần cụ thể của tâm lý người bệnh và tâm lý ngươinhân viên y tế, như đi sâu phân loại các rối loạn hoạt động tâm lý (tâm lý bệnhhọc), nghiên cứu tâm lý những bệnh nhân tổn thương não (tâm lý học thầnkinh); nghiên cứu các liệu pháp tâm lý; nghiên cứu tâm lý trong giám định;nghiên cứu về stress tâm lý và vệ sinh tâm lý…

Đúng là cho đến nay, những quan niệm về đối tượng, phạm vi nghiêncứu của tâm lý y học còn chưa được thống nhất, song những bộ phận cơ bảncủa nó ít nhiều cũng đã được hình thành Chúng ta đồng ý rằng, tâm lý y học

là khoa học nghiên cứu tâm lý người bệnh, tâm lý nhân viên y tế trong hoạt

Trang 9

động phòng và chữa bệnh, góp phần không ngừng nâng cao sức khoẻ thểchất, tâm lý cho con người.

Ngày nay, khi mà khoa học, công nghệ phát triển như vũ bão, khi mànền y học đang trên đà kỹ thuật hoá, thì sự cách ly giữa người bệnh và nhânviên y tế ngày càng thêm rộng Lúc này, tâm lý y học - bộ phận thực hành củatâm lý học vận dụng vào y học - càng trở nên quan trọng trong công tác đàotạo cán bộ y tế Một nền y học thực sự nhân đạo là nền y học đảm bảo chocán bộ y tế không chỉ có tri thức về thực thể người bệnh, mà còn có cả nhữngtri thức về nhân cách người bệnh và đảm bảo cho sức khoẻ con người đượcchăm sóc một cách toàn diện, cả về sức khoẻ thực thể lẫn sức khoẻ tâm lý

2.2 Nhiệm vụ của tâm lý y học

2.2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý người bệnh

- Nghiên cứu những biểu hiện tâm lý của bệnh

- Vai trò tâm lý trong phát sinh, phát triển của bệnh

- Ảnh hưởng của bệnh đối với tâm lý

- Sự khác nhau giữa tâm lý thường và tâm lý bệnh

- Những tác động của yếu tố tự nhiên, xã hội lên tâm lý người bệnh

- Vai trò của tâm lý trong điều trị

- Vai trò của tâm lý trong phòng bệnh và củng cố sức khoẻ

2.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý nhân viên y tế

- Nghiên cứu những phẩm chất nhân cách người nhân viên y tế

- Y đức học và những phẩm chất đạo đức người nhân viên y tế

- Hoạt động giao tiếp của người nhân viên y tế…

2.2.3 Một số nhiệm vụ chung

- Nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu tâm lý trong lâm sàng

- Các trắc nghiệm tâm lý học

Trang 10

- Những vấn đề tâm lý học trong giám định lao động, quân sự, pháp y…

2.3 Nội dung của tâm lý y học

Nội dung của tâm lý y học bao gồm các vấn đề cơ bản sau:

- Những quy luật cơ bản về tâm lý người bệnh, tâm lý nhân viên y tế,tâm lý giao tiếp, không khí tâm lý trong các cơ sở điều trị

- Học thuyết về sự tác động tương hỗ giữa tâm lý và thực thể

- Tác động tâm lý của các yếu tố tự nhiên, xã hội của môi trường

- Học thuyết về nhân cách

- Y đức và những phẩm chất đạo đức của người nhân viên y tế

- Nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu tâm lý trong lâm sàng

- Một số vấn đề tâm lý học trong giám định lao động, quân sự, pháp y…

2.4 Cấu trúc tâm lý học y học

Tâm lý học y học gồm các phần chính như sau:

- Đại cương tâm lý học y học

- Một số nét cơ bản về tâm lý con người

- Tâm lý học người bệnh

+ Tâm lý học bệnh sinh (tâm lý học bệnh tật)

+ Tâm lý học môi trường người bệnh

- Tâm lý học thầy thuốc, luân lý và đạo đức y học

- Hoạt động giao tiếp của người nhân viên y tế

- Tâm lý liệu pháp, liệu pháp phục hồi sức khoẻ

- Stress và vệ sinh tâm lý

- Một số vấn đề tâm lý học trong giám định

- Một số vấn đề về tâm lý học thần kinh và tâm lý bệnh học

- Tâm lý học chẩn đoán và một số trắc nghiệm tâm lý trong lâm sàng

Trang 11

Trên cơ sở cấu trúc này, tùy yêu cầu cần tìm hiểu, tùy quỹ thời gian chophép mà chúng ta xây dựng những chương trình nghiên cứu phù hợp.

3 Ý NGHĨA TÂM LÝ Y HỌC VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ

Sự tiến bộ của nền y học hiện đại được đặc trưng bằng sự phát triểncủa hai khuynh hướng: một mặt đi sâu nghiên cứu cơ chế của bệnh; một mặtkhác, nghiên cứu người bệnh một cách toàn diện, trong mối quan hệ tương

hỗ giữa thế giới bên trong và thế giới bên ngoài Kết quả của sự phát triểnnày là làm nẩy sinh nhiều chuyên khoa y học mới, trong đó có tâm lý học yhọc Đây là một chuyên khoa y học cơ sở, cần thiết cho tất cả các nhân viên ytế

Con người khi bị bệnh, tâm lý ít nhiều đều bị biến đổi do tác động củabệnh tật và ngược lại, tâm lý không bình thưòng là một trong những nguyênnhân phát sinh, phát triển của bệnh tật

Trong một số trường hợp, chỉ cần phân tích kỹ về mặt tâm lý lời đàmthoại của người bệnh cũng phát hiện được sự khởi đầu của một bệnh ác tính.Cũng có khi những biến đổi tâm lý che lấp cả triệu chứng lâm sàng của bệnhthực thể Thực tế cho thấy, có tới 50% bệnh nhân nội khoa phản ánh bệnh tậtchủ yếu bằng những lời than phiền và những thay đổi tâm lý trước khi cónhững biểu hiện biến đổi quan trọng về thực thể

Một số bệnh nhân, nếu để họ biết mình bị những bệnh nghiêm trọngnhư: giang mai, lao, ung thư, nhiễm HIV (Human Immunodefiency Vius)…, rất

có thể họ bị sang chấn tâm lý mạnh, thậm chí dẫn đến hành vi tự sát

Có những bệnh nhân tuy mắc bệnh nhưng không đi khám và chữabệnh, vì họ e thẹn (thường gặp ở những người có tính cách trầm, kín đáo),hoặc vì chủ tâm giấu bệnh… Ngược lại, có những người cường điệu bệnh tật,giả vờ mắc bệnh Một bệnh viện của quân đội Liên Xô cũ tổng kết, trong số

178 bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm vì có dấu hiệu bụng ngoại khoa điển hình,

có những bệnh nhân đã được phẫu thuật, song trong đó chỉ có 12 người bịbệnh tâm thần

Trang 12

Nhiều khi yếu tố tâm lý là nguồn gốc của các bệnh thực thể (như cácbệnh cao huyết áp, đau thắt ngực, loét dạ dày, hen phế quản, exzema…),hoặc là yếu tố làm cho bệnh bùng phát Cho nên tìm hiểu yếu tố tâm lý trongtiền sử bệnh là rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tật cho người bệnh.

Quang cảnh bệnh viện, thái độ của nhân viên y tế, cách thăm khám lâmsàng, các thao tác kỹ thuật và đặc biệt các cuộc phẫu thuật có ảnh hưởng rấtlớn đến trạng thái tâm lý người bệnh Thực tế chúng ta đã gặp những cơnchoáng xúc cảm, thậm chí dẫn đến tử vong Có người thủng ổ loét dạ dày doquá lo lắng trước khi mổ Petrop, một nhà ngoại khoa, đã nói: cần phải chuẩn

bị tâm lý cho bệnh nhân trước cuộc mổ như chuẩn bị tâm lý cho người línhtrước khi ra trận Cho nên thầy thuốc phải biết được trạng thái tâm lý và nhâncách người bệnh

Dưới tác động của bệnh, trạng thái tâm lý, nhân cách người bệnh đôikhi thay đổi hẳn, đặc biệt trong các bệnh nặng, kéo dài Trạng thái tâm lýtrước khi bị bệnh giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiến triển của bệnh.Thực tế có những người mang bệnh nặng, thậm chí tàn phế, nhưng khả năng

bù trừ về mặt tâm lý của họ lại rất lớn vì có ý chí và đạo đức cao Tâm lý yhọc cần đi sâu tổng kết những kinh nghiệm quý báu này

Coi trọng yếu tố tâm lý trong điều trị là rất cần thiết, Các thầy thuốc thờixưa coi lời nói giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống các phương pháp điều trị.Những lời khuyên của thầy thuốc chỉ trên cơ sở nắm vững đời sống, tìnhtrạng hiện tại và quá khứ của người bệnh Lời khuyên phải bao gồm khôngchỉ kế hoạch điều trị mà còn phải nói rõ cho người bệnh biết các nguyên nhân

hỗ trợ cho bệnh phát triển Thầy thuốc phải giải thích rõ cho người bệnh: điềutrị chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể trở lại bình thường, muốn khỏi bệnhlâu dài và ngăn ngừa tái phát, không thể không loại trừ các nguyên nhân gây

ra nó, tức là giải thích cho người bệnh về vệ sinh cá nhân (Giakharin) Nhiềunghiên cứu chứng tỏ rằng, thuốc có tác dụng tốt là nhờ sự đóng góp của cơchế ám thị Năm 1920, Mudrop đã nói, điều trị thực ra, chính là điều trị người

Trang 13

bệnh Những điều trên đây đã cho thấy, vấn đề tâm lý trong y học cần đượcnghiên cứu một cách nghiêm túc.

Rõ ràng là, không có tri thức về tâm lý y học, không coi trọng trạng tháitâm lý và nhân cách người bệnh thì không thể nói đến một nền y học tươnglai, tức là nền y học về vệ sinh cá nhân và phòng bệnh theo nghĩa rộng.Xetrenop đã cho rằng, người thầy thuốc không những là chuyên gia về trạngthái thực thể mà còn là chuyên gia về tâm lý cho người bệnh

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ Y HỌC

Những phương pháp nghiên cứu tâm lý y học được xây dựng trên cơ

sở các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung, trước hêt là cácphương pháp của tâm lý học và của y học Những phương pháp thường dùnglà: quan sát, trò chuyện, phân tích sản phẩm, trắc nghiệm, thực nghiệm,phương pháp chuyên gia, phương pháp mô hình hoá… Đặc biệt, để nghiêncứu tâm lý người bệnh, tâm lý y học sử dụng phương pháp tâm lý lâm sàng.Đây là phương pháp do trường phái Mudrop- Giakharin-Botkin đề xướng, baogồm các nội dung sau:

4.1 Phần mở đầu cuộc khám bệnh

Ngưòi thầy thuốc chú ý thu thập những thông tin về hành chính như:tuổi, văn hoá, nghề nghiệp… và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thànhquan hệ giao tiếp, có ích cho việc thăm khám và điều trị đạt kết quả

Trong phần kể bệnh, cần chú ý đến trạng thái chung, rối loạn giấc ngủ,biến đổi khí sắc và trạng thái tâm lý của người bệnh

Trong khai thác tiền sử bệnh, điều quan trọng là hỏi bệnh nhân về thờiđiểm xuất hiện bệnh, sự bắt đầu và diễn biến ra sao, bệnh nhân tưởng tượng

ra hình ảnh lâm sàng của bệnh như thế nào, có suy nghĩ gì về nguyên nhân,tiên lượng của bệnh… Chú ý khai thác tiền sử đời sống người bệnh để có cơhội thâm nhập vào thế giới nội tâm của họ Qua đàm thoại, mối quan hệ giữathầy thuốc và bệnh nhân thêm sâu sắc, thầy thuốc hiểu đầy đủ hơn về tâm lýngười bệnh

Trang 14

4.2 Phần khám các triệu chứng khách quan

Cần chú ý tìm hiểu đầy đủ trạng thái tâm lý, ý thức, hoạt động… củangười bệnh Sơ bộ đánh giá mức độ phát triển trí tuệ, khí chất và những néttính cách chủ yếu, đặc biệt phải tìm hiểu khí sắc và phản ứng xúc cảm củangười bệnh

Cần tiến hành các trắc nghiệm và thực nghiệm tâm lý chuyên biệt để bổsung cho các tài liệu nghiên cứu tâm lý

4.3 Phần kết luận

Trong phần kết luận, ngoài các chẩn đoán về bệnh tật, cần có các chẩnđoán về nhân cách, về trạng thái tâm lý của người bệnh Xem nhân cáchngười bệnh hướng nội hay hướng ngoại, kiểu khí chất chính của họ ra sao.Cần xác định hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh, trạng thái tâm lý ngườibệnh trong mối tương quan với bệnh tật và hoàn cảnh mắc bệnh Trên cơ sở

đó, thầy thuốc đề ra nghệ thuật giao tiếp, kế hoạch tâm lý liệu pháp, vệ sinhtâm lý… với người bệnh

Tóm lại, tâm lý học y học nghiên cứu những vấn đề về tâm lý người

bệnh, tâm lý thầy thuốc, tâm lý bệnh học… bằng những phương pháp đặctrưng của mình Nó có cơ sở phương pháp luận là những quan điểm duy vậtbiện chứng và học thuyết thần kinh chủ đạo Tâm lý học y học thực sự cầnthiết cho một nền y học hiện đại Chỉ những người thầy thuốc vừa có đầy đủtri thức về y học thực thể, vừa có những hiểu biết sâu sắc về tâm lý y học mới

có thể phòng bệnh, chữa bệnh một cách toàn diện và có hiệu quả

Phần 1 HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ VÀ KHOA HỌC TÂM LÝ

Chương 1 TÂM LÝ HỌC LÀ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CÁC HIỆN

TƯỢNG TÂM LÝ

1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ

Trang 15

1.1 Bản chất của hiện tượng tâm lý

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường gặp những lời nhận xétnhư: chị này tâm lý lắm, anh kia không tâm lý tý nào… Chữ “tâm lý” dùng ởđây có thể mới được hiểu theo nghĩa hẹp, để chỉ thái độ, cách cư xử… củacon người Để hiểu chính xác và khoa học tâm lý là gì, từng hiện tượng tâm lýnẩy sinh và phát triển ra sao, vận hành theo quy luật nào…, loài người đãphải trải qua một thời gian dài nghiên cứu, thể nghiệm; đã phải chứng kiếnbiết bao cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các khuynh hướng khác nhau

1.1.1 Tâm lý là bản chất của vật chất cấp cao

Đây là chủ đề tập trung sự đấu tranh gay gắt, lâu dài giữa những quanđiểm duy tâm và duy vật Chủ nghĩa duy tâm cổ đại cho rằng, hiện tượng tâm

lý là bản chất siêu hình đặc biệt của sinh vật và được gọi là linh hồn Theonhà triết học duy tâm cổ đại Hy Lạp là Platon (427-347 trước công nguyên),linh hồn là siêu hình và độc lập với thể xác; con người sống được là nhờ linhhồn liên hệ với thể xác Khi con người sống, linh hồn là nguyên nhân sinh racác quá trình sống của cơ thể và nó truyền đạt tất cả các hiện tượng tâm lývốn có của con người Nếu không có sự điều khiển của linh hồn, thì conngười không tồn tại Khi ngưòi ta chết đi, linh hồn lìa khỏi xác, bay về cõi “niếtbàn” và mãi mãi tồn tại Các nhà duy tâm khách quan cho rằng, thế giới ýniệm sinh ra vạn vật, sinh ra thế giới vật chất Còn các nhà duy tâm chủ quan,như G Berkeley (1685 - 1753) cho rằng, vốn dĩ không có thế giới vật chất,những vật chất cụ thể là do cảm giác của con người mà có Thuyết “linh hồn”của Platon ở phương Tây, thuyết “tâm” của đạo Khổng ở phương Đông đềutuyệt đối hoá thuộc tính tinh thần của tâm lý, hoàn toàn tách biệt tâm lý khỏivật chất

Những người theo trường phái “nhị nguyên luận” như Descartes (1596

- 1650), đã dùng khái niệm phản xạ để giải thích các hoạt động cơ bắp đơngiản của động vật, của con người và cho rằng những hoạt động chủ định, có

ý thức của con người là do linh hồn (ông gọi là “lý tính tối cao”) điều khiển.Theo J Lock (1632 - 1704), tâm lý con người là những kinh nghiệm Kinh

Trang 16

nghiệm bên ngoài do tác động bên ngoài vào giác quan mà có; kinh nghiệmbên trong được sinh ra từ “ý thức bên trong”, tự nó hoạt động, chỉ tự nó mớibiết được nó Quan niệm nhị nguyên luận là sự biến dạng của chủ nghĩa duytâm.

Đối lập với quan điểm của chủ nghĩa duy tâm là chủ nghĩa duy vật.Theo họ, trong vũ trụ bao la chỉ có vật chất là tồn tại mãi mãi và luôn luôn biếnđổi (vận động và phát triển), với những tính chất muôn hình, muôn vẻ Tâm lýkhông tồn tại ngoài vật chất Song những nhà duy vật cổ đại lại coi tâm lý làmột thứ vật chất, do vật chất khác như nước, lửa, không khí… tạo ra(Democritos) Aristot (384 - 322 trước công nguyên) có quan điểm tiến bộhơn, đã cho rằng, tinh thần chỉ là một chức năng của thân thể, như thị giác làchức năng của mắt Một số nhà duy vật Trung Quốc thời kỳ này đã dùngthuyết ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ) để giải thích nguồn gốc vật chất.Tuấn Tử (vào những năm 315 - 230 trước công nguyên) cho rằng, thân thểcon người sinh ra tinh thần và cái tốt, cái xấu… đều nằm trong thân thể conngười Các nhà duy vật Pháp và các nhà duy vật Đức trước đây đã quanniệm một cách máy móc siêu hình rằng, hoạt động tâm lý cũng là một quátrình vật chất; óc người in hình sự vật bên ngoài giống như chiếc khuôn bằngsáp; tâm lý phản ánh hiện thực khách quan thụ động, giống như chiếc gươngsoi Spinoza (1632 - 1667) cho rằng tất cả vật chất đều có tư duy Lameltrie(1702 - 1751) đã thừa nhận, vật chất tồn tại độc lập; chỉ cơ thể mới có cảmgiác và con người chẳng qua chỉ là cái máy đồng hồ Thậm chí, có tác giả lạicho rằng, não tiết ra tâm lý cũng như gan tiết ra mật…

Gần đây, những quan điểm duy tâm, duy vật máy móc, siêu hình vềhiện tượng tâm lý vẫn tồn tại và được các nhà tâm lý học mới biến tướngdưới nhiều dạng khác nhau, tinh vi hơn và hấp dẫn hơn

L.Feurbach (1804 - 1872) là nhà duy vật lỗi lạc trước khi chủ nghĩa Mác

ra đời đã khẳng định, tinh thần, ý thức không thể tách rời não người - một thứvật chất phát triển tới mức cao nhất

Trang 17

Các nhà duy vật biện chứng đã có những quan điểm đúng đắn về bảnchất vật chất của tâm lý Họ cho rằng, tâm lý là biểu hiện bản chất của vậtchất, là sản phẩm dưới dạng đặc biệt của vật chất có tổ chức cao là bộ não.

Sự phát triển của tâm lý luôn luôn liên hệ mật thiết với sự phát triển của hệthống thần kinh Thế giới vật chất luôn luôn vận động và phát triển Lúc đầu làthể vô cớ, sau đó phát triển thành thể hữu cơ, thành nguyên sinh chất Sựphát triển của nó cứ tiếp tục, ngày càng phức tạp, hoàn chỉnh thêm và cuốicùng thành sự phản ánh thế giới khách quan của những sinh vật có hệ thầnkinh, có não bộ Mặt khác, sự phản ánh của sinh vật với thế giới xung quanhcũng ngày càng phát triển và hoàn thiện Những sinh vật đầu tiên chỉ có bảntính kích thích Từ bản tính này, trong quá trình phát triển ngày càng phức tạpcủa cơ thể, sinh vật luôn luôn biến đổi để thích ứng với hoàn cảnh xungquanh và do đó cảm giác của chúng được phát triên Đây chính là sự bắt đầucủa phản ánh tâm lý Lúc đầu là những cảm giác mang tính chung chung, đơngiản, sau đó phát triển thành những cảm giác chuyên biệt (thị giác, thính giác,xúc giác…) Những sinh vật càng tiến hoá, hoạt động càng phức tạp thì phảnánh tâm lý của chúng càng phong phú và hoàn thiện, với những hình thứcnhư: tưỏng tượng, tư duy, xúc cảm, tình cảm… Ý thức là hình thức phản ánhtâm lý cao nhất, chỉ có ở người

1.1.2 Tâm lý có bản chất là phản xạ

Hệ thần kinh động vật hoạt động theo cơ chế phản xạ Những phản xạnày bao gồm các phản xạ không điều kiện và có điều kiện Cơ chế hoạt độngcấp cao của hệ thần kinh, của vỏ não là phản xạ có điều kiện Hoạt động của

hệ thống thần kinh gắn liền với hoạt động nội tiết của cơ thể Vỏ não là bảnchất thực tế vật chất của tâm lý Như vậy, tất cả các hiện tượng tâm lý đềumang tính chất phản xạ Chúng phát sinh là để đáp lại những kích thích nàyhay kích thích khác của thế giới bên ngoài hay bên trong cơ thể

1.1.3 Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan

Nội dung của tâm lý là sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan Sựphản ánh này là muôn màu, muôn vẻ và phức tạp Đây hoặc là sự phản ánh

Trang 18

bản thân sự vật, hiện tượng, từ những thuộc tính bên ngoài đến bản chất của

nó, bằng quá trình nhận thức cảm tính và lý tính; hoặc là sự phản ánh mốiquan hệ giữa sự vật, hiện tượng với sự thoả mãn hay không thoả mãn nhucầu của con người bằng những rung cảm, xúc cảm… Trong mối quan hệ qualại với thế giới xung quanh, con người không chỉ nhận cảm, suy nghĩ, nhớ lạihoặc tưởng tượng ra, mà còn thực hiện những hành động khác nhau, gâynên những biến đổi thế giới xung quanh để thoả mãn nhu cầu muôn hình,muôn vẻ của mình Những quá trình tâm lý phản ánh thế giới khách quan củacon ngưòi mang tính chủ thể và tích cực, thông qua sở thích, năng lực, nhucầu… của mỗi cá nhân, khác với sự phản chiếu thụ động của chiếc gương

1.1.4 Tâm lý con người có bản chất xã hội, lịch sử

Đây là điểm khác nhau giữa tâm lý người và tâm lý động vật Conngười khi sống trong xã hội loài người đã giao tiếp với nhau, cùng nhau laođộng và phát triển xã hội Tâm lý con người phản ánh sự hình thành phát triểncủa xã hội Trong hoạt động, nhất là hoạt động lao động, con người chuyểncác hiện tượng tâm lý của mình vào những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần.Ngược lại, khi hoạt động với công cụ, với đồ vật con người bóc tách nhữngtinh tuý tâm lý mà loài người xã hội gửi gắm vào trong đó thành hiện tượngtâm lý của riêng mình Trong mỗi hiện tượng tâm lý của con người đều mangđậm dấu ấn của xã hội mà con người đang sống và thay đổi theo lịch sử pháttriển xã hội mà con người đã trải qua Không sống trong xã hội loài người(như những người khi mới sinh đã bị động vật nuôi ở trong rừng), thì khôngthể có tâm lý người

Tham gia vào sự hình thành và phát triển tâm lý con người có nhữngyếu tố cơ bản sau: bẩm sinh, di truyền về mặt sinh vật hoặc truyền lại chonhau qua công cụ, đồ vật; hoạt động, giao tiếp; giáo dục và tự giáo dục; điềukiện và hoàn cảnh sống…

Tóm lại, tâm lý con người là sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan,

có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết, được nẩy sinh

Trang 19

bằng những hoạt động sống của từng người và gắn bó với các quan hệ xã hội, lịch sử.

1.2 Đặc điểm chung của hiện tượng tâm lý

Đời sống tâm lý vô cùng phong phú, muôn màu, muôn vẻ, song xemxét một cách khái quát, chúng có chung những đặc trưng sau:

1.2.1 Tính chủ thể

Sự phản ánh tâm lý khác với sự phản ánh cơ giới và sinh vật ở chỗ,bao giờ nó cũng mang dấu vết riêng của chủ thể phản ánh Mỗi chủ thể phảnánh tâm lý hiện thực khách quan đều thông qua kinh nghiệm, thái độ, cảm xúcriêng của mình Tính chủ thể khiến cho hiện tượng tâm lý ngoài cái chung ra,còn luôn luôn mang màu sắc riêng của mỗi cá nhân

1.2.2 Tính tổng thể của đời sống tâm lý

Không có hiện tượng tâm lý nào đứng riêng rẽ, không liên quan đếncác hiện tượng tâm lý khác Đời sống tâm lý của cá nhân là toàn vẹn Và mỗimột hiện tượng tâm lý cũng mang tính toàn vẹn, chỉnh thể

1.2.3 Sự thống nhất giữa hoạt động tâm lý bên trong và bên ngoài

Tâm lý là hiện tượng thuộc về thế giới bên trong Song nó liên quanchặt chẽ với thế giới bên ngoài qua những sự vật, hiện tượng của môi trườngbên ngoài mà nó phản ánh; qua bản thể vật chất của nó là bộ não và quanhững biểu hiện bên ngoài như hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ, vẻ mặt, dángđiệu… Chúng ta có thể thông qua những biểu hiện bên ngoài đó mà xét đoántâm lý bên trong

1.3 Chức năng của hiện tượng tâm lý

Tâm lý con người phản ánh thế giới khách quan, song khi đã hìnhthành, nó tác động trở lại thế giới hiện thực khách quan Hiện tượng tâm lýcủa con ngươi liên quan chặt chẽ với các hiện tượng khác trong đời sống,như chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… Cùng với các hiện tượng khác, hiệntượng tâm lý giúp con người định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động

Trang 20

của mình, làm cho hoạt động thích nghi, cải tạo thế giới và hoạt động tự hoànthiện bản thân của con người ngày càng có hiệu quả.

1.4 Phân loại các hiện tượng tâm lý

Tuỳ theo những dấu hiệu dựa vào để phân loại mà chúng ta có thể chiacác hiện tượng tâm lý thành những nhóm khác nhau

1.4.1 Chia theo thời gian tồn tại của các hiện tượng tâm lý

1.4.1.1 Các quá trình tâm lý

Bao gồm các hiện tượng tâm lý có mở đầu, có kết thúc và tồn tại trongthời gian ngắn (vài giây hoặc vài giờ), như quá trình cảm giác, tri giác, tư duy,trí nhớ, cảm xúc, ý chí…

1.4.1.2 Các trạng thái tâm lý

Bao gồm những hiện tượng tâm lý diễn ra không có khởi đầu và kếtthúc, thường tồn tại trong thời gian tương đối dài (vài chục phút, hàng tháng)

và làm phông, làm nền cho các hiện tượng tâm lý khác diễn ra, như trạng thái

lo âu, băn khoăn, lơ đãng, buồn phiền, chú ý…

1.4.1.3 Các thuộc tính tâm lý

Bao gồm những hiện tượng tâm lý hình thành trong thời gian tương đốidài, tạo nên những nét riêng, đặc trưng cho mỗi cá nhân và chi phối nhữnghiện tượng tâm lý khác Ví dụ như, những thụộc tính tâm lý tạo nên xuhướng, khí chất, tính cách, năng lực… của con người

1.4.2 Chia theo dấu hiệu của từng người hay nhóm người, bao gồm:

1.4.2.1 Những hiện tượng tâm lý cá nhân.

1.4.2.2 Những hiện tượng tâm lý xã hội như dư luận xã hội, tập quán,mốt…

1.4.3 Chia theo chức năng các hiện tượng tâm lý

Trang 21

1.4.3.1 Các hiện tượng tâm lý vận động - cảm giác như thị giác, thính

giác, sự co duỗi của tay, chân…

1.4.3.2 Trí tuệ, bao gồm các quá trình tiếp nhận và sử dụng tri thức

như cảm giác, tri giác, tư duy, trí nhớ…

1.4.3.3 Nhân cách, bao gồm các thuộc tính tâm lý quy định hành vi, giá

trị xã hội của con người…

1.4.4 Chia theo mức độ nhận biết của chủ thể

Căn cứ vào những hiện tượng tâm lý được chủ thể nhận biết đến đâu,

có thể chia các hiện tượng tâm lý thành ba nhóm:

1.4.4.1 Ý thức, bao gồm những hiện tượng tâm lý được nhận biết Ví

dụ như, biết mình đang suy nghĩ, đang tri giác, hoặc đã nhớ đến điều gì đó…Đây còn gọi là những hiện tượng tâm lý có ý thức

1.4.4.2 Vô thức, bao gồm những hiện tượng tâm lý của bản thân mà

không được cá nhân nhận biết, như giấc mơ, bản năng tự vệ…

1.4.4.3 Tiền ý thức, bao gồm những hiện tượng tâm lý ở giữa vùng ý

thức và vô thức, hay còn gọi là hoạt động tiền ý thức Ví dụ như giấc mơ báohiệu bệnh tật nếu con người trong trạng thái tỉnh táo thì những kích thích từ ổbệnh còn ở mức dưới ngưỡng, chưa đủ để báo thành bệnh

2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHOA HỌC TÂM LÝ

2.1 Sơ lược lịch sử tâm lý học

Tư xa xưa, chỉ bằng quan sát và tự thể nghiệm, con ngươi đã có biếtbao nhận xét tinh vi, sâu sắc về hiện tượng tâm lý Tất nhiên những cách lýgiải, mô tả lúc bấy giờ mới chỉ là những hiểu biết kinh nghiệm chủ nghĩa.Trong lịch sử hình thành những quan niệm về hiện tượng tâm lý cũng như vềđối tượng của tâm lý học, luôn luôn bị những triết học khác nhau chi phối.Những khái niệm tâm, thiện, ác, linh hồn… được chủ nghĩa duy tâm gán chotâm lý vẫn tồn tại cho đến ngày nay và vẫn được nhiều người thừa nhận.Những quan niệm này mang tính thần bí, không khoa học

Trang 22

Tác phẩm “Bàn về linh hồn” của Aristot được coi là tác phẩm đầu tiêncủa tâm lý học Song trong thời kỳ này, do khoa hoc tự nhiên và triết học duyvật còn thô sơ nên con người chưa giải thích được những hiện tượng tâm lýphức tạp như ý thức, tính cách, tư duy…

Từ thế kỷ XVII, các khoa học tự nhiên (cơ học, hình học, hoá học, sinh

lý học…) phát triển mạnh Những quan sát của các khoa học này đã chỉ tamối quan hệ giữa hiện tượng tâm lý và môi trường bên ngoài Song ở thế kỷXVII, XVIII, các quan điểm cơ giới trong khoa học rất thịnh hành và đã ảnhhưởng lớn đến cách xem xét các hiện tượng của thế giới, trong đó có hiệntượng tâm lý Một loạt khái niệm khoa học và phi khoa học đã nẩy sinh trongthời kỳ này, như khái niệm về phản xạ, về “lý tính tối cao”, về tâm lý học kinhnghiệm, về sự nẩy sinh hiện tượng tâm lý một cách tự nhiên từ vật chất…

Đến thế kỷ XIX, thuyết tiến hoá sinh vật của Darwin ra đời, đã góp phầngiải thích nguyên nhân nẩy sinh, phát triển hiện tượng tâm lý từ thấp đến cao,

kể cả hành vi bản năng Sự phát triển của sinh lý học giác quan và sinh lý học

bộ não đã chứng minh mối quan hệ giữa hiện tượng tâm lý với hoạt động củanão và của toàn cơ thể Khoa học tự nhiên phát triển đã góp phần tích cựcvào sự hình thành và phát triển các khoa học về tinh thần Dựa vào các khoahọc đó, người ta đi sâu nghiên cứu tâm lý động vật, tâm lý trẻ em, tâm lýngười chậm phát triển trí tuệ…

Cuối thế kỷ XIX, tâm lý học tách khỏi triết học thành khoa học riêng vớitính cách là một khoa học thực nghiệm và dùng phương pháp thực nghiệm,

mô tả của vật lý học và sinh lý học để nghiên cứu các hiện tượng tâm lý Năm

1879, Wundt (nhà tâm lý học duy tâm Đức) đã lập ra phòng thí nghiệm tâm lýđầu tiên trên thế giới (tại Leipzig) Sau đó nhiều nước khác như Nga, Anh,

Mỹ, Pháp… cũng lập ra các phòng thí nghiệm tâm lý và xây dựng các khoatâm lý học độc lập ở các trường đại học

Cuộc khủng hoảng về phương pháp luận của tâm lý học truyền thốngđầu thế kỷ XX đã làm nẩy sinh nhiều trường phái tâm lý học Có trường pháidùng quan điểm sinh vật học để nghiên cứu tâm lý người, như tâm lý học

Trang 23

hành vi của Watson (1878 - 1958) và một số người khác Họ cho rằng, hành

vi là vấn đề duy nhất, thực tế nhất Họ coi hoạt động của người cũng giốngnhư của động vật Mọi hoạt động, từ đơn giản đến phức tạp (như tư duy, tưtưởng, tình cảm…) đều là những phản ứng của cơ thể nhằm đáp ứng vớinhững kích thích từ bên ngoài tác động vào Nhiệm vụ của thuyết hành vi làxác lập mối quan hệ trực tiếp giữa kích thích và phản ứng (S - R)

Tâm lý học Gestalt do Maxwertheimer và những người khác đề xướng

đã cho rằng, ý thức con người mang tính hoàn chỉnh, không thể phân chiađược Tâm lý, ý thức như một cấu trúc trọn vẹn, được hình thành từ sự biếnđộng của “sự phân phối lực từ trường”

Trường phái phân tâm học của Freud (1858 -1939) dựa trên quan điểmduy tâm, đã quy tâm lý vào bản năng vô thức Freud chia tâm lý thành baphần: Cái nó (là cái vô thức, gồm những bản năng) là phần quan trọng nhất,thực chất nhất của tâm lý; Cái tôi, là các hoạt động nhằm thoả mãn các bảnnăng vô thức; Cái siêu tôi hay là cái tôi lý tưởng, là sự ràng buộc của xã hội,của đạo đức… Cái siêu tôi ngăn chặn, chèn ép cái tôi, tạo nên sự kiểm duyệt.Những bản năng bị dồn nén, sinh ra năng lượng điều khiển hành vi hoặc sinh

ra bệnh tâm thần, sinh ra những mặc cảm tâm lý…

Còn nhiều trường phái tâm lý học khác hình thành trên cơ sở biếntướng của các trưòng phái duy tâm chủ quan, duy tâm khách quan hoặc duyvật máy móc, siêu hình… Các trường phái này hoặc là không thấy hết cơ sởsinh lý thần kinh của các hiện tượng tâm lý hoặc là không xét đến bản chất xãhội - lịch sử của tâm lý người…

Triết học Mác - Lênin đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý học Lý luậnphản ánh của các ông đã vạch ra nguồn gốc, bản chất của tâm lý, ý thức conngười đồng thời chỉ ra đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp của tâm lý họckhoa học Luận điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳngđịnh tâm lý là chức năng của não và phải nghiên cứu tâm lý con ngươi trênquan điểm xã hội - lịch sử

Trang 24

Cùng với sự phát triển của các khoa học khác, tâm lý học ngày nay đãlớn mạnh cả về lý thuyết lẫn thực hành Nhiều chuyên ngành tâm lý học mới

ra đời (như tâm lý học lao động, tâm lý học thể thao, tâm lý học y học, tâm lýhọc thương nghiệp…), một mặt nhằm phục vụ từng lĩnh vực hoạt động cụ thểcủa con người, mặt khác giúp con người tiếp cận bản chất đích thực của hiệntượng tâm lý nói chung và của tâm lý con người nói riêng tốt hơn Có rấtnhiều khoa học nghiên cứu hiện tượng tâm lý và gắn bó chặt chẽ với tâm lýhọc; bản thân các ngành của tâm lý học cũng gắn bó chặt chẽ với nhau,nhằm làm cho việc nghiên cứu hiện tượng tâm lý ngày càng đáp ứng nhu cầuthực tiễn hơn

2.2 Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý

Tâm lý học nghiên cứu xem con người nhận thức thế giới bằng conđường nào (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, hay nhớ lại…); thái độ,cảm xúc, tình cảm… của con người đối với những cái mình thấy, những điềumình nghĩ… ra sao; nghiên cứu xem trạng thái tâm lý, kỹ năng, kỹ xảo, ý chí,hoạt động… của con người như thế nào; nghiên cứu tâm lý người, tâm lýđộng vật; nghiên cứu tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội…

Tâm lý học giới thiệu thế giới nội tâm bằng một hệ thống các khái niệm,

sự kiện, quy luật; cung cấp những tri thức cần thiết để con người nhận thức,cải tạo thế giới tự nhiên, xã hội và chính bản thân con người

2.2.2 Nhiệm vụ của tâm lý học

2.2.2.1 Nhiệm vụ chung của tâm lý học là nghiên cứu những quy luật

khách quan của các hiện tượng tâm lý, nghiên cứu những bản chất tâm lý cánhân và những đặc điểm tâm lý các hoạt động của con người

2.2.2.2 Nhiệm vụ chủ yếu của các ngành tâm lý học chuyên biệt là:

Tâm lý học đại cương: nghiên cứu các quy luật chung nhất của tâm lý

Trang 25

Tâm lý học cá nhân: nghiên cứu những đặc điểm tâm lý cá nhân.

Tâm lý học xã hội: nghiên cứu sự tác động qua lại giữa tâm lý nhóm vàtâm lý cá nhân

Tâm lý học lứa tuổi: nghiên cứu đặc điểm tâm lý của các lứa tuổi

Tâm lý học sư phạm: nghiên cứu tâm lý trong dạy học và giáo dục.Tâm lý học lao động: nghiên cứu những đặc điểm tâm lý của hoạt độnglao động nhằm mục đích hợp lý hoá các loại hoạt động lao động và cải tiến tổchức dạy nghề

Tâm lý học y học: nghiên cứu các đặc trưng tâm lý của người bệnh,của nhân viên y tế trong phòng và chữa bệnh

Ngoài ra tâm lý học còn đi sâu nghiên cứu đặc điểm tâm lý trong cáchoạt động cụ thể khác, tạo nên những ngành tâm lý học như: tâm lý học thểthao, tâm lý học nghệ thuật, tâm lý học hình pháp, tâm lý học hàng không,tâm lý học quân sự…

2.3 Phương pháp nghiên cứu của tâm lý học

2.3.1 Những nguyên lý cơ bản trong nghiên cứu hiện tượng tâm lý

- Nguyên lý về sự thống nhất giữa ý thức, nhân cách và hoạt động

- Nguyên lý về cơ sở vật chất của hiện tượng tâm lý là hoạt động thầnkinh cấp cao và tâm lý người có bản chất xã hội - lịch sử

- Nguyên lý về sự vận động, phát triển của các hiện tượng tâm lý

- Nguyên lý về mối liên hệ thống nhất giữa các hiện tượng tâm lý vớinhau, giữa các hiện tượng tâm lý với các hiện tượng khác, giữa thế giới nộitâm và thế giới thực tại khách quan…

2.3.2 Các phương pháp nghiên cứu tâm lý thường được sử dụng

Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu các hiện tượng tâm lý như:Phương pháp quan sát và tự quan sát

Phương pháp đàm thoại, trò chuyện

Trang 26

Phương pháp điều tra.

Phương pháp phân tích sản phẩm

Phương pháp thực nghiệm (thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trongphòng thí nghiệm)

Phương pháp trắc nghiệm (test)

Phương pháp mô hình hoá

Phương pháp chuyên gia…

Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất định Tùytừng đối tượng và khách thể nghiên cứu; tùy từng mục đích, điều kiện, hoàncảnh nghiên cứu… mà chúng ta chọn ra những hệ thống phương pháp thíchhợp

Chương 2 NHẬN THỨC CẢM TÍNH

Hoạt động nhận thức thế giới khách quan của con người có nhữngmức độ khác nhau Mức độ thấp là nhận thức cảm tính, bao gồm cảm giác vàtri giác Mức độ cao là nhận thức lý tính, bao gồm tư duy và tưởng tượng.Các quá trình nhận thức này quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau,chi phối lẫn nhau trong một hoạt động nhận thức thống nhất của con người

1 CẢM GIÁC

1.1 Khái niệm về cảm giác

Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng khách quan khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan.

- Cảm giác là một quá trình phản ánh tâm lý có mở đầu, diễn biến (khi

sự vật, hiện tượng đang trực tiếp kích thích vào giác quan) và có kết thúc (khikích thích ngừng tác động)

Trang 27

- Mỗi sự vật, hiện tượng có nhiều thuộc tính khác nhau như hình dáng,

độ lớn, màu sắc… Khi những thuộc tính này trực tiếp tác động vào từng giácquan riêng lẻ thì sẽ tạo ra những cảm giác riêng lẻ khác nhau

Trong thực tế, mỗi sự vật, hiện tượng là một chỉnh thể, trọn vẹn, gồmnhiều thuộc tính, cùng tác động vào con người Do giới hạn của mình nêncảm giác chỉ phản ánh được từng thuộc tính riêng lẻ và phản ánh một cáchtrực tiếp những thuộc tính của sự vật, hiện tượng

Tuy là hiện tượng tâm lý sơ đẳng, song cảm giác là nền tảng của nhiềuhoạt động tâm lý khác của cả người và động vật Với con vật, cảm giác làhình thức định hướng cao nhất trong môi trường Còn với con người, cảmgiác chỉ là hình thức định hướng đầu tiên, song nó đã giúp đỡ tích cực conngười trong việc điều khiển, điều chỉnh hoạt động trong môi trường

Giác quan của một số loài vật phản ánh khá tinh vi và nhạy bén, nhưmắt của chim đại bàng, tai của dơi… Giác quan của con người qua quá trìnhphát triển lâu dài, qua rèn luyện, nhờ kinh nghiệm, vốn sống và hoạt độngnghề nghiệp mà không ngừng hoàn thiện, trở nên tinh vi và nhạy bén hơnnhiều so với giác quan của các loài vật

1.2 Phân loại cảm giác

Dựa trên những tiêu chuẩn khác nhau mà chúng ta có những cáchphân loại cảm giác khác nhau Căn cứ vào vị trí của nguồn kích thích và của

bộ máy thụ cảm, người ta chia thành hai loại hệ thống: cảm giác bên ngoài vàcảm giác bên trong cơ thể

1.2.1 Cảm giác bên ngoài

Là những cảm giác phản ánh những thuộc tính của thế giới bên ngoài

và do những bộ máy thụ cảm ở mặt ngoài cơ thể thu nhận, bao gồm:

1.2.1.1 Cảm giác nhìn (thị giác)

Trang 28

Loại cảm giác này cho ta biết những thuộc tính về hình dáng, độ lớn,màu sắc… của đối tượng Nó cung cấp tới 90% lượng thông tin mà con ngườithu nhận được từ tất cả các giác quan.

1.2.1.2 Cảm giác nghe (thính giác)

Là những cảm giác cho biết những thuộc tính như độ cao, cường độ…

âm thanh của đối tượng

1.2.1.3 Cảm giác ngửi (khứu giác)

Là những cảm giác cho biết thuộc tính mùi của đối tượng

1.2.2 Cảm giác bên trong

Là những cảm giác phản ánh trạng thái của các cơ quan nội tạng và docác bộ máy thụ cảm ở bên trong cơ thể nhận kích thích, bao gồm:

1.2.2.1 Cảm giác vận động (cảm giác gân, cơ, khớp)

Là những cảm giác về sự vận động, về vị trí từng bộ phận của thân thể,phản ánh độ co, duỗi của cơ, của dây chằng và khớp xương… cảm giác nàycùng với những cảm giác bên ngoài, cho ta biết những thuộc tính như: rắn,mềm, khối lượng, co giãn, xù xì, trơn nhẵn… của đối tượng

1.2.2.2 Cảm giác thăng bằng

Cảm giác này phản ánh vị trí của thân thể trong không gian, nhờ sựkích thích vào các khí quan thụ cảm của bộ máy tiền đình

Trang 29

1.2.2.3 Cảm giác cơ thể (cảm giác bản thể)

Đây là những cảm giác phản ánh tình trạng của các cơ quan nội tạngcủa con người như cảm giác đau, đói, no, khát, buồn nôn và các cảm giác về

hô hấp, tuần hoàn, gan mật, cơ bắp…

1.3 Những thuộc tính chung của các cảm giác

Ngoài những đặc tính riêng, cảm giác còn có các thuộc tính chung:

1.3.1 Dạng thức của cảm giác

Các dạng thức này được dùng để phân biệt các loại cảm giác (ví dụnhìn màu, ngửi mùi) và để phân biệt sự biến đổi trong phạm vi từng loại cảmgiác (ví dụ cảm giác nếm mặn hay nhạt, ngọt hay đắng…)

1.3.2 Cường độ

Đây là thuộc tính phản ánh sức mạnh của kích thích và trạng thái của

bộ máy thụ cảm, ví dụ tùy cường độ cảm giác khác nhau mà ta nhìn đồ vật có

độ rõ ràng khác nhau…

1.3.3 Thời hạn duy trì cảm giác, vị trí không gian của kích thích…

1.4 Một số quy luật cơ bản của cảm giác

1.4.1 Quy luật ngưỡng, mối quan hệ giữa ngưỡng và độ nhạy cảm

Mỗi giác quan được chuyên biệt hóa để phản ánh một dạng kích thíchphù hợp, ví dụ mắt phản ánh các sóng ánh sáng, tai phản ánh các sóng âmthanh… Song không phải mọi kích thích khi đã tác động vào giác quan tươngứng đều gây ra cảm giác Muốn gây nên cảm giác, kích thích phải đạt tới mộtgiới hạn nhất định Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi làngưỡng cảm giác Có hai loại ngưỡng cảm giác:

1.4.1.1 Ngưỡng tuyệt đối

Bao gồm ngưỡng tuyệt đối phía dưới (là cường độ hoặc tính chất kíchthích tối thiểu đủ gây ra cảm giác) và ngưỡng tuyệt đối phía trên (là cường độhoặc tính chất kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn gây ra cảm giác tương ứng)

Trang 30

Phạm vi giữa ngưỡng dưới và ngưỡng trên gọi là vùng cảm giác, trong đó cóvùng phản ánh tốt nhất Ví dụ, với cảm giác nhìn, ngưỡng dưới là sóng ánhsáng có bước sóng 390 mM và ngưỡng trên là 780 mM, vùng phản ánh tốtnhất là 565 mM Vùng cảm giác nghe là sóng âm thanh từ 16 hec đến 20.000hec và vùng phản ánh tốt nhất là 1000 hec.

1.4.1.2 Ngưỡng sai biệt

Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kíchthích đủ để phân biệt được chúng gọi là ngưỡng sai biệt Ngưỡng sai biệt củathị giác là 1% (ví dụ như, nếu 2 màu đỏ chênh nhau 1% về cường độ hoặcbước sóng trở lên, thì ta mới phân biệt được chúng), của thính giác là 1/10 (ví

dụ, nếu 2 nốt nhạc “đô” chênh nhau 1/10 cường độ hoặc tần số trở lên, tanghe mới phân biệt được chúng) Ngưỡng sai biệt của cảm giác trọng lượng,nén ép là 1/30

Ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt không giống nhau giữa các loạicảm giác và giữa các cá nhân Ngưỡng cảm giác có thể thay đổi theo lứatuổi, trạng thái sức khoẻ, trạng thái tâm - sinh lý, tính chất nghề nghiệp, sựrèn luyện, kinh nghiệm… của mỗi người

1.4.1.3 Mối quan hệ giữa ngưỡng cảm giác và độ nhạy cảm sai biệt

Khả năng cảm nhận được các kích thích rất yếu tác động vào giácquan gọi là độ nhạy cảm của giác quan Khả năng cảm nhận sự khác nhau rấtnhỏ giữa hai kích thích (nhận ra ngưỡng sai biệt) gọi là độ nhạy cảm sai biệt,hay tính nhạy cảm sai biệt

Ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng sai biệt tỷ lệ nghịch với độnhạy cảm của cảm giác và độ nhạy cảm sai biệt Ngưỡng dưới càng thấp thì

độ nhạy cảm càng cao; ngưỡng sai biệt càng bé thì độ nhạy cảm sai biệtcàng cao

1.4.2 Quy luật về sự thích ứng của cảm giác

Cảm giác của chúng ta được xác định không chỉ do vật kích thích màcòn do những điều kiện tâm - sinh lý nữa Để đảm bảo cho sự phản ánh tốt

Trang 31

nhất và bảo vệ hệ thần kinh, cảm giác của con người có khả năng thích ứngvới kích thích Sự thích ứng của cảm giác là khả năng thay đổi độ nhạy cảmcho phù hợp với sự thay đổi của cường độ hoặc tính chất của kích thích Quyluật chung về sự thích ứng của cảm giác là:

1.4.2.1 Tăng độ nhạy cảm khi gặp kích thích yếu

Ví dụ vào buổi tối, đèn trong phòng đang sáng tự nhiên tắt Lúc đầu tachưa nhìn rõ đồ vật, nhưng sau vài giây, độ nhạy cảm tăng lên, thị giác thíchứng và ta nhìn rõ đồ vật trong phòng hơn

1.4.2.2 Giảm độ nhạy cảm khi gặp kích thích mạnh và lâu

Ví dụ như trong phòng đang tối, đèn tự nhiên bật sáng, mắt ta lóa lên

và không nhìn rõ ngay đồ vật Phải đợi vài giây, độ nhạy cảm giảm xuống, thịgiác thích ứng dần và ta nhìn thấy rõ Hoặc một ví dụ khác chúng ta khôngcảm thấy sức nặng của đồng hồ đeo ở tay, vì do đeo nó lâu ngày, độ nhạycảm về kích thích của đồng hồ giảm đi và ta đã thích ứng với nó

Sự thích ứng của mỗi cảm giác không giống nhau Có những cảm giácthích ứng nhanh (như cảm giác nhìn, ngửi, cảm giác nhiệt độ…); có nhữngcảm giác thích ứng chậm (như cảm giác nghe, cảm giác đau, cảm giác thăngbằng) Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi tùy theo sự rèn luyện

và hoạt động nghề nghiệp của mỗi người

1.4.3 Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác

Thế giới khách quan tác động vào con người bằng nhiều thuộc tính,tính chất và gây ra cho con người nhiều cảm giác khác nhau Mặt khác, cácgiác quan của con người có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại vớinhau Kết quả của sự tác động qua lại giữa các cảm giác là làm thay đổi độnhạy cảm của một cảm giác này dưới tác động của một cảm giác khác Quyluật chung của sự tác động qua lại giữa các cảm giác là:

1.4.3.1 Kích thích yếu vào một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ

nhạy cảm của một cơ quan phân tích khác Ví dụ cảm giác nếm chất chuanhẹ sẽ làm tăng độ nhạy cảm của thị giác

Trang 32

1.4.3.2 Kích thích mạnh lên cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ

nhạy cảm của cơ quan phân tích kia Ví dụ, nhìn ánh sáng gay gắt, tai nghekém hơn

Sự tác động qua lại giữa các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hoặcnối tiếp, có thể giữa các cảm giác cùng loại hay khác loại Sự tác động qua lạigiữa những cảm giác cùng loại được gọi là hiện tượng tương phản trong cảmgiác Đó là sự thay đổi cường độ hay chất lượng của cảm giác do ảnh hưởngcủa kích thích cùng loại diễn ra trước đó hay đồng thời (tương phản nối tiếp

và tương phản đồng thời) Ví dụ, nếu hai tờ giấy màu xám như nhau, mộtđược đặt trên nền trắng, một đặt trên nền đen, ta nhìn hình như tờ giấy trênnền trắng có màu xẫm hơn tờ giấy trên nền đen Đây là sự tương phản đồngthời trong cảm giác

Một ví dụ khác, nếu ta nhúng bàn tay phải vào chậu nước lạnh vànhúng bàn tay trái vào chậu nước nóng Sau đó nhúng cả hai bàn tay vàochậu nước hơi âm ấm, ta cảm thấy bàn tay phải nóng lên, còn bàn tay tráimát dịu đi Đó là hiện tượng tương phản nối tiếp

Trong sự tác động qua lại giữa các cảm giác, đôi khi chúng ta còn gặphiện tượng đặc biệt là: kích thích vào giác quan này thì đồng thời lại gây racảm giác ở giác quan khác Ví dụ, nghe tiếng cọ xát vào nhau của hai thanhnứa (kích thích thính giác), ta cảm thấy “ghê người” (xuất hiện cảm giác cơthể)

Trang 33

hiện tượng Các cảm giác riêng lẻ được tổng hợp lại trên vỏ não và cho tamột hình ảnh trọn vẹn, hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng.

2.2 Phân loại tri giác

Có nhiều cách phân loại tri giác Thông thường chúng ta sử dụng một

số cách phân loại sau đây:

2.2.1 Dựa trên bộ máy phân tích nào giữ vai trò chính, trực tiếp tham

gia vào quá trình tri giác, có thể chia thành tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giácngửi, tri giác nếm, tri giác sờ mó…

2.2.2 Dựa vào tính tích cực của con ngưòi khi tri giác (tri giác có mục

đích, có kế hoạch hay không…), có thể chia thành tri giác có chủ định và trigiác không chủ định

2.2.3 Dựa vào sự phản ánh những hình thức tồn tại khác nhau của

sự vật, hiện tượng trong thế giới, có thể chia ra ba loại tri giác sau:

2.2.3.1 Tri giác các thuộc tính không gian của đối tượng

Đây là tri giác các thuộc tính hình dáng, độ lớn, vị trí, khoảng cách của

sự vật, hiện tượng Trong tri giác này có sự kết hợp của nhiều yêu tố như cáccảm giác (nhìn, nghe, vận động, sờ mó…); trạng thái tâm lý, kinh nghiệm củachủ thể; điều kiện và hoàn cảnh xung quanh (như ánh sáng, bóng tối…); và

cơ sở sinh lý thần kinh, nhất là cơ chế nhìn bằng hai mắt… Đôi khi chúng tagặp những ảo giác trong loại tri giác này, ví dụ: nhìn cái thìa trong cốc nướcnhư bị gãy; nhìn hai đường thẳng song song trên nền các đường chéo cắtnhau ta thấy như chúng không còn song song nữa…

2.2.3.2 Tri giác các thuộc tính thời gian

Loại tri giác này cho biết về thời hạn (tồn tại lâu hay mau), nhịp điệu,tính liên tục về diễn biến thời gian của đối tượng Nó chịu sự chi phối củanhiều yếu tố, như quá trình sinh lý, nhịp điệu sinh học của cơ thể (quá trình hôhấp, tuần hoàn, sự kế tiếp đói-no, thức- ngủ…); những hoạt động, tâm trạngcủa chủ thể và chịu sự chi phối của chu kỳ diễn biến tự nhiên của môi trường

Trang 34

(ngày-đêm, mưa-nắng…) Chúng ta có thể gặp những ảo giác thời gian như:trong cùng một khoảng thời gian, nếu sự vật diễn biến muôn hình, muôn vẻ,

có nhiều hoạt động hấp dẫn thì ta cảm thấy thời gian trôi nhanh; trái lại, nếutrong đó toàn những công việc buồn tẻ, hoặc phải chờ đợi… thì ta lại thấy thờigian trôi chậm chạp

2.2.3.3 Tri giác các thuộc tính vận động

Loại tri giác này cho biết phương hướng, tốc độ chuyển động của đốitượng Nó quan hệ chặt chẽ với tri giác thời gian, không gian và phụ thuộcvào sự chuyển động của đối tượng, của chủ thể, của thế giới xung quanh.Chúng ta cũng hay gặp ảo giác khi tri giác các thuộc tính vận động, ví dụ nhưnhìn hai máy bay có cùng tốc độ, ta thấy chiếc ở cao hơn như bay chậm hơn

Ba loại tri giác này liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau giúpchúng ta tri giác trọn vẹn thế giới khách quan Sự phát triển của các loại trigiác này phụ thuộc vào kinh nghiệm sống và hoạt động thực tiễn của conngười

2.3 Các quy luật của tri giác

2.3.1 Quy luật về tính đối tượng của tri giác

Hình ảnh tri giác một mặt phản ánh đặc điểm của đối tượng, mặt khác

nó là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Con người tạo ra hình ảnhtri giác bằng những cảm giác khách quan, kết hợp với vốn hiểu biết, kinhnghiệm của bản thân; Kết quả là hình ảnh tri giác mang khá đầy đủ các thuộctính bề ngoài, khách quan của một đối tượng nhất định Nhờ tính đối tượng

mà hình ảnh tri giác giúp con người định hướng, điều chỉnh hành động củamình trong thế giới đồ vật

2.3.2 Quy luật về tính trọn vẹn của tri giác

Tri giác có khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn,nghĩa là trong quá trình tri giác, các thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượngđược phản ánh trong một kết cấu chặt chẽ, theo một cấu trúc nhất định vàcho ta một hình ảnh hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng đó Ví dụ, khi nhìn một

Trang 35

hình tam giác vẽ thiếu một góc, rất nhiều người vẫn nhận ra đó là hình tamgiác Tính trọn vẹn của tri giác phụ thuộc vào khả năng phối hợp hoạt độngcủa nhiều giác quan, vào khả năng phân tích, tổng hợp của vỏ não và phụthuộc vào kinh nghiệm của chủ thể về đối tượng đang tri giác.

2.3.3 Quy luật về tính lựa chọn của tri giác

Khi ta tri giác một sự vật, hiện tượng nào đó, nghĩa là ta đã chọn nó làmđối tượng phản ánh còn các sự vật, hiện tượng xung quanh trở thành nền Sựvật, hiện tượng càng khác biệt với bối cảnh thì tri giác lựa chọn càng dễ dàng.Tính lựa chọn của tri giác thể hiện thái độ tích cực của con người đối với sựvật, hiện tượng đang được tri giác Nhờ có tính chất này mà hiệu quả tri giácđược nâng cao và kết quả tri giác càng phù hợp với hoạt động của chủ thể.Bản chất của quá trình tri giác tích cực là quá trình tách đối tượng ra khỏi bốicảnh xung quanh

Tính đối tượng của tri giác phụ thuộc vào các yếu tố khách quan, nhưđặc điểm vật kích thích (cường độ, nhịp điệu vận động, sự tương phản…),đặc điểm của môi trường xung quanh (độ sáng, tối; khoảng cách từ vật đếnchủ thể, sự tác động của người khác…); và phụ thuộc vào các yếu tố chủquan, như nhu cầu, hứng thu, tình cảm, xu hướng, tâm trạng, kinh nghiệmsống, tuổi tác, sức khoẻ, nghề nghiệp của cá nhân và tính chất, nhiệm vụ cụthể… Cho nên khi tri giác cần khắc phục kiểu nhìn sự vật, hiện tượng mộtcách phiếm diện hoặc định kiến, sai lầm

2.3.4 Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác

Khi tri giác sự vật, hiện tượng nào, chúng ta gọi được tên, chỉ ra côngdụng, ý nghĩa của sự vật, hiện tượng đó hoặc xếp được nó vào trong nhómđối tượng cùng loại Đây chính là tính ý nghĩa của hình ảnh tri giác Tính ýnghĩa này phụ thuộc vào vốn hiểu biết, kinh nghiệm, khả năng tư duy, ngônngữ… của chủ thể và liên quan chặt chẽ với tính trọn vẹn của tri giác (tri giáccàng đầy đủ các thuộc tính, bộ phận của sự vật, hiện tượng thì việc gọi tên,chỉ ra công dụng của nó càng cụ thể, chính xác)

Trang 36

2.3.5 Quy luật về tính ổn định của tri giác

Đây là khả năng phản ánh tương đối ổn định sự vật, hiện tượng, cả khiđiều kiện tri giác đã có những thay đổi nhất định Ví dụ, trong ánh sáng trắnghay ánh sáng đỏ, người bác sỹ vẫn tri giác đó là cái ống nghe

Tính ổn định của tri giác thể hiện khi ta tri giác độ lớn, hình dạng, màusắc của đối tượng Nó phụ thuộc trước hết vào cấu trúc ổn định của đối tượngtrong một thời gian nhất định và phụ thuộc vào cơ chế tự điều chỉnh đặc biệtcủa hệ thần kinh Ngoài ra, tính ổn định của tri giác còn phụ thuộc vào kinhnghiệm, vốn sống… của chủ thể về đối tượng tri giác Song trong thực tế,chúng ta cần khắc phục cách nhìn phiếm diện, tĩnh tại khi tri giác các sự vật,hiện tượng

2.3.6 Quy luật tổng giác

Khi tri giác, con người không những sử dụng hệ thống các giác quan

mà còn sử dụng toàn bộ các hoạt động tâm lý, đặc điểm nhân cách của mìnhnhư: nhu cầu, hứng thú, tình cảm, thái độ, tâm thế, năng lực… Nhờ sự thamgia tích cực của các thuộc tính nhân cách vào quá trình tri giác mà con người

có khả năng tổng giác về thế giới Khả năng tổng giác của con người đượchình thành và phát triển trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn Nótrở thành một năng lực nhận thức đặc biệt, giúp con ngưòi nhận thức thế giớingày càng tinh vi, sâu sắc và tổng thể

Các quy luật của tri giác có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau và làmcho tri giác của con người trở nên tích cực, nhạy bén và sinh động vô cùng

Trang 37

những kích thích trung bình hoặc nhẹ, họ cũng không chịu đựng được Ví dụnhững bệnh nhân suy nhược thần kinh, những bệnh nhân lên cơn dại rất khóchịu với những tác động của ánh sáng, tiếng động, họ sợ gió, sợ nước…

3.2 Giảm cảm giác

Khi ngưỡng cảm giác tuyệt đối phía dưới tăng cao, bệnh nhân khôngtiếp thụ được những tác động có cường độ kích thích trung bình hoặc thấp.Những bệnh nhân này thấy xung quanh mình như mờ mờ, ảo ảo, mọi tiếngđộng như xa xôi, mọi thức ăn trở nên nhạt nhẽo…

3.3 Loạn cảm giác

Bệnh nhân có những cảm giác không bình thường, kỳ lạ hoặc có sự lẫnlộn về cảm giác Trong rối loạn cảm giác bản thể, bệnh nhân thấy đau nhức,

tê buồn, khó chịu trong cơ thể, trong nội tạng một cách vô cớ, khó hiểu…

3.4 Tri giác sai lệch (ảo tưởng)

Đây là những tri giác sai lệch về toàn bộ một sự vật, một hiện tượng cóthật của thế giới khách quan Ví dụ như, nhìn đoạn dây thừng, tưởng là conrắn; nhìn hình nộm tưởng người đang đi… ở người bình thường đôi khi cũnggặp những tri giác sai lệch này, nếu điều kiện tri giác không được thỏa mãn(như ánh sáng không đầy đủ, âm thanh không rõ ràng, cơ thể mệt mỏi, thiếutập trung chú ý…)

Trong lâm sàng chúng ta hay gặp những loại tri giác sai thực tại như trigiác sai lệch thị giác, thính giác vị giác… Có nhiều loại tri giác sai lệch gắn vớitrạng thái cảm xúc (do lo âu, trầm cảm, hưng cảm…), gắn với lời nói…

Ảo ảnh kỳ lạ là một dạng đặc biệt của tri giác sai thực tại Nó thườngxuất hiện ngoài ý chí, không liên quan đến xúc cảm của người bệnh, nhưtrong trạng thái mê sảng, mê mộng… Ví dụ như, bệnh nhân nhìn vào bứctranh, vào đám mây thấy nó biến đổi, dần dần trở thành những người cókhuôn mặt kỳ dị, thành những cảnh quái lạ…

3.5 Ảo giác

Trang 38

Đây là những tri giác như có thật về một sự vật, một hiện tượng không

hề có trong thực tại khách quan, như ảo thanh, ảo thị, ảo giác xúc giác…Những ảo giác này xuất hiện hoặc mất đi ngoài ý muốn của bệnh nhân và nóthường đi kèm với những rối loạn ý thức, tư duy… của người bệnh Dựa vàonhận thức, thái độ của bệnh nhân đối với ảo giác, chúng ta có thể chia nóthành 2 loại:

3.5.1 Ảo giác thật

Đây là những ảo giác được bệnh nhân chấp nhận như những sự vật,hiện tượng có thật trong hiện thực khách quan, không nghi ngờ về tính có thậtcủa nó và không phân biệt được giữa ảo giác và sự thật

3.5.2 Ảo giác giả

Người bệnh nhận thấy ảo giác như những sự vật, hiện tượng lạ lùng,không giống với hiện thực khách quan và họ phân biệt được giữa ảo giác và

sự thật

3.6 Rối loạn tri giác

Đây là những rối loạn bệnh lý tri giác, đi kèm với những rối loạn tâm lýkhác của người bệnh, làm cản trở sự nhận thức thống nhất, trọn vẹn về sựvật, hiện tượng trong hiện thực khách quan

3.6.1 Tri giác sai thực tại

Người bệnh còn biết rằng bản chất của đối tượng tri giác không thayđổi, mà chỉ thay đổi một vài chi tiết, thuộc tính như hình thái, kích thước, màusắc… Ví dụ như, họ thấy được cái nhà, nhưng có vẻ nó to hơn bình thường…

3.6.2 Giải thể nhân cách

Đây là những rối loạn tri giác về sơ đồ cơ thể, ví dụ bệnh nhân thấyngười mình như không có tim, tay chân dài ra, người nhẹ như bông…

Trang 39

Chương 3 NHẬN THỨC LÝ TÍNH

Nhận thức cảm tính phản ánh những thuộc tính bề ngoài, cụ thể, nhữngquan hệ không gian và trạng thái vận động của sự vật, hiện tượng đang trựctiếp tác động vào giác quan Nó có vai trò rất quan trọng, cung cấp nguyên vậtliệu cho các hoạt động tâm lý khác Song nếu chỉ có nhận thức cảm tính, thì

sẽ còn rất nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, chúng ta khôngthể nhận thức được Ví dụ như, bằng cảm giác và tri giác, chúng ta không thểbiết được cơ chế của quá trình trao đổi khí ở phổi, không thể biết được chứcnăng hoạt động của gan… Muốn nhận thức thế giới đầy đủ, muốn cải tạo thếgiới có hiệu quả, con người phải đạt tới mức độ nhận thức cao hơn, đó lànhận thức lý tính, bao gồm tư duy và tưởng tượng

1 TƯ DUY

1.1 Khái niệm tư duy

Tư duy là quá trình phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan

mà trước đó ta chưa biết.

Trên cơ sở tài liệu nhận thức cảm tính, tư duy đi sâu phản ánh nhữngthuộc tính bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng Ví dụ, qua tư duy màchúng ta biết được bản chất vật chất của các hiện tượng tâm lý; biết đượcbản chất của sự di truyền sinh vật là các gen di truyền… Tư duy còn đi sâuphản ánh những mối quan hệ, liên hệ mang tính quy luật của các sự vật, hiệntượng, như mối quan hệ nhân quả giữa thiếu i-od và bệnh bướu cổ; giữaviêm gan siêu vi trùng và triệu chứng vàng da, vàng niêm mạc…

Mặt khác, tư duy còn có thể phản ánh những sự vật, hiện tượng mới,khái quát, hiện tại không có, không trực tiếp tác động vào giác quan, ví dụnhư, con người suy nghĩ để thiết kế ngôi nhà mới, bác sỹ tìm phương pháp

mổ tối ưu cho bệnh nhân…

Ở một số động vật cấp cao (như vượn hình người), đã có khả năng tưduy, song mới ở mức độ sơ khai (tư duy bằng hành động tay chân) để giải

Trang 40

quyết một số tình huống liên quan trực tiếp đến sự tồn tại, thích nghi trongcuộc sống Ngày nay, do khoa học, công nghệ phát triển, chúng ta đã cónhững người máy có khả năng tư duy, giải quyết một số bài toán theo chươngtrình do con người định sẵn Tư duy của con người khác với tư duy của convật và của người máy ở chỗ: tư duy của con người mang bản chất xã hội -lịch sử, sáng tạo và có cá tính ngôn ngữ Những tình huống tư duy của conngười được đặt ra do nhu cầu cuộc sống, lao động, học tập và hoạt động xãhội, được quy định bởi nguyên nhân xã hội, nhu cầu xã hội Sự phát triển cáchình thức, thao tác tư duy của con người liên quan đến sự phát triển lịch sử -

xã hội Trong quá trình tư duy, con người sử dụng phương tiện ngôn ngữ Kếtquả hoạt động tư duy của con người là những đóng góp lớn lao cho nhậnthức, cải tạo và phát triển xã hội loài người

1.2 Phân loại tư duy

Có thể phân loại tư duy theo nhiều phương diện khác nhau Sau đây làcách phân loại theo phương diện phát triển chủng loại cá thể (phương diệnlịch sử hình thành và phát triển tư duy), gồm 3 loại:

1.2.1 Tư duy trực quan - hành động

Đây là loại tư duy có cả ở người và ở một số loài động vật cấp cao.Trong loại tư duy này, các thao tác tay chân được sử dụng hướng vào giảiquyết một số tình huống cụ thể, trực quan

1.2.2 Tư duy trực quan - hình ảnh

Đây là loại tư duy phát triển cao hơn, ra đời muộn hơn so với tư duytrực quan - hành động Trong loại tư duy này, việc giải quyết vấn đề dựa vàocác hình ảnh trực quan của sự vật, hiện tượng khách quan

1.2.3 Tư duy trừu tượng

Loại tư duy này chỉ có ở người, bao gồm:

1.2.3.1 Tư duy hình tượng

Ngày đăng: 13/04/2017, 11:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn Tâm lý - Giáo dục học (Tiểu ban Tâm lý học): Đề cương bài giảng tâm lý học. Trường Đại học sư phạm I - Hà Nội 1975 Khác
2. Bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học: Một số chuyên đề tâm thần học.Học viện Quân y - Hà Nội 1996 Khác
3. D. Carnegie (Nguyễn Hiến Lê, P. Hiến dịch): Đắc nhân tâm - bí quyết của thành công. NXB Tổng hợp Đồng Tháp 1994 Khác
4. A.G. Côvaliôp: Tâm lý học cá nhân, tập 2. NXB Giáo dục - Hà Nội 1971 Khác
5. Phạm Minh Hạc (tổng chủ biên): Tâm lý học Liên Xô. NXB Tiến bộ - Matxcơva 1978 Khác
6. A.N. Leonchiep: Hoạt động - ý thức - nhân cách. NXB Giáo dục - Hà Nội 1983 Khác
7. N.Đ. Lêvitôp: Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm, tập 2. NXB Giáo dục - Hà Nội 1971 Khác
8. A.A. Xmiecnop (chủ biên chính): Tâm lý học, tập 2. NXB Giáo dục - Hà Nội 1975 Khác
9. Nguyễn Văn Ngân, Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Sinh Phúc: Tâm thần học đại cương và tâm lý học y học. Học viện Quân y - Hà Nội 1998 Khác
11. Tâm lý học. NXB Quân đội nhân dân - Hà Nội 1974 Khác
12. Hoàn Văn Tuấn (biên soạn): Các quy tắc hay trong giao tiếp. NXB Thanh niên - Hà Nội 1996 Khác
13. Trần Trọng Thuỷ: Khoa học chẩn đoán tâm lý. NXB Giáo dục - Hà Nội 1992.* Tiếng nước ngoài Khác
14. V.M. Blejrkher, I.V. Kruk: Chẩn đoán tâm lý bệnh học (Tiếng Nga).NXB Zdarovia - Kiep, 1986 Khác
15. A.p. Luria: Những cơ sở của tâm lý học thần kinh (Tiếng Nga). NXB MGU - Matxcơva 1973 Khác
16. G.G. Marnat: Handbook of psychological assessment (second edition). A Wiley Interscience Publication John Wiley & Sons 1990, in tại USA Khác
17. J. Pogády, E. Guensberger: Những vấn đề cơ bản của bệnh lý học tâm thần (tiếng Slovackia). NXB Osveta - Martin 1987 Khác
18. Ruisel: Trí nhớ và nhân cách (tiếng Slovackia) NXB Viện hàn lâm khoa học Slovackia - Bratislava 1988 Khác
19. Word Health Organization: International statistical classification of diseases and related health problems (tenth revision), Geneva 1992 Khác
20. B.V. Zeigarnik: Tâm lý bệnh học (tiếng Nga). NXB Trường Đại học tổng hợp Matxcơva 1985 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w