Khái niệm mặt đối lập trong quy luật mâu thuẫn là sự khái quát nhữngmặt, những thuộc tính, những khuynh hướng… phát triển trái ngược nhaunhưng chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng v
Trang 1MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương I Lý luận chung về mâu thuẫn
1 Khái quát chung về quy luật mâu thuẫn
2 Nội dung của quy luật mâu thuẫn
3 Một số loại mâu thuẫn
4 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn
Chương II KTTT và mâu thuẫn biện chứng trong nền KTTT ở Việt
nam.
1 Khái quát chung về KTTT
2 KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
3 Những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình chuyển sang KTTT ở Việt
Trang 2tất cả quy luật và phạm trù của phép biện chứng Phép biện chứng duy vậtkhẳng định rằng: mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên đều tồn tại mâu thuẫnbên trong Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật và hiện tượng củagiới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người Mâu thuẫn tồn tại từ khi sựvật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc Trong mỗi một sự vật có thể có nhiều mâuthuẫn và sự vật trong cùng một lúc có rất nhiều mặt đối lập Mâu thuẫn này mất
đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành
Ở nước ta hiện nay việc phát hiện ra các cơ hội và thách thức; thuận lợi
và nguy cơ là trung tâm điểm của việc phát hiện và giải quyết mâu thuẫn, thựchiện chiến lược phát triển đất nước Bên cạnh đó, việc phát hiện và giải quyếthàng loạt các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa cũng là một nội dung quan trọng trong việc xâydựng các chính sách kinh tế xã hội Nước ta đã trải qua hơn 20 năm đổi mới,chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN đã đưa lại hiệu quả và đã tạonên những thành tựu to lớn đưa nước ta vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa Tuy nhiên, nền KTTT định hướng XHCN là một nền kinh tế quá
độ với điểm xuất phát và bản chất của chế độ cũ nên nó không tránh khỏi nhữngmâu thuẫn quá độ của nó Những mâu thẫn đó luôn chứa đựng những mặt tiêucựu mang tính nội tại và kìm hãm, gây trở ngại cho công cuộc đổi mới và pháttriển kinh tế đòi hỏi phải được giải quyết Giải quyết được những mâu thuẫn đó
sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển một cách vững chắc và ổn định theo đúng địnhhướng đã đặt ra
Qua thời gian nghiên cứu bộ môn Triết học và tình hình phát triển nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt nam, nhận thấy tầmquan trọng của phép biện chứng về mẫu thuẫn và những mâu thuẫn thực tế đangxảy ra trong nền kinh tế nước ta hiện nay cũng như những vướng mắc trong cácvấn đề chính trị xã hội có liên quan đến quá trình đổi mới và phát triển kinh tế,được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo PGS.TS Dương Thị Liễu và thầy giáo
PGS.TS Phạm Văn Sinh, tôi đã quyết định chọn đề tài : ''Phép biện chứng về
Trang 3mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong quá trình phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở Việt nam" cho bài tập tiểu luận
của mình
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Phụ lục tham khảo thì bài tập này trình bàytheo 3 chương sau :
Chương I : Lý luận chung về mâu thuẫn.
Chương II : KTTT và mâu thuẫn biện chứng trong nền KTTT ở Việt nam.
Chương III : Giải pháp cho nền KTTT ở Việt Nam hiện nay.
Mặc dù đã rất nhiều cố gắng nhưng do thời gian cùng vốn kiến thức cònhạn chế nên việc hoàn thành bài tập không thể tránh khỏi những thiếu sót nhấtđịnh Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo đóng góp của cô giáo và các bạn để cóthể bổ xung nâng cao vốn kiến thức của mình
Trang 4CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÂU THUẪN.
1 Kháí quát chung về quy luật mâu thuẫn
a Các khái niệm chung.
-Mâu thuẫn: từ trước đến nay đã có nhiều hình thức định nghĩa khác nhau
về mâu thuẫn, nhưng ta chỉ xét trên cơ sở khái niệm của phép biện chứng duyvật: Mâu thuẫn là mối liên hệ thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
-Mặt đối lập: là sự khái quát những mặt, những thuộc tính, những khuynhhướng trái ngược nhau trong một chỉnh thể làm nên sự vật và hiện tượng,chúng luôn có xu hướng loại trừ nhau nhưng lại là điều kiện tồn tại của nhau
-Thống nhất của các mặt đối lập :Nghĩa là các mặt đối lập nương tựa vàonhau, tạo ra sự phù hợp, cân bằng nhưng liên hệ phụ thuộc, quy định và ràngbuộc, mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề cho sự tồn tại của chínhmình và ngược lại
-Đấu tranh của các mặt đối lập: là sự bài trừ gạt bỏ phủ định lẫn nhau,chuyển hóa lẫn nhau của các mặt đối lập
b Vị trí và vai trò của quy luật:
-Quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứngduy vật và là hạt nhân của phép biện chứng duy vật
-Quy luật chỉ ra nguồn gốc bên trong, động lực của mọi sự vận động vàphát triển của thế giới khách quan
2 Nội dung của quy luật mâu thuẫn:
a Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Để hiểu được nội dung quy luật, trước hết cần nắm đươc khái niệm ''mặtđối lập'' Khái niệm mặt đối lập trong quy luật mâu thuẫn là sự khái quát nhữngmặt, những thuộc tính, những khuynh hướng… phát triển trái ngược nhaunhưng chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng vừa thống nhất với nhau lạivừa đấu tranh tiêu diệt lẫn nhau Trong đó thống nhất là tương đối, tạm thời cònđấu tranh là vĩnh viễn tuyệt đối Chính những mặt như vậy nằm trong sự liên hệ,tác động qua lại với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng Do đó cần phải phân
Trang 5biệt rằng mỗi mâu thuẫn phải có hai mặt đối lập nhưng không phải bất kỳ mặtđối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn Bởi vì trong các sự vật hiện tượng củathế giới khách quan, không phải chỉ tồn tại trong hai mặt đối lập mà trong cùngmột thời điểm mỗi sự vật có thể cùng tồn tại nhiều mặt đối lập, có những mặtđối lập là tồn tại thống nhất trong cùng một sự vật có liên hệ khăng khít vớinhau, tác động qua lại với nhau nhưng có khuynh hướng phát triển ngược chiềunhau, bài trừ, phủ định và chuyển hóa lẫn nhau mới tạo thành mâu thuẫn Ví dụnhư lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của phương thức sản xuất, chủnghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học …Mâu thuẫn là một chỉnhthể trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
* Sự thống nhất nhất của các mặt đối lập.
Trong một mâu thuẫn, hai mặt đối lập có quan hệ thống nhất với nhau Sự''thống nhất'' trong quy luật mâu thuẫn có nghĩa là hai mặt đối lập liên hệ vớinhau, ràng buộc nhau quy định lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề cho sựtồn tại của mình và ngược lại Nếu thiếu một trong hai mặt đối lập chính tạothành sự vật thì nhất định không có sự tồn tại của sự vật Bởi vậy sự thống nhấtcủa các mặt đối lập là điều kiện không thể thiếu được cho sự tồn tại của bất kỳ
sự vật, hiện tượng nào Sự thống nhất này do những đặc điểm riêng của bảnthân sự vật tạo nên Ví dụ, trong xã hội tư bản, giai cấp vố sản và giai cấp tư sản
là hai mặt đối lập thống nhất với nhau, nếu không có giai cấp vô sản tồn tại với
tư cách là một giai cấp bán sức lao động cho nhà tư bản thì cũng không có giaicấp tư sản tồn tại với tư cách là một giai cấp mua sức lao động của giai cấp vôsản để bóc lột giá trị thặng dư
Giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau, ''đồngnhất'' với nhau Vì vậy ''đồng nhất'' và ''thống nhất" trong trường hợp này làđồng nghĩa với nhau Song khái niệm ''đồng nhất'' còn có một nghĩa khác đó là
sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các măt đối lập Như vậy, theo quan điểm của phépbiện chứng, sự đồng nhất không tách rời với sự khác nhau, sự đối lập Mỗi sựvật vừa là bản thân nó, vừa là một cái khác với bản thân nó,trong sự đồng nhất
đã bao hàm sự khác nhau, sự đối lập
Trang 6Trong một mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập diễn ra có giớihạn, có khởi đầu, có kết thúc Giới hạn đó chính là sự tồn tại của vật Vì thế nóchỉ là hiện tượng tương đối tạm thời nhưng sự thống nhất giữa các mặt đối lập
đã tạo ra mâu thuẫn, tạo ra địa bàn cho sự đấu tranh giữa chúng và đấu tranhgiữa các mặt đối lập
Trong nền kinh tế thị trường, nếu khống có sự thống nhất giữa quan hệsản xuất và lực lượng sản xuất, tích lũy và tiêu dùng, giữa cung và cầu, giữachính sách kinh tế và chính sách xã hội … thì khó có thể thúc đẩy nền kinh tếphát triển Nghiên cứu về tính thống nhất giữa các mặt đối lập giúp chúng ta cómột thế giới quan đúng đắn trong việc nhận thức thực tiễn và áp dung trong viêcxây dựng nền kinh tế đất nước
* Sự đấu tranh của các mặt đối lập.
Tính thống nhất của các mặt đối lập mà ta xem xét ở trên chỉ là đặc tínhtạm thời, còn sự đấu tranh giữa chúng mới là cái thương xuyên diễn ra Kháiniệm "đấu tranh" giữa các mặt đối lập có nghĩa là các mặt đối lập bài trừ phủđịnh nhau Sự bài trừ, phủ định nhau trong thế giới vật chất được thể hiện dướinhững dạng khác nhau, cùng tồn tại trong một sự vật thống nhất như một chỉnhthể trọn vẹn nhưng không nằm yên bên ngoài nhau mà điều chỉnh chuyển hóalẫn nhau tạo thành động lực phát triển của bản thân sự vật.Ví dụ :Sự đấu tranhgiữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản được diễn ra dưới dạng xung đột vớinhau về nhiều mặt rất gay gắt và quyết liệt, chỉ có thể thông qua cách mạng xãhội bằng nhiều hình thức, kể cả bạo lực mới giải quyết được mâu thuẫn này mộtcách căn bản
Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp Quá trình ấy
có thể chia ra từng giai đoạn Mỗi giai đọan lại có những đặc điểm riêng của nó.Khi mới xuất hiện mâu thuẫn hai mặt đối lập chưa thể hiện rõ xung khắc gaygắt, mà được biểu hiện ở sự khác nhau của hai mặt đối lập-giai đoạn hình thànhmâu thuẫn Song không phải bất cứ sự khác nhau nào của các mặt cũng là mâuthuẫn Chỉ có hai mặt khác nhau nào liên hệ hữu cơ với nhau trong một chỉnh
Trang 7thể và có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau thì mới hình thành bước đầucủa mâu thuẫn.
Khi xung đột trở nên gay gắt, có điều kiện chín muồi, thì hai mặt đối lập
sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới
ra đời Sự vật mới là một thể thống nhất mới của hai mặt đối lập và quá trìnhđấu tranh lại diễn ra, sự chuyển hóa cuối cùng lại được thực hiện và một sự vậtmới hơn lại hình thành làm cho sự vật không thể tồn tại một cách vĩnh viễn Vìthế, đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, là động lực bên trong của sựvận động và phát triển
Với tư cách là hai trạng thái đối lập trong mối quan hệ qua lại giữa haimặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có quan hệ chặt chẽvới nhau Sự thống nhất có tính tam thời, tương đối, nghĩa là nó tồn tại trongtrạng thái đứng yên tương đối của các sự vật và hiện tượng Còn sự đấu tranhcủa mối quan hệ có tính tuyệt đối, nghĩa là nó phá vỡ sự ổn định dẫn đến sựchuyển hóa về vật chất của các mặt đối lập gắn liền với sự tự thân vận động, tựthân phát triển diễn ra không ngừng của các sự vật và hiên tượng trong thế giớivật chất
b Sự chuyển hóa của các mặt đối lập.
Sự chuyển hóa cuối cùng giữa hai mặt đối lập là sự kiện quan trọng nhấttrong quá trình vận động giải quyết mâu thuẫn của sự vật Nếu như đấu tranhgiữa các mặt đối lập không dẫn đến sự chuyển hóa cuối cùng thì mâu thuẫnchưa được giải quyết, sự vật vẫn là nó Chuyển hóa của các mặt đối lập chính làlúc mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời, đó chính làqúa trình diễn biến rất phức tạp với nhiều hình thức phong phú khác nhau Do
đó, không nên hiểu sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập một cách đơngiản là sự đổi chỗ cơ giới mà cần phải hiểu được cả hai mặt đối lập đều cùngvận động, phát triển lên một tính chất và trình độ mới, mâu thuẫn của sự cũng
có tính chất mới vì thế đòi hỏi phải có những biện pháp mới để giải quyết mâuthuẫn nhằm thúc đẩy sự vật phát triển
Trang 8Các hình thức chuyển hoá của các mặt đối lập là rất đa dạng, thôngthường có 3 hình thức chuyển hóa :
- Sự chuyển đổi vị trí của các mặt đối lập, đồng thời tính chất của mỗimặt đối lập đều có sự thay đổi Thí dụ, tính chất thống trị giai cấp được thay đổiqua các cuộc cách mạng xã hội, tư cách người mua và người bán trong nền kinh
tế thị trường
- Các mặt đối lập thủ tiêu lẫn nhau trong quá trình chuyển hoá và xác lậpmặt đối lập mới Thí dụ có hai giả thuyết khoa học cũ đều mất đi và xác lập giảthuyết mới
- Các mặt đối lập thâm nhập chuyển hoá lẫn nhau và cùng phát triển Thí
dụ như vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế…
Như vậy, từ những phân tích trên cho ta thấy trong thế giới hiện thực bất
kỳ một sự vật- hiện tượng nào cũng chứa đựng trong bản thân nó những mặt,những thuộc tính có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau Sự đấu tranh vàchuyển hoá của các mặt đối lập trong những điều kiện cụ thể tạo thành mâuthuẫn Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan phổ biến của thế giới Mâu thuẫnđược giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình thành, sự vật mới lại nảy sinhcác mặt đối lập và mâu thuẫn mới Các mặt đối lập này lại đấu tranh chuyểnhóa, phủ định lẫn nhau để trở thành sự vật mới hơn Cứ như vậy mà các sự vật,hiện tượng trong thế giới khách quan thường xuyên phát triển và biến đổi khôngngừng Vì vậy mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi sự phát triển, Lênintừng nói :"Sự phát triển là một cuộc "đấu tranh" giữa các mặt đối lập"
3 Một số loại mâu thuẫn.
Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi lĩnh vực của thế giới với nhữnghình thức rất đa dạng Tính đa dạng của mâu thuẫn do tính đa dạng của các mốiliên hệ trong sự vận động và phát triển của thế giới vật chất quy định Mỗi loạimâu thuẫn đều có những đặc điểm riêng và có vai trò khác nhau đối với sự pháttriển của sự vật
a Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
Trang 9Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa các yếu tố cấu thành một sự vậtnhất định Mâu thuẫn này bao giờ cũng là nhân tố quyết định bản chất và xu thếvận động của chính bản thân sự vật Ví dụ như mâu thuẫn giữa lực lượng sảnxuất và quan hệ sản xuất trong phương thức sản xuất nhất định.
Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa mặt đối lập của sự vật này vớimặt đối lập của sự vật khác Ví dụ mâu thuẫn giữa lực lượng cách mạng củaquốc gia này với bọn phản cách mạng trong một quốc gia khác
Việc phân chia mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài cần có quanđiểm lịch sử cụ thể và tuỳ phạm vi phân tích Mâu thuẫn bên trong có vai tròquyết định trực tiếp đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật Cònmâu thuẫn bên ngoài có vai trò hỗ trợ Mâu thuẫn bên ngoài muốn phát huy tácdụng nhất định phải thông qua mâu thuẫn bên trong Không thông qua mâuthuẫn bên trong, tư nó mâu thuẫn bên ngoài không thể phát huy được vai trò củamình Tuy nhiên mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài lại vận độngtrong sự tác động lẫn nhau Mỗi bước giải quyết mâu thuẫn này cũng là điềukiện để giải quyết mâu thuẫn kia Chẳng hạn, trong công cuộc xây dựng và pháttriển nước ta hiện nay, việc giải quyết những mâu thuẫn bên trong của đất nước
là điều kiện quyết định để giải quyết những mâu thuẫn bên ngoài trong quá trìnhhợp tác giữa các quốc gia
b Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
Mâu thẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sựphát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật Nó tồn tại gắn liền với sự vật từ khi
sự vật sinh ra đến khi sự vật kết thúc
Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diệnnào đó của sự vật, nó quy định sự vận động và phát triển của một mặt nào đócủa sự vật Mâu thuẫn cơ bản đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sựvật.Trong quá trình phát triển của mình, mâu thuẫn cơ bản là cơ sở hình thành
và chi phối các mâu thuẫn khác trong sự vật Khi mâu thuẫn cơ bản được giảiquyết thì sự vật sẽ thay đổi về chất Còn mâu thuẫn không cơ bản thì tồn tại baogiờ cũng gắn liền với mâu thuẫn cơ bản Ví dụ, mặc dù bị các quy luật cơ bản
Trang 10của nền kinh tế chi phối nhưng mâu thuẫn giữa sức phát triển nhanh của công cụsản xuất và công nghệ tiên tiến với sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên lànguyên liệu trực tiếp ở từng khu vực, có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triểncủa sản xuất Mâu thuẫn không cơ bản chỉ xuất hiện cùng với mâu thuẫn cơ bảnkhi sự vật hình thành, mà trong quá trình vận động, mâu thuẫn cơ bản có thểlàm nảy sinh mâu thuẫn không cơ bản Bởi vậy trong hoạt động thực tiễn, việcphân tích và nhận thức đúng hai loại mâu thuẫn này có ý nghĩa rất quan trọng,đặc biệt là trong hoạt động kinh tế.
c Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi bật lên hàng đầu ở mỗi giai đoạnphát triển của mọi sự vật
Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định đốivới quá trình phát triển của sự vật
Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu cũng có thể chuyển hoá chonhau trong quá trình phát triển của sự vật Việc xác định đúng từng loại mâuthuẫn sẽ cho phép con người tìm được những giải pháp phù hợp, tối ưu để giảiquyết mâu thuẫn, tạo diều kiện thúc đẩy sự vật phát triển
d Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, những tập đoànngười, những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau Ví dụ như mâuthuẫn giữa giai cấp phong kiến với giai cấp nông dân, mâu thuẫn giữa giai cấp
vô sản và giai cấp tư sản
Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những những lực lượng,khuynh hướng xã hội mà lợi ích về căn bản là nhất trí với nhau Ví dụ mâuthuẫn giữa các tầng lớp nông dân, giữa các bộ phận công nhân khác nhau, giữalao động trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn… ở nước tahiện nay
Phân biệt mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đố kháng có ý nghĩaquan trọng trong việc xác định phương pháp giải quyết mâu thuẫn Mâu thuẫnđối kháng theo nguyên tắc chung chỉ được giải quyết thông qua các cuộc cách
Trang 11mạng xã hội Còn mâu thuẫn không đối kháng, xu hướng phát triển của nó ngàycàng dịu đi Mâu thuẫn này được giải quyết vẫn phải tuân thủ nguyên tắc làthông qua đấu tranh nhưng bằng phương pháp hoà bình.
Trên đây là những nội dung và phân tích những nội dung cơ bản của quyluật mâu thuẫn, đó chính là cơ sở lý luận cho việc vận dụng quy luật này vàoviệc xây dựng những nguyên tắc chung trong quá trình xây dựng và phát triểnkinh tế
4 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn
- Xuất phát từ mâu thuẫn là hiện tượng khách quan phổ biến nên muốnphát hiện bản chất của mọi sự vận động và phát triển thì cần phải phân tíchđược mâu thuẫn vốn có của sự vật, xác định được những xu hướng vận động đốilập của mỗi sự vật mà ta phân tích, đồng thời phân tích xu hướng đối lập ấytrong tính thống nhất biện chứng của nó
- Xuất phát từ vai trò của đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc,động lực của mọi sự vận động phát triển nên về nguyên tắc chỉ có thể giải quyếtmâu thuẫn thông qua sự đấu tranh của các mặt đối lập Tuy nhiên biện pháp giảiquyết mâu thuẫn rất đa dạng Khi đấu tranh giải quyết mâu thuẫn của sự vật cần
có những quan điểm lịch sử cụ thể
Trang 12CHƯƠNG II: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM.
1 Khái quát chung về KTTT.
Trước hết ta tìm hiểu một số khái niệm :Khái niệm kinh tế hàng hóa, thịtrường, cơ chế thị trường
+Kinh tế hàng hóa :Là kiểu tổ chức kinh tế- xã hội mà trong đó sản phẩmsản xuất ra để bán, để trao đổi trên thị trường"
+Thị trường :Trong nền sản xuất, mọi sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đềuđược mua bán trên thị trường Thị trường là một tập hợp tất yếu và hữu cơ củatoàn bộ quá trình sản xuất và lưu thông hành hóa Nó ra đời và phát triển cùngvới sự ra đời và phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Thị trường gắn liền với địa điểm nhất định, trên đó diễn ra những quátrình trao đổi, mua bán hàng hóa
- Sản xuất hàng hóa phát triển, lượng sản phẩm hàng hóa lưu thông trênthị trường ngày càng dồi dào, phong phú, thị trường được mở rộng, khái niệmthị trường được hiểu đầy đủ hơn Đó là lĩnh vực trao đổi hàng hóa thông quatiền tệ làm vật môi giới
- Ngày nay các nhà kinh tế học thống nhất với nhau khái niệm về thịtrường như sau :Thị trường là một quá trình mà trong đó người bán và ngườimua tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và sản lượng
+Cơ chế thi trường :là cơ chế tự điều chỉnh nền kinh tế hàng hóa dưới sựtác động khách quan của các quy luật kinh tế vốn có của nó, cơ chế đó giảiquyết những vấn đề cơ bản của nền kinh tế
Từ đó ta có khái niệm:" Nền kinh tế mà trong đó những vấn đề cơ bảncủa nó do thị trường quyết định, vận động theo cơ chế thị trường gọi là "nềnkinh tế thị trường""
* Đặc điểm của nền KTTT.
Có thể nói, KTTT là kinh tế hàng hóa phát triển ở giai đoạn cao KTTT làmột loại hình mà trong đó, các mối quan hệ kinh tế giữa con người với con
Trang 13người được biểu hiện thông qua thị trường, tức là thông qua việc mua- bán, traođổi hàng hóa- tiền tệ Trong KTTT, các quan hệ hàng hóa- tiền tệ phát triển, mởrộng, bao quát nhiều lĩnh vực, có ý nghĩa phổ biến đối với người sản xuất vàngười tiêu dùng Do nảy sinh và hoạt động một cách khách quan trong nhữngđiều kiện lịch sử nhất định, KTTT phản ánh trình độ văn minh và sự phát triểncủa xã hội, là nhân tố phát triển sức sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xãhội tiến lên Tuy nhiên, KTTT cũng có những khuyết tật tự thân, đặc biệt là tính
tự phát mù quáng, sự cạnh tranh lạnh lùng, dẫn đến sự phá sản, thất nghiệp,khủng hoảng chu kỳ
KTTT trước hết là kinh tế hàng hóa, với đặc trưng phổ biến của nó làngười sản xuất làm ra sản phẩm với mục đích để bán, để trao đổi chứ khôngphải để tự tiêu dùng, hay sản phẩm dư thừa ngẫu nhiên như trước
KTTT là nền kinh tế có sự đa dạng về hình thức sở hữu, về thành phầnkinh tế, về hình thức phân phối
KTTT được sử dụng như một công cụ, một phương tiện để phát triển lựclượng sản xuất, phát triển kih tế phục vụ lợi ích của đa số nhân dân lao độngnhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh
KTTT là nguồn lực tổng hợp to lớn về nhiều mặt có khả năng đưa nềnkinh tế vượt qua khỏi thực trạng thấp kém, đưa nền kinh tế hàng hóa phát triển
kể cả trong điều kiện vốn, ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp
KTTT luôn vận động, phát triển tái sinh, do đó để nâng cao hiệu lực quản
lý của Nhà nước, các chính sách kinh tế vĩ mô phải thường xuyên được bổ xunghoàn thiện
KTTT gắn liền với Nhà nước pháp quyền và Nhà nước sẽ quản lý chủyếu bằng pháp luật
2.Kinh tế thi trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam.
a Sự cần thiết khách quan phải phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở Việt nam.
Lịch sử phát triển của sản xuất và đời sống của nhân loại đã và đang trảiqua hai kiểu tổ chức kinh tế thích ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản
Trang 14xuất và phân công lao động xã hội, hai thời đại kinh tế khác hẳn nhau về chất.
Đó là thời đại kinh tế tự nhiên, tự cung- tự cấp; và thời đại kinh tế hàng hóa màgiai đoan cao của nó được gọi là KTTT
Kinh tế tự nhiên là kiểu tổ chức kinh tế- xã hội đầu tiên của nhân loại Đó
là phương thức sinh hoạt kinh tế ở trình độ ban đầu là sử dụng những tặng vậtcủa tự nhiên và sau đó được thực hiện thông qua những tác động trực tiếp vào
tự nhiên để tạo ra những giá trị sử dụng trong việc duy trì sự sinh tồn của conngười
Kinh tế hàng hóa, bắt đầu bằng kinh tế hàng hóa đơn giản, ra đời từ khichế độ Cộng sản nguyên thủy tan rã, dựa trên hai tiền đề cơ bản là có sự phâncông lao động xã hội và có sự tách biệt về kinh tế do chế độ sở hữu khác nhau
về tư liệu sản xuất Chuyển từ kinh tế tự nhiên, tự cung- tự cấp sang kinh tếhàng hóa là đánh dấu bước chuyển sang thời đại kinh tế của sự phát triển, thờiđại văn minh của nhân loại
KTTT là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa và có những đặctrưng cơ bản như: phát triển kinh tế hàng hóa, mở rộng thị trường, tự do kinhdoanh, tự do thương mại, tự định giá cả, đa dạng hóa sở hữu, phân phối do quan
hệ cung cầu đó là cơ chế hỗn hợp "có sự điều tiết vĩ mô" của Nhà nước đểkhắc phục những khuyết tật của nó
Cho đến đầu những năm 90, về cơ bản, trong nền kinh tế nước ta, sảnxuất nhỏ vẫn còn là phổ biến, trạng thái kinh tế tự nhiên, hiện vật, tự cung- tựcấp còn chiếm ưu thế Xã hội Việt Nam, về cơ bản vẫn dựa trên nền tảng củavăn minh nông nghiệp lúa nước, nông dân chiếm đại đa số Việt Nam vẫn làmột nước nghèo nàn, lạc hậu và kém phát triển Phát triển trở thành nhiệm vụ,mục tiêu số một đối với toàn Đảng, toàn dân ta trong bước đường đi tới Muốnvậy phải phát triển kinh tế hàng hoá, phát triển nền KTTT, thực hiện công cuộccông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
b.Một số đặc điểm chung của nền KTTT ở Việt Nam.
Chuyển nền kinh tế từ hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung-quanliêu- bao cấp sang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế