Ôn thi: Đồng chí

5 467 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Ôn thi: Đồng chí

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đồng chí (Chính Hữu) “Đồng chí” là bài thơ hay nhất của Chính Hữ viết về người nông dân mặc áo lính trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Bài thơ được sáng tác vào đầu 1948 sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông 1947. Đã qua đi rồi hơn nửa thế kỷ song hình người ảnh người chiến sĩ vệ quốc “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” sừng sững giữa đời như của thời đại. Người lính là đề tài tiêu biểu trong văn học cách mạng Việt Nam 1945-1975. Cuộc đời người lính giản dị gian khổ nhưng đã trở thành nguồn cảm hứng say mê cho biết bao nhà thơ. Họ yêu mến anh, cảm phục anh bằng thứ tình yêu chân thành giành cho người lính Cụ Hồ. “Đồng chí” ca ngợi tình cảm đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó của những người lính trong kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí là tình cảm mới, tình cảm cách mạng của những người cùng chung lý tưởng cộng sản, một thứ tình cảm mới nảy sinh sau cách mạng tháng tám. Đồng chí - trở thành tiếng xưng hô của những người cùng chung lý tưởng. Bảy dòng đầu tiên miêu tả quá trình hình thành tình đồng chí. Mở đầu bài thơ thật tự nhiên: “Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Tôi với anh đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.” Những câu thơ đầu như một lời tâm tình của hai người đồng chí, hai người chiến sĩ đều xuất thân nghèo khó. Một người từ miền biển “nước mặn đồng chua”, một người vùng trung du “đất cày lên sỏi đá”. Hai thành ngữ có 1 sức gợi rất lớn về những miền quê nghèo của đất nước Việt Nam. Xuất thân nông dân đó là bản chất anh bộ đội cụ Hồ, anh bộ đội từ nhân dân mà ra và vì nhân dân chiến đấu. Giữa họ có sự gần gũi về lý tưởng, hoàn cảnh sống và chiến đấu. “Anh với tôi hai người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.” Đất nước có giặc, tình yêu xóm láng đã thôi thúc họ ra lính, cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương. Họ về đây không phai do cái nghèo xô đẩy mà để cùng dứng trong một đội ngũ chiến đấu vì đất nước. “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ” nghĩa là cùng nếm trải chia sẻ buồn vui sướng khổ của cuộc đời người lính. Sự gắn bó thân thiết, hiểu nhau như một lẽ tất nhiên họ đã thành đồng chí của nhau. Như vậy cơ sở của tình đồng chí chính là sự gần gũi trong hoàn cảnh xuất thân, hoàn cảnh chiến đấu và đặc biệt là sự gắn bó cùng chung lý tưởng. Về mặt câu chữ, câu thơ “đồng chí” gồm hai tiếng đứng riêng thành một dòng thơ như khép lại ý thơ trên. Âm hưởng trầm lắng của dòng thơ hai tiếng làm cho câu thơ giống như một khoảng lặng giữa bài thơ gây một ấn tượng sâu đậm, một âm vang ấm áp. Mười dòng thơ tiếp là tình đồng chí trong chiến đấu. Họ thấy hiểu hoàn cảnh riêng của bạn. “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” Là đồng đội của nhau nên người chiến sĩ thấu hiểu hoàn cảnh riêng của nhau. Ra đi, họ bỏ lại sâu lưng tất cả: ruộng nương, nhà cửa và những 2 người thân khôn nguôi nhớ thương anh, nghĩa là sẵn sàng hy sinh cái riêng tư, vì trí lớn, vì lý tưởng. Những hình ảnh ruộng nương, gian nhà không, giếng nước gốc đa chính là hình ảnh thân thương của quê hương và gia đình. Cái “mặc kệ” ở đây không phải là sự vô tình và chính là sự nén lòng để dứt khoát ra đi vì lý tưởng. Trong thơ chống Pháp ta đã bắt gặp rất nhiều câu thơ như thế nói lên quyết tâm lên đường bỏ lại sau lưng tất cả tình riêng, vì trí lớn. Trong bài “Nhớ” nhà thơ Hồng Nguyên cũng đã từng viết: “Ba năm rồi gửi lại quê hương Mái lều tranh tiếng mõ đêm trường. Luống cày đất đỏ ít nhiều người vợ trẻ mòn chân bên cối gạo canh khuya.” Những câu thơ tiếp, nhà thơ Chính Hữu còn nhắc tới những kỷ niệm gian khổ trong cuộc đời người lính. “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày” Trong đoạn thơ, tác giả nhắc tới nhièu chi tiết chân thực về cuộc sống gian khổ thiếu thốn của người lính buổi đầu đánh Pháp. Có lẽ gia nhập cuộc chiến, người lính không ai quên được những cơn sốt rét rừng và những người lính đã cùng sẻ chia với nhau những gian khổ; dấu ấn của sốt rét rừng quái ác đã từng để lại trên gương mặt, trên nước da, hình hài người chiến sĩ: “Tây tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm” (“Tây tiến” – Quang Dũng) 3 Đây là những chi tiết rất chân thực về cuộc sống gian khổ thiếu thốn buổi đầu cuộc kháng chiến. Cái thiếu thốn gian khổ đã từng được Hồng Nguyên ghi lại. “Áo vải chân không đi lùng giặc đánh”. Chính Hữu cũng từng viết trong ngày về “Rách tả tơi đôi giày vạn dặm / Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa”. Nhưng có lẽ không ở đâu chi tiết lại chân thực, cụ thể như ở trong bài thơ này. Những câu ngắn, giọng thơ châm rãi, âm hưởng lắng sâu như diễn tả cái nghẹn ngào mỗi khi nhắc đến những khó khắn thiếu thốn. Sức mạnh nào giúp họ vượt qua khó khăn thiếu thốn và đứng vững? Đó chính là tình thương của những người đồng đội: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” Cái nắm tay không nói nên lời, cái nắm tay rất lính. Hai bàn tay truyền sang nhau hơi ấm của tình đồng đội, xoá đi cái rét buốt của rừng đêm, truyền sang nhau cái nghị lực vượt lên hoàn cảnh. “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giắc tới Đầu súng trăng treo” Ba câu cuối vẽ lên một cảnh thực trong đêm phục kích chờ giặc và vẻ đẹp tâm hồm của người chiến sĩ. Ba câu thơ trước hết miêu tả hoàn cảnh chiến đấu gian nan, khắc nghiệt của người chiến sĩ. “Đêm tối, rừng hoang sương muối” – là những chi tiết rất chân thực của cuộc chiến chống Pháp. Từ sự chân thực của hoàn cảnh, người lính phát hiện ra vẻ đẹp của vầng trăng treo nơi đầu súng. “Đầu súng trăng treo” là một hình ảnh thực nhưng cũng rất nên thơ lãng mạn, mang ý nghĩa tượng trưng. Câu thơ trước hết cho ta thấy sự hoà hợp giữa ba chủ thể: người lính, khẩu súng và vầng trăng. Thú vị hơn là hai hình ảnh tưởng như đối lập nhau – súng và trăng- một bên gợi chiến tranh, 4 một bên gợi cuộc sống yên bình- lại hoà hợp cùng nhau. Sự hoà hợp ấy khiến lời thơ chất chứa hàm súc mở rộng: súng và trăng, thép và thơ, thực và ảo,chiến sỹ và thi sỹ…Hình ảnh thơ giống như con mắt thơ làm bừng sáng bài thơ. “Đồng chí” là bài thơ hay viết về tình đồng đội. Đó là tình cảm mới, tình cảm cách mạng nảy sinh trong thời đại cách mạng. Đó là mối tình có cơ sở vững chắc dựa trên tình giai cấp của những người cùng cảnh ngộ, được rèn luyện qua thử thách, tôi luyện trong chiến tranh. Đó cũng là tình cảm đẹp thiêng liêng, là cơ sở tạo nên sức mạnh tinh thần giúp những người lính chiến thắng. 5 . Đồng chí (Chính Hữu) Đồng chí là bài thơ hay nhất của Chính Hữ viết về người nông dân mặc áo lính trong những năm. người lính Cụ Hồ. Đồng chí ca ngợi tình cảm đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó của những người lính trong kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí là tình cảm

Ngày đăng: 29/06/2013, 01:25