1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ôn thi nam cao- chương trình văn 11.

13 519 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 171,5 KB

Nội dung

Ngày 1- 1- 2009 MÂY TRẮNG 2008-2009 ƠN THI NAM CAO. ( 1915 - 1951). Chương trình lớp 11. Trần Hữu Tri Nhà văn Nam Cao Sinh: 29 tháng 10, 1917 tại Hà Nam Nghề nghiệp: Nhà văn Quốc tịch: Việt Nam Trường phái: Truyện ngắn Tác phẩm chính: Kịch: Đóng góp Tiểu thuyết: Truyện người hàng xóm, Sống mòn Truyện ngắn: Chí Phèo, Lão Hạc, Đơi mắt Cuộc đời: 1, Tên thật: Trần Hữu Tri; các bút hiệu khác : Thúy Rư, Xn Du, Nguyệt, Nhiêu Khê . - Q ơng tại làng Đại Hồng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam - nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam . Ơng đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao .  M/quê này trở thành đề tài quen thuộc trong truyện của NC, với cái tên làng Vũ Đại. Cũng như mọi m/quê VN trước CM, đây là vùng quê chiêm trũng, c/sống nghèo đói quanh năm, nạn cường hào rất nặng. - Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, đông con, luôn sống trong cảnh túng thiếu. 2, Con đường đời: + Xuất thân từ một gia đình bậc trung Cơng giáo, cha Nam Cao là ơng Trần Hữu Huệ, thợ mộc, làm thuốc, mẹ là bà Trần Thị Minh làm vườn, làm ruộng và dệt vải. Nam Cao học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ơng xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung. Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung ơng đã phải về nhà 1 Ngày 1- 1- 2009 MÂY TRẮNG 2008-2009 chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi. + Học vấn, bậc thành chung- Riêng NC, được gia đình cho ăn học tử tế; vào SG kiếm sống, thực hiện mơ ước đi xa, tập s/tác, mở mang kiến thức, trau dồi tài năng; song vì sức khoẻ, về quê, rơi vào cảnh thất nghiệp; Lên HN, dạy học trong một trường tư thục ( trường Bưởi), song vì h/c XH lúc đó không yên, nên thất nghiệp, về quê sống trong cảnh khốn khó, viết văn kiếm sống lay lắt.  C/S lay lắt vì bò thất nghiệp; c/s gia đình ở quê khó khăn. + 1943, NC bí mật tham gia Hội VHoá cứu quốc do ĐCS tổ chức, l/đ, ông tham gia cướp chính quyền ở quê. làm CT xã, sau đó, tham gia Hội Vhoá cứu quốc tại HN, + 1946, đi NTiến, rồi về làm công tác tuyên truyền ở HNam. + 47 - 58, Làm công tác tuyên truyền văn nghệ ở vùng ch/khu VB, ở các báo Cứu Quốc, K/nạp vào ĐCS. + 50, tình nguyện tham gia ch/dòch Biên giới. + 30/11/1951, trên đường đi công tác vùng sau lưng đòch thuộc Lỉên khu NC bò đòch phục kích bắt được và bắn chết ở Hoàng Đan ( nay NBình). Ông mất khi đang ấp ủ cuốn t/thuyết về làng quê của ông đang đứng lên trong CM và kh/ch. 3, Vò trí của NC trong nền VH dân tộc: * Ông là nhà văn có vò trí hàng đầu trong nền VH VN thế kỉ 20, và là một trong những đại diện x.sắc nhất cuả trào lưu VH h/th trước 45, NC là một trong những cây bút t/biểu nhất của chặng đầu nền VH mới sau CM. Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về VH- NT đợt I, 1996.  Cuộc đời lao động nghệ thuật của Nam Cao với lý tưởng nhân đạo, lý tưởng CM và sự hy sinh cao cả của ơng mãi là tấm gương cao đẹp của một nhà văn chiến sỹ. Con người: Nét nổi bật: 1, Tâm trạng bất hoà sâu sắc đ/với XH đương thời. - Nhận thức sâu sắc h/c XH cũ bạo tàn bóp nghẹt sự sống, h/toàn thui 2 Ngày 1- 1- 2009 MÂY TRẮNG 2008-2009 chột nhân cách con người, Nỗi bi phẫn của con người trí thức có ý thức về sự sống mà không được sống, NC căm ghét sâu sắc cái XH ngột ngạt đó. Nguồn gốc của t/th CM có gốc gác sâu sắc từ đây. ( từ cảnh ngộ của nhà văn) 2, Sự gắn bó ân tình sâu nặng, thiết tha đ/v bà con nông dân ruột thòt ở q/hương nghèo; giàu ân tình đối với người nghèo khổ bị áp bức và bị khinh miệt trong xã hội cũ. - Điều này có l/q chặt chẽ đến ngòi bút NC.  Găn bó sâu sắc đ/v nh/d LĐ. cái gốc nhân đạo của t/g càng sâu, chắc. 3, T/th tự đ/tr trung thực đến tôït độ với bản thân mình để tự vượt lên mình, cố khắc phục t/lí lối sông tiểu tư sản. ( đặc điểm nổi bật), ( thể hiện trong c/đ; trong s/t) - Nam Cao có vẻ bề ngồivụng về, ít nói, khn mặt lúc nào cũng lạnh lùng, khó gần gũi, nhưng bên trong, đời sống nội tâm của ơng ln ln sơi sục, có khi căng thẳng. - Trung thực đến tột đo ävới chính bản thân mình, đ/tr để tự vượt lên chính mình nhằm vươn tới lí tưởng cao đẹp và nhân văn; luôn khao khát tâm hồn thanh sạch. mơ tới những cách sống, nhưng con người thật đẹp ( 8-1950, Nhật kí ở rừng) - T/p: Sự giằng xé dữ dội đau đớn của lớp trí thức tự mình vượt lên để h/thiện nhân cách, vươn tới c/sống có ý nghóa. - Gía trò nhiều mặt SNST gắn liền với cuộc đ/tr tư tưởng trung thực trong c/đ cầm bút của nhà văn. ( từ những năm 36, với những trang viết đầy cảm xúc l/mạn. nhưng rồi h/th đau xót của c/s XH thời bấy giờ đã hướng ngòi bút của ông sang khuynh hướng h/th, từ h/th phê phán sang h/th CM.) 4, NC là con người có hoài bão, khát vọng lớn, làm những việc có ý nghóa, có ích cho đời, dù phải chòu bao nỗi vất vả cơ cực. Vì thế khi có cơ hội ông tham gia CM hết mình bằng tất cả niềm tin, không nề hà việc gì, miễn sao có lợi cho CM, cho k/ch, cho việc XD một nền v/nghệ mới. 5, Luôn luôn suy tư về bản thân, về c/sống, về đồng loại, thích đề lên những khái quát, triết lí sâu sắc và mới mẻ.  Tấm gương cao đẹp của một chiến sĩ - nhà văn. Trong SNST của mình NC ln nhất qn trong ngòi bút của mình. Ơng ln suy nhĩ: Sống và viết. 3 Ngày 1- 1- 2009 MÂY TRẮNG 2008-2009 QĐST không nằm trong dạng văn nghị luận, mà nằm rải rác trong nhiều tác phẩm: SM, ĐT, ĐM . Nhà văn Nam Cao là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỷ XX. Nhiều truyện ngắn của ông được đánh giá là mẫu mực cho thể loại văn học hiện thực. Đặc biệt một số nhân vật trong các truyện ngắn của nhà văn Nam Cao trở thành những hình tượng điển hình, được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày như : Chí Phèo, Thị Nở, . Quan diểm nghệ thuật: - Nghệ thuật phải vì con người- Q/niệm nghệ thuật vị nhân sinh. +Văn chương phải hướng về đời sống cơ cực của đông đảo quần chúng nghèo khổ. + Văn chương chân chính phải có nôị dung nhân đạo sâu sắc.  Gía trị hiện thực và giá trị nhân đạo cảu t/p vh.Trong hai giá trị đó, tư tưởng nh/đ là giá trị sâu sắc và có ý nghĩa hơn cả. + Nghệ thuật đòi hỏi người cầm bút phải có lương tâm và không ngừng tìm tòi sáng tạo- Coi lao động nghệ thuật đòi hỏi sự tìm tòi, sáng tạo. + Coi lao động nghệ thuật là hoạt động công phu, tỉ mỉ, nghiêm túc. Đòi hỏi người cầm bút phải có lương tâm. Cẩu thả đó là sự bất lương, đê tiện.  Nhà văn có ý thức rất sâu sắc về QĐNT đó của mình, QĐ đó chi phối trong toàn bộ s/t.  Q/định chỗ đứng trong lòng người đọc và làng văn.  Đưa nhà văn lên vị trí tiên phong khi đưa nghệ thuật chân chính vào đ/sống v/nghệ. NC là nhà văn có trái tim lớn. NC là một nghệ sĩ lớn. Sự nghiệp văn chương: 1 - Trước CMT8: Ông là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc. + Đề tài: Ngươì trí thức tiểu tư sản nghèo. Người nông dân. + Đề tài người trí thức tư sản:  Tác phẩm tiêu biểu: Những truyện không muốn viết. Trăng sáng.(Giăng sáng) Mua nhà. Truyện tình Quên điều độ. Cười. Nước mắt. Đời thừa. Tiểu thuyết: "Sống mòn" 4 Ngày 1- 1- 2009 MÂY TRẮNG 2008-2009 Nội dung: + Phản ánh sinh động chân thực tình cảnh khốn khó, tủi buồn của người trí thức tiểu tư sản nghèo trong một xã hội ngột ngạt bế tắc. + Đi sâu vào bi kịch tinh thần của con người có ý thức về sự sống, khao khát vươn lên một cuộc sống có ý nghĩa, muốn hoàn thiện nhân cách và sống bằng tình yêu thương nhưng bị đời sống thực tế cơm áo gạo tiền làm cho họ phải sống cuộc sống "đời thừa" vô nghĩa, phải "sống mòn" và bị xói mòn về nhân cách. + Ghi lại cuộc sống vật lộn tư tưởng của người tiểu tư sản đấu tranh với sự cảm dỗ của cuộc sống hưởng lạc và lối sống ích kỷ dung tục tiểu tư sản để vươn lên lẽ sống nhân đạo. + Lên án mạnh mẽ cái XH ngộⴠngạt bế tắc đã bóp nghẹt quyền sống và huỷ hoại tâm hồn con người. → Tinh nhạy trước tình trạng con người sống không ra người, bị mất nhân phẩm, nhân tính, nhân cách bị h/cảnh xh đẩy tới. → Trong truyện của NC, trang nào nhân vật đối diện chỗ kiệt cùng nhất của đ/s con người VNam kia, để rồi từ đó buộc người ta phải bộc lộ mình ra, trước hết là tâm lí, nhân cách, rồi tiếp sau gùng là nổi đau khôn nguôi của con người. ( NMChâu)  Đề tài người nông dân Tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo Lão Hạc Một đám cưới Một bữa no Lang Rận Điếu văn Mua danh Tư cách mõ Trẻ con không được ăn thịt chó Dì Hảo; . Nội dung: + Tỏ ra cảm thông sâu sắc với số phận khốn cùng của người nông dân trong XH nông thôn lúc đo,?? hoặc bị áp bức bất công hoặc bị hắt hủi, bị xúc phạm về nhân phẩm. + Xoáy sâu vào tình trạng bất công ở nông thôn những người nông dân lương thiện càng hiền lành nhẫn nhục càng bị đạp dúi xuống, không cách gì cất đầu lên được. Nam Cao xứng đáng là "nhà văn của người nông dân". 5 Ngày 1- 1- 2009 MÂY TRẮNG 2008-2009 Hạn chế: Trước CMT8 chưa thấy được sức mạnh & khả năng đổi đời của người nông dân Tóm lại: Dù viết về đề tài gì, Nam Cao cũng quan tâm đến điều làm cho ông day dứt, đau đớn là tình trạng con người bị xói mòn nhân phẩm, thậm chí bị huỷ diệt cả nhân hình lẫn nhân tính . 2 Sau cách mạng Tháng Tám 1945: + Là cây bút văn xuôi nổi tiếng ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm tiêu biểu: "Nhật ký ở rừng" Bút ký : "Chuyện biên giới" Truyện ngắn "Đôi mắt" Là những sáng tác mở đầu cho nền văn xuôi cách mạng. Tóm lại: Truyện ngắn Nam Cao có nghệ thuật trong kết cấu và ngôn từ . Nhiều truyện của ông mang tính cách tâm lý đến bây giờ vẫn còn là những khuôn thước tốt cho người muốn bước vào lãnh vực truyện ngắn. Với Nam Cao, ta có thể nói như với Edgar Poe, truyện ngắn đã thành hình và có quy luật riêng của nó . Giá trị con người được đề cao trong truyện của Nam Cao, nhất là trong truyện ngắn nổi danh Chí Phèo mà trước đây ít người được biết. Nêu ngắn gọn: Nam Cao tên thật Nguyễn Hữu Trí các bút hiệu khác : Thúy Rư, Xuân Du, Nguyệt, Nhiêu Khê sinh ngày 20 tháng 10 năm 1917 tại Ðại Hoàng, Lý Nhân tỉnh Hà Nam mất ngày 30-11-1951 tại Ninh Bình khởi viết năm 1936 trên các báo : • Tiểu Thuyết Thứ Bảy 6 Ngày 1- 1- 2009 MÂY TRẮNG 2008-2009 • Ích Hữu tác phẩm đã xuất bản : • Ðôi Lứa Xứng Ðôi (truyện ngắn. 1941) • Nửa Ðêm (truyện ngắn 1944) • Cười (truyện ngắn 1946) • Ðôi Mắt (truyện ngắn 1954) • Ở Rừng (nhật ký 1948) • Truyện Biên Giới (1951) • Sống Mòn (truyện dài 1956 tb 1970) • Chí Phèo (truyện ngắn, 1957) • Truyện Ngắn Nam Cao (1960) • Một Ðám Cưới (truyện ngắn 1963) • Tác Phẩm Nam Cao (tuyển 1964) • Nam Cao Tác Phẩm 1 và 2 (1976 và 1977) • Tuyển Tập Nam Cao 1 và 2 (1987 và 1993) • Ðời Thường (truyện ngắn) Phong cách nghệ thuật: + Nam Cao có tài đặc biệt trong việc phân tích và diễn tả tâm lý nhân vật. + Kết cấu truyện của Nam Cao rất chặt chẽ, ông theo dòng suy nghĩ của nhân vật mà kết cấu truyện, nên vẫn hợp lí chặt chẽ. + Thành công trong lối đối thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật. + Những truyện của Nam Cao có tính triết lí sâu sắc. + Truyện của Nam Cao luôn thay đổi giọng điệu, trong đó có hai giọng điệu cơ bản: giọng tự sự lạnh lùng và giọng trữ tình sôi nổi tha thiết. Hai giọng văn đối lập nhau cứ chuyển qua lại, tạo nên những trang viết thú vị, lôi cuốn. + Cách vào đề của tác phẩm tự nhiên, nhiều khi khá đột ngột, có tác dụng lôi cuốn người đọc đi vào trung tâm câu chuyện. Nam Cao đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển phong phú của ngôn ngữ văn xuôi ở nước ta. Vơí Nam Cao, truyện ngắnViệt Nam thể hiện đầy đủ tính hiện đại, đồng thời đạt tới độ hoàn thiện. Có thể nói Nam Cao là nhà văn đã có những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà. Người có công hoàn thiện thể loại truyện ngắn, góp phần hiên đại hoá văn xuôi dân tộc bằng những sáng tác đạt đến một tinh thần nhân đạo sâu sắc. 7 Ngày 1- 1- 2009 MÂY TRẮNG 2008-2009 Chí Phèo - Thị Nở trong tranh Hoàng Minh Tường. DẠNG ĐỀ: Câu 1, Giá trị nhân đạo trong các tác phẩm của Nam Cao??? - Nhân đạo + Nhân đạo là gì? + Biểu hiện của tinh thần nhân đạo: Yêu thương con người, cảm thông sâu sắc với những nỗi đau của con người, thông cảm với hoàn cảnh sống của nhân vật (nhiều khi tinh thần nhân đạo được phản ánh ngay trong những giá trị hiện thực), hướng con người một cuộc sống tốt đẹp hơn …đều là những biểu hiện của tinh thần nhân đạo. - Tinh thần nhân đạo trong tác phẩm của Nam Cao + Khái quát về các tác phẩm của Nam Cao, các đề tài chính (đời sống của người nông dân và trí thức nghèo) + Tinh thần nhân đạo thể hiện trong tác phẩm của Nam Cao như thế nào? bằng những hình ảnh gì? trong tác phẩm nào? Vấn đề tác giả đặt ra trong tác phẩm là gì? + Giá trị nhân đạo biểu hiện trong tác phẩm của Nam Cao có gì khác so với các nhà văn khác ở các tác phẩm khác không? (có thể so sánh với các tác phẩm Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ) v.v Câu 2, Nêu và nhận xét những quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước 1945 Tính độc đáo riêng về phong cách của tác giả: Người viết phải khám phá, tìm tòi, sang tạo trong phong cách diễn đạt, trong nội dung, nghệ thuật để tạo cho mình một phong cách riêng biệt. Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào cũng đã là một sự bất lương. Sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. - Qua sự lên án gay gắt của Nam Cao về sự cẩu thả trong nghề viết văn, tác giả muốn nói cho người đọc về lương tâm của người cầm bút: “ Văn chương không cần những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những kẻ biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi; sang tạo những gì chưa có”. - Nam Cao đã đánh tan định kiến cho rằng sang tác văn chương chỉ cần một chút khéo tay và kĩ xảo là đủ. Ông cho rằng nghề văn là một nghề sang tạo; viết văn là cả một quá trình lao động nghiêm túc vất vả 8 Ngày 1- 1- 2009 MÂY TRẮNG 2008-2009 để khám phả, sang tạo nghệ thuật. “Một tác phẩm thật có giá trị phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn. Nó phải ca ngợi tình thương lòng bác ái, sự công bình. Nó làm cho người xích lại gần người hơn”. - Nam Cao cho rằng viết văn phải hết sức trung thực. “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, càng không nên là ánh trăng lừa dối”. - Theo Nam Cao, một tác phẩm có giá trị phải có các đặc điểm: + Tác phẩm ấy phải hướng tới giá trị nhân đạo cao cả. + Nội dung trong tác phẩm phải xoay quanh vấn đề về số phận con người: buồn, vui, hoà bình, đấu tranh giành lấy cuộc sống hạnh phúc, công băng, hoà hợp. Trong hoàn cảnh xã hội thực dân phong kiến, trong cái thị trường văn chương bát nháo ấy, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao nêu lên thật sâu sắc và tiến bộ. Câu 1 (2 điểm): Anh/ chị hãy nêu những nét chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám. ( Bài thi đạt điểm tối đa) Nam Cao là một nhà văn lớn của nền văn học hiện thực phê phán nói riêng và là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam nói chung. Sở dĩ Nam Cao có một vị trí xứng đáng như vậy bởi cả cuộc đời cầm bút của mình, ông luôn trăn trở để nâng cao "Đôi Mắt" của mình. Tất cả những gì Nam Cao để lại cho cuộc đời chính là tấm gương của một người "trí thức trung thực vô ngần" luôn tự đấu tranh để vươn tới những cảnh sống và tâm hồn thật đẹp. Với những nét tiêu biểu như vậy, Nam Cao đã thể hiện qua một hệ thống các quan điểm sáng tác của mình trước cách mạng tháng Tám. Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám được thể hiện qua "Trăng Sáng" và "Đời Thừa". Trong "Trăng Sáng", nhà văn quan niệm văn chương nghệ thuật phải "vị nhân sinh", nhà văn phải viết cho hay, cho chân thực những gì có thật giữa cuộc đời, giữa xã hội mà mình đang sống. Ông viết "Chao ôi! Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than". Đó chính là quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. Trước cách mạng, Nam Cao mang tâm sự u uất, đó không chỉ là tâm trạng của một người nghệ sĩ "tài cao, phận thấp, chí khí uất" (Tản Đà) mà đó còn là tâm sự của người người trí thức giàu tâm huyết nhưng lại bị xã hội đen tối bóp nghẹt sự sống. Nhưng Nam Cao không vì bất mãn cá nhân mà ông trở nên khinh bạc. Trái lại ông còn có một trái tim chan chứa yêu thương đối với người dân nghèo lam lũ. Chính vì lẽ đó mà văn chương của ông luôn cất lên "những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than". Trong "Đời thừa", một tác phẩm tiêu biểu của văn Nam Cao trước cách mạng, Nam Cao cũng có những quan điểm nghệ thuật. Khi mà ta đã chọn văn chương nghệ thuật làm nghiệp của mình thì ta phải dồn hết tâm huyết cho nó, có như thế mới làm nghệ thuật tốt được. "Đói rét không có nghĩa lý gì đối với gã tuổi trẻ say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, suy ngẫm, tìm tòi, nhận xét, suy tưởng không biết chán. Đối với hắn lúc ấy, nghề thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không có gì đáng quan tâm nữa .". Nam Cao còn quan niệm người cầm bút phải có lương tâm và trách nhiệm đối với bạn đọc, phải viết thận trọng và sâu sắc: "sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi, còn sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện". Với Nam Cao, bản chất của văn chương là đồng nghĩa với sự sáng tạo "văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có". Quan điểm của Nam Cao là, một tác phẩm văn chương đích thực phải góp phần nhân đạo hóa tâm hồn bạn đọc: Nó phải chứa đựng một cái gì đó vừa lớn lao vừa cao cả, vừa đau đớn vừa phấn khởi: "Nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm người gần người hơn". 9 Ngày 1- 1- 2009 MÂY TRẮNG 2008-2009 Văn nghiệp của Nam Cao (1915-1951) chủ yếu được thể hiện trước cách mạng tháng Tám. Quan điểm sáng tác thể hiện trong hai truyện "Trăng Sáng" và "Đời Thừa" giúp ta hiểu sâu hơn về Nam Cao. Qua đó, ta thấy được những đóng góp về nghệ thuật cũng như tư tưởng của Nam Cao cho văn học Việt Nam. Từ đấy giúp ta hiểu vì sao Nam Cao - một nhà văn chưa tròn bốn mươi tuổi lại để lại cho cuộc đời một sự nghiệp văn chương vĩ đại đến như vậy. ĐÁP ÁN: Câu I. Quan điểm nghệ thuật cuả Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám: - Cuộc đời viết văn của Nam Cao, tuy ban đầu chịu ảnh hưởng của phong trào lãng mạn, nhưng sau đó ông lên án văn chương thoát ly. Với bản chất đôn hậu, Nam Cao hướng tình cảm mình về những số phận nghèo khổ bế tắc và bi kịch tâm hồn của họ trong xã hội cũ trước Cách mạng tháng Tám. Vì vậy, ông tự nguyện đến và trung thành với con đừơng “nghệ thuật vị nhân sinh”. - Theo Nam Cao, người cầm bút không được "trốn tranh" sự thực, mà hãy "cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời". - Nam Cao cho rằng một tác phẩm "thật giá trị" thì phải có nội dung nhân đạo sâu sắc: "Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình . Nó làm cho người gần người hơn". - Nam Cao đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng tạo trong nghề văn và lương tâm người cầm bút. Ông viết: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có". Ông coi sự cẩu thả trong nghề văn chẳng những là "bất lương" mà còn là "đê tiện". - Đó là quan điểm nghệ thuật đúng đắn, tiến bộ, là tiền đề để nhà văn tiếp tục đưa ra tuyên ngôn nghệ thuật cách mạng khi tham gia kháng chiến. Câu 3, Nêu những nét chính về sự nghiệp văn học của Nam Cao. BÀI LÀM - Nam Cao (1917-1951) tên thật là Trần Hữu Tri. Quê quán: Làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân ( nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam. Bút danh Nam Cao do ghép hai chữ đầu tên huyện và tổng của quê ông. - Từ năm 1396, ông bắt đầu viết văn in trên các báo: Tiểu thuyết thứ bảy, Ích hữu . với các bút danh: Thúy Rự, Xuân Du, Nguyệt, Nhiêu Khê . Thời kỳ đầu, sáng tác của Nam Cao ít nhiều ảnh hưởng của khuynh hướng văn học lãng mạn thoát ly đương thời. - Sự nghiệp văn học của Nam Cao bắt đầu với tập truyện ngắn đặc sắc: Đôi lứa xứng đôi (1941). Ngay từ khi mới xuất hiện nó đã được đón nhận như một hiện tượng văn học. Truyện ngắn Đôi lứa xứng đôi khi in lại trong tập luống cày (1946) được đổi tên là Chí Phèo. - Tháng 4-1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Ông hăng hái tham gia cách mạng và kháng chiến: năm 1946 là Thư ký tòa soạn tạp chí Tiên Phong của Hội Văn hóa cứu quốc, cùng năm đó tham gia đoàn quân Nam tiến với tư cách phóng viên, hoạt động ở Nam Trung bộ; năm 1947, làm phóng viên báo Cứu Quốc, cùng phụ trách báo Cứu Quốc và là Thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc. Năm 1950, nhận công tác ở tạp chí Văn nghệ (thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam) và là Ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương. Năm 1951, Nam Cao tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở khu Ba thì bị địch phục kích và hi sinh. - Hoạt động văn học của Nam Cao chỉ kéo dài trong hơn mười năm nhưng ông đã để lại một sự nghiệp 10 [...]... sướng) v.v Với Nam Cao, nghề văn cần nhất là tiềm năng sáng tạo Nhà văn chân chính nhất thi t không phải là một "người thợ", dù có là người thợ khéo tay đi chăng nữa, do đó đi theo lối mòn, rập khuôn, xơ cứng, theo Nam Cao, là điều tối kị đối với người nghệ sĩ Cạn nguồn sáng tạo, văn chương chỉ còn là thứ sản phẩm "rất nhẹ", "rất nông", "vô vị", "nhạt phèo" – như suy nghĩ của nhân vật nhà văn Hộ trong... dù "những cạnh của tài ông đã đem đến cho văn chương một lối văn mới, sâu xa, chua chát và tàn nhẫn" Nam Cao không đối lập mình với văn chương lãng mạn đang nở rộ lúc bấy giờ, song nếu lãng mạn và kiểu cách tới mức gieo vào đầu người ta "đầm đìa thuốc phiện" giữa lúc cuộc sống của những số phận "thấp cổ bé miệng" chứa chất bao điều khốn khổ, thì ông nhất quyết không đồng tình Nam Cao thành thực lớn... nghiệp của số đông Ta nên nghĩ đến cái số đông nhiều hơn ta" Trước gian khổ và hy sinh lớn lao của cuộc chiến tranh vệ quốc, mỗi người cần "biết hy sinh, biết chiến đấu, chiến đấu lặng lẽ, chiến đấu không nghĩ gì đến tên mình, không nghĩ đến cả thân mình nữa" Cho nên, Nam Cao luôn đặt công việc làm văn của mình bên cạnh công việc của những người đi kháng chiến nhằm tìm ra cái ý vị văn chương mà cuộc... sống đang cần Ông không giấu giếm sự thật là trong ông tồn tại cả hai ý nghĩ về công việc làm văn Một mặt, "vẫn còn những lúc thằng nghệ sĩ cũ trong người tôi vùng dậy"; mặt khác, ông tự chất vấn mình: "Sao tôi lại không thể dằn cái ý muốn kiêu căng của tôi xuống, để góp sức vào công việc "không nghệ thuật" lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn", tức là tham gia vào công tác tuyên... truyền tranh đấu" Những ý tưởng, quan điểm của Nam Cao về nghề văn và lao động sáng tạo nghệ thuật, trước cũng như sau Cách mạng tháng Tám, cho thấy ông luôn "nhập cuộc" văn chương bằng một cái tâm sáng trong, đầy nhiệt huyết Khởi nguồn từ cội rễ nhân văn ấy, tác phẩm của Nam Cao luôn cắm rễ sâu xa, gắn bó thắm thi t với mảnh đất hiện thực, luôn sáng lên những suy tưởng lớn bởi sự khám phá chiều sâu số... nở…”( Đời thừa) “Tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hằn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành.Hắn ôm mặt khóc rưng rức…” ( Chí Phèo) 4 Tác phẩm của Nam Cao thường có giọng điệu buồn thương, chua chát, lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm ,yêu thương… Quan điểm của Nam Cao về văn chương và nghệ thuật Nam Cao bước vào làng văn từ năm 1936, lúc ông mới 19 tuổi, với những truyện ngắn đầu tay nhuốm... thấy sự gặp gỡ giữa Nam Cao và một bậc thầy khác của dòng văn học hiện thực Việt Nam 1930-1945 – nhà văn Vũ Trọng Phụng Không giấu giếm lòng căm hờn trước trật tự xã hội đầy ngang trái đương thời, Vũ Trọng Phụng kêu gọi sự can đảm và thành thực của nhà văn "tả chân": "Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thật ở đời" Nam Cao, như nhân vật Điền, "chẳng cần đi đâu cả", "chẳng... nhất trong văn học cách mạng Việt Nam thời kì những năm đầu sau cách mạng Câu 4, Phong cách nghệ thuật 1 Nam Cao thường viết về cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh, tầm thường trong đời sống hàng ngày Từ đó nhà văn đặt ra những vần đề có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lý sâu sắc về cong người, cuộc sống và nghệ thuật Truyện “Một bữa no”; “Trẻ con không được ăn thịt chó”; “Lang rận”… 2 Nam Cao luôn có hứng... truyện ngắn Đời thừa Hộ cho rằng: "Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có" Do vậy, để có thể "đem một chút mới lạ gì đến văn chương" thì không thể thỏa hiệp được "thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi" Phải sáng tạo cái mới, và đạt tới mức sâu sắc Song cái mới tuyệt nhiên không phải là cái lạ lẫm, cái lập dị,...Ngày 1- 1- 2009 MÂY TRẮNG 2008-2009 văn học lớn lao Nam Cao được đánh giá là nhà văn đứng ở vị trí hàng đầu trong nền văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX và xứng đáng được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt I, năm 1996) - Nam Cao là một trong những cây bút hiện thực xuất sắc trước 1945, đồng thời cũng là một trong những . 2008-2009 ƠN THI NAM CAO. ( 1915 - 1951). Chương trình lớp 11. Trần Hữu Tri Nhà văn Nam Cao Sinh: 29 tháng 10, 1917 tại Hà Nam Nghề nghiệp: Nhà văn Quốc tịch:. cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện". Với Nam Cao, bản chất của văn chương là đồng nghĩa với sự sáng tạo " ;văn chương không cần đến những

Ngày đăng: 11/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w