Bài luận án kinh tế ĐỘC QUYỀN gồm 95 trang, bản đẹp, dễ dàng chỉnh sửa và tách trang làm tài liệu tham khảo. MỤC LỤC PHÂN MỞ ĐẦU ............................................................................................ .. 1 Chương 1: MỘT SỞ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN VỚI CHẤT LƯỢNG ĐỜI SỐNG DÂN CƯ ..... ..8 1.1. Tăng trưởng kinh tế Và Chất lượng đỜi sống dân cư ...................... .. 8 1.2. Sự cần thiết Và nội dung tăng trưởng kinh tế gắn với Chất lượng đỜi sống dân cư ......................................................................................... ..23 1.3. Kinh nghiệm tăng trưởng kinh tế gắn với chất lượng đỜi sống dân cư Ở một số địa phương ...................................................................... ..35 Chương 2: THỰC TRẠNG SỰ GẮN KÉT GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÓI CHẤT LƯỢNG ĐỜI SỐNG DÂN CƯ Ở TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2009 2014 ...................................................................................... ..45 2.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên của tỉnh Yên Bái ........................... ..45 2.2. Thực trạng Về tăng trưởng kinh tế gắn Với Chất lượng đỜi sống dân Cư ở tỉnh Yên Bái ................................................................................ ..47 2.3. Đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế gắn Với chất lượng đời sống dân Cư Ở tỉnh Yên Bái ................................................................. ..67 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YÊU CHO TẢNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN VỚI CHẤT LƯỢNG ĐỜI SỐNG DÂN CƯ Ở TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2015 ỷ 2020 ................................................. ..72 3.1. Phương hướng, nhiệm vụ gắn kết tăng kinh tế với Chất lượng đỜi sống dân cư Ở tỉnh Yên BáÍ giai đoạn 2015 2020 ............................ .. 72 3.2. Các giải pháp chủ yếu gắn kết tăng trưởng kinh tế với chất 1ượng đỜi sống dân Cư ở tỉnh Yên Bái giai đoạn 2015 2020 ..................... .. 81 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. ..89 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... ..91 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tăng trưòng kinh tế là cơ SỞ để thực hiện hàng loạt các vấn đề kinh tế, chính trị, Xã hội. Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối Với mọi quốc gia trên con đường khắc phục sự lạc hậu, hướng tới sự giàu có, thịnh vượng. Đồng thời tăng trưởng kinh tế góp phần làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi Xã hội Và đời sống dân cư được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ 1ệ suy dinh dương và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, Văn hóa... phát triển. Chất lượng tăng trưởng kinh tế cao là mục tiêu quan trọng của hầu hết các quốc gia Và địa phương. Bất kỳ quốc gia nào, mục tiêu kinh tế hàng đầu là đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Trong những năm qua Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền Vững nhằm phù hợp với xu thể kinh tế thế giới và đáp ứng được yêu cầu phát triển nội tại của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trong thực tiễn, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao không Iuôn đồng nghĩa với phát triển kinh tế nhanh, bền Vững mà thậm chí đôi lúc còn phát sinh những bất công trong Xã hội, dẫn đến chất 1ượng sống của người dân bị suy giảm. Trước tình hình đó Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “Chuyển đổi mô hình tăng trường từ chủ yếu theo chiều rộng sangphát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô Vừa chủ trong nâng cao chất lượng, hiệu quả tính bền vững” nhằm thực hiện mục tiêu: “phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân”. Với chủ trương đó, luận Văn đặt ra nghiên cứu về lý Iuận Và thực tiễn vấn để tăng trưởng kinh tế đi đôi với đặt ra nâng mức sống người dân Và sự cần thiết phải giải quyết tốt mối quan hệ ấy, đặc biệt là trong bối kinh tế gắn với chất lượng đờisống người dân ở tỉnh Yên Bái hiện nay” làm luận Văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn để tăng trưởng kinh tế gắn với chất lượng đỜi sống đã được nhiều tác giá, nhiều đề tài của các tổ chức trong Và ngoài nước nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau: Những nghiên cứu trên thế giới: 1) Tác giả Amartya Sen (1993) trong tác phẩm “Chất lượng cuộc sống” đã phát Hiển lý thuyết: “Tiếp cận năng lực” (capabilities approach). Theo 1ý thuyết này, năng lực cá nhân là yếu tố quyết định đến chất lượng cuộc sống Những năng lực này được hình thành qua quá trình mà trong đó những nguồn 1ực được chuyển đổi bởi ba nhóm yếu tố là cá nhân, Xã hội và môi trường Vào tiềm năng hoạt động của con người. Tác phẩm đưa ra những đòi hỏi về công bằng, giới thiệu những hình thức hiện 1uận, đề cập đến những khả năng thực hiện và phân tich mối quan hệ giữa những hiện 1uận công khai và pháttriển dân chủ. 2) R.C Sharma (1988) trong “Dân số, tài nguyên, môi trường Và chất lượng cuộc sống” nghiên cứu mối tương tác giữa chất lượng cuộc sống dân cư Với quá trình phát triển dân Cư, phát triển kinh tếXã hội của mỗi quốc gia. Theo ông, Chất lượng cuộc sống 121 sự đáp ứng đầy đủ về các yếu tố Vật Chất và tinh thần cho người dân, 3) Năm 1990, Mahbub u1 Haq và Amartya Sen thông qua chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đã sử dụng chỉ số đánh giá về pháttriển con người HDI (Human DeveIopment Index) lần đầu tiên nhằm bổ sung Và khắc phục những hạn chế của chỉ số GDP (HDI là một chỉ số thống kê tổng hợp gồm các dữ liệu về tuổi thọ, giáo dục và GNI bình quân đầu người thu thập được ở các quốc gia).
Trang 1MỤC LỤC
PHẢN MỞ ĐẦU - 22-52222222 2222222122112711 2112711221121 ccrxe 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN DE LY LUAN VA THUC TIEN VE TANG TRUONG KINH TE GAN VOI CHAT LUGNG DOI SONG DAN CU 8
1.1 Tăng trưởng kinh tế và chất lượng đời sống dân cư 8 1.2 Sự cần thiết và nội dung tăng trưởng kinh tế gắn với chất lượng đời sống đÂn CH 2: 2s 22EE22E397112212112711211271121121111E211 11 xe 23
1.3 Kinh nghiệm tăng trưởng kinh tế gắn với chất lượng đời sống dân
cư ở một số địa 0000212177 4 35
Chương 2: THỰC TRẠNG SỰ GẮN KET GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TE VOI CHAT LUGNG ĐỜI SÓNG DÂN CƯ Ở TỈNH YÊN BÁI GIAI
DOAN 2009 — 2014 . 2¿©©22+22222E12221122112711271121121112111211 211 E1 re 45 2.1 Đặc điểm, điều kiện tự nhiên của tỉnh Yên Bái - 45
2.2 Thực trạng về tăng trưởng kinh tế gắn với chất lượng đời sống dân
An: á2i0s7 01177 (11a 47
2.3 Đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế gắn với chất lượng đời sống dân cư ở tỉnh Yên Báii 2-22- 52 SE E121 67 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIAI PHAP CHU YEU CHO TANG
TRUONG KINH TẾ GẮN VỚI CHẤT LƯỢNG ĐỜI SONG DAN CU Ở
TĨNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2015 — 2020 ¿- 2¿2+¿+cx++zx++zxe¿ 72 3.1 Phương hướng, nhiệm vụ gắn kết tăng kinh tế với chất lượng đời
sống dân cư ở tỉnh Yên Bái giai đoạn 2015 — 2020 72
3.2 Các giải pháp chủ yếu gắn kết tăng trưởng kinh tế với chất lượng
Trang 2DANH MUC BANG, BIEU DO
Biểu đồ 2.1 Số lượng việc làm được tạo mới qua các Hăm 48
Biéu đồ 2.2 7w nhập bình quân đầu người ở tỉnh Yên Bái 49
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất nơng nghiệp, thủy sản của tỉnh Yên Bái 57
Bảng 2.2 Thương mại, địCH VỊ - c5 S+ St seEskksrrsrreserrerrerrree 59
Biéu dé 2.3 Hoat dong tai CHINN ecceccceccecccescesseeseessesseessessessessesseessesseees 60
Bang 2.3 Huy déng nguon von cho Adu tur Phat triển - - 6l
Trang 3PHAN MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tăng trưởng kinh tế là cơ sở đề thực hiện hàng loạt các vấn đề kinh té,
chính trị, xã hội Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định
đối với mọi quốc gia trên con đường khắc phục sự lạc hậu, hướng tới sự giàu có, thịnh vượng Đồng thời tăng trưởng kinh tế góp phần làm cho mức thu
nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và đời sống dân cư được cải thiện như:
kéo đài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dương và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo
duc, van hoa phat trién
Chất lượng tăng trưởng kinh tế cao là mục tiêu quan trọng của hầu hết các quốc gia và địa phương Bất kỳ quốc gia nào, mục tiêu kinh tế hàng đầu là đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ôn định Trong những năm qua Việt
Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững nhằm phù hợp với xu thế kinh tế thế giới và đáp ứng được yêu cầu phát triển nội tại của nền kinh tế đất nước Tuy nhiên, trong thực tiễn, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao không luôn đồng nghĩa với phát triển kinh tế nhanh, bền vững mà thậm chí
đơi lúc còn phát sinh những bất công trong xã hội, dẫn đến chất lượng sống
của người dân bị suy giảm Trước tình hình đó Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “Chuyến đổi mơ hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiêu rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa
chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả tính bên vững” nhằm thực hiện mục
tiêu: “phát triển kinh tế nhanh, bên vững; nâng cao đời sống vật chất, tỉnh thân của nhân dân”
Với chủ trương đó, luận văn đặt ra nghiên cứu về lý luận và thực
tiễn vấn đề tăng trưởng kinh tế đi đôi với đặt ra nâng mức sống người dân
Trang 4cảnh của Việt Nam trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững Với lẽ đó tơi chọn đề tài: “Tăng trướng kinh tế gắn với chất lượng đời sống người
dân ở tỉnh Yên Bái hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên
ngành Kinh tế - chính trị
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề tăng trưởng kinh tế gắn với chất lượng đời sống đã được nhiều tác giả, nhiều đề tài của các tổ chức trong và ngoài nước nghiên cứu dưới
nhiều góc độ khác nhau:
Những nghiên cứu trên thế giới:
1) Tac gid Amartya Sen (1993) trong tac pham “Chat lượng cuộc sống” đã phát triển lý thuyết: “Tiếp cận năng luc” (capabilities approach) Theo ly thuyết
này, năng lực cá nhân là yếu tố quyết định đến chất lượng cuộc sống Những năng lực này được hình thành qua quá trình mà trong đó những nguồn lực được chuyên đổi bởi ba nhóm yếu tố là cá nhân, xã hội và môi trường vào tiềm năng hoạt động của con người Tác phẩm đưa ra những đòi hỏi về cơng bằng, giới
thiệu những hình thức biện luận, đề cập đến những khả năng thực hiện và phân
tích mối quan hệ giữa những biện luận công khai và phát triển dan chu
2) R.C Sharma (1988) trong “Dan sé, tài nguyên, môi trường và chat lượng cuộc sống” nghiên cứu mối tương tác giữa chất lượng cuộc sống dân cư
với quá trình phát triển dân cư, phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia
Theo ông, chất lượng cuộc sống là sự đáp ứng đầy đủ về các yếu tố vật chất
và tỉnh thần cho người dân
3) Năm 1990, Mahbub ul Haq và Amartya Sen thông qua chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đã sử dụng chỉ số đánh giá về phát triển con người - HDI (Human Development Index) lần đầu tiên nhằm bổ sung và
Trang 5hợp gồm các đữ liệu về tuổi thọ, giao duc va GNI binh quân dau người thu
thập được ở các quốc gia)
Những nghiên cứu ở Việt Nam:
L) Đỗ Thiên Kính (2003) “Phân hóa giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam”; tác phẩm đề cập
sự phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay, tác động của học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam; Tăng trưởng kinh tế, công bằng
xã hội và xóa đói giảm nghèo ở các nước Đông Á và bài học cho Việt Nam
2) Đề tài “Tăng trưởng kinh tế, nghèo đói, bất bình đẳng thu nhập và chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam” của Ngô Quang Thành (2005)
Tác phâm hệ thống lại những nhận thức và phát hiện gần đây về mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế, nghẻo đói và bất bình đẳng thu nhập; phân tích các mối quan hệ trên ở Việt Nam kế từ Đổi mới đến nay; những biện pháp chiến lược nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế với nội dung chủ yếu là tăng trưởng kinh tế có lợi cho người nghèo và thân thiện về mặt phân phối thu nhập
3) Nguyễn Thị Cành (2001) “Diễn biến mức sống dân cư, phân hóa giàu nghèo và các giải pháp xóa đói giảm nghèo trong quá trình chuyên đổi nền kinh tế Việt Nam nhìn từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” Cuốn sách giới thiệu với bạn đọc một cách tổng quan về thực trạng mức sống dân cư, phân hoá giàu
nghèo trong quá trình chuyên đổi nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là tập trung
phân tích sâu thực tiễn sôi động những diễn biến mức sống dân cư, phân hoá
giàu nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh Đồng thời cuốn sách cũng giới thiệu các
kinh nghiệm về xố đói giảm nghèo trong thời gian qua tại Việt Nam và thành phó Hồ Chí Minh Cuốn sách cũng cung cấp tổng quan nhất về tình hình nghèo
Trang 64) Trong năm 2010, lần đầu tiên, vấn đề mức sống và môi trường sống của người dân thành phố Hồ Chí Minh cũng được đặt ra trong đề tài nghiên cứu do Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh thực
hiện “Mức sống kết hợp với môi trường sống của các hộ gia đình tại
TP.HCM” Đây là cơng trình đầu tiên lên tiếng về mức sống và môi
trường sống của người dân thành phố Từ đó đặt ra cho nhà quản lý suy
nghĩ hướng giải quyết để nâng cao mức sống, giải quyết những điều mà
người dân bức xúc như kẹt xe, ngập nước
Các đề tài, tư liệu, bài viết, nghiên cứu trên đây đã phân tích làm sáng
tỏ những nội dung cơ bản về tăng trưởng kinh tế với chất lượng cuộc sống
theo nhiều góc độ khác nhau, có những đóng góp nhất định trên cả hai
phương diện lý luận và thực tiễn Tuy nhiên chưa có một đề tài nghiên cứu làm sáng tỏ quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn với chất lượng đời sống dân
cư, đặc biệt là ở tỉnh Yên Bái, giai đoạn hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1 Mục đích
Đề tài nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của sự
gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với đời sống dân cư nói chung và ở tỉnh Yên
Bái trong thời gian qua nói riêng Từ đó đưa ra phương hướng và một số giải
pháp chủ yếu của sự gắn kết đó trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ
Đề đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện ba nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về mối quan hệ tăng
Trang 7Hai là, phân tích thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn
với chất lượng đơi sống dân cư ở tỉnh Yên Bái trong thời gian qua Qua đó rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm đề giải quyết tốt sự gắn kết này
Ba là, đưa ra những phương hướng cơ bản, những giải pháp chủ yếu để
tận dụng tối ưu mối quan hệ này nhằm nâng cao mức sống cho đồng bào các dân tộc ở tỉnh Yên Bái trong những năm tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối trợng nghiên cứu
Nghiên cứu sự gắn kết của tăng trưởng kinh tế với chất lượng đời sống dân cư
4.2 Phạm vì nghiên cứu
Nghiên cứu tăng trưởng kinh tế đi đôi với nâng cao chất lượng đời sống
dân cư, tăng trưởng kinh tế phải coi trọng việc nâng cao chất lượng đời sống, lấy chất lượng đời sống làm mục tiêu tăng trưởng ở tỉnh Yên Bái giai đoạn từ
2009 đến nay và hướng tới 2025
5 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chung
và đặc thù sau đây:
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học;
Phương pháp logic kết hợp với lịch sử; Phương pháp phân tích và tong hợp;
Phương pháp thống kê, so sánh;
Trang 86 Những đóng góp của luận văn
Một là, hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận của sự gắn kết giữa
tăng trưởng kinh tế với chất lượng đời sống trên các mặt: Thể chất và tinh
thần; tỷ lệ nghèo đói; phúc lợi xã hội; giáo dục và đào tạo; bảo tồn và phát
triển văn hóa, các chính sách phát triển của nhà nước đối với những người
nghèo, thiếu may mắn trong xã hội, thông qua các chỉ số: Chỉ số nghèo đói; tỷ
lệ việc làm; chỉ số phát triển con người (HDI); chỉ số giáo dục; chỉ số tuổi thọ;
thu nhập bình quân đầu người và chỉ số phúc lợi công cộng
Hai là, bằng các số liệu thực tế, luận văn chứng minh, phân tích rõ sự
gắn kết tăng trưởng kinh tế với chất lượng đời sống dân cư ở tỉnh Yên Bái
trong những năm gần đây Chỉ rõ nguyên nhân từ: 1) Thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện; 2) Mơ hình tăng trưởng chậm đổi mới; 3) Cấu trúc nền kinh tế chưa phù hợp; 4) Chiến lược phát triển còn nhiều bất cập; 5)
Chính sách kinh tế - xã hội chưa tạo dựng tính cơng bằng thực sự cho mọi
người dân, phát triển con người và nâng cao chất lượng cuộc sống chưa trở
thành cam kết bắt buộc
Ba là, đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đời
sống người dân, đồng thời giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và vấn đề chất lượng đời sống dân cư ở tỉnh Yên Bái trong thời gian tới
Trong đó đề cao yếu tố: nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; đây nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng
thơn; hồn thiện mạng lưới y tế và cơng tác chăm sóc sức khỏe cho dân; gắn chặt công tác bảo vệ môi trường với công tác bảo vệ sức khỏe; cải cách giáo
dục và đào tạo; bảo tổn và phát triển văn hóa; các chính sách phát triển của
Nhà nước phải trước hết vì những người nghèo khổ và người thiếu may mắn
trong xã hội; xây dựng và phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng: phát
Trang 97 Kết cầu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
kết cầu thành 03 chương, 08 tiết:
Chương 1: Một số vẫn đề lý luận và thực tiễn về tăng trưởng kinh tế gắn với chất lượng đời sống dân cư
Chương 2: Thực trạng sự gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với chất
lượng đời sống dân cư ở tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009 — 2014
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu đảm bảo sự gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với chất lượng đời sống dân cư ở tỉnh Yên Bái giai
Trang 10Chương 1
MOT SO VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN VE TANG TRUONG KINH TE GAN VOI CHAT LUQNG DOI SONG DAN CU
1.1 Tăng trưởng kinh tế và chất lượng đời sống dân cư
1.1.1 Tăng trưởng kinh tế và các nhân tô tác động đến tăng trưởng
kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tễ
Tăng trưởng kinh tế được quan niệm là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình qn trên đầu người (PC]) trong một thời gian nhất định
Qui mô của một nền kinh tế thé hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân
đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capital Income, PC)
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản
phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất ca san pham va dich vu cudi
cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nền kinh tế, trong một thời gian nhất định (thường là một năm tải chính)
Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân
một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm) Tổng thu nhập
bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân sé
Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế Mặt lượng của tăng trưởng kinh tế là biêu hiện bề ngoài của tăng trưởng và được
Trang 11Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa
quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô
kinh tế kỳ trước Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thê hiện bằng don vi %
Tuy nhiên, chỉ tiêu thực tế đo lường dưới nhiều hình thức, nhưng chỉ
tiêu được sử dụng và được đánh giá là chính xác hơn cả là: GDP thực tế và
GDP/người
Tăng trưởng GDP tạo điều kiện cho xã hội tiêu dùng hàng hoá - dịch vụ
tư cũng như hàng hoá - dịch vụ công nhiều hơn, đồng thời góp phan thúc đây
xã hội phát triển Nhưng chỉ số GDP /người hay mức tăng GDP hàng năm cũng chỉ đại diện mức cải thiện thu nhập thuần túy, nó cịn rất nhiều hạn chế
trong việc đánh giá tiêu chuẩn sống của mỗi cá nhân GDP chưa tính đến các
yếu tố của sự tăng trưởng bền vững, chưa bù đắp cho những tốn thất của hệ sinh thái và môi trường
1.1.L2 Các nhân tó của tăng trưởng kinh tế
Qua quá trình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát
triển lẫn các nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đã chỉ ra bốn nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ
Một là, Nguồn nhân lực, là điểm cốt yêu nhất của nguồn nội lực, vì thé
chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng , kiến thức và kỷ luật của đội
ngũ lao động, là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế Hầu hết các
yếu tố khác như tư bản , nguyên vật liệu, cơng nghệ đều có thể mua hoặc vay
mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thê làm điều tương tự Các yếu
tố như máy móc thiết bị , nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thê phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ chun mơn,
Trang 1210
Hai là, Nguôn tài nguyên thiên nhiên, là một trong những yếu tô sản
xuất cô điển , những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai _, khoáng sản, đặc
biệt là dầu mỏ , rừng và nguồn nước Tài nguyên thiên nhiên có vai trị quan trọng để phát triển kinh tế , có những nước ở ược thiên nhiên ưu đãi một trữ
lượng dầu mỏ lớn có thể đạt được mức thu nhập cao gần như hồn tồn dựa
vào đó như Ả rập Xê út Tuy nhiên, các nước sản xuất đầu mỏ là ngoại lệ chứ
không phải quy luật , việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định một quốc gia có thu nhập cao Nhật Bản là một nước gần
như khơng có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản
phẩm có hàm lượng lao động , tư bản, công nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế
đứng thứ hai trên thế giới về quy mô
Ba là, Tư bản, là một trong những nhân tổ sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà người lao động được sử dụng những máy móc_, thiết bị nhiều hay ít
(tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động ) và tạo ra sản lượng cao hay thấp Để có được
tư bản, phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai _ Điều
này đặc biệt quan trong trong sự phat trién dài hạn _, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững
Tuy nhiên, tư bản không chỉ là máy móc , thiết bị đo tư nhân đầu tư cho sản
xuất nó cịn là tư bản cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và
thương mại phát triển Tư bản cố định xã hội thường là những dự án quy mô lớn, gần như không thé chia nhỏ được và nh iều khi có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải do chính phủ thực hiện Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đường giao thông, mạng lưới điện quốc gia ), sức khỏe cộng đồng, thủy lợi
Bốn là, Công nghệ, trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không phải là sự sao chép giản đơn , là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư bản , ngược lại, nó là q trình khơng ngừng thay đổi công nghệ
Trang 13I1
thể tạo ra sản lượng cao hơn , nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn
Cơng nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông
tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới có những bước tiến như vũ
bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất 1.1.2 Chất lượng đời sống dân cư
1.1.2.1 Quan niệm về chất lượng đời sống dân cư
Khái niệm “chất lượng sống” hay chất lượng đời sống dân cư có nhiều
cách định nghĩa khác nhau, tùy theo từng chuyên ngành như kinh tế học, chính trị học, tâm lý học hay kể cả y học Và thông thường, khái niệm “chất
lượng sống” được xem xét đưới nhiều chiều khác nhau như kinh tế, văn hóa và chính trị, và thường bao gồm những khía cạnh thuộc về mơi trường, vật
chất và tinh thần, giáo dục, y tế, giải trí
Người ta thường áp dụng những phương pháp định lượng khi đo lường chất lượng sống của một đô thị, bằng cách dựa trên những tiêu chí vật chất khách quan và đo đếm được Tuy nhiên, cũng có một hướng tiếp cận khác chủ yếu theo
hướng định tính, bằng cách khảo sát những ý kiến hay đánh giá chủ quan từ phía người dân đối với những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, đề từ đó tìm cách
khám phá những cảm nhận của người dân đối với chất lượng sống
Chất lượng đời sống là một thuật ngữ được sử dụng đề đánh giá chung
nhất về các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi
toàn xã hội cũng như đánh giá về mức độ sự sảng khối, hài lịng (well-being)
hoản toản về thể chất, tâm thần và xã hội Chất lượng cuộc sống là thước đo
về phúc lợi vật chất và giá trị tinh thần
Ngay từ thời Cổ đại, phạm trù chất lượng cuộc sống đã được các tác giả
Trang 1412
các đức tính tốt , và ông nhắn mạnh tầm quan trọng của lý do cho hạnh phúc
của con người là con người cư xử có đạo đức và cố gắng đề trở thành đạo
đức Ơng cũng đưa ra mơ hình quốc gia lý tưởng và cho rằng một quốc gia tốt
nhất là một quốc gia có khả năng đảm bảo cho mọi người đều được sống hạnh phúc (có chất lượng cuộc sống cao)
Trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” , Karl Marx va F Engels cho rang
chat lượng cuộc sống là giải phóng loài người khỏi áp bức bóc lột _, đảm bảo
cho loài người thực sự sống trong hịa bình, tự do và hạnh phúc
Với Hồ Chí Minh , vấn đề chất lượng đời sống và hạnh phúc của con
người được đề cập ở những khía cạnh rất giản dịmà trước hết là ở những lợi ích
vật chất và những lợi ích tinh thần làm cho con người sống thật sự xứng đáng là một con người Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng “Chúng ta đã hy sinh phấn đấu
dé giành độc lập Chúng ta đã đấu tranh được tự do, đóc lập rồi mà dân cứ
chết đói, chết rét thì tự da độc lập cũng không làm g?Dân chỉ biết rỗ gid tri cua
tự do, đọc lập khi mà dân được ăn no, mặc đu Chúng ta phải thực hiện ngay:
Làm cho dân có ăn: Làm cho dân có mặc Làm cho dân có chỗ ở Làm cho dân có học hành Cái mục đích chung ta di lén ld diéu dé”
Trong xã hội hiện đại , khái niệm chất lượng cuộc sống thường được
đồng nhất với kh ái niệm thoải mái tối ưu Chất lượng cuộc sống là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực phát triển con người, nó liên quan đến sự phát
triển và thỏa mãn nhu cầu của xã hội nói chung, và nhu cầu của con người nói riêng Chất lượng cuộc sống cho phép phân tích về sự phát triển một cách đầy
đủ hơn so với mức sông Mức sống là thước đo về phúc lợi vật chất còn chất
lượng cuộc sống là thước đo cả về phúc lợi vật chất và gid tri tinh than Theo EIU (The Economist Intelligence Unit) một tô chức thuộc tập đồn cơng ty -
liên minh các nhà kinh tế có trụ sở tại Anh thì chất lượng cuộc sống được xác
Trang 1513
1 Y tế: thê hiện ra là mức tuôi thọ (theo năm) của người dân
2 Đời sống gia đình : thê hiện ở tỷ lệ ly hôn (trên 1.000 dân), với mức
chỉ số bằng 1 (tÿ lệ ly hôn thấp nhất) đến 5 (cao nhất)
3 Đời sống cộng đồng : với giá trị 1 nghĩa là người dân có tỷ lệ cao
tham dự các tổ chức công hội (nhà thờ hoặc cơng đồn, ); ngược lại là có giá
trị khơng
4 Mức sống (thu nhập): GDP thực tế trên đầu người (USD)
5 Ơn định chính trị và an ninh: thê hiện ra là tỉ lệ mức độ ơn định chính
tri va an ninh xã hội
6 Khí hậu và địa lý: thê hiện ra là Vĩ độ, nhằm phân biệt giữa các vùng
khí hậu ấm và lạnh
7 Bảo đảm Việc làm: thể hiện ở tỷ lệ thất nghiệp (.%)
§ Tự do chính trị: mức trung bình của các chỉ số về quyền tự do chính
trị và tự đo dân sự Thang đo từ 1 (hoàn toàn tự do) đến 7 (không tự do)
9 Bình đẳng giới: đo bằng cách sử dụng tỷ lệ thu nhập trung bình nam
và nữ
Theo từ điển về Con người (2009) thì: “Thuật ngữ chất lượng đời sống được sử dụng đề đánh giá sự hạnh phúc chung của các cá nhân và xã hội
Thuật ngữ này được sử dụng trong các lĩ nh vực khác nhau như : kinh tế, y tế,
và chính trị Các chỉ số tiêu chuẩn về chất lượng cuộc sống bao gồm không
chỉ sự giàu có vật chất và việc làm, mà còn là môi trường sinh hoạt, tình trạng thể chất và sức khỏe tâm thần_„ điều kiện giáo dục, giải trí và thời gian dành
cho giải trí, và các quan hệ xã hội.”
Qua các quan niệm trên về chất lượng cuộc sống được đề cập trên
Trang 1614
song, dưới góc độ kinh tế chính trị, chúng tôi quan niệm chất lượng cuộc sống
được thể hiện trên 04 nội dung sau:
1 Phát triển con người (Văn hóa, giáo dục);
2 Mức sống người dân (Việc làm và thu nhập); 3 Chăm sóc sức khỏe (dịch vụ y tế và sức khỏe)
4 Môi trường sống
1.1.2.2 Các tiêu chí phản ánh chất lượng đời sống dân cư Thứ nhất, chỉ số phát triển con ngwoi (HDI)
Chỉ số phát trién con nguoi (Human Development Index - HDI) là chi
số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số
nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia Chỉ số này được phát triển bởi một kinh té gia nguoi Pakistan 1a Mahbub ul Haq va nha kinh tế học người Ấn Độ
Amartya Sen vao nam 1990
Thứ hai, chỉ số về mức sống của người dân
Một là, Việc làm và thu nhập
Việc làm, bản thân cá nhân mỗi con người trong nền sản xuất xã hội
đều chiếm những vị trí nhất định, mỗi vị trí mà người lao động chiếm giữ
trong hệ thống sản xuất xã hội với tư cách là một sự kết hợp với các yếu tố
sản xuất trong quá trình sản xuất được gọi là chỗ làm hay việc làm
Như vậy việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất Người
lao động được coi là có việc làm khi chiếm giữ một vi tri nhất định trong
Trang 1715
hiện được quá trình lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội, tạo ra thu nhập cho bản thân
Nhưng với khái niệm việc làm như trên thì chưa được coI là đầy đủ vì
con người chỉ có thể tồn tại trong gia đình và xã hội, do đó việc làm được hiểu
theo một cách hoàn chỉnh đó là ngồi phần người lao động tạo ra cho xã hội
cịn phải có phần cho bản thân và gia đình nhưng điều cốt yếu là việc làm đó
phải được xã hội thừa nhận (được pháp luật thừa nhận)
Thu nhập, GDP/người và thu nhập bình quân đầu người có một yếu tố trùng nhau là thu nhập của người lao động (thu từ sản xuất) Tuy nhiên, thu
nhập bình qn đầu người khơng bao gồm thuế sản xuất (thu của nhà nước)
và khấu hao tài sản cố định, thặng dư sản xuất (thu của doanh nghiệp), nhưng
thu nhập bình quân đầu người lại bao gồm cả phần thu nhập từ sở hữu và chuyển nhượng
Hai là, Nơi ăn, chốn ở, phương tiện đi lại, hạ tang giao thong
Nhu cẩu ăn, theo Hán Việt tự điển, Dinh Dưỡng là lẫy những chất bố
trong đồ ăn để nuôi dưỡng thân thể Người Mỹ gọi là “Mướion” Việc ăn
uống (ầm thực) là một trong những nhu cầu sinh lý thiết yếu cho đời sống con
người Trong đó, đồ ăn (thực phẩm) đóng một vai trò căn bản, trong việc cung cấp nguồn năng lượng sống cho cơ thẻ Đồ ăn (thực phẩm) được cấu tạo bởi các chất bô dưỡng (Nutrients), bao gồm những thành phần hóa học, để ni sống cơ thể Trong việc nuôi dưỡng cơ thể, nhằm hữu dụng hóa, đồ ăn (thực phẩm) phải được trải qua hai tiến trinh nhu: Cung Cấp (do nhu cầu ăn uống), và Biến Năng (do các phản ứng hóa học bên trong cơ thể, giúp cho các chất hóa học trong thực phẩm được biến thành nguồn chất bổ, có năng lượng nuôi
Trang 1816
Nhu cầu nhà ở, nhà ở là loại cơng trình xuất hiện sớm trong lịch sử
phát triển của xã hội lồi người Đó là tổ ấm của gia đình nhằm tạo những mơi trường thích nghi với cuộc sống của cá nhân và gia đình, trước hết đảm bảo
cho con người có thể có nơi trú ấn, chống được sự đe dọa của thú dữ, cũng như những điều kiện bất lợi của thiên nhiên như: nắng, mưa, bão, gió, nhiệt
độ khắc nghiệt Xã hội càng phát triển thì chức năng gia đình cũng có chuyên
biến và nhà ở cũng được phát triển về hình thức và nội dung Nhà ở không chỉ
là nơi trú ân, nương thân đơn thuần mà còn là đơn vị sản xuất kinh tế ở quy mơ gia đình, một cơ sở để bảo vệ nòi giống, để từng cá thể và gia đình phát
triển một cách toàn diện và đã từng được xem là cơ sở tiêu thụ hàng hóa trong xã hội đương đại để tận hưởng những phúc lợi của xã hội, thành tựu kỹ thuật
và khoa học của thời đại
Ví dụ ở xã hội nguyên thủy: với đời sống du cư, nhà ở sơ khai chỉ là
kiến trúc chòi lều ken từ cành lá trên các ngọn cây cao để tránh thú dữ, hoặc
là những góc khuất trên sườn núi hay trong hang động có chèn lấp thêm cây
cỏ đất đá dé tạo nên môi trường sống tiện nghi an toàn hơn Dần dần thì ngơi
nhà trở thành các túp lều làm từ thảo mộc, đất, đá nằm sát mặt đất, hay các
kiểu nhà đất nửa hầm hay nhà sàn để tạo ra không gian sinh hoạt thích ứng
voi cudc sống luân canh định cư Nhà ở hiện nay cuối cùng đã là một chuỗi
nhiều không gian liên hoàn với mỗi không gian là một chức năng riêng biệt có đầy đủ trang thiết bị để thỏa mãn nhu cầu phong phú chất lượng cao của đời
song gia đình hiện đại
Phương tiện di Iai, ha tang giao thơng, nói phương tiện giao thông (hay
phương tiện đi lại) là gọi chung cái giúp di chuyên, kể cả chân của con sâu
Trang 1917
Từ khái niệm trên có thể quan niệm kết cầu hạ tầng giao thông vận tải
là hệ thống những cơng trình vật chất kỹ thuật, các công trình kiến trúc và các phương tiện về tổ chức cơ sở hạ tầng mang tính nền móng cho sự phát triển
của ngành giao thông vận tải và nền kinh tế Kết cấu hạ tầng giao thông vận
tải bao gồm hệ thống cầu, đường, cảng biển, cảng sông, nhà ga, sân bay, bến bãi và hệ thống trang thiết bị: thơng tin tín hiệu, biển báo, đèn đường
Bà là, Học tập, phương tiện học hành
Học tập, có rất nhiều quan niện về học tập, nhưng theo quan điểm của
tơi, học hay cịn gọi là học tập, học hành, học hỏi quá trình tiếp thu cái mới
hoặc bổ sung, trau dỗi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức
Học tập là nghiên cứu, học hỏi, tìm tịi và khám phá những cái mới làm cho
cuộc sống của mình và xã hội ngày càng phong phú hơn
Phương tiện học hành, phương tiện học hành hay (phương tiện dạy
học) là một tập hợp tất cả các phương tiện vật chất mà người giáo viên và học
sinh sử dụng trong quá trình học tập dạy học nhằm đạt được mục đích dạy
học Đó là những cơng cụ giúp người giáo viên tổ chức điều khiển quá trình
day học (thơng báo, thơng tin, tổ chức, kích thích hoạt động nhận thức, kiểm
tra, đánh giá ) và những công cụ giúp người học sinh lĩnh hội kiến thức
cũng như tô chức hoạt động nhận thức của mình có hiệu quả
Việc phát triển con người bao giờ cũng gắn với lợi ích của chính con
người, là van đề đáp ứng những nhu cầu sống của từng cá nhân trong xã hội và
cuối cùng là đem lại cho mỗi người dân cáquyền được sống một cuộc sống thỏa mãn ngày càng cao những nhu cầu tinh thần và vật chất Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội (Bồ sung, phát triển năm
2011) cũng thể hiện quan điểm rất rõ về con người khi tuyên bố: Con người là
Trang 2018
Bốn là, không gian, môi trường sống
Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tổn tại,
sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật
Tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 nim 2005 quy định: “Môi trường bao gỗm các yếu tổ tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tốn tại, phát triển của con người va sinh vat”
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong
lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng
phó sự cố mơi trường: khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện
môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo
vệ đa dạng sinh học
Năm 1995, nhà kinh tế học Robert Costanza cho rằng việc tăng trưởng kinh tế nếu không giải quyết tốt mối quan hệ vớ _ ¡ tài nguyên thiên nhiên sẽ
dẫn đến sự suy thoái khả năng tái tạo môi trường như : xử lý chất thải, chống
xói mịn, xanh hóa cây trồng , Chính sự tận dụng tài nguyên nhằm mang lại lợi nhuận và gia tăng giá trị tiền tệ cho GDP nhưng gây rất nhiều n guy cơ
trong đài hạn đối với tình hình lở đất , năng suất giảm, các loài bị bién mat, 6
nhiễm ngu6n nước , Những hiệu ứng như vậy đã được thấy rất rõ rệt trong các khu vực bị tàn phá rừng nghiêm trọng như là ở Haiti , Indonesia, và rừng
ngập mặn ven biển một số khu vực của An Độ và Nam Mỹ
Năm là, Thể chế môi trường xã hội (Chính sách, pháp luật của Nhà nước để quản lý xã hội)
Trang 2119
nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt Quản lý nhà nước được
hiểu theo hai nghĩa
Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp
Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp
Hồ Chí Minh nói : “Chủ nghĩa xã hội là công bằng , hợp lý: làm nhiều
hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, khơng làm thì khơng được hưởng Những người
già yếu hoặc tàn tật sẽ được Nhà nước giúp đỡ chăm nom”
Khăng định tầm quan trọng mục tiêu xã hội mà chúng ta hướngtới _,
Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lan tha XI chi rd: “Dan giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước bổ
sung, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
Thứ ba, chỉ số về sức khỏe, tuổi thọ
Theo khái niệm về sức khỏe của tô chức y tế thế giới WHO như sau
Khỏe mạnh không chỉ đơn thuần là không có bệnh, cần phải có một trạng thái tâm lý tốt, khả năng thích ức xã hội cao
Nhóm thứ 1: khỏe mạnh (chiếm 5% dân số thê giới) là những người đạt
được 10 tiêu chí của WHO về người khỏe mạnh như sau: 1) Tỉnh lực đồi dao
2) Tinh thần làm việc luôn vui vẻ, tích cực, sẵn sảng nhận mọi nhiệm vụ 3)
Ngủ tốt, nghỉ ngơi có chất lượng 4) Năng lực ứng biến cao, có thể thích ứng với mọi biến đơi của ngoại cảnh 5) Có đủ sức đề kháng với các bệnh truyền
nhiễm thông thường 6) Thể trọng hợp lý thân hình cân đối 7) Mắt tính, phản
ứng nhanh Răng sạch và khỏe, không bị sâu 9) Tóc mượt và sáng, đầu không
Trang 2220
Nhóm thứ 2: đang nằm viện (chiếm 15% dân số thế giới): là những
người đang bị mắc bệnh nặng nên phải vào nằm điều trị trong bệnh viện
Nhóm thứ 3: khơng khỏe mạnh (chiếm 80% dân số thế giới) chiếm số
lượng lớn nhất, là những người có tình trạng khơng khỏe cũng không ốm
Thứ tư, chỉ số về môi trường sống
Một là, văn hóa sống của bản thân (năng lực, lẽ sống, lý tưởng )
Trên thực tế, cũng đã có rất nhiều người cố gang định nghĩa văn hóa Nhưng cho đến nay vẫn chưa có được một sự nhất trí và cũng chưa có định nghĩa nào thoả mãn được cả về định tính và định lượng Tôi cho rằng văn hóa, nói một cách giản dị, là những gì cịn lại sau những chu trình lịch sử khác
nhau, qua đó người ta có thể phân biệt được các dân tộc với nhau Thông qua
mỗi một chu kỳ của sự phát triển, dân tộc đó tương tác với mình và với những
dân tộc khác, cái còn lại được gọi là bản sắc, hay còn gọi là văn hóa
Cựu Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor khi ông đưa ra một định nghĩa: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sông động
mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cá cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thâm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình"
Tăng trưởng GDP và phát triển văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, tác động qua lại lẫn nhau Tăng trưởng GDP là điều kiện dé duy tri, phát huy các giá trị văn hóa Đến lượt nó phát triển văn hóa là động lực, là phương tiện để tăng trưởng ŒDP và phát triển bền vững
Trang 2321
Yếu tổ tâm Jy, la su phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan,
não làm chức năng phản ánh đó Sự phản ánh này có tính chất chủ thê và mang
ban chất xã hội — lịch sử Yếu tố tâm lý con người mang những đặc điểm
Tâm lý là hiện tượng tinh thần, là đời sống nội tâm của con người Mặc
dù nó là tâm lý diễn ra của não, nhưng những nhà nghiên cứu đã nghiên cứu
kỹ não của nhiều nhà bác học và một số nhân vật nồi tiếng để xem có điều gì
khác biệt, nhưng đến nay vẫn chưa phát hiện được gì khác biệt so với não
người thường Thực tế chúng ta không thể cân, đong, đo đếm trực tiếp tâm lý mà chỉ có thể đốn định thơng qua những gì cá nhân biểu hiện ra bên ngoài
Tâm lý người có tính chất chủ thể nên không ai giống ai Do mỗi người
có cấu trúc hệ thần kinh và cơ thể khác nhau; tuổi tác khác nhau, giới tính
khác nhau; nghề nghiệp khác nhau, địa vị xã hội khác nhau, điều kiện sống
khác nhau Tâm lý là kết quả của quá trình xã hội hóa Con người chúng ta
luôn sống trong xã hội đó, chịu sự tác động của xã hội đó và có chung những đặc điểm của xã hội mà mình sống trong đó, ở mỗi giai đoạn lịch sử của xã
hội, xã hội đó có những đặc thù riêng, đặc điểm tâm lý xã hội riêng
Yếu tổ tâm linh, "Tâm linh" là một từ thường xuyên dùng tới trên cửa
miệng của nhiều người, có nội dung cịn rất "tù mù”, vơ định, vì vậy chúng ta
cần "kiện nghĩa" khái niệm này trong chừng mực bao quát nhất có thê được
Dù có ý thức rõ ràng hay không, chúng ta đều hiểu "tâm" như nguồn gốc phát sinh, như người đạo diễn ân diện, như nguyên lý động lực học của tư duy, tình
cảm, ý chí, ham muốn tóm lại của mọi hoạt động hay đời sống tỉnh thần
"Linh" hay linh thiêng là tác dụng hay hiệu lực "vật chất" lên cuộc sống của con người hay tồn tại của vật thê
Tâm Linh là cái vô hình nhưng lại có hiệu ứng Linh cảm Như vậy
Trang 2422
hàm, cả ngoại diên của tâm linh, đó là Thần "Biến hóa mạc trắc vị chi than", Thần ứng dụng cho cả người, cả cho vật, cả lúc sống, cả lúc chết, vì thế thật ra Thần minh định cho tâm lĩnh rõ hơn, hay hơn bản thân khái niệm "tâm linh"
nhiều, tiếc rằng lâu nay ta có thói quen sính từ mới nên quên mất "thần”
Yếu tố tín ngưỡng tơn giáo, tín ngưỡng là tin theo và tôn thờ lực lượng
siêu nhiên, thần bí, hoặc sự vật, hiện tượng, con người có thật, được thần bí hóa
Tơn giáo bao gồm hệ thống hoàn chỉnh các quan niệm, ý thức tín
ngưỡng, thé hiện tập trung ở lịng tin, tình cảm tơn giáo, hành vi và hoạt động
tôn giáo Tôn giáo là hình thức tín ngưỡng có giáo lý, giáo luật, lễ nghi và
giáo hội, được tổ chức chặt chẽ
Ba là, môi trường xã hội
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp
khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tơn
giáo, tổ chức đồn thể, Môi trường xã hội định hướng hoạt động của
con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể
thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác
Bồn là, môi trường thiên nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý,
hoá học, sinh học, tổn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biến cả, khơng khí, động, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho
Trang 2523
xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho
ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú
Năm là, thể chế chính trị xã hội
Thể chế chính trị xã hội được hiểu là những thiết chế chính trị, đó là những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội Khái niệm thể chế
chính trị được hiểu theo 03 cấp độ Là những chuẩn mực, quy định, quy
chế, quy phạm, luật lệ phản ánh mối quan hệ chức năng giữa các bộ
phận của một tổng thé quan hệ xã hội; thể chế chính trị xã hội được coi
là một trong những dạng cấu trúc, tổ chức phân bồ theo chức năng của
hệ thống xã hội; thể chế được hiểu là gồm cả hai cấp độ trên mà cấp độ
này làm cơ sở cho cấp độ kia
1.2 Sự cần thiết và nội dung tăng trưởng kinh tế gắn với chất lượng đời sống dân cư
1.2.1 Sự cần thiết của tăng trưởng kinh tế gắn với chất lượng đời sông dân cư
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế gắn với nâng cao chất lượng đời sống
dân cư là cách thức để đưa đất nước đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công băng, dán chủ, văn mình
Tăng trưởng kinh tế và tiễn bộ, công bằng xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, vừa là tiền đề, vừa là điều kiện của nhau Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là thước đo của tiến bộ và công bằng xã hội; tiến bộ, công bằng xã hội là nhân tố động lực để có tăng trưởng kinh tế cao và bền vững: tiến bộ,
công bằng xã hội là biểu hiện của tăng trưởng kinh tế Như vậy, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội không phải là những yếu tổ đối lập mà có
Trang 2624
Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là khát vọng của tất cả
các quốc gia và trong mọi thời đại Tuy nhiên, việc đạt được mong muốn kép này là hết sức khó khăn và trong thực tiễn đã có những ý kiến cho rằng có sự
đối lập giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội Giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội luôn luôn là yêu cầu đặt ra trong suốt quá trình phát triển kinh tế xã hội ở các nước Bài toán
đặt ra hiện nay đối với các quốc gia là thực hiện tăng trưởng kinh tế trước, sau
đó mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội hay đặt tiến bộ và công bằng xã hội lên trước, sau đó mới chú trọng cho việc tăng trưởng kinh tế hay giải
quyết hài hòa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội? Thực tế ở
nhiều quốc gia cho thấy không thể thực hiện tiến bộ hay công bằng xã hội
trước nếu như không bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng cao, liên tục theo
hướng phát triển bền vững Mặt khác, nếu sự tăng trưởng kinh tế không bảo đảm thực hiện hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội thì sự tăng trưởng này
cũng khơng có ý nghĩa Những chính sách chỉ nhằm tăng trưởng kinh tế có thể làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng Mặt khác, những chính sách dựa trên ưu
tiên mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội có thể dẫn đến triệt tiêu các động
lực tăng trưởng kinh tế, kết cục cả mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh tế đều
không thực hiện được
Thứ hai, tăng trưởng kinh tế và chất lượng đời sống dân cư có mối
quan hệ biện chứng trong sự phát triển bn vững
Tăng trưởng kinh tế bên vững là khái niệm hiện đại để xác định mục
tiêu và các nhân tố tốt cho một nền kinh tế nhờ tăng trưởng bền vững Theo đó, tăng trưởng khơng chỉ hiểu đơn thuần là tăng thu nhập bình quân đầu
người, mà phải gắn với phát triển bền vững, chú trọng tới cả ba nhân tố: kinh tế, xã hội và mơi trường Đề duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn, tăng
Trang 2725
đói nghèo Tăng trưởng không nhất thiết phải đạt tốc độ quá cao, mà chỉ cần
cao ở mức hợp lý nhưng bền vững
Nhận thức rõ điều này, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011-2020, Việt Nam khẳng định Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ
vững ôn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế Đây mạnh chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất,
hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều
sâu, phát triển kinh tế tri thức Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với
phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng
cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn
coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí
hậu Nước ta có điều kiện phát triển nhanh và yêu cầu phát triển nhanh cũng
đang đặt ra hết sức cấp thiết Phát triển bền vững là cơ sở dé phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững Phát triển nhanh
và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính
sách phát triển kinh tế - xã hội
Phải đặc biệt coi trọng giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường
quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đề bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững
“Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt đến năm 2020 với nhiệm vụ
trọng tâm là đây mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chun đổi mơ hình tăng
trưởng, coi chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu Phát
triển kinh tế - xã hội đi đôi với coi trọng bảo vệ môi trường Phát huy tối đa
nhân tố con người, xác định con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là
mục tiêu của phát triển, tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, tiến bộ và công bằng xã hội” - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại
Trang 2826
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo quan điểm của
các nhà kinh điển Mác - Lê-nin trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong điều kiện
cụ thể của Việt Nam Người khẳng định mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội
là để không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân Mục tiêu hàng đầu của
phát triển kinh tế là nâng cao đời sống của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, làm cho đời sống của người dân ngày càng đầy đủ, sung sướng, hạnh
phúc Đời sống vật chất, theo Người, trước hết giải quyết vấn để ăn, mặc, nhà ở, chữa bệnh Đời sống tinh thần, theo Hồ Chí Minh, trước hết là bảo đảm học hành cho mọi người
Như vậy, vấn đề tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội được xem xét trong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: Mục đích của xây dựng kinh tế để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội phù hợp sẽ thúc day tăng trưởng kinh tế, giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
của đât nước
Đảng Cộng sản Việt Nam đã tông kết thực tiễn, phát triển lý luận trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiễn bộ, công bằng xã hội một cách khoa học Đảng ta cho rằng, giữa tăng trưởng kinh tế và tiễn bộ, cơng bằng xã hội
có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, làm tiền đề cho nhau cùng phát
triển Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiền đề để thực hiện công bằng xã hội,
khơng thê có cơng bằng, tiến bộ xã hội nếu không dựa trên nền tảng tăng
trưởng kinh tế Mặt khác, thực hiện tiễn bộ, công bằng xã hội là động lực,
điều kiện quan trọng có tác dụng thúc đây, bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao, bền vững Mỗi bước tiến của tăng trưởng kinh tế gắn với việc từng bước thực
Trang 2927
nước Đại hội XI của Đảng đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 — 2015 la: Tiép tục nâng cao năng lực lãnh dao và sức chiến đấu
cua Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính
trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bên vững; nâng cao đời sống vật chất, tỉnh thân của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyên, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ; tạo nên tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
Thứ ba, tăng trưởng kinh tẾ gắn với nâng cao chất lượng đời sống dân cư bắt nguồn từ yêu cầu phát triển của con người toàn diện (thé chất, tỉnh
than, lý trưởng sống)
Phát triển con người không chỉ là mục tiêu theo đ — uổi của các quốc
gia phát triển trên thế giới _ Đối với các quốc gia đang phát triển và kém
phát triển , phát triển con người cịn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Tăng
trưởng kinh tế phải phục vụ cho con người „ phải vì mục tiêu phát triển con người, trong đó , các chính sách về giáo dục _, giải quyết việc làm và tạo cơ hội cho mỗi cá nhân tự phát triển là nhiệm vụ cơ bản và cấp thiết
Do đó, thuật ngữ “phát triển con người” đã xuất hiện vào những năm đầu
thập niên 80 của thế kỷ trước nhằm hạn chế sự chỉ trích ngày càng tăng
đối với các mục đích và phương pháp phát triển kinh tế đang thịnh hành
Khái niệm này đề cập tới mục đích _, yêu cầu liên kết chặt chẽ giữa tăng
trưởng kinh tế của quốc gia và khả năng mở rộng sự lựa chọn cá nhân của
mỗi con người Sau đó vào năm 1990, khái niệm và mơ hình phát triển
con người được xây dựng và được áp dụng phổ biến toàn cầu (Mahbub ul Haq, 1990) UNDP đưa ra một quan niệm về con người được gói gọn
Trang 3028
nay, UNDP da khang dinh : “Phat trién con người không chỉ là sự tăng lên của thu nhập quốc dân _, mà còn tạo ra một môi trường mà trong đó mọi
người có thé phát triển mọi khả năng của mình và lànch ủ một cuộc sống
sáng tạo hữu ích , phù hợp với lợi ích và nhu cầu của họ” Trong đó phát
triển an sinh xã hội thơng qua các chính sách cụ thê về y tế , giáo dục và việc phân phối sao cho hiệu quả các yếu tổ này đến mỗi người dân là
những yêu cầu cơ bản nhất
Trong gần 30 năm đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành và thực hiện trên thực tế đường lối và nhiều chủ trương, chính sách, giải
pháp phát triển con người Việt Nam phát triển tồn diện, cả về trí lực lẫn thể lực, cả về “Jý tưởng sống, lỗi sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn
hóa con người Việt Nam” nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho công cuộc đổi mới đất nước, đây mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa
1.2.2 Nội dung tăng trưởng kinh tễ gắn với chất lượng đời sống dân cư 1.2.2.1 Lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh t theo hướng mở rộng
nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động
Một là, cơ cấu lại sản xuất công nghiệp (các ngành kinh tế, kỹ thuật, vùng) theo hướng sử dụng nhiều việc làm mới, tăng thu nhập
Thị trường việc làm đã được mở rộng, bao gồm tất cả các thành phần
kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh và không bị giới hạn về
không gian Người lao động được coi là có việc làm khi lao động trong các đơn vị kinh tế nhà nước, kinh tế tập thê cũng như kinh tế tư nhân, kinh tế hộ
gia đình hoặc có thê hành nghề kinh doanh độc lập Ý nghĩa thực tiễn của
quan điểm này là rất lớn Hiện nay, nhiều học sinh, sinh viên ra trường có thể
Trang 3129
có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế tư nhân và nhiều người mở hoạt động kinh
doanh độc lập Ngay trong nông thôn, người nông dân cũng mở mang kinh
doanh các ngành nghề hết sức phong phú Với quan điểm như trên, Đảng và
nhà nước ta đã tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong việc giải phóng lực
lượng lao động xã hội, tính năng động của người lao động được nâng cao hơn nhiêu so với những năm trước đây
Hai là, người lao động được tự do hành nghề, tự do liên doanh liên
kết, tự do thuê mướn lao động theo luật pháp để tạo việc làm cho mình và xã
hội Trong chiến lược phát triển kinh tế, Đảng ta luôn kháng định duy trì nền kinh tế nhiều thành phần nhằm phát huy tối đa các nguồn lực của xã hội cho
phát triển kinh tế
Vấn đề này cho chúng ta thấy rằng, muốn giải quyết việc làm cho lao động nói chung và lao động nơng thơn nói riêng khơng chỉ mong chờ vào sự phát triển công nghiệp tập trung mà phải có các giải pháp tổng hợp nhằm tạo
công ăn việc làm tại chỗ trong nông thôn
Hai là, khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để tăng thêm
việc làm, thu nhập
Chiến lược kinh tế- xã hội 10 năm 2011 xác định: “cần khai thác lợi thế
của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng
xuất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao Tăng nhanh sản lượng
và kim ngạch xuất khâu nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân,
bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia Xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với từng loại cây, con Khuyến khích tập trung ruộng đất; phát triển gia trại, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và
Trang 3230
Ba là, tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thé (du lich,
hàng hải, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế )để tạo thêm việc làm mới,
tăng thu nhập
Theo đà phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và sự tiễn bộ văn minh
nhân loại, lĩnh vực dịch vụ phát triển hết sức phong phú Dịch vụ không chỉ ở
các ngành phục vụ như lâu nay người ta vẫn thường quan niệm, hoặc như gần
đây khái niệm dịch vụ được định nghĩa: “Dịch vụ là hoạt động cung ứng lao
động, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu về sản xuất, kinh doanh, đời sống vật chất, tỉnh thần, các hoạt động ngân hàng, tín dụng, cầm
đồ, bảo hiểm”, mà nó phát triển ở tất cả các lĩnh vực quản lý và các công việc
có tính chất riêng tư (tư vấn về sức khoẻ, trang trí tiệc ) Trong kinh tế học,
dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vat chat Philip Kotler cho rằng: “Đjeh vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vơ hình và khơng dẫn đến quyển sở hữu một cái gì đó Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với một sản
phẩm vật chat”
Như vậy có thé thay dich vu là hoạt động sáng tạo của con người, là
hoạt động có tính đặc thủ riêng của con người trong xã hội phát triển, có sự cạnh tranh cao, có yếu tố bùng phát về công nghệ, minh bạch về pháp
luật, minh bạch chính sách của chính quyền
Bốn là, đa dạng hóa hính thức đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phân kinh tế, kể cá đầu tư nước ngoài tham gia phát triển
kết cấu hạ tang dé tao thém viéc lam, tăng thu nhập
Thứ nhất là huy động nguồn lực từ xã hội thông qua các cơ chế
Trang 3331
Thứ hai, cần tranh thủ các nguồn vốn của nước ngoài để đầu tư vào
các lĩnh vực cần thiết, nhưng trên cơ sở phải đảm bảo an ninh tài chính
quốc gia Nên việc lựa chọn từng nguồn vốn đề đầu tư vào từng lĩnh vực, dự án là điều vô cùng quan trọng để làm sao tạo ra được sản phẩm, trả
được nợ
Thứ ba, phải có cơ chế thơng thống để xã hội tiết kiệm, tiết kiệm
thực sự và dành vốn đó để đầu tư phát triển chung
1.2.2.2 Tăng năng suất lao động là cơ sở cho sự phát triển cả về thể lực, trí lực người dân
Một là, sử dụng một phẩn năng suất lao động để nâng cao thể lực của các tầng lớp dân cư
Sức khỏe và trí tuệ là vốn quý nhất của mỗi người và của toàn xã
hội Bác Hồ là người đặc biệt quan tâm tới việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, nâng cao thể lực, trí lực của nhân dân Bác Hồ nói: “Sạch sẽ fức
là một phần của đời sống mới, sạch sẽ thì dân ít đau Ốm, có sức khỏe
thì làm được việc, làm được việc thì có ăn ”; “Mỗi một người dân yếu
ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả nước
mạnh khỏe ”; “Luyện tập thể dục bôi bổ sức khỏe là bồn phận của mỗi
một người yêu nước "” Người căn bộ cách mạng phải có đức tính
“trung thành với mục đích cách mạng, giữ cho nước nhà được độc lập,
nòi giống được tự do”
Hai là, dựa vào năng suất lao động để đổi mới căn bản và toàn diện
nên giáo dục nhằm nâng cao trình độ tay nghẻ cho người lao động
“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” là vấn đề bức xúc,
Trang 3432
Việc “Đôi mới căn bản, toàn diện nên giáo dục đât nước”, cũng là
mong muôn cuôi đời của Hồ Chủ tịch trong di chúc, Người việt: “Sửa đôi chê độ giáo dục cho phù hợp với hoàn cảnh của nhân dân”
Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới là: Tạo chuyên biến
căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày
càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của
nhân đân Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt
nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ
quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả
Ba là, sử dụng một phần năng suất lao động dé chú trọng tái sản xuất
sức lao động cho người lao động
Sức lao động là một khái niệm trọng yếu trong kinh tế chính trị Mác-
xít Mác định nghĩa sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất va tinh
than tồn tại trong một cơ thé, trong một con người đang sống, và được người
đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một gia tri thang du nao do Sức lao
động là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyết của moi qua trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội Nhưng sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức
lao động trong hiện thực
1.2.2.3 Nâng cao đời sống vật chất với mục đích thỏa mãn về đời sống
tinh thân (đời sống văn hóa, tiễn bộ, công bằng xã hội, tâm linh, tín ngưỡng, tơn giáo )
Một là, đời sống vật chất là cơ sở của đời sống tỉnh thần, văn hòa tỉnh than là là động lực cho nâng cao đời sống vật chất
Đời sống văn hóa và đời sống kinh tế có mối quan hệ biện chứng với
Trang 3533
Thực tiễn ngày càng cho thấy văn hóa khơng thể đứng ngoài, mà phải ở trong
kinh tế và chính trị Văn hóa khơng chỉ là mục tiêu, động lực mà nằm ngay
trong quá trình phát triển kinh tế Mỗi nắc thang của tăng trưởng kinh tế, tạo
ra bước phát triển mới về văn hóa; văn hóa phát triển lại thúc đây tăng trưởng kinh tế
Hai là, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội đang là tâm
điểm trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhiễu quốc gia
Công bằng xã hội là khái niệm mang tính chuẩn tắc phụ thuộc vào quan
niệm khác nhau của mỗi giai cấp, mỗi quốc gia Công bằng xã hội là sự công
bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, công bằng trong phân phối thu
nhập, cơ hội phát triển và điều kiện thực hiện cơ hội Như vậy, công bằng xã
hội là một khái niệm rất rộng, bao gồm cả yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội Những thước đo chủ yếu về công bằng xã hội là: Chỉ số phát triển con
người (HDI); Đường cong Lorenz; Hệ số GINI; mức độ nghèo khổ; Mức độ
thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ,
công bằng xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, vừa là tiền đề, vừa là
điêu kiện của nhau
Ba là, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta được xây dựng một
mặt dựa trên quan điểm cơ bản của học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vé tin ngưỡng, tôn giáo Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà
nước ta là tôn trọng quyên tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân
Việt Nam là một nước đa tín ngưỡng, tơn giáo với khoảng hơn 20 triệu tín đồ theo các tôn giáo khác nhau Từ xưa đến nay, các tín ngưỡng, tơn giáo ln chung sống hồ hợp, gắn bó với dân tộc Trong quá trình
Trang 3634
bảo vệ Tổ quốc Cả 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã hình thành một truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa, đó là xây dựng
cuộc sống đan xen, hồ bình, trong đó mỗi dân tộc đều có tín ngưỡng, tơn
giáo phong tục tập quán và văn hố khác nhau góp phần tạo nên bản sắc
văn hoá Việt Nam
1.2.2.4 Nâng cao mức sản lượng không phá vỡ cảnh quan, môi trường sống
Quan điểm của Đảng về phát triển bền vững còn được phát triển, hoàn
thiện và cụ thể hóa trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020
được thông qua tại Đại hội XI của Đảng, trong đó nổi bật nhất là quan điểm
về mối quan hệ tác động qua lại giữa “phát triển nhanh” với “phát triển bền vững”: “Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh dé
tạo nguồn lực cho phát triển bền vững Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển
kinh tế - xã hội”
Như vậy, Đại hội XI của Đảng đã kế thừa và phát triển quan điểm của
các Đại hội Đảng trước đây về phát triển bền vững ở Việt Nam với những nội
dung phong phú, đa dạng, cụ thể, toàn diện và khoa học, vừa thể hiện được
quan niệm chung của thế giới về phát triển bền vững, vừa phù hợp với khả
năng, điều kiện và đặc điểm của Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập
quốc tế
1.2.2.5 Thúc đấy tăng trưởng kinh tế hài hòa với phát triển sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
Việt Nam đang tr iên khai Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030 với
Trang 3735
Thông qua Chiến lược này, người dân được sống trong cộng đồng an
toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần; giảm tỷ lệ mắc bệnh tật, nâng cao
thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số Đây là cơ sở giúp Việt
Nam đạt được nhiều thành công và hoàn thành trước thời hạn hầu hết các
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc
Ở cấp độ quốc tế, vai trò của y té ngay cang duoc nhin nhan tich cuc hơn và có xu hướng trở thành thành tố quan trọng của các tiễn trình hội nhập,
liên kết khu vực và toàn cầu Hướng tới việc thành lập Cộng đồng ASEAN, 10 quốc gia thành viên ASEAN đã đặt mục tiêu xây dựng Cộng đồng Văn
hóa-Xã hội, trong đó nhắn mạnh tới các nội dung liên quan tới y tế là chăm
sóc con người và phúc lợi và bảo hiểm xã hội
1.3 Kinh nghiệm tăng trưởng kinh tế gắn với chất lượng đời sống dân cư ở một số địa phương
1.3.1 Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương:
Về kinh tế, trong 5 năm (2007-2011) tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân của tỉnh đạt 9,4%⁄/năm; ước năm 2012 GDP cua tỉnh tăng khoảng 5,3%
Quy mô kinh tế của tỉnh được nâng lên, tổng sản phâm năm 2011 gấp hơn 2,5
lần so với năm 2006
1.3.1.1 Kinh nghiệm lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với:
Tăng thêm việc làm: Bằng hình thức mở rộng thị trường xuất khẩu của tỉnh, hàng hóa của tỉnh ta đã có mặt trên 30 quốc gia và vũng lãnh thổ Các thị trường xuất khâu hàng hoá truyền thống tiếp tục được duy trì và giữ vững
như: các nước trong khối ASEAN, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn
Quốc, EU và Hoa Kỳ; đồng thời đang tìm kiếm mở rộng sang các thị trường mới có tiềm năng như: thị trường châu Phi, thị trường Nam Mỹ, thị trường
Trang 3836
Tăng thêm thu nhập: Kết quả GDP bình quân đầu người giá thực tế tăng từ 9 triệu đồng/người năm 2006 lên 22,7 triệu đồng/người năm 201 1
Giảm nghèo bén vững: và thực hiện công tác an sinh xã hội, bảo vệ
môi trường và bảo đảm an ninh quốc phòng tiếp tục được triển khai thực hiện tốt Trong những năm qua tỉnh Hải Dương đã triển khai Chương trình giảm
nghẻo, chống tái nghèo nhằm hỗ trợ những hộ nghèo phát triển sản xuất, giảm
thiểu những bất lợi do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại Tỷ lệ lao động qua
đào tạo ngày càng được nâng cao, bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho trên 30 ngàn lao động: góp phần xóa đói, giảm nghèo, đời sống của nhân
dân được cải thiện rõ nét nhất là ở khu vực nông thôn Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm
từ 16% năm 2006 xuống còn 9,49% năm 2011, tiếp tục được giảm xuống còn 7,74% năm 2012
1.3.1.2 Kinh nghiệm mở rộng quy mô tăng trưởng
Thứ nhất: Nhờ đổi mới công tác quy hoạch và nâng cao hiệu quả đầu tư Tỉnh đã xây dựng và thực hiện các đề án quy hoạch cơ bản mang tính
tổng thể, chiến lược như: Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Hải Dương, Quy
hoạch tông thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2020
và các quy hoạch ngành như: Quy hoạch phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Hải Dương đến năm 2020 tầm nhìn 2030;
Thứ hai: VỀ công tác cải cách hành chính
Được triển khai đồng bộ trên cả 4 nội dung: Cải cách về thể chế, cải
cách về tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và cải cách hành chính công: bước đầu công tác cải cách hành chính đã đem lại những kết quả đáng khích lệ Kết quả cơng tác sắp xếp tô
Trang 3937
hoạt động hiệu quả, theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực phù hợp với công
tác chuyên môn và thực tế tại địa phương
1.3.1.3 Kinh nghiệm về tái sản xuất sức lao động cho người lao động (nâng cao chất lượng đời sống)
Thứ nhất: Lấy kết quả sản xuât để thực hiện công tác an sinh xã hội, bảo vệ môi trường
Tỉnh ta đã triển khai Chương trình giảm nghẻo, chống tái nghèo nhằm
hỗ trợ những hộ nghèo phát triển sản xuất, giảm thiểu những bắt lợi do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại Thực hiện hỗ trợ lãi suất vay vốn phát triển sản xuất cho các hộ nghèo và hộ chính sách; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người
nghèo, miễn giảm chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân thuộc diện khó
khăn; thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho
người nghèo; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 16% năm 2006 xuống còn 9,49% năm 2011, tiếp tục được giảm xuống còn 7,74% năm 2012 Cho vay vốn đối với
các gia đình học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn
Thứ hai: Ban hành khuôn khổ pháp lý để thực hiện các biện pháp bảo
vệ môi trường
Được tỉnh quan tâm triển khai; việc giáo dục, tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân, cơ quan doanh nghiệp được nâng lên một bước
Thứ ba: Công tác đảm bảo an ninh quốc phịng
Được duy trì nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm tốt an ninh nông thôn, đô thị, tập trung giải quyết tình hình khiếu kiện phức tạp và phòng
chống các loại tội phạm, nhất là ma tuý, cờ bạc, mại dâm; đấu tranh vơ hiệu hóa hoạt động của các tô chức phản động lưu vong, các đối tượng bat man, co
Trang 4038
1.3.2 Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là 1 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, được Thủ tướng chính phủ phê duyệt xây dựng 20 khu công nghiệp Và 41 cụm công nghiệp trong đề án quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
1.3.2.1 Kinh nghiệm lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với tăng thêm việc làm và thu nhập
Tăng thêm việc làm: Năm 2012 Bỗi cảnh kinh tế thế giới, trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đạt được các thành tựu nỗi bật trong phát triển kinh tế.Tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,5%
Tăng thêm thu nhập: Kết quả GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) ước đạt 56,8 triệu đồng/người, tương đương 2.569 USD/người, tăng 12,3% so với thực hiện năm 2011, cao hơn 1,3 lần GDP bình quân đầu người
của cả nước
Giảm nghèo bên vững: Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 18,04% cuối năm
2005 xuống dudi 8% năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo còn 6,5% theo chuẩn mới (năm 2013), đời sống người dân các hộ nghèo, vùng nghèo được cải thiện nhiều mặt, góp phần bảo đảm an sinh xã hội
1.2.2.2 Kinh nghiệm mở rộng quy mô tăng tăng trưởng
Thứ nhất, đối mới công tác quy hoạch và nâng cao hiệu quả đầu tư
Vĩnh Phúc đã chủ động, vận dụng một cách sáng tạo, khoa học và cụ
thé hóa tốt các cơ chế, chính sách của Trung ương vào sự phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh; ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tạo môi trường thuận