BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA KINH TẾBÁO CÁO MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂNCHUYÊN ĐỀ: TĂNG TRƯỞNG, BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ NGHÈO ĐÓINhóm báo cáo: 01GVHD: Ths. Trần Thanh GiangTháng 07 2016DANH SÁCH NHÓM 11.Phạm Hoàng Thu MSSV: 141201782.Bồ Thụy Ngọc Thuận MSSV: 141201793.Đỗ Ngọc Phương Anh MSSV: 141200744.Nguyễn Kim Ngân MSSV: 141200325.Nguyễn Thị Cẩm TiênMSSV: 141200556.Lê Thị TrangMSSV: 141200577.Trần Phạm Quỳnh DuyênMSSV: 141200938.Vũ Mạnh QuânMSSV: 14120162 MỤC LỤCCHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU11.1.ĐẶT VẤN ĐỀ11.2. Mục tiêu21.2.1. Mục tiêu chung21.2.2. Mục tiêu cụ thể21.3. Phương pháp nghiên cứu21.3.1. Phương pháp thống kê mô tả21.3.2. Phương pháp xử lý số liệu21.3.3. Phương pháp phân tích31.3.4. Phương pháp luận3CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU42.1 Khái niệm về tăng trưởng42.2. Khái niệm về bất bình đẳng42.3. Khái niệm về nghèo đói4CHƯƠNG 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU63.1. Tình hình tăng trưởng, bất bình đẳng và nghèo đói trên thế giới63.1.1. Tình hình tăng trưởng trên thế giới 63.1.2. Tình hình nghèo đói trên thế giới73.1.3. Tình hình bất bình đẳng trên thế giới 113.1.3.1. Tình hình bất bình đẳng thu nhập trên thế giới113.1.3.2. Tình hình bất bình đẳng giới trên thế giới143.2. Tình hình tăng trưởng, bất bình đẳng và nghèo đói ở ĐNÁ173.2.1. Tình hình tăng trưởng ở ĐNÁ173.2.2. Tình hình nghèo đói ở ĐNÁ213.2.3. Tình hình bất bình đẳng ở ĐNÁ243.2.3. 1.Tình hình bất bình đẳng thu nhập ở ĐNÁ243.2.3.2. Tình hình bất bình đẳng giới ở ĐNÁ303.3. Tình hình tăng trưởng, bất bình đẳng và nghèo đói ở Việt Nam323.3.1. Tình hình tăng trưởng ở Việt Nam323.3.2. Tình hình nghèo đói ở Việt Nam333.3.3. Tình hình bất bình đẳng ở Việt Nam363.3.3. 1. Tình hình bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam363.3.3.2. Tình hình bất bình đẳng giới ở Việt Nam383.3.4. Mối liên hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng ở Việt Nam403.3.5. Mối liên hệ giữa tăng trưởng và nghèo đói ở Việt Nam46CHƯƠNG IV. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC534.1. Cơ hội534.2. Thách thức53CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ555.1. Kết luận555.2. Kiến nghị55 DANH MỤC CÁC HÌNHHình 3.1.1: Bản đồ các quốc gia theo GDP bình quân đầu người năm 2015.Hình 3.1.2: Một số hình ảnh nghèo đói trên Thế Giới.Hình 3.1.3: Sự khác biệt trong bình đẳng thu nhập quốc dân trên toàn thế giới được đo bằng hệ số Gini quốc gia. .Hình 3.1.4: Dữ liệu dựa trên thành phần dân số của 63 quốc gia đại diện cho 69% lực lượng trong độ tuổi lao động trên thế giới (15 tuổi trở lên).Hình 3.1.5: Bảng thống kê % giới tính trong dân số thế giới thuộc độ tuổi lao động. Hình 3.1.6: Bảng thống kê sự bất bình đẳng trong việc nắm giữ những vị trí quan trọng trong công việc 2015.Hinh 3.1.7: Biểu đồ biểu diễn % số lượng phụ nữ giữ những chức vụ quan trọng trong Nghị Viện, Toà Án, Bộ Trưởng các Bộ 2015.Hình 3.1.8: Biểu đồ biểu diễn số phút làm việc trong một ngày giữa đàn ông và phụ nữ, giữa công việc được trả lương và công việc không được trả lương 2015.Hình 3.2.1 : Tốc độ tăng trưởng các nền kinh tế Đông Nam Á.Hình 3.2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của Malaysia.Hình 3.2.3: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ giàu nghèo của một số nước của ĐNÁ 2015.Hình 3.2.4: Sự cách biệt trong mức lương tối thiểu vùng của các quốc gia ASEAN 2015.Hình 3.3.1: Tốc độ tăng GDP (%) của Việt Nam 20062015.Hình 3.3.2 : Tỷ lệ nghèo (phần trăm nghèo) 19992009.Hình 3.3.3: Sự phân bố tỉ lệ hộ nghèo Năm 2015.Hình 3.3.4: Sự phân bố tỉ lệ hộ nghèo Năm 2015.Hình 3.3.5: Bất bình đẳng ở Việt Nam qua hệ số Gini.Hình 3.3.6: Biểu đồ phân hóa giàu nghèo của Việt Nam năm 2014.Hình 3.3.7: Quảng cáo việc làm có yêu cầu về giới theo nghề nghiệp.Hình 3.3.8: Tháp dân số Việt Nam 2016.Hình 3.3.9: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội từ Khoá IXIII.Hình 3.3.10: Thu nhập bình quân đầu người của người lao động. Hình 3.3.11: Chỉ số HDI của VN qua các năm.DANH MỤC CÁC BẢNGBảng 3.1.1: Thu nhập bình quân đầu người theo quốc gia.Bảng 3.1.2: Số liệu về Chỉ số phát triển con người và thu nhập quốc dân năm 2013 2014.Bảng 3.1.3: Bảng số liệu 23 nước nghèo nhất trên thế giới.Bảng 3.2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của ASEAN 20062014.Bảng 3.2.2 : Tỉ trọng GDP theo ngành kinh tế của các nước ASEAN 20042014.Bảng 3.2.3 : Tiền lương bình quân hàng tháng của các quốc gia trong khu vực ĐNÁ .Bảng 3.2.4: thể hiện sự bất bình đẳng qua thu nhập của 10 quốc gia Đông Nam Á.Bảng 3.2.5: số liệu về thu nhập bình quân, chỉ số phát triển, hệ số bất bình đẳng GINI.Bảng 3.2.6 : Thể hiện số liệu về bất bình đẳng ở Đông Nam Á.Bảng 3.2.7: Thể hiện chỉ số phát triển giới tính các nước ĐNÁ năm 2014.Bảng 3.3.1: Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm 20102015 .Bảng 3.3.2: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị và nông thôn.Bảng 3.3.3: Hệ số Gini tính theo thu nhập chia theo khu vực thành thị nông thôn ở Việt Nam thời kỳ 2002 – 2014.Bảng 3.3.4 :Thu nhập Bình quân đầu người 1 tháng chia theo khu vực thành thị nông. thôn ở Việt Nam thời kỳ 2002 – 2012.Bảng 3.3.5: Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người 20102014.Bảng 3.3.6: Các chỉ tiêu xã hội 19932004.Bảng 3.3.7: Thống kê điều kiện vật chất tại Việt Nam.Bảng 3.3.8: Thống kê số trường học tại Việt Nam.Bảng 3.3.9: Thống kê đội ngũ y bác sĩ tại Việt Nam.Bảng 3.3.10: Tỷ lệ thất nghiệp phân theo vùng năm 2014.Bảng 3.3.11: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng. CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng trưởng kinh tế đang là vấn đề nóng bỏng được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm trong mọi thời đại, không chỉ về tốc độ tăng trưởng mà còn quan tâm đặc biệt đến ảnh hưởng của nó tới các vấn đề kinh tế xã hội. Từ quan điểm cơ bản: tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Ở Việt Nam, Đảng ta đã chủ trương xây dựng một Nhà nước của dân, do dân và vì dân, lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm căn cứ cho toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Đảng ta cũng đã khẳng định mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XCHN ở Việt Nam chính là thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Ngoài ra, Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra hàng loạt các chương trình, mục tiêu quốc gia nhằm giải quyết những vấn đề xã hội: dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động, xóa mù, phổ cập tiểu học, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, chính sách đối xử với người có công, v. v…Trong những năm qua, nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu trong cải cách và phát triển kinh tế, từ đó từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội. Do đó, bên cạnh mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng nhanh một cách bền vững, Nhà nước còn phải đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo cho mọi người chứ không phải chỉ một vài nhóm người được hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng kinh tế chung của đất nước. Trong quá trình đổi mới theo hướng tự do hóa, mở cửa và hội nhập vào khu vực và thế giới, nền kinh tế Việt Nam ngày càng khởi sắc: tốc độ tăng trưởng GDP đạt cao, thu nhập của người dân được cải thiện đáng kể. Việt Nam ngày càng được biết đến là một quốc gia thành công chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù vậy, quá trình này cũng đã làm nảy sinh những mặt trái, gây trở ngại cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Trong đó, có một thực trạng đáng lo ngại là sự gia tăng chênh lệch về thu nhập các nhóm dân cư và tỉ lệ nghèo đói vẫn còn. Trong khi nền kinh tế tăng trưởng cao, khoảng cách giàu nghèo có xu hướng doãng ra, người nghèo còn tồn tại. Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập là những chủ đề được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu một cách hệ thống kết hợp giữa phân tích định tính và định lượng tác động của bất bình đẳng, nghèo đói đến tăng trưởng kinh tế giúp đưa ra những luận cứ khoa học để đề xuất quan điểm và giải pháp bảo đảm gắn kết giữa phát triển kinh tế và thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập ở nước ta trong thời gian tới có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 1.2. MỤC TIÊU1.2.1. Mục tiêu chungPhân tích tình hình tăng trưởng, bất bình đẳng và nghèo đói ở Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể•Khái quát tình hình tăng trưởng, bất bình đẳng và nghèo đói trên Thế Giới và khu vực Đông Nam Á.•Mô tả đói nghèo và bất bình đẳng giữa các vùng của Việt Nam.•Nghiên cứu các yếu tố địa lý (bao gồm các yếu tố về khí hậu, nông nghiệp và tiếp cận thị trường) tác động tới đói nghèo thành thị và nông thôn Việt Nam. •Mối liên hệ giữa tăng trưởng, bất bình đẳng và nghèo đói ở Việt Nam. 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1.3.1. Phương pháp thống kê mô tả:Số liệu thứ cấp: Thu thập các văn bản, chính sách kinh tế xã hội, số liệu thống kê điều kiện tư nhiên – kinh tế xã hội, các tài liệu nghiên cứu đã xuất bản liên quan đến đề tài nghiên cứu.1.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu :Kết quả xử lý và phân tích được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả bằng bảng và biểu đồ thực hiện trên phần mềm Excel.1.3.3. Phương pháp phân tích:Từ những số liệu đã thu thập được phân tích đánh giá, thiết kế mô hình cần thiết, tính toán chi phí để thấy được sự cần thiết phải thay đổi hiện tại, từ đó rút ra kết luận.1.3.4. Phương pháp luận:Kế thừa các tư liệu và phân tích các tài liệu thứ cấp Một số phương pháp đo lường trên thực tế: Các chỉ tiêu đo lường về đói nghèo của Foster, Greer, và Thorbecke (1984) Các chỉ tiêu đo lường sự bất bình đẳng: hệ số Gini, chỉ số Theil’s L, và chỉ số Theil’s T. CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU2.1. KHÁI NIỆM VỀ TĂNG TRƯỞNGTăng trưởng kinh tế là một phạm trù về kinh tế, phản ánh sự gia tăng về sản lượng hay thu nhập của nền kinh tế trong một khoản thời gian nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng quy mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng:•Qui mô tăng trưởng phản ánh sự tăng lên hay giảm đi nhiều hay ít (delta) tiêu chí đo lường tăng trưởng.•Tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối (%) và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa các năm hay các thời kì. 2.2. KHÁI NIỆM VỀ BẤT BÌNH ĐẲNGBất bình đẳng là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm. Là sự khác biệt giữa các cá nhân về các đặc điểm sẵn có như: giới, tuổi, chủng tộc, trí lực, phẩm chất sẵn có…Bất bình đẳng vượt quá mức sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của người dân, làm tăng tỉ lệ đói nghèo, cản trở tiến bộ trong y tế và giáo dục, góp phần làm tăng tình trạng tội phạm… Các khía cạnh bất bình đẳng :•Quyền chính trị: bầu cử, pháp luật, tự do ngôn luận, các quyền tự do khác theo hiến pháp,...•Cơ hội: giáo dục, việc làm, chấm dứt phân biệt đối xử ( màu da, tôn giáo, giới tính,...)•Kinh tế: mục tiêu lý tưởng có thu nhập ngang nhau, điều này không có trên thực tế vì mỗi người khác nhau về trí tuệ, tính cách, nghề nghiệp, điều kiện,...2.2. KHÁI NIỆM VỀ NGHÈO ĐÓIHội nghị chống đói nghèo khu vực châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan (91993) đã đưa ra định nghĩa chung như sau: nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương. Định nghĩa này hiện nay đang được nhiều quốc gia sử dụng trong đó có Việt Nam.Một chỉ tiêu đo lường nghèo đói như: ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục,.. •Nghèo tuyệt đốiDựa vào tiêu chuẩn, chuẩn nghèo là một con số tuyệt đối, ai ở dưới chuẩn này là nghèo. Chuẩn nghèo được đo bằng nhiều thước đo: thu nhập, số kg lương thực, số calories,...Chuẩn nghèo một số nước:oMalaysia: 28 USD người thángoSrilanca: 17 USD người thángoBangladesh: 11 USDngười thángoPhilipines: 7 USD người thángoIndonesia: 6 USD người thángoNepan: 9 USD người thángoViệt Nam: Năm 2005: Nông thôn: 2.400.000đ người năm. Thành thị: 3.120.000đ người năm. Năm 2006: Nông thôn: 4.000.000đ người năm. Thành thị: 6.000.000đ người năm.Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước phát triển, Robert McNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối. Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như sau :Nghèo ở mức độ tuyệt đối... là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta.•Nghèo tương đốiTrong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó.CHƯƠNG 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU3.1. TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG, BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ NGHÈO ĐÓI TRÊN THẾ GIỚI3.1.1. Tình hình tăng trưởng trên thế giới:(Nguồn: Tổ chức Tiền tệ Thế giới IMF 2014)Hình 3.1.1: Bản đồ các quốc gia theo GDP bình quân đầu người năm 2015Thông qua biểu đồ trên, ta có thể dễ dàng thấy được chỉ số GDP bình quân đầu người cao nhất vẫn thuộc về các nước có nên kinh tế đứng đầu thế giới như Mỹ, Anh, Pháp nói riêng và khối EU nói chung, Úc,…Ngoài ra thì có thể thấy chỉ số GDP bình quân đầu người thấp hoặc trung bình hầu hết vẫn thuộc châu Phi, các khu vực đang xảy ra chiến tranh hoặc nội chiến.DANH SÁCH CÁC QUỐC GIA CÓ GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CAO NHẤT VÀ THẤP NHẤT NĂM 2014HạngQuốc giaUSHạngQuốc giaUS1 Luxembourg110665179 Niger4402 Na Uy97363180 Gambia4223 Qatar93397181 Cộng hòa Trung Phi3784 Thụy Sĩ84733182 Burundi2955 Úc61887183 Malawi253(Nguồn: Ngân hàng Thế Giới 2014)Bảng 3.1.1: Thu nhập bình quân đầu người theo quốc giaDanh sách trên cho thấy khoảng cách giữa các nước có GDP bình quân đầu người cao nhất so với các nước thấp nhất là rất lớn. Hầu hết các nước cao nhất thuộc châu Âu, trong khi các nước thấp nhất thuộc về châu Phi. Quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất là Luxembourg với 110665 USD, thấp nhất là Malawi chỉ với 253 USD.3.1.2. Tình hình nghèo đói trên thế giới:Khu vựcChỉ số phát triển con người (HDI) năm 2013Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2014Thu nhập quốc dân (GNI) (2011 PPP ) năm 2013Thu nhập quốc dân (GNI) (2011 PPP ) năm 2014Quốc gia Ả Rập 0.6820,68615,81715,722Đông Á và Thái Bình Dương 0.7030,71010,49911,449Châu Âu và Trung Á 0.7380,74812,41512,791Mỹ Latin và Caribê0.740,74813,76714,242Nam Á 0.5880,6075,1955,605Tiểu vùng Saharan Châu Phi0.5020,5183,1523,363 (Nguồn: Báo cáo về phát triển con người năm 2015)Bảng 3.1.2: Số liệu về Chỉ số phát triển con người và thu nhập quốc dân năm 2013 2014Chỉ số HDI cho thấy càng ngày thì cuộc sống của con người càng tốt hơn, chỉ số tăng khá nhiều giữa 2013 và 2014. Chỉ số HDI cao nhất là 0,748 ở Châu Á và Trung Á, Mỹ Latin và Caribê năm 2014, và cả hai khu vực này đều có thu nhập quốc dân (GNI) cao nhất trong bảng số liệu: Châu Âu và Trung Á với 12,791 USD, Mỹ Latin và Caribê với 14,242 USD. Ngoài ra thì chỉ số HDI và GNI thấp nhất là ở Tiểu vùng Saharan Châu Phi. Có thể thấy chỉ số GNI cũng cho thấy điều tương tự như HDI khi tăng khá đều giữa các khu vực. Tuy nhiên, các chỉ số tăng như vậy là chưa đủ, các nước giàu ngày càng giàu hơn, bỏ xa các nước nghèo, các chỉ số này cũng chưa phản ánh đầy đủ được toàn bộ hiện thực nghèo đói. Một số thông tin về nghèo đói trên Thế Giới hiện nay:•Hơn 1 tỷ người trên hành tinh này thì 1,25 USD là khoản chi tiêu hằng ngày cho thực phẩm, thuốc men và chỗ ở.•Số người sống dưới 1,25 USD mỗi ngày đã giảm đáng kể trong ba thập kỷ qua, từ một nửa dân số các nước đang phát triển vào năm 1981 xuống còn 21% trong năm 2010. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn vẫn khoảng hơn 1,2 tỷ người sống trong nghèo đói cùng cực.•Năm quốc gia nghèo nhất trên thế giới là Ấn Độ (chiếm 33% người nghèo trên thế giới), Trung Quốc (13%), Nigeria (7%), Bangladesh (6%) và Cộng hòa Dân chủ Congo (5%).•Thêm năm quốc gia khác là Indonesia, Pakistan, Tanzania, Ethiopia và Kenya sẽ bao gồm gần 80% dân số cực kỳ nghèo trên thế giới.•Gần 22.000 trẻ em chết đi mỗi ngày vì tình trạng nghèo đói.•Khoảng 1,2 tỷ người – gần bằng toàn bộ dân số Ấn Độ vẫn đang sống không có điện sinh hoạt.•Vùng lân cận Sahara Châu Phi chiếm hơn 13 dân số nghèo khổ cùng cực trên thế giới.•Khoảng 75% người nghèo trên thế giới sống ở khu vực nông thôn và nông nghiệp là kế sinh nhai của họ.•Vào năm 2010, thu nhập trung bình của những người cực kỳ nghèo ở các quốc gia đang phát triển là 87 cents người ngày khoảng 18.000 VND), con số này đã tăng lên đáng kể so với 74 cents người ngày (khoảng 15.000 VND) vào năm 1981.•Ấn Độ hiện nay có tỷ lệ nghèo khổ lớn hơn so với 30 năm trước đây. Lúc đó, Ấn Độ bao gồm khoảng 15 dân số nghèo nhất thế giới. Và ngày nay, 13 số người nghèo khổ cùng cực của thế giới đang tập trung ở Ấn Độ.•Nhưng nghèo đói không chỉ là vấn đề của riêng các nước đang phát triển. Có 16,4 triệu trẻ em đang sống trong nghèo đói ở Hoa Kỳ, chiếm khoảng 21% dân số – so với tỷ lệ dưới 10% ở Anh và Pháp. Tỷ lệ trẻ em nghèo ở Mỹ cũng đã tăng thêm 4,6% kể từ đầu cuộc Đại suy thoái năm 2007.•Israel có tỷ lệ nghèo khổ cao nhất trong các nước phát triển, khoảng 20,9%, theo một nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế.•Mặc dù lượng thực phẩm sản xuất ra trên thế giới đủ cung cấp cho tất cả mọi người một chế độ ăn uống đầy đủ, tuy nhiên có khoảng gần 854 triệu người, hay bảy người thì có một người phải chịu cảnh đói ăn.•Xấp xỉ 2,8 tỷ người vẫn đang phải dựa vào gỗ, chất thải cây trồng, phân và các loại sinh khối khác để nấu ăn và sưởi ấm tại gia.•Thế giới đã đạt được Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ thứ nhất – giảm một nửa tỷ lệ nghèo đói ở các nước đang phát triển, sớm hơn năm năm trước thời hạn đặt ra vào năm 2010.•Nếu giữ nguyên tốc độ xóa đói giảm nghèo đã có từ năm 2000 (hoặc hy vọng là tiếp tục gia tăng), chúng ta có thể đạt được mục tiêu đặt ra vào năm 2025 – 2030. Bất chấp khủng hoảng tài chính diễn ra và giá lương thực tăng cao, tỷ lệ dân số “nghèo khổ cùng cực” toàn cầu vẫn tiếp tục giảm đi trong những năm gần đây.(Nguồn: google.com)Hình 3.1.2: Một số hình ảnh nghèo đói trên Thế Giới (Nguồn: Tổ chức Tiền tệ Thế giớiIMF 2013)Bảng 3.1.3: Bảng số liệu 23 nước nghèo nhất trên thế giớiDựa trên dữ liệu từ Tổ chức Tiền tệ Thế giới – IMF, tạp chí đã xếp hạng các quốc gia dựa trên GDP bình quân đầu người để từ đó phân loại các quốc gia giàu nhất và nghèo nhất.Ngoài ra, phân tích còn dựa trên yếu tố Sức mua tương đương – PPP, trong đó xem xét cả yếu tố lạm phát và mức sống để từ đó so sánh tiêu chuẩn sống giữa các quốc gia.Cộng hòa Dân chủ Congo – DRC là nước nghèo nhất trên thế giới dựa vào thu nhập GDP bình quân đầu người giai đoạn 2009 – 2013.Người dân Congo chỉ kiếm được trung bình 394,25 USD một năm (tương đương 8,9 triệu đồng), hoàn toàn trái ngược hẳn so với mức thu nhập của người dân Qatar, trung bình 105.091,42 USD một năm (tương đương 2,4 tỷ đồng).Theo ngay sau DRC là Zimbabwe, với mức thu nhập trung bình của người dân trong năm 2013 là 589,25 USD (tương đương 13,3 triệu đồng); Burundi, 648,58 USD một năm (tương đương 14,6 triệu đồng); Liberia, 716,04 USD một năm (tương đương 16,1 triệu đồng).Quốc gia đầu tiên đứng đầu danh sách (từ dưới lên) ngoài các nước Châu Phi là Afghanistan, xếp thứ 10 trong danh sách và cũng là quốc gia đầu tiên trong danh sách các nước nghèo có thu nhập bình quân vượt mức 1.000 USD, đạt 1072,19 USD một năm (tương đương 23,4 triệu đồng).Các quốc gia khác ngoài các nước Châu Phi trong danh sách 23 nước nghèo nhất là Nepal, Haiti và Myanmar.3.1.3. Tình hình bất bình đẳng trên thế giới:3.1.3.1. Tình hình bất bình đẳng thu nhập trên thế giới: < 0.25 0.25 0.29 0.30 0.34 0.35 0.39 0.40 0.44 0.45 0.49 0.50 0.54 0.55 0.59 > 0.60 no information (Nguồn: Tổ chức Tiền tệ Thế giớiIMF 2010)Hình 3.1.3: Sự khác biệt trong bình đẳng thu nhập quốc dân trên toàn thế giới được đo bằng hệ số Gini quốc gia. Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc gần đây trong năm 2015, công bố bản báo cáo về khoảng cách thu nhập của thế giới. Công cụ thông thường để tính toán về sự bất bình đẳng là hệ số Gini. Hệ số này càng cao, xã hội càng thiếu công bằng. Kết quả năm nay cho thấy, Đan Mạch là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới và đồng thời cũng có khoảng cách thu nhập thấp nhất thế giới. Hệ số Gini của quốc gia Bắc Âu này chỉ là 24,7%. Tại châu Á, quốc gia có khoảng cách giàu nghèo thấp nhất là Nhật Bản với hệ số Gini là 24,9%Tổ chức hỗ trợ chống đói nghèo Oxfam ngày 1812016 vừa qua công bố tình trạng bất bình đẳng trong xã hội đã dẫn đến hiện tượng số tài sản mà 62 người giàu nhất thế giới đang sở hữu bằng với số gia tài của 50% những người nghèo nhất thế giới.Một điểm đáng chú ý khác được nhắc đến trong báo cáo này đó là sự bất bình đẳng trong xã hội đối với phụ nữ, những người nắm giữ phần lớn những công việc có mức lương thấp trên thế giới. Trong số 62 người giàu nhất thế giới kể trên, có 53 người là nam và chỉ có 9 người là nữ.Báo cáo trên cũng cho biết trong lúc số người sống trong cảnh nghèo đói cùng cực của thế giới đã giảm một nửa trong thời gian từ năm 1990 đến 2010 thì thu nhập bình quân hàng năm của số 10% người nghèo nhất lại chỉ tăng chưa đến 3 USDnăm trong vòng 25 năm vừa qua, tương đương mức tăng chưa đến 1 xu Mỹnăm.Ước tính có khoảng 30% số tài sản tài chính của khu vực châu Phi được cất giữ ở nước ngoài, tương đương với 14 tỷ USD tiền thuế thất thoát mỗi năm. Bất bình đẳng ảnh hưởng như thế nào đến Kinh tế – Xã hộiLiên quan đến bất bình đẳng, mô hình ‘đường cong’ mà Kuznets (1955) đưa ra, cho rằng, bất bình đẳng sẽ tăng lên ở giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng kinh tế, và giảm dần ở giai đoạn sau. Đường cong có dạng chữ U ngược, sau đó được rất nhiều học giả chứng minh là phù hợp với thực tế số liệu nghiên cứu về mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia. Ngược lại, trong cuốn sách ‘Tư bản trong thế kỷ 21’, Piketty (2014) đã chỉ ra vấn đề bất bình đẳng không giảm, mà đang ngày càng có xu hướng tăng lên theo thời gian, ở rất nhiều nước đã phát triển và đang phát triển. Vai trò và tác động của bất bình đẳng cũng là vấn đề còn nhiều tranh luận trái ngược:Thứ nhất, có quan điểm ủng hộ hạn chế can thiệp đến bất bình đẳng, vì đây là động lực cần thiết cho cạnh tranh và tăng trưởng (Feldstein 1999). Mankiw (2013) phân tích bất bình đẳng dựa trên lý thuyết kinh tế như cung cầu lao động có kỹ năng cao, cải tiến công nghệ kỹ thuật có thể dẫn tới bất bình đẳng thu nhập. Tuy nhiên, điều đó là lẽ thường vì người lao động có kỹ năng cao nên nhận được phần thưởng tương xứng với đóng góp của họ. Nếu bất bình đẳng là vấn đề, đó là vấn đề tự nó. Quan điểm này đã bỏ qua một số biến số khác, ví dụ như những nguồn thu nhập bất hợp pháp, hay những chính sách thiên vị, bị tác động từ các nhóm lợi ích. Bất bình đẳng không đơn giản là vấn đề tự nó, mà là vấn đề chính sách, cần khắc phục những nguyên nhân gây ra bất bình đẳng, mang các hiệu ứng tiêu cựcThứ hai, bất bình đẳng tác động tới cả cá nhân và xã hội, ở cả nước phát triển và đang phát triển. Wilkinson Pickett (2012) chỉ ra rằng các nước có tỷ lệ bất bình đẳng cao thường là những nước có chỉ số về sức khoẻ thấp. Bất bình đẳng dẫn đến những vấn đề thất bại xã hội, như phân biệt địa vị xã hội, suy giảm niềm tin xã hội và vốn xã hội (Stiglizt 2012). Bất bình đẳng cao có thể giảm nhịp độ, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế (Bourguignon 2003, Perera Lee 2013). 3.1.3.2. Tình hình bất bình đẳng giới tính trên thế giới:Biểu đồ cho thấy 21% thời gian làm công việc được trả lương thuộc về phụ nữ, trong khi của đàn ông là 38%. Bên cạnh đó, ta có thể dễ dàng thấy được phụ nữ là lực lượng lao động chính trong các công việc không được trả lương, chiếm tới 31% trong khi đàn ông chỉ chiếm 10%. Tổng kết lại thì 52% số giờ làm việc của phụ nữ so với 48% số giờ làm việc của đàn ông cho thấy phụ nữ làm việc nhiều hơn đàn ông, nhưng họ không được trả lương như đàn ông.(Nguồn: UNDP 2015)Hình 3.1.4: Dữ liệu dựa trên thành phần dân số của 63 quốc gia đại diện cho 69% lực lượng trong độ tuổi lao động trên thế giới (15 tuổi trở lên). (Nguồn: UNDP 2015)Hình 3.1.5: Bảng thống kê % giới tính trong dân số thế giới thuộc độ tuổi lao động. Economically inactive (EI) cho biết phần trăm dân số không tham gia các hoạt động liên quan đến kinh tế, những người nghỉ hưu, làm các công việc gia đình, làm các công việc không được trả lương,…Unemployed là % người thất nghiệp, ngược lại với Employed là những người có việc làm được trả lương.Có thể thấy trong năm 2015, dân số trong độ tuổi lao động được tuyển dụng và trả lương có tới 72% là đàn ông so với 47% là phụ nữ. Trong khi có tới 50% dân số là phụ nữ thuộc diện EI so với 23% dân số là đàn ông. (Nguồn: UNDP 2015)Hình 3.1.6: Bảng thống kê sự bất bình đẳng trong việc nắm giữ những vị trí quan trọng trong công việc 2015.Xanh dương cho biết % phụ nữ nắm giữ những vị trí quan trọng. Vàng cho biết % những công việc không có phụ nữ nắm giữ những vị trí quan trọng.Các khu vực điều tra lần lượt là Châu Phi, các nước đã phát triển Châu Á – Thái Bình Dương, Đông Âu, các nước mới nổi Châu Á – Thái Bình Dương, khối EU, khu vực Mỹ Latin, Bắc Mỹ.Biểu đồ cho thấy sự bất bình đẳng diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc các khu vực Châu Phi, các nước Châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ Latin, khối EU. Chỉ có các nước thuộc 2 khu vực Đông Âu, Bắc Mỹ là duy trì được sự cân bằng này. (Nguồn: UNDP 2015)Hinh 3.1.7: Biểu đồ biểu diễn % số lượng phụ nữ giữ những chức vụ quan trọng trong Nghị Viện, Toà Án, Bộ Trưởng các Bộ 2015.Có thể thấy rõ số lượng phụ nữ tham gia các công việc liên quan đến chính trị và lập pháp là rất ít. (Nguồn: UNDP 2015)Hình 3.1.8: Biểu đồ biểu diễn số phút làm việc trong một ngày giữa đàn ông và phụ nữ, giữa công việc được trả lương và công việc không được trả lương 2015.Màu xanh là đàn ông, vàng là phụ nữ. Trục tung là số phútngày làm công việc trả lương, trục hoành là số phútngày làm công việc không được trả lương.Có thể dễ dàng nhận ra các dữ liệu của phụ nữ dần di chuyển về bên trái trục hoành và xuống dưới trục tung, trong khi hầu hết dữ liệu của đàn ông thì ngược lại.3.2. TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG, BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ NGHÈO ĐÓI Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á:Ở các nước Đông Nam Á, xóa đói giảm nghèo, hướng tới xã hội phồn vinh về kinh tế, lành mạnh về xã hội, kết hợp với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề thời sự hiện nay. Xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo về kinh tế ở nông thôn đối với các hộ nông dân là tiền đề kinh tế tối cần thiết để giữ vững ổn định chính trị xã hội. Chính phủ thực hiện phân cấp quản lý ngân sách, điều hành hoạt động kinh tế xã hội cho các cấp chính quyền tỉnh, từ đó tạo sự phát triển đồng bộ hơn, liên kết chặt chẽ hơn giữa các vùng phát triển với các vùng lạc hậu. Điều này giúp người nghèo có được điều kiện tiếp cận nhiều hơn với các cơ hội việc làm cũng như dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.Đói nghèo về kinh tế luôn dẫn tới những sức ép căng thẳng về xã hội. Sự lệ thuộc của nó đối với các nước giàu sẽ khó tránh khỏi, bắt đầu từ kinh tế rồi xâm nhập vào văn hóa, hệ tư trưởng và chính trị. Thực tế cho thấy, trong thời đại kinh tế thế giới đang phát triển như hiện nay, mỗi quốc gia dân tộc chỉ có thế giữ vững chế độ chính trị, độc lập chủ quyền với một tiềm lực kinh tế mạnh. Tuy nhiên, không phải bất cứ tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nào cũng có lợi cho người nghèo mặc dù tăng trưởng nhanh là yếu tố chung cần thiết và quan trọng nhất trọng mọi chiến lược phát triển.3.2.1. Tình hình tăng trưởng của các nước Đông Nam ÁTheo một báo cáo vừa được cơ quan thống kê ASEAN công bố, giá trị tổng sản phẩm quốc nội thực (GDP) của các nước ASEAN năm 2014 đạt 2,57 nghìn tỷ USD, tăng trưởng 4,6% so với cùng kỳ năm trước.Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2014 đạt 6%, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của ASEAN, nhưng thấp hơn so với mức bình quân 6,6% của nhóm các nước CLMV (gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam). (Nguồn: AMSs data submission)Bảng 3.2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của ASEAN 20062014GDP bình quân đầu người của ASEAN đã tăng thêm 222 USD, từ 3.908 USD năm 2013 lên 4.130 năm 2014.GDP bình quân đầu người tính theo giá hiện tại của Việt Nam năm 2014 đạt 2.055 USD, bằng khoảng một nửa so với mức bình quân chung của ASEAN và chỉ cao các nước nhóm CLMV. (Nguồn: AMSs data submission)Bảng 3.2.2 : Tỉ trọng GDP theo ngành kinh tế của các nước ASEAN 20042014Trong số các nước ASEAN, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP tại hầu hết các nước, trừ Brunei. Là một trong các khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới, tỷ trọng GDP của ASEAN trong nền kinh tế thế giới đã tăng từ 3,18% năm 2013 lên 3,33% năm 2014. Quy mô nền kinh tế ASEAN hiện bằng khoảng 15% GDP của Mỹ, trong khi 10 năm trước chỉ bằng 7% nền kinh tế lớn nhất thế giới.Trong 10 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á thì Brunei là nước đang gần chạm mốc suy thoái. Dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, tăng trưởng GDP Đông Nam Á sẽ vượt qua mức 4,4% năm ngoái, lên 4,5% năm nay và 4.8% năm 2017. (Nguồn: ADB)Hình 3.2.1 : Tốc độ tăng trưởng các nền kinh tế Đông Nam ÁTuy nhiên, những số liệu này dường như quá lạc quan trong bối cảnh thị trường tài chính thế giới chứng kiến một loạt sự bất ổn trong năm nay, và dòng vốn nước ngoài đang rút đi nhanh chóng. Tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á cũng đang yếu dần đi.Năm vừa qua, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,7%, chủ yếu là nhờ vào giá cả xuất khẩu cạnh tranh. Ở Philippines thì cao hơn một chút nhờ ngành dịch vụ tốt. Đầu tư mới vào cơ sở hạ tầng cũng đang góp phần thúc đẩy tăng trưởng ở hai quốc gia này. Tuy nhiên, trong tương lai, sẽ có nhiều biến động ảnh lên kinh tế hai nước này. Sản xuất của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng do thương mại toàn cầu yếu, trong bối cảnh Chính phủ phải xử lý các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Còn về Philippines với thế mạnh là các trung tâm chăm sóc khách hàng qua điện thoại (phục vụ thị trường trong và ngoài nước) sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các phần mềm tự động. (Nguồn: AMSs data submission)Hình 3.2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của MalaysiaHiện nay, Malaysia đang là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất châu Á, chiếm 20% xuất khẩu của Malaysia, nhưng giá dầu lại giảm 60% so với đỉnh cách đây 2 năm. Họ không chỉ chịu sức ép từ giá hàng hóa đi xuống, mà còn từ những scandal tham nhũng của Thủ tướng Najib Razak. Hai động thái trên đã khiến đồng ringgit lao dốc trong thời gian qua.Ở Thái Lan, việc quản lý yếu kém cũng ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế. Năm ngoái, tốc độ tăng trưởng của nước này khá chậm chạp chỉ ở mức 2,8%. Đến nay, nhu cầu trong nước đã hồi phục, và khách du lịch đang quay trở lại. Nhưng, sự bất ổn về chính trị chắc chắn là một yếu tố cản trở cả đầu tư trong lẫn ngoài nước. Nếu trong tương lai các dự án cơ sở hạ tầng diễn ra suôn sẻ, rất có thể tăng trưởng kinh tế sẽ khả quan hơn.Một vấn đề nghiêm trọng khác gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á là sự giảm sút lực lượng lao động và sự giảm tỷ lệ sinh ở Thái Lan và Singapore kèm theo năng suất lao động ngày một chậm dần. Theo ADB thì thực tế, tiềm năng tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á đã giảm hơn 2% môi năm từ sau giai đoạn 2006 – 2010 và sẽ còn nhiều khó khăn để được như trước.3.2.3. Tình hình nghèo đói của các nước Đông Nam Á Một thực tế cho thấy rằng hầu hết những người nghèo đều tập trung ở khu vực nông thôn, bởi vì đây là khu vực hết sức khó khăn về mọi mặt như: điện, nước sinh hoạt, đường, trạm y tế... ở các nước đang phát triển với nền kinh tế sản xuất là chủ yếu thì sự thành công của chương trình xoá đói giảm nghèo phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước đối với chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn của các quốc gia. Thực tế cho thấy rằng các con rồng châu á như: Hàn quốc, Singapore, Đài loan; các nước ASEAN và Trung quốc đều rất chú ý đến phát triển nông nghiệp và nông thôn. Xem nó không những là nhiệm vụ xây dựng nền móng cho quá trình CNHHĐH, mà còn là sự đảm bảo cho phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân. Nhìn chung các nước Đông Nam Á ngày càng được cải thiện về vấn đề nghèo đói trong khu vực. Ví dụ như: Bộ trưởng Bộ Phúc lợi công cộng Indonesia Agung Laksono cho biết, những kết quả tốt đẹp của nền kinh tế trong những năm gần đây đã góp phần đáng kể trong việc giảm nghèo, khoảng 1% mỗi năm. Theo đó, vào năm 2014, tỷ lệ nghèo đói của Indonesia sẽ giảm xuống dưới 10% thay vì mức 12,37% trong năm 2011. Để đạt được mục tiêu này, chính phủ Indonesia đã đưa ra các chương trình ưu tiên giảm đói nghèo. Họ tìm cách cải thiện phúc lợi cho người dân trong giáo dục, tiếp cận với y tế, giảm nhẹ thiên tai, phát triển công nghệ,... Khoảng 268 tỷ rupiah (29,2 triệu USD) đang được chính phủ Indonesia đầu tư cho những chương trình này trong năm nay. Con số này năm 2011 là 232 tỷ rupiah.Ở cấp độ gia đình, chính phủ đã cung cấp các khoản tiền mặt cho những gia đình nghèo để giúp họ cải thiện cuộc sống.Ở cấp độ cộng đồng, chính phủ đã đưa ra một chương trình quốc gia về nâng cao năng lực cộng đồng để giúp cung cấp việc làm cho người nghèo.Trong khi đó, chính phủ cũng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các khoản vay, tạo nhiều thị trường và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Sự tăng trưởng của các doanh nghiệp góp phần tạo ra nhu cầu mạnh mẽ trong nước. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế mà còn đối với cả vấn đề an sinh, xã hội.Trường hợp Thái Lan thể hiện rõ quan điểm ưu tiên đối đa cho tăng trưởng nhanh, xóa đói giảm nghèo sẽ được khắc phục dần dần vào thời gian sau hơn là làm đồng bộ. Kế hoạch 5 năm lần thứ sáu của Thái Lan đề ra hàng loạt biện pháp đồng bộ giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội cấp thiết, trong đó vấn đề xóa đói giảm nghèo được coi là
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN TĂNG TRƯỞNG, BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ NGHÈO ĐÓI Nhóm GVHD: Ths Trần Thanh Giang NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 4: KẾT LuẬN CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Mục tiêu Phương pháp nghiên cứu Đặt vấn đề Tăng trưởng kinh tế vấn đề nóng bỏng tất quốc gia giới quan tâm Ở Việt Nam, Đảng ta khẳng định mục tiêu v iệc xây dựng kinh tế thị trường thực dân già u, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh Trong trình đổi mới, làm nảy sinh m ặt trái, gây trở ngại cho phát triển bền vững kinh tế Sự gia tăng chênh lệch thu nhập nhóm dân cư tỉ lệ nghèo đói còn, kinh tế tăng cao khoảng cách giàu - nghèo có xu hướng giãn ra, n gười nghèo bất bình đẳng tồn MỤC TIÊU Mục tiêu chung Phân tích tình hình tăng trưởng, bất bình đẳng nghèo đói Việt Nam Mục tiêu cụ thể Khái quát tình hình tăng trưởng, bất bình đẳng nghèo đói Thế Giới khu vực Đông Nam Á Mô tả đói nghèo bất bình đẳng vùng Việt Nam Mối liên hệ tăng trưởng, bất bình đẳng nghèo đói Việt Nam PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập văn bản, tài liệu có liên quan Thống kê mô tả Thiết kế mô hình,tính toán chi phí,rút kết luận Xử lý phân tích số liệu Mô tả bảng, biểu đồ thực Excel Phân tích Luận Kế thừa phân tích tài liệu thứ cấp CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Các khái niệm Tăng trưởng BẤT BÌNH ĐẲNG NGHÈO ĐÓI Tăng trưởng: Một phạm trù kinh tế, phản ánh gia tăng sản lượng hay thu nhập kinh tế khoản thời gian định (1 năm) Bất bình đẳng: Sự không ngang hội lợi ích cá nhân khác nhóm nhiều nhóm Sự khác biệt cá nhân đặc điểm sẵn có như: giới, tuổi, chủng tộc, trí lực, phẩm chất,… Nghèo đói: Nghèo đói tình trạng phận dân cư không hưởng thoả mãn nhu cầu người mà nhu cầu xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội phong tục tập quán địa phương CHƯƠNG 3: Nội dung NGHIÊN CỨU Tình hình tăng trưởng, bất bình đẳng nghèo đói TG Tình hình tăng trưởng, bất bình đẳng nghèo đói ĐNÁ Tình hình tăng trưởng, bất bình đẳng nghèo đói VN 3.1.1.TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TG (Nguồn: Tổ chức Tiền tệ Thế giới IMF 2014) Hình 3.1.1: Bản đồ quốc gia theo GDP bình quân đầu người năm 2015 Sự phân bố tỉ lệ hộ nghèo Năm 2015 Sự phân bổ hộ nghèo vùng, miền không Khu vực miền núi Tây Bắc có tỉ lệ hộ nghèo cao nước với 34,52% Tiếp theo Tây Nguyên miền núi Đông Bắc với 20,74% Đông Nam Bộ có tỉ lệ hộ nghèo thấp nước với 1,23% Các tỉnh Điện Biên chiếm tỉ lệ 48,14%, Hà Giang chiếm 43,65%, Cao Bằng chiếm tỉ lệ 42,53% địa phương có tỉ lệ hộ nghèo cao nước 3.3.2.Tình hình bất bình đẳng Khu vực có tỉ lệ bất bình đẳng thấp (đoạn có màu trắng) gồm Tiêu chuẩn đo lường: có Đồng sông Hồng, số Hệ số đồng Gini đơn vị bắc, đo vùng phía Đông lường sựhuyện bất bình dao số ven đẳng, biển thuộc Duyên Bắc Trung bộ, số động từhải đến1 Đồng> sôngbình Cửu huyện Hệ sốởGini 0.5 bất Long đẳng caomột vài huyện thuộc Duyên hải Nam Trung Hệ số Gini từ 0.4 – 0.5 bất bình Mức đẳng độ bấtvừa bình đẳng chi tiêu Hệ lớn số Gini ở