1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Đánh Giá Thực Trạng Ô Nhiễm Môi Trường Tại Cảng Cá Lạch Vạn, Lạch Quèn Và Đề Xuất Các Giải Pháp Xử Lý

40 536 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 2,94 MB

Nội dung

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNBQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ AN --- BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CẢNG CÁ LẠCH VẠN, LẠCH QUÈN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ... Ảnh h

Trang 1

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ AN -

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CẢNG CÁ LẠCH VẠN, LẠCH QUÈN VÀ ĐỀ XUẤT

CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ.

MÃ SỐ: FSPS-NGHEAN-POSMA- 2011- 1.3.8

VINH, THÁNG 12 NĂM 2011

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC CẢNG CÁ LẠCH VẠN VÀ LẠCH QUÈN 5

1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực cảng cá Lạch Vạn 5

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 5

1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 6

1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực cảng cá Lạch Quèn 7

1.2.1 Điều kiện tự nhiên 7

1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 8

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG, CÁC HẠNG MỤC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 9

2.1 Hiện trạng cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Vạn 9

2.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Quèn 11

2.3 Hiện trạng về quản lý môi trường tại cảng cá Lạch Vạn và Lạch Quèn 15

2.4 Năng lực của các cơ sở thu mua chế biến trên địa bàn huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu 17

2.3.1 Các cơ sở thu gom nguyên liệu 17

2.3.2 Hệ thống các cơ sở chế biến 18

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CẢNG CÁ LẠCH VẠN VÀ LẠCH QUÈN 20

3.1 Các nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường cảng cá 20

3.2 Hiện trạng chất lượng môi trường tại cảng cá Lạch Vạn, Lạch Quèn 24

3.2.1 Chất lượng môi trường không khí 24

3.2.2 Chất lượng môi trường nước 26

3.3 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường cảng cá Lạch Vạn, Lạch Quèn 29

3.4 Ảnh hưởng của tình trạng ô nhiễm môi trường tại cảng cá Lạch Vạn, Lạch Quèn 30

3.3.1 Ảnh hưởng đến nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản 30

3.3.2 Ảnh hưởng đến hoạt động của cảng 31

3.3.3 Ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt của cộng đồng 31

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ NHẰM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CẢNG CÁ LẠCH VẠN, LẠCH QUÈN 33

4.1 Giải pháp kỹ thuật 33

4.2 Giải pháp quản lý 36

4.2.1 Các giải pháp quản lý chung 36

4.2.2 Các giải pháp quản lý cụ thể 37

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tàu thuyền, sản lượng khai thác hải sản Lạch Vạn 7

Bảng 1.2: Tàu thuyền, sản lượng khai thác hải sản cửa Lạch Quèn 8

Bảng 2.1: Số lượng và công suất của các cơ sở thu gom nguyên liệu 18

Bảng 2.2: Số lượng và công suất của các cơ sở chế biến nước mắm 18

Bảng 2.3: Số lượng và công suất của các cơ sở chế biến hàng khô 18

Bảng 2.4: Số lượng và công suất của các cơ sở chế biến đông lạnh 19

Bảng 2.5: Số lượng và công suất của các cơ sở chế biến hộ gia đình 19

Bảng 3.1: Nguồn và dạng chất thải phát sinh ở cảng cá 20

Bảng 3.2: Lưu lượng nước thải phát sinh từ cảng cá Lạch Vạn, Lạch Quèn 21

Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại cảng cá Lạch Vạn 22

Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại cảng cá Lạch Quèn 23

Bảng 3.5: Tổng hợp đánh giá nhanh về chất lượng môi trường không khí 24

Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại cảng cá Lạch Vạn 25

Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại cảng cá Lạch Quèn 25

Bảng 3.8: Tổng hợp đánh giá nhanh về chất lượng môi trường nước 26

Bảng 3.9: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại cảng cá Lạch Vạn 27

Bảng 3.10: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại cảng cá Lạch Quèn 28

Bảng 3.11: Chất lượng nước ngầm tại khu vực cảng cá Lạch Vạn 29

Bảng 3.12: Chất lượng nước ngầm tại khu vực cảng cá Lạch Quèn 29

Bảng 3.13: Tình hình khám chữa bệnh xã Diễn Ngọc 9 tháng năm 2011 32

DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Bản đồ khu vực Cảng cá Lạch Vạn, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu 7

Hình 4.1: Sơ đồ thoát nước mưa trong khu vực cảng 34

Hình 4.2: Sơ đồ hệ thống thoát nước thải trong cảng 35

Hình 4.3: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của cảng cá 35

Hình 4.4: Hệ thống thùng thu gom chất thải rắn trong cảng 36

Hình 4.5: Cơ cấu hệ thống quản lý môi trường tại cảng cá 37

Trang 4

MỞ ĐẦU

Nghệ An nằm trong vùng Bắc Trung bộ với chiều dài bờ biển 82km, là tỉnh cótiềm năng để phát triển nghề khai thác hải sản Toàn tỉnh hiện có hơn 4.300 tàu thuyềnkhai thác với sản lượng khai thác hàng năm từ 55.000- 60.000 tấn hải sản các loại Tuynhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng tàu thuyền và sản lượng khai tháckhông đi đôi với sự phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá, đặc biệt là hệ thốngcảng cá, bến cá hiện đang gây ra nhiều áp lực đối với hiện trạng môi trường của cácđịa phương Vấn đề ô nhiễm môi trường dẫn đến mất an toàn vệ sinh thực phẩm(ATVSTP) đã và đang làm giảm chất lượng thuỷ hải sản, ảnh hưởng đến giá trị kinh tế

và tính cạnh tranh của sản phẩm hải sản trên thị trường trong nước và xuất khẩu Việccải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường ở các hệ thống cảng cá, bến cá, phát triển hệthống dịch vụ hậu cần nghề cá đồng bộ, hiệu quả hiện đang là vấn đề rất cấp thiết đốivới sự phát triển bền vững nghề khai thác hải sản, nhằm thực hiện định hướng chiếnlược phát triển kinh tế biển của cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng

Theo đó, việc khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường các cảng cá, bến cá trênđịa bàn tỉnh và đưa ra các giải pháp xử lý nhằm cải thiện chất lượng môi trường là mộtnhiệm vụ quan trọng, là cơ sở cho các ngành, các cấp đưa ra những giải pháp và địnhhướng trong quản lý, đầu tư hệ thống cảng cá, bến cá nhằm phát triển ngành khai thácthủy sản bền vững

Trong khuôn khổ hợp phần “Tăng cường năng lực sau thu hoạch và

marketing (POSMA)”, hoạt động “Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tại Cảng cá Lạch Vạn, Lạch Quèn và đề xuất các giải pháp xử lý” (Mã số: FSPS-

Nghean/POSMA/2011/1.3.8) đã được thực hiện nhằm mục đích báo cáo đánh giá thựctrạng ô nhiễm môi trường tại Cảng cá Lạch Vạn, Lạch Quèn nhằm cung cấp thông tinđầy đủ cho ngành Nông nghiệp và PTNT; đề xuất những giải pháp xử lý để sự pháttriển mang tính bền vững

Để đáp ứng những mục tiêu đã đề ra của hoạt động, nhóm tư vấn đã tiến hànhđiều tra khảo sát hiện trạng cơ sở hạ tầng và môi trường của hai cảng cá Lạch Vạn vàLạch Quèn, phân tích nguyên nhân và dự báo xu thế diễn biến tình hình ô nhiễm môitrường ở 2 cảng cá, từ đó đưa ra giải pháp nhằm cải thiện điều kiện môi trường khuvực cảng

Các số liệu trong báo cáo được tổng hợp từ quá trình điều tra thực tế, lấy mẫuphân tích, các báo cáo thống kê hàng năm của Sở Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Khaithác & BVNL thủy sản, BQL Cảng cá Nghệ An và một số tài liệu thuộc các hoạt động

có liên quan của Dự án FSPS II Nghệ An Trong quá trình thực hiện báo cáo, nhóm tưvấn đã nhận được sự hợp tác, phối hợp và giúp đỡ của các địa phương, các cán bộ,chuyên gia trong ngành thuỷ sản, y tế và môi trường Nhóm tư vấn xin chân thành cảm

ơn tất cả sự hợp tác, phối hợp, giúp đỡ và trân trọng tiếp thu các ý kiến đóng góp đểhoàn thiện báo cáo này

Trang 5

Chương 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC CẢNG CÁ LẠCH

VẠN VÀ LẠCH QUÈN 1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực cảng cá Lạch Vạn

Cảng cá Lạch Vạn nằm tại khu vực cửa Lạch Vạn, hạ lưu sông Bùng, thuộc địabàn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Huyện Diễn Châu thuộc khu vực đồng bằng ven biển Nghệ An chịu ảnh hưởngcủa vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt :

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khônóng, nhiệt độ trung bình 250C-300C; mưa lớn vào các tháng 7, 8, 9 chiếm 76% tổnglượng mưa cả năm

- Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐôngBắc; lượng mưa ít, trời rét Nhiệt độ trung bình 150C - 200C

Nhiệt độ trung bình năm: 23,80C

Đoạn sông Lạch Vạn từ cầu Bùng đến Cửa Lạch Vạn dài 12 km chảy theohướng từ Tây Bắc - Đông Nam chia thành 3 phân đoạn như sau:

+ Đoạn từ đập tràn cầu Bùng đến cầu Đồng Kỷ: đây là khu vực dòng sông bịchặn dòng tại đập tràn cầu Bùng, dòng chảy chủ yếu chuyển về Bara Diễn Thuỷ, nêntốc độ chảy rất nhỏ, lòng sông uốn lượn liên tục, chiều rộng lòng sông trung bình

Trang 6

150m Lòng sông có độ dốc ngang thoải, lạch chủ yếu chạy sát bờ hữu Hướng dòngchảy là Tây Đông Chiều dài đoạn từ đập tràn cầu Bùng đến cầu Đồng Kỷ là 1910 m

+ Đoạn từ cầu Đồng Kỷ đến cầu Diễn Kim: đây là khu vực lòng sông mở rộngdần, chiều rộng lòng sông trung bình 200 m, chiều dài 4060 m Lòng sông có độ dốcngang thoải Hướng dòng chảy là Tây Nam - Đông Bắc Trong đoạn này, kênh Nhà Lênhập với sông Bùng tại khu vực Xã Diễn Vạn - Diễn Kim

+ Đoạn từ cầu Diễn Kim đến Cửa Lạch Vạn: đây là khu vực lòng sông mởrộng đều, chiều rộng lòng sông trung bình 250 m, chiều dài 6600 m Dòng chủ chạygiữa, hướng dòng chảy là Tây Bắc – Đông Nam Trong đoạn này, dòng chủ sông Bùngchảy qua Bara Diễn Thuỷ nhập lại với sông Bùng tại khu vực Xã Diễn Ngọc

(Nguồn: Đài khí tượng thuỷ văn Bắc Trung Bộ)

Hình 1.1: Bản đồ khu vực Cảng cá Lạch Vạn, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu

1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Nằm ở vị trí rất thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tếbiển, Diễn Châu sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế - chính trị - xã hộicủa tỉnh Nghệ An Những năm qua, cơ cấu kinh tế của Diễn Châu đã có những chuyểnbiến tích cực Tốc độ tăng trưởng GDP của Huyện bình quân đạt 15,75%/năm, trong

đó Công nghiệp - Xây dựng đạt 20,5%/năm, Nông - Lâm - Ngư nghiệp đạt 11%/năm,Dịch vụ - Thương mại đạt 17,7%/năm

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội, ngành khai thác thuỷ sản khu vựccửa Lạch Vạn đã sớm hình thành và phát triển Cửa Lạch Vạn là nơi ra vào của tàu

Trang 7

thuyền các xã Diễn Ngọc, Diễn Bích và Diễn Thành; sản lượng khai thác hải sản củahuyện Diễn Châu chủ yếu tập trung ở đây.

Bảng 1.1: Tàu thuyền, sản lượng khai thác hải sản Lạch Vạn

Nguồn: Thống kê các địa phương – Chi cục Khai thác & BVNL thuỷ sản

1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực cảng cá Lạch Quèn

Cảng cá Lạch Quèn là cảng chính của cửa Lạch Quèn, hạ lưu sông Mai Giang,bao gồm cảng Bắc Quèn thuộc địa bàn xã Tiến Thuỷ và cảng Nam Quèn thuộc địa bàn

xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

Quỳnh Lưu có khí hậu mang đặc tính nhiệt đới gió mùa, chịu tác động trực tiếpcủa hai chế độ gió

- Mùa đông chịu ảnh hưởng gió mùa Đông bắc (tháng 11 – tháng 3 năm sau),cấp độ gió từ cấp 3 đến cấp 6,7 làm khí hậu lạnh

- Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam thường gió cấp 2- cấp 4, gió khankhông mang theo hơi nước nên khô và nóng từ tháng 4 đến tháng 8

Từ tháng 8 đến tháng 10 bão lụt thường xảy ra, thường kèm theo gió lớn, mưa

lũ gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất nông nghiệp

Nhiệt độ trung bình năm là 23,80C, nhiệt độ cao nhất cao nhất vào tháng 7, thấpnhất từ tháng 1 Quỳnh Lưu có lượng mưa thấp nhất so với các huyện khác vùng venbiển của tỉnh Nghệ An Do vậy thời gian khô nắng kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10

Chế độ thuỷ văn, thủy triều:

Sông Mai Giang hay còn gọi là Sông Mơ, sông Độ Ông và kênh nhà Lê thuộcđịa phận huyện Quỳnh Lưu Sông Mai Giang nằm về phía Đông của huyện Đây là consông nước mặn, một đầu thông ra biển tại lạch Quèn, đầu kia thông với sông HoàngMai và thông ra biển tại lạch Cờn, chiều dài sông tính từ Cửa Quèn đến sông HoàngMai là 20 km, tính từ cửa Quèn đến cửa Cờn dài 25 km, chiều rộng lòng sông trungbình 10  20 m sông có lưu vực sông 11.266 ha, độ dốc lòng sông i=0

Sông Mai Giang có hướng hình thành Bắc Nam, nối cửa lạch Cờn và cửa lạchQuèn chịu ảnh hưởng chế độ nhật triều không đều Biên độ thuỷ triều từ 1,5- 2m, khi

Trang 8

triều cao có thể đạt 3m Thời gian triều cường và triều kiệt thường ngắn, chất lượngnước sông khi triều cường và triều kiệt không biến động nhiều.

1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng ven biển, nằm ở Đông Bắc tỉnh Nghệ An,cách thành phố Vinh 60 km về phía Nam, có vị trí từ 19005’ – 19023’ vĩ độ Bắc và

105026’ – 105049’ kinh Đông Diện tích đất tự nhiên của huyện là 607,705km2, dân số381.948 (tính đến 31/12/2010);

Năm 2010, tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 1994) đạt 4.735,437 tỷ đồng, bằng100,9% kế hoạch, tăng 16% so với năm 2009 Trong đó: Nông-Lâm-Ngư đạt 895,722 tỷđồng, bằng 103,9% kế hoạch, tăng 9,8%; Công nghiệp-xây dựng cơ bản đạt 3.060,905 tỷđồng, bằng 100,2% kế hoạch, tăng 17,4 % (Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp đạt1.880,905 tỷ đồng, bằng 100,3% kế hoạch, tăng 7,5%; Xây dựng đạt 1.180 tỷ đồng, bằng100% kế hoạch, tăng 37,9%); Dịch vụ đạt 778,810 tỷ đồng, bằng 100,4% kế hoạch, tăng18,1% so với năm 2009

Là một huyện có lợi thế về kinh tế biển với chiều dài đường bờ biển 34 km, QuỳnhLưu có các xã phát triển nghề cá mạnh: Tiến Thuỷ, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Long, AnHoà ở khu vực Lạch Quèn và các xã Quỳnh Lập, Quỳnh Phương, Quỳnh Dị ở khu vựcLạch Cờn Số lượng tàu thuyền và sản lượng khai thác hải sản khu vực cửa Lạch Quènđược phân bố theo bảng sau:

Bảng 1.2: Tàu thuyền, sản lượng khai thác hải sản cửa Lạch Quèn

Trang 9

Chương 2 HIỆN TRẠNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG, CÁC HẠNG MỤC PHỤC VỤ SẢN

XUẤT 2.1 Hiện trạng cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Vạn

Cảng cá lạch Vạn được xây dựng tại xã Diễn Ngọc – huyện Diễn Châu từnguồn kinh phí của Chương trình Biển Đông – Hải đảo Cảng là nơi lên bến của hơn75% sản lượng khai thác hải sản của huyện Diễn Châu

Hiện trạng cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Vạn được mô tả như sau:

với khu dân cư

Khu vực cảng sát với khu dân cư

- Cầu tàu: Hình thức bến liền bờ với chiều dài 170 m, gồm: bến đứng dài 50m

và bến nghiêng dài 120m Có khả năng cho tàu thuyền công suất500CV và tàu thuyền có trọng tải tới 40 tấn cập bến Mặt bến làmbằng bê tông cốt thép

- Khu tiếp

nhận, phân

loại thuỷ sản

Cảng có 2 khu nhà tiếp nhận xử lý nguyên liệu:

- Khu ngoài: Kết cấu khung thép, mái tôn có diện tích 600m2 (là khubuôn bán, thu mua hải sản của các tiểu thương trong vùng) Khu nhànày không có bồn chứa nước sạch Nước để vệ sinh khu cảng đượcbơm trực tiếp từ sông Hệ thoát nước kém và không có hệ thống xử

lý nước thải Do đó, toàn bộ nước thải từ hoạt động của khu nhà nàychảy tràn trực tiếp xuống sông Lạch Vạn

- Khu trong (chợ cá): Kết cấu bê tông cốt thép có mái che, diện tích500m2 (thường là nơi tập kết hải sản, đóng gói, cấp lạnh để vậnchuyển) Có hệ thống bể chứa nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.Nguồn nước sử dụng là nước giếng khoan do hệ thống cung cấpnước máy hiện nay không hoạt động (không rõ nguyên nhân) Hệthống thoát nước kém Bể xử lý nước thải có kết cấu BTCT đặt tại vịtrí thượng lưu cảng Bể xử lý nước hiện không sử dụng được nên

Trang 10

toàn bộ nước thải từ hoạt động của khu nhà này và nước mưa chảytràn ra khu vực xung quanh, một phần ngấm xuống đất và một phầnchảy xuống sông Lạch Vạn qua cửa xả nước ở vị trí thượng lưu bếncập tàu.

- Kho lạnh bảo

quản

- Hiện nay cảng chưa có kho lạnh bảo quản

- 01 kho bảo quản lạnh công suất 150 tấn đang xây dựng

- Kho dụng cụ,

hoá chất

Cảng không sử dụng hoá chất để tẩy rửa

Cảng không có kho chứa dụng cụ hoá chất

- Hệ thống

thoát nước và

xử lý nước thải

Hệ thống thoát nước của cảng gồm:

- Hệ thống thoát nước chạy ngầm dưới nền cảng: thu gom nước thải

từ khu nhà vệ sinh, khu sản xuất nước đá và các cư sở sản xuất xungquanh

- Hệ thống thoát nước trên bề mặt là các rãnh nhỏ, có kích thướckhoảng 5x5cm Hệ thống này hoạt động không hiệu quả nên xảy ratình trạng nước thải chảy tràn trên nền cảng và ứ đọng cục bộ

Hệ thống xử lý nước thải hiện không nên toàn bộ nước thải xả thẳng

- Sân cảng Sân cảng được sử dụng như bãi đỗ xe cho các phương tiện tiếp nhận

và vận chuyển thuỷ hải sản Diện tích sân cảng khoảng hơn 3000m2,nền cứng bằng bê tông

- 01 cơ sở sản xuất đá lạnh tư nhân công suất 20 tấn/ngày

- Nguồn nước sử dụng để sản xuất đá lạnh là nước sạch của nhà máynước Diễn Châu

- Phương tiện vận chuyển nước đá tuỳ thuộc vào chủ tàu thuyền Đốivới tàu đánh bắt xa bờ, có thể vận chuyển bằng ô tô, các tàu thuyềnnhỏ vận chuyển bằng phương tiện thô sơ

- Hệ thống

cung cấp nước

Nguồn nước phục vụ cho hoạt động của cảng:

- Nước máy: hiện nay không cấp nước

- Nước giếng khoan: sử dụng để sơ chế thuỷ sản và vệ sinh khu nhàtiếp nhận phía trong cảng Nước được chứa trong hệ thống bể bêtông (9 bể x 4m3/bể), bể không có nắp đậy

Trang 11

- Nước sông: sử dụng để sơ chế thuỷ sản và vệ sinh khu nhà tiếpnhận phía ngoài cảng Nước được bơm trực tiếp từ sông, không qua

xử lý và chứa trong 2 bể đặt ở hai đầu nhà tiếp nhận (2 bể x 1,5m3)

- Nước mưa: sử dụng cho sinh hoạt của nhân viên cảng

+ Công suất tàu

Số tàu thuyền thường xuyên ra vào bến 500 chiếc với sản lượng18.500 tấn hải sản/năm

Hàng hoá qua cảng những ngày cao điểm tương đối lớn: Thuỷ sản 70tấn/ngày, đá lạnh 4 tấn/ngày, 80 đôi tàu lưới kéo 48CV/ngày…

Đánh giá hiện trạng

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của cảng cá tương đối đầy đủ như: Trạm biến áp 320KVA, 01 cơ sở nước đá công suất 20 tấn/ngày, hệ thống kho đông lạnh công suất 150tấn đang được xây dựng, nhà phân loại cá, nhà quản lý, trạm xăng dầu… Nguồn nướcmáy sử dụng làm đá lạnh, nước mưa dùng cho sinh hoạt và nước giếng khoan rửa khuvực trong cảng, nước sông rửa khu vực bến tiếp nhận thuỷ sản Tuy nhiên, hệ thốngthoát nước thải kém và không được xử lý trước khi thải ra sông, biển; không có hệthống thu gom chất thải rắn, vì vậy, hai bên cánh gà của cảng là nơi chứa chất thải rắnchưa xử lý của dân cư quanh cảng Bên cạnh đó, hoạt động của nhà máy sản xuất bột

cá gây ô nhễm nghiêm trọng môi trường địa phương

Ngoài, hệ thống luồng lạch ra vào cảng bị cạn và bồi lắng nhiều, đa số các tàuthuyền không thể ra vào khi triều xuống; hạn chế việc phát triển nghề cá địa phương

2.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Quèn

Cảng cá lạch Quèn được xây dựng từ nguồn kinh phí của Chương trình BiểnĐồng – Hải đảo, bao gồm cảng cá Bắc Quèn năm trên địa bàn xã Tiến Thuỷ và cảng cáNam Quèn nằm trên địa bàn xã Quỳnh Thuận – huyện Quỳnh Lưu

Trang 12

Cảng Bắc Quèn (Tiến Thuỷ)

với khu dân cư

Khu vực cảng sát với khu dân cư

- Cầu tàu: - Hình thức bến liền bờ với chiều dài 170 m, 02 cánh gà hai bên

được tư nhân phát triển trên hệ thống kè tránh, trú bão với chiều dài100m và 50m; tổng chiều dài cảng cập tàu là 320m

Cảng không sử dụng hoá chất để tẩy rửa

Cảng không có kho chứa dụng cụ hoá chất

Trang 13

- Hệ thống

cung cấp nước

Cảng không có hệ thống cung cấp nước sạch

Nguồn nước phục vụ cho hoạt động của cảng là nước sông, sử dụng

để sơ chế thuỷ sản và vệ sinh cảng Nước được bơm trực tiếp từsông, không qua xử lý

có thể ngấm xuống đất hoặc bị nước mưa rửa trôi xuống sông

Đánh giá hiện trạng

Hiện trạng cơ sở hạ tầng cảng Bắc Quèn nhìn chung chưa hoàn thiện, khôngđáp ứng được những điều kiện cơ bản để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và vệsinh môi trường của một cảng cá Mặt bằng cảng chỉ là nơi tiếp nhận thuỷ sản vàchuyển nguyên vật liệu cho chuyến biển, không có hệ thống mái che hay nhà phân loại

cá, các hệ thống dịch vụ hậu cần đều nằm ở ngoài cảng chính Đặc biệt cảng không có

hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn nên tình trạng nướcthải và rác thải chảy tràn xuống sông gây ô nhiễm nước sông tại khu vực cửa Quèn

Cảng Nam Quèn (Quỳnh Thuận)

với khu dân cư

Khu vực cảng sát với khu dân cư

- Cầu tàu: - Hệ thống cầu cảng hình chữ L nối liền bờ, chiều dài cầu cảng 50m

Trang 14

Cảng không sử dụng hoá chất để tẩy rửa.

Cảng không có kho chứa dụng cụ hoá chất

- Xử lý chất

thải rắn

Cảng được vệ sinh vào cuối mỗi ngày làm việc Tuy nhiên chỉ mộtphần nhỏ rác thải được thu gom và xử lý bằng phương pháp đốt Cònlại phần lớn cuốn theo nước rửa cảng ra biển

Cảng không bố trí các thùng thu gom rác thải

- 04 xưởng đá lạnh công suất 28 tấn/ngày

- Nguồn nước sử dụng để sản xuất đá lạnh là nước giếng khoan đãqua lắng lọc sơ bộ

- Phương tiện vận chuyển nước đá tuỳ thuộc vào chủ tàu thuyền Đốivới tàu đánh bắt xa bờ, có thể vận chuyển bằng ô tô, các tàu thuyềnnhỏ vận chuyển bằng phương tiện thô sơ

- Hệ thống

cung cấp nước

Cảng không có hệ thống cung cấp nước sạch

Nguồn nước phục vụ cho hoạt động của cảng là nước sông, sử dụng

để sơ chế thuỷ sản và vệ sinh cảng Nước được bơm trực tiếp từsông, không qua xử lý

Trang 15

phổ biến Xăng dầu rơi vãi có thể ngấm xuống đất hoặc bị nước mưarửa trôi xuống sông

Sản lượng thuỷ sản qua cảng khoảng 4.000 tấn/năm

Đánh giá hiện trạng

Cảng Nam Quèn không đáp ứng đủ nhu cầu lên bến của tàu thuyền xã QuỳnhLong; các tàu có công suất máy lớn, sản lượng khai thác chuyến biển cao, đặc biệt làcác tàu vây, đa số đều sang cảng Bắc Quèn để vận chuyển hải sản lên bến, mặc dù cácchủ buôn thu mua là từ xã Quỳnh Long Hiện trạng cơ sở hạ tầng của cảng Nam Quèncũng chưa hoàn thiện, không đáp ứng được những điều kiện cơ bản để đảm bảo antoàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường của một cảng cá Cầu cảng chỉ là nơitiếp nhận thuỷ sản và chuyển nguyên vật liệu cho chuyến biển, không có hệ thống máiche hay nhà phân loại cá Đặc biệt cảng không có hệ thống xử lý nước thải, thu gomchất thải rắn nên tình trạng nước thải và rác thải chảy tràn xuống sông gây ô nhiễmnước sông tại khu vực cửa Quèn Bên cạnh đó, nhà máy bột cá gây ô nhiễm nghiêmtrọng khu vực này

2.3 Hiện trạng về quản lý môi trường tại cảng cá Lạch Vạn và Lạch Quèn

Cảng cá Lạch Vạn và cảng cá Lạch Quèn được xây dựng từ nguồn kinh phí củaChương trình Biển Đông – Hải đảo Hai cảng cá này đều trực thuộc quyền quản lý củaBQL Cảng cá Nghệ An, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An Tuy nhiênviệc quản lý các cảng cá này hiện nay vẫn chưa có những quy chế, quy định cụ thểbằng các văn bản quản lý nên sự phối hợp quản lý giữa các cấp còn lỏng lẻo, đặc biệt

là những quy định về bảo vệ môi trường

Về mặt quản lý nhà nước nói chung cảng cá cũng như các cơ sở sản xuất, kinhdoanh dịch vụ khác đều phải tuân thủ Luật BVMT năm 2005 trong đó quy định cảng

cá và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong cảng cá phải đáp ứng các yêu cầu

về bảo vệ môi trường sau đây:

a) Có hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môitrường

Trường hợp nước thải được chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung thìphải tuân thủ các quy định của tổ chức quản lý hệ thống xử lý nước thải tập trung;

Trang 16

b) Có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn và phải thực hiệnphân loại chất thải rắn tại nguồn;

c) Có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ramôi trường; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường;hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xungquanh và người lao động;

d) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó

sự cố môi trường, đặc biệt là đối với cơ sở sản xuất có sử dụng hoá chất, chất phóng

Với đặc thù của ngành chế biến thủy sản Nghệ An nói chung và khu vực cáccảng cá nói riêng rất đa dạng về loại hình cũng như quy mô sản xuất (cơ sở chế biếnvừa, tư nhân, nhỏ lẻ, làng nghề….) nên việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật

ở trên cho một số đối tượng, loại hình không phù hợp hoặc khó áp dụng

So sánh điều kiện thực tế của các cơ sở thì việc bắt buộc các cơ sở áp dụng cácquy chuẩn chung tại thời điểm này là quá cao do các cơ sở chế biến tư nhân, cơ sở chếbiến trong làng nghề đều ở quy mô nhỏ, lẻ và dạng hộ gia đình nên chưa có kinh phí

để lắp đặt hệ thống xử lý môi trường đạt chuẩn

* Về công tác phân công và phối kết hợp

- Phân công thực hiện:

Sở Tài nguyên môi trường là đơn vị chịu trách nhiệm chung về thực hiện côngtác quản lý BVMT đối các cơ sở sản xuất kinh doanh trong đó có hoạt động của cảng

cá và các cơ sở chế biến thuỷ sản

Phòng Tài nguyên môi trường cấp huyện thực hiện xác nhận bản kam kết môitrường; Kiểm tra giám sát công tác BVMT đối những cơ sở có quy mô dưới 1.000 tấnsp/năm và không phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường

Sở Nông nghiệp &PTNT là đơn vị chủ quản đối với các cảng cá và là đơn vịphối hợp trong việc kiểm tra đánh giá tác động môi trường; Chỉ đạo kiểm tra, thựchiện các văn bản quy phạm phát luật về BVMT trong chế biến thủy sản; Tham mưucho UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm của các cảng cá và các khu

Trang 17

chế biến thủy sản tập trung, quy hoạch các khu chế biến thủy sản tập trung; Tuyêntruyền sử dụng công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản.

Ban quản lý cảng cá Nghệ An là đơn vị quản lý trực tiếp hoạt động của cảng cáLạch Vạn và Lạch Quèn, trực tiếp thực hiện các quy định về BVMT và kiểm tra, giámsát việc thực hiện các quy định về BVMT của các cơ sở chế biến thuỷ sản, cơ sở kinhdoanh cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá, tàu thuyền và các phương tiện trongphạm vi cảng Tuy nhiên, việc thực hiện các nhiệm vụ nói trên của BQL cảng cá Nghệ

An nói chung, cảng vụ cảng Lạch Vạn và Lạch Quèn nói riêng là chưa triệt để vànghiêm túc

- Phối kết hợp:

Trong thời gian qua Sở Tài nguyên môi trường cũng đã chủ trì phối hợp với SởNông nghiêp&PTNT triển khai các hoạt động kiểm tra, đánh giá tác động môi trườngđối một số cơ sở chế biến thủy sản có quy mô trên 1.000 tấn sản phẩm/năm

Với nhiệm vụ quản lý chung về thủy sản, hàng năm Sở Nông nghiệp &PTNT

đã tiến hành phối hợp với chính quyền cấp huyện (Phòng Nông nghiệp, Phòng CôngThương, Phòng Tài nguyên); UBND cấp xã tiến hành kiểm tra điều kiện sản xuất kinhdoanh của các cơ sở chế biển thủy sản trong đó có hạng mục kiểm tra hệ thống xử lýchất thải của cơ sở

Sở Nông nghiệp & PTNT đã chủ trì phối hợp với Sở Công thương, Sở Tàinguyên triển khai thực hiện công tác xây dựng đề án quy hoạch khu chế biến thủy sảntập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008

Công tác phối kết hợp tuy đã có những vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thườngxuyên và đồng bộ, nhất là đối với cấp huyện và cấp cơ sở Việc kiểm tra, giám sát việcthực hiện BVMT tại các cảng cá cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địaphương và BQL cảng cá thì hiện nay còn rất hạn chế

2.4 Năng lực của các cơ sở thu mua chế biến trên địa bàn huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu

2.3.1 Các cơ sở thu gom nguyên liệu

Các loại hình cơ sở thu gom nguyên liệu, bao gồm: Thu gom - rửa sạch - cấpđông - bảo quản; Thu gom - sơ chế - bảo quản lạnh; Thu gom về chế biến Bảng dướiđây thể hiện số lượng các cơ sở thu gom và quy mô, công suất tương ứng trên địa bànhuyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu

Trang 18

Bảng 2.1: Số lượng và công suất của các cơ sở thu gom nguyên liệu

Huyện

Loại hình (cơ sở)

Cộng (cơ sở)

Công suất thiết kế (tấn)

Sản lượng thực tế (tấn)

Cấp bảo quản

đông-Bảo quản

đá lạnh

Thu mua chế biến

Năng lực

CB nước mắm quy loại 2 (1000 lít)

Sản lượng thực tế

CB nước mắm quy loại 2 (1000 lít)

Năng lực chế biến mắm (tấn)

Sản lượng thực tế mắm các loại (tấn)

Sản lượng thực tế (tấn)

Trang 19

Sản lượng thực tế (tấn)

Bảng 2.5: Số lượng và công suất của các cơ sở chế biến hộ gia đình

Huyện Số cơ sở

Chế biến nước mắm (1000 lít-Loại 2)

Chế biến mắm, ruốc

(tấn) Năng lực Sản lượng

thực tế Năng lực

Sản lượng thực tế

Trang 20

Chương 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CẢNG CÁ LẠCH VẠN VÀ LẠCH QUÈN 3.1 Các nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường cảng cá

Nguồn phát sinh chất thải tại các cảng cá có thể phân thành một số nguồn chínhnhư sau:

- Hoạt động của tàu thuyền tại cảng

- Hoạt động thu mua, sơ chế thuỷ sản trên bờ

- Hoạt động cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá

Nguồn và dạng chất thải phát sinh ở cảng cá được tổng hợp trong bảng 3.1

Bảng 3.1: Nguồn và dạng chất thải phát sinh ở cảng cá

CO, CO2, SOX, NOX,chất hữu cơ (THC),bụi than

- Nước làmmát động cơ chứadầu (do rò rỉ)

- Nước rửatàu, rửa lưới chứacác chất hữu cơ

- Nước thảisinh hoạt

- Chất thảikhông nguy hại:thùng xốp vỡ, lưới,ngư cụ hỏng, phếthải hữu cơ, thuỷ sảnphân huỷ…

- Chất thải nguyhại: Ắc quy thải,pin, bóng đèn, canchứa dầu, ghẻ laudính dầu…

- Chất thải sinhhoạt

Hoạt động thu

mua, sơ chế

thuỷ sản ở bến

- Khí thải vàtiếng ồn từ động cơcác phương tiệnvận chuyển: CO,

CO2, SOX, NOX,chất hữu cơ(THC), bụi than

- Mùi hôi củachất thải thuỷ sảnphân huỷ

- Nước thải từquá trình sơ chếthuỷ sản

- Nước thảisinh hoạt của nhânviên cảng vànhững người làmviệc ở cảng

- Nước rò rỉ từphương tiện vậnchuyển thuỷ sản

- Phế thải từ quátrình sơ chế thuỷsản (chứa nhiều chấthữu cơ)

- Túi nilon,thùng xốp vỡ, hộpnhựa hỏng…

- Chất thải sinhhoạt của nhân viêncảng và nhữngngười làm việc ở

Ngày đăng: 07/04/2017, 01:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ TNMT. Thông tư số 08/2010/TT ngày 18 tháng 3 năm 2010 của bộ tài nguyên và môi trường quy định việc xây dựng Báo cáo môi trường quốc gia, Báo cáo tình hình tác động môi trường của nghành, lĩnh vực và Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ TNMT
9. Trung tâm Môi trường và Phát triển nông thôn, Đại học vinh. Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động “Đánh giá tác động, ảnh hưởng của nước sông Mai Giang tới hoạt động nuôi trồng thủy sản” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động “Đánh giá tác động, ảnh hưởng của nước sông Mai Giang tới hoạt động nuôi trồng thủy sản
11. Mark T. Borwn. Environmental Engineering Sciences. Univetsity of Florida 2006 12. J.A. Sciortino. Fishing harbour planning, construction and management, FAO, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mark T. Borwn". Environmental Engineering Sciences. Univetsity of Florida 200612. "J.A. Sciortino
13. Ministry of Environment & Forests of India. Environmental Impact Assessment Guidance Manual Ports & Harbors Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ministry of Environment & Forests of India
1. Bộ NN&PTNT. Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường trong chế biến thủy sản (Kèm theo Quyết định số: 4085/QĐ-BNN-KHCN ngày 22 tháng12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Khác
2. Bộ NN&PTNT. QCVN 02-12:2009/BNNPTNT – Cảng cá – Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Khác
4. Cục Thống kê Nghệ An. Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2010 Khác
5. Hoàng Đức Liên, Tống Ngọc Tuấn. Kỹ thuật và thiết bị xử lý chất thải bảo vệ môi trường. NXB Nông nghiệp. Hà Nội 2000 Khác
6. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga. Giáo trình công nghệ xử lý nươc thải. NXB Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội 2005 Khác
7. Sở Nông nghiệp & PTNT Nghệ An. Báo cáo đánh giá năng lực chế biến thủy sản tỉnh Nghệ An năm 2010 Khác
8. Trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường Nghệ An. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tổng hợp trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2005-2009. Chi cục Bảo vệ môi trường Nghệ An Khác
10. Ben Koopman. Advanced Wastewater Treatment Operations University of Florida 2007 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w