1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tống biệt

4 643 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 53,5 KB

Nội dung

Tuần Tiết :Phân môn : TỐNG BIỆT HÀNH Ngày soạn : Thâm Tâm Ngày dạy: A.Mục tiêu bài học : Giúp học sinh cảm nhận và phân tích được vẻ đẹp và hình tượng ly khách , đồng thời hiểu được

Trang 1

Tuần Tiết :

Phân môn : TỐNG BIỆT HÀNH

Ngày soạn : Thâm Tâm

Ngày dạy:

A.Mục tiêu bài học :

Giúp học sinh cảm nhận và phân tích được vẻ đẹp và hình tượng ly khách , đồng thời hiểu được tình cảm và thái độ của người đưa tiễn

- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ

B Trọng tâm và phương pháp :

1 Trọng tâm :tâm trạng người ra đi , kẻ đưa tiễn , hình tượng ly khách 2.Phương pháp : Nêu vấn đề , trả lời câu hỏi, thảo luận , diễn giảng

C Chuẩn bị :

1 Công việc chính :

* Giáo viên : Sách giáo khoa , sách giáo viên , bài sạon

* Học sinh : Đọc văn bản , soạn bài

2 Nội dung tích hợp : Làm văn , tiếng Việt

D.Tiến trình tổ chức dạy học :

I Ổn định lớp :

II Kiểm tra bài cũ : Đọc bài thơ Tràng giang ,phân tích tâm trạng nhà thơ ?

III Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác

giả và sự nghiệp sáng tác

GV cho HS đọc tiểu dẫn

Hãy nêu những hiểu biết của em về

cuộc đời nhà thơ Thâm Tâm ? Trình

bày những tác phẩm của nhà thơ

Thâm Tâm ?

HS trả lời

HS nhận xét

Gv bổ sung chốt lại ý chính

Em có nhận xét gì về nội dung và

nghệ thuật thơ Thâm Tâm ?

I Tìm hiểu chung

1 Tác giả Thâm Tâm , tên thật là Nguyễn Tuấn Trình , ( 1917- 1950 ) , tỉnh Hải Hưng , trong gia đình nho giáo nghèo

- 1938 cùng gia đình lên kiếm sống ở Hà Nội bằng nghề vẽ tranh Thời gan này ông bắt đầu làm thơ , viết truyện , kịch , nổi tiếng hơn là thơ

- Trong kháng chiến chống Pháp , ông gia nhập bộ đội , làm thư ký toà soạn báo Vệ quốc quân

- 1950 trên đường hành quân tham gia chiến dịch biên giới ông mắc bệnh và ra đi vĩnh viễn

2 Sự nghiệp sáng tác

a Tác phẩm

- Trước cách mạng : Tống biệt hành , Vọng nhân hành , Tráng

ca , Chết , Màu máu Tygôn

- Sau cách mạng tháng tám : chiều mưa đường số 5 , Lá cờ máu Nga Thiên Hương , Đại đội Kim sơn

- Được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học và nghệ thuật

2007

b Nội dung

- Sau tâm sự u uất làmột lòng yêu nước kín đáo và cả khát vọng lên đường trước hết để thoát khỏi cuộc sống quẩn quanh

Trang 2

Giáo viên liên hệ cuộc đời nhà thơ

HS trả lời

HS nhận xét

GV bổ sung chốt lại ý chính

Nêu xuất bài thơ ?

HS trả lời HS nhận xét

GV bổ sung chốt lại ý chính

Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản

GVcho hoÏc sinh đọc bài thơ

Giáo viên nhận xét

Trọng tâm

Bình giảng bốn câu thơ đầu của bài

thơ ?

GV cho HS trả lời

HS nhận xét

GV bổ sung chốt lại ý chính

Trọng tâm

Phân tích những mâu thuẫn trong

tâm trạng của hình tượng ly khách ?

GV cho HS thảo luận

bế tắc

- Nỗi buồn thời đại , manh áo , bát cơm , tâm trạng mệt mỏi , bức bối , cái nhìn ảm đạm

- Trong thơ luôn nói đến sự chia tay , ra đi , lên đường , tỏ ý chí

- Mối tình dang dở , đau khổ

c Nghệ thuật

- Viết ít , dấu ấn độc đáo , hơi thơ trầm hùng ,bi tráng

- Giọng thơ gân guốc với các bài hành “ Vẫn đượm chút bâng khuâng của thời đại ‘( Hoài Thanh )

- Cụm từ mang sắc thái đau buồn được sử dụng tần số cao

3 Xuất xứ Thâm Tâm làm bài thơ để tiễn một người bạn thân lên chiến khu Việt bắc

II Đọc hiểu văn bản :

1 Đọc tìm hiểu từ khó :

2 Chủ đề

Ca ngợi một con người từ giã nhà đi theo chí lớn rất kiên quyết , dứt khoát mà vẫn không hề dửng dưng vẫn đầy lưu luyến với gia đình

3 Tìm hiểu văn bản :

a Tâm trạng của người ra đi , kẻ tiễn biệt

- Điệp ngữ : đưa người -> khung cảnh đưa tiễn

- Đại từ : ta + người -> khẩu khí ngang tàng của một trang nam nhi

- Câu hỏi tu từ : sao có -> tiếng nói thầm , băn khoăn ngạc nhiên về ấn tượng cuộc tiễn đưa -> tâm trạng day dứt trăn trở , xao xuyến , buồn tê tái của lòng người lúc chia tay

- Tương phản : điệp từ không –có+ giọng điệu rắn rỏi gân guốc sâu lắng thiết tha -> nói nhiều đến không nhấn mạnh cái có -> tâm trạng buồn tê tái của con người

+ Câu 1-2 : ẩn dụ : tiếng sóng tâm trạng của con người -> Nỗi lòng người đưa tiễn = tiếng sóng lòng

+ Câu 2-3 : ẩn dụ : bóng hoàng hôn trong mắt trong ->sầu chia

ly nỗi nhớ thương mênh mang nỗi buồn ra đi , cảm thông , hiểu bạn , tri kỷ

+ Câu đầu phối thanh bằng trầm lắng = tiếng lòng người đưa tiễn

+ Điệp từ+ số từ + tương phản : một giã gia đình >< một dửng dưng -> muốn xóa đi nỗi buồn >< tràn ngập một nỗi buồn không nguôi

b Hình tượng nhân vật ly khách :

* Thái độ người ra đi

- Hình tượng người li khách mang dáng dấp lãng mạn của một đấng trượng phu

Trang 3

Cử người trình bày

HS nhận xét

GV bổ sung chốt lại ý chính

Điệp từ trong các câu thơ “ Ta biết

……nay ? có tác dụng gì trong thể

hiện tâm trạng ?

HS trả lời

HS nậhn xét

GV bổ sung chốt lại ý cbính

Em hãy nhận xét về âm thanh và

vần điệu của bốn câu cuối những

âm thanh vần điệu ấy góp phần thể

hiện được điều gì trong tâm trạng

của ly khách ?

GV cho HS thảo luận

Cử người trình bày

Hs nhận xét

GV bổ sung chốt lại ý chính

Hoạt động 3: Củng cố

GV và HS chốt lại ý chính bài học

về nội dung và nghệ thuật

- Điệp ngữ : ly khách ( từ Hán việt ) + giọng thơ độc thoại

- Điệp từ : số từ một -> quyết tâm ra đi không gì lay chuyển

- Từ khẳng định : chưa về , không bao giờ ,mẹ già đừng mong -> Cách nói cứng cỏi , kiên quyết , giọng thơ rắn rỏi -> thái độ sống chết vì nghĩa lớn

-> Người ly khách có một dáng dấp của một tráng sĩ : quyết tâm , dứt khoát lên đường -> Trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ thái độ kiên quyết dứt khoát gạt tình riêng đi theo chí lớn đậm màu sắc cao cả có sức hấp dẫn người đọc

- Điệp từ : ta biết -> khẳng định thấu hiểu bạn

- Điệp từ: buồn - chiều - sáng -> nỗi buồn thương xuyên suốt thời gian

-> Thực ra dửng dưng chỉ là vẻ bề ngoài đằng sau là cả một thế giới nội tâm day dứt , dằn vặt , sự dằn lòng đến đau đớn của ly khách

- Hòan cảnh gia đình : mẹ già , hai chị muộn màng , em thơ

- Người thân níu kéo : Chị dòng lệ sót + em khăn tay

- Giọng thơ không êm tai , nhiều thanh trắc -> Cực tả tình cảm níu kéo của người thân tô đậm ý chí quyết tâm ra đi củ aly khách

-> Đối lập :mâu thuẫn giằng xé giữa chí lớn và tình riêng ,giằng co giữa bổn phận và chí nhớn gương mặt tinh thần của

ly khách -> Vẫn không níu kéo được người ra đi không lay chuyển được chí lớn -> hình tượng một con người ra đi vì chí lớn mà nặng lòng lưu lyến với gia đình-> tính chất bi hùng

* Sự lựa chọn đau đớn

- Giọng thơ trầm xuống , ngữ điệu ngắt làm ba : Người đi -Ừ nhỉ? Người đi thực -> tâm trạng thảng thốt bàng hoàng , ngơ ngác, bâng khuâng man mác của người đưa tiễn

- Điệp ngữ : thà coi như , thà lựa chọn suy tính , dứt khóat , đau đớn-> hy sinh tình cảm riêng để thực hiện chí lớn -> xót

xa đau đớn -> sự lựa chọn đầy trăn trở

- Có nhiều cách hiểu , cách hiểu thuyết phục là : + Giọng thơ dứt khoát :vì chí lớn ly khách không thể không ra

đi có thể không về nên coi mẹ chiếc là bay ; chị là hạt bụi ,

em là hơi rượu say -> Nhấn mạnh cái chí lớn của ly khách nhưng vẫn không dấu vẻ đau đớn, dằn lòng dứt áo ra đi

III Kết luận Bài thơ Tống biệt hành là một bài thơ hay , xuất sắc trong thơ mới Với âm điệu , hình ảnh , phép điệp ngữ , thể thơ cổ , nhà thơ đã tạo được nét mới : bi tráng của thời đại Cái hay của bài thơ là đã miêu tả vẻ đẹp hình tượng nhân vật ly khách hiện thân cái cao cả trong mối quan hệ thế giới nội tâm sâu

Trang 4

kín toàn vẹn và đầy tinh thần nhân đạo

IV Dặn dò: Học bài , soạn bài chiều xuân

V Rút kinh nghiệm :

VI Câu hỏi kiểm tra :

Ngày đăng: 27/06/2013, 11:46

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w