Với lợi thế là một quốc gia có tài nguyên du lịch phong phú đa dạng ởcả lĩnh vực tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn cho nênhoạt động của ngành du
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- -ĐẶNG HOÀNG HÀ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÒNG HỒ
THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH
Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 60.22.01.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Thị Minh Đức
Trang 2HÀ NỘI – 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN !
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn: GS.TS Đỗ Thị Minh Đức! Cô đã ân cần chỉ bảo và hướng dẫn em từng bước trong suốt quá trình làm Luận văn Tốt Nghiệp Nhờ có sự quan tâm,chỉ bảo của cô mà
em đã học hỏi được nhiều ý hay, ý tốt để hoàn thành bài Luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy các cô trong trường và các thầy, các cô trong Khoa Việt Nam học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, tìm hiểu, nghiên cứu, và rèn luyện tại trường.
Chúng em đã được học những kiến thức, có những hướng đi đúng đắn trong học tập, nâng cao hiểu biết của bản thân, hoàn thành tốt việc học ở trường, hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp và tu trí rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội và cho đất nước sau này Em xin chân thành cảm ơn!
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, các anh chị ở Sở Văn hóa Thể thao và
Du lịch tỉnh Hòa Bình, Ban Quản lý Vùng lòng hồ Sông Đà đã giúp đỡ em hoàn thiện luận văn!
Và cuối cùng em muốn giửi lời biết ơn đến gia đình – những người thân, các anh chị và các bạn học viên lớp Cao học Việt Nam học K22 đã chia sẻ những khó khăn trong thời gian học tâp và động viên, giúp đỡ em hoàn thành Luận văn!
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp “Phát triển du lịch tại lòng hồ thủy điện Hòa Bình” là công trình nghiên cứu riêng của tôi Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực Các số liệu có nguồn trích dẫn, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác.
Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2014
Học viên
Đặng Hoàng Hà
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3
4 Lịch sử nghiên cứu đề tài 3
5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 6
6 Những đóng góp cơ bản của luận văn 9
7 Cấu trúc luận văn 10
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC KHAI THÁC LÒNG HỒ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 11
1.1 Cơ sở lí luận về du lịch 11
1.1.1 Khái niệm du lịch 11
1.1.2 Tài nguyên du lịch 12
1.1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 12
1.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 13
1.1.3 Các loại hình du lịch 13
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch 16
1.1.4.1 Vị trí địa lí 16
1.1.4.2 Tài nguyên thiên nhiên 17
1.1.4.3 Kinh tế - xã hội 19
1.1.4.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng 20
1.1.4.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 22
1.1.5.Những điểm hấp dẫn của lòng hồ trong hoạt động du lịch 23
1.1.6 Các loại hình du lịch tiêu biểu của lòng hồ 25
1.2 Cơ sở thực tiễn về khai thác du lịch lòng hồ trong hoạt động du lịch 28
Trang 61.2.1 Trên thế giới 29
1.2.2 Ở Việt Nam 34
Tiểu kết chương 1 39
CHƯƠNG 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÒNG HỒ THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH 41
2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, xã hội và tài nguyên du lịch
tỉnh Hòa Bình 41
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 41
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 43
2.1.3 Tài nguyên du lịch 45
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tại lòng hồ thuỷ điện
Hoà Bình 47
2.2.1.Vị trí địa lí 47
2.2.2 Các nhân tố tài nguyên du lịch 48
2.2.2.1 Các nhân tố tài nguyên du lịch thiên nhiên 48
2.2.2.2 Các nhân tố tài nguyên du lịch nhân văn 51
2.2.3 Các nhân tố kinh tế - xã hội 61
2.2.3.1 Dân cư 61
2.2.3.2 Các nhân tố cơ sở hạ tầng 62
2.2.5.Chính sách phát triển du lịch 68
Tiểu kết chương 2 69
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÒNG HỒ THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH 70
3.1 Giới thiệu chung 70
3.2 Thực trạng hoạt động du lịch ở lòng hồ thủy điện Hòa Bình 71
3.2.1 Loại hình du lịch 71
3.2.2 Khách du lịch 72
Trang 73.2.3 Các tuyến du lịch 75
3.2.4.Công ty du lịch 77
3.2.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 87
3.2.6 Hiện trạng nguồn nhân lực phục vụ du lịch 93
3.2.7 Công tác xây dựng và quản lí quy hoạch 95
3.2.8 Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch 96
3.3 Một số tác động của hoạt động du lịch đến lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình 97
3.3.1.Tác động tới môi trường 97
3.3.2 Tác động tới kinh tế 98
3.3.3 Tác động tới xã hội 100
3.3.4 Tác động tới văn hoá 101
Tiểu kết chương 3 102
CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN.103 DU LỊCH TẠI LÒNG HỒ THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH 103
4.1 Định hướng phát triển du lịch tại lòng hồ thủy điện Hòa Bình 103
4.1.1 Cơ sở định hướng 103
4.1.2 Đề xuất khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch tại lòng hồ thủy điện Hòa Bình 104
4.1.2.1 Phát triển du lịch tâm linh 104
4.1.2.2 Phát triển du lịch sinh thái 106
4.1.2.3 Phát triển du lịch cuối tuần 108
4.1.2 Đề xuất khai thác các tuyến du lịch tại khu vực lòng hồ thủy điện Hòa Bình với khu vực lân cận 110
4.2 Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại lòng hồ thủy điện
Hòa Bình 113
3.2.1 Tạo lập cơ chế chính sách quản lí phù hợp 113
Trang 84.2.2 Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 115
4.2.3 Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù và đa dạng 117
4.2.4 Tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng cáo 118
4.2.5 Đào tạo nguồn nhân lực 120
4.2.6 Chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia 121
4.2.7 Khai thác kết hợp với bảo tồn tài nguyên du lịch 122
4.2.8 Bảo đảm an ninh, an toàn 124
4.3 Một số khuyến nghị 125
4.3.1 Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 125
4.3.2 Khuyến nghị đối với chính quyền địa phương 127
4.3.3 Khuyến nghị đối với công ty lữ hành 127
4.3.4 Khuyến nghị đối với cộng đồng địa phương 127
4.3.5 Khuyến nghị đối với khách du lịch 128
Tiểu kết chương 4 128
KẾT LUẬN ……… …… ……130
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ….… …132 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
HTX: Hợp tác xã
ĐHKHXH&NV: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănUBND: Ủy ban nhân dân
BQL: Ban quản lí
KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên
KT - XH: Kinh tế xã hội
TNDL: Tài nguyên du lịch
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIÊU
Bảng 1.1 Hồ nước du lịch nổi tiếng trên thế giới 30 Bảng 2.1: Độ cao trung bình của các huyện, thành phố vùng lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình 49 Bảng 2.2 Tuyến đường bộ nối với các bến cảng khu vực lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình 63 Bảng 2.3 Tuyến đường bộ nối giữa các xã, huyện trong và ngoài tỉnh thuộc khu vực lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình 64
Bảng 3.1: Số lượng khách du lịch đến lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình 74
Bảng 3.2: Danh sách khách sạn đã được xếp hạng tại thành phố Hoà Bình 91 Bảng 3.3: Lao động trong ngành du lịch tỉnh Hoà Bình 94 (2000 - 2012) 94
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, du lịch là một nhu cầu tất yếu củaxã hội Hoạt động du lịch không những là ngành kinh tế của các quốc gia màcòn là cầu nối giao lưu giữa các dân tộc thuộc các vùng miền trong một đấtnước nói riêng và các dân tộc trên thế giới nói chung Về phương diện kinh tế,
du lịch đã trở thành một ngành mũi nhọn, chiếm một tỷ trọng lớn trong thunhập kinh tế quốc dân và góp phần không nhỏ vào quá trình xoá đói, giảmnghèo ở những vùng kinh tế chậm phát triển, vùng sâu vùng xa Về phươngdiện chất lượng cuộc sống, du lịch góp phần quan trọng làm cho đời sống xãhội ngày một phong phú, lý thú và bổ ích hơn Về phương diện văn hoá, dulịch có vai trò to lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyềnthống dân tộc
Với lợi thế là một quốc gia có tài nguyên du lịch phong phú đa dạng ởcả lĩnh vực tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn cho nênhoạt động của ngành du lịch Việt Nam trong những năm gần đây đã tiếp tụckhai thác thế mạnh của các nguồn tài nguyên du lịch trên địa bàn cả nước.Điều đó đã tạo ra sự thay đổi lớn về vị trí cũng như vai trò của hoạt động kinhtế du lịch trong nền kinh tế quốc dân
Hòa Bình là một tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ Tây Bắc, đây là vùng đấtcó lịch sử phát triển lâu đời nổi bật với diện mạo văn hóa của các dân tộcthiểu số mà tiểu biểu là văn hóa tộc người Mường và tộc người Thái Cùngvới những giá trị văn hóa độc đáo của các tộc người, những giá trị độc đáo vềtài nguyên thiên nhiên trở thành nguồn tài nguyên du lịch phục vụ tích cựccho hoạt động kinh tế du lịch của tỉnh Hòa Bình nói riêng và ngành du lịchViệt Nam nói chung
Trang 12Nắm bắt được những lợi thế của mình, tỉnh Hòa Bình trong những nămgần đây đã và đang tích cực khai thác nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt độngkinh tế du lịch của tỉnh theo kịp xu thế phát triển hội nhập với nền kinh tế thếgiới Lòng hồ thủy điện Hòa Bình là một công trình có giá trị lớn về kinh tế,xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh Hòa Bình nói riêng Ở khía cạnhkhai thác tài nguyên phục vụ hoạt động du lich, lòng hồ thủy điện Hòa Bìnhđã và đang có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của tỉnh Tuynhiên, hoạt động du lịch ở lòng hồ thủy điện Hòa Bình thực sự chưa phát huyhết thế mạnh vốn có của nó.
Để cho du lịch tại lòng hồ thủy điện Hòa Bình có hướng phát triển mới,
mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn tôi chọn đề tài “Phát triển du lịch tại lòng hồ
thủy điện Hòa Bình” làm luận văn tốt nghiệp Đồng thời, qua đề tài này, tôi
cũng mong muốn đóng góp phần nào đó vào việc khai thác tốt hơn nhữngtiềm năng du lịch sẵn có tại lòng hồ thuỷ điện của tỉnh Hòa Bình
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Vận dụng lí luận và thực tiễn về du lịch nói chung và về vấn đề khai
thác tài nguyên du lịch lòng hồ, đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng vàthực trạng phát triển du lịch ở lòng hồ thủy điện Hòa Bình Trên cơ sở đó đưa
ra định hướng khai thác, các giải pháp khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịchcó hiệu quả hơn
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung vào những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn về du lịch, vận dụngvào nghiên cứu tại lòng hồ thủy điện Hòa Bình
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch tại lòng
hồ thủy điện Hòa Bình
Trang 13- Phân tích thực trạng hoạt động du lịch tại lòng hồ thủy điện Hòa Bình.
- Đưa ra định hướng, giải pháp khai thác hợp lí tài nguyên du lịch vàvấn đề bảo vệ tài nguyên du lịch tại lòng hồ thủy điện Hòa Bình
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Phát triển hoạt động du lịch tại khu vực lòng hồthủy điện Hòa Bình
Về không gian: Khu vực lòng hồ thủy điện Hòa Bình tại các huyện thị:Thành phố Hòa Bình, huyện Cao Phong, huyện Đà Bắc, huyện Tân Lạc,huyện Mai Châu)
Về thời gian: Các số liệu về thực trạng thu thập thống kê từ năm 2000đến năm 2012
4 Lịch sử nghiên cứu đề tài
4.1 Trên thế giới
Sự phát triển của hoạt động du lịch trên thế giới gần đây đã có nhiềucông trình nghiên cứu các giá trị tài nguyên phục vụ mục đích du lịch Tiêubiểu là công trình: Đánh giá và thành lập bản đồ các tài nguyên du lịch(Mariod, 1971); Đánh giá tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí (L.I Mukhina,1973); Nguyên tắc, phương pháp điều tra, đánh giá tài nguyên trong quyhoạch vùng kinh tế nói chung và vùng du lịch nói riêng (Pertxick, 1978); nhàđịa lí học Pironik, 1985 đã tổng quan những lí luận về tài nguyên du lịch.Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả địa lí trên thế giớitrong lĩnh vực du lịch, trong đó có nhiều nhà địa lí du lịch xác định đối tượngnghiên cứu của địa lí du lịch là các hệ thống lãnh thổ du lịch hoặc thể tổnghợp lãnh thổ du lịch Những công trình nghiên cứu trên là những có sở lí luậnkhoa học cho những nhà quản lí, nhà kinh doanh du lịch vận dụng vào hoạtđộng nghiên cứu và khai thác các loại tài nguyên du lịch.[33]
Trang 144.2 Ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, nghiên cứu về du lịch Việt Nam nói chungvà tài nguyên du lịch nói riêng đã được rất nhiều tác giả đi sâu vào phân tíchcả ở phương diện lí luận và thực tiễn
Vũ Tuấn Cảnh và nhóm tác giả với công trình Đánh giá tài nguyên - tổ
chức lãnh thổ du lịch Việt Nam(1992); Lê Thông và Nguyễn Minh Tuệ (đồng
chủ biên) với công trình Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục
Việt Nam (2010); Tổng cục du lịch Việt Nam có nhiều công trình có giá trị về
lí luận và thực tiễn trong hoạt động khai thác và quản lí tài nguyên du lịch
như: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 -2010
(1995), Địa lí du lịch (1996), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ (2001)…
Hầu hết các công trình trên đều đi sâu vào kiểm kê, đánh giá tài nguyên
du lịch trên phạm vi cả nước hay đơn vị nhỏ hơn dưới góc độ tiềm năng, địnhtính Tuy nhiên, những tiêu chí cụ thể để đánh giá tài nguyên du lịch ở các qui
mô khác nhau còn chưa được chỉ rõ
Tác giả Bùi Thị Hải Yến với công trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam,
NXB Giáo dục(2006); Nguyễn Minh Tuệ và nhiều tác giả khác với công trình Địa lí du lịch, NXB Giáo dục (2010),các tác giả đã nghiên cứu sâu hơn về hệ
thống tài nguyên du lịch Việt Nam và cũng đã đưa ra các tiêu chí cụ thể, đưa
ra phương pháp đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch phục vụ chophát triển của ngành du lịch [34 ], [ 35]
Ngoài những công trình trên phạm vi cả nước, còn có những công trìnhnghiên cứu và tài nguyên du lịch ở cấp địa phương như:
Tác giả Phạm Lê Thảo (2006) trong công trình luận án Tiến sĩ: “Tổ
chức lãnh thổ du lịch Hoà Bình trên quan điểm phát triển bền vững” đã phân
tích, đánh giá, tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng tổ chức lãnh thổ
Trang 15du lịch và phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Hòa Bình; nghiên cứu đề xuất tổchức lãnh thổ du lịch tỉnh Hòa Bình trên quan điểm phát triển bền vững cótính đến các yếu tố xây dựng cơ sở vật chất các điểm du lịch, môi trường sinhthái và các giải pháp thực hiện Trong công trình này, tác gả cũng đã đề cậpđến vấn đề phát triển du lịch cộng đồng tại bản Giang Mỗ và khu vực lòng hồthuỷ điện Hoà Bình;[ 19 ]
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân (2007) trong luận văn thạc sĩ “Tác
động của du lịch đến đời sống văn hóa xã hội của người Thái ở Mai Châu Hòa Bình và các giải pháp phát triển” đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của hoạt
-động du lịch đến toàn bộ đời sống kinh tế, văn hoá xã hội của người Thái.Công trình đã cung cấp một hệ thống thông tin đầy đủ về lịch sử hình thànhvà phá triển, thực trạng hoạt động du lịch và những tác động tích cực, tiêu cựccủa du lịch đến đời sống của người dân Từ đó tác giả đề xuất hướng pháttriển bền vững cho du lịch cộng đồng ở Mai Châu;[31]
Tác giả Đặng Hoàng Giang(2011) trong luận văn thạc sĩ“Nghiên cứu
xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình (lấy ví dụ bản Giang Mỗ)”, đã nghiên cứu vận dụng mô hình du lịch cộng
đồng tại huyện Mai Châu đối với sự phát triển du lịch tại một số bản dân tộcthiểu số của huyện Cao Phong Tác giả đã đưa ra những hướng khai thác tàinguyên du lịch nhân văn và những biện pháp bảo vệ giá trị văn hoá truyềnthống để phục vụ mục đích phát triển du lịch;[ 6 ]
Tác giả Hoàng Văn Tứ (2009) trong luận văn thạc sĩ “Khai thác tiềm
năng du lịch hồ sông Đà để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hoà Bình”, đã
nghiên cứu tình hình khai thác và phát triển du lịch tại lòng hồ sông Đà Tácgiả cũng đưa ra những biện pháp tích cực nhằm khai thác tài nguyên du lịchtại lòng hồ sông Đà phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hoà Bình.[27 ]
Trang 16Như vậy, những công trình trên đã đề cập đến những vấn đề liên quanđến vai trò, ý nghĩa của tài nguyên du lịch đối với hoạt động kinh tế du lịchtại mỗi địa phương; vấn đề về tổ chức lãnh thổ du lịch và nghiên cứu loạihình phát triển du lịch phù hợp với một số điểm du lịch của tỉnh Hòa Bình;vấn đề về khai thác du lịch trên lòng hồ sông Đà… Từ thực tế nghiên cứu nóitrên có thể thấy rằng, việc tiếp tục nghiên cứu phát triển du lịch ở Hoà bìnhnói chung và tại lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình nói riêng là một việc làm cầnthiết để từ đó đưa ra định hướng khai thác hiệu quả hơn nữa cho ngành du lịchcủa tỉnh
5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1 Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp thể hiện qua sự nhìn nhận đối tượng nghiên cứumột cách đồng bộ, toàn diện xem chúng là sự kết hợp, phối hợp có qui luậtcủa nhiều yếu tố cấu thành các tài nguyên du lịch của lòng hồ thuỷ điện HòaBình là kết quả tổng hợp của rất nhiều yếu tố Đặc điểm của mỗi thành phầnấy cũng chịu sự tác động của các thành phần khác Điều đó có nghĩa là, trênmỗi lãnh thổ du lịch, tài nguyên du lịch phải được xem xét trong sự tác độngtổng hợp của nhiều yếu tố: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất,
sơ sở hạ tầng…Do đó khi nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch tại lòng hồthủy điện Hòa Bình cũng cần phải theo quan điểm tổng hợp để có kết quảđánh giá khách quan nhất
- Quan điểm hệ thống
Mỗi một hệ thống đều được cấu thành từ nhiều thành phần có quan hệchặt chẽ và tác động qua lại với nhau.Vận dụng quan điểm này, mỗi thànhphần của tự nhiên cũng như của kinh tế xã hội đều có tác động đến hoạt động
du lịch Vì vậy, tùy vào giới hạn và đối tượng nghiên cứu về tài nguyên du
Trang 17lịch tại lòng hồ thủy điện Hòa Bình người nghiên cứu phải đặt nó trong cảmột hệ thống để đánh giá và xem xét đối tượng để thấy được sự tác động, ảnhhưởng lẫn nhau giữa các thành phần trong một hệ thống nhất định
- Quan điểm lịch sử
Hoạt động của ngành kinh tế không ngừng vận động trong khônggian và nó luôn biến đổi theo thời gian.Vì vậy khi nghiên cứu phát triểnhoạt động du lịch tại lòng hồ thủy điện Hòa Bình cần phải nhìn nhận nótrong bối cảnh lịch sử mới thấy được sự biến động của nó từ quá khứ, hiệntại và đến tương lai Đồng thời khi đánh giá riêng về các hiện trạng pháttriển du lịch cũng phải xem xét nó trong mối quan hệ với quá khứ và tươnglai, coi nó là một giai đoạn trong quá trình phát triển để xác định xu hướngphát triển trong tương lai gần
- Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển phải gắn với với việc bảo vệ và tôntạo tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái.Từ đó phải đặt ra các kếhoạch và cơ chế quản lí phù hợp với việc khai thác các giá trị thiên nhiên,nhân văn cho hoạt động khai thác du lịch theo chiều hướng tích cực nhất vàhạn chế tối đa nhất những tác động tiêu cực của du lịch đến môi trường sinhthái và môi trường xã hội
Du lịch là một ngành kinh doanh, trước hết phải dựa vào tài nguyên dulịch Việc kinh doanh hoạt động du lịch không thể tránh khỏi những tác độngtiêu cực đến cảnh quan môi trường tự nhiên, trước hết dẫn đến hiện tượng ônhiễm môi trường (nguồn nước, không khí, tiếng ồn…), các tệ nạn xã hội(mại dâm, ma túy, cờ bạc…) Do vậy, việc đề xuất các tuyến điểm du lịch,các loại hình du lịch phải khai thác trên quan điểm bền vững nhằm mục tiêubảo tồn và gìn giữ các thành phần tự nhiên và xã hội nhân văn trước nhữngtác động tiêu cực của hoạt động du lịch
Trang 185.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lí số liệu thứ cấp
Các nguồn tài liệu nghiên cứu:
+ Sách, giáo trình
+ Báo, tạp chí chuyên ngành và báo, tạp chí có nội dung liên quan+ Các công trình khoa học như báo cáo, luận văn
+ Báo cáo của chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhànước về du lịch
+ Các thông tin, bài báo trên internet
Thông qua các tài liệu nghiên cứu về du lịch và du lịch cộng đồng đểcó thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu, làm rõ hơn đề tàinghiên cứu của mình Đồng thời nắm được phương pháp của các nghiên cứuđã thực hiện trước đây Qua đó có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơnđể nghiên cứu hoàn thành đề tài
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp phân tích và tổng hợp là việc lựa chọn, sắp xếp các dữliệu, thông tin từ các nguồn thứ cấp và sơ cấp nhằm định lượng chính xác vàđầy đủ phục vụ cho mục đích nghiên cứu về tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnhHòa Bình, từ đó tổng hợp thành các nhận định, báo cáo hoàn chỉnh nhằm đưa ramột cái nhìn tổng thể về đánh giá tài nguyên du lịch
- Phương pháp bản đồ
Đối với các đối tượng nghiên cứu về địa lí nói chung (địa lí tự nhiên,địa lí kinh tế - xã hội) và địa lí du lịch nói riêng, bản đồ là phượng tiện trựcquan để phản ánh các đối tượng phân bố theo không gian Trên cơ sở phântích tổng hợp, người nghiên cứu sẽ áp dụng phương pháp biểu đồ, bản đồ
Trang 19nhằm thể hiện một cách trực quan về số liệu cũng như các điểm du lịch, khu
du lịch, tuyến điếm du lịch trên lãnh thổ tỉnh Hòa Bình nói chung và lòng hồthủy điện Hòa Bình nói riêng
-Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp quan sát
Quan sát trực tiếp các hoạt động du lịch tại lòng hồ thuỷ điện HoàBình để từ đó đưa ra những cảm nhận, ý kiến cá nhân về đối tượng nghiêncứu Phương pháp này được thực hiện tại một số điểm du lịch trên lòng hồnhư mùa lễ hội ở hai đền Thác Bờ, hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, lưutrú, vui chơi, giải trí tại đảo Xanh, đảo Dừa, đảo Cối Xay Gió; hoạt động vậnchuyển tàu thuyền du lịch ở bến cảng Thung Nai, cảng Bích Hạ, Bình Thanhvà cảng vận chuyển hàng hoá Ba Cấp; hoạt động hướng dẫn của hướng dẫnviên du lịch; hoạt động du lịch tại bản Giang Mỗ, bảo tàng Không gian vănhoá Mường, quần thể công trình nhà máy thuỷ điện Hoà Bình…
6 Những đóng góp cơ bản của luận văn
- Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động du lịchtại lòng hồ thủy điện Hòa Bình
- Khái quát hiện trạng hoạt động du lịch, từ đó đề xuất định hướng khaithác và một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại lòng hồ thủy điệnHòa Bình
Trang 20- Xây dựng một số tuyến du lịch gắn kết điểm du lịch lòng hồ với cácđiểm du lịch trong và ngoại tỉnh.
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia thành bốnchương sau:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn về việc khai thác lòng hồ phục vụ
phát triển du lịch
Chương 2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tại lòng hồ
thủy điện Hòa Bình
Chương 3 Thực trạng phát triển du lịch tại lòng hồ thuỷ điện Hoà
Bình
Chương 4 Định hướng và giải pháp nhằm phát triển du lịch tại lòng hồ
thủy điện Hòa Bình
Trang 21NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC KHAI
Những người đứng trên quan điểm xã hội cho rằng hoạt động du lịchgóp phần nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử văn hoá dântộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dântộc, đồng thời du lịch cũng góp phần làm nâng cao tình hữu nghị quốc tế giữacác dân tộc trên thế giới
Những người đứng trên góc độ mục đích chuyến đi thì hiểu du lịch đơngiản rằng du lịch là một kỳ nghỉ hoặc một chuyến đi tham quan tích cực củacon người ngoài nơi cư trú để nghỉ ngơi, giải trí, làm phong phú thêm nhậnthức về danh lam thắng cảnh, di tích lich sử - văn hoá, nghệ thuật… Hoặc ởmức độ rộng hơn, du lịch còn là những chuyến đi tìm kiếm cơ hội kinh doanh,tìm cơ hội hợp tác ở trong và ngoài nước
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO xác định rõ:
“Du lịch là hành động rời khỏi nơi cư trú để đi đến một nơi khác, một môi
Trang 22trường khác trong một thời gian ngắn nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng”.
Ở Việt Nam khái niệm du lịch được định nghĩa chính thức trong luật
Du lịch (2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiều, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Như vậy, du lịch là một hoạt động liên quan đến chuyến đi của conngười từ nơi này tới nơi khác nhằm mục đích tham quan học hỏi để trau dồikiến thức, nghỉ ngơi, giải trí…trong một khoảng thời gian nhất định Thamgia vào hoạt động du lịch bao gồm nhiều thành phần kinh tế xã hội khác nhau(khách du lịch, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, người dân địa phương)cùng nhằm thực hiện những mục đích riêng
1.1.2 Tài nguyên du lịch
Theo Luật du lịch Việt Nam: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên
nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên dulịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác Tài nguyên du lịchđược phân thành hai loại: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịchnhân văn
1.1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các đối tượng, hiện tượng trongmôi trường tự nhiên xung quanh chúng ta được sử dụng vào việc phục vụ
Trang 23mục đích du lịch bao gồm địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật, cảnhquan thiên nhiên.
Trang 241.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là loại tài nguyên do con người sáng tạo rabao gồm tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người tác động vàotự nhiên xã hội, kể cả bản thân mình qua quá trình lịch sử Có thể phân chiatài nguyên du lịch nhân văn thành các loại: các di tích lịch sử văn hóa, các lễhội, các đối tượng gắn với dân tộc học: nhà ở, văn hóa truyền thống, các đốitượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác, phong tục tập quán,trang phục dân tộc…
Tài nguyên du lịch là điều kiện tiên quyết đối với việc hình thành vàphát triển của các loại hình du lịch Tài nguyên du lịch là yếu tố quyết địnhtạo nên giá trị của điểm đến Các điểm đến càng chứa nhiều tài nguyên du lịchđặc sắc thì càng có sức thu hút khách du lịch, thúc đẩy hoạt động du lịch tạikhu vực Sản phẩm du lịch được tạo nên bởi nhiều yếu tố, song trước hết phảikể đến tài nguyên du lịch Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách du lịch, cácsản phẩm du lịch không thể đơn điệu, nghèo nàn, kém hấp dẫn mà phải phongphú, đa dạng, đặc sắc và mới mẻ
1.1.3 Các loại hình du lịch
Du lịch là hoạt động phong phú và đa dạng trong những điều kiện môitrường tự nhiên và xã hội khác nhau Tuỳ theo các góc độ khác nhau, du lịchđược phân chia theo các loại hình chủ yếu sau:
- Phân loại theo môi trường tài nguyên: Bao gồm hai nhóm lớn là dulịch văn hoá và du lịch thiên nhiên
+ Du lịch văn hoá: Là những hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trongmôi trường nhân văn, hoặc hoạt động du lịch đó tập trung khai thác các tàinguyên du lịch nhân văn.[20 tr 63 ]
Trang 25+ Du lịch thiên nhiên là loại hình hoạt động du lịch đưa du kháchvề những nơi có điều kiện, môi trường tự nhiên trong lành, cảnh quan tựnhiên hấp dẫn…nhằm thoả mãn nhu cầu đặc trưng của họ[20 tr 63]
-Phân loại theo mục đích chuyến đi
+ Du lịch tham quan: Là loại hình du lịch nhằm nâng cao hiểu biết củacon người về thế giới xung quanh
+ Du lịch giải trí: Loại hình này nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi, giảitrí đơn thuần của con người
+ Du lịch nghỉ dưỡng: Là loại hình du lịch thoả mãn nhu cầu tăngcường sức khoẻ của khách du lịch
+ Du lịch khám phá: Loại hình du lịch này nhằm mục đích khám phácác đối tượng tham quan thế giới xung quanh để nâng cao hiểu biết và rènluyện sự trải nghiệm của bản thân
+ Du lịch thể thao: Là loại hình du lịch mà du khách có thể tham giacác hoạt động thể thao như: bơi lội, leo núi, trượt tuyết, săn bắn…hoặc làchuyến đi tham dự các chương trình thể thao như Olympic, Seagames, WorldCup…
+ Du lịch lễ hội: Là loại hình du lịch mà khách tham quan được hoàmình vào không khí từng bừng hoành tráng của lễ hội truyền thống hoặc lễhội hiện đại được tổ chức bởi một cộng đồng dân cư nhất định
+ Du lịch công vụ: là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo,triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhânviên, đối tác
+ Du lịch tâm linh: Là loại hình du lịch phục vụ nhu cầu về tôn giáo, tínngưỡng cho khách du lịch tại những nơi có kiến trúc và các hoạt động tôngiáo, tín ngưỡng
Trang 26+ Du lịch thăm thân: Là hoạt động du lịch mà khách du lịch đi với mụcđích thăm viếng người thân hoặc tham dự các sự kiện quan trọng của ngườithân thông qua một chương trình du lịch.
- Phân loại theo đặc điểm địa lí của điểm du lịch
+ Du lịch thôn quê: Là những hoạt động du lịch được tổ chức chokhách du lịch thành thị về các vùng nông thôn có điều kiện cảnh quan môitrường trong lành, thoáng mát để nghỉ ngơi, giải trí
+ Du lịch đô thị: Là những hoạt động du lịch tổ chức tại thành phố lớn,nơi có nhiều trung tâm thương mại giải trí hiện đại, các trung tâm văn hoánghệ thuật hấp dẫn, các bảo tàng văn hoá, lịch sử…
+ Du lịch nghỉ biển: Khách du lịch đến biển để được tham gia các hoạtđộng vui chơi giải trí tại những bãi biển đẹp, hấp dẫn như: bơi lội, lướt ván,tắm nắng, du thuyền…
+ Du lịch nghỉ núi: Khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng tại nhữngvùng đồi núi có khí hậu mát mẻ, trong lành, có địa hình cảnh quan hấp dẫn,độc đáo và được tham gia các hoạt động như leo núi, săn bắn…
-Dựa theo lãnh thổ hoạt động
+ Du lịch trong nước: Là những hoạt động phục vụ cho nhu cầu dukhách ở trong nước đi tham quan, nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch ở trongnước, chi phí bằng tiền nội tệ
+ Du lịch quốc tế: Là loại hình du lịch, mà trong quá trình thực hiện cósự giao tiếp với người nước ngoài, một trong hai phía hoặc là du khách hoặclà nhà cung ứng dịch vụ du lịch, phải sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp Vềmặt kinh tế, phải có sự thanh toán bằng ngoại tệ Du lịch quốc tế được chiathành hai loại: Du lịch quốc tế chủ động (du lịch đón khách quốc tế đến thamquan, du lịch ở đất nước của cơ quan cung ứng dịch vụ du lịch, nghĩa là nướcnày chủ động đón khách và thu ngoại tệ); Du lịch quốc tế bị động (du lịch gửi
Trang 27khách từ trong nước đi tham quan du lịch ở nước ngoài, nghĩa là nước này gửikhách đi du lịch sang nước khác và phải chi ngoại tệ)
-Dựa theo thời gian của cuộc hành trình
+ Du lịch ngắn ngày: Loại hình du lịch này thường kéo dài từ 1 – 6ngày, thường tập trung vào những ngày cuối tuần Loại hình du lịch này thíchhợp với đối tượng khách có ít thời gian, khách đi theo gia đình hoặc đi nghỉvào hai ngày nghỉ cuối tuần
+ Du lịch dài ngày: Loại hình du lịch này thường gắn với nhữngchuyến du lịch kéo dài từ vài tuần đến một năm ở các địa điểm cách xa nơi ởcủa khách, kể cả trong nước và nước ngoài
+ Du lịch cuối tuần: Là hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu câu nghỉngơi, giải trí của người lao động sau một tuần làm việc vất vả, căng thẳng tạicác điểm du lịch gần nơi tập trung dân cư
Ngoài những cách phân chia phổ biến trên còn có các cách phân loạidựa trên các tiêu chí khác như: phân loại theo lứa tuổi khách du lịch, phân loạitheo loại phương tiện giao thông, phân loại theo loại hình cư trú…
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch
1.1.4.1 Vị trí địa lí
Vị trí địa lí là nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển KT - XHnói chung và ngành kinh tế du lịch nói riêng Vị trí địa lí lãnh thổ (giới hạn,toạ độ địa lí) sẽ qui định và chi phối đến điều kiện tự nhiên (đặc điểm về khíhậu, về hệ sinh vật, tài nguyên đất, tài nguyên nước), ảnh hưởng đến điều kiệnxã hội của mỗi một quốc gia (kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội) Sự ảnhhưởng của vị trí địa lí thể hiện ở cả hai chiều hoặc thuận lợi hoặc khó khănđối với sự phát tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia Riêng đối với ngànhkinh tế du lịch, đặc điểm về vị trí địa lí có ảnh hưởng đến việc khai thác vàbảo vệ các nguồn TNDL, đến khả năng khai thác các loại hình du lịch, đến
Trang 28việc qui hoạch và tổ chức lãnh thổ du lịch ở trong nước nói riêng và với cácquốc gia trong khu vực nói chung.
1.1.4.2 Tài nguyên thiên nhiên
Một số loại tài nguyên thiên nhiên tác động trực tiếp đến hoạt động dulịch như: địa hình, khí hậu, nước và sinh vật
Địa hình có vai trò hết sức quan trọng đối với ngành du lịch Trước hếtbề mặt địa hình là nơi diễn ra các hoạt động của du khách, đồng thời cũng lànơi xây dựng các công trình thuộc cơ sở hạ tầng và ca sở vật chất kỹ thuậtphục vụ du lịch Ảnh hưởng của địa hình đến khả năng phát triển khai tháccác hoạt động và xây dựng các công trình du lịch được thể hiện ở: mức độthuận lợi của địa hình đối với giao thông đến địa bàn du lịch; diện tích mặtbằng xây dựng các công trình tại điểm du lịch[26 tr 38]
Địa hình là thành phần chủ yếu của tự nhiên tạo nên phong cảnh đẹp ởmỗi kiểu địa hình khác nhau như: kiểu địa hình karst, địa hình đồi núi, địahình đồng bằng, địa hình ven bờ các kho chứa nước lớn (đại dương, biển,sông, hồ) Đặc điểm của mỗi kiểu địa hình là yếu tố cần thiết để triển khai cácloại hình du lịch đặc biệt
Tuy nhiên, địa hình còn là tác nhân gây nên những hệ quả thời tiết –khí hậu liên quan đến hoạt động du lịch Nó có thể tạo ra những khu vực cókhí hậu thuận lợi cho hoạt động du lịch hoặc cũng có thể tạo nên những mặthạn chế khó khắc phục[26 tr 42]
Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiện có tác độngtới hoạt động du lịch Các tiêu chí của khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, gió, lượngmưa, thành phần lý hoá, vi sinh của không khí, áp suất khí quyển, ánh nắngmặt trời đều có sự tác động đến sức khoẻ của con người Nhìn chung nhữngnơi có khí hậu ôn hoà thường được khách du lịch lựa chọn Họ thường tránhnhững nơi có khí hậu quá khô nóng, quá lạnh, quá ẩm Tính chất khí hậu của
Trang 29mỗi vùng miền thường ảnh hưởng đến việc khai thác du lịch như: tính mùa vụ
du lịch; loại hình du lịch; sự ổn định, bền vững của các thành phần tự nhiênkhác cũng như các công trình nhân tạo và điều kiện thời tiết để thực hiện cácchuyến đi
Tài nguyên nước bao gồm nước trên bề mặt (biển, sông, hồ, suối) vànước ngầm Nguồn tài nguyên nước là điều kiện để hình thành các loại hình
du lịch sông nước (du lịch biển, du lịch lòng hồ, du lịch nghỉ dưỡng chữabệnh) và là điều kiện vật chất không thể thiếu trong phục vụ hoạt động du lịch(phục vụ sinh hoạt của du khách) Bên cạnh đó, tài nguyên nước còn gián tiếpảnh hưởng đến du lịch thông qua việc tác động đến các thành phần khác củamôi trường sống, đặc biệt là khí hậu ở quanh các bồn chứa nước lớn
Tài nguyên sinh vật bao gồm động vật và thực vật cũng là một trongnhững tài nguyên hấp dẫn trong hoạt động kinh doanh du lịch Người ta đãđưa ra những tiêu chí để lựa chọn các loại tài nguyên sịnh vật phục vụ chomục đích khai thác du lịch như: thảm thực vật phong phú, độc đáo và điểnhình; có loài đặc trưng cho khu vực, loài đặc hữu, loài quí hiếm với thế giớivà trong nước; có một số động vật (thú, chim, bò sát, cá, côn trùng, nhuyễnthể…) phong phú hoặc điển hình cho vùng; có loại có thể khai thác dưới dạngđặc sản để phục vụ khách du lịch; động thực vật có màu sắc hấp dẫn, vui mắt,một số loài phổ biến dễ quan sát bằng mắt thường, ống nhòm hoặc nghe tiếnghót, tiếng kêu, có thể chụp ảnh được Căn cứ vào đặc điểm nguồn tài nguyênsinh vật để có thể đưa ra các cách thức khai thác phục vụ nhu cầu của khách
du lịch theo loại hình du lịch tham quan, học tập hay loại hình du lịch săn bắnthể thao Sự đa dạng, phong phú của tài nguyên sinh vật còn hình thành cáckiểu tổ hợp du lịch phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng du lịch như tổ hợp venbiển, tổ hợp núi và tổ hợp đồng bằng - đồi Mỗi một tổ hợp du lịch đều có sứchút riêng đối với các tập khách du lịch khác nhau[26 tr 54]
Trang 301.1.4.3 Kinh tế - xã hội
Kinh tế - xã hội là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển dulịch Nếu có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi, ngành du lịch sẽ có nhiềuđiều kiện thuận lợi để có thể khai thác tốt tiềm năng du lịch, góp phần khôngnhỏ vào sự tăng trưởng nền kinh tế quốc dân Ngược lại, nếu kinh tế - xã hộikhông ổn định, kém phát triển thì ngành du lịch cũng gặp không ít khó khăn.Các yếu tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bao gồmdân cư và lao động, sự phát triển của các ngành kinh tế, ổn định xã hội, vànhu cầu tiêu dùng du lịch
Dân cư và lao động: Là yếu tố quan trọng có tác dụng thúc đẩy sự phát
triển các hoạt động du lịch Những hiện tượng gia tăng dân số, gia tăng mật
độ dân số, các vấn đề về đô thị hoá, toàn cầu hoá, chất lượng cuộc sống đượcnâng cao…sẽ tác động đến hoạt động du lịch Một mặt, sẽ cung cấp nguồnnhân lực lớn phục vụ cho các hoạt động kinh doanh du lịch, mặt khác nhu cầutiêu dùng du lịch (nghỉ ngơi, vui chơi giải trí…) tăng nhanh, tạo nên thịtrường du lịch sôi động
Sự phát triển của các ngành kinh tế: Các ngành kinh tế phát triển
mạnh sẽ làm cho nền kinh tế quốc dân phát triển ổn định tạo nên thế và lựccho tầm vóc mỗi quốc gia Các ngành kinh tế luôn có mối quan hệ tác độngqua lại lẫn nhau, không có ngành kinh tế nào tồn tại một cách độc lập Ngànhkinh tế du lịch là ngành dịch vụ nên bị chi phối bởi các ngành kinh tế khácnhất là ngành công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải Đó là nhữngngành đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhất cho khách du lịch về ăn, ở, đi lại,mua sắm…
Sự ổn định của xã hội : sự ổn định xã hội có ảnh hưởng hoặc tích cực
hoặc tiêu cực đến sự vận động và phát triển du lịch của mỗi quốc gia và cả thếgiới Xã hội hoà bình, ổn định sẽ thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động du
Trang 31lịch Đồng thời, hoạt động du lịch phát triển cũng có tác động trở lại đến nềnhoà bình thế giới Các dân tộc có cơ hội giao lưu, học hỏi để hiểu biết nhauhơn, có cái nhìn khoan dung hơn giữa các nền văn hoá trên thế giới Ngượclại, nếu tình hình xã hội mất ổn định, hiện tượng xung đột văn hoá, xung độtsắc tộc, các cuộc chiến tranh bùng nổ phá huỷ các công trình văn hoá, vănminh của nhân loại, phá hoại môi trường thiên nhiên, đe doạ đến sự an toàncủa khác du lịch… như vậy, ngành du lịch không những bị kìm hãm mà cònkhông có cơ hội phát triển
Nhu cầu tiêu dùng du lịch: Nhu cầu tiêu dùng du lịch là yếu tố tạo
nên cầu trong cán cân cung - cầu du lịch Khi đời sống con người được nângcao, tức là khi họ có nguồn thu nhập cao, ổn định và có thời gian rỗi để nghỉngơi sau những ngày lao động vất vả, căng thẳng …là lúc nhu cầu du lịch nảysinh Tham gia hoạt động du lịch con người có thời gian để khôi phục sứckhoẻ thể chất và tinh thần để lấy lại thăng bằng trong đời sống Đây chính làyếu tố thuận lợi cho các loại hình du lịch phát triển để đáp ứng nhu cầu ngàycàng đa dạng, phong phú của đời sống con người
1.1.4.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng
Giao thông: Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải là một
trong những nhân tố quan trọng hàng đầu Du lịch gắn với việc di chuyểncon người trên phạm vi nhất định Điều này phụ thuộc chặt chẽ vào giaothông vận tải Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với du lịch nhưngvẫn không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải Thôngqua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới trở thànhmột hiện tượng phổ biến trong xã hội
Mỗi loại giao thông có những đặc trưng riêng biệt Giao thông bằng ô
tô tạo điều kiện cho khách dễ dàng đi theo lộ trình lựa chọn Giao thôngđường sắt rẻ tiền nhưng chỉ đi theo những tuyến cố định Giao thông đường
Trang 32hàng không rất nhanh, rút ngắn thời gian đi lại nhưng chi phí đắt Giao thôngđường thuỷ tuy chậm nhưng có thể kết hợp với việc tham quan giải trí… dọctheo sông hoặc ven biển.
Một số loại phương tiện giao thông được nghiên cứu, sản xuất để nhằmmục đích phục vụ nhu cầu của hoạt động du lịch ở các điều kiện khai thác tàinguyên du lịch khác nhau (tầu thuỷ, máng trượt, máy bay chuyên dụng, xeđiện, cáp treo…)
Thông tin liên lạc: Là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng phục
vụ du lịch Nó là điều kiện cần để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trongnước và quốc tế
Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giao thông và phương tiện giaothông vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảmnhiệm việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, gópphần thực hiện mối giao lưu giữa các vùng trong phạm vi cả nước và quốc tế.Trong hoạt động kinh doanh du lịch, mạng lưới thông tin liên lạc góp phầnquan trọng vào việc quảng cáo, cung cấp thông tin du lịch được nhanh chóng,hiệu quả hơn
Hệ thống cấp điện, nước, trạm y tế tại điểm du lịch là không thể
thiếu Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên… Khirời khỏi nơi cư trú để đến một địa điểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn, uống,ở, đi lại… du khách còn có nhu cầu đảm bảo về điện, nước để cho quá trìnhsinh hoạt được diễn ra bình thường Để đảm bảo an toàn về sức khỏe cũng cầnphải có trạm y tế để cấp cứu, phục vụ khách du lịch khi xảy ra sự cố Cho nênyếu tố điện, nước, y tế cũng là một trong những nhân tố quan trọng phục vụtrực tiếp việc nghỉ ngơi giải trí của khách
Trang 331.1.4.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quátrình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khaithác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch Bên cạnhđó, cơ sở vật chất kĩ thuật còn có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến tâm lý
du khách khi đi du lịch Do đó nó cũng là một trong những yếu tố quan trọnggóp phần vào hiệu quả du lịch Chính vì vậy sự phát triển của ngành du lịchbao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm các công trình,phương tiện có chức năng tạo ra các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách dulịch như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, vui chơi giải trí… Cơ sởvật chất kỹ thuật phục vụ du lịch quyết định chất lượng các dịch vụ du lịchđồng thời cũng quyết định giá trị của sản phẩm du lịch
Phương tiện vận chuyển: Các phương tiện vận chuyển tại địa phương
bao gồm ô tô, xe máy, xe đạp, tàu thuyền, các phương tiện sử dụng sức kéohay các con vật có khả năng vận chuyển có khả năng đáp ứng nhu cầu dichuyển của khách du lịch trong quá trình tham quan Tất cả các phương tiệntrên phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh và đảm bảo chất lượng
Cơ sở lưu trú: Cơ sở lưu trú bao gồm khách sạn tư nhân, nhà nghỉ, nhà
ở của người dân… Tất cả các đối tượng trên do cộng đồng địa phương sở hữuhay quản lý để phục vụ dịch vụ lưu trú cho hoạt động du lịch Cơ sở lưu trúphải đảm bảo chất lượng vệ sinh và được trang bị các thiết bị phục vụ cho nhucầu thiết yếu, tối thiểu của khách du lịch Đặc biệt các công trình vệ sinh phảiđược chú trọng đầu tư các thiết bị như: bình tắm nóng lạnh, nhà vệ sinh…Ngoài ra, các cơ sở lưu trú cần được trang bị các thiết bị và biện pháp để đảmbảo an ninh, an toàn trong thời gian khách du lịch lưu trú
Dịch vụ ăn uống: Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của khách du lịch.
Trang 34Đồng thời, dịch vụ ăn uống cũng đem lại lợi nhuận lớn trong kinh doanh dulịch Dịch vụ ăn uống đảm bảo chất lượng thúc đẩy hoạt động du lịch và pháttriển du lịch Khu vực phục vụ ăn uống phải đảm bảo vệ sinh, an toàn và thoảimái Các dụng cụ phục vụ ăn uống tiện lợi, vệ sinh Các món ăn đa dạng, đặctrưng của địa phương nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và phù hợp vớikhẩu vị của khách du lịch.
Các trang thiết bị khác: Bao gồm các trang thiết bị đặc trưng cho mục
đích các chuyến tham quan hay hoạt động du lịch cụ thể Các thiết bị phảiđược trang bị đầy đủ, phù hợp đảm bảo tiêu chuẩn
Muốn khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch đòi hỏi phải có hệthống cơ sở vật chất kĩ thuật tốt Căn cứ vào các đặc điểm trên có thể hiểu cơsở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất thamgia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hoá du lịch nhằm đóng góp mọinhu cầu của khách du lịch
1.1.5.Những điểm hấp dẫn của lòng hồ trong hoạt động du lịch
Khí hậu lòng hồ: Khí hậu là một trong những yếu tố tự nhiên quan
trọng tác động tới hoạt động du lịch Khách du lịch thường lựa chọn nhữngđiểm du lịch có yếu tố khí hậu tích cực như yếu tố độ ẩm không khí khôngquá khô hoặc không quá ẩm, yếu tố nhiệt độ phải phù hợp, không quá nóngcũng không quá lạnh…Khí hậu khu vực lòng hồ thường thoáng mát, tronglành rất thích hợp cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng và tham quan vãn cảnhcho khách du lịch Đặc biệt là vào những ngày mùa hè oi bức, lòng hồ cóchức năng điều hoà không khí khiến cho quanh khu vực hồ nước thườngnhiều gió tạo ra cảm giác mát mẻ, dễ chịu
Đa dạng sinh học lòng hồ: Nhu cầu du lịch của con người ngày càng
đa dạng và phong phú, con người không chỉ dừng lại ở những loại hình dulịch truyền thống như du lịch tâm linh, du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch nghỉ
Trang 35dưỡng, du lịch tham quan vãn cảnh… mà họ còn có nhu cầu đi du lịch tớinhững khu bảo tồn thiên nhiên để được nhìn ngắm tận mắt đời sống của cácloài sinh vật Đáp ứng nhu cầu đó, các đơn vị kinh doanh du lịch đã xây dựngnhiều chương trình du lịch tham quan những vùng bảo tồn động thực vật quýnhằm nâng cao tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ tài nguyên sinh vật
Lòng hồ ngoài chức năng là những hồ trữ nước lớn cho một vùng, điềutiết dòng chảy và khai thác điện năng còn có chức năng quan trọng trong việcbảo tồn sự đa dạng sinh thái động thực vật Trong lòng hồ có hàng trăm loạisinh vật sinh sống (cá, lớp giáp xác, nhuyễn thể, rong, tảo, hoa sen, hoasúng…) và thảm thực vật vô cùng đa dạng phong phú xung quanh vành đailòng hồ đã tạo nên sự hấp dẫn độc đáo cho khách du lịch Khách du lịchkhông chỉ được chiêm ngưỡng một số loài sinh vật quý hiếm mà họ còn đượcthưởng thức một số món ẩm thực được chế biến từ nguồn tài nguyên sinh vậttại khu vực lòng hồ như các món ăn chế biến từ cá, tôm, ốc…từ các loại rau,các loại cây thuốc…được người dân địa phương thu hái từ lớp thảm thực vậttrong khu vực lòng hồ
Phong cảnh lòng hồ: Phong cảnh lòng hồ được tạo nên bởi các yếu tố
địa hình, khí hậu, tính chất thuỷ văn, thảm động thực vật, những công trìnhkiến tạo từ bàn tay con người… Mỗi yếu tố đó góp phần tạo cho diện mạolòng hồ những màu sắc độc đáo, ấn tượng Mặt nước xanh thăm thẳm soibóng những hàng cây, những dãy núi tạo nên bức tranh sơn thuỷ hữu tình;mặt nước mênh mang, lảng vảng mây trời mỗi buổi sáng sớm như đưa dukhách vào thế giới của những câu chuyện cổ tích; bóng nắng hoàng hôn hắtlên mặt nước lung linh muôn sắc màu gợi cho lữ khách biết bao cảm xúcriêng tư…Đến với lòng hồ con người được hoà nhập vào phong cảnh thiênnhiên, được chìm đắm trong nắng gió, được vùng vẫy trong làn nước trong
Trang 36xanh mát lạnh, được hít thở không khí tinh khiết của cây cỏ của non nước…Mỗi khoảnh khắc đó sẽ để lại trong lòng du khách những kỷ niệm khó quên.
1.1.6 Các loại hình du lịch tiêu biểu của lòng hồ
Sự hấp dẫn về địa chất địa hình, khí hậu, đa dạng sinh học và phongcảnh thiên nhiên của lòng hồ tạo nên những lợi thế cho một số loại hình dulịch phát triển Những loại hình du lịch điển hình của du lịch lòng hồ như dulịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao Mỗiloại hình du lịch này đều có thể được khai thác và phát triển hợp lí nếu biếtcách tận dụng những yếu tố sẵn có của lòng hồ
Du lịch tham quan
Du lịch tham quan phát triển khá phổ biến bởi đây là là loại hình dulịch phục vụ cho đối tượng khách tham quan có nhu cầu mở rộng và nâng caovốn hiểu biết của mình thông qua các cuộc tham quan danh lam, thắng cảnh,
di tích lịch sử - văn hoá Tuy nhiên, tài nguyên du lịch tại các lòng hồ muốnphục vụ cho loại hình du lịch tham quan cần phải căn cứ vào những yêu cầu
cơ bản sau:
- Đối tượng tham quan: Do phục vụ nhu cầu hiểu biết và mở rộng hiểubiết, khách du lịch thường lựa chọn những nơi mà tài nguyên du lịch có vẻđẹp của phong cảnh thiên nhiên đặc sắc, có sự đa dạng về địa hình, sự phongphú hấp dẫn về đa dạng sinh học
- Về khoảng cách địa lí và khả năng đi lại thuận tiện: Khoảng cách củađiểm tham quan với các nguồn khách du lịch có ý nghĩa rất quan trọng choviệc khai thác tài nguyên du lịch Nếu khoảng cách địa lí vừa phải, phươngtiện đi lại thuận tiện khách du lịch sẽ không mất nhiều chi phí về tiền bạc, thờigian và sức khoẻ để có thể thực hiện các chuyến tham quan bổ ích
- Điều kiện về dịch vụ du lịch tham quan: Các dịch vụ cần thiết cho dulịch tham quan bao gồm: dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận
Trang 37chuyển, các dịch vụ khác như thông tin liên lạc, y tế, chụp ảnh… Đây lànhững dịch vụ quan trọng cần phải có tại những điểm du lịch tham quan.
Du lịch nghỉ dưỡng
Mục đích của khách du lịch nghỉ dưỡng là được chăm sóc, nghỉ ngơiđể phục hồi thể lực và tinh thần sau những ngày làm việc căng thẳng Cáchoạt động của du lịch nghỉ dưỡng có tác dụng giải trí, lấy lại thăng bằng vềtinh thần cũng như thể lực làm cho cuộc sống mới mẻ, hứng khởi hơn Loạihình du lịch nghỉ dưỡng thường được tổ chức dưới các hình thức như nghỉmát, nghỉ đông, an dưỡng, điều dưỡng…phục vụ cho rất nhiều đối tượngkhách khác nhau nhưng đông nhất là người lao động và người cao tuổi Đặcbiệt các điểm du lịch nghỉ dưỡng ven các hồ chứa nước thường được nhiều dukhách lựa chọn Do tính chất của loại hình du lịch nghỉ dưỡng là phục hổi sứckhoẻ thể chất và tinh thần cho nên việc lựa chọn các điểm du lịch lòng hồcũng phải căn cứ vào những yếu tố cơ bản sau:
- Điều kiện về đối tượng tham quan: Điểm du lịch phải là nơi có phongcảnh đẹp, yên tĩnh; có chế độ khí hậu trong lành, ổn định, cách xa nguồn gây
ô nhiễm (ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước); cónguồn nước sạch, chứa khoáng chất (nước nóng, nước khoáng); có nguồndược liệu tự nhiên (các loại cây, lá, hoa, quả có tác dụng chữa bệnh) phongphú để chữa bệnh, bồi bổ sức khoẻ…
- Điều kiện về khoảng cách địa lí và khả năng đi lại: Đây cũng là mộtyếu tố quan trọng cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng Khoảng cách phù hợpgiữa khách và điểm đến du lịch sẽ tạo cảm hứng lựa chọn điểm du lịch cho dukhách, đặc biệt là những du khách cao tuổi và có nhu cầu nhanh chóng phụchồi sức khoẻ
- Điều kiện về dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng: Loại hình du lịch này cósự đòi hỏi cao về các dịch vụ ăn uống, lưu trú, chăm sóc y tế cho nên đây là
Trang 38những tiêu chí lựa chọn hàng đầu của khách du lịch nghỉ dưỡng Vì vậy, tạicác điểm du lịch nghỉ dưỡng cần phải có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, đầu tưvề các dịch vụ đảm bảo cho sự an toàn của du khách (y tế, thông tin liênlạc, giao thông)
Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch nhằm thoả mãn du khách về tìmhiểu hệ sinh thái tự nhiên và văn hoá bản địa[26 tr 14] Mục tiêu phát triểnloại hình du lịch sinh thái là hướng con người đến việc tìm hiểu, tận hưởngnhững giá trị của hệ sinh thái tự nhiên và nền văn hoá bản địa Thông quahoạt động du lịch sinh thái để giáo dục nhận thức của con người ý thức bảo vệvà tôn trọng những giá trị của thế giới tự nhiên và văn hoá bản địa Hiện nay,loại hình du lịch sinh thái phát triển phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thếgiới Để phát triển loại hình du lịch sinh thái tại các khu vực lòng hồ cần phảiđảm bảo các điều kiện cơ bản sau:
- Điều kiện về đối tượng tham quan: Điểm du lịch phải là nơi có hệsinh thái còn tương đối hoang sơ, có phong cảnh đẹp, văn hoá bản địa đangđược bảo tồn gần như nguyên vẹn như các vườn quốc gia, các khu vực dự trữsinh quyển, các khu bảo tồn thiên nhiên, các làng, bản văn hoá…[26 tr 14]
- Điều kiện về khoảng cách địa lí và khả năng đi lại: Do nhu cầu tìmhiểu về thế giới tự nhiên và tìm hiểu những nền văn hoá bản địa nguyên sơcách xa các trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị cho nên khách tham quankhông đặt vấn đề khoảng cách địa lí lên hang đầu Tuy nhiên, yêu cầu về khảnăng đi lại cần phải tương đối thuận tiện Đường giao thông đi lại có khả năngsử dụng các loại phương tiên thô sơ, hoặc các loại xe cơ giới chuyên dụng
Trang 39- Điều kiện về dịch vụ du lịch sinh thái: So với các loại hình du lịchtrên, đối với du khách tham gia loại hình du lịch sinh thái thường không cóyêu cầu cao về tiện nghi nhưng lại yêu cầu cao về thông tin và kinh nghiệm
du lịch (kinh nghiệm tổ chức các hoạt động ngoài trời, kinh nghiệm tổ chứccác hoạt động ăn, ở, đi lại, kinh nghiệm xử lí các tình huống bất thường…)
Du lịch thể thao: Hoạt động thể thao tại các điểm tham quan là lòng
hồ cũng là một yếu tố hấp dẫn du khách Khách du lịch có thể được tham giavào các hoạt động thể thao mà họ yêu thích ngay tại địa điểm du lịch mà họlựa chọn như săn bắt, câu cá, bơi thuyền, lướt ván, bơi lội, leo núi…Tàinguyên du lịch của lòng hồ phục vụ cho loại hình du lịch này cũng cần phảichú ý các điều kiện cơ bản sau:
Tiêu chí quan trọng hàng đầu đối với loại hình du lịch thể thao là phảicó hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt và các trang thiết bị hiện đại để hỗ trợkhi cần thiết
Tiêu chí quan trọng thứ hai là phải xây dựng chương trình du lịch hấpđẫn, phù hợp với mỗi độ tuổi của những tập khách khác nhau
Tiêu chí thứ ba là phải có đội ngũ nhân viên huấn luyện, hướng dẫn vàứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra
Các dịch vụ phục vụ du lịch thể thao cũng được khách du lịch quan tâmnhư khu vực lưu trú, khu vực ăn uống, giải trí và nhu cầu mở rộng kết hợpvới một số loại hình du lịch khác như du lịch tham quan, du lịch sinh thái…
1.2 Cơ sở thực tiễn về khai thác du lịch lòng hồ trong hoạt động du lịch
Trang 401.2.1 Trên thế giới
Lòng hồ là một trong những địa điểm du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽđến hoạt động du lịch của con người Hầu hết các quốc gia trên thế giới đềuchú ý đến việc khai thác tiềm năng du lịch từ các lòng hồ tự nhiên hoặc lòng
hồ nhân tạo của đất nước mình Mỗi hồ nước mang trong nó nét độc đáo, đặcsắc riêng đã tạo nên sức hấp dẫn cho các luồng khách du lịch đến từ khắp nơitrên thế giới đến thăm để tận mắt tận hưởng những giá trị đặc trưng đó
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều hồ nước được xếp vào các điểm dulịch hấp dẫn nhất thế giới Có thể thấy rõ điều này qua bảng thống kê một số
hồ nước đã được đưa vào khai thác du lịch sau: