Hiệu quả đầu tư không cao so với tiềm năng và thế mạnh của doanh nghiệp FDI. Vì mục tiêu lợi nhuận, FDI thường đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao như: khai thác tài nguyên nhiên nhiên, gia công, lắp ráp sản phẩm sử dụng nhiều lao động. Như vậy chỉ khai thác thế mạnh, mà không tạo được sự phát triển lan tỏa ra các ngành, làm mất cân đối trong cơ cấu kinh tế,cơ cấu sản phẩm,cơ cấu vùng kinh tế của Việt Nam. Các sản phẩm xuất khẩu của chúng ta vẫn là những mặt hàng truyền thống: dệt may, giày dép, túi xách, lâm khoáng sản, kể cả điện thoại, máy tính cũng là những ngành sử dụng nhiều lao động.
Trang 1ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI
1 Thành tựu
Trong thời gian qua, Nhà nước đã tăng cường cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt những thủ tục rườm rà và đồng bộ hóa, điều chỉnh bất cập giữa các luật đầu tư tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng hoàn tất thủ tục, thực hiện dự án Qua đó, thu hút vốn đầu tư FDI mạnh mẽ
Từ năm 2006, việc cấp phép đầu tư các dự án được trao quyền cho các địa phương Cơ quan Trung ương chỉ góp ý, còn cấp phép dự án nào do địa phương ấy quyết định Chủ trương này đã đem lại sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt cho địa phương trong công tác vận động, thu hút và quản lý hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài Các địa phương thi đua thu hút FDI Ngoài một số địa phương tiếp tục phát huy tiềm năng thu hút FDI như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu…, một số địa phương khác như Quảng Nam, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc… cũng có chuyển biến tích cực trong thu hút vốn FDI với những dự án quy mô lớn Năm
2007, năm đầu tiên thực hiện phân cấp đầu tư, thu hút vốn FDI của cả nước đạt mức kỷ lục mới, hơn 20 tỷ USD, tăng 68,8% so cùng kỳ năm 2006 và vượt 56% kế hoạch năm Đến năm 2008, dòng vốn FDI vào nước ta đạt mức cao nhất trong vòng
20 năm qua với 71,7 tỷ USD đã được chấp thuận đầu tư và 11 tỷ USD vốn giải ngân Năm 2009, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, vốn FDI vào Việt Nam suy giảm đáng kể so với năm 2008, đạt 23,1 tỷ USD, tuy chỉ bằng 32%
so với năm 2008 nhưng cũng là mức cam kết khá cao trong bối cảnh suy thoái kinh
tế toàn cầu Có thể nói, đóng góp vào kết quả thu hút vốn FDI đầy ấn tượng này, không thể không kể đến tác động của việc triển khai phân cấp trong quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài Ngoài ra, Luật đầu tư (có hiệu lực từ 1/7/2015) mới có quy định nhà đầu tư ký quỹ đặt cọc dự án Quy định này giúp hạn chế việc nhà đầu tư không đủ khả năng tài chính, rút dự án đầu tư trong quá trình triển khai
Đến nay, đã có rất nhiều địa phương thực hiện sàng lọc dự án đầu tư vốn sử dụng vốn FDI Mới đây nhất, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu liên tiếp xây dựng
“barie” trong thu hút FDI, thực hiện “cấm” và hạn chế các ngành gây ô nhiễm thượng nguồn và các hồ chứa nước sinh hoạt, môi trường trên địa bàn tỉnh như thép xây dựng và phôi thép; chế biến tinh bột sắn; chế biến mủ cao su, công nghiệp xi mạ; chế biến hải sản; sản xuất sơn, phụ gia, chất tẩy rửa công nghiệp Chính sách này giúp hạn chế việc thu hút vốn FDI ồ ạt, nhiều nhưng gây hiệu quả nghiêm trọng đối với môi trường và con người Việt Nam
2 Hạn chế
Trang 2Việc phân cấp đầu tư cho địa phương tồn tại nhiều hạn chế Nhiều địa phương mới chỉ chú trọng vào việc thu hút dự án mới, dễ dãi tin vào những gì nhà đầu tư đề xuất, mà quên mất rằng hiệu quả và tính khả thi của dự án cùng với năng lực thực
sự của nhà đầu tư mới là quan trọng Hệ quả là sau khi phân cấp, đã có rất nhiều dự
án có quy mô vốn đăng ký đầu tư lên đến vài tỷ USD, nhưng lại rất ít trong số đó được triển khai hoặc đang triển khai nhưng bị rút giấy đầu tư gây hậu quả nặng nề
về tài chính và môi trường Năm 2008, Tập đoàn Lion Group của Malaysia cùng Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashinđã liên doanh để đầu tư dự án khu liên hợp thép Cà Ná có vốn đăng ký 9,8 tỷ USD tại Ninh Thuận Nhờ đó, Ninh Thuận đã nhảy vọt lên trên bảng xếp hạng các địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất Nhưng chỉ thời gian ngắn sau Lion Group tuyên bố rút khỏi dự án do không
đủ năng lực, Vinashin cũng không thể tiếp tục một mình Kết quả là Ninh Thuận phải rất vất vả và tốn nhiều thời gian mới có thể giải quyết hậu quả của dự án này,
do Vinashin đã bỏ ra 83 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng Ngoài ra, năng lực thẩm
định nhà đầu tư của một số địa phương còn yếu kém Thực tế có nhiều dự án trong nhiều lĩnh vực nằm ngoài khả năng thẩm định của địa phương, do họ không có đủ thông tin về nhà đầu tư và cũng không đủ trình độ để thẩm định trong lĩnh vực đó,
ví dụ như công nghệ sản xuất thép
Hiệu quả đầu tư không cao so với tiềm năng và thế mạnh của doanh nghiệp FDI
Vì mục tiêu lợi nhuận, FDI thường đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao như: khai thác tài nguyên nhiên nhiên, gia công, lắp ráp sản phẩm sử dụng nhiều lao động Như vậy chỉ khai thác thế mạnh, mà không tạo được sự phát triển lan tỏa ra các ngành, làm mất cân đối trong cơ cấu kinh tế,cơ cấu sản phẩm,cơ cấu vùng kinh tế của Việt Nam Các sản phẩm xuất khẩu của chúng ta vẫn là những mặt hàng truyền thống: dệt may, giày dép, túi xách, lâm khoáng sản, kể cả điện thoại, máy tính cũng là những ngành sử dụng nhiều lao động
Hầu hết các nhà đầu tư FDI vào nước ta là từ các nước châu Á, có công nghệ và
kỹ thuật lạc hậu, các nước Hoa Kỳ,Tây Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc có công nghệ tiên tiến, hiện đại lại chiếm tỷ trọng nhỏ Theo số liệu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, 80% doanh nghiệp FDI có công nghệ trung bình, 14% công nghệ thấp và lạc hậu, 6% là công nghệ cao Đầu tư công nghệ thấp, sai địa điểm, sai mục đích, công suất sử dụng thấp so với mức tối đa cho phép, trình độ người lao động thấp, không có khả năng tiếp thu và vận hành công nghệ hiện đại Những nguyên nhân đó dẫn đến năng suất lao động không cao,chất lượng sản phẩm thấp,thiếu sức cạnh tranh, tất yếu dẫn đến phá sản, hoặc bị các doanh nghiệp FDI thâu tóm
FDI làm trầm trọng thêm ô nhiễm môi trường các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển Nhằm tiết kiệm chi phí mua sắm máy móc mới, nhiều nhà đầu tư FDI đã xuất khẩu những thiết bị công nghệ lạc hậu, phát thải cao, cùng với việc không xử lý rác thải theo quy định là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường Chúng ta còn chưa quên vụ Công ty Vedan (Đài Loan) xả thải trực tiếp ra sông Thị Vải, thì tháng 4-2016, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa
Trang 3Hà tĩnh (Đài Loan) đã gây hậu quả nghiêm trọng cho 4 tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế Do vậy, nếu không thẩm định kỹ lưỡng các dự án FDI, thì nhiều thế hệ mai sau sẽ phải chịu hậu quả
Ngoài ra, còn tồn tại những bất cập hạn chế trong chính sách, luật đối với dự án đầu tư nói chung và dự án vốn đầu tư nước ngoài nói riêng Theo quy định tại Điều
32 Luật Doanh nghiệp năm 2014, muốn tăng vốn điều lệ thì các nhà đầu tư (thành viên, cổ động, chủ sở hữu) phải góp xong (đã thực tăng) và trong thời hạn mười ngày phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Ngược lại, đối với doanh nghiệp FDI thì không đơn giản như thế Bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 19/2014/TT-NHNN ngày 11/8/2014 của Ngân hàng nhà nước, hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam:“Nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện góp vốn đầu tư bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam theo mức vốn đầu tư tại Giấy chứng nhận đầu tư,”,
trong đó ghi rõ thời hạn và số vốn được góp Như vậy, giữa Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) đã có quy định mâu thuẫn nhau, đó là, theo Luật Doanh nghiệp yêu cầu phải góp vốn trước mới làm thủ tục tăng vốn điều lệ Ngược lại, Pháp lệnh Ngoại hối lại yêu cầu làm thủ tục tăng vốn điều lệ trước, sau mới cho phép góp vốn Đièu này thực sự gây hoang mang đối với nhà đầu tư nước ngoài
Trang 4Tài liệu tham khảo:
1, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/1846-khac-phuc-han-che-trong-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-tai-viet-nam.html
2, http://baodauthau.vn/dau-tu/cong-tac-tham-dinh-cong-nghe-trong-du-an-fdi-chua-duoc-quan-tam-dung-muc-13636.html
3, http://enternews.vn/trong-lua-chon-du-fdi.html