1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

PHAN TICH TINH HINH TAI CHINH CUA CONG TY CONG NGHE TIN HOC VIEN THONG QUOC THANG

106 275 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 3,37 MB
File đính kèm QUOC THANG.rar (649 KB)

Nội dung

Thông quaquá trình phân tích sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt những thông tin một cáchmột cách đầy đủ, chính xác về các đối tượng có liên quan đến hoạt động tài chínhcủa doanh nghiệp như

Trang 1

UBND TỈNH QUẢNG NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

KHOA: KINH TẾ

- -NGUYỄN THỊ HOÀNG UYÊN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC

VIỄN THÔNG QUỐC THẮNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Quảng Nam, tháng 4 năm 2016

Trang 2

UBND TỈNH QUẢNG NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

VIỄN THÔNG QUỐC THẮNG

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ HOÀNG UYÊN

Trang 3

Cho phép tôi gửi lời cảm ơn đến Công ty TNHH Công nghệ Tin học Viễnthông Quốc Thắng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi cũng như các sinh viênkhác hoàn thành tốt bài khóa luận của mình.

Tôi xin chân thành biết ơn sự tận tình dạy dỗ của tất cả các quý thầy côKhoa Kinh tế – Trường Đại học Quảng Nam suốt 4 năm học qua

Cuối cùng, tôi dành lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất gửi đến gia đình,nơi đã luôn sát cánh và động viên tôi trong những giai đoạn khó khăn nhất

Xin chân thành cảm ơn!

Quảng Nam, ngày 13 tháng 4 năm 2016

SINH VIÊN THỰC HIỆN

NGUYỄN THỊ HOÀNG UYÊN

Trang 4

10 SXKD Sản xuất kinh doanh

11 TNDN Thu nhập doanh nghiệp

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG

Bảng 1.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 8-9Bảng 1.3 Công thức phân tích thu nhập trên tổng tài sản (ROA) 27Bảng 2.1 Số lượng nhân viên công ty CNTHVT Quốc Thắng 34Bảng 2.2 Chất lượng lao động của công ty CNTHVT Quốc Thắng 34Bảng 2.3 Bảng phân tích biến động tài sản 39Bảng 2.4 Phân tích biến động khoản phải thu 41Bảng 2.5 Bảng phân tích biến động nguồn vốn của công ty 46Bảng 2.6 Phân tích biến động nợ phải trả 48Bảng 2.7 Phân tích biến động vốn chủ sở hữu 50Bảng 2.8 Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 51Bảng 2.9 Bảng thông số đánh giá khả năng thanh toán 57Bảng 2.10 Các thông số đánh giá khả năng hoạt động 61

Bảng 2.12 Các thông số khả năng sinh lời 69Bảng 2.13 Bảng các chỉ tiêu tài chính tổng hợp 74Bảng 3.1 Bảng tỷ trọng các chi phí năm 2013 và năm 2015 79Bảng 3.2 Báo cáo kế hoạch vốn bằng tiền 82Bảng 3.3 Bảng theo dõi tình hình công nợ khách hàng 85

Trang 6

Sơ đồ 2.4 Biểu đồ các thông số khả năng thanh toán 58

Sơ đồ 2.5 Biểu đồ các thông số đánh giá khả năng hoạt động 62

Sơ đồ 2.7 Biểu đồ các thông số khả năng sinh lời 70

Trang 7

MỤC LỤC

3.2.7 Giải pháp huy động vốn vay, nợ vay dài hạn để tận dụng lãi suất thấp

và lá chắn thuế nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh 88

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay nước ta đang gia nhập rất nhiều tổ chức kinh tế trong khu vựcĐông Nam Á cũng như trên thế giới, mức độ mở cửa hàng hóa, dịch vụ, tàichính, đầu tư sẽ đạt và ngang bằng với các nước trong khu vực, vì thế áp lựccạnh tranh dành cho các doanh nghiệp trong nước trở nên gay gắt hơn Cácdoanh nghiệp trong nước muốn cạnh tranh được với các doanh nghiệp nướcngoài phải có nguồn lực tài chính thật vững mạnh Do đó vấn đề phân tích vàquản lý tài chính là một khâu trọng tâm của quản lý doanh nghiệp Thông quaquá trình phân tích sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt những thông tin một cáchmột cách đầy đủ, chính xác về các đối tượng có liên quan đến hoạt động tài chínhcủa doanh nghiệp như: tình hình vận động, sử dụng vốn và các loại tài sản, tìnhhình khả năng thanh toán, tình hình phân phối lợi nhuận Từ đó giúp cho các nhàquản lý doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn về phương hướng hoạtđộng kinh doanh ở thời điểm hiện tại cũng như là cơ sở hoạch định chiến lượccho tương lai Điều này mang một ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp Nếu mộtdoanh nghiệp không tiến hành phân tích tình hình tài chính thì không thể quản lýtốt tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình Ngược lại nếu thực hiện tốtquản lý tài chính sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh,tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường

Là một công ty chuyên bán lẻ về các sản phẩm điện tử, điện lạnh, vấn đềphân tích tài chính là việc không thể thiếu bởi muốn đảm bảo nguồn cung từ cácnhà cung cấp công ty phải đảm bảo về mặt tài chính ổn đinh Như vậy, việc kinhdoanh của công ty mới đạt hiệu quả lâu dài Nhận thấy được tầm quan trọng của

vấn đề này, nên tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của

Công ty TNHH công nghệ tin học viễn thông Quốc Thắng” để làm đề tài khóa

luận tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài thực hiện với mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình tài chính,đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của của Công ty

Trang 9

TNHH Công nghệ tin học viễn thông Quốc Thắng, từ đó tìm ra được những thếmạnh cũng như những tồn tại, khó khăn mà công ty đang gặp phải Ngoài ra, dựavào đó các nhà quản trị có thể biết được cấu trúc tài chính hiện tại của công tynhư thế nào để đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm cải thiện tình hình tài chínhcủa công ty, giảm được các rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính, góp phần nângcao hoạt động kinh doanh của công ty.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình tài chính tạicông ty TNHH công nghệ tin học viễn thông Quốc Thắng

- Về không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH côngnghệ tin học viễn thông Quốc Thắng (dựa trên bảng cân đối kế toán, các bảngbiểu kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)

- Về thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện thông qua số liệu từ dựa

trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và cácbảng biểu kế toán của công ty TNHH Công nghệ tin học viễn thông Quốc Thắng

từ năm 2013 – 2015

4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: Phân tích tình hình tài chính

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong

đề tài chủ yếu là phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu thực tế thu thập được,các số liệu trên báo cáo tài chính và các thông tin có được để xác định xu hướngphát triển, mức độ biến động của các số liệu cũng như các chỉ tiêu và từ đó đưa

ra nhận xét Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như: Phương pháp phân tích

tỷ số, phương pháp phân tích mối tương quan…

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Về mặt khoa học: Đề tài giúp hệ thống hóa các kiến thức về vấn đề khoahọc của phân tích tài chính như đưa ra khái niệm, đối tượng của phân tích tàichính, phân tích tài chính qua báo cáo tài chính, các thông số tài chính…

- Về mặt thực tiễn: Những nghiên cứu của đề tài giúp cho các nhà quản trịcủa công ty nhận biết được thực trạng tình hình tài chính công ty, sự tăng giảmcủa nguồn vốn, tài sản, biến động của các thông số khả năng thanh toán, thông số

Trang 10

nợ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty Bên cạnh đó, từ nhữnggiải pháp đề ra của đề tài, công ty có thể tham khảo và áp dụng vào chính sách tàichính của mình để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng doanh thu.

6 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học và tổng quan tài liệu về phân tích tài chính.Chương 2: Thực trạng phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH côngnghệ tin học viễn thông Quốc Thắng

Chương 3: Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHHcông nghệ tin học viễn thông Quốc Thắng

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 1.1 Cơ sở khoa học về phân tích tài chính

1.1.1 Khái niệm và đối tượng của phân tích tài chính

1.1.1.1 Khái niệm.

“Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra về nội dung kết cấu, thực trạng các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính, từ đó so sánh đối chiếu các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ, hiện tại, tương lai ở doanh nghiệp, ở các doanh nghiệp khác, ở phạm vi ngành, địa phương, lãnh thổ quốc gia nhằm xác định thực trạng, đặc điểm, xu hướng, tiềm năng tài chính của doanh nghiệp để cung cấp thông tin tài chính phục vụ việc thiết lập các giải pháp quản trị tài chính thích hợp, hiệu quả.”

1.1.1.2 Đối tượng của phân tích tài chính

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có các hoạt động traođổi điều kiện và kết quả sản xuất thông qua những công cụ tài chính và vật chất.Chính vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tham gia vào các mối quan hệtài chính đa dạng và phức tạp Các mối quan hệ tài chính đó có thể chia thành cácnhóm chủ yếu sau:

a Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước

Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đốivới nhà nước, khi nhà nước góp vốn vào kinh doanh

b Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính

Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn đáp ứng nhucầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầuvốn dài hạn Và ngược lại, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay cho các nhàtài trợ

c Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác

Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác huy động cácyếu tố đầu vào (thị trường hàng hóa, dịch vụ, lao động….) và các quan hệ đểthực hiện tiêu thụ sản phẩm ở các thị trường đầu ra (với các đại lý, các cơ quan

Trang 12

xuất nhập khẩu, thương mại…)

d Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp

Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất - kinh doanh, giữa cổ đông vàngười quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữuvốn Các mối quan hệ này thể hiện thông qua hàng loạt các chính sách của doanhnghiệp

1.1.2 Bản chất tài chính và ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính

1.1.2.1 Bản chất của tài chính doanh nghiệp

Tài chính là tất cả các mối liên hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức tiền tệphát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tồn tại khách quantrong quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối liên hệ kinh tế gắn liền với việchình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tại doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt độngsản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và góp phần tích luỹ vốn cho Nhà nước.Những quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp:

 Những quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với Nhà nước

 Những mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với thị trường

 Những quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp

Những quan hệ kinh tế trên được biểu hiện trong sự vận động của tiền tệthông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ, vì vậy thường được xem làcác quan hệ tiền tệ Những quan hệ này một mặt phản ánh rõ doanh nghiệp làmột đơn vị kinh tế độc lập, chiếm địa vị chủ thể trong quan hệ kinh tế, đồng thờiphản ảnh rõ nét mối liên hệ giữa tài chính doanh nghiệp với các khâu khác trong

hệ thống tài chính

1.1.2.2 Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính

Hoạt động tài chính có mối liên hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinhdoanh Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đếntình hình tài chính của doanh nghiệp Ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấuđều có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh Vìvậy cần phải thường xuyên theo dõi kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tàichính của doanh nghiệp, trong đó công tác phân tích tình hình tài chính giữ vai

Trang 13

trò quan trọng.

 Qua phân tích hình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tìnhhình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn và nguồn vốn, vạch rõ khả năngtiềm tàng về vốn của doanh nghiệp Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệuquả sử dụng vốn

 Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ công tácquản lý của cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tìnhhình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việccho vay vốn

1.1.3 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính

1.1.3.1 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn

bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại mộtthời điểm nhất định, theo 2 cách phân loại là kết cấu vốn kinh doanh và nguồnhình thành vốn kinh doanh

Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có củadoanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản, và nguồn hình thành tàisản đó Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá khái quát tìnhhình tài chính doanh nghiệp

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM

Đơn vị báo cáo:……… Mẫu số B 01 – DN Địa chỉ:……….

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tại ngày tháng năm

Đơn vị tính:

TÀI SẢN Mã số Thuyết minh

Số cuối năm

Số đầu năm

I Tiền và các khoản tương đương tiền 110

II Đầu tư tài chính ngắn hạn 120

III Các khoản phải thu ngắn hạn 130

Trang 14

V Tài sản ngắn hạn khác 150

I Các khoản phải thu dài hạn 210

III Bất động sản đầu tư 230

V Đầu tư tài chính dài hạn 250

VI Tài sản dài hạn khác 260

Bảng 1.1 Bảng cân đối kế toán

Kết cấu của bảng cân đối kết toán bao gồm hai phần:

 Tài sản: Phần tài sản biểu diễn các giá trị của các tài sản mà công ty đangnắm giữ Các tài sản được liệt kê theo mức độ giảm dần về khả năng chuyểnnhượng Có thể tạm chia phần tài sản thành hai thành phần chính như sau:

 Tài sản ngắn hạn: là những tài sản có thể chuyển hóa thành tiền mặttrong thời gian ngắn thường là một chu kỳ kinh doanh hay một năm bao gồm tiềnmặt hay các khoản tương đương, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, phải thukhách hàng, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác

- Tài sản dài hạn: bao gồm các khoản phải thu khách hàng dài hạn, tài sản

cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài khoản dàihạn khác Đây là những tài sản được sử dụng lâu dài, liên tục trong nhiều kỳ kinhdoanh Tài sản cố định bao gồm tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tàichính và tài sản cố định hữu hình

 Nguồn vốn: Phần nguồn vốn biểu diễn các khoản nợ và vốn chủ sở hữucủa công ty Phần nguồn vốn gồm có 2 phần chính:

 Nợ phải trả gồm hai phần là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Nợ ngắn hạn lànhững khoản nợ phát sinh trong thời hạn thanh toán ngắn Nợ ngắn hạn bao gồmvay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả người lao động và các khoảnphải trả, phải nộp ngắn hạn khác Nợ dài hạn là những khoản nợ có thời gian

Trang 15

thanh toán hơn một năm bao gồm phải trả dài hạn người bán, phải trả dài hạn nội

bộ, phải trả dài hạn khác, vay và nợ dài hạn

 Vốn đầu tư của chủ sở hữu: là phần giá trị ròng sau khi đã trừ đi cáckhoản nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu bao gồm vốn chủ sử hữu thặng dư vốn cổphần, vốn khác của chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và nhiều loạiquỹ khác

Trong bảng cân đối kế toán phải thỏa mãn phương trình:

TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN

Tác dụng của bảng cân đối kế toán

- Cho biết một cách khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thôngqua các chỉ tiêu về tổng tài sản và tổng nguồn vốn

- Thấy được sự biến động của các loại tài sản trong doanh nghiệp

- Khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua các khoản phải thu và cáckhoản phải trả

- Cho biết cơ cấu vốn và phân bổ nguồn vốn trong doanh nghiệp

1.1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phảnánh tổng quát tình hình và hiệu quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanhnghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hìnhthực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM

Đơn vị báo cáo: Mẫu số B 02 – DN Địa chỉ:…………

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm………

Đơn vị tính:

CHỈ TIÊU

Mã số

Thuyết minh

Năm nay

Năm trước

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

Trang 16

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành

16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 5152

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp (60=50 – 51 - 52) 60

18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70

19 Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) 71

Bảng 1.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm:

 Doanh thu thuần: là thu nhập của doanh nghiệp do bán hàng hóa và cungcấp dịch vụ trong kỳ sau khi khấu trừ hàng hóa bị trả lại hay giảm giá Doanh thuthuần là khoản tiền đã nhận hoặc sẽ nhân từ khách hàng đã chấp nhận mua hànghoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp

 Giá vốn hàng bán: bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình xuất hànghóa dịch vụ đã bán trong kỳ Giá vốn hàng bán bao gồm chi phí nguyên vật liệu,chi phí lao động liên quan đến quá trình sản xuất, chi phí sản xuất chung liênquan đến sản phẩm được bán

 Lợi nhuận gộp về BH và CCDV: là khoản chênh lệch giữa doanh thuthuần và giá vốn hàng bán

 Tổng lợi nhuận kết toán trước thuế bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt độngkinh doanh và thu nhập khác

 Lợi nhuận sau thuế TNDN bằng tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trừ đithuế TNDN

Tác dụng của bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Phân tích báo

Trang 17

cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho ta biết được tình hình tài chính của doanhnghiệp, biết được trong kỳ doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay lỗ, tỷ suất lợinhuận trên doanh thu và vốn là bao nhiêu và doanh nghiệp có nộp thuế đủ vàđúng thời hạn cho nhà nước hay không.

1.1.4 Các phương pháp phân tích tài chính

Phương pháp phân tích bao gồm một hệ thống các công cụ và biện phápnhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, mối quan hệ bên trong và bênngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp

và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp

Về lý thuyết, có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp nhưngtrên thực tế người ta thường sử dụng các phương pháp sau:

1.1.4.2 Phương pháp so sánh

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xuhướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính đượccải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu củadoanh nghiệp

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấytình hình tài chính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, được haychưa được so với doanh nghiệp cùng ngành

a So sánh theo thời gian

So sánh theo thời gian nhằm nghiên cứu bản chất sự thay đổi về điều kiện

và hiệu suất tài chính của nột công ty Nhà phân tích có thể so sánh thông số hiệntại với thông số quá khứ và thông số kỳ vọng trong tương lai của cồng một công

ty Khi các thông số tài chính được tập hợp theo một số thời kỳ, nhà phân tích có

Trang 18

thể nghiên cứu tập hơp biến đổi và xác định xem có sự cải thiện hay giảm sút nàohay không về điều kiện và hiệu quả tài chính theo thời gian cũng như các khuynhhướng tài chính đã, đang và sẽ diễn ra Tóm lại, con số tại một thời điểm sẽkhông thể cho chúng ta một bức tranh có ý nghĩa về hiệu suất tài chính của công

ty, và vì thế chúng ta phải nghiên cứu thông số theo thời gian

b So sánh theo không gian và nguồn các thông số ngành

Phép so sánh theo không gian và các nguồn thông số ngành được thựchiện bằng cách so sánh các chỉ tiêu ở từng thời điểm giữa các doanh nghiệptương đương hay con số trung bình ngành Các chỉ tiêu trung bình ngành có thể

là những chỉ dẫn khá quan trọng để hiểu về tình hình tài chính của công ty.Phân tích phải được đặt trong mối quan hệ với loại hình kinh doanh và điềukiện của bản thân công ty Việc dịch nghĩa các thông số sẽ không chính xác nếukhông xem xét nội dung kinh doanh và bản thân công ty Như vậy, chỉ khi sosánh với các thông số tài chính của một công ty với công ty tương tự thì chúng

ta mới có thể có một đánh giá tương đối hợp lý

1.1.5 Nội dung phân tích tài chính

1.1.5.1 Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán

Quá trình kinh doanh diễn ra thuận lợi hay không, có hiệu quả hay khôngđược biểu hiện qua việc phân bổ và sử dụng vốn phải hợp lý, phân bổ hợp lý sẽ

dễ dàng cho việc sử dụng cũng như mang lại hiệu quả cao, cũng chính vì thếnhận xét khái quát về quan hệ kết cấu và biến động kết cấu trên bảng cân đối kếtoán sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá kết cấu tài chính hiện hành có biến độngphù hợp với hoạt động doanh nghiệp hay không

a Tài sản

Là đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành tổng tài sản của một

doanh nghiệp Qua việc phân tích cơ cấu tài sản giúp ta hiểu được sự phân bổ và

sử dụng tài sản, từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản Mặtkhác, ta còn đánh giá được năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp

Có nhiều chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản tùy thuộc vào mục tiêu của nhà phântích Nguyên tắc chung khi thiết lập chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản thể hiệnqua công thức sau:

Trang 19

Loại tài sản i trong công thức trên là những tài sản có chung đặc trưng kinh

tế nào đó như : khoản phải thu, đầu tư tài chính, hàng tồn kho, TSCĐ, TS dàihạn, TS ngắn hạn Có thể là những tài sản được phản ánh trên BCĐKT Chỉ tiêuphản ánh cấu trúc tài sản cho biết loại tài sản i chiếm bao nhiêu phần trăm trongtổng tài sản

b Nguồn vốn

Là phân tích sự biến động của các thành phần vốn mà doanh nghiệp đangquản lý và sử dụng Qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn giúp ta biết được tìnhhình huy động và sử dụng các loại nguồn vốn của doanh nghiệp và khả năng tàitrợ, khả năng chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp

 Phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp

Nguồn vốn của doanh nghiệp về cơ bản bao gồm 2 bộ phận lớn: nguồn vốnvay và nguồn vốn chủ sở hữu Tính chất của 2 nguồn vốn này hoàn toàn khácnhau về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp Tính tự chủ về tài chính củadoanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đivay hay nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản Qua đây biếtđược khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng

tỏ doanh nghiệp vay ít Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủtài chính cao Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thácđòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay.Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính

mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi rocủa doanh nghiệp cao hơn

Trang 20

Tỷ số này cho biết tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao nhất mà doanh nghiệp

có thể đạt được nếu không tăng vốn chủ sở hữu và vốn chủ sở hữu chiếm baonhiêu phần trăm trong tổng tài sản

1.1.5.2 Phân tích tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh bao gồm: Phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chiphí, lợi nhuận qua từng thời kỳ

a Phân tích tình hình biến động về tài sản và nguồn vốn

Kết cấu và sự biến động tài sản

Tổng vốn của DN bao gồm vốn lưu động và vốn cố định, ta cũng biết vốnnhiều hay ít, tăng hay giảm nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả KD và tìnhhình tài chính của DN Phân tích sự biến động và tình hình phân bổ vốn là đểđánh giá việc sử dụng vốn của DN có hợp lý hay không Để làm được điều này talàm như sau:

Thứ nhất, phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu tài sản qua các năm cả

về số tuyệt đối và số tương đối Trong quá trình đó thì chúng ta còn xem xét sựbiến động của từng chỉ tiêu là do nguyên nhân nào, thông qua việc phân tích nàythì chúng ta sẽ nhận thức được tác động của từng loại tài sản đối với quá trìnhkinh doanh và tình hình tài chính của DN

Thứ hai, xem xét cơ cấu vốn có hợp lý hay không, cơ cấu vốn tác động như

thế nào đến quá trình kinh doanh; để làm điều này thì chúng ta phải tính tỷ trọngcủa từng chỉ tiêu trong tổng tài sản, tỷ trọng của các chỉ tiêu thuộc tài sản ngắnhạn trong tổng tài sản ngắn hạn, tương tự cho tài sản dài hạn Sau đó so sánhchúng qua nhiều thời kỳ khác nhau để thấy được sự biến động của cơ cấu vốn,khi đánh giá việc phân bổ vốn có hợp lý hay không ta nên xem xét đặc điểmngành nghề và kết quả kinh doanh của DN

Kết cấu và sự biến động nguồn vốn

Tình hình nguồn vốn của DN được thể hiện qua cơ cấu và sự biến động vềnguồn vốn của DN Cơ cấu vốn là tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số

Trang 21

nguồn vốn; thông qua cơ cấu nguồn vốn thì chúng ta sẽ đánh giá được huớng tàitrợ của DN, mức độ rủi ro từ chính sách tài chính đó, ta cũng thấy được về khảnăng tự chủ hay phụ thuộc về mặt tài chính của DN Thứ hai, thông qua sự biếnđộng của các chỉ tiêu phần nguồn vốn thì ta sẽ thấy được tình hình huy động cácnguồn vốn cho hoạt động SXKD của DN, nó cho thấy được tính chủ động trongchính sách tài chính hay do sự bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh gây

ra Bằng việc so sánh sự biến động cả về số tuyệt đối và tương đối của các chitiêu phần nguồn vốn, tính tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng nguồn vốn, tỷtrọng của từng chỉ tiêu thuộc nợ phải trả trong tổng nợ phải trả, tương tự cho vốnchủ sở hữu; sau đó so sánh chúng qua nhiều năm khác nhau để thấy được cơ cấu

và sự biến động nguồn vốn của DN

b Phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Chỉ tiêu cơ bản của phân tích biến động thu nhập, chi phí, lợi nhuận củadoanh nghiệp là Mục tìm hiểu nguồn gốc, thực trạng và xu hướng của thu nhập,chi phí, lợi nhuận Nó sẽ giúp cho người phân tích có được niềm tin đáng tin cậy

từ thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp và cũng giúp cho người phântích phần nào nhận thức được nguồn gốc, khả năng tạo lợi nhuận và những xuhướng của chúng trong tương lai Quá trình này được tập trung vào những vấn đề

cơ bản sau:

- Thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp có thực hay không và tạo

ra từ những nguồn nào, sự hình thành như vậy có phù hợp với chức năng hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không

- Thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi có phù hợp vớiđặc điểm chi phí, hiệu quả kinh doanh, phương hướng kinh doanh hay không.Việc xem xét này cần phải kết hợp so sánh theo chiều ngang và so sánhtheo chiều dọc các mục trên báo cáo kết quả kinh doanh trên cơ sở am hiểu vềnhững chính sách kế toán, những đặc điểm sản xuất kinh doanh, những phươnghướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Phân tích chi phí

Tổng chi phí của công ty bao gồm các khoản chi phí sau: giá vốn hàng bán,

Trang 22

chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và một số chiphí khác.

Chi phí là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trongquá trình hoạt động kinh doanh Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phíphát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạtđộng từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó Chi phícủa một doanh nghiệp bao gồm:

Giá vốn hàng bán( GVHB)

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên liệu, nhiên

liệu sử dụng trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ

- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí lương, tiền công, các khoản

trích nộp của công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệpphải nộp theo quy định như bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tếcủa công nhân sản xuất

- Chi phí sản xuất chung là các chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất, chế

biến của phân xưởng trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ Bao gồm: Chiphí vật liệu, công cụ lao động nhỏ; khấu hao tài sản cố định phân xưởng, tiềnlương các khoản trích nộp theo quy định của nhân viên phân xưởng, chi phí dịch

vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng

Chi phí bán hàng( CPBH)

Là toàn bộ các chi phí liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, baogồm cả chi phí bảo hành sản phẩm

Chi phí quản lý doanh nghiệp( CPQLDN)

Bao gồm các chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, cácchi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: Chi phícông cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định phục vụ bộ máy quản lý và điềuhành doanh nghiệp; tiền lương và các khoản trích nộp theo quy định của bộ máyquản lý và điều hành doanh nghiệp; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằngtiền phát sinh ở doanh nghiệp như chi phí về tiếp tân khánh tiết, giao dịch, chicác khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động (có hướng dẫn cụ thể như Bộ Tài

Trang 23

chính - Thương binh - Xã hội) v.v

Chi phí hoạt động tài chính( CPHĐTC)

Các khoản chi liên quan đến đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, tiền lãi phải trả

do huy động vốn, chênh lệch tỷ giá khi thanh toán, chi phí chiết khấu thanh toán,chi phí cho thuê tài sản, dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn

Chi phí khác

- Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định gồm cả giá trị còn lại của tàisản cố định khi thanh lý, nhượng bán;

- Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá sổ kế toán;

- Chi phí để thu tiền phạt;

- Chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng;

- Các chi phí khác

Phân tích doanh thu

Doanh thu là phần giá trị mà công ty được hình thành trong quá trình hoạtđộng kinh doanh bằng việc bán sản phẩm hàng hóa của mình Doanh thu là mộttrong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hoạt động kinh doanh của đơn vị ở mộtthời điểm phân tích Thông qua nó chúng ta có thể đánh giá được hiện trạng củadoanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không Doanh thu của doanh nghiệpđược tạo ra từ các hoạt động:

 Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ

Là toàn bộ số tiền phải thu phát sinh trong kỳ từ việc bán sản phẩm hànghoá, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp thực hiện cungcấp sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh thu bao gồm cả các khoản trợ cấp củaNhà nước cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch

vụ theo nhiệm vụ Nhà nước giao mà thu không đủ bù đắp chi

 Doanh thu từ hoạt động tài chính

Các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cho các bên khác sử dụng tài sảncủa doanh nghiệp, tiền lãi từ việc cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm,trả góp, lãi cho thuê tài chính; chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giángoại tệ; chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn và lợi nhuận được chia từ việc đầu tư

Trang 24

ra ngoài doanh nghiệp (bao gồm cả phần lợi nhuận sau thuế sau khi để lại tríchcác Quỹ của doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên; lợinhuận sau thuế được chia theo vốn nhà nước và lợi nhuận sau thuế trích lập Quỹđầu tư phát triển của doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập).

 Doanh thu từ hoạt động khác

Các khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền bảohiểm được bồi thường các khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập,thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng và các khoản thu khác

Phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận là khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấutrừ mọi chi phí Nói cách khác lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu bánhàng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ vốn hàng bán, chi phíhoạt động của các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy địnhcủa pháp luật

Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế củahoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Là cơ sở để tính toán các chỉtiêu chất lượng khác nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sứ dụng các yếu tố sản xuất vào hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Các bộ phận cấu thành lợi nhuận:

 Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ

Chênh lệch giữa doanh thu từ việc bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch

vụ với tổng giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ hoặc chi phí dịch vụtiêu thụ trong kỳ

 Lợi nhuận hoạt động tài chính

Chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tàichính phát sinh trong kỳ

 Lợi nhuận hoạt động khác

Chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động khác với chi phí hoạt động khácphát sinh trong kỳ

Lợi nhuận HĐTC = Doanh thu HĐTC - Doanh thu HĐTC

Trang 25

1.1.5.3 Phân tích các tỉ số tài chính

a Các thông số về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán là khả năng của một tài sản có thể nhanh chóngchuyển thành tiền Ngày nay mục tiêu kinh doanh được các nhà kinh tế nhìn nhậnlại một cách trực tiếp hơn, đó là: Trả được nợ công và có lợi nhuận Vì vậy khảnăng thanh toán được coi là những chỉ tiêu tài chính được quan tâm hàng đầu vàđặc trưng bằng các tỷ số sau

 Khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản màhiện nay doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với tổng số nợ phải trả (Nợ dài hạn+ Nợ ngắn hạn)

Hệ số này dần tới 0 là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ

sở hữu bị mất hầu như toàn bộ, tổng tài sản hiện có không đủ trả số nợ mà doanhnghiệp phải thanh toán

 Khả năng thanh toán hiện thời

Một trong những thông số phổ biến và được sử dụng nhiều nhất để đolường khả năng thanh toán là thông số khả năng thanh toán hiện thời, thông sốnày cho biết khả năng của công ty trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn

và được tính bởi công thức sau:

Nếu tỷ số thanh toán hiện thời giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm vàcũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra

Nếu tỷ số thanh toán hiện hành cao, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp luônsẵn sàng thanh toán các khoản nợ Tuy nhiên nếu tỷ số thanh toán hiện hành quácao sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn vì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vàotài sản lưu động, hay nói cách khác việc quản lý tài sản lưu động không hiệu quả

Khả năng thanh toán tổng quát =

Tổng tài sản

Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn

Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Trang 26

doanh nghiệp nếu dự trữ nhiều hàng tồn kho thì sẽ có tỷ số thanh toán hiện hànhcao Tỷ lệ thanh toán hiện thời càng cao thì khả năng thanh toán của doanhnghiệp càng được tin tưởng và ngược lại tỷ lệ thanh toán càng thấp thì khả năngthanh toán khó mà tin tưởng được Tỷ lệ thanh toán hiện thời thông thườngđược chấp nhận xấp xỉ là 2,0 Mà ta đã biết hàng tồn kho là tài sản khó hoánchuyển thành tiền nhất là hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất Vì thế trongnhiều trường hợp, tỷ số thanh toán hiện hành không phản ánh chính xác khả năngthanh toán của doanh nghiệp Do đó, chúng ta phải chuyển sang một công cụ chặtchẽ hơn để kiểm tra khả năng thanh toán của công ty đó là thông số khả năngthanh toán nhanh.

 Khả năng thanh toán nhanh

Tỷ số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản lưu động cóthể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng được gọi là “tài sảnnhanh”, “tài sản nhanh” bao gồm tất cả tài sản lưu động trừ hàng tồn kho

Tỷ lệ thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằngtiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắnhạn Tỷ lệ thanh toán nhanh càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệpcàng cao và ngược lại, tỷ lệ thanh toán càng thấp thì khả năng thanh nhanh củadoanh nghiệp toán khó mà tin tưởng được Thông thường, tỷ lệ thanh toán nhanhchấp nhận xấp xỉ là 1

 Khả năng thanh toán nợ dài hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn là chỉ tiêu cho biết số tài sản dài hạnhiện đang có của doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ dài hạn

Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nợ dài hạn = TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn

Nợ dài hạn

Trang 27

của doanh nghiệp hay không Trị số này càng lớn thì khả năng đảm bảo thanhtoán các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp càng lớn.

b Các thông số về khả năng hoạt động

 Số vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thuthành tiền mặt Khoản tiền phải thu từ khách hàng là số tiền mà khách hàng hiệntại vẫn còn chiếm dụng của doanh nghiệp Chỉ đến khi khách hàng thanh toánbằng tiền cho khoản phải thu này thì coi như lượng vốn mà doanh nghiệp bịkhách hàng chiếm dụng mới không còn nữa Nếu các khoản phải thu được thuhồi nhanh thì số vòng luân chuyển các khoản phải thu sẽ cao và doanh nghiệp ít

bị chiếm dụng vốn

Tuy nhiên, số vòng luân chuyển các khoản phải thu nếu quá cao sẽ khôngtốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu dùng do phương thức thanhtoán quá chặt chẽ

Số vòng quay khoản phải thu khách hàng cho biết tốc độ chuyển các khoảnphải thu thành tiền mặt Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoảnphải thu nhanh và ngược lại

 Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân là khoản thời gian bình quân mà phải thu khách hàngcủa công ty có thể chuyển thành tiền, được xác định như sau:

Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thuhồi các khoản phải thu của mình

 Số vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa hàng tồn kho và giá

Số vòng quay khoản phải thu khách hàng =

Doanh thu tín dụng Phải thu khách hàng bình quân

Kỳ thu tiền bình quân =

Số ngày trong năm

Số vòng quay khoản phải thu khách hàng

Trang 28

vốn hàng bán trong kỳ và đánh giá khả năng luân chuyển hàng tồn kho của doanhnghiệp.

Chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho đo lường tính thanh khoản của hàng tồnkho Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh

và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp Hàngtồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồnkho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu

Chỉ tiêu số ngày bình quân một vòng quay HTK cho biết bình quân tồn khocủa doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày Tỷ số này đo lường tính thanh khoản củahàng tồn kho và phụ thuộc vào đặc điểm và ngành nghề kinh doanh của doanhnghiệp

 Vòng quay phải trả cho người bán

Thông số trên cho biết thời hạn bình quân của khoản phải trả người bán.Thông thường, công ty muốn duy trì và kéo dài thời gian phải trả vì như thế họ

có thể sử dụng nguồn tiền này như là một nguồn tài trợ chi phí thấp Nếu hệ sốvòng quay khoản phải trả cho người bán thấp hơn so với mức bình quân ngànhthì điều này chứng tỏ công ty có khả năng chiếm dụng tiền của nhà cung cấpnhiều hơn so với các công ty khác trong ngành Tuy nhiên điều này phản ánhnguy cơ công ty có thể phải đối phó với nhiều khoản nợ đến hạn

 Vòng quay tổng tài sản (Hiệu suất sử dụng tổng tài sản)

Hiệu suất sử dụng tài sản được thể hiện bằng mối quan hệ giữa kết quả đạt

Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân

Số vòng quay hàng tồn kho =

Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho = Số ngày trong năm

Số vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay khoản phải trả = Trị giá hàng mua tín dụng

Khoản phải trả bình quân

Kỳ thanh toán bình quân =

Trị giá hàng mua tín dụng Phải trả người bán x Số ngày trong năm

Trang 29

được trên tài sản của doanh nghiệp Chỉ tiêu này thể hiện một đồng tài sản đầu tưtại doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Giá trị này càng cao chứng

tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng lớn, khả năng tạo ra và cungcấp của cải cho xã hội càng cao và kéo theo hiệu quả của doanh nghiệp cũng sẽlớn

 Vòng quay vốn chủ sở hữu (Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu)

Chỉ số này đo lường mối quan hệ giữa doanh thu thuần và VCSH bình quâncủa doanh nghệp, cho biết 1 đồng VCSH tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng VCSH của doanh nghiệpcàng cao và ngược lại

 Vòng quay tài sản cố định (Hiệu suất sử dụng tài sản cố định)

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định là chỉ tiêu so sánh giữa giá trị sản lượng

đã được tạo ra với giá trị tài sản cố định sử dụng bình quân trong kỳ, hoặc làquan hệ so sánh giữa doanh thu thuần với giá trị còn lại của TSCĐ Nó chỉ ra mộtđồng giá trị tài sản cố định làm ra được bao nhiêu đồng giá trị sản lượng hoặcdoanh thu thuần

Tỷ số này nói lên 1 đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanhthu Qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở doanh nghiệp

 Vòng quay vốn lưu động (Hiệu suất sử dụng vốn lưu động)

Vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh không ngừng vận động,

nó mang các hình thái khác nhau trong quá trình dự trữ, sản xuất, lưu thông vàphân phối Chỉ tiêu số vòng quay VLĐ là chỉ số tính bằng tỷ lệ giữa tổng doanhthu tiêu thụ trong một kỳ chia cho vốn lưu động bình quân trong kỳ của doanhnghiệp

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Doanh thu thuần Tài sản cố định Vòng quay vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần

Vốn chủ sở hữu bình quân

Trang 30

Chỉ tiêu này cho thấy số vòng quay của VLĐ trong kỳ phân tích hay mộtđồng VLĐ bỏ ra thì đảm nhận bao nhiêu đồng doanh thu thuần Trị giá chỉ tiêunày càng lớn chứng tỏ VLĐ quay càng nhanh Đó là kết quả của việc quản lý vốnhợp lý trong các khâu dự trữ, tiêu thụ và thanh toán tạo tiền đề cho tình hình tàichính lành mạnh Tốc độ này thay đổi không những phụ thuộc vào doanh thu màcòn phụ thuộc nhiều vào sự tăng giảm từng loại tài sản lưu động của doanhnghiệp.

Chỉ tiêu này cho biết độ dài của vòng quay vốn lưu động, tức là số ngày cầnthiết của một vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu này có ý nghĩa ngược với chỉ tiêuvòng quay vốn lưu động có nghĩa là số ngày luân chuyển vốn lưu động mà càngngắn chứng tỏ vốn lưu động được luân chuyển ngày càng nhiều chứng tỏ doanhnghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả

c Các thông số nợ

 Tỷ số nợ trên vốn chủ

Tỷ số này được dùng để đánh giá mức độ sử dụng vốn vay của công ty Tỷ

số này được tính như sau:

Tỷ số này cho biết một đồng vốn chủ đang đảm bảo cho bao nhiêu đồngvốn vay Thông thường, các chủ nợ muốn thông số này thấp vì tỷ lệ này càngthấp thì mức tài trợ của cổ đông càng cao và như vậy, lớp đệm an toàn bảo vệ cácchủ nợ trong trường hợp giá trị tài sản bị giảm hay bị thua lỗ càng cao

 Tỷ số nợ trên tài sản

Thông số này cho ta biết được tổng tài sản đã được tài trợ bằng vốn vaynhư thế nào và được tính bằng cách lấy tổng nợ chia cho tổng tài sản

Doanh thu thuần VLĐ bình quân trong kỳ

Tổng nợ

Trang 31

Tỷ số này nhấn mạnh tầm quan trọng của vốn vay bằng cách biểu diễn bằng

tỷ lệ phần trăm tài sản được tài trợ bằng vốn vay Thông số này cho biết 1 đồngtài sản hiện có của doanh nghiệp thì được tài trợ bởi bao nhiêu đồng nợ Thông

số này càng thấp thì khả năng độc lập tài chính cao

 Thông số nợ dài hạn

Thông số này cho biết tỷ lệ nợ dài hạn chiếm bao nhiêu trong tổng cơ cấuvốn dài hạn của công ty Cơ cấu vốn dài hạn bao gồm nợ dài hạn cộng với vốn cổphần (hay vốn chủ sở hữu) Thông số này được tính như sau:

Tỷ lệ này cho biết mức độ quan trọng của nợ dài hạn trong cấu trúc vốn(Tài trợ dài hạn) của công ty

 Số lần đảm bảo lãi vay

Thông số này dùng để biểu diễn chi phí tài chính của một công ty trong mốiquan hệ với khả năng đáp ứng trang trãi của chúng Thông số này được tính nhưsau:

Thông số này là công cụ để đo lường khả năng của công ty trong việc đápứng các khoản nợ chi phí tài chính và khả năng tránh khỏi nguy cơ phá sản Thông số này lớn hơn 1 cho biết công ty có khả năng đáp ứng các khoản chitrả tiền lãi và tạo ra một lớp đệm an toàn đối với người cho vay

d Các thông số khả năng sinh lợi

Thông số khả năng sinh lợi gồm hai nhóm: Một nhóm biểu diễn khả năngsinh lợi trong mối quan hệ với doanh thu và một nhóm biểu diễn khả năng sinhlợi trong mối quan hệ với vốn đầu tư Kết hợp lại các thông số này cho biết hiệu

Thông số nợ dài hạn =

Tổng nợ dài hạn Tổng nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Chi phí lãi vay

Số lần đảm bảo lãi vay =

Lợi nhuận thuần

từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay

Trang 32

quả chung của công ty, nó phản ánh mức độ ổn định của thu nhập khi so sánh vớicác thông số quá khứ và thể hiện mức độ hấp dẫn của công ty khi so sánh với cácthông số bình quân ngành.

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu

 Lợi nhuận gộp biên

Tỷ suất này được xác định trên cơ sở mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí

và lợi nhuận chỉ trong lĩnh vực kinh doanh thuần Tỷ lệ này phản ánh mức sinhlãi của một đồng doanh thu khi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá hiệu quả doanh thu, nó đo lường hiệu quảđạt được từ 100 đồng doanh thu Sự tiến triển của chỉ tiêu này qua thời gian chỉ

ra khả năng mà doanh nghiệp phải duy trì để tái đầu tư Nó cũng chỉ ra khả năngphát triển của doanh nghiệp

 Lợi nhuận ròng biên

Là công cụ đo lường khả năng sinh lợi trên doanh thu sau khi tính đến tất cảcác chi phí và thuế TNDN Việc so sánh thông số này với ngành cho thấy hiệusuất và độ hấp dẫn của công ty này so với các công ty khác

Khi so sánh các thông số này với nhau chúng ta có thể nhìn thấy rõ hơnhiệu quả hoạt động của công ty Nếu lợi nhuận hoạt động biên không thay đổiqua nhiều năm nhưng lợi nhuận ròng biên giảm trong cùng kỳ đó thì ta biếtnguyên nhân là do chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng tăng tương đối

so với doanh số hoặc là do tiền lãi tăng lên Mặt khác, nếu lợi nhuận hoạt độngbiên giảm, chúng ta biết rằng chi phí sản xuất tăng lên so với doanh số và điềunày xảy ra là do giá bán thấp hơn hoặc do hiệu quả hoạt động sản xuất giảm đi.Thông số này cho biết cứ một đồng doanh thu thì cho bao nhiêu đồng lợi nhuận

Tỷ số sinh lời trên vốn đầu tư

Lợi nhuận ròng biên = Lợi nhuận thuần sau thuế TNDN

Doanh thu thuần về BH & CCDV

Lợi nhuận gộp về bán BH & CCDV Doanh thu thuần về BH & CCDV Lợi nhuận gộp biên =

Trang 33

 Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lợi của tài sản biểu hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận so với tàisản Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu Cảhai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty Hiệuquả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA ROAcàng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư

ít hơn

Cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận ròng hoặc lợi nhuận trước thuế Chỉ tiêu ROA càng cao phản ánh khả năngsinh lời tài sản càng lớn

 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu thể hiện qua mối quan hệ giữa lợi nhuậncủa doanh nghiệp với vốn chủ sở hữu, vốn thực có của doanh nghiệp Chỉ số này

là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra baonhiêu đồng lời Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh vớicác cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổphiếu của công ty nào

Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của

cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông vớivốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn,

mở rộng quy mô Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn cácnhà đầu tư hơn

1.1.6 Mô hình Dupont

1.1.6.1 Khái niệm mô hình Dupont

Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lờicủa một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống Mô hình

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản = Lợi nhuận thuần sau thuế TNDN

Tổng tài sản

ROE = Lợi nhuận sau thuế

Nguồn vốn chủ sở hữu

Trang 34

Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán.Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mốiliên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa cácchỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đếnchỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.

1.1.6.2 Phân tích thu nhập trên tổng tài sản (ROA)

Sức sinh lời trên đầu tư = Khả năng sinh lời trên DS x Hiệu suất của TS

Đo lường hiệu quảchung về khả năngsinh lợi bằng tài sảnhiện có

Đo lường khả năngsinh lợi trên doanhthu

Đo lường hiệu quảtrong việc sử dụng tàisản để tạo ra doanhthu

Bảng 1.3 Công thức phân tích thu nhập trên tổng tài sản (ROA)

Thu nhập

trên đầu tư

Lợi nhuận ròng sau thuế

=

Trang 35

Hình 1.1 Mô hình phân tích tài chính Dupont

 Từ mô hình phân tích tài chính Dupont ta thấy, số vòng quay tài sản càngcao, điều đó chứng tỏ rằng sức sản xuất tài sản của doanh nghiệp ngày càng lớn

Do vậy làm cho ROA càng lớn, để nâng cao số vòng quay của tài sản, một mặtphải tăng quy mô về doanh thu thuần, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm và hợp lýhơn cơ cấu của tổng tài sản Như vậy, doanh thu thần và tổng tài sản bình quân

có mối quan hệ mật thiết với nhau (thông thường là mối quan hệ cùng chiều).Nghĩa là tổng tài sản tăng thì doanh thu thuần cũng tăng

 Tỷ lệ lãi theo doanh thu phụ thuộc vào 2 nhân tố cơ bản là: lợi nhậnthuần và doanh thu thuần, hai nhân tố này có mối quan hệ cùng chiều Nghĩa làdoanh thu thuần tăng sẽ làm cho lợi nhận thuần tăng Do đó, để tăng doanh thuthần, ngoài việc phải giảm các khoản giảm trừ doanh thu, còn phải giảm chi phísản xuất, hạ giá thành sản phẩm, Đồng thời thường xuyên nâng cao chất lượngsản phẩm, để tăng giá bán góp phần làm tăng tổng mức lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận theo tài sản

Tỷ lệ lãi theo doanh thu

Tổng tài sản

Doanh thu thuần

Doanh thu thuần

Lợi nhuận

thuần

Tổng chi phí

Doanh thu

thuần

Tổng TS dài hạn

Tổng TS ngắn hạn

Vốn bằng tiền, phải thu

Vốn vật tư hàng hóa

Chi phí sản xuất

Chi phí

ngoài SX

Tỷ lệ lãi theo tài sản

Trang 36

1.1.6.2 Thu nhập trên vốn chủ (ROE)

ROE là thông số dùng để đo lường hiệu suất chung của doanh nghiệp, chobiết hiệu quả của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập cho các cổ đông của họROE xem xét lợi nhuận ròng trên mỗi đồng tiền của vốn chủ sở hữu mang

đi đầu tư, nói cách khác đó là phần trăm lợi nhuận thu được của chủ sở hữu trênvốn đầu tư của mình

Từ công thức trên ta thấy có 3 chỉ số để quản lí ROE

 Tỷ suất sinh lời của DT (P): lãi ròng thu được trên mỗi đồng doanh thuhay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận ròng

 Vòng quay tài sản (A): doanh thu tạo được từ mỗi đồng tài sản

 Đòn bẩy tài chính (T): lượng VCSH được sử dụng để tài trợ (tài chính)cho tài sản ở công ty Ngoài ra còn một số trường hợp ngoại lệ là bất cứ hoạtđộng nào mà nhà quản trị làm để nâng cao hệ số này đều làm tăng ROE

1.2 Tổng quan tài liệu

Phân tích tình hình tài chính có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối vớidoanh nghiệp, gắn liền với sự phát triển bền vững cũng như sức cạnh tranh củadoanh nghiệp trong tương lai, vì thế đã có rất nhiều giáo trình cũng như đề tàinghiên cứu phân tích, đánh giá tình hình tài chính của các doanh nghiệp Nhậnthức được điều này, đề tài đã kế thừa và tham khảo các thành tựu nghiên cứu đãđạt được như:

- Luận văn “phân tích tình hình tài chính của công ty nông sản thực

phẩm Cần Thơ”, của tác giả Hồ Thị Thùy Lan qua quá trình nghiên cứu đã trình

bày, phân tích, lập bảng so sánh cụ thể qua các năm, giúp cho người đọc nhậnthấy được sự biến động của các chỉ tiêu, hệ số đánh giá, các yếu tố ảnh hưởngđến các chỉ số từ đó kết luận và đưa ra các giải pháp rất cụ thể cho từng chỉtiêu Bên cạnh đó, luận văn cũng đề cập đến công tác tổ chức phân tích tài chính

ROE = Tỷ suất sinh lợi của DT x Vòng quay TS x Đòn bẩy tài chính

Tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu

ROE = LN sau thuế

Doanh thu

Doanh thu Tài sản

Trang 37

của một công ty cụ thể, nêu những cơ sở lý luận khoa học và áp dụng vào thực tiễ

từ việc phân tích thực trạng của công ty và đưa ra những giải pháp để hoàn thiệntình hình tài chính của công ty

- Luận văn “phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Bàn Tay

Việt”, của tác giả Mai Thị Thảo đã phân tích tình hình tài chính, khả năng chi trả,

hiệu quả hoạt động của công ty, và những giải pháp nâng cao tình hình tài chínhcủa công ty

- Khóa luận tốt nghiệp “phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần

lương thực thực phẩm Quảng Nam”, của sinh viên Nguyễn Thị Mỹ Tiên đã đi

sâu vào phân tích cụ thể chỉ số và các bảng báo cáo liên quan đến tình hình tàichính của công ty, từ đó đề xuất một số giải pháp có liên quan

- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kết toán của công

ty TNHH công nghệ tin học viễn thông Quốc Thắng

Trang 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ TIN HỌC VIỄN THÔNG QUỐC THẮNG 2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Công nghệ Tin học Viễn thông Quốc Thắng.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Công nghệ Tin học Viễn thông Quốc Thắng

Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ tin học viễn thôngQuốc Thắng

Trụ sở công ty được đặt tại 469 Hùng Vương, thành phố Tam Kỳ, tỉnhQuảng Nam

Số tài khoản: 4200211000461 tại ngân hàng Nông Nghiệp & Phát TriểnNông Thôn Quảng Nam

Mã số thuế: 4000368048

Trong những ngày mới thành lập, công ty gặp rất nhiều khó khăn về mọimặt, nhưng với sự lãnh đạo của giám đốc Lê Văn Thắng cùng với đội ngũ nhânviên trẻ, năng động, nhiệt tình với công việc và có trách nhiệm cao Công ty đãvượt qua những khó khăn ban đầu và đã có những bước phát triển mạnh mẽ trongthị trường công nghệ thông tin trong tỉnh nhà và đang hướng tới thị trường ngoàitỉnh

Trải qua gần 15 năm hoạt động, công ty TNHH CNTTVT Quốc Thắng đã

có những bước phát triển mạnh mẽ Bằng tinh thần phục vụ tận tụy, luôn lấykhách hàng làm trung tâm, công ty đã từng bước khẳng định và tạo sự tín nhiệmtrong lòng khách hàng, trở thành một trong những công ty cung cấp các sảnphẩm máy tính, thiết bị kỹ thuật số, thiết bị văn phòng và các giải pháp ứng dụng

Trang 39

công nghệ chuyên nghiệp nhất.

Trong năm 2006, công ty đã đầu tư trên 5 tỷ đồng để xây dựng trụ sở làmviệc tại 469 Hùng Vương, Tam Kỳ, Quảng Nam Nhằm tạo cơ sở hạ tầng vữngchắc tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty và nâng cao trình độkinh doanh trên thị trường

Hiện tại, Quốc Thắng là đối tác của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thếgiới như Intel, Sony, HP, Dell, Samsung, Asus, Acer, Canon, Microsoft…với hệthống chuyên nghiệp và thân thiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

- Chi nhánh 1 tại TT Núi Thành, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

- Chi nhánh 2 tại TT Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

Việc mở rộng địa bàn kinh doanh của Công ty TNHH CNTTVT QuốcThắng giúp khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm, mua hàng nhanh chóng vàthuận tiện ngay tại trụ sở chính và văn phòng chính của công ty

Quốc Thắng xây dựng những chính sách dịch vụ mang lại nhiều lợi ích chokhách hàng như chính sách giao hàng miễn phí 50Km, bảo hành tại nơi sử dụng,bảo dưỡng, bảo trì miễn phí cho khách hàng cùng với đội ngũ 63 nhân viên cótrình độ cao, phong cách phục vụ chuyên nghiệp và tận tâm sẽ mang đến chokhách hàng sự hài lòng cao nhất khi lựa chọn sản phẩm, sử dụng dịch vụ củaQuốc Thắng

Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế,công ty vẫn hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2014 và là một trong nhữngcông ty có tỷ suất sinh lời cao trong tỉnh

2.1.2 Nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của công ty

2.1.2.1 Chức năng của công ty

Công ty có chức năng chính là kinh doanh các mặt hàng sản phẩm điện

thoại, máy tính, linh kiện máy tính, thiết bị văn phòng, điện tử điện lạnh và cácsản phẩm dịch vụ sửa chữa, bảo hành, lắp ráp đáp ứng nhu cầu của khách hàng

2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty

- Tổ chức mua bán, bảo hành, lắp đặt, sửa chữa điện thoại, máy tính, linhkiện máy tính, thiết bị văn phòng, điện tử điện lạnh đáp ứng yêu cầu kinh doanh,

Trang 40

tiêu dùng và những nhu cầu sử dụng trong phạm vi toàn tỉnh và một số cơ quankinh tế ngoài tỉnh.

- Chủ động xây dựng chiến lược, đề ra kế hoạch và mục tiêu kinh doanhcho những mặt hàng của công ty để đảm bảo thực hiện có hiệu quả kế hoạch đềra

- Tổ chức kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà công

ty đề ra

- Công ty được quyền chủ động quyết định phương thức kinh doanh, chínhsách bán hàng, giá cả đảm bảo chi phí, an toàn và phát triển nguồn vốn, kinhdoanh có lãi theo quy định của công ty và nhà nước

- Có nhiệm vụ quản lý và sử dụng có hiệu quả về lao động, tài sản, vật tư,tiền vốn thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn, đảmbảo việc làm, thu nhập cho người lao động và thực hiện nghĩa vụ công dân đốivới cộng đồng

- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, hoàn thiện và hiệnđại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với yêu cầu phát triển doanh nghiệp

- Chấp hành các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước

-Thực hiện đầy đủ các chính sách cho người lao động về thời gian làmviệc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, chăm sóc sức khoẻ, cải thiệnđiều kiện và môi trường làm việc

2.1.2.3 Quyền hạn của công ty

- Công ty được quyền chủ động quyết định phương thức kinh doanh, chínhsách bán hàng, giá cả đảm bảo chi phí, an toàn và phát triển nguồn vốn, kinhdoanh có lãi theo quy định của Tổng Công ty và Nhà nước

- Được tuyển dụng quản lý và sử dụng lao động, tiền vốn, tài sản của Công

ty theo chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước

- Được mở tài khoản tại ngân hàng

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

2.1.3.1 Tình hình nhân sự của công ty

Số nhân viên đến cuối năm 2015 của công ty là 63 người Số nhân viên tại

Ngày đăng: 25/03/2017, 19:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w