Đồng thời, theo yêu cầu của đương sự, chấp hành viên cótrách nhiệm chứng kiến việc thỏa thuận trên.4 - Quyền tự định đoạt của đương sự trong thi hành án: Nguyên tắc này thể hiện rõ ràng
Trang 1Lời nói đầu
Trong bối cảnh của xã hội hiện đại, đất nước ta ngày một hội nhập quốc tế cùng sự
“thay da đổi thịt” trong từng khía cạnh của cuộc sống từ những chuyển biến lớn trongđời sống chung về các mặt như kinh tế, văn hóa, giáo dục,…cho đến những thay đổinhỏ hơn ở mỗi cá nhân về mặt nhận thức chủ quan đối với sự vật, hiện tượng hiện hữuxung quanh Chính bởi những thay đổi ngày một lớn lao ấy, không chỉ riêng ViệtNam, mà mỗi quốc gia trên thế giới đều cần thiết phải có những thay đổi song hànhcùng với sự phát triển của xã hội để đảm bảo sự hài hòa, hợp lý trong định hướng pháttriển của mỗi quốc gia Pháp luật chính là công cụ vô cùng quan trọng để quản lý mộtđất nước Việc đổi mới pháp luật để phù hợp hơn với thực tế cuộc sống luôn là bàitoán khó với nhà làm luật bởi thay đổi thế nào là phù hợp, quy định thế nào là đúngđắn, làm thế nào để nhận được sự ủng hộ, Hàng loạt những câu hỏi như thế vô tìnhkhiến chúng ta bối rối, bởi lẽ chưa có một chuẩn mực nào là tuyệt đối, và chưa có tiền
lệ nào chứng tỏ một pháp luật nào đó sẽ không bị mai một trong tương lai Xét chocùng, việc áp dụng pháp luật vào cuộc sống là không hề dễ dàng, và càng khó khănhơn đối với ngành luật tố tụng nói chung bởi lẽ với luật hình thức, trình tự, thủ tụcđược quy định như thế nào thì phải áp dụng và thực hiện như thế đấy Nếu trong quátrình tố tụng, có một giai đoạn nào đó không được thực hiện đúng thì trong nhiềutrường hợp, có thể sẽ phải đình chỉ vụ việc, làm lại vụ việc tốn rất nhiều thời gian,công sức của cả đương sự lẫn cơ quan chức năng Cho đến giai đoạn cuối của quytrình tố tụng là thi hành án thì cũng không tránh được sai sót và dễ dẫn đến những hậuquả khó lường Đơn cử như những sai lầm trong thi hành án hình sự có thể dẫn đếnoan sai, lạm quyền,…những sai phạm trong thi hành án hành chính dẫn đến áp dụngsai pháp luật và gây ra nhiều vấn đề khác không đáng có Thì riêng đối với thi hành ándân sự, trải qua rất nhiều giai đoạn từ phiên họp hòa giải đầu tiên, cho đến phiên tòa sơthẩm, phiên tòa phúc thẩm, rồi tái thẩm hay giám đốc thẩm, cả một quy trình như thế,kết quả thu được chính là bản án, quyết định cuối cùng từ tòa án có hiệu lực pháp luật.Giai đoạn cuối là thi hành án, bước cuối cùng để chuyển hóa những vấn đề được xácđịnh trong bản án, quyết định vào thực tế Nếu sai lầm trong giai đoạn này, đương sự
sẽ là người trực tiếp nhận lấy hậu quả và có những sai lầm, những hậu quả không thểkhắc phục được Mặc dù vậy, thi hành án cũng mang lại nhiều ý nghĩa tích cực giúphoàn thiện, khắc phục những thiếu sót của hệ thống pháp luật dân sự nói riêng Do đó,việc tìm hiểu, làm sáng tỏ và rõ ràng trình tự, thủ tục thi hành án dân sự là rất cần thiết
và đáng quan tâm Đây cũng là đề tài mà nhóm 7 đã tìm hiểu và trình bày ở bài báo
Trang 2cáo này, hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ phần nào những quy định về thi hành ándân sự trong pháp luật dân sự của nước ta hiện nay
Bố cục báo cáo:
- Chương 1: Những quy định chung về thi hành án dân sự.
- Chương 2: Thủ tục thi hành án dân sự.
- Chương 3: Biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự.
CHƯƠNG 1
Trang 3NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1.1 Khái niệm, ý nghĩa và nguyên tắc thi hành án dân sự
1.1.1 Khái niệm thi hành án dân sự
Như đã biết thì trình tự, thủ tục tố tụng ở ngành luật tố tụng nói chung và tố tụngdân sự nói riêng đều trải qua khá nhiều giai đoạn Từng giai đoạn như thế tiếp liềnnhau theo một trật tự thống nhất và hợp lý để đi đến kết quả cuối cùng chính là bản án,quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật Tuy nhiên, bản án hay quyết định ấy vốn
dĩ chỉ có hiệu lực về mặt pháp lý và nó chưa được thực hiện trên thực tế Có thể nói,kết quả của cả một quá trình dài tham gia tố tụng chỉ là những câu chữ trên mặt giấy
và mãi mãi nó cũng chỉ là một tờ giấy vô hại nếu nó không được thi hành Để bảo vệquyền lợi của mình, các bên đương sự có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chứcthi hành bản án, quyết định của tòa án Việc tổ chức thi hành bản án, quyết định củatòa án được gọi là thi hành án Vậy thi hành án dân sự là gì?
Thi hành án dân sự là giai đoạn kết thúc của tố tụng dân sự mà cơ quan thi hành ánđưa các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án ra thi hành trên thực tếnhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân, cơ quan, tổ chức.1 Về bản chất, thi hành án dân sựkhông giải quyết lại vụ án mà chỉ thi hành những bản án, quyết định có hiệu lực thihành của tòa án, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho các đương sự về mặt thực tiễn
1.1.2 Ý nghĩa của thi hành án dân sự
Bảo đảm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án được thi hành trên thực tế.Bảo đảm quyền lợi của đương sự bởi giai đoạn thi hành án được thực hiện theo yêucầu của các đương sự nhằm bảo vệ quyền lợi của chính họ
Thông qua việc thi hành án, cơ quan thi hành án có thể kịp thời phát hiện những saisót của tòa án trong việc áp dụng pháp luật, từ đó kiến nghị tòa án có thẩm quyền kịpthời chỉ đạo công tác xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật và kiến nghị trong việc lậppháp Điều này hướng đến một ý nghĩa sâu xa hơn chính là góp phần hoàn thiện hệthống pháp luật, tránh bỏ lọt hành vi vi phạm, tạo nên sự công bằng và niềm tin trongcộng đồng đối với vấn đề áp dụng pháp luật của cơ quan chức năng
1.1.3 Nguyên tắc thi hành án dân sự
1 Lê Thu Hà, Giáo trình tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, Tr 272.
Trang 4Giai đoạn thi hành án khi được thực hiện phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định: Những bản án, quyết định được thi hành
theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung năm
2014) (sau đây gọi tắt là Luật THADS 2008 hay Luật THADS hiện hành) phải được
cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quantrong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định vàphải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án.2
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Trong quá trình thi hành án, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.3
- Thỏa thuận thi hành án: Đương sự (ở đây nói đến người được thi hành án và
người phải thi hành án) có quyền thỏa thuận với nhau về việc thi hành án trước khi yêucầu thi hành án Kết quả thỏa thuận sẽ được công nhận nếu nó không trái với quy địnhpháp luật và đạo đức xã hội Đồng thời, theo yêu cầu của đương sự, chấp hành viên cótrách nhiệm chứng kiến việc thỏa thuận trên.4
- Quyền tự định đoạt của đương sự trong thi hành án: Nguyên tắc này thể hiện rõ
ràng ở quy định về quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án và người phải thi hành
án (Điều 7 và Điều 7a Luật THADS hiện hành).
1.2 Những bản án, quyết định được thi hành
Căn cứ theo Điều 2 Luật THADS hiện hành quy định những bản án, quyết định
được thi hành bao gồm:
Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật sau đây:
+ Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm không bịkháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
+ Bản án, quyết định của tòa án cấp phúc thẩm
+ Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của tòa án
2 Điều 4 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014).
3 Điều 5 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014).
4 Theo điều 6 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014).
Trang 5+ Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nướcngoài đã được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
+ Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau
30 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thi hành, khôngkhởi kiện tại toà án
+ Phán quyết, quyết định của trọng tài thương mại
+ Quyết định của tòa án giải quyết phá sản (Đây là quy định mới được bổ sung sovới luật năm 2008)
Những bản án, quyết định của sau đây của tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị:
+ Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lạilàm việc, trả lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp mất việc làm,bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc bồi thường thiệt hại về tínhmạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân; quyết định về tính hợp pháp của cuộcđình công
+ Quyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Như vậy, những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật theo trình tự, thủ tục thihành án sẽ được cơ quan thi hành án thi hành trên thực tế, trừ trường hợp những bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật đó bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm hay giám
đốc thẩm hoặc rơi vào những trường hợp từ chối yêu cầu thi hành án tại khoản 5 Điều
31 Luật THADS hiện hành Tuy nhiên, không phải bất kì bản án, quyết định nào
được thi hành cũng có hiệu lực pháp luật Trường hợp tại khoản 2 Điều 2 Luật
THADS 2008 chỉ ra khá rõ ràng các bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm chưa
có hiệu lực pháp luật vì có thể bị kháng cáo, kháng nghị, nhưng phải được thi hànhngay sau đó bởi tính chất và đặc điểm riêng biệt của chúng buộc phải thực hiện ngay
và không thể kéo dài thời gian
1.3 Quyền yêu cầu thi hành án dân sự
1.3.1 Khái niệm và chủ thể có quyền yêu cầu thi hành án dân sự
Quyền yêu cầu thi hành án dân sự là một trong những quyền rất quan trọng củađương sự trong giai đoạn thi hành án dân sự Đương sự sẽ căn cứ theo bản án, quyếtđịnh do tòa án tuyên và có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành bản án,
Trang 6quyết định trên thực tế Trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự chính là tổ chứcthi hành án theo yêu cầu của đương sự Về thực chất, nhà nước ta vẫn khuyến khíchcác đương sự tự thỏa thuận về việc thi hành án và tự nguyện thi hành án theo đúngquyền lợi và nghĩa vụ của các bên được quy định trong bản án, quyết định của tòa án.Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bên có nghĩa vụ (hay bên phải thi hành án) thực hiệnnghĩa vụ giữa chừng thì không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nữa do không có khả năngthực hiện hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ hay vì lý do nào khác Do đó, để bảo vệquyền lợi của mình, bên có quyền (hay bên được thi hành án) có quyền yêu cầu cơquan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án để sau đó thực hiện những biện phápcưỡng chế buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc trước đó
có thể thực hiện những biện pháp bảo đảm để tránh trường hợp bên có nghĩa vụ tẩután, hủy hoại tài sản hay trốn tránh việc thi hành án Mặt khác, bên có nghĩa vụ cũng
có thể yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án
Như vậy, chủ thể có quyền yêu cầu thi hành án bao gồm người được thi hành án vàngười phải thi hành án (gọi chung là đương sự)
+ Người được thi hành án: là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi íchtrong bản án, quyết định được thi hành.5
+ Người phải thi hành án: là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụtrong bản án, quyết định được thi hành.6
1.3.2 Thủ tục yêu cầu thi hành án
Thủ tục yêu cầu thi hành án được quy định tại Điều 31 Luật THADS hiện hành
như sau:
1 Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan.
Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
2 Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
c) Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
5 Khoản 2 điều 3 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014).
6 Khoản 3 điều 3 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014).
Trang 7d) Nội dung yêu cầu thi hành án;
đ) Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có; e) Ngày, tháng, năm làm đơn;
g) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.
3 Trường hợp người yêu cầu trực tiếp trình bày bằng lời nói thì cơ quan thi hành
án dân sự phải lập biên bản có các nội dung quy định tại khoản 2 điều này, có chữ ký của người lập biên bản; biên bản này có giá trị như đơn yêu cầu.
4 Khi tiếp nhận yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án, cơ quanthi hành án dân sự phải từ chối yêu cầu và thông báo cho người yêu cầu nếu rơi vàocác trường hợp sau:
+ Người yêu cầu không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung yêu cầu khôngliên quan đến nội dung của bản án, quyết định; bản án, quyết định không làm phát sinhquyền, nghĩa vụ của các đương sự theo quy định của Luật
+ Cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án
+ Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án
1.4 Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự
Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự được quy định khá rõ ràng và chi tiết tại Điều
30 Luật THADS hiện hành, cụ thể như sau:
Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân
sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Ví dụ đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ: Ngày 5/2/2016, tòa án
phúc thẩm xét xử đã tuyên buộc ông A phải trả cho ông B mỗi tháng 15 triệu đồng kể
từ ngày 10/3/2016 cho đến khi thanh toán hết số nợ 150 triệu đồng Thực hiện được 4
Trang 8tòa tuyên được thi hành theo định kì, mỗi tháng 15 triệu đồng nên chia làm 10 kì đểthanh toán thì sẽ trả hết số nợ 150 triệu đồng Ông A mới thực hiện được 4 tháng tính
từ ngày 11/3/2016, do đó ngày 11/7/2016 là ngày nghĩa vụ đến hạn của kì thứ 5 nhưngông A không thực hiện nghĩa vụ thanh toán Theo quy định pháp luật với thời hạn 5năm được áp dụng cho từng định kì thì cho đến nay, ông B vẫn còn thời hạn yêu cầu
cơ quan thi hành án dân sự thực hiện thi hành án đối với ông A
Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Cụ thể tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự có quy định:
Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thuộc một trong các trường hợp sauđây:
a) Sự kiện bất khả kháng là trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa;
b) Trở ngại khách quan là trường hợp đương sự không nhận được bản án, quyếtđịnh mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo màkhông thể yêu cầu thi hành án đúng hạn; tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhậnthức hoặc đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế; tổ chức hợp nhất, sápnhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa mà chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới cóquyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật hoặc do lỗi của cơ quan xét xử,
cơ quan thi hành án hoặc cơ quan, cá nhân khác dẫn đến việc đương sự không thể yêucầu thi hành án đúng hạn
Lúc này, đương sự có quyền đề nghị thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩmquyền xem xét, quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhạn yêu cầu thi hành
án quá hạn Việc yêu cầu thi hành án quá hạn được thực hiện theo quy định tại khoản
1, 2 và 3 Điều 31 Luật THADS 2008, nêu rõ lý do, kèm theo tài liệu chứng minh lý
do không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn Tài liệu chứng minh được quy định chi tiết
tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
Trang 9Đối với trường hợp đã trả đơn yêu cầu thi hành án trước ngày 01 tháng 7 năm 2015
mà đương sự yêu cầu thi hành án trở lại thì cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyếtđịnh trả đơn phải ra quyết định thi hành án và tổ chức việc thi hành án Yêu cầu thi
hành án thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật THADS 2008 và phải kèm theo tài
liệu liên quan, quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án, nếu có Trường hợp không cònquyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án, người được thi hành án có quyền đề nghị cơquan thi hành án dân sự đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án xác nhận vềviệc đã trả đơn và thụ lý giải quyết việc thi hành án.7
Trường hợp phạm nhân là người phải thi hành án, thân nhân của họ hoặc ngườiđược họ ủy quyền yêu cầu thi hành án tự nguyện nộp tiền, tài sản thi hành án khi đãhết thời hiệu yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự không ra quyết địnhkhôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án Trường hợp này, cơ quan thi hành án dân sựchỉ ra quyết định thi hành án tương ứng với khoản tiền, tài sản họ tự nguyện nộp, đồngthời lập biên bản ghi rõ lý do, số tiền, tài sản do phạm nhân là người phải thi hành án,người được ủy quyền hoặc thân nhân của họ nộp và thông báo cho người được thi
hành án đến nhận Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà người
được thi hành án không đến nhận tiền, tài sản thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủtục sung quỹ nhà nước, sau khi khấu trừ tiền, tài sản mà họ phải thi hành theo quyếtđịnh thi hành án khác, nếu có.8
1.5 Biện pháp thi hành án dân sự
Căn cứ theo Điều 9 Luật THADS 2008 thì có hai biện pháp thi hành án đó là tự
nguyện thi hành án và cưỡng chế thi hành án Nhà nước ta vẫn khuyến khích đương sự
tự nguyện thi hành án và quy định cụ thể tại Điều 45 Luật THADS hiện hành về thời
hạn tự nguyện thi hành án như sau:
1 Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
2 Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này.
Nếu hết thời hạn quy định nêu trên mà người phải thi hành án tuy có điều kiện thi
hành án (điều kiện thi hành án sẽ được chấp hành viên xác minh và sẽ được trình bày
7 Khoản 5 điều 4 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP.
8 Khoản 6 điều 4 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP.
Trang 10ở chương sau) nhưng không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế Và cũng theo quy
định tại khoản 2 Điều 46 Luật THADS hiện hành thì không tổ chức thi hành án
trong thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quyđịnh của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định
1.6 Phí thi hành án dân sự
1.6.1 Mức phí thi hành án
Điều 60 Luật THADS hiện hành quy định người được thi hành án phải nộp phí thi
hành án dân sự Cụ thể, theo Điều 4 Thông tư số 216/2016/TT-BTC quy định mức
thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự thì mức phí thi
hành án dân sự như sau:
1 Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự như sau:
a) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định đến 5.000.000.000
đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 3% số tiền, giá trị tài sản thực nhận;
b) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000
đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 150.000.000 đồng cộng với 2% của số tiền,
giá trị tài sản thực nhận vượt quá 5.000.000.000 đồng;
c) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 7.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000
đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 190.000.000 đồng cộng với 1% số tiền, giá trị
tài sản thực nhận vượt quá 7.000.000.000 đồng;
d) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 10.000.000.000 đồng đến
15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 220.000.000 đồng cộng 0,5%
số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 10.000.000.000 đồng;
đ) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận trên 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành
án dân sự là 245.000.000 đồng cộng với 0,01% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận
vượt quá 15.000.000.000 đồng.
2 Đối với vụ việc chia tải sản chung, chia thừa kế; chia tài sản trong ly hôn; vụ việc mà các bên vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ đối với tài sản thi hành án (chỉ cần một trong các bên có yêu cầu thi hành án), thì người được cơ quan thi hành án dân sự giao tiền, tài sản thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự tương ứng với giá trị tiền, tài sản thực nhận.
Trang 11Ví dụ: Tòa án xử ly hôn giữa ông A và bà B, trong phần chia tài sản ly hôn, bà B
được nhận nhà trị giá là 500.000.000 đồng và phải thanh toán cho ông A 200.000.000 đồng Trong trường hợp này, số phí thi hành án dân sự mà các bên phải nộp được tính trên giá trị tài sản thực nhận của từng người, cụ thể như sau:
Số phí thi hành án dân sự ông A phải nộp là: 3% x 200.000.000 đồng = 6.000.000 đồng;
Số phí thi hành án dân sự bà B phải nộp là: 3% x (500.000.000 đồng - 200.000.000 đồng) = 9.000.000 đồng.
3 Đối với trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một khoản tiền theo bản án, quyết định nhưng chỉ có một hoặc một số người có yêu cầu thi hành án mà chấp hành viên đã tổ chức giao tài sản, khoản tiền đó cho người
đã yêu cầu hoặc người đại diện của người đã có yêu cầu để quản lý thì người yêu cầu hoặc người đại diện đó phải nộp phí thi hành án dân sự tính trên toàn bộ giá trị tiền, tài sản thực nhận theo mức quy định tại khoản 1 điều này.
4 Đối với trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng chưa ra quyết định cưỡng chế thi hành án hoặc đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng chưa thực hiện việc cưỡng chế thi hành án mà đương sự tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau thì người được thi hành án phải nộp 1/3 mức phí thi hành án dân sự quy định tại khoản 1 điều này tính trên số tiền, tài sản thực nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư này.
5 Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã thu được tiền hoặc đã thực hiện việc cưỡng chế thi hành án thì người được thi hành án phải nộp 100% mức phí thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 1 điều này tính trên số tiền, tài sản thực nhận.
1.6.2 Trường hợp không phải chịu phí thi hành án
Người được thi hành án không phải chịu phí thi hành án dân sự khi được nhận cáckhoản tiền, tài sản thuộc các trường hợp sau đây:
+ Tiền cấp dưỡng; tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhânphẩm; tiền lương, tiền công lao động; tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc; tiềnbảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động.+ Khoản kinh phí thực hiện chương trình chính sách xã hội của Nhà nước xóa đói,giảm nghèo, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, các khoảnkinh phí trực tiếp phục vụ việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục của nhân dân không vìmục đích kinh doanh mà người được thi hành án được nhận
Trang 12+ Hiện vật được nhận chỉ có ý nghĩa tinh thần, gắn với nhân thân người nhận,không có khả năng trao đổi.
+ Tiền hoặc giá trị tài sản theo yêu cầu thi hành án không vượt quá hai lần mứclương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nướcquy định
+ Khoản thu hồi nợ vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong trường hợp Ngânhàng cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
+ Bản án, quyết định của Tòa án xác định không có giá ngạch và không thu án phí
có giá ngạch khi xét xử
+ Tiền, tài sản được trả lại cho đương sự trong trường hợp chủ động thi hành án quyđịnh tại điểm b khoản 2 điều 36 Luật thi hành án dân sự hiện hành
+ Tiền, tài sản mà đương sự tự nguyện thi hành trong thời hạn tự nguyện thi hành
án theo quy định tại Điều 45 Luật thi hành án dân sự.9
1.6.3 Miễn, giảm phí thi hành án dân sự
Điều 7 Thông tư 216/2016/TT-BTC quy định về miễn giảm phí thi hành án dân sự
c) Người được thi hành án xác minh chính xác sau khi cơ quan thi hành án dân sự
đã ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án theo quy định tại khoản 1 điều 44a Luật thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án.
2 Người được thi hành án được giảm phí thi hành án dân sự trong trường hợp sau đây:
9 Điều 6 Thông tư 216/2016/TT-BTC.
Trang 13a) Giảm đến 80% phí thi hành án dân sự đối với người có khó khăn về kinh tế thuộc chuẩn hộ nghèo và được ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận;
b) Giảm 30% phí thi hành án dân sự tương ứng với số tiền thực nhận từ việc xử lý tài sản của người phải thi hành án mà người được thi hành án xác minh chính xác khi yêu cầu thi hành án và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án
mà không phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của tòa án, trọng tài thương mại; c) Giảm 20% phí thi hành án dân sự trong trường hợp quy định tại điểm b khoản này nếu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của tòa án, trọng tài thương mại.
Ngoài ra, những quy định về điều kiện miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối vớikhoản thu nộp ngân sách nhà nước, hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm hay thẩm quyền, thủ
tục xét miễn, giảm cũng được quy định khá cụ thể từ Điều 61 đến Điều 63 Luật
6/1993 (thời điểm Pháp lệnh thi hành án dân sự mới có hiệu lực) cho đến nay, quá
trình này được chuyển cho cơ quan thi hành án – một cơ quan độc lập với tóa án nhân
dân Theo Điều 13 Luật THADS hiện hành thì hệ thống thi hành án dân sự bao gồm:
- Cơ quan quản lý thi hành án dân sự:
+ Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp
+ Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Quốc phòng
- Cơ quan thi hành án dân sự:
+ Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọichung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh)
+ Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đâygọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện)
Trang 14+ Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là cơ quanthi hành án cấp quân khu).
1.7.1.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh
Theo Điều 14 Luật THADS hiện hành quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan
thi hành án dân sự cấp tỉnh như sau:
- Quản lý, chỉ đạo về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương, bao gồm:
+ Bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt độngthi hành án dân sự;
+ Chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấphuyện; hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự cho chấp hành viên, công chức kháccủa cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn;
+ Kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấphuyện;
+ Tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo côngtác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành
án dân sự thuộc Bộ Tư pháp
- Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại điều 35
- Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơquan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù vàđặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền
- Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của
cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản
lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp
- Giúp ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo quy địnhtại khoản 1 và khoản 2 điều 173
- Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước hội đồng nhân dân cùng cấp khi có yêu cầu
1.7.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện
Trang 15Dựa vào quy định tại Điều 16 Luật THADS hiện hành thì nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện được quy định như sau:
- Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền
- Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt độngđược giao theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án theoquy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh
- Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự
- Giúp ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều 174.
- Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước hội đồng nhân dân khi có yêu cầu
1.7.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án cấp quân khu
Điều 15 Luật THADS hiện hành quy định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ
quan thi hành án cấp quân khu như sau:
- Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35.
- Tổng kết thực tiễn công tác thi hành án theo thẩm quyền; thực hiện chế độ thống
kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơquan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án thuộc thẩm quyền
- Phối hợp với các cơ quan chức năng của quân khu trong việc quản lý cán bộ, cơ sởvật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án cấp quân khu theohướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng
- Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơquan thi hành án phạt tù trong quân đội trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảmchấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấphành hình phạt tù
- Giúp Tư lệnh quân khu và tương đương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy
định tại khoản 1 Điều 172.
1.7.2 Chấp hành viên
Trang 161.7.2.1 Khái niệm
Chấp hành viên là người được nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết
định theo quy định tại Điều 2 của Luật THADS 2014 Chấp hành viên có ba nghạch
là chấp hành viên sơ cấp, chấp hành viên trung cấp, chấp hành viên cao cấp.10
1.7.2.2 Tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên
Chấp hành viên được giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực thihành của tòa án sau khi có quyết định thi hành án nơi mình công tác Vì vậy, chấphành viên phải có những tiêu chuẩn nhất định cũng như có nhiệm vụ và quyền hạn cụ
thể trong việc thi hành án Căn cứ vào Điều 18 Luật THADS 2008 thì tiêu chuẩn bổ
nhiệm chấp hành viên quy định như sau:
Tiêu chuẩn chung: Chấp hành viên phải là công dân Việt Nam trung thành với tổquốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên,
có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao
Người có đủ tiêu chuẩn quy định như trên và có đủ các điều kiện sau thì được bổ
nhiệm làm chấp hành viên sơ cấp:
+ Có thời gian làm công tác pháp luật từ 3 năm trở lên;
+ Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;
+ Trúng tuyển kỳ thi tuyển chấp hành viên sơ cấp
Để được bổ nhiệm làm chấp hành viên trung cấp thì ngoài những tiêu chuẩn
chung còn phải hội đủ các điều kiện:
+ Có thời gian làm chấp hành viên sơ cấp từ 5 năm trở lên;
+ Trúng tuyển kỳ thi tuyển chấp hành viên trung cấp
Tương tự như vậy, để được bổ nhiệm làm chấp hành viên cao cấp, những điều kiện sau
đây là không thể thiếu:
+ Có thời gian làm chấp hành viên trung cấp từ 5 năm trở lên;
+ Trúng tuyển kỳ thi tuyển chấp hành viên cao cấp
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật THADS 2008 là sĩ
quan quân đội tại ngũ thì được bổ nhiệm làm chấp hành viên trong quân đội Tiêuchuẩn để được bổ nhiệm chấp hành viên sơ cấp, chấp hành viên trung cấp và chấp
10Điều 17 Luật thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014).
Trang 17hành viên cao cấp trong quân đội cũng được thực hiện theo quy định tại các khoản 2,
3 và 4 điều này.
Người đang là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên được điều động đến công táctại cơ quan thi hành án dân sự, người đã từng là chấp hành viên nhưng được bố trí làm
nhiệm vụ khác và có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật THADS 2008
thì có thể được bổ nhiệm chấp hành viên ở ngạch tương đương không qua thi tuyển.Trường hợp đặc biệt do nhu cầu bổ nhiệm thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan thihành án dân sự, người có đủ tiêu chuẩn quy định và đã có thời gian làm công tác phápluật từ 5 năm trở lên có thể được bổ nhiệm chấp hành viên sơ cấp; có 10 năm làm côngtác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm chấp hành viên trung cấp; có 15 năm làmcông tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm chấp hành viên cao cấp mà không phảiqua thi tuyển
Ngoài ra, những vấn đề về miễn nhiệm chấp hành viên, quyền và nghĩa vụ mà mộtchấp hành viên phải thực hiện hay những việc mà chấp hành viên không được làm
cũng được Luật THADS 2008 quy định chi tiết tại các Điều 19, 20, 21 Chấp hành
viên đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn thi hành án bởi chủ thể này thực hiệnhầu hết những công việc cần thiết để tiến trình thi hành án hoạt động hiệu quả Chính
vì vậy, việc pháp luật quy định rõ ràng, chi tiết về chủ thể này thì cũng không có gì làkhó hiểu!
CHƯƠNG 2
Trang 18THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
2.1 Cấp, chuyển giao và thủ tục nhận bản án, quyết định
2.1.1 Cấp, chuyển giao bản án, quyết định
Về nguyên tắc, khi ra một bản án hay quyết định nào đó thì tòa án (chánh án haythẩm phán), hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, trọng tài thương mại phải giải thích rõcho đương sự biết về quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án và thời hiệu yêucầu thi hành án
Khi bản án, quyết định của tòa án, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, trọng tài
thương mại thuộc trường hợp được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật THADS
2008 thì tòa án, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, trọng tài thương mại đã ra bản án,
quyết định đó phải cấp cho người được thi hành án và người phải thi hành án bản án
hoặc quyết định có ghi cụm từ “để thi hành”.
Tiếp đến, các chủ thể có thẩm quyền cấp bản án, quyết định như trên sẽ phải chuyển
giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, cụ thể Điều 28
Luật THADS 2008 quy định:
1 Tòa án đã ra bản án, quyết định quy định tại các điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều 2 của Luật này phải chuyển giao bản án, quyết định đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
2 Tòa án đã ra bản án, quyết định quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Luật này phải chuyển giao bản án, quyết định đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định.
3 Tòa án, trọng tài thương mại đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chuyển giao quyết định đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ngay sau khi ra quyết định.
4 Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã kê biên tài sản, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc thu giữ các tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án thì khi chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án dân sự, tòa án phải gửi kèm theo bản sao biên bản về việc kê biên, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc tài liệu khác có liên quan.
2.1.2 Thủ tục nhận bản án, quyết định
Trang 19Khi nhận bản án, quyết định do tòa án, trọng tài thương mại chuyển giao, cơ quanthi hành án dân sự phải kiểm tra, vào sổ nhận bản án, quyết định.
Sổ nhận bản án, quyết định phải ghi rõ số thứ tự; ngày, tháng, năm nhận bản án,quyết định; số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định và tên tòa án, trọng tài thươngmại đã ra bản án, quyết định; tên, địa chỉ của đương sự và tài liệu khác có liên quan.Việc giao, nhận trực tiếp bản án, quyết định phải có chữ ký của hai bên; trường hợpnhận được bản án, quyết định và tài liệu có liên quan bằng đường bưu điện thì cơ quanthi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho tòa án, trọng tài thương mại đãchuyển giao biết.11
2.2 Ra quyết định thi hành án
2.2.1 Thẩm quyền thi hành án
Cơ quan thi hành án ở mỗi cấp sẽ có thẩm quyền thi hành án đối với những bản án,quyết định khác nhau Và căn cứ theo thẩm quyền này, đương sự sẽ xác định đượcmình sẽ gửi đơn yêu cầu thi hành án cho cơ quan thi hành án nào là đúng thẩm quyềncủa họ để tránh trường hợp bị từ chối đơn yêu cầu Mặt khác, cũng dựa trên quy địnhnày sẽ biết được cơ quan thi hành án sẽ ra quyết định thi hành án tương ứng với bản
án, quyết định nào Thẩm quyền thi hành án được quy định tại Điều 35 Luật THADS
d) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.
11 Điều 29 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014).
Trang 202 Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cùng địa bàn;
b) Bản án, quyết định của tòa án nhân dân cấp cao;
c) Quyết định của tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
d) Bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài được tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
đ) Phán quyết, quyết định của trọng tài thương mại;
e) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;
g) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác;
h) Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện quy định tại khoản 1 điều này mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành;
i) Bản án, quyết định quy định tại khoản 1 điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp về thi hành án.
3 Cơ quan thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:
a) Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án quân sự quân khu và tương đương trên địa bàn;
b) Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án quân sự khu vực trên địa bàn;
c) Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án quân sự trung ương chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu; d) Quyết định dân sự của tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu;
Trang 21đ) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, cơ quan thi hành án cấp quân khu khác ủy thác.
2.2.2 Thẩm quyền ra quyết định thi hành án
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự (hoặc phó thủ trưởng được phân công) cóthẩm quyền ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu thi hành án, trừ những trường hợpchủ động ra quyết định thi hành án mà không cần có yêu cầu thi hành án Từ đây cóthể kết luận, có 2 hình thức ra quyết định thi hành án, đó là ra quyết định thi hành ántheo yêu cầu của đương sự và chủ động ra quyết định thi hành án
2.2.3 Hình thức ra quyết định thi hành án
2.2.3.1 Ra quyết định thi hành án theo yêu cầu của đương sự
Điều 7 Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn như sau:
1 Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án cho mỗi yêu cầu thi hành án Trường hợp trong bản án, quyết định có một người phải thi hành
án cho nhiều người được thi hành án và các đương sự yêu cầu thi hành án vào cùng thời điểm thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho nhiều yêu cầu.
Trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một khoản tiền theo bản án, quyết định, nhưng chỉ có một hoặc một số người có yêu cầu thi hành
án thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án đối với những người đã có yêu cầu, đồng thời thông báo cho những người được thi hành án khác theo bản án, quyết định đó biết để yêu cầu thi hành án trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ Hết thời hạn trên, nếu người được thông báo không yêu cầu thi hành án thì chấp hành viên tổ chức giao tài sản, khoản tiền đó cho người đã có yêu cầu hoặc người đại diện của những người đã có yêu cầu để quản lý Quyền và lợi ích hợp pháp của những người được thi hành án đối với tài sản đó được giải quyết theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2 Trường hợp sau khi trừ đi thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà thời hiệu yêu cầu thi hành án vẫn còn thì thủ trưởng cơ quan thi hành
án dân sự ra quyết định thi hành án theo yêu cầu thi hành án Trường hợp đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự từ chối nhận yêu cầu thi hành
án theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định này.
Trang 223 Việc ra quyết định thi hành án đối với quyền, nghĩa vụ liên đới thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
4 Cơ quan thi hành án dân sự từ chối yêu cầu thi hành án theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự trong trường hợp bản án, quyết định không xác định cụ thể người phải thi hành án và nghĩa vụ phải thi hành.
Thời hạn ra quyết định thi hành án theo yêu cầu của đương sự là 5 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án.12
2.2.3.2 Chủ động ra quyết định thi hành án
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền chủ động ra quyết định thihành án và phân công chấp hành viên tổ chức thi hành đối với phần bản án, quyết địnhsau:
a) Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí tòa án;
b) Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;
c) Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; các khoản thukhác cho nhà nước;
d) Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;
đ) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
e) Quyết định của tòa án giải quyết phá sản
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định quy địnhtại các điểm a, b, c và d khoản này, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải raquyết định thi hành án Đối với quyết định quy định tại điểm đ khoản này thì phải rangay quyết định thi hành án Đối với quyết định quy định tại điểm e khoản này thì phải
ra quyết định thi hành án trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyếtđịnh.13
Kể từ ngày ra quyết định thi hành án, trong thời hạn 3 ngày làm việc, các quyết địnhthi hành án phải được gửi cho viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, trừ trường hợp phápluật có quy định khác.14
2.3 Thông báo thi hành án
12 Khoản 1 điều 36 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014).
13 Khoản 2 điều 36 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014).
14 Điều 38 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014).
Trang 23Quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quanphải được thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thựchiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó Việc thông báo phải thực hiệntrong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản, trừ trường hợp cần ngăn chặnđương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
Có 3 hình thức thực hiện việc thông báo:
+ Thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của
pháp luật (quy định tại Điều 40 và 41 Luật THADS hiện hành).
+ Niêm yết công khai (quy định tại Điều 42 Luật THADS hiện hành).
+ Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng (quy định tại Điều 43 Luật
THADS hiện hành).
2.4 Xác minh điều kiện thi hành án
Như đã trình bày ở phần biện pháp thi hành án thì người phải thi hành án có thờihạn 10 ngày (kể từ khi nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ)
để tự nguyện thi hành án Nếu hết thời hạn trên mà người phải thi hành án không tựnguyện thi hành án thì chấp hành viên sẽ tiến hành xác minh điều kiện thi hành án (đốivới trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiếnhành xác minh ngay) Lúc này sẽ có hai trường hợp xảy ra:
- Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án nhưng không thi hành án
=> Cơ quan thi hành án sẽ tổ chức cưỡng chế thi hành án
- Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì việc xácminh được thực hiện như sau:
Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 6 tháng một lần, chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án; trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù
mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 2 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh ít nhất 1 năm một lần Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh Việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án 15
15 Khoản 2 điều 44 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014).
Trang 24Một điểm mới được bổ sung so với luật cũ 2008 tại Điều 44a Luật THADS hiện
hành về xác định việc chưa có điều kiện thi hành án như sau:
Căn cứ kết quả xác minh điều kiện thi hành án, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân
sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án;
b) Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được; phải trả giấy tờ nhưng giấy tờ không thể thu hồi và cũng không thể cấp lại được mà đương sự không
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin mới về điều kiện thi hành án củangười phải thi hành án, chấp hành viên phải tiến hành xác minh Sau khi có quyết định
về việc chưa có điều kiện thi hành án, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành
án trở lại thi cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án.16
2.5 Ủy thác thi hành án
Ủy thác thi hành án là hoạt động tố tụng của cơ quan thi hành án với mục đíchchuyển giao việc thi hành các bản án, quyết định từ cơ quan thi hành án này sang cơquan thi hành án khác theo trình tự, thủ tục do luật định nhằm thi hành các bản án,quyết định của tòa án
2.5.1 Nguyên tắc ủy thác thi hành án
16 Khoản 4 điều 9 Nghị định 62/2015/NĐ-CP.