Màu sắc mẫu sống: Mặt trên thân màu vàng sẫm, đôi khi xám nhạt; bụng trắng bẩn với các vệt đen; mút các ngón tay, ngón chân màu đen, các gờ sọ màu xám đến đen định loại theo Bourret, 194
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
TRẦN ĐẠI THẮNG
ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ
CỦA CÁC LOÀI BÒ SÁT (REPTILIA) VÀ ẾCH NHÁI
(AMPHIBIA)TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC
MÊ LINH - TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Hà Nội, 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
TRẦN ĐẠI THẮNG
ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ
CỦA CÁC LOÀI BÒ SÁT (REPTILIA) VÀ ẾCH NHÁI
(AMPHIBIA)TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC
MÊ LINH - TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60 42 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Hà Nội, 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Quảng Trường Việc sử dụng các số liệu, tài liệu cho luận văn đều được dẫn nguồn hoặc trích dẫn tài liệu tham khảo Các số liệu, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và chưa từng được bảo vệ trước bất kỳ một hội đồng nào
Tác giả
Trần Đại Thắng
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
TS Nguyễn Quảng Trường - Phòng Động vật học Có xương sống, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh Vật đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo, ban lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã giảng dạy trong quá trình học tập và tạo điều kiện để các công việc chuyên môn của đề tài được tiến hành thuận lợi
Xin cảm ơn Ths Đặng Huy Phương, Trạm trưởng Trạm ĐDSH Mê Linh và đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài
Xin cảm ơn Ths Phạm Thế Cường – Phòng Sinh học phân tử và bảo tồn đã giúp đỡ tôi trong quá trình định loại mẫu vật và hoàn thiện đề tài
Cuối cùng xin cảm ơn bạn bè người thân trong gia đình đã ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……….……….1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………3
1.1 Lịch sử nghiên cứu ếch nhái, bò sát ở Việt Nam……….……… 3
1.2 Một số nghiên cứu về ếch nhái, bò sát tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc……….6
1.3 Đặc điểm tự nhiên, xã hội khu vực Trạm ĐDSH Mê Linh……….7
CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 10
2.1 Địa điểm nghiên cứu………10
2.2 Thời gian nghiên cứu………11
2.3 Phương pháp nghiên cứu… ………11
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN………… 17
3.1 Thành phần loài bò sát, ếch nhái tại Trạm ĐDSH Mê Linh……… ………17
3.2 Sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm phân bố các loài ếch nhái và bò sát ở Trạm ĐDSH Mê Linh………50
3.3 Các loài ếch nhái và bò sát bị đe dọa ………55
3.4 So sánh sự tương đồng về thành phần loài ếch nhái và bò sátcủa Trạm ĐDSH Mê Linh với một số VQG, KBT lân cận ………55
3.5 Đánh giá hiện trạng quần thể Rồng đất Physignathus cocincinus tại Trạm ĐDSH Mê Linh……….………58
3.6 Các nhân tố tác động các loài bò sát và ếch nhái ở Trạm ĐDSH Mê Linh… 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……….61
Trang 61 Kết luận……… 61
2 Kiến nghị………61
TÀI LIỆU THAM KHẢO… …… 63 PHỤ LỤC
Trang 7PHỤ LỤC BẢNG, HÌNH
Hình 1.1 Sự đa dạng của bò sát và ếch nhái ở Việt Nam qua các thời kỳ……….6 Bảng 2.1 Địa điểm, thời gian và sinh cảnh thu mẫu ếch nhái và bò sát Trạm ĐDSH Mê Linh 10 Hình 2.1 Bản đồ các điểm thu mẫu ếch nhái và bò sát ở Trạm ĐDSH Mê Linh……….……… 11 Bảng 2.3.1 Các chỉ tiêu hình thái lớp ếch nhái………13 Bảng 2.3.2 Các chỉ tiêu hình thái các loài nhông…… ………13 Bảng 2.3.3 Các chỉ tiêu hình thái các loài tắc kè và thằn lằn khác………14 Bảng 2.3.4 Các chỉ tiêu hình thái loài rắn………… ……….……15 Hình 3.2.1 Sự đa dạng loài theo họ ếch nhái và bò sát tại Trạm ĐDSH MêLinh……….……….50 Bảng 3.2.1 Danh sách các loài bò sát, ếch nhái tại Trạm ĐDSH Mê Linh……… 51 Bảng 3.4.1 So sánh chỉ số đa dạng loài của Trạm ĐDSH Mê Linh với một số VQG, KBT lân cận……… 56 Bảng 3.4.2 Chỉ số tương đồng (Dice index) về đa dạng loài giữa Trạm ĐDSHMê Linh với một số VQG, KBT lân cân… 57 Hình 3.4.1 Sự tương đồng về đa dạng loài tập hợp theo nhóm giữa TrạmĐDSH Mê Linh và một số KBT lân cận……… 58 Bảng 3.5 Bảng số liệu giám sát quần thể Rồng đất Physignathus cocincinus tại Trạm ĐDSH Mê Linh 59
Trang 8BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Có xương sống: CXS
Khoa học công nghệ quốc gia: KHCNQG
Khu bảo tồn thiên nhiên: KBTTN
KBTTN Tây Yên Tử (Bắc Giang): TYT
KBTTN Tây Côn Lĩnh (Hà Giang): TCL
KBTTN Xuân Nha (Sơn La): XN
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh: Trạm ĐDSH Mê Linh
Vườn quốc gia: VQG
VQG Tam Đảo (Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc): TD
Trang 9MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những nước có khu hệ bò sát và ếch nhái đa dạng nhất trên thế giới (Frost, 2014) [26] Số lượng các loài bò sát và ếch nhái tăng nhanh trong những năm gần đây: Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc (1996) thống kê ở nước ta có 340 loài (82 loài ếch nhái, 258 loài bò sát) [7], đến năm
2005 tổng số loài đã lên tới 458 loài (162 loài ếch nhái, 296 loài bò sát) (Nguyễn Văn Sáng và cs., 2005) [8], và cuốn danh lục xuất bản năm 2009 đã ghi nhận tổng số loài là 545 loài (177 loài ếch nhái, 368 loài bò sát) (Nguyen
et al., 2009) [55] Hiện nay đã ghi nhận khoảng 620 loài (207 loài ếch nhái,
408 loài bò sát) (Frost 2014, Uetz & Hošek, 2014) [26, 92] Với hàng loạt loài mới và ghi nhận mới được công bố trong những năm gần đây chứng tỏ khu hệ
bò sát và ếch nhái của Việt Nam rất đa dạng và cần tiếp tục được nghiên cứu
kỹ hơn
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật được thành lập theo quyết định số 1063/QĐ–KHCNQG của Giám đốc Trung tâm khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) ngày 6/8/1999 với tổng diện tích là 170,3 ha Mặc dù đã được thành lập 15 năm nhưng cho đến nay, các công trình công bố về đa dạng sinh học ở Trạm ĐDSH Mê Linh còn rất hạn chế, đặc biệt là về các loài bò sát và ếch nhái Mới chỉ có 2 báo cáo của Phòng Động vật học Có xương sống (2001, 2003) về giám sát một số nhóm động vật rừng (thú, chim, bò sát, ếch nhái và côn trùng) Đối với nhóm bò sát và ếch nhái Phòng Động vật học CXS đã ghi nhận 27 loài (13 loài ếch nhái, 14 loài
bò sát) ở khu vực Trạm ĐDSH Mê Linh [11] Vì vậy, để góp phần đánh giá giá trị đa dạng sinh học làm cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển của
Trạm, tôi chọn đề tài “Đánh giá sự đa dạng và đặc điểm phân bố của các
Trang 10loài bò sát (Reptilia) và ếch nhái (Amphibia) tại Trạm Đa dạng sinh học
Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc”
Mục tiêu của đề tài
Thống kê và cập nhật danh sách các loài bò sát và ếch nhái ở Trạm ĐDSH Mê Linh Phát hiện các ghi nhận mới về các loài bò sát và ếch nhái ở khu vực nghiên cứu
Đánh giá đặc điểm phân bố theo sinh cảnh của các loài bò sát và ếch nhái
ở Trạm ĐDSH Mê Linh.
Đánh giá hiện trạng quần thể loài Rồng đất Physignathus cocincinus, một
loài bò sát quý hiếm ở Trạm ĐDSH Mê Linh
Đánh giá giá trị bảo tồn của khu hệ bò sát và ếch nhái ở Trạm ĐDSH Mê Linh theo các tiêu chí: sự đa dạng về thành phần loài và số lượng loài bị
Ghi nhận bổ sung các loài cho Trạm ĐDSH Mê Linh
- Ghi nhận sự phân bố của các loài theo các dạng sinh cảnh sống trong khu vực (rừng thứ sinh tự nhiên đang phục hồi, rừng trồng, khu vực canh tác nông nghiệp)
- So sánh sự tương đồng về thành phần loài giữa khu vực nghiên cứu với một số khu vực có dạng sinh cảnh tương tự ở phía Bắc Việt Nam
- Đánh giá sự hiện trạng quần thể loài Rồng đất Physignathus cocincinus
trong khu vực thông qua ước tính kích cỡ quần thể loài rồng đất ở Trạm ĐDSH Mê Linh
- Xác định các loài và địa điểm cần ưu tiên bảo tồn ở Trạm ĐDSH Mê Linh dựa trên cơ sở tính đa dạng loài, số loài quý hiếm ghi nhận
Trang 11CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Lịch sử nghiên cứu bò sát và ếch nhái ở Việt Nam
Theo Nguyễn Văn Sáng và cs (2009), lịch sử nghiên cứu về bò sát và ếch nhái ở Việt Nam có quá trình phát triển khá lâu đời và được chia ra ba thời kỳ: thời kỳ thứ nhất từ năm 1954 trở về trước; thời kỳ thứ hai từ năm
1954 đến năm 1975 và thời kỳ thứ ba từ năm 1975 đến nay [10]
1.1.1 Thời kỳ thứ nhất
Danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ XVII) là người đầu tiên đã thống kê được 16 vị thuốc có nguồn gốc từ bò sát và ếch nhái trong 498 vị thuốc nam dùng chữa bệnh (Tuệ Tĩnh, 1972) [12]
Bourret (1936, 1941, 1942) đã thống kê và mô tả 177 loài và phân loài thằn lằn, 245 loài và phân loài rắn, 44 loài và phân loài rùa, 171 loài và phân loài ếch nhái ở Đông Dương, trong đó có nhiều loài của Việt Nam; đây là công trình đầy đủ nhất lúc bấy giờ [17, 18, 19]
bố 38 loài rắn thuộc sưu tập rắn của Morice sưu tầm ở Nam Bộ năm 1873 và
1874 hiện lưu giữ ở Bào tàng Lịch sử tự nhiên Li-on (Pháp) [41]
Trang 12Ziegler et al (2000) mô tả một giống rắn và loài rắn mới thu thập được ở
Phong Nha tỉnh Quảng Bình: Triceratolepidophis sieversorum [97]
Orlov et al (2003) mô tả một loài ếch mới Rana trankieni sưu tầm được
ở Mường Do, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La [69]
Bain et al (2004) công bố 48 loài bò sát và ếch nhái tỉnh Hà Giang, có 2
loài ếch nhái mới cho khoa học: Rana iriodes và Rana tabaca [14]
Đến năm 2005, số lượng các loài bò sát và ếch nhái đã tăng gấp đôi với
162 loài ếch nhái và 295 loài bò sát, với khoảng 50 loài bò sát được ghi nhận mới (so với năm 1996) (Nguyễn Văn Sáng và cs., 2005) [8]
Nguyen et al (2009) đã ghi nhận tổng số loài là 545 loài trong đó có 177 loài ếch nhái và 368 loài bò sát [55]
Từ đó đến nay đã có hàng loạt loài mới và ghi nhận mới ở Việt Nam,
trong đó có khoảng 28 loài ếch nhái như: Leptolalax applebyi (Rowley et al., 2009) [78]; Odorrana geminata (Bain et al., 2009) [15], Theloderma lateriticum (Bain et al., 2009) [16]; Leptolalax aereus (Rowley et al., 2010)
[79]; Leptolalax croceus (Rowley et al.,2010) [80]; Rhacophorus vampyrus
(Rowley et al., 2010) [81]; Leptobrachium leucops (Stuart et al., 2011) [90]; Leptolalax bidoupensis (Rowley et al., 2011) [82]; Leptolalax nyx (Ohler et al., 2011) [68]; Theloderma palliatum và T nebulsum (Rowley et al., 2011) [83]; Gracixalus quangi (Rowley et al., 2011) [84]; Leptolalax firthi (Rowley
et al., 2012) [85]; Graxixalus waza (Nguyen et al.,2012 [60]; Rhacophorus robertingeri (Orlov et al., 2012) [74]; Ichthyophis nguyenorum (Nishikawa et
Trang 13al., 2012)[66]; Kaloula indochinensis (Chan et al., 2013)[20]; Leptolalax botsfordi (Rowley., 2013 [87]; Oreolalax sterlingae (Nguyen et al., 2013) [61]; Quasipaa acanthophora (Dubois et al., 2013) [25]; Liuixalus calcarius
và Philautus catbaensis (Milto et al., 2013) [40]; Rhacophorus helenae (Rowley et al., 2012) [86]; Rhacophorus lrissae và R viridimaculatus (Ostroshabov., 2013) [76]; Tylototriton ziegleri (Nishikawa et al., 2013) [67] Đồng thời có khoảng 40 loài bò sát được mô tả như: Cyrtodactylus cattienensis (Geissler et al., 2009) [27]; Dixonius aaronbaueri (Ngo et al., 2009) [43]; Gekko russelltraini (Ngo et al., 2009) [44]; Calamaria abramovi (Orlov, 2009) [70]; Coloberoelaps nguyenvansangi (Orlov et al., 2009) [71]; Lycodon ruhstrati abditus (Vogel et al., 2009) [94]; Protpbothrops trungkhanhensis (Orlov et al., 2009) [72]; Pseudocalotes ziegler (Hallermann
et al., 2010) [30]; Leiolepis ngovantrii (Grismer., 2010) [28]; Cnemaspis psychedelica (Grismer et al., 2010) [29]; Cyrtodactylus bichnganae và C phuquocensis (Ngo et al., 2010) [46, 47]; Cyrtodactylus roesleri (Ziegler et al., 2010) [101]; Cyrtodactylus yangbayensis (Ngo et al., 2010) [45]; Gekko canhi (Rosler et al., 2010) [88]; Gekko takouensis (Ngo et al., 2010) [48]; Gekko vietnamensis (Nguyen., 2010) [54]; Scincella apraefrontalis và S darvevskii (Nguyen et al., 2010) [57, 58]; Tropidophorus boehmei (Nguyen et al., 2010) [59]; Calamaria concolor (Orlov et al., 2010) [73]; Calamaria sangi (Nguyen et al., 2010) [56]; Emydocephalus szzerbaki (Dotsenko., 2010) [24]; Acanthosaura brachypoda (Ananjeva et al., 2011) [13]; Cyrtodactylus cucphuongensis (Ngo et al., 2011) [50]; Cyrtodactylus huongsonensis (Luu et al., 2011) [37]; Cyrtodactylus martini (Ngo, 2011) [49]; Gekko canaensis ( Ngo et al., 2011) [51]; Gekko truongi (Phung et al., 2011) [77]; Sphenomorphus sheai (Nguyen et al., 2013) [63]; Opisthotropis cucae (David
et al., 2011) [22]; Trimeresurus rubeus (Malhotra et al., 2011) [38]; Cyrtodactylus bidoupimontis và C bugiamapensis (Nazanov et al., 2012)
Trang 14[42]; Cyrtodactylus thochuensis (Ngo et al., 2012) [52]; Oligodon nagao (David et al., 2012) [23]; Hopmalopis mereljcoxi (Murphy et al., 2012 [39]; Calotes bachae (Hartmann et al., 2013) [31]; Cyrtodactylus dati (Ngo, 2013) [53]; Gekko adleri (Nguyen et al., 2013) [62]; Hemiphyllodactylus zugi (Nguyen et al., 2013) [64]; Oligodon cattienensis (Vassilieva et al., 2013) [93]; Azemiops kharini (Orlov, 2013) [75]
Hình 1.1 Sự đa dạng của bò sát và ếch nhái ở Việt Nam qua các thời kỳ
Cùng với việc phát hiện các loài mới và ghi nhận mới thành phần loài bò sát và ếch nhái ở nhiều khu hệ cũng được nghiên cứu tương đối đầy đủ như: Hecht et al (2013) đã công bố danh sách khu hệ bò sát và của khu KBTTN Tây Yên Tử gồm 40 loài bò sát và 36 loài ếch nhái [33]
Ziegler et al (2009) đã tổng kết 10 năm nghiên cứu đa dạng sinh học ếch nhái và bò sát ở Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng từ năm 2000 đến 2009
và thống kê được 45 loài ếch nhái và 93 loài bò sát, trong đó có 17 loài mới được phát hiện trong giai đoạn này [100]
Ziegler et al (2014) đã công bố danh sách khu hệ bò sát và ếch nhái của tỉnh Hà Giang ghi nhận 50 loài ếch nhái và 52 loài bò sát [102]
1.2 Một số nghiên cứu về bò sát và ếch tại Trạm ĐDSH Mê Linh
Theo kết quả nghiên cứu của Phòng động vật có xương sống (2001), đã ghi nhận ở Trạm ĐDSH Mê Linh có 14 loài (8 loài bò sát, 6 loài ếch nhái) Đến năm 2003, trong đợt nghiên cứu giám sát Phòng động vật có xương sống
đã ghi nhận 27 loài thuộc 12 họ (14 loài bò sát, 13 loài ếch nhái) [11]
Trang 151.3 Đặc điểm tự nhiên, xã hội khu vực Trạm ĐDSH Mê Linh
1.3.1.Vị trí địa lý
Trạm ĐDSH Mê Linh, Vĩnh Phúc thuộc địa bàn của xã Ngọc Thanh, thị
xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Cách trung tâm thị xã Phúc Yên khoảng 35 km
về phía Bắc Trạm nằm ở phía Đông nam dãy núi Tam Đảo, là nơi có địa hình dốc trung bình ở độ cao từ 50–550 m so với mực nước biển Với diện tích trên
170 ha trong đó chiều dài khoảng 3.000 m, chiều rộng trung bình khoảng 550
1.3.2 Địa hình
Đây thuộc vùng bán sơn địa ở phía Bắc thị xã Phúc Yên, là phần kéo dài
về phía Đông Nam của dãy Tam Đảo, có địa hình đồi và núi thấp theo hướng
Trang 16Ngoài ra, còn có đất dốc tụ phù sa ở ven các suối lớn ở độ cao dưới 100
m Đất thuộc loại chua có pH = 5,0-5,5, thành phần cơ giới trung bình, độ dày tầng đất khoảng 30-40 cm [4]
1.3.4 Khí hậu, thủy văn
Trạm Mê Linh thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nằm trong vùng khí hậu chung của đồng bằng Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình hàng năm là 24oC, tập trung không đều, tháng có nhiệt độ cao là tháng 6, tháng 7 và tháng 8 Còn mùa lạnh vào các tháng 12, tháng 1 và tháng 2 Nhiệt độ các tháng nóng nực lên đến
40oC Nhìn chung nhiệt độ trung bình vào mùa hè từ 27-29o
C, trung bình vào mùa đông là 16-17o
C
Lượng mưa từ 1.400-1.600 mm/năm, phân bố không đều, tập trung vào mùa hè từ tháng 6-8 hàng năm, ở đây có 2 mùa gió thổi rõ rệt là gió mùa Đông Bắc (từ tháng 10 đến 3 năm sau) và gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 9) Độ ẩm trung bình là 81,9% [5] Là khu vực đầu nguồn của nhiều suối nhỏ đổ vào hồ Đại Lải
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh là đầu nguồn của một con suối nhỏ nước chảy quanh năm bắt nguồn từ điểm cực bắc, chạy dọc biên giới phía Tây giáp Vườn Quốc gia Tam Đảo gặp suối Thanh Lộc đổ vào hồ Đại Lải Ngoài
ra còn có một số suối cạn ngắn chỉ có nước sau những trận mưa [4]
1.3.5 Hiện trạng thảm thực vật
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Đồng Tấn (2003), trong khu vực nghiên cứu có các kiểu thảm thực vật tự nhiên sau:
- Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp, gồm có:
Cây gỗ lá rộng: thường là những mảnh nhỏ phân bố rải rác trên các sườn núi ở độ cao 300 m trở lên tại tiểu khu 11 của Trạm ĐDSH Mê Linh Đây là những khoảnh rừng thứ sinh mới được phục hồi sau khai thác
- Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp, gồm có:
Cây gỗ lá rộng, rừng nứa xen cây gỗ và rừng giang
Trang 17Cây gỗ lá rộng: Là rừng phục hồi sau khai thác kiệt, đất nương rẫy, đất trồng rừng thất bại Phân bố ở sườn núi trên độ cao từ 200 m trở lên
Rừng nứa xen gỗ: Được hình thành do khai thác quá mức và phục hồi sau nương rẫy Kiểu này phân bố ở tiểu khu 11 Trạm ĐDSH Mê Linh, dọc theo suối, đường dông giữa Trạm với Vườn Quốc gia Tam Đảo
- Rừng giang: Là dạng thoái hoá của rừng kín cây lá rộng, kiểu này thường là những khoảnh nhỏ phân bố dọc theo suối ở tiểu khu 11
- Trảng cây bụi thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp:
Trảng cỏ: Trảng cỏ dạng lúa trung bình: Có ưu hợp lách (Saccharum spontaneum L.), Chít (Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze) và Cỏ tranh (Imperata cylindrica (L.) Beauv)
Khu vực rừng trồng (khoảng 100 ha) với các loại cây sau: Thông đuôi
ngựa (Pinus massoniana Lamb.), Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh & Vriese), Keo tai tượng (Acacia auriculiformis A Cunn ex Benth.), Keo lá tràm (Acacia confusa Merr.), Bạch đàn (Eucalyptus globulus Labill.) [4]
1.3.6.Tình hình dân sinh kinh tế
Khu vực nghiên cứu nằm trên địa bàn xã Ngọc Thanh với diện tích đất lâm nghiệp chiếm 51,8% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã Mật độ dân số của xã là 139 người/km2, dân tộc Kinh chiếm 53%, dân tộc thiểu số (Sán Dìu) chiếm 47% Thu nhập bình quân đầu người của xã khoảng 3 triệu đồng/người/năm
Trong khu vực nghiên cứu không có người dân sinh sống, tuy nhiên do tập quán của người dân quanh vùng nên rừng trong khu vực nghiên cứu vẫn chịu những tác động tiêu cực như: Thả gia súc sau mùa vụ, lấy củi, lấy măng
và khai thác lâm sản ngoài gỗ [5]
Trang 18CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Địa điểm nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Trạm ĐDSH Mê Linh, xã Ngọc Thanh, Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Chúng tôi tiến hành thu mẫu ở các địa điểm sau:
- Xung quanh khu vực hành chính
- Dọc theo suối chính từ khu hành chính Trạm đến suối 32 dài khoảng 3
Bảng 2.1: Địa điểm, thời gian và sinh cảnh thu mẫu bò sát và ếch nhái
Địa điểm Tọa độ Độ cao
(m) Thời gian thu mẫu Sinh cảnh
Ngày28/ 5/2014 Ngày 5,20/6/2014
Ngày 23,30/7/2014
Vườn cây, vũng nước và khu nuôi động vật bán tự nhiên
Rừng thứ sinh đang phục hồi
Rừng trồng
Bãi ruộng canh tác.
Hai khe suối cạn 21023.114’N-105042.465’E
Rừng thứ sinh đang phục hồi xen giang nứa
Trang 19Hình 2.1 Bản đồ các điểm thu mẫu bò sát và ếch nhái ở Trạm ĐDSH Mê Linh 2.2 Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng IV đến tháng VIII năm 2014, mỗi tháng khảo sát 8 ngày với tổng số 40 ngày thực địa
- Tháng IX/2014: Phân tích đặc điểm hình thái và so sánh mẫu vật
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thu thập mẫu vật
+ Khảo sát thực địa
Trang 20Chọn địa điểm thu mẫu: Mẫu vật thu ở ven suối, vũng nước nhỏ hoặc các vùng ẩm ướt ven các đường mòn trong rừng hay ven suối Tọa độ các điểm nghiên cứu được xác định bằng máy định vị vệ tinh GPS Garmin etrex 10 Thời gian thu mẫu: Các loài bò sát, ếch nhái thường thu thập mẫu vào
cả ban ngày và đêm
Phương pháp thu mẫu: Các loài ếch nhái chủ yếu thu thập bằng tay; các loài rắn thu bằng gậy, kẹp chuyên dụng
Xử lý mẫu vật: Mẫu vật ếch nhái thu được thường đựng trong các túi nilon, mẫu rắn, thằn lằn, nhông các loại dựng trong túi vải mềm Sau khi chụp ảnh mẫu vật, mẫu vật đại diện cho các loài thường được giữ lại làm tiêu bản nghiên cứu
Cố định mẫu: Việc cố định mẫu cần đảm bảo mẫu có hình dạng dễ phân tích hoặc quan sát sau này Sắp xếp mẫu vật theo hình dạng mong muốn, sau
đó phủ vải màn hoặc giấy thấm lên trên, ngâm trong cồn 80-90% trong vòng 8-10 tiếng Đối với mẫu ếch nhái, rắn, nhông, thằn lằn cỡ lớn, cần tiêm cồn 80% vào bụng và cơ của con vật để tránh thối hỏng mẫu
Bảo quản mẫu vật: Để bảo quản lâu dài, sau khi cố định mẫu được chuyển sang ngâm trong cồn 70%
Mẫu vật nghiên cứu: Đã phân tích 92 mẫu bò sát và ếch nhái Mẫu vật được lưu trữ tại Trạm ĐDSH Mê Linh, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Các chỉ tiêu hình thái:
Trang 21Các chỉ tiêu về kích thước được đo bằng thước kẹp điện tử WABECO với đơn vị đo nhỏ nhất là 0,1 mm Vảy rắn và thằn lằn được đếm dưới kính núp
Bảng 2.3.1 Các chỉ tiêu hình thái lớp ếch nhái (đơn vị đo: mm)
STT Kí hiệu Giải thích
1 SVL Chiều dài mút mõm đến lỗ huyệt
2 HW Rộng đầu: Đo phần lớn nhất của đầu
3 HL Dài đầu: Đo từ mút mõm đến góc sau của xương hàm dưới
4 UEW Rộng mí mắt: Phần rộng nhất của mí mắt trên
5 IOD Khoảng cách gian ổ mắt: Đo khoảng hẹp nhất giữa 2 ổ mắt
6 ED Đường kính lớn nhất của mắt theo chiều ngang
7 TD Đường kính lớn nhất của màng nhĩ
8 SL Khoảng cách từ mút mõm đến góc trước của mắt
9 TED Khoảng cách màng nhĩ-mắt: đo từ bờ trước màng nhĩ đến góc
sau của mắt
10 IND Khoảng cách gian mũi: khoảng cách giữa hai lỗ mũi
11 END Khoảng cách mắt đến mũi: khoảng cách từ góc trước mắt đến
lỗ mũi
12 TED Khoảng cách màng nhĩ-mắt: đo từ bờ trước màng nhĩ đến góc
sau của mắt
13 FLL Dài chi trước từ mép ngoài của đĩa ngón III đến nách
14 FTD Đường kính đĩa bám ngón tay III
15 HLL Dài chi sau từ mép ngoài đĩa ngón IV chân sau tới bẹn
Bảng 2.3.2: Các chỉ tiêu hình thái các loài nhông
STT Kí hiệu Giải thích
1 SVL Dài mõm huyệt
Trang 222 TaL Dài đuôi
10 NO Khoảng cách từ mũi tới góc trước của mắt
11 DO Đường kính ổ mắt theo chiều ngang
12 FIL Dài chi trước
13 HIL Dài chi sau
14 SL Vảy môi trên
15 IL Vảy môi dưới
Bảng 2.3.3: Các chỉ tiêu hình thái các loài tắc kè và thằn lằn khác
5 SL Vẩy môi trên
7 MBS Vảy quanh thân
Trang 23
Bảng 2.3.4: Các chỉ tiêu hình thái các loài rắn
STT Kí hiệu Giải thích
8 PreOc (L/R) Số vảy trước ổ mắt (trái/phải)
9 PostOc (L/R) Số vảy sau ô mắt (trái/phải)
2.3.2 Định loại và phân tích số liệu
Định loại mẫu vật: So sánh hình thái của mẫu vật thu được với các mẫu
đã được định tên đang lưu giữ ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Định loại tên loài theo các tài liệu của Bourret (1942), Taylor (1962), Bain & Nguyen (2004), Bain et al (2006, 2009), Inger et al (1999), Hoàng Xuân Quang và cs (2008), Nguyễn Văn Sáng (2007), Nguyen Quang Truong et al (2012) và một số tài liệu khác có liên quan Tên khoa học và phổ thông của loài theo Nguyen Van Sang et al (2009) và một số tài liệu mới công bố gần đây
Thống kê: Sử dụng phần mềm PAST Statistics (Hammer et al., 2001)[32] để phân tích thống kê và so sánh sự tương đồng về thành phần loài
bò sát và ếch nhái của khu vực nghiên cứu với các khu vực so sánh
Số liệu về phân bố được mã hóa theo dạng đối xứng (1: có mặt, 0: không có mặt) Chỉ số tương đồng (Dice index) dựa trên công thức của Sorensen được tính như sau:
djk = 2M/ (2M+N)
Trang 24Trong đó M là số loài ghi nhận ở cả 2 vùng, N là tổng số loài chỉ ghi nhận ở một vùng
2.3.3 Đánh giá kích cỡ quần thể loài Rồng đất
Để ước lượng kích cỡ quần thể loài Rồng đất, chúng tôi sử dụng phương pháp bắt - đánh dấu - thả - bắt lại Đây là phương pháp truyền thống
và dễ áp dụng trong điều kiện Việt Nam Đánh dấu các cá thể Rồng đất bằng bút xóa Với số lần khảo sát nhắc lại là 4 lần thì kích cỡ quần thể được ước tính theo công thức Schnabel:
Trong đó : Mi = tổng số cá thể đã đánh dấu ở lần khảo sát thứ i
Trang 25CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thành phần loài bò sát và ếch nhái tại Trạm ĐDSH Mê Linh
Chúng tôi đã ghi nhận ở Trạm ĐDSH Mê Linh có tổng số 43 loài bò sát
và ếch nhái thuộc 14 họ, 4 bộ, 2 lớp So với danh lục của Phòng ĐVCSX (2003), chúng tôi đã ghi nhận bổ sung 24 loài bò sát và ếch nhái cho Trạm ĐDSH Mê Linh
Một số loài được ghi nhận qua ảnh chụp hoặc quan sát trực tiếp như: Rắn ráo Ptyas korros, Rùa bốn mắt Sacalia quadriocellata và qua tiếng kêu như Tắc kè Gekko gecko Dưới đây là mô tả đặc điểm nhận dạng các loài thu được
mẫu vật ở Trạm ĐDSH Mê Linh
LỚP ẾCH NHÁI (AMPHIBIA)
Bộ Không đuôi (Anura)
Họ Cóc Bufonidae
1 Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus (Schneider, 1799)
Mẫu vật nghiên cứu: Cá thể trưởng thành ML 2014.84 (SVL 103 mm), một cá thể còn nhỏ ML 2014 92 (SVL 33 mm) thu vào tháng 9/2014
Đặc điểm nhận dạng: Mõm tròn, nhô về phía trước so với hàm dưới; gờ mõm rõ; vùng má xiên; vùng giữa 2 ổ mắt lõm; khoảng cách gian ổ mắt (IOD 3,8-11,2 mm) chiều rộng mí mắt trên (UEW 3- 6,2 mm), gờ mõm và gờ sọ rõ;
gờ sau ổ mắt và gờ ổ mắt-màng nhĩ rõ; tuyến mang tai rất phát triển; mắt lớn;
lỗ mũi tròn; nằm gần mút mõm hơn so với mắt; màng nhĩ rõ; đường kính màng nhĩ gần bằng 2/3 lần đường kính mắt (TD 2,9-5,6 mm, ED 4,3-7,8 mm); không có răng lá mía
Chi khỏe, các ngón tay tự do, ngón chân khoảng 1/3 có màng, khi gập dọc thân khớp cổ-bàn chạm tới ổ mắt
Trang 26Trên thân và chi có các mụn to nhỏ không đều; các mụn ở giữa lưng thường lớn hơn và bé dần sang hai bên, đầu các mụn thường đen
Màu sắc mẫu sống: Mặt trên thân màu vàng sẫm, đôi khi xám nhạt; bụng trắng bẩn với các vệt đen; mút các ngón tay, ngón chân màu đen, các gờ sọ màu xám đến đen (định loại theo Bourret, 1942) [19]
Phân bố:
Trạm ĐDSH Mê Linh: Gặp ở hầu hết các sinh cảnh
Việt Nam: Khắp cả nước (Nguyen et al., 2009) [55]
Thế giới: Sri Lanka, Ấn Độ, Pa-ki-x-tan, Nê-pan, Trung Quốc,
Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xia, Phi-lip-pin (Nguyen et al., 2009) [55]
Họ Nhái bầu Microhylidae
2 Ễnh ương thường Kaloula pulchra Gray, 1831
Mẫu vật nghiên cứu: Một cá thể trưởng thành ML 2014.46 (SVL 62 mm) thu vào tháng 6/2014, hai cá thể ML 2014.64 (SVL 34,3 mm), ML 2014.79 (SVL 60 mm) thu vào tháng 7/2014
Đặc điểm nhận dạng: Đầu rộng hơn dài (HW 11,8-19,2 mm, HL 9,6-13,8 mm) mõm không vượt quá hàm dưới; miệng hẹp hơn bề ngang đầu, không có
gờ mõm; vùng má lõm hơi xiên; lỗ mắt tròn; miệng hẹp hơn bề ngang đầu; mắt tròn, gian ổ mắt rộng gấp 2 lần chiều rộng của mí mắt trên (IOD 4,5-7
Phân bố:
Trang 27Trạm ĐDSH Mê Linh: Các mẫu thu được ở ven vũng nước quanh khu vực hành chính
Việt Nam: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Kiên Giang (Nguyen et al., 2009) [55]
Thế giới: Ấn Độ, Bang-la-des, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia, In-do-ne-sia (Nguyen et al., 2009) [55]
3 Nhái bầu hây môn Microhyla heymonsi Vogt, 1911
Mẫu vật nghiên cứu: Một cá thể cái trưởng thành ML 2014.3 (SVL 22,2 mm) thu vào tháng 5/2014, hai cá thể đực và một cá thể cái ML 2014.66 (SVL 18,9 mm), ML 2014.67 (SVL 25,4 mm), ML 2014.68 (SVL 18,4 mm), một cá thể cái trưởng thành ML 2014.73 (SVL 24 mm) thu vào tháng 7/2014
Đặc điểm nhận dạng: Thân mảnh, hình tam giác; đầu rộng hơn dài (HW 5-7,1 mm, HL 4,8-6,9 mm); mõm hơi tròn, dài hơn một chút so với đường kính mắt (SL 1,7-2,2 mm, ED 1,3-1,6 mm); vùng má hơi xiên; lỗ mũi nằm gần mút mõm hơn so với mắt; khoảng cách gian mũi tương đương với khoảng cách gian ổ mắt và rộng hơn so với mí mắt trên (IND 1,8-2 mm, IOD 2,1-2,8
mm, UEW 1-1,2 mm), không có răng lá mía; lưỡi dài, tròn ở phía sau; màng nhĩ ẩn
Các ngón tay tự do; ngón chân có máng bơi nhưng không phát triển; khi gập dọc thân khớp chày-cổ chạm đến mút mõm; da nhẵn
Màu sắc khi sống: Thân màu vàng đến nâu xám nhạt với các vệt sẫm hơn
ở trên lưng, các vệt sẫm hai bên đối diện nhau; giữa lưng có vệt trắng mảnh với một đốm đen nhỏ, mỗi bên thân với vệt đen sẫm kéo dài từ mõm, ngang qua mắt dọc 2 bên sườn tới bẹn; mặt bên chi sau có các vệt ngang, mảnh, sẫm màu (định loại theo Bourret,1942) [19]
Phân bố
Trang 28Trạm ĐDSH Mê Linh: Các cá thể thường được tìm thấy quanh vũng nước ven đường mòn trong rừng, ven vũng nước tại khu nuôi bán tự nhiên khi đang giao phối
Việt Nam: Đây là loài phân bố rộng từ Lào Cai, Hà Giang, ở phía bắc đến Kiên Giang, Cà Mau ở phía nam (Nguyen et al., 2009) [55]
Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xia, In-do-ne-xia (Nguyen et al., 2009) [55]
4.Nhái bầu vân Microhyla pulchra (Hallowell, 1861)
Mẫu vật nghiên cứu: Một cá thể đực ML 2014.27 (SVL 15,9 mm)thu vào tháng 5/2014, một cá thể cái ML 2014.85 (SVL 31,1 mm) thu vào tháng 8/2014
Đặc điểm nhận dạng: thân dạng hình tam giác; vùng má hơi xiên, mõm hơi tròn, dài hơn đường kính mắt (SL 1,6-3,8 mm, ED 1,2-2,3 mm); con đực
có túi kêu; lưỡi hình bầu dục, tròn ở phía sau; đường kính mắt rộng bằng mí mắt trên; (ED 1,2-2,3 mm, UEW 1,1-2,3 mm); lỗ mũi tròn, nằm gần mút mõm hơn so với mắt, khoảng cách gian mũi hẹp hơn khoảng cách gian ổ mắt một chút (IOD 1,8-2,8 mm, IND 1,1-2,4); con ngươi tròn; màng nhĩ không rõ Các ngón tay không có màng bơi; các ngón chân có ½ màng bơi; khi gập dọc thân khớp chày-cổ chạm hay vượt mắt một chút, da nhẵn
Màu sắc khi sống: Thân màu nâu xám nhạt trên đầu; lưng và chi sau với các hoa văn màu nâu sẫm, nhạt xen kẽ; mặt bên đầu và thân có vệt đen từ sau mắt đến gần gốc đùi phần bẹn và phía sau đùi; ống chân có màu vàng; bụng
và dưới đùi màu trắng; cằm và họng màu tối hơn (định loại theo Bourret, 1942) [19]
Phân bố:
Trạm ĐDSH Mê Linh: Các cá thể được thu ở các bãi cỏ ven đường mòn vào rừng
Trang 29Việt Nam: Đây là loài phân bố rộng từ Lào Cai, Hà Giang ở phía bắc đến Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh ở phía nam (Nguyen et al., 2009) [55] Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia (Nguyen et al., 2009) [55]
Họ Ếch nhái chính thức Dicroglossidae
5 Ngóe Fejervarya limnocharis (Gravenhorst, 1829)
Mẫu vật nghiên cứu: Hai cá thể cái ML 2014.1(SVL 54,6 mm), ML2014.9 (SVL 44 mm) thu vào tháng 5/2014, hai cá thể đực trưởng thành
ML 2014.53 (SVL 42,5 mm), ML 2014 54 (SVL 39,8 mm) thu vào tháng 7/2014
Đặc điểm nhận dạng: Mõm dài và nhọn, dài hơn so với mắt (SL 5,1-7,4
mm, ED 3,9-4,9 mm), gờ mõm tù; vùng má hơi lõm và xiên; lỗ mũi tròn, gần mút mõm hơn mắt, khoảng cách gian mũi rộng hơn khoảng cách gian ổ mắt, đường kính mắt lớn hơn chiều rộng mí mắt trên và khoảng cách gian ổ mắt (ED 3,9-4,9 mm, UEW 2,8-4 mm, IOD 1,6-2 mm); màng nhĩ rõ, đường kính màng nhĩ gần bằng đường kính mắt (TD 2,9-4,9 mm); răng lá mía xếp thành 2 hàng hình chữ V; lưỡi dài, xẻ thùy ở phía sau; con đực có 2 túi kêu; gờ da trên màng nhĩ rõ
Ngón tay hoàn toàn tự do; chân có 1/3 màng bơi; khi gập dọc thân khớp chày-cổ chạm mắt; gờ da trên màng nhĩ rõ; mặt trên lưng có nhiều nếp da ngắn
Màu sắc khi sống: Màu sắc khá đa dạng ở các cá thể khác nhau Mặt trên đầu, lưng có màu xanh rêu hay nâu nhạt; giữa hai mắt thường có vệt sẫm hình chữ V; giữa sống lưng đôi khi có vệt sáng từ mút mõm tới trước hậu môn, vệt sáng này có khi rộng ở phần trên đầu nhưng hẹp dần về phía sau; bụng và mặt dưới chi trắng, chi sau có các vệt sẫm màu vắt ngang (định loại theo Bourret, 1942) [19]
Phân bố:
Trang 30Trạm ĐDSH Mê Linh: Các cá thể tìm thấy nhiều trên các bãi đất trồng ngô, sắn, ven đường mòn trong rừng, quanh các vũng nước tại khu nuôi bán tự nhiên
Việt Nam: Trong cả nước (Nguyen et al., 2009) [55]
Thế giới: Af-gha-nis-tan, Pa-kis-tan, Ấn Độ, Nê-pan, Sri Lanka, des, Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Sing-ga-po, In-do-ne-xia, Phi-lip-pin, Nhật Bản (Nguyen et al., 2009) [55]
Bang-la-6 Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann, 1834)
Mẫu vật nghiên cứu: Một cá thể đực trưởng thành ML 2014.21(SVL 80,5 mm) thu vào tháng 5/2014, hai cá thể cái ML 2014.34 (SVL 91,4 mm), ML 2014.35 (SVL 102,3 mm) thu vào tháng 6/2014
Đặc điểm nhận dạng: Đầu dài hơn rộng (HL 33-36,9 mm, HW 31,5-34 mm); mắt lớn và lồi, đường kính mắt gần bằng 2/3 lần chiều dài mõm, lớn hơn gần 2 lần so với khoảng cách gian ổ mắt (ED 7,5-9,3 mm, SL 12,3-13,1
mm, IOD 3,5-3,8 mm); mõm hơi tù, nhô về phía trước so với hàm dưới, gờ mõm không rõ; vùng má lõm và hơi xiên; lỗ mũi nằm gần mút mõm hơn mắt; màng nhĩ rất rõ, bằng khoảng ¾ lần đường kính mắt (TD 6,3-8,2 mm); có răng lá mía; con đực có 2 túi kêu
Màu sắc khi sống: Trên lưng có nhiều nếp da gián đoạn; gờ da trên màng nhĩ, lưng, hai bên thân và mặt trên các chi có các nốt sần; mặt dưới màu trắng đục hay phớt vàng xen những vệt sẫm không đều; chi sau có các vệt ngang, sẫm màu (định loại theo Bourret, 1942) [19]
Phân bố:
Trạm ĐDSH Mê Linh: Loài này được tìm thấy ven suối, quanh các ao và vũng nước ven bìa rừng
Việt Nam: Cả nước (Nguyen et al., 2009) [55]
Thế giới: Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia, xia (Nguyen et al., 2009) [55]
Trang 31Ma-lai-7 Ếch nhẽo Limnonectes bannaensis (Ye, Fei, Xie & Jiang, 2007)
Mẫu vật nghiên cứu: Một cá thể đực ML 2014.7 (SVL 28 mm) thu vào tháng 5/2014, một cá thể đực và một cá thể cái ML 2014.48 (SVL48,1 mm)
Các ngón tay tự do, mút ngón hơi phình; ngón chân có màng bơi hoàn toàn; khi gập dọc thân khớp chày-cổ chạm đến mắt; da trơn, phần mi mắt trên
và hai bên thân có các nốt sần rất nhỏ
Màu sắc khi sống: Lưng thường có màu nâu, nâu xám hay có màu đen; trên thân có các đốm sẫm nhỏ; phía sau ổ mắt có hoặc không có vệt sẫm màu; môi thường có 2-3 vệt sẫm; một số cá thể có sọc vàng dọc giữa lưng; mặt bụng màu trắng có các vệt nâu ở cằm và ngực (định loại theo Ye et al., 2007) [95]
Trang 328 Cóc nước mac-ten Occidozyga martensii (Peters, 1867)
Mẫu vật nghiên cứu: Một cá thể ML 2014.55(SVL 24,9 mm) thu vào tháng 7/2014
Đặc điểm nhận dạng: Đầu dài hơn rộng (HL 9,5 mm, HW 8,5 mm); mắt lớn lồi; mõm hẹp vượt quá hàm dưới; không có răng lá mía; lưỡi tròn ở phía sau; màng nhĩ ẩn; có túi kêu
Ngón tay và ngón chân có đĩa nhỏ; khi gập dọc thân khớp cổ-bàn chạm mắt; ngón chân có màng hoàn toàn, ngoại trừ ngón IV; có củ bàn trong; da lưng nhẵn ở phía trước, phần sau có một số nốt sần nhỏ; da bụng nhẵn
Màu sắc khi sống: Lưng màu xám, vùng giữa hai mắt có một sọc ngang, sẫm màu; có 2 dải sáng dọc từ mút mõm đến mắt và từ sau ổ mắt đến gần bẹn; chi có các vệt ngang; bụng màu trắng (định loại theo Bourret, 1942) [19] Phân bố:
Trạm ĐDSH Mê Linh: Mẫu thu được ở vũng nước nhỏ ven lối mòn trong rừng
Việt Nam: Lào Cai, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đồng Nai,
Bà Rịa-Vũng Tàu (Nguyen et al., 2009) [55]
Thế giới: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia (Nguyen et al., 2009) [55]
Họ Ếch nhái Ranidae
9 Chẫu Hylarana guentheri (Boulenger, 1882)
Mẫu vật nghiên cứu: Hai cá thể đực, một cá thể cái ML 2014.2 (SVL 68,5 mm), 2014.6 (SVL 60,2 mm), ML 2014.19 (SVL 56,9 mm) thu vào tháng 5/2014, một cá thể đực và một cá thể cái, ML 2014.31 (SVL 70,8 mm),
ML 2014.36 (SVL 65,4 mm) thu vào tháng 6/2014
Đặc điểm nhận dạng: Đầu dài hơn rộng (HL 22,4-26,1 mm, HW 21,8 mm); mõm nhọn, nhô về phía trước so với hàm dưới với gờ mõm rõ;
Trang 3317,8-vùng má lõm và xiên; khoảng cách gian mũi lớn hơn chiều rộng mí mắt trên
và gần bằng đường kính màng nhĩ (IND 4,4-5,3 mm, UEW 3,7-5 mm, TD 4,8-7,1 mm); gờ da trên màng nhĩ rõ, màng nhĩ rất rõ; có răng lá mía chạm bờ trước của lỗ mũi trong
Ngón tay tự do; ngón chân có màng bơi gần như hoàn toàn; mút ngón hơi phình rộng; khi gập dọc thân khớp cổ-bàn chạm góc trước của mắt; da nhẵn; phần sau mặt dưới đùi có các nốt sần nhỏ
Màu sắc khi sống: Lưng xám nâu hay nâu đỏ, đồng màu, đôi khi có các vết nâu sẫm; màng nhĩ màu nâu sẫm hay nâu đỏ với viền sáng xung quanh; bụng màu trắng đục; cằm và dưới chân màu trắng hơi vàng (định loại theo Bourret, 1942) [19]
10 Ếch suối Hylarana nigrovittata (Blyth, 1856)
Mẫu vật nghiên cứu: Một cá thể trưởng thành ML 2014.18 (SVL 42,2 mm), hai cá thể trưởng thành ML 2014.37 (SVL 38,4 mm), ML 2014.38 (SVL 39,5 mm) thu vào tháng 6/2014, một cá thể trưởng thành ML 2014.58 (SVL
39 mm) thu vào tháng 7/2014
Đặc điểm nhận dạng: Đầu dài hơn rộng (HW 13,6-15,2 mm, HL 16,8 mm); mũi gần mút mõm hơn so với mắt; vùng má xiên, hơi lõm; khoảng cách gian mũi rộng hơn gian ổ mắt và mí mắt trên (IND 4-5 mm, IOD 3,2-4,2
15,5-mm, UEW 3,5-3,8 mm); chiều dài mõm lớn hơn đường kính mắt (SL 5-5,9
mm, ED 4,9-5,4 mm); màng nhĩ rõ, gần bằng đường kính mắt (ID 4-4,4 mm)
Trang 34Ngón tay hoàn tự do, ngón chân có 4/5 màng bơi; khi gập dọc thân khớp cổ-chày chạm tới mõm; da nhẵn, nếp da bên lưng to và rõ kéo từ mắt đến gần đùi
Màu sắc khi sống: Lưng màu ô liu, nhiều đốm sẫm trên lưng; có sọc sẫm
từ mõm đến mắt; màng nhĩ đen; bên thân xám nhạt; cằm và ngực màu sám sáng; chân tay có vệt ngang màu ô liu; màng chân hơi sẫm (định loại theo Nguyễn Văn Sáng và cs., 2005) [9]
Ma-11 Chàng đài bắc Hylarana taipehensis (Van Denburgh, 1909)
Mẫu vật nghiên cứu: Cá thể cái trưởng thành ML 2014.10 (SVL 35,6 mm) thu vào tháng 5/2014
Đặc điểm nhận dạng: Đầu dài hơn rộng (HL 13,4 mm, HW 9,4 mm); khoảng cách gian mắt rộng hơn mí mắt trên (IOD 2,9 mm, UEW 1,8 mm), màng nhĩ rất rõ, gần bằng đường kính mắt (TD 2,9 mm, ED 3,1 mm); răng lá mía thành hai dãy xiên
Các ngón tay mảnh, mút ngón phình thành đĩa nhỏ; chân khoảng ¾ màng bơi; khi gập dọc thân khớp chày cổ chạm tới mũi
Màu sắc khi sống: Trên lưng màu xanh lá cây, rất hiếm khi có màu nâu nhạt; gờ lưng sườn màu trắng hoặc vàng nhạt; đôi khi có một vệt màu vàng nhạt ở giữa lưng, từ khoảng giữa lưng về phía hậu môn; mặt trên đùi có những vệt ngang, màu nâu sẫm; mặt bụng trắng hay vàng nhạt; con ngươi màu vàng (định loại theo Bourret, 1942) [19]
Trang 35Phân bố:
Trạm ĐDSH Mê Linh: Mẫu thu trên đường vào vườn cây thuốc
Việt Nam: Loài này phân bố từ Lào Cai, Yên Bái ở phía bắc Đồng Nai, Kiên Giang ở phía nam (Nguyen et al., 2009) [55]
Thế giới: Ấn Độ, Nê-pan, Bang-la-des, Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia (Nguyen et al., 2009) [55]
12 Hiu hiu Rana johnsi Smith, 1921
Mẫu vật nghiên cứu: Một cá thể cái trưởng thành ML 2014.20 (SVL 40,6 mm) thu vào tháng 5/2014
Đặc điểm nhận dạng: Đầu dài hơn rộng (HL15,6 mm, HW 13,1 mm); mõm dài hơn đường kính mắt (SL 5,3 mm, ED 4,9 mm); khoảng cách gian mũi hẹp hơn so với khoảng cách gian ổ mắt nhưng rộng hơn so với mí mắt trên (IND 3,9 mm, IOD 4,1 mm, UEW 3 mm); màng nhĩ rõ, gần bằng 3/4 đường kính mắt (TD 3,8 mm, ED 4,9 mm); có răng lá mía
Ngón tay không có màng; chân dài và mảnh, ngón chân có màng bơi gần như hoàn toàn; gờ da lưng-sườn nhỏ kéo dài từ mắt đến háng
Màu sắc khi sống: Lưng có màu nâu đỏ hay vàng nhạt, đôi khi xám nhạt;
có một vệt hình thoi màu đen phủ hết màng nhĩ; gờ da trên màng nhĩ rõ; trên lưng có một nếp da mảnh hình chữ V ngược ở khoảng giữa hai vai; trên đùi và cẳng chân có những vệt xiên chéo; bụng trắng;ngực và ức có đốm xám (định loại theo Bourret, 1942) [19]
Trang 36Họ Ếch cây Rhacophoridae
13 Nhái cây sọc Feihyla vittata (Boulenger, 1887)
Mẫu vật nghiên cứu: Một cá thể đực trưởng thành ML 2014.56 (SVL 23,5 mm), một cá thể cái trưởng thành ML 2014.57 (SVL 26,8 mm) thu vào tháng 7/2014
Đặc điểm nhận dạng: Đầu dài hơn rộng (HL 11,5-11,6 mm, HW 7,5-7,6 mm); mõm nhọn, chiều dài tương đương đường kính mắt (SL2,7-2,8 mm, ED 2,5-3,1 mm); khoảng cách gian mắt rộng hơn so với mí mắt trên (IOD 3 mm, UEW 1,4-1,6 mm); màng nhĩ không rõ (TD 1,3-1,5 mm); không có răng lá mía; lưỡi chẻ đôi ở phía sau
Ngón tay không có màng bơi, mút ngón có đĩa bám phát triển; ngón chân
có ¾ màng bơi; khi gập dọc thân khớp cổ-chày chạm mắt hay vượt qua mắt một chút; da lưng nhẵn, phần bụng và phía đùi ráp
Màu sắc khi sống: Mặt trên lưng màu vàng hoặc nâu nhạt; có 2 sọc màu vàng từ lỗ mũi qua mắt về phía háng; hai bên sườn; bụng màu trắng (định loại theo Bourret, 1942) [19]
Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia (Nguyen et al., 2009) [55]
14 Ếch cây sần nhỏ Kurixalus bisacculus (Taylor, 1962)
Mẫu vật nghiên cứu: Hai cá thể đực trưởng thành ML 2014.59 (SVL 28,5 mm), ML 2014.61 (SVL 29 mm) bốn cá thể cái trưởng thành ML 2014.4
Trang 37(SLV 34 mm) ML 2014.60 (SVL 29,9 mm) ML 2014.62 (SVL 29,5 mm)
ML 2014.63 (SVL 29,3 mm) thu vào tháng 7/2014
Đặc điểm nhận dạng: Chiều dài đầu hơn chiều rộng đầu (HW 10-11,8
mm, HL 10,3-12,3 mm); mõm có hình tam giác; màng nhĩ rõ có đường kính nhỏ hơn đường kính mắt (ID 1,8- 2,2 mm, ED 3,4-3,8 mm); khoảng cách gian mũi nhỏ hơn khoảng cách gian ổ mắt (IND 1,9- 2,4 mm, IOD 2,8- 3,4 mm); khóe mắt riêng biệt; có răng lá mía xếp thành hai hàng nằm hơi xiên; con đực
có cặp túi kêu ở góc miệng; lưỡi xẻ thùy ở phía sau
Ngón tay nhỏ, mút phát triển thành đĩa bám; ngón chân có khoảng ¾ màng bơi; khi gập dọc thân khớp cổ-chày chạm gần giữa mắt và lỗ mũi
Màu sắc khi sống: Lưng màu nâu sẫm với một hoa văn sẫm màu hình tam giác trên chỏm đầu; màng nhĩ màu nâu; bụng và mặt dưới chân tay màu trắng hoặc màu kem (định loại theo Taylor, 1962) [91]
Phân bố:
Trạm ĐDSH Mê Linh: Các cá thể gặp nhiều vào buổi tối, chúng bám trên lá cây ven suối, những bụi cây lúp xúp trong rừng, trên các bụi cây lá dong trong khu nuôi bán tự nhiên
Việt Nam: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Tuyên Quang, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh (Nguyen et al., 2009) [55]
Thế giới: Cam-pu-chia, Ấn Độ, Thái Lan (Nguyen et al., 2009) [55]
15 Ếch cây đầu to Polypedates megacephalus Hallowell, 1861
Mẫu vật nghiên cứu: Một cá cái trưởng thành ML 2014.5 (SVL 79,4 mm) và bốn con đực trưởng thành ML 2014.25 (SVL 53,3 mm), ML 2014.26 (SVL 52,9 mm), ML 2014.28 (SVL53,6 mm) thu vào tháng 5/2014, một cá thể đực ML 2014.52 ( SVL 51,7 mm) thu vào tháng 7/2014
Đặc điểm nhận dạng: Đầu dài hơn rộng (HL 17- 28,3 mm, HW 16-27,3 mm); mõm tù, dài hơn đường kính mắt (SL 7-11,5 mm, ED 5,8-7,9 mm); có răng lá mía; mũi gần mút mõm hơn so với mắt; khoảng cách gian mắt rộng
Trang 38gần bằng 1,5 lần khoảng cách gian mũi (IOD 5,2-9,1 mm, IND 3-6,6 mm); mí mắt trên (UEW 4,7-5,6 mm); màng nhĩ rõ, nhỏ hơn đường kính mắt (ID 3,2-5,8 mm); có răng lá mía
Các ngón tay, ngón chân dài; đĩa ngón chân nhỏ hơn so với đĩa ngón tay; ngón tay không có màng bơi, ngón chân có màng bơi gần như hoàn toàn; khi gập dọc thân khớp chày-cổ chạm tới mõm; da lưng nhẵn; bụng và dưới các chi ráp
Màu sắc khi sống: Thân màu nâu nhạt hay vàng nhạt có hoa văn hình chữ X từ trên lưng; hai bên sườn có sọc đen từ sau mắt kéo dài qua phía trên màng nhĩ đến khoảng giữa thân; dạng khác thân màu vàng nhạt với các chấm nhỏ ở mặt trên đầu, lưng; bụng màu trắng đục; chi sau có các vệt ngang sẫm màu (định loại theo Bourret 1942, Kuraishi et al., 2012) [19, 34]
Phân bố:
Trạm ĐDSH Mê Linh: Mẫu được thu trên các cành cây cạnh ven suối, còn gặp nhiều ở các cây quanh các vũng nước trong khu nuôi bán tự nhiên, ao Việt Nam: Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Hải Dương (Nguyen et al., 2009) [55] Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Nhật Bản (Nguyen et al., 2009) [55]
16 Ếch cây xanh đốm Rhacophorus dennysi Blanford, 1881
Mẫu vật nghiên cứu: Một cá thể cái trưởng thành ML 2012.32 (SVL 92,5 mm) một cá đực trưởng thành ML 2014.33 (SVL 89,5 mm) thu vào tháng 6/2014
Đặc nhận dạng: Đầu rộng hơn dài (HW 28-28,9 mm, HL 27,3-28,6 mm); mút mõm hơi tròn; lỗ mũi gần mút mõm hơn so với mắt (SNL 5,5-5,9 mm, NEL 7-8,9 mm); khoảng cách gian mũi nhỏ hơn gian mắt và lớn hơn chiều rộng mí mắt trên (IND 7,8-8,1 mm, IOD 9,4-9,5 mm, UEW 7,2-7,4 mm); màng nhĩ rõ, tròn, nhỏ hơn đường kính mắt (ID 5,9-6 mm, ED 8,5-8,7 mm);
Trang 39gờ da trên màng nhĩ rõ; có răng lá mía; lưỡi chẻ đôi ở phía sau; con đực có một cặp túi kêu ở góc miệng
Mút các ngón tay, ngón chân có đĩa bám lớn với rãnh ngang; ngón tay có màng bơi gần như hoàn toàn, ngón chân có màng bơi hoàn toàn; khi gập dọc thân khớp chày-cổ vượt quá lỗ mũi; da trên đầu, lưng và chi nhẵn; họng và ngực nhẵn
Màu sắc khi sống: Phần trên đầu, lưng và chi màu xanh lá cây, đôi khi chuyển màu xanh sẫm; thường có các đốm màu gỉ sắt hoặc màu trắng trên đầu, lưng và hai bên sườn; phần dưới màu kem hoặc tím nhạt, bụng màu kem; mép ngoài cánh tay, bàn tay và bàn chân màu kem hoặc tím nhạt; đĩa bám và màng bơi màu xám; con ngươi màu đen; mống mắt màu nâu nhạt (định loại theo Nguyễn Văn Sáng và cs, 2005) [9]
Thế giới: Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào (Nguyen et al 2009) [55]
17.Ếch cây sần as-pơ Theloderma asperum (Boulenger, 1886)
Mẫu vật nghiên cứu: Một cá thể trưởng thành ML 2014.91 (SVL 30 mm) thu vào tháng 8/2014
Đặc điểm nhận dạng: Đầu rộng hơn dài (HW 11,4 mm, HL 11,2 mm); mũi gần mút mõm hơn so với mắt; vùng má xiên, hơi lõm; khoảng cách gian mắt rộng hơn mí mắt trên và khoảng cách gian mũi (IND 2 mm, IOD 4,4 mm, UEW 2,5 mm); chiều dài mõm lớn hơn đường kính mắt (SL 4 mm, ED 3
Trang 40mm); màng nhĩ rõ, nhỏ hơn đường kính mắt, rất gần mắt (ID 2,8 mm); không
có gờ da trên màng nhĩ; lưỡi ngắn, xẻ đôi ở phía sau
Mút ngón tay, ngón chân có đĩa bám với rãnh ngang, đĩa bám ngón chân nhỏ hơn đĩa bám ngón tay; ngón tay chỉ có màng bơi ở gốc ngón; ngón chân
có khoảng ¾ màng; khi gập dọc thân khớp cổ-bàn vượt quá khoảng giữa mắt
và mũi; da lưng và sườn với nhiều nốt sần
Màu sắc khi sống: Bụng sần; mặt dưới cằm và đùi nhẵn; trên đầu, phần trước và sau lưng, phía trên hậu môn và gót chân màu trắng xám; có một vệt nâu nhỏ giữa hai mắt và vài vết nâu không cố định trên vùng chẩm; vùng dưới mắt màng nhĩ và sườn nâu đen; một vết nâu mốc sẫm thuôn dài kéo từ vùng ngang vai xuống phía sau sườn; chân màu nâu nhạt có sọc trắng; dưới cằm gần như một màu nâu đồng nhất; mặt dưới tay, chân màu nâu nhạt; mắt màu nâu đỏ (định loại theo Bourret, 1942; Neang & Holden, 2008; Taylor, 1962) [19, 65, 91]
Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xia (Nguyen et al., 2009) [55]
Bộ Không chân Gymnophiona
Họ Ếch giun Ichthyophiidae
18 Ếch giun ban-na Ichthyophis bannanicus Yang, 1984
Mẫu vật nghiên cứu: Hai cá thể ML 2014.43 (SVL 317 mm, TaL 3,8 mm) và ML 2014.44 (SVL 277 mm, TaL 3,5 mm) thu vào tháng 6/2014, ở độ cao 108 m