1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ lập và trình bày báo cáo tài chính tại công ty cổ phần chứng khoán dầu khí

154 535 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 10,84 MB

Nội dung

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quảnghiên cứu trong luận văn là trung thực, các số liệu trong luận văn có nguồn gốcrõ ràng.

Tác giả

Đỗ Thị Phương Oanh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè,đồng nghiệp và đặc biệt là PGS.TS Phạm Đức Hiếu những người đã giành cho tôi sựhướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này.

Do tính phức tạp của đề tài nghiên cứu đồng thời do khả năng nghiên cứucũng như kinh nghiệm của tôi còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi thiếu sót Tôirất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, bổ sung của các thầy cô giáo và các nhàkhoa học để nội dung đề cập trong luận văn được hoàn thiện hơn.

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài: 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan 2

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài 4

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 4

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5

6 Ý nghĩa của nghiên cứu 5

7 Kết cấu của luận văn 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀICHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 7

1.1 Đặc điểm công ty chứng khoán 7

1.1.1 Khái niệm công ty chứng khoán 7

1.1.2 Vai trò và chức năng của công ty chứng khoán 8

1.1.3 Các hoạt động của công ty chứng khoán 10

1.2 Khái niệm, phân loại và vai trò của Báo cáo tài chính 13

1.2.1 Khái niệm báo cáo tài chính 13

1.2.2 Phân loại báo cáo tài chính 14

1.2.3 Vai trò của báo cáo tài chính đối với các công ty chứng khoán 16

1.3 Quy định của chuẩn mực kế toán về việc lập và trình bày báo cáo tài chính 17

1.3.1 Quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam về lập và trình bày báo cáo tàichính ……… 17

1.3.2 Quy định của Chuẩn mực kế toán Quốc tế về lập và trình bày báo cáo tàichính ……… 21

Trang 6

1.3.3 So sánh những quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam với Quốc tế

trong lập và trình bày báo cáo tài chính 23

1.4 Khái quát chế độ kế toán áp dụng cho công ty chứng khoán 26

1.4.1 Hệ thống chứng từ 26

1.4.2 Hệ thống tài khoản 27

1.4.3 Hệ thống sổ, sách kế toán 28

1.4.4 Hệ thống báo cáo tài chính 29

1.5 Quy trình lập và trình bày BCTC tại các CTCK 31

1.5.1 Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính tại công ty chứng khoán 31

1.5.2 Công tác chuẩn bị lập và trình bày báo cáo tài chính tại công ty chứng khoán 31

1.5.3 Quy trình và phương pháp lập báo cáo tài chính tại các công ty chứng khoán 32

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG LẬP VÀ TRÌNH BÀY BCTC TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN DẦU KHÍ 44

2.1 Tổng quan về các công ty chứng khoán tại Việt Nam 44

2.1.1 Thị trường chứng khoán tại Việt Nam 44

2.1.2 Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán hiện nay 46

2.2 Khái quát về tình hình tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần Chứng khoánDầu Khí 47

2.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 48

2.2.2 Đặc điểm bộ máy tổ chức của công ty 53

2.2.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 55

2.3 Thực trạng quy trình lập và trình bày BCTC tại công ty cổ phần chứng khoánDầu Khí… 60

2.3.1 Công tác chuẩn bị trước khi lập và trình bày báo cáo tài chính tại công tyCP Chứng khoán Dầu Khí 60

2.3.2 Trách nhiệm lập, thời hạn và nơi gửi BCTC tại công ty CP Chứng khoánDầu Khí……… 61

Trang 7

2.3.3 Quy trình lập và trình bày báo cáo tài chính tại công ty Cổ phần chứng

khoán Dầu Khí

62CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ HOÀN THIỆN LẬP VÀTRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNGKHOÁN DẦU KHÍ 76

3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 76

3.1.1 Ưu điểm 76

3.1.2 Hạn chế 78

3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế 83

3.2 Yêu cầu hoàn thiện công tác lập và trình bày báo cáo tài chính tại công ty cổphần chứng khoán Dầu Khí 83

3.3 Đề xuất hoàn thiện quy trình lập và trình bày BCTC tại công ty cổ phần chứngkhoán Dầu Khí 86

3.3.1 Hoàn thiện công tác chuẩn bị lập và trình bày báo cáo tài chính 86

3.3.2 Hoàn thiện quy trình lập và trình bày các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính 87

3.4.1 Đối với Nhà nước: 101

3.4.2 Đối với công ty Cổ phần chứng khoán Dầu Khí: 103

3.5 Những hạn chế trong nghiên cứu 104

KẾT LUẬN 106DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU* Danh mục sơ đồ:

Sơ đồ 1 1: Quy trình lập Bảng cân đối kế toán 34

Sơ đồ 1 2: Quy trình lập Báo cáo kết quả kinh doanh 36

Sơ đồ 1 3 Quy trình lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 38

Sơ đồ 1 4: Quy trình lập Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu 41

Sơ đồ 2 1: Mô hình bộ máy quản lý của công ty CP Chứng khoán Dầu Khí 53

Sơ đồ 2 2: Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty CP Chứng khoán Dầu Khí 57

Sơ đồ 2 3: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung của công ty CP Chứngkhoán Dầu Khí 59

Sơ đồ 2 4: Quy trình lập Bảng cân đối kế toán của công ty CP Chứng khoán DầuKhí 63

Sơ đồ 2 5: Quy trình lập Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CP Chứng khoánDầu Khí 66

Sơ đồ 2 6: Quy trình lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty CP Chứng khoánDầu Khí 69

Sơ đồ 2 7: Quy trình lập Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu của côngtyCPChứngkhoánDầuKhí……… 73

* Danh mục bảng biểuBảng 1: Sự khác nhau trong quy định lập và trình bày BCTC của VAS và IAS 25

Bảng 2: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Chứng khoán Dầu Khígiai đoạn 2012- 2015 49

Bảng 3: Hệ thống các chỉ tiêu tài sản được phân loại lại trong Báo cáo tình hình tàichính mới so với Bảng cân đối kế toán hiện hành 88

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

2 BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

5 BCTHBĐVCSH Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu

Trang 10

Việt Nam)

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng không chỉ đối với đối tượngbên trong thực thể kinh tế mà còn phục vụ chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài đơnvị kinh doanh, như các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà đầu tư hiện tại và đầu tưtiềm năng, các chủ nợ, nhà quản lý, kiểm toán viên độc lập và các đối tượng khác cóliên quan Thông qua hệ thống Báo cáo tài chính, chúng ta có thể nắm được tìnhhình kinh doanh, tình hình tài chính của đơn vị Báo cáo tài chính là công cụ hữuích nhất để so sánh, đánh giá giữa các đơn vị kinh doanh với nhau Như vậy, BCTCcó một vai trò quan trọng đối với các thực thể kinh tế nói chung và đối với CTCKnói riêng

Hệ thống báo cáo tài chính của các CTCK là sản phẩm đầu ra quan trọngtrong công tác kế toán phản ánh một cách khách quan đầy đủ thông tin tình hình tàichính cũng như hoạt động kinh doanh của mỗi CTCK Trong thời gian qua hệ thốngbáo cáo tài chính của các công ty chứng khoán đang dần được hoàn thiện hơn, tuynhiên trong bối cảnh nền kinh tế đa thành phần và việc hội nhập kinh tế ngày mộtsâu rộng, việc cung cấp thông tin từ những báo cáo tài chính vẫn còn những hạnchế Do vậy yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính để phù hợp với nền kinh tếViệt Nam hiện nay đồng thời thỏa mãn môi trường quốc tế đang là vấn đề đượcnhiều đối tượng quan tâm.

Hiện nay, Công ty CP chứng khoán Dầu Khí thực hiện lập và trình bày báocáo tài chính theo chế độ kế toán áp dụng cho các công ty chứng khoán nhưng vẫncòn nhiều bất cập Tôi tiến hành khảo sát thực trạng lập và trình bày báo cáo tàichính tại một đơn vị cụ thể có để nhìn thấy một cách rõ ràng, tổng quan hơn tìnhhình thực tế

Chính vì những lý do cấp thiết trên nên tôi đã chọn đề tài “Lập và trình bàybáo cáo tài chính tại công ty Cổ phần chứng khoán Dầu Khí” làm đề tài cho luậnvăn thạc sĩ của mình.

Trang 12

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan

Báo cáo tài chính là một bức tranh toàn cảnh về tình hình hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Chính vì vậy đề tài về lập và trình bày báo cáo tàichính được nhiều tác giả, nhà khoa học, học viên và sinh viên quan tâm nghiên cứu.Mỗi một tác giả nghiên cứu có một góc nhìn khác nhau, trong thời điểm khác nhauvà đưa ra những quan điểm, giải pháp khác nhau

Sau đây là những tổng quan đề tài nghiên cứu có liên quan để tìm ra khoảntrống trong đề tài nhiên cứu “Lập và trình bày báo cáo tài chính tại công ty Cổ phầnchứng khoán Dầu Khí”.

Trên trang Webketoan.vn có bài viết của tác giả Trần Xuân Nam về “ Trình

bày các báo cáo tài chính” năm 2010 nhằm giới thiệu cho các nhà đầu tư một cách

đầy đủ các hoạt động trọng yếu và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quákhứ, hiện tại và nhằm mục đích chính là dự đoán giá cổ phiếu và các yếu tố liên quannhư lãi trên mỗi cổ phiếu (EPS) của doanh nghiệp trong tương lai Bởi vậy việc trìnhbày báo cáo thường niên cũng như các số liệu tài chính trong quá khứ phải làm saogiúp các nhà đầu tư dễ dự đoán tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty,đặc biệt là EPS tương lai

Trên Tạp chí Kiểm toán có bài viết của THS.Nguyễn Thị Kim Cúc - ĐHKinh Tế TPHCM năm 2009 về “ Vấn đề sử dụng đồng tiền trong quá trình lập vàtrình bày BCTC tại các DN có các hoạt động ở nước ngoài” Nội dung bài viết nàyhướng trọng tâm vào vấn đề sử dụng đồng tiền khi lập và trình bày Báo cáo tàichính của DN Trong đó tác giả đề cập đến DN lập BCTC, cho dù là một DN độclập, một DN có các hoạt động ở nước ngoài (công ty mẹ) hay một hoạt động nướcngoài (công ty con hoặc chi nhánh), yêu cầu đặt ra là mỗi cơ sở riêng rẽ kể cả nằmtrong DN báo cáo xác định đồng tiền chính thức của họ và phải dùng đồng tiềnchính thức để đo lường kết quả và tình hình tài chính bằng đồng tiền đó Việc xácđịnh đồng tiền trình bày BCTC cũng rất quan trọng vì trong điều kiện nền kinh tếtoàn cầu hóa, khi mà đa số các tập đoàn lớn gồm nhiều hoạt động nước ngoài cónhiều loại đồng tiền chính thức khác nhau Đối với các tập đoàn này, họ không chắc

Trang 13

chắn đồng tiền nào là đồng tiền trình bày BCTC, hay tại sao loại tiền này thích hợphơn loại tiền khác Nếu Chuẩn mực về BCTC yêu cầu trình bày BCTC bằng đồngtiền chính thức, thì một số DN phải trình bày 2 bộ BCTC: BCTC tuân theo chuẩnmực được trình bày bằng đồng tiền chính thức và BCTC tuân theo quy định củanước sở tại được trình bày bằng một loại đồng tiền khác Do đó, nếu đồng tiền trìnhbày BCTC khác với đồng tiền chính thức của DN, thì kết quả và tình hình tài chínhcủa DN được chuyển sang đồng tiền trình bày BCTC.

Luận văn của Thạc sỹ Hoa Phong Lan – Trường ĐH Thương Mại nghiên cứu

về “Kế toán lập, trình bày báo cáo tài chính tại Tổng công ty Sông Đà” Luận văn

đã trình bày và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán lập và trình bàyBCTC trong doanh nghiệp Trên cơ sở đó, luận văn đã khảo sát và đánh giá thựctrạng kế toán lập và trình bày BCTC tại TCT Sông Đà theo hướng từ BCTC riêng,BCTC tổng hợp và BCTC hợp nhất Luận văn đã đánh giá khách quan ưu điểmcũng như đưa ra những tồn tại trong kế toán lập và trình bày BCTC tại TCT SôngĐà, những tồn tại đó cần phải tiếp tục hoàn thiện Từ đó trình bày các dự báo triểnvọng về vấn đề nghiên cứu và đưa ra các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện kế toán lậpvà trình bày BCTC tại TCT Sông Đà phù hợp với đặc thù hoạt động của doanhnghiệp trong hiện tại và xu thế phát triển trong tương lai Bên cạnh đó, luận văncũng làm rõ những hạn chế nghiên cứu và xác định các vấn đề cần tiếp tục nghiêncứu trong tương lai của luận văn.

Bài viết của Ths Hồ Tuấn Vũ - Đại học Duy Tân “ Những khác biết giữa lậpvà trình bày báo cáo kết quả kinh doanh theo IAS 01 và VAS 21” năm 2015 Bàiviết đã làm rõ những điểm khác biệt trong lập và trình bày báo cáo kết quả kinhdoanh theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế Qua đó bài viết đã đưa ranhững mặt hạn chế trong lập và trình bày báo cáo kết quả kinh doanh theo chuẩnmực kế toán Việt Nam Nghiên cứu chuẩn mực kế toán quốc tế về lập và trình bàyBáo cáo lợi nhuận tổng hợp là cơ sở để hoàn thiện cho chuẩn mực kế toán Việt Namvà các Chế độ kế toán liên quan đến việc công bố thông tin về lợi nhuận trên báocáo tài chính

Trang 14

Những năm gần đây có khá nhiều công trình nghiên cứu, những bài báo khoahọc có liên quan đến đề tài lập và trình bày báo cáo tài chính tuy nhiên những đề tàinày lại chủ yếu gắn với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường còn đốivới các doanh nghiệp đặc thù thì không mấy được chú ý Báo cáo tài chính có mộtvai trò quan trọng, đặc biệt là chế độ kế toán các công ty chứng khoán chưa đượchoàn thiện nên báo cáo tài chính chưa được thể hiện đúng vai trò của nó Chính vìvậy đề tài nghiên cứu “Lập và trình bày báo cáo tài chính tại công ty Cổ phầnchứng khoán Dầu Khí” có ý nghĩa về cả mặt lý luận lẫn thực tiễn.

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hóa lý luận về BCTC nói chung, về lập và trình bày BCTC trongcác công ty chứng khoán nói riêng

- Nghiên cứu tình hình thực tiễn tại công ty chứng khoán Dầu Khí về lập vàtrình bày Báo cáo tài chính

- Đánh giá ưu điểm và hạn chế của việc lập và trình bày Báo cáo tài chính tạicông ty Cổ phần chứng khoán Dầu Khí

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện lập và trình bày BCTC tại côngty Cổ phần chứng khoán Dầu Khí.

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài:

Để tiến hành nghiên cứu đề tài lập và trình bày báo cáo tài chính tại công tyCổ phần chứng khoán Dầu Khí, tôi đã xác định phương pháp hệ nghiên cứu và đưara các phương pháp cụ thể để tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu Phương pháp hệnghiên cứu bao gồm các phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích thông tin.

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Trong quá trình thu thập dữ liệu về lập và

trình bày báo cáo tài chính tại công ty CP Chứng khoán Dầu Khí tôi đã sử dụng cácphương pháp thu thập sau

+ Phương pháp điềù tra (dữ liệu sơ cấp): Tôi tiến hành điều tra bằng

phương pháp phỏng vấn những nhân viên công tác trong phòng kế toán

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu (dữ liệu thứ cấp): Theo phương pháp

nghiên cứu tài liệu, căn cứ trên các tài liệu đã có để thu thập và tìm hiểu thông tin.

Trang 15

Việc thu thập và nghiên cứu tài liệu bao gồm các tài liệu: các chuẩn mực kế toánđặc biệt là chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”; chế độ kế toándoanh nghiệp bao gồm chế độ kế toán hiện hành mà các CTCK đang áp dụng theoTT95/2008/TT- BTC và TT162/2010/TT- BTC; sách tham khảo về kế toán doanhnghiệp, báo cáo tài chính; các tạp chí tài chính, tạp chí kế toán.

- Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu: Căn cứ trên kết quả phỏng

vấn, nghiên cứu tài liệu, tôi tiến hành phân tích thông tin đã thu thập được Các dữliệu sau khi thu thập được thì phân loại thành các nhóm dữ liệu thuộc sơ sở lý luậnvà dữ liệu thuộc cơ sở thực tiễn Sau đó, tôi tiến hành đối chiếu so sánh các dữ liệuđể đưa ra nhận xét, đánh giá.

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng lập và trình bày báo cáo

tài chính tại công ty Cổ phần chứng khoán Dầu Khí.

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn việc nghiên cứu về lập và trình bày

báo cáo cáo tài chính tại công ty Cổ phần chứng khoán Dầu Khí Thời giannghiên cứu từ 11/2015 – 5/2016, trong đó thu thập dữ liệu về lập và trình bàybáo cáo tài chính năm 2015.

6 Ý nghĩa của nghiên cứu

- Về lý luận: Luận văn hệ thống hoá và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận liên quanđến báo cáo tài chính, vai trò của báo cáo tài chính đối với các công ty Chứng khoán.

- Về thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn lập và trình bày Báo cáo tàichính tại công ty Cổ phần chứng khoán Dầu Khí, đề tài đưa ra một số đánh giá vềthực trạng lập và trình bày báo cáo tài chính, qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằmnâng cao chất lượng công tác lập và trình bày báo cáo tài chính tại công ty Cổ phầnchứng khoán Dầu Khí

- Đối với bản thân: việc nghiên cứu đề tài này trước hết giúp cho bản thân tôiđược hiểu sâu và cặn kẽ hơn về kiến thức đã được học Nâng cao trình độ, nâng caohiểu biết cho bản thân về vấn đề nghiên cứu

Trang 16

7 Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận kết cấu nội dung cơ bản của luận văn gồm 3chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về lập và trình bày báo cáo tài chính tại các công tychứng khoán

Chương 2: Thực trạng lập và trình bày báo cáo tài chính tại công ty Cổ phầnchứng khoán Dầu Khí

Chương 3: Các kết luận và đề xuất hoàn thiện lập và trình bày báo cáo tàichính tại công ty Cổ phần chứng khoán Dầu Khí

Trang 17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀICHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1.1 Đặc điểm công ty chứng khoán1.1.1 Khái niệm công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt Hoạt độngcủa công ty chứng khoán khác hẳn với các doanh nghiệp sản xuất và thương mạithông thường Sản phẩm của công ty chứng khoán thường là các dịch vụ tài chính.

Có rất nhiều khái niệm về công ty chứng khoán do nhiều tổ chức đặt ra Cáckhái niệm đều nêu bật được vị trí vai trò của công ty chứng khoán.

Theo giáo trình “Thị trường chứng khoán” của khoa Ngân hàng tài chínhtrường đại học Kinh tế quốc dân năm 2009 thì : “Công ty chứng khoán là một địnhchế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứngkhoán” Công ty chứng khoán chính là một trung gian tài chính.

Theo giáo trình TTCK, Học viện Tài chính Chủ biên TS Bạch Đức Hiển NXB Tài chính Hà Nội năm 2008 thì:

-"CTCK là một loại hình định chế trung gian đặc biệt trên thị trường chứngkhoán, thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán như ngành nghề kinhdoanh chính"

Theo quy định của Luật chứng khoán được Quốc hội nước Cộng Hòa XãHội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành từ1/1/2007 thì công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệuhữu hạn hoặc công ty cổ phần thành lập theo pháp luật Việt Nam để kinh doanhchứng khoán theo giấy phép kinh doanh chứng khoán do ủy ban Chứng khoán Nhànước (UBCKNN) cấp.

Như vậy, CTCK là một tổ chức tài chính trung gian được thành lập theopháp luật; thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động trên TTCK Một cáchkhái quát có thể hiểu:

Trang 18

CTCK là một loại hình doanh nghiệp tài chính hoạt động kinh doanh trênTTCK theo qui định của pháp luật CTCK hoạt động kinh doanh trên TTCK - mộtthị trường rất nhạy cảm, có nhiều rủi ro và sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Vìvậy, CTCK thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện:

-Về vốn: CTCK phải có đủ vốn pháp định theo quy định của Chính phủ Cụthể với mỗi nghiệp vụ khác nhau sẽ có mức độ vốn pháp định khác nhau;

- Về nhân sự: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiệnnghiệp vụ kinh doanh chứng khoán phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán và cótối thiểu ba người hành nghề chứng khoán cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh

- Về cơ sơ vật chất: Để được cấp giấy phép thành lập công ty và hoạt động

của CTCK thì CTCK phải có trụ sở; trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh

chứng khoán, đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tưchứng khoán thì không phải đáp ứng điều kiện về trang bị, thiết bị

Đây chính là những điểm khác biệt giữa hoạt động của CTCK với hoạt độngcủa các loại hình doanh nghiệp khác.

1.1.2 Vai trò và chức năng của công ty chứng khoán1.1.2.1 Chức năng của công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán là tác nhân thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triểnvà sự phát triển của nền kinh tế nói chung Công ty chứng khoán với các nghiệp vụnó tạo cho các chứng khoán tính thanh khoản cao, các chứng khoán có thể trao đổidễ dàng thuận lợi trên thị trường chứng khoán Từ đó huy động được những nguồnvốn nhàn rỗi trong công chúng, các nhà đầu tư để phân bố vào nơi có hiệu quả Điềuđó thể hiện qua các chức năng dưới đây của công ty chứng khoán:

+ Tạo cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa nhà đầu tư và chủ thể phát hànhthông qua cơ chế phát hành và bảo lãnh phát hành.

+ Cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch, thông qua hệ thống khớp lệnh hoặckhớp giá.

+ Tạo ra tính thanh khoản cao cho các chứng khoán, thể hiện qua việc hoánchuyển từ chứng khoán ra tiền mặt và ngược lại từ tiền mặt đổi thành chứng khoán.

Trang 19

+ Góp phần điều tiết bình ổn thị trường thông qua hoạt động tự doanh hoặcvai trò nhà tạo lập thị trường.

1.1.2.2 Vai trò của công ty chứng khoán đối trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Vai trò của công ty chứng khoán được thể hiện qua các nghiệp vụ của côngty chứng khoán, qua các hoạt động này công ty chứng khoán ảnh hưởng mạnh mẽđến thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế nói chung

Vai trò làm cầu nối giữa cung và cầu chứng khoán

CTCK là một chế định trung gian tài chính tham gia hầu hết vào quá trìnhluân chuyển chứng khoán: từ khâu phát hành trên thị trường sơ cấp đến khâu giaodịch mua bán trên thị trường thứ cấp.

Thị trường sơ cấp: Công ty chứng khoán là cầu nối giữa nhà phát hành vànhà đầu tư, giúp các tổ chứng phát hành huy động vốn một cách nhanh chóng thôngqua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành CTCK với nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệmnghề nghiệp với tổ chức bộ máy phù hợp, họ thực hiện tốt vai trò trung gian môigiới mua bán, phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụkhác cho cả nhà đầu tư và người phát hành Với nghiệp vụ này, CTCK thể hiện vaitrò cầu nói và là kênh dẫn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu.

Trên thị trường thứ cấp: CTCK là cầu nối giữa các nhà đầu tư, là trung gianchuyển khoản đầu tư thành tiền và ngược lại CTCK với nghiệp vụ môi giới, tư vấnđầu tư đảm nhiệm tốt vai trò chuyển đổi này giúp các nhà đầu tư giảm thiểu thiệt hạivề giá trị khoản đầu tư của mình.

Vai trò góp phần điều tiết và bình ổn giá thị trường:

Giá cả chứng khoán là do thị trường quyết định Tuy nhiên, để đưa ra mứcgiá cuối cùng, người mua và người bán phải thông qua các công ty chứng khoán vìhọ không được tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán Các công ty chứngkhoán là những thành viên của thị trường, do vậy họ cũng góp phần tạo lập giácả thị trường thông qua đấu giá Trên thị trường sơ cấp, các công ty chứngkhoán cùng với các nhà phát hành đưa ra mức giá đầu tiên Chính vì vậy, giá cảcủa mỗi loại chứng khoán giao dịch đều có sự tham gia định giá của các công tychứng khoán.

Trang 20

Các công ty chứng khoán còn thể hiện vai trò lớn hơn khi tham gia điều tiếtthị trường Để bảo vệ những khoản đầu tư của khách hàng và bảo vệ lợi ích củachính mình, nhiều công ty chứng khoán đã giành một tỷ lệ nhất định các giao dịchđể thực hiện vai trò bình ổn thị trường.

Góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường Giá cả chứng khoán là do thịtrường quyết định Tuy nhiên, để đưa ra mức giá cuối cùng, người mua và ngườibán phải thông qua các công ty chứng khoán vì họ không được tham gia trực tiếpvào quá trình mua bán Các công ty chứng khoán là những thành viên của thịtrường, do vậy họ cũng góp phần tạo lập giá cả thị trường thông qua đấu giá Trênthị trường sơ cấp, các công ty chứng khoán cùng với các nhà phát hành đưa ra mứcgiá đầu tiên Chính vì vậy, giá cả của mỗi loại chứng khoán giao dịch đều có sựtham gia định giá của các công ty chứng khoán.

Các công ty chứng khoán còn thể hiện vai trò lớn hơn khi tham gia điều tiếtthị trường Để bảo vệ những khoản đầu tư của khách hàng và bảo vệ lợi ích củachính mình, nhiều công ty chứng khoán đã giành một tỷ lệ nhất định các giao dịchđể thực hiện vai trò bình ổn thị trường.

Vai trò cung cấp các dịch vụ cho thị trường chứng khoán

CTCK với chức năng và nghiệp vụ của mình cung cấp các dịch vụ cần thiếtgóp phần cho thị trường chứng khoán hoạt động ổn định:

Thực hiện tư vấn đầu tư, góp phần giảm thiểu chi phí cho các nhà đầu tư.Cung cấp cơ chế xác định giá cho các khoản đầu tư

Tóm lại, công ty chứng khoán là một tổ chức chuyên nghiệp trên thị trườngchứng khoán, có vai trò cần thiết và quan trọng đối với các nhà đầu tư, các nhà pháthành đối với các cơ quan quản lý thị trường và đối với thị trường chứng khoán nóichung Những vai trò này được thể hiện thông qua các nghiệp vụ hoạt động củacông ty chứng khoán.

1.1.3 Các hoạt động của công ty chứng khoán

Theo điều 60 của luật chứng khoán, CTCK được thực hiện một, một số hoặctoàn bộ các hoạt động khinh doanh sau đây:

Trang 21

1.1.3.1 Hoạt động môi giới chứng khoán

Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứngkhoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng Công ty chứng khoán đại diện chokhách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại SGDCK hoặc thịtrường OTC Vì các quyết định đầu tư do chính khách hàng đưa ra nên họ sẽ phải tựchịu trách nhiệm về kết quả.

Hiện nay, tất cả các công ty chứng khoán ở nước ta đều đang thực hiệnnghiệp vụ này Khi thị trường phát triển thì hoạt động môi giới phải đóng vai trò làcầu nối giữa nhà đầu tư bán chứng khoán và nhà đầu tư mua chứng khoán, thôngqua hoạt động môi giới nhà môi giới chứng khoán sẽ trở thành người bạn, ngườichia sẻ những lo âu, căng thẳng và đưa ra những lời động viên kịp thời cho nhà đầutư, giúp nhà đầu tư có những quyết định tỉnh táo.

1.1.3.2 Hoạt động tự doanh chứng khoán

Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán là quá trình tự tiến hành cácgiao dịch mua bán chứng khoán cho chính mình Đây được coi là một khoản đầu tưcủa công ty bởi vì hoạt động này được thực hiện nhằm mục đích thu lợi nhuận chochính công ty thông qua hành vi mua bán chứng khoán với khách hàng Nghiệp vụnày hoạt động song hành với nghiệp vụ môi giới, vừa phục vụ lệnh giao dịch chokhách hàng đồng thời cũng phục vụ cho chính công ty.

Hoạt động tự doanh được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên SGDCKhoặc thị trường OTC Trên thị trường OTC hoạt động tự doanh của công ty chứngkhoán được thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường Lúc này, công tychứng khoán đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, nắm giữ một số lượng chứngkhoán nhất định của một số loại chứng khoán và thực hiện mua bán chứng khoánvới khách hàng để hưởng chênh lệch giá.

Đối với các công ty chứng khoán ở nước ta hiện nay thì chỉ có một số côngty thực hiện hoạt động này bởi vì muốn thực hiện nghiệp vụ này thì công ty chứngkhoán cần đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các giao dịch củachính mình

Trang 22

1.1.3.3 Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán

Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của công ty chứng khoán là việc thực hiện cácđợt chào bán và phân phối chứng khoán cho các doanh nghiệp cổ phần hoá ra côngchúng và thực hiện bảo lãnh Có thể nói nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là một trongnhững nghiệp vụ phổ biến ở các công ty chứng khoán, nó giúp cho tổ chức pháthành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phânphối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khiphát hành.

Khi thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán, công ty chứng khoán phảituân thủ các quy định về bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng do Bộ TàiChính ban hành Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnhphát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.

1.1.3.4 Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán

Hoạt động tư vấn là việc người tư vấn sử dụng kiến thức, dựa trên hoạt độngđể đưa ra các lời khuyên nhằm đem lại hiệu quả cho cả công ty chứng khoán lẫnkhách hàng Nhà tư vấn đòi hỏi phải hết sức thận trọng trong việc đưa ra các lờikhuyên đối với khách hàng, vì với lời khuyên đó khách hàng có thể thu về lợi nhuậnlớn hoặc thua lỗ, thậm chí phá sản, còn người tư vấn thu về cho mình khoản thu vềdịch vụ tư vấn bất kể hoạt động đó thành công hay không.

Bên cạnh các hoạt động tư vấn về đầu tư chứng khoán các công ty chứngkhoán còn thực hiện một mảng tư vấn rất lớn đó là mảng tư vấn tài chính doanh nghiệp.

Trong mảng tư vấn về tài chính doanh nghiệp các công ty chứng khoán thựchiện các hoạt động: Tư vấn cổ phần hoá, tư vấn niêm yết, tư vấn tái cấu trúc doanhnghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, chiatách, sát nhập…Những mảng hoạt động này đòi hỏi đội ngũ nhân viên tư vấn củacông ty chứng khoán cần phải nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề tài chính doanhnghiệp một cách chuyên sâu.

Trang 23

1.2 Khái niệm, phân loại và vai trò của Báo cáo tài chính

1.2.1 Khái niệm báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính nói chung hay BCTC của CTCK nói riêng đều được xem

xét trên những phạm vi góc độ khác nhau như theo chức năng cung cấp thông tin,theo nội dung phản ánh…trong nghiên cứu và trong thực hành kế toán BCTC củaCTCK có chức năng, nhiệm vụ hay nội dung tương tự như BCTC của các doanhghiệp kinh doanh thông thường Có các quan điểm khác nhau về BCTC như:

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin kinh tế tài chính đáng tin cậy về hoạtđộng của một thực thể kinh tế và phục vụ rộng rãi các đối tượng sử dụng thông tinnày ở bên trong và bên ngoài của một thực thể kinh tế

Theo giáo trình “Kế toán doanh nghiệp” của Ngô Thế Chi, Trương Thị Thủy(2006) thì Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản,vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trongkỳ của thực thể kinh tế Nó là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạngtài chính của đơn vị cho những người quan tâm Báo cáo tài chính cung cấp cácthông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho người sử dụng thông tin kế toán trong việcđánh giá, phân tích và dự đoán tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của đơn vị.Báo cáo tài chính là những báo cáo mang tính bắt buộc, do Nhà nước quy định

Theo chuẩn mực quốc tế về kế toán số 01– IAS 1: “ BCTC cung cấp thôngtin về tình trạng tài chính, kết quả hoạt động tài chính cũng như lưu chuyển tiền tệcủa một DN và đó là các thông tin có ích cho việc ra quyết định kinh tế “

Theo giáo trình “Đọc, lập, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp” của

Ngô Thế Chi , Vũ Công Ty (2001), BCTC là loại báo cáo kế toán, là những báo

Trang 24

cáo tổng hợp được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ sáchkế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hoặc thời kỳ nhấtđịnh Các báo cáo tài chính phản ánh một cách có hệ thống tình hình tài sản, côngnợ, tình hình sử dụng vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của các thực thể kinh tếtrong những thời kỳ nhất định, đồng thời chúng được giải trình giúp cho các đốitượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính và tình hình

kinh doanh của đơn vị để đề ra các quyết định cho phù hợp.

Tóm lại, qua những phân tích trên về BCTC có thể khẳng định: báo cáo tàichính là sự kết hợp của những sự kiện xảy ra trong quá khứ với những nguyên tắckế toán đã được thừa nhận và những đánh giá nhằm chủ yếu cung cấp thông tin tàichính hữu ích cho các đối tượng sử dụng.

1.2.2 Phân loại báo cáo tài chính

BCTC nói chung hay BCTC của CTCK nói riêng cung cấp thông tin tổngquát về nhiều mặt của hoạt động kinh tế tài chính của các đơn vị Các CTCK có sựkhác nhau về các hoạt động kinh doanh, về hình thức sở hữu, về quy mô tổ chức, vềyêu cầu quản lý Do đó để quản lý và sử dụng đúng đắn thông tin kế toán, Nhànước cũng quy định nhiều loại BCTC khác nhau

Theo nội dung kinh tế của thông tin phản ánh trên BCTC, hệ thống BCTC của

CTCK bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán: là BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trịtài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của công ty tại một thời điểm nhất định.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là BCTC tổng hợp, phản ánh tìnhhình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong một thời kỳ.

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là BCTC tổng hợp, phản ánh việc hình thành vàsử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của công ty.

- Thuyết minh BCTC: là BCTC mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tíchchi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong BCĐKT, BCKQHĐKD,BCLCTT cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kếtoán cụ thể.

Trang 25

- Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu: Là BCTC tổng hợp, phản ánhtình hình tăng giảm vốn chr sở hữu trong kỳ báo cáo của công ty.

Theo tính chất và yêu cầu quản lý, BCTC nói chung cũng như BCTC của

CTCK đều bao gồm:

- BCTC định kỳ: là hệ thống báo cáo được lập định kỳ theo yêu cầu quản lýcủa Nhà nước, của các thực thể kinh tế Theo quy định hiện hành, hệ thống BCTCđịnh kỳ gồm BCTC năm, BCTC giữa niên độ dạng tóm lược và dạng đầy đủ.

- BCTC bất thường: là hệ thống báo cáo được lập vào các thời điểm khi thựcthể kinh tế có những sự kiện bất thường như chia tách, sát nhập, hợp nhất, chuyểnđổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản, thanh tra

Theo đặc điểm và tổ chức quản lý, BCTC nói chung cũng như BCTC của

CTCK đều bao gồm:

- Báo cáo tài chính riêng: là những báo cáo tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán

theo các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh có hệ thống về tình hình tài sản, nguồnhình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình lưuchuyển tiền tệ ở văn phòng trụ sở chính của Tổng công ty

- Báo cáo tài chính tổng hợp: là những báo cáo tổng hợp số liệu từ các sổ kếtoán theo các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh có hệ thống về tình hình tài sản,nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình lưuchuyển tiền tệ ở văn phòng trụ sở chính của Tổng công ty và các chi nhánh trựcthuộc Tổng công ty có vốn do Tổng công ty cấp

- Báo cáo tài chính hợp nhất: là báo cáo phản ánh tổng hợp về thông tin tàichính của công ty kiểm soát và các chủ thể bị nó kiểm soát Nó được lập như thểcác công ty kiểm soát và các chủ thể bị nó kiểm soát là một đơn vị kinh tế duy nhất.

Theo thời điểm lập báo cáo, BCTC nói chung cũng như BCTC của CTCK

đều bao gồm:

- BCTC năm: là hệ thống BCTC được lập vào thời điểm cuối năm.

- BCTC giữa niên độ: là hệ thống BCTC lập vào thời điểm giữa niên độ kếtoán, có thể là cuối quý.

Trang 26

1.2.3 Vai trò của báo cáo tài chính đối với các công ty chứng khoán

Một trong những vai trò của báo cáo tài chính là công bố tình hình kinhdoanh, sức khỏe tài chính đồng thời cho thấy bức tranh toàn cảnh về quá trình hoạtđộng của các công ty chứng khoán.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, thông tin trên báo cáo tài chính không chỉphục vụ yêu cầu quản trị của các nhà quản lý và điều hành công ty chứng khoán màchủ yếu đáp ứng nhu cầu thông tin của những đối tượng bên ngoài CTCK Mỗi đốitượng sử dụng báo cáo tài chính với mục đích khác nhau, nhưng nhìn chung hệthống báo cáo tài chính CTCK có tác dụng chủ yếu đối với các đối tượng sử dụngnhư sau:

+ Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin kinh tế tài chính cần thiết giúpcho việc nhận biết và kiểm tra một cách toàn diện có hệ thống tình hình và kết quảhoạt động kinh doanh, tình hình sử dụng các chỉ tiêu kinh tế, tài chính chủ yếu củacác CTCK

+ Báo cáo tài chính cung cấp các số liệu, chỉ tiêu, phục vụ cho hoạt độngphân tích hoạt động kinh tế, tài chính để nhận biết tình hình, kết quả kinh doanhnhằm đánh giá tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính, tình hình và nhu cầu hiệuquả sử dụng vốn của các CTCK.

+ Dựa vào BCTC để phân tích, phát hiện khả năng tiềm tàng kinh tế, tàichính dự đoán tình hình và xu thế hoạt động của các CTCK để từ đó đề ra các quyếtđịnh đúng đắn và có hiệu quả.

+ Báo cáo tài chính cung cấp các tài liệu, số liệu tham khảo phục vụ lập kếhoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư sử dụng vốn cho phù hợp với từng đối tượng cụthể của các CTCK.

+ Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng, cơ quanquản lý Nhà nước để kiểm tra, kiểm soát một cách toàn diện và có hệ thống tìnhhình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính chủ yếucủa các CTCK, tình hình chấp hành các chế độ chính sách về quản lý kinh tế tàichính của các định chế tài chính và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước

Trang 27

Qua đó cho thấy vai trò, vị trí của báo cáo tài chính là rất quan trọng Luật kếtoán quy định người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơnvị ký và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính Dovậy, việc tuân thủ chế độ báo cáo tài chính là yêu cầu cơ bản trong công tác chỉđạo tổ chức hạch toán kế toán của công ty chứng khoán Việc lập, nộp báo cáođúng hạn hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin trong việc đưa raquyết định tài chính.

1.3 Quy định của chuẩn mực kế toán về việc lập và trình bày báo cáo tài chính

1.3.1 Quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam về lập và trình bày báocáo tài chính

Quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam về lập và trình bày báo cáo tàichính được áp dụng cho tất cả các tổ chức kinh tế Chính vì vậy các chế định tàichính cũng phải tuân thủ những quy định này như các doanh nghiệp nói chung.

1.3.1.1 Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính theo chuẩn mực kếtoán Việt Nam

Tất cả các tổ chức kinh tế khi lập và trình bày báo cáo tài chính đều phải tuânthủ 6 nguyên tắc quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 “ Trình bày báo cáo tàichính”: Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu, tập hợp, bù trừ vàcó thể so sánh được

Thứ nhất là nguyên tắc hoạt động liên tục, nguyên tắc này đòi hỏi khi lập và

trình bày báo cáo tài chính thì Giám đốc ( hoặc người đứng đầu ) doanh nghiệp cầnphải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của tổ chức Báo cáo tài chính phảiđược lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ hoạtđộng kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý địnhcũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt độngcủa mình Khi đánh giá nếu Giám đốc ( hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp biếtđược những điều không chắc chắn đó cần được nêu rõ Nếu báo cáo tài chính khôngđược lập trên cơ sở hoạt động liên tục thì sự kiện này cần được nêu rõ, cùng với cơsở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến doanh nghiệp không được coi làđang hoạt động liên tục.

Trang 28

Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp Giám đốc ( hoặcngười đứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể dự tínhđược tối thiểu trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.

Thứ hai là nguyên tắc cơ sở dồn tích nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp

phải lập báo cáo tài chính theo cơ sở dồn tích, loại trừ các thông tin liên quan đếnluồng tiền Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vàothời điểm phát sinh không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghinhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ liên quan.Các khoản chi phíđược ghi nhận và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợpgiữa doanh thu và chi phí Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không chophép ghi nhận trên bảng cân đối kế toán những khoản mục không thỏa mãn địnhnghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả.

Thứ ba là nguyên tắc nhất quán: nguyên tắc này đòi hỏi việc trình bày và

phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sangniên độ khác Trừ khi có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanhnghiệp hoặc có sự xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cầnphải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các sự kiện và giao dịch, hoặcmột chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày.

Doanh nghiệp có thể trình bày báo cáo tài chính một cách khác khi mua sắmhoặc thanh lý lớn các tài sản, hoặc khi xem xét lại báo cáo tài chính Việc thay đổicách trình bày báo cáo tài chính được thực hiện khi cấu trúc trình bày mới sẽ đượcduy trì lâu dài trong tương lai hoặc nếu lợi ích của cách trình bày mới được xác địnhrõ ràng Khi có sự thay đổi thì doanh nghiệp phải phân loại các thông tin mang tínhso sánh cho phù hợp với các quy định và phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sựthay đổi đó trong thuyết minh báo cáo tài chính.

Thứ tư là nguyên tắc trọng yếu và tập hợp: theo nguyên tắc này thì từng

khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính Cáckhoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vàonhững khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng.

Trang 29

Khi trình bày báo cáo tài chính, một thông tin được coi là trọng yếu nếukhông trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệchđáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của người sửdụng báo cáo tài chính Tính trọng yếu phụ thuộc vào quy mô và tính chất của cáckhoản mục được đánh giá trong tình huống cụ thể nếu các khoản mục này khôngđược trình bày riêng biệt Để xác định một khoản mục hay một tập hợp các khoảnmục là trọng yếu phải đánh giá tích chất và quy mô của chúng Tùy theo các tìnhhuống cụ thể, tính chất hoặc quy mô của từng khoản mục có thể là nhân tố quyếtđịnh tính trọng yếu Ví dụ các tài sản riêng lẻ có cùng tính chất và chức năng đượctập hợp vào một khoản mục, kể cả khi giá trị của khoản mục là rất lớn Tuy nhiên,các khoản mục quan trọng có tính chất hoặc chức năng khác nhau phải được trìnhbày một cách riêng rẽ.

Theo nguyên tắc trọng yếu doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ cácquy định về trình bày báo cáo tài chính của các chuẩn mực kế toán cụ thể nếu cácthông tin đó không có tính trọng yếu.

Thứ năm: nguyên tắc bù trừ, nguyên tắc này đòi hỏi khi ghi nhận các giao

dịch kinh tế và các sự kiện để lập và trình bày báo cáo tài chính không được phépbù trừ tài sản và nợ phải trả Do đó, doanh nghiệp phải trình bày riêng biệt tất cả cáckhoản mục tài sản và công nợ phải trả trên báo cáo tài chính Đối với các khoảnmục doanh thu và thu nhập khác, chi phí khác chỉ được bù trừ khi các khoản nàyđược quy định tại một chuẩn mực kế toán khác, hoặc các khoản lãi, lỗ và các chiphí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc tươngđương và không có tính trọng yếu Các tài sản và nợ phải trả, các khoản thu nhập vàchi phí có tính trọng yếu phải được báo cáo riêng biệt Việc bù trừ các số liệu trongbáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc bảng cân đối kế toán, ngoại trừ trườnghợp việc bù trừ này phản ánh bản chất của giao dịch hoặc sự kiện, sẽ không chophép người sử dụng hiểu được các giao dịch hoặc sự kiện được thực hiện và dự tínhđược các luồng tiền trong tương lai của doanh nghiệp Đối với các khoản mục đượcphép bù trừ, trên báo cáo tài chính chỉ trình bày số lãi hoặc lỗ thuần (sau khi bù trừ).

Trang 30

Thứ sáu là nguyên tắc có thể so sánh, theo nguyên tắc này các thông tin

bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải đượctrình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của kỳtrước Các thông tin so sánh cần phải bao gồm các thông tin diễn giải bằng lời nếuđiều này là cần thiết giúp cho những người sử dụng hiểu rõ được báo cáo tài chínhcủa kỳ hiện tại.

Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong báo cáotài chính, thì phải phân loại lại các số liệu so sánh ( trừ khi việc này không thể thựchiện được) nhằm đảm bảo khả năng so sánh được với kỳ hiện tại, và phải trình bàytính chất, số liệu và lý do việc phân loại lại Nếu không thể thực hiện được phân loạilại các số liệu tương ứng mang tính so sánh thì doanh nghiệp cần phải nêu rõ lý dovà tính chất của những thay đổi nếu việc phân loại lại các số liệu được thực hiện.

Trường hợp không thể phân loại lại các thông tin mang tính so sánh để sosánh với kỳ hiện tại, như trường hợp mà cách thức thu thập số liệu trong các kỳtrước đây không cho phép thực hiện việc phân loại lại để tạo những thông tin sosánh, thì doanh nghiệp cần phải trình bày các tính chất của các điều chính lẽ ra cầnphải thực hiện đối với các thông tin số liệu mang tính so sánh Chuẩn mực “ Lãi, lỗthuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và thay đổi trong chính sách kế toán” đưa ra quyđịnh về các điều chỉnh cần thực hiện đối với các thông tin mang tính so sánh trongtrường hợp các thay đổi về chính sách kế toán được áp dụng cho các kỳ trước.

1.3.1.2 Yêu cầu khi lập và trình bày báo cáo tài chính theo chuẩn mực kếtoán Việt Nam

Để thực hiện được các nguyên tắc trên thì khi lập và trình bày báo cáo tàichính kế toán phải tuân thủ một số yêu cầu cơ bản sau được quy định trong chuẩnmực kế toán số 21 “ Trình bày báo cáo tài chính”.

Trung thực và hợp lý, để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáotài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chếđộ kế toán và các quy định liên quan hiện hành Bởi vậy, doanh nghiệp phải lựachọn và áp dụng các chính sách kế toán nhằm cung cấp thông tin phù hợp đáng tin

Trang 31

cậy, so sánh được và dễ hiểu Trường hợp chưa có quy định ở chuẩn mực và chế độkế toán hiện hành, thì doanh nghiệp phải căn cứ vào chuẩn mực chung để xây dựngcác phương pháp kế toán hợp lý nhằm đảm bảo báo cáo tài chính cung cấp đượccác thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng, thôngtin phải đáng tin cậy, phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình vàkết quả kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giaodịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng, thôngtin trình bày phải khách quan, không thiên vị và tuân thủ nguyên tắc thận trọng, đầyđủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.

Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán: chính sách kế toán bao gồmnhững nguyên tắc, cơ sở và các phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp ápdụng trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính Trường hợp không có chuẩnmực kế toán hướng dẫn riêng, khi xây dựng các phương pháp kế toán cụ thể, doanhnghiệp cần xem xét những yêu cầu và hướng dẫn của các chuẩn mực kế toán đề cậpđến những vấn đề tương tự và có liên quan, những khái niệm, tiêu chuẩn, điều kiệnxác định và ghi nhận đối với các tài sản và nợ phải trả, thu nhập và chi phí được quyđịnh trong chuẩn mực chung…

1.3.2 Quy định của Chuẩn mực kế toán Quốc tế về lập và trình bày báocáo tài chính

Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính (Chuẩn mực số 1 IAS 1) mô tả cơ sở cho việc trình bày các báo cáo tài chính Chuẩn mực này thiếtlập khuôn khổ và trách nhiệm của việc trình bày các báo cáo tài chính, hướng dẫncấu trúc và yêu cầu nội dung tối thiểu trên các báo cáo tài chính và được áp dụngcho tất cả các báo cáo tài chính trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế

-1.3.2.1 Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế

toán quốc tế

Thứ nhất, Báo cáo tài chính cần phải trình bày một cách khách quan tình

hình tài chính, hiệu năng tài chính và các luồng tiền mặt của doanh nghiệp Để báocáo tài chính phản ánh được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, ban giám đốccần lựa chọn và áp dụng các phương pháp kế toán gồm những nguyên tắc, cơ sở,quy ước, quy tắc và thông lệ cụ thể

Trang 32

Thứ hai, lập báo cáo tài chính theo phương pháp dồn tích, ngoại trừ các

thông tin liên quan đến các luồng tiền mặt Theo phương pháp kế toán dồn tích, cácnghiệp vụ giao dịch và các sự kiện được hạch toán khi chúng phát sinh (chứ khôngtheo thu, chi ngân quỹ) và được ghi nhận vào sổ sách kế toán và báo cáo tài chínhcủa các niên độ liên quan

Thứ ba, các khoản mục trong báo cáo tài chính cần được trình bày và phân

loại duy trì nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi:

- Có sự thay đổi quan trọng về tính chất của các hoạt động của doanh nghiệphoặc khi xem xét lại cách trình bày trên báo cáo tài chính cho thấy cần phải thay đổiđể có thể trình bày một cách thích hợp các sự kiện, các nghiệp vụ giao dịch.

- Sự thay đổi trong cách trình bày là do một chuẩn mực kế toán quốc tế hoặcmột diễn giải của ủy ban thường trực về diễn giải các chuẩn mực áp đặt.

Thứ tư, mọi yếu tố thông tin trọng yếu cần được trình bày một cách riêng rẽ

trong báo cáo tài chính Đối với các yếu tố không mang tính trọng yếu thì cần tậphợp chúng lại theo cùng tính chất hoặc cùng chức năng tương đương.

Thứ năm, không được bù trừ các tài sản với các khoản nợ, ngoại trừ việc bù

trừ này được quy định hay cho phép bởi một chuẩn mực kế toán quốc tế.

Thứ sáu, các thông tin trình bày trong báo cáo tài chính phải có tính chất so

sánh, nghĩa là các thông tin của niên độ trước đó cần trình bày tương ứng với cácthông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của niên độ hiện tại.

1.3.2.2 Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán

quốc tế:

Báo cáo tài chính lập và trình bày theo chuẩn mực kế toán quốc tế sẽ cungcấp được các thông tin:

- Thích hợp với nhu cầu ra quyết định của những người sử dụng

- Đủ độ tin cậy bằng cách: Trình bày trung thực các kết quả hoạt động, tìnhhình tài chính của doanh nghiệp; Phản ánh thực chất kinh tế của các sự kiện và cácnghiệp vụ giao dịch mà không theo danh nghĩa pháp lý của chúng; Khách quan,không thân thiện; Thận trọng; Đầy đủ trong mọi điểm trọng yếu.

Trang 33

+ Trình bày trung thực: Các thông tin được trình bày trên BCTC phải trungthực đảm bảo độ tin cậy của thông tin không mang tính phiến diện.

+ Tính trung lập: Các thông tin tài chính được trình bày dưới cái nhìn kháchquan, đảm bảo thông tin được cung cấp có thể sử dụng cho nhiêu đối tượng.

+ Thận trọng: BCTC được trình bày thận trọng tránh những sai sót.

+ Hoàn chỉnh: Các thông tin được trình bày trên BCTC phải hoàn chỉnh, toànđiện, đầy đủ

BCTC được lập và trình bày theo chuẩn mực kế toán quốc tế coi trọng nộidung hơn hình thức, BCTC chú trọng vào nội dung thông tin cung cấp cho người sửdụng, còn về mặt hình thức thì không có tính bắt buộc Các doanh nghiệp có thể lựachọn hình thức trình bày báo cáo cho phù hợp với đặc điểm, ngành nghề kinh doanhcủa mình Chuẩn mực kế toán quốc tế không quy định thứ hoặc mẫu trình bày cácbáo cáo tài chính mà chỉ nêu danh sách các khoản mục cần được trình bày riêng rẽtrong báo cáo tài chính.

1.3.3 So sánh những quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam với Quốctế trong lập và trình bày báo cáo tài chính.

Quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam trong lập và tình bày báo cáo tàichính VAS 21 “Trình bày báo cáo tài chính” được ban hành dựa trên chuẩn mựcIAS số 01 chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính có điều chỉnhcho phù hợp với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam Chính vì vậy mặc dù có nhữngđiểm giống nhau nhưng VAS 21 có những điểm không đồng nhất với IAS 01

1.3.3.1Những điểm giống nhau giữa VAS 21 và IAS 01

- Hệ thống báo cáo tài chính: Cả hai chuẩn mực đều có cùng một hệ thốngbáo cáo gồm 4 mẫu báo cáo bắt buộc: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinhdoanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính;

- Quy định BCTC phải trình bày trung thực, hợp lý và phù hợp với chuẩnmực; BCTC phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tìnhhình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp Việc áp dụng cácchuẩn mực, trong mọi trường hợp, nhằm đảm bảo việc trình bày trung thực và hợplý của BCTC

Trang 34

- Các nguyên tắc cơ bản các nguyên tắc cơ bản trong việc lập và trình bàybáo cáo tài chính, bao gồm: hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếuvà tập hợp, bù trừ các khoản mục tài sản và nợ phải trả, thu nhập và chi phí trìnhbày trên báo cáo tài chính không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khácquy định hoặc cho phép bù trừ, có thể so sánh các thông tin bằng số liệu trong báocáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứngvới các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của các kỳ trước.

- Về kỳ báo cáo: báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được lập ít nhấtcho kỳ kế toán năm Trường hợp đặc biệt, một doanh nghiệp có thể thay đổi kếtthúc năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho một niên độ kế toán có thể dài hơnhoặc ngắn hơn một năm dương lịch về việc thay đổi này cần được thuyết minh.

- Về mẫu biểu bảng cân đối kế toán: việc điều chỉnh các khoản mục trình bàytrên bảng cân đối kế toán có thể bao gồm: các khoản mục hàng dọc được đưa thêmvào khi một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu phải trình bày riêng biệt trên bảngcân đối kế toán hoặc khi quy mô, tính chất hoặc chức năng của một yếu tố thông tinđòi hỏi phải trình bày riêng biệt nhằm phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tàichính của doanh nghiệp Cách thức trình bày và sắp xếp theo thứ tự các yếu tốthông tin có thể được sửa đổi theo tính chất và đặc điểm hoạt động của doanhnghiệp nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho việc nắm bắt được tình hình tàichính tổng quan của doanh nghiệp.

- Về trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: doanh nghiệp cần trìnhbày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng của chi phí Trườnghợp do tính chất của ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp không thể trìnhbày các yếu tố thông tin trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chứcnăng của chi phí thì được trình bày theo bản chất của chi phí Các thông tin phảiđược trình bày hoặc trong báo cáo kết quả kinh doanh hoặc trong bảng thuyếtminh báo cáo tài chính.

-Về cổ tức: doanh nghiệp phải trình bày giá trị của cổ tức trên mỗi cổ phầnđã được đề nghị hoặc đã được công bố trong kỳ của báo cáo tài chính.

Trang 35

- Về thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu: doanh nghiệp cần phải trình bày nhữngthông tin phản ánh thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu: lãi hoặc lỗ thuần của niên độ.Từng khoản mục thu nhập và chi phí, lãi hoặc lỗ được hạch toán trực tiếp vàonguồn vốn chủ sở hữu theo quy định của các chuẩn mực kế toán khác và số tổngcộng các khoản mục này Tác động lũy kế của những thay đổi trong chính sách kếtoán và những sửa chữa sai sót cơ bản được đề cập trong các phần các phương pháphạch toán quy định trong chuẩn mực “ Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và cácthay đổi trong chính sách kế toán” Các nghiệp vụ giao dịch về vốn với các chủ sở hữuvà việc phân phối lợi nhuận cho các chủ sở hữu Số dư của các khoản mục lãi, lỗ lũy kếvào thời điểm đầu niên và cuối niên độ và những biến động trong niên độ Đối chiếugiữa giá trị ghi sổ của mỗi loại vốn góp, thặng dư vốn cổ phần, các khoản dự trữ vàođầu niên độ và cuối niên độ và trình bày riêng biệt từng sự biến động.

1.3.3.2 Những điểm khác nhau của VAS 21 và IAS 01

Bảng 1: Sự khác nhau trong quy định lập và trình bày BCTC của VAS và IAS

Tiêu chí sosánh

Chuẩn mực kế toán Việt NamVAS 21

Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS01

Hệ thống báo cáo

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu được trình bày ở thuyết minh báo cáo tài chính

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữulà một báo cáo riêng biệt

Tính linh hoạt

Có tính bắt buộc trong việc áp dụng các chuẩn mực, các chính sách và quy định

Có tính linh hoạt trong việc áp dụng các chuẩn mực

Kỳ báo cáo Việc lập báo cáo tài chính cho một niên độ kế toán không được vượt quá 15 tháng.

Có thể lập báo cáo tài chính chogiai đoạn 52 tuần vì yêu cầu thựctế nếu báo cáo tài chính không có những khác biệt trọng yếu so với báo cáo tài chính lập cho kỳ kế toán năm.

Về phân biệt Tài sản, nợ phải trả ngắn hạn và Doanh nghiệp có thể lựa chọn

Trang 36

tài sản, nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn

dài hạn phải được trình bày thành các khoản mục riêng biệt trên bảng cân đối kế toán.

việc trình bày hoặc không trình bày riêng biệt các tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn

Về ngày đáohạn của các tài sản và công nợ.

Không đề cập đến vấn đề này Doanh nghiệp cần trình bày ngàyđáo hạn của cả tài sản và công nợ để đánh giá tính thanh khoản và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Về mẫu biểubảng cân đốikế toán

Bảng cân đối kế toán được lập phù hợp với quy định trong văn bản hướng dẫn thực hiện chuẩn mực này.

Không đưa ra bảng cân đối kế toán mẫu.

Về cổ tức Thông tin này cần phải được trìnhbày trên bảng thuyết minh báo cáo tài chính.

Thông tin này có thể trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc trên bảng thuyết minh báo cáo tài chính.Về thay đổi

nguồn vốn chủ sở hữu

Thông tin này phải được trình bàytrong bảng thuyết minh báo cáo tài chính.

Thông tin này có thể trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính.

1.4 Khái quát chế độ kế toán áp dụng cho công ty chứng khoán1.4.1 Hệ thống chứng từ

Các CTCK Việt Nam căn cứ vào hệ thống chứng từ kế toán do Bộ Tài chínhban hành theo Thông tư số 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 của Bộ trưởng BộTài chính (Phụ lục số 03- TT 95/2008/TT-BTC) Việc vận dụng hệ thống chứng từdo Bộ Tài chính ban hành phải thực hiện đúng nguyên tắc, căn cứ, qui trình lập vàmẫu biểu theo qui định đối với chứng từ bắt buộc; còn các chứng từ hướng dẫn thìcác CTCK có thể vận dụng linh hoạt cho phù hợp và thuận lợi cho công tác kế toán.

Trang 37

Việc ghi chép, thu thập, luân chuyển, kiểm tra, sắp xếp, lưu trữ và bảo quảnchứng từ tại các CTCK được quy định tương tự như các doanh nghiệp kinh doanhthông thường.

* Theo thông tư 210/2014/BTC – TT hướng dẫn kế toán áp dụng đối vớicông ty chứng khoán có hiệu lực từ 1/1/2016, thì hệ thống chứng từ kế toán ápdụng cho các công ty chứng khoán được quy định lại một cách rõ ràng, cụ thể:

Khác với nhiều đơn vị khác, các CTCK phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký củacác nhân viên kế toán, kế toán trưởng (và người được ủy quyền), Tổng Giám đốc,Giám đốc (và người được ủy quyền) liên quan đến hoạt động của CTCK Sổ đăngký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do người đứng đầu tổ chức(hoặc người được uỷ quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần Mỗi người phải ký bachữ ký mẫu trong sổ đăng ký.

Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Tổng Giám đốc, Giám đốc CTCKquy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, antoàn tài sản của CTCK.

1.4.2 Hệ thống tài khoản

Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các CTCK hiện nay được ban hànhtheo Thông tư số 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính vềchế độ kế toán CTCK (Phụ lục số 01-TT 95/2008/TT-BTC) và được bổ sung thêmtheo thông tư 162/2009 BTC - TT Hệ thống tài khoản kế toán CTCK gồm 10 loạivà được qui định đến tài khoản cấp 3, gồm: 77 tài khoản cấp 01 trong bảng và 10 tàikhoản cấp 01 ngoài bảng; 122 tài khoản cấp 02 trong bảng và 16 tài khoản cấp 02ngoài bảng; 16 tài khoản cấp 03 trong bảng và 56 tài khoản cấp 03 ngoài bảng Hệthống tài khoản kế toán này áp dụng bắt buộc đối với các CTCK, do vậy các CTCKcăn cứ vào hệ thống tài khoản Bộ Tài chính qui định để lựa chọn các tài khoản ápdụng trong công ty mình cho phù hợp với đặc điểm, qui mô, lĩnh vực kinh doanh,đảm bảo hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh Việc lựa chọnhợp lý các tài khoản sẽ giúp bộ máy kế toán công ty xử lý, hệ thống hoá và cungcấp thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời, hữu ích, phục vụ hiệu quả cho yêu cầu quản

Trang 38

lý của công ty Đối với từng tài khoản, công ty có thể qui định chi tiết tuỳ thuộc vàoyêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên kế toán, phương tiệnkỹ thuật thu nhận, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin kế toán trong hạch toán vàbáo cáo

Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản trong điều kiện ứng dụng phần mềm kếtoán: Trong trường hợp này, công việc quan trọng là hệ thống tài khoản phải đượcmã hóa tài khoản trên cơ sở số hiệu tài khoản kế toán do chế độ kế toán qui địnhđược bổ sung thêm các số hoặc kết hợp chữ và số hoặc dùng hệ thống ký tự chữ đểmã hóa các tài khoản chi tiết đến cấp 4, 5, 6,… đảm bảo tính thống nhất trong toàncông ty; đáp ứng yêu cầu có thể chỉnh sửa, bổ sung linh hoạt Các nội dung về phânloại, xử lý, tổng hợp và báo cáo được thực hiện bởi phần mềm kế toán theo yêu cầucủa nhân viên kế toán và nhà quản trị

*Theo thông tư 210/2014/BTC – TT “hướng dẫn kế toán áp dụng đối vớicông ty chứng khoán” có hiệu lực 1/1/2016 quy định về hệ thống tài khoản ápdụng cho các công ty chứng khoán (Phụ lục số 02- TT 210/2014/TT-BTC):

Các Công ty chứng khoán căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán quy địnhtrong Hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Công ty chứng khoán để vận dụng và chitiết hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lýcủa từng loại hoạt động của đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu vàphương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng Trường hợp Công tychứng khoán cần bổ sung tài khoản hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2, cấp 3 vềtên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinhđặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.Theo yêu cầu quản lý, Công ty chứng khoán có thể mở thêm các tài khoản từ cấp 4trở lên mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.

1.4.3 Hệ thống sổ, sách kế toán

Các CTCK Việt Nam đều phải mở sổ kế toán, ghi chép, quản lý, lưu trữ và bảoquản sổ kế toán theo qui định của Luật Kế toán và Thông tư số 95/2008/TT-BTCngày 24/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Chế độ kế toán CTCK (Phụ lục số

Trang 39

04- TT 95/2008/TT-BTC) Đối với từng sổ kế toán, các CTCK có thể cụ thể hoá theohình thức kế toán đã chọn, đảm bảo phù hợp với qui mô, đặc điểm kinh doanh, yêucầu quản lý, trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán và phương tiện kỹ thuậttính toán CTCK mở hệ thống sổ kế toán cho kỳ kế toán năm và các nghiệp vụ kinhtế tài chính phát sinh được thu nhận, xử lý, tổng hợp, phản ánh, ghi chép vào sổ kếtoán đầy đủ, thường xuyên, liên tục, chính xác, trung thực và đúng với chứng từgốc Theo qui định của Thông tư số 95/2008/TT-BTC hiện nay các CTCK được lựachọn áp dụng một trong hai hình thức kế toán là: Hình thức sổ kế toán nhật kýchung, hình thức kế toán trên máy vi tính

*Theo thông tư 210/2014/BTC – TT “Hướng dẫn kế toán đối với công tychứng khoán” có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 quy định về hệ thống sổ, sách dùngtrong các công ty chứng khoán (Phụ lục số 03 B – TT 210/2014/TT-BTC):

Công ty chứng khoán được ghi sổ kế toán bằng tay hoặc ghi sổ kế toán bằngphần mềm kế toán Trường hợp ghi sổ bằng tay phải theo hình thức kế toán và mẫusổ kế toán và quy định của Hình thức Nhật ký chung Đơn vị được mở thêm các sổkế toán chi tiết theo yêu cầu quản lý của đơn vị.

1.4.4 Hệ thống báo cáo tài chính

Theo Luật Kế toán , Thông tư số 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 của Bộtrưởng Bộ Tài chính về chế độ kế toán CTCK, qui định hệ thống báo cáo tài chínhCTCK gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ (Phụ lục số 02-TT 95/2008/TT-BTC) và Thông tư 162/2010/BTC – TT sửa đổi và bổ sung một sốchỉ tiêu trên báo cáo tài chính của thông tư 95/2008/BTC – TT (Phụ lục số 01- TT162/2010/TT-BTC), bổ sung thêm báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu (Phụlục số 02- TT 162/2010/TT-BTC)

Hệ thống Báo cáo tài chính của CTCK bao gồm: - Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - CTCK

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - CTCK - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - CTCK

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - CTCK

Trang 40

- Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu Mẫu số B 05- CTCK

Báo cáo tài chính của CTCK phải nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyềnvà công khai theo qui định của pháp luật Các CTCK phải tuân thủ phương pháplập, nội dung và thời hạn nộp Báo cáo tài chính theo qui định của Luật Kế toán,chuẩn mực kế toán và chính sách chế độ kế toán hiện hành; các nội dung, hình thứcvà thời hạn công khai Báo cáo tài chính theo qui định về công bố thông tin kế toán.Nội dung công khai báo cáo tài chính của CTCK gồm: Tình hình tài sản và nguồnhình thành tài sản; kết quả hoạt động kinh doanh; vốn chủ sở hữu, tình hình đầu tư,vốn vay; tình hình trích lập và sử dụng các quỹ; thu nhập của người lao động,…Việc công khai Báo cáo tài chính được thực hiện theo các hình thức: Phát hành ấnphẩm; thông báo bằng văn bản; niêm yết trên trang điện tử của UBCKNN và tạiCTCK; các hình thức công bố khác theo qui định của pháp luật hiện hành

* Theo thông tư 210/2014/BTC – TT “ Hướng dẫn kế toán đối với công tychứng khoán” có hiệu lực ngày 1/1/2016 quy định về hệ thông báo cáo tài chính đượcsử dụng trong các công ty chứng khoán (Phụ lục số 04- TT 210/2014/TT-BTC):

+ Báo cáo tài chính của Công ty chứng khoán được thay đổi về tên và hìnhthức Hệ thống báo cáo tài chính tại CTCK gồm có:

- Báo cáo thu nhập toàn diện - Báo cáo tình hình tài chính - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu - Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.

+ Nơi nhận báo cáo tài chính được quy định cụ thể - Bộ Tài chính (ủy ban Chứng khoán Nhà nước) - Cơ quan Thuế

- Cơ quan Thống kê.

- Cơ quan đăng ký kinh doanh

Ngày đăng: 19/03/2017, 08:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w