ĐẶT VẤN ĐỀ Nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho nhân dân là việc làm rất cần thiết trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Xã Hội Chủ Nghĩa đó là mục tiêu hàng đầu là trách nhiệm cao cả của Đảng và nhà nước mà trực tiếp là ngành thể dục thể thao và y tế từ đó được xây dựng xuyên suốt trong quá trình cách mạng từng giai đoạn của đất nước cho phù hợp. Ngày 27 tháng 3 năm 1946 Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn thể nhân dân tập thể dục, từ đó đến nay Đảng và nhà nước đã lấy ngày đó là ngày thể thao Việt Nam. Ngày 18 tháng 11 năm 1975 Ban bí thư trung ương Đảng ra chỉ thị số 22/CT-TW về công tác thể dục thể thao trong tình hình mới để nhằm khôi phục và tăng cường sức khỏe cho nhân dân. Ngày nay đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tiến tới dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Đảng và nhà nước luôn khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển về mọi mặt đời sống xã hội trong đó việc tập luyện thể dục thể thao là một trong những vấn đề không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn mới. Ngoài ra thể dục thể thao còn mang tính nghệ thuật vì vậy thể thao luôn được mọi người yêu mếm và ủng hộ đặc biệt trong đó có sự góp mặt của môn thể thao mà mọi người luôn yêu thích, hâm mộ đến mức cuồn nhiệt và tôn vinh nó là môn thể thao vua. Thật vậy rõ ràng bóng đá ngày nay trở thành môn thể thao vua môn thể thao của những người dũng cảm và có giá trị nghệ thuật cao, hấp dẫn có quy mô phát triển trên toàn thế giới. Ở Việt Nam chúng ta ngày nay trong thời kỳ đất nước mở cửa bóng đá Việt Nam đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ nhờ có sự quan tâm đúng mức của các ngành và các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên nền bóng đá Việt Nam so với các nước trên thế giới vẫn còn non kém chính vì thế mà chúng ta không ngừng học hỏi, tìm hiểu để nâng cao cho nền bóng đá nước nhà cũng như nền bóng đá học đường phát triển đi lên ngày càng vững mạnh. Là người giáo viên đảm nhiệm bộ môn thể dục của trường chúng tôi mong muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công tác phát triển phong trào thể dục thể thao nói chung cũng như bóng đá nói riêng của trường. Từ những ý tưởng trên chúng tôi mạnh dạn quyết định chọn đề tài: “ NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC VÀ KỸ THUẬT CỦA ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ HỌC SINH NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI – TỈNH BÌNH DƯƠNG SAU MỘT NĂM HỌC TẬP LUYỆN”. 1 1/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Để đánh giá sự phát triển thể lực và kỹ thuật cơ bản của các vận động viên trong đội tuyển bóng đá học sinh nam trường THPT Nguyễn Trãi – Tỉnh Bình Dương sau một năm học tập luyện. 1.1 Mục tiêu nghiên cứu: * Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng thể lực và kỹ thuật của đội tuyển bóng đá học sinh nam trường THPT Nguyễn Trãi – tỉnh Bình Dương * Mục tiêu 2: Đánh giá sự phát triển các chỉ tiêu về thể lực và kỹ thuật sau một năm học tập luyện. 2 2/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để tiến hành nghiên cứu chúng tôi dự kiến sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: 2.1 Phương pháp nghiên cứu và tham khảo tài liệu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đã tiến hành tham khảo và thu thập các tài liệu liên quan như sau : Sách báo, tạp chí, tài liệu khoa học . 2.2 Phương pháp kiểm tra sư phạm: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để kiểm tra các tố chất thể lực và kỹ thuật của các vận động viên bóng đá nam thông qua các test sau: 2.2.1 Bật xa tại chỗ: Mục đích test này là đánh giá sức mạnh của vận động viên. 2.2.2 Chạy 15 m tốc độ cao: Mục đích của test này là dùng để đánh giá sức nhanh tốc độ di chuyển về trước của các vận động viên. 2.2.3 Chạy 5 lần x 30 m: Mục đích test này là đánh giá sức bền tốc độ của các vận động viên 2.2.4 Chạy 100m xuất phát cao: Mục đích của test này là để đánh giá sức nhanh của vận động viên 2.2.5 Chạy 2000m: Mục đích của test này là đánh giá sức bền của vận động viên 2.2.6 Ném biên có đà : Mục đích của test này là để đánh giá kỹ thuật ném biên và sức mạnh tay của vận động viên 2.2.7 Sút cầu môn chuẩn: Mục đích của test này để đánh giá khả năng sút bóng chuẩn của vận động viên 2.2.8 Tâng bóng bằng hai chân: Mục đích của test này là để đánh giá khả năng khéo léo và cảm giác bóng của vận động viên. 2.2.9 Chuyền bóng chuẩn 25m bằng má trong bàn chân: Mục đích của test này là để đánh giá khả năng chuyền bóng chính xác của các vận động viên 2.2.10 Dẫn bóng luồng cọc sút cầu môn: Mục đích của test này là để đánh giá khả năng khéo léo, linh hoạt của các vận động viên. 2.3 PHƯƠNG PHÁP TOÁN THỐNG KÊ: Dùng phương pháp này để tính toán sử lý số liệu 1. Tính giá trị trung bình 3 1 1 n i i x x n = = ∑ , với n<30 2. Tính độ lệch chuẩn 2 1 1 ( ) 1 x x n δ = − − ∑ Với n<30 3. Tính hệ số biến thiên %100x X C V δ = 4. Tính sai số tương đối: nxX xt δ ε 5.0 = 5. Tính nhịp tăng trưởng %100 5.0 x XX XX W AB AB + − = 6. Tính t student 2 2 2 1 2 1 21 n S n S XX t + − = với n<30 3. ĐỐI TƯỢNG TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 3.1 Gồm 25 em học sinh thuộc đội tuyển bóng đá nam trường THTP Nguyễn Trãi - Tỉnh Bình Dương 3.2 Địa điểm nghiên cứu Trường ĐHSP TDTT Thành Phố HỒ CHÍ MINH Trường THPT Nguyễn Trãi – tỉnh Bình Dương 3.3 Tổ chức nghiên cứu Số TT Nội dung nghiên cứu Thời gian Người thực hiện Địa điểm Bắt đầu Kết thúc 1. 2. 1 Tham khảo tài liệu 15/7/2007 15/8/2007 Nhóm nghiên cứu Trường ĐHSP TDTT TP HCM 2 Chọn đề tài 19/7/2007 20/7/2007 Nhóm nghiên cứu, GVHD Trường ĐHSP TDTT TP HCM 3 Viết đề cương lần 1 25/7/2007 10/8/2007 Nhóm nghiên cứu Trường ĐHSP TDTT TP HCM 4 Thông qua giáo viên HD 10/8/2007 15/8/2007 Nhóm nghiên cứu, GVHD Trường ĐHSP TDTT TP HCM 5 Bảo vệ đề cương 3/9/2007 3/9/2007 Nhóm nghiên cứu Trường ĐHSP TDTT TP HCM Chuẩn bị dụng cụ, 5/9/2007 10/9/2007 Nhóm nghiên cứu Trường THPT 4 DS học sinh Nguyễn Trãi 6 Kiểm tra lấy số liệu lần 1 15/9/2007 16/9/2007 Nhóm nghiên cứu Trường THPT Nguyễn Trãi 7 Xử lý số liệu lần 1 16/9/2007 20/9/2007 Nhóm nghiên cứu Trường THPT Nguyễn Trãi 8 Kiểm tra lấy số liệu lần 2 20/4/2008 21/4/2008 Nhóm nghiên cứu Trường THPT Nguyễn Trãi 9 Xử lý số liệu lần 2 22/4/2008 30/4/2008 Nhóm nghiên cứu Trường THPT Nguyễn Trãi 10 Viết luận văn 5/5/2008 20/5/2008 Nhóm nghiên cứu Trường THPT Nguyễn Trãi 11 Sửa chữa in ấn 01/6/2008 15/6/2008 Nhóm nghiên cứu Trường ĐHSP TDTT TP HCM 12 Thông qua giáo viên HD 20/6/2007 30/6/2007 Nhóm nghiên cứu, GVHD Trường ĐHSP TDTT TP HCM 13 Hoàn chỉnh đề tài 02/7/2007 30/7/2007 Nhóm nghiên cứu Trường THPT Nguyễn Trãi 14 Báo cáo thử 20/8/2008 20/8/2008 Nhóm nghiên cứu Trường ĐHSP TDTT TP HCM 15 Bảo vệ luận văn 30/8/2008 30/8/2008 Nhóm nghiên cứu Trường ĐHSP TDTT TP HCM 4. DỰ BÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Qua đề tài nghiên cứu này chúng tôi hy vọng có sự tăng tiến về thể lực và kỹ thuật của các vận động viên nam học sinh của đội tuyển bóng đá trường THPT Nguyễn Trãi sau 8 tháng tập luyện. 5. DỰ TRÙ KINH PHÍ VÀ TRANG THIẾT BỊ DỤNG CỤ: 5.1 In tài liệu tham khảo 5.2 Thiết bị dụng cụ : - Thướt dây cuộn 30m (1 cái) - Đồng hồ bấm giờ (2 cái ) - Trụ chạy vòng ( 10 cái ) - Bóng đá số 5 ( 15 quả ) - Lưới, khung thành ( 1 bộ ) 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chỉ thị 36CT/TW ngày 24 tháng 3 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. 2. Dương Nghiệp Chí 1987 “Phương pháp lập test đánh giá khả năng tập luyện trong thể thao”, Viện khoa học thể thao số 6. 3. Trịnh Trung Hiếu 1993, lý luận và phương pháp giáo dục thể dục thể thao NXB thể dục thể thao TP HCM. 4. Nguyễn Đức Văn 1987, phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, NXB thể dục thể thao Hà Nội. 6 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC CN. TRẦN MINH THUẬN NHÓM NGHIÊN CỨU ĐẶNG THẾ ANH NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC 7 . Đảng và nhà nước đã lấy ngày đó là ngày thể thao Việt Nam. Ngày 18 tháng 11 năm 1975 Ban bí thư trung ương Đảng ra chỉ thị số 22/CT-TW về công tác thể dục. nay trong thời kỳ đất nước mở cửa bóng đá Việt Nam đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ nhờ có sự quan tâm đúng mức của các ngành và các cấp lãnh đạo. Tuy