1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

G.A Văn 8 - THCS Bình sơn

186 1,1K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 186
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

B, Chuẩn bị: - HS: Đọc bài và soạn bài trước - GV: + Soạn bài + Phấn màu, bảng phụ C, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1 Giới thiệu bài : Trong cuộc đời của mỗi

Trang 1

MÔN NGỮ VĂN LỚP 8

Cả năm : 35 tuần x 4 tiết / tuần = 140 tiết

Học kì I : 18 tuần x 4tiết / tuần = 72 tiếtHọc kì II: 17 tuần x 4 tiết / tuần = 68 tiết

HỌC KÌ I

Tuần Bài Tiết Tên bài

34

Tôi đi học Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

78

Trong lòng mẹ Trường từ vựng Bố cục của văn bản

1011,12

Tức nước vỡ bờ Xây dựng đoạn văn trong văn bản Viết bài tập làm văn số 1

141516

Lão Hạc Lão Hạc Từ tượng hình , từ tượng thanh Liên kết các đoạn văn trong văn bản

181920

Từ ngữ địa phương & biệt ngữ xã hội Tóm tắt văn bản tự sự

Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Trả bài tập làm văn số 1

222324

Cô bé bán diêm Cô bé bán diêm Trợ từ , thán từ Miêu tả& biểu cảm trong văn bản tự sự

2728

Đánh nhau với cối xay gió Tình thái từ

Luyện tập viết đọan văn tự sự kết hợp với miêu tả & biểucảm

303132

Chiếc lá cuối cùng Chiếc lá cuối cùng Chương trình địa phương ( phần tiếng việt ) Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả & biểu cảm

343536

Hai cây phong Hai cây phong Viết bài tập làm văn số 2 Viết bài tập làm văn số 2

Trang 2

10 9,1

3940

Nói qúa Ôn tập truyện kí Việt Nam Thông tin về ngày trái đất năm 200 Nói giảm, nói tránh

11 4142

4344

Kiểm tra văn Luyện nói : kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả &biểu cảm

Câu ghép Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

12 4546

4748

Ôn dịch, thuốc lá Câu ghép ( tiếp theo ) Phương pháp thuyết minh Trả bài kiểm tra văn, bài tập làm văn số 2

14 4950

5152

Bài toán dân số Dấu ngoặc đơn & dấu hai chấm Đề văn thuyết minh & cách làm bài văn thuyết minh Chương trình địa phương ( phần văn)

545556

Dấu ngoặc kép Luyện nói : thuyết minh một thứ đồ dùng Viết bài tập làm văn số 3

Viết bài tập làm văn số 3

585960

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Đập đá ở Côn Lôn

Ôn luyện về dấu câu Kiểm tra tiếng việt

16 6162

6364

Thuyết minh một thể loại văn học Muốn làm thằng Cuội

Ôn tập tiếng việt Trả bài tập làm văn số 3

6768

Hai chữ nước nhà Kiểm tra tổng hợp kì I Kiểm tra tổng hợp kì I

707172

Hoạt động ngữ văn : làm thơ 7 chữ Hoạt động ngữ văn : làm thơ 7 chữ Trả bài kiểm tra tiếng việt

Trả bài kiểm tra tổng hợp

Trang 3

TUẦN 1 : Bài 1

Ngày soạn: 2 / 9 / 2006

TIẾT 1, 2 : TÔI ĐI HỌC

(Thanh Tịnh )

A, Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác mới lạ của nhân vật “tôi” ở buổitựu trường đầu tiên

-Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác củaThanh Tịnh

B, Chuẩn bị:

- HS: Đọc bài và soạn bài trước

- GV: + Soạn bài

+ Phấn màu, bảng phụ

C, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1

Giới thiệu bài :

Trong cuộc đời của mỗi con người , những kỉ niệm tuổi thơ , nhất là tuổi họctrò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ , càng đáng nhớ hơn là các kỉ niệmcủa ngày tựu trường đầu tiên Năm lớp 7, các em đã học bài “Cổng trường mở ra”của Lí Lan , bài văn miêu tả tâm trạng một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho contrước ngày khai trường để vào lớp một , vừa lo cho con , vừa nhớ lại tuổi thơ áotráng của chính mình Tâm trạng đó của người mẹ cũng gần giống với tâm trạngnhân vật “tôi” khi hồi tưởng về “ những kỉ niệm mơn man” của buổi tựu trườngđầu tiên trong bài học hôm nay

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Em hãy cho biết những nét đặc trưng

trong bút pháp Thanh Tịnh ?

2, Tác phẩm :

Hãy xác định thể loại và nêu xuất xứ

của văn bản ?

Đọc phần chú thích

- Thanh Tịnh ( 1911- 1988 )

- Quê ở ngoại thành Huế

Cũng như Thạch Lam , truyện ThanhTịnh ít kịch tính mà nhẹ nhàng , giàuchất thơ

- Thể loại : truyện ngắn

- Trích trong tập “ Quê mẹ” ( 1941 )

Trang 4

II, Đọc – hiểu văn bản :

GV hướng dẫn cách đọc :

Đọc giọng đều , nhỏ nhẹ theo hồi tưởng

của nhân vật , nhấn mạnh những chi tiết

miêu tả tâm trạng , đọc đúng ngữ điệu đối

thoại của nhân vật ( bà mẹ: dịu dàng ,

thầy hiệu trưởng : ân cần)

GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi học sinh

đọc tiếp

Phương thức biểu đạt chính của văn bản

là gì ?

Bố cục của văn bản gồm mấy phần ?

Nêu nội dung từng phần ?

Các ý được sắp xếp theo trình tự gì ?

III, Phân tích văn bản :

1, Tâm trạng, cảm giác nhân vật

tôi” trong ngày đầu tiên đi học.

Nhân vật “tôi” nhớ lại những kỉ niệm

của ngày đầu tiên đi học trong hoàn cảnh

nào?

GV diễn giảng : Đoạn văn mở đầu với

những hình ảnh thiên nhiên trong trẻo :

“ những đám mây bàng bạc” “ mấy cành

hoa tươi” “ bầu trời quang đãng”

và lời văn man mác chất thơ

Hình ảnh nào gợi những ấn tượng sâu sắc

trong lòng nhân vật “ tôi” ? Vì sao?

a, Trên con đường cùng mẹ đến trường:

Tâm trạng “ tôi” trên con đường cùng mẹ

tới trường được miêu tả như thế nào?

Đọc văn bản

Phương thức biểu đạt chính của văn bảnlà tự sự

Bố cục : 3 phần

- Phần 1 : Từ đầu cho đến lướt ngangtrên ngọn núi Tâm trạng , cảmgiác nhân vật “ tôi” trên con đườngcùng mẹ đến trường

- Phần 2: Tiếp đó cho đến được nghỉcả ngày nữa Tâm trạng ,cảm giáccủa

“tôi” khi đến trường

- Phần 3 : Đoạn còn lại “ Tôi” đónnhận giờ học đầu tiên

 Các ý được sắp xếp theo trình tự thờigian

 Vào những ngày cuối thu , đây làthời điểm tựu trường

 Mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹkhiến lòng “ tôi” thấy “ rộn rã”

 Ngày đầu tiên đến trường, đối với

“tôi” là một ngày trọng đại , đáng nhớ.Điều này đã khiến cậu bé có nhiều thay

Trang 5

Chi tiết nào cho thấy những thay đổi

trong lòng cậu bé ?

Tuy đã ra vẻ chững chạc như vậy nhưng

đôi lúc, cậu bé còn ngây ng, rất buồn

cười, hãy tìm chi tiết thể hiện những nét

đáng yêu ấy ?

Những từ bặm , ghì ,xệch ,muốn thuộc từ

 Tâm trạng hồi hộp , cảm giác mới

mẻ, sự hồn nhiên , đáng yêu của cậu bé.

Hết tiết 1, chuyển tiết 2

b, khi đến trường :

Gọi một học sinh đọc lại phần hai

Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng ngỡ

ngàng , cảm giác mới lạ của nhân vật “tôi”

khi đến trường ?

Cái nhìn của cậu về ngôi trường trước và

sau khi đi học có gì khác ?

Hình ảnh những cậu học trò lần đầu tiên đi

học được so sánh với con gì ? em có nhận

xét gì về nghệ thuật so sánh đó ?

GV diễn giảng : các em vừa ngỡ ngàng, lo

- Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ

 Trước kia, ngôi trường đối với “tôi”còn là nơi xa lạ , chưa để lại trong lòngcậu ấn tượng gì ngoài cảm tưởng là “cao ráo và sạch sẽ hơn những ngôi nhàkhác trong làng” Nhưng hiện nay trongtâm trạng một cậu học trò nhỏ lần đầutiên đi học “tôi” cảm thấy trường thậtoai nghiêm , sân trường quá rộng nêncậu cảm giác mình trở nên lạc lõng vàđâm ra lo sợ vẩn vơ

 - Hình ảnh các cậu học trò nhỏ được

ví như những chú chim non

- Nghệ thuật so sánh rất giàu sứcgợi cảm

Trang 6

sợ ,lại nghĩ mình sắp sửa bước sang một thế

giới khác như những chú chim non phải rời

tổ để bay vào khoảng trời rộng

Tâm trạng “tôi” lúc nghe thầy gọi tên và

khi phải rời bàn tay mẹ để vào lớp được

miêu tả ra sao ?

Qua đoạn văn ta thấy nhân vật “tôi” khi

đến trường có cảm giác như thế nào ?

c, Khi đón nhận giờ học đầu tiên :

Gọi học sinh đọc lại phần 3

Bước vào lớp , cái nhìn của nhân vật “tôi”

đối với bạn bè , mọi vật xung quanh thể

hiện tình cảm của cậu như thế nào ?

“Tôi” đã bước vào giờ học đầu tiên trong

tâm trạng ra sao ?

2, Tấm lòng của người lớn dành cho các

em :

Trình bày cảm nhận của em về thái độ , cử

chỉ của những người lớn đối với các em bé

lần đầu đi học ?

Qua tấm lòng của các bậc phụ huynh và

thầy cô giáo , chúng ta nhận ra trách nhiệm

của người lớn đối với học sinh , ngoài ra ,

đó còn là trách nhiệm của ai đối với ai ?

* Thảo luận : (ghi bảng phụ)

Miêu tả tâm trạng nhân vật “tôi”, tác giả

đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào ?

Em có nhận xét gì về những hình ảnh so

Đọc

 Đoạn văn diễn tả rất tinh tế tâm lítrẻ thơ : Lúc đầu sợ hãi nhưng rồi cũngdễ dàng thích nghi với môi trường mới ,cảm thấy gần gũi với thầy giáo , bạn bè, lớp học và “tôi” dù đã có lúc vẫn tơtưởng đến những kỉ niệm đi bẫy chimnhưng khi bắt đầu giờ học thì rấtnghiêm túc , tự tin

 Gần gũi với lớp học , với bạn bè , tự

tin nghiêm túc khi bước vào giờ học.

 Phụ huynh chuẩn bị chu đáo cho con

em , ông đốc đầy cảm thông , baodung , thầy dạy lớp rất vui tính , âncần

 Tấm lòng thương yêu , tinh thần

trách nhiệm của gia đình và nhà trường đối với thế hệ tương lai

Các nhóm thảo luận:

 - 3 hình ảnh so sánh : những cảmgiác trong sáng như mấy cành hoa tươimỉm cười giữa bầu trời quang đãng ; ýnghĩ thoáng qua như làn mây lướt ngangtrên ngọn núi ; những học trò mới nhưnhững chú chim non nhìn quãng trờirộng

Trang 7

Hoạt động 3:

IV, Tổng kết :

Cho biết nội dung truyện ngắn này và nêu

những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác

Phân tích dòng cảm xúc thiết tha , trong

trẻo của nhân vật “tôi”

GV gợi ý :

Trình bày cảm xúc , tâm trạng nhân vật

theo trình tự thời gian để đảm bảo tính

thống nhất cho văn bản

Cần chỉ ra sự kết hợp hài hòa giữa kể ,

miêu tả và bộc lộ cảm xúc ( kể : nêu sự

việc , nhân vật ; miêu tả : cảnh con đường ,

ngôi trường , bạn bè ,lớp học ; biểu cảm :

tâm trạng ngỡ ngàng , lo sợ , những hình

ảnh so sánh … )

Sau khi học sinh làm xong GV gọi một em

đọc lại bài của mình , cả lớp cùng nghe để

góp ý , bổ sung , GV đánh giá , cho điểm

- Những hình ảnh ấy gắn liền vớinhững cảnh sắc thiên nhiên sáng tươi,giàu sức gợi cảm

- Nghệ thuật: Tự sự xen miêu tả và biểu cảm

- Nội dung: Tâm tạng ngỡ ngàng ,

lạ lẫm của một cậu bé lần đầu tiên đi học được.

Học sinh tự làm từ 5 đến 10 phút

Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà :

- Học kĩ bài

- Làm bài tập số 2 trang 9 SGK

- Xem trước bài : cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

Trang 8

TUẦN 1 : Bài 1

Ngày soạn: 4 / 9 / 2006

TIẾT 3: CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ

A, Mục tiêu cần đạt : Giúp HS:

- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ kháiquát của nghĩa từ ngữ

- Rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cáiriêng

B, Chuẩn bị:

- HS: Đọc bài và nghiên cứu trước

- GV: + Soạn bài

+ Phấn màu, bảng phụ

C, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1:

Giới thiệu bài:

Ở lớp 7, các em đã tìm hiểu về hai mối quan hệ nghĩa của từ : quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa Hôm nay , chúng ta sẽ đi vào mối quan hệ khác về nghĩa từ ngữ : mối quan hệ bao hàm qua bài : “ Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2: Nhắc lại mối quan hệ

đồng nghĩa và trái nghĩa của từ ngữ

Thế nào là từ đồng nghĩa ?

Có mấy loại từ đồng nghĩa ? Cho ví dụ ?

Thế nào là từ trái nghĩa ? Cho ví dụ ?

Có hai loại từ đồng nghĩa :

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn

Ví dụ : má , mẹ…

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn

Ví dụ : ăn ,xơi…

Những từ trái nghĩa : có ý nghĩa tráingược nhau

Ví dụ : sống – chết

Trang 9

GV vẽ sơ đồ vào bảng phụ

Động vật

Thú Chim Cá

Voi, hươu… sáo, sẽ… cá rô, cá thu…

Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp

hơn nghĩa của các từ thú , chim , cá ? Vì

sao?

Vậy khi nào thì một từ ngữ được coi là

nghĩa rộng ?

Nghĩa của từ “ thú” rộng hơn hay hẹp

hơn nghĩa của các từ “ voi, hươu” ? Vì sao

?

Nghĩa của từ “ chim” rộng hơn hay hẹp

hơn nghĩa của các từ “ tu hú ,sáo”? Vì

sao?

Nghĩa của từ “ cá” rộng hơn hay hẹp hơn

nghĩa của các từ “ cá rô, cá thu” ? Vì

sao ?

Khi nào thì một từ ngữ được coi là có

nghĩa hẹp ?

Nghĩa của từ thú , chim , cá rộng hơn

nghĩa của những từ nào? Đồng thời hẹp

hơn nghĩa của từ nào ?

Hoạt động 3: Củng cố:

Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK trang 10.

Hoạt động 4:

II Luyện tập: Bài tập 1:

Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát

của nghĩa từ ngữ trong các nhóm từ :

 Nghĩa của từ động vật rộng hơnnghĩa của thú , chim , cá Vì nói đến “động vật” là bao gồm cả thú , chim ,cá

Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác

 Rộng hơn vì nói đến “ thú” là baogồm cả “voi, hươi”

 Rộng hơn Vì nói đền “ chim” làbao gồm cả “ tu hú , sáo”

 Rộng hơn Vì nói đến “cá” lá baogồm cả “cá rô, cá thu’

Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác

 Thú , chim ,cá rộng hơn nghĩa củanhững từ: “ voi, hươu, tu hú, sáo , cá rô,cá thu” đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ “động vật”

Đọc

a,

y phục

Quần Aùo Quần đùi, quần dài Aùo dài, áo

sơ mi

b, Vũ khí

Trang 10

Bài tập 2:

Tìm từ ngữ có nghĩa rộng hơn so với

nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau :

Bài tập 4: Những từ không phù hợp :

Súng Bom Súng trường, đại bác Bom bi, bom

- Làm bài tập 3, 5 trang 11 SGK

- Xem trước :Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

TUẦN 1 : Bài 1

Ngày soạn: 5 / 9 / 2006

TIẾT 4: TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

A, Mục tiêu cần đạt : Giúp HS:

- Nắm được tính thống nhất về chủ đề của văn bản

- Biết viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề ; biết xác định và duy trì đối tượng trình bày , chọn lựa , sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung , nêu bật ý kiến , cảm xúc của mình

Trang 11

Giới thiệu bài :

Một văn bản khác hăn với những câu hỗn độn do nó có tính mạch lạc và tính liênkết Chính những điều này sẽ làm cho văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề Thếnào là chủ đề và tính thống nhất về chủ đề của văn bản được biểu hiện qua những bìnhdiện nào ? Bài học hôm nay sẽ làm rõ những điều ấy

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2:

I Chủ đề của văn bản :

Gọi học sinh đọc lại văn bản “ tôi đi học”

của Thanh Tịnh

Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc

nào trong thuở thiếu thời của mình ?

Những hồi tưởng ấy gợi lên những cảm

giác như thế nào trong lòng tác giả ?

Như vậy , vấn đề trọng tâm được tác giả

đặt ra qua nội dung cụ thể của văn bản là

gì ?

GV nói : Nội dung trả lời các câu hỏi trên

chính là chủ đề của văn bản : “ Tôi đi

1, Những căn cứ để xác định : văn bản

“ Tôi đi học”

Căn cứ vào đâu , em biết văn bản “ Tôi

đi học” nói lên những kỉ niệm của tác giả

- Tâm trạng ngỡ ngàng , lo sợ khiđứng trước ngôi trường , nghe gọi tên vàphải rời tay mẹ để vào lớp

- Đón nhận giờ học đầu tiên trongcảm giác gần gũi , thân thuộc với mọivật , bạn bè cùng thái độ nghiêm túc , tựtin

 Những hồi tưởng về kỉ niệm ngàyđầu tiên đi học tạo ấn tượng sâu đậm ,không thể nào quên

 Tâm trạng , cảm giác của một cậubé lần đầu tiên đi học

 Là vấn đề trọng tâm , vấn đề cơ bản

được tác giả nêu lên , đặt ra qua nội dung cụ thể của văn bản

 - Các từ ngữ : … những kỉ niệm mơnman của buổi tựu trường , “ lần đầu tiên

Trang 12

về buổi đầu tiên đến trường ?

2, Những chi tiết miêu tả “ cảm giác

trong sáng” của nhân vật “ tôi” :

Hãy tìm những chi tiết miêu tả “ cảm

giác trong sáng” của nhân vật “ tôi” ở

buổi đầu tiên đến trường Những từ ngữ

nào chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong

lòng nhân vật “tôi” suốt cả cuộc đời ?

GV nói : Tất cả những chi tiết trên đều

tập trung để biểu hiện chủ đề văn bản

( đó là những “ cảm giác trong sáng” của

“ tôi” ngày đầu đến trường ) Đó chính là

tính thống nhất của chủ đề văn bản

Từ việc phân tích trên , em hãy cho biết

thế nào là tính thống nhất của chủ đề văn

bản ?

Tính thống nhất này thể hiện ở những

phương diện nào ?

đến trường” , “ hai quyển vở mới”

- Các câu : + “ Hai năm … buổi tựu trường” + “ Tôi quên thế nào được cảm giáctrong sáng ấy”

+ “ Hai quyển vở mới … bắt đầuthấy nặng”

+ “ Tôi bặm tay … cũng rơi xuốngđất”

 a, Trên đường đi học :

- Con đường : quen đi lại lắm lần ,nhưng … hôm nay thấy lạ

- Không lội qua sông thả diều , không

đi ra đồng nô đùa  thấy mình trangtrọng , đứng đắn

b, Trên sân trường :

- Trường cao ráo , sạch sẽ hơn cácnhà trong làng  oai nghiêm nên lo sợvẩn vơ

- Bở ngỡ , núp bên người thân , nứcnở khóc

c, Trong lớp học : Có những hôm đi chơi suốt cả ngày …vẫn không thấy xa nhà , xa mẹ  chưalần nào thấy xa mẹ như lần này

 Muốn viết được một văn bản đảm

bảo tính thống nhất về chủ đề , trước hết cần xác định vấn đề trọng tâm , sau đó sắp xếp ý theo trình tự hợp lí , lựa chọn từ ngữ , đặt câu sao cho tất cả tập trung biểu hiện vấn đề đó

 - Hình thức : nhan đề của văn bản

- Nội dung : mạch lạc

Trang 13

Hoạt động 3:

Củng cố:

Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK trang 12

Hoạt động 4:

III Luyện tập :

Bài tập 1 : Phân tích tính thống nhất về

chủ đề của văn bản

Hãy cho biết văn bản trên viết về đối

tượng nào và về vấn đề gì ?

Các đoạn văn đã trình bày đối tượng theo

thứ tự nào ?

Theo em , có thể thay đổi trật tự sắp xếp

này được không ? Vì sao ?

Nêu chủ đề của văn bản “ Rừng cọ quê

tôi”

Tìm các từ ngữ , các câu tiêu biểu thể

hiện chủ đề của văn bản ?

- Đối tượng : xung quanh nhân vật

thơ tác giả , tác dụng của cây cọ , tình

cảm gắn bó giữa cây cọ với người dân sông Thao

Khó thay đổi trật tự sắp xếp Vì các phần được bố trí theo một ý đồ đã định , các ý đã mạch lạc , liên tục

b, Chủ đề của văn bản : vẻ đẹp và ý nghĩa của rừng cọ quê tôi

c, Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần : Rừng cọ , lá cọ và các ý lớn trong phần thân bài :

- Miêu tả hình dáng cây cọ

- Nêu sự gắn bó mật thiết giữa cây cọ với nhân vật “ tôi”

- Các công dụng của cây cọ đối với cuộc sống

Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà :

- Học kĩ bài

- Làm bài tập 2, 3 trang 14 SGK

- Soạn bài: Trong lòng mẹ

TUẦN 2 : Bài 2

Ngày soạn: 7 / 9 / 2006

TIẾT 5, 6: TRONG LÒNG MẸ

(Nguyên Hồng)

Trang 14

A, Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh

- Hiểu được hình ảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú béHồng , cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ

- Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút

Nguyên Hồng : thắm đượm chất trữ tình , lới văn tự truyện chân thành giàu sứctruyền cảm

B, Chuẩn bị:

- HS Đọc và soạn bài trước

- GV: + Soạn bài

+ Phấn màu, bảng phụ

C, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1

1, Kiểm tra bài cũ:

- Tâm trạng , cảm giác của nhân vật “ tôi” trong ngày đầu tiên đi học đượcmiêu tả như thế nào ? ( trên con đường đến trường, khi đến trường, vào tiết họcđầu tiên )

- Em hãy nêu những đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn “Tôi đi học”

2, Giới thiệu bài:

Trong dòng văn học hiện thực 1930 – 1945 , Nguyên Hồng là một cây bút xuất sắc với giọng văn thấm đẫm chất trữ tình Tiêu biểu cho những sáng tác ấy “ Những ngày thơ ấu” – Tập hồi kí về tuổi thơ đầy cay đắng , bất hạnh của chính tác giả Hôm nay , chúng ta tìm hiểu một đoạn trích của tác phẩm , đó là văn bản “ Trong lòng mẹ”

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2:

I.Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

Gọi HS đọc chú thích ở SGK trang 18

II Tác phẩm :

Văn bản trên thuộc thể loại nào ?

Nêu xuất xứ văn bản ?

GV giảng : “ Những ngày thơ ấu” là tập

Đọc chú thích

-Nguyên Hồng (1918–1982) ,quê ở Nam Định

 - Các sáng tác của ông thường viết

về những người cùng khổ với trái tim yêu thương thắm thiết

- Những tác phẩm chính : Bỉ vỏ , Những ngày thơ ấu , Cửa biển

- Thể loại : Hồi kí

- Xuất xứ : Trích trong chương 4 tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”.

Trang 15

hồi kí về tuổi thơ đầy cay đắng , bất hạnh

của chính tác giả Tập hồi kí gồm 9

chương , văn bản học là chương 4 Trong

thể hồi kí “ tôi” là nhân vật chính , là

người kể chuyện và trực tiếp bộc lộ cảm

nghĩ về những điều có thực trong cuộc đời

mình

II Đọc – hiểu văn bản :

GV hướng dẫn cách đọc :

Gịong chậm , tình cảm : chú ý các từ

ngữ , hình ảnh thể hiện cảm xúc của nhân

vật tôi

GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi 3- 4 học

sinh đọc

Bố cục của văn bản gồm mấy phần ?

Nêu nội dung từng phần ?

III Phân tích:

1, Cuộc đối thoại giữa bà cô cay cộc và

chú bé Hồng :

Hãy tìm những chi tiết thể hiện cảnh ngộ

thương tâm của chú bé Hồng ?

GV giảng : Hoàn cảnh đáng thương : Còn

nhỏ mà đã mồ côi cha , sống xa mẹ Đã

vậy

, cậu còn luôn bị bà cô cay độc hành hạ

bằng những lời lẽ mỉa mai , xúc phạm

Bản chất của bà cô được thể hiện trong

cuộc đối thoại ấy qua những chi tiết

nào ?

Đọc văn bản

Bố cục : 2 phần

- Từ đầu cho đền “ người ta hỏi đến chứ

?” Cuộc đối thoại giữa bà cô cay độc vàchú bé Hồng , ý nghĩ , cảm xúc của chúvề người mẹ đáng thương

- Phần còn lại : Cuộc gặp lại bất ngờvới mẹ và cảm giác vui sướng cực điểmcủa bé Hồng

 Tôi đã bỏ cái khăn tang … Khôngphải đoạn tang thầy tôi… Mẹ tôi ởThanh Hoá vẫn chưa về

- Một hôm , cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi…

- …giọng nói và nét mặt khi cười rất kịch

- … cô tôi liền vỗ vai tôi cười

- … vào bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ

- Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể chuyện cho tôi nghe …

Trang 16

Trong những chi tiết ấy , tác giả thường

nhắc đi , nhắc lại hành động gì ở bà cô ?

Hãy phân tích sự khác nhau giữa những

cái cười đó ? ( chú ý cử chỉ , giọng điệu ,

nét mặt khi cười và những mâu thuẫn

trong lời nói của bà ta )

Qua đó , em thấy bà cô bé Hồng là một

người như thế nào ? Bà ta tượng trưng cho

loại người nào trong xã hội ?

- Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi

 Cái cười

 Khi thấy đứa cháu tỏ vẻ dửngdưng , bà ta không chịu buông tha màvẫn “ ngọt ngào” cùng cái nhìn “ chằmchặp” Nhắc đến mẹ bé Hồng bà tacười nụ cười khinh bỉ , châm chọc , đặcbiệt là nụ cười độc ác khi nhắc đến haitiếng “ em bé” Lúc bé Hồng khóc nứcnở , bà vẫn tỏ thái độ vô cảm Khôngnhững thế , bà còn miêu tả tình cảnhkhốn khổ của mẹ bé Hồng bằng một sựthích thú Sau đó , bà thay đổi đấu phápbằng cách thể hiện thái độ thương xótđối với người đã mất Đến đây , sựthâm hiểm đã được phơi bày toàn bộ

 - Bà cô lạnh lùng , độc ác , thâm

hiểm

- Là hạng người sống tàn nhẫn , khô héo cả tình máu mủ trong xã hội thực dân nửa phong kiến thời bấy giờ

Hết tiết 5, chuyển tiết 6

2, Tình cảm của bé Hồng đối với mẹ :

a, Những ý nghĩ , cảm xúc của chú bé

khi trả lời cô :

Khi nghe bà cô nhắc đến mẹ bằng lời mỉa

mai , Hồng nghĩ về mẹ như thế nào ?

GV nói : Trong tâm trí cậu , mẹ luôn là

người mẹ hiền từ , dịu dàng , cuộc sống

đau khổ , luôn nhẫn nhục

Thái độ Hồng ra sao khi nghe bà cô hỏi

có muốn vào Thanh Hóa gặp mẹ không ?

Vì sao tuy rất nhớ mẹ nhưng Hồng lại nói

khác đi ?

Sau câu hỏi thứ hai : “ sao lại không vào ?

…” ,phản ứng Hồng ra sao ?

 Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiềntừ của mẹ

… tôi cúi đầu không đáp.

 Vì lòng yêu thương mẹ , không muốnđể bà cô hả hê và không muốn tình yêumẹ bị “ những rắp tâm tanh bẩn xâmphạm đến”

 - Lòng tôi thắt lại , khóe mắt đã cay

cay …

Trang 17

Vì sao chú khóc nức nở khi nghe bà cô

nhắc đến hai tiếng “ em bé” ?

GV nói : Mục đích của bà cô khi nhắc

đến “ em bé” là để cho Hồng phải

nhục nhã tủi thân Thế nhưng , Hồng

khóc không phải vì xấu hổ , bơ vơ Tình

thương đi liền với nỗi tức giận sao mẹ lại

sợ những thành kiến vô lí , tàn ác đó để

trốn tránh mọi người , xa lìa anh em cậu

Nghe bà cô kể về tình cảnh đáng thương

của mẹ , thái độ Hồng ra sao ?

Nghệ thuật so sánh có tác dụng biểu lộ

tình cảm bé Hồng như thế nào ?

Em có nhận xét gì về mạch văn ở đây ?

Nó làm rõ thái độ của Hồng đối với cổ tục

ra sao ?

Qua đó ta thấy tình cảm của bế Hồng đối

với mẹ như thế nào ?

b, Khi gặp lại mẹ :

Hồng đã gặp lại mẹ trong hoàn cảnh

nào?

Vì sao chỉ mới thoáng thấy bóng người

ngồi trên xe kéo giống mẹ , Hồng đã đuổi

theo gọi ?

Phân tích tâm trạng bé Hồng khi gặp lại

mẹ

- Nước mắt tôi chan hòa đầm đìa

- Hai tiếng “ em bé” xoắn chặt lấy tâm can tôi …

- Tôi thương và căm tức mẹ …

 Khóc vì quá thương mẹ sống bơ vơ ,khổ cực ở một nơi xa xôi

- Cô tôi chưa dứt câu , cổ họng tôi đã nghẹn ứ …

- Gía những cổ tục đày đoạ mẹ như hòn đá , cục thủy tinh , đầu mẫu gỗ , tôi quyết vồ lấy mà cắn , mà nghiến …

 Chưa nghe bà cô kể dứt câu , Hồngđau đớn , uất ức đến cực điểm Nỗi cămtức được diễn đạt bằng những hình ảnh

so sánh đầy ấn tượng

 Lời văn dồn đập cùng điệp từ “ mà”và những động từ gợi tả biểu lộ hết lòngcăm thù vô hạn những cổ tục đã đày đoạmẹ

 Kính yêu mẹ , xót xa cảm thông cho

hoàn cảnh đáng thương của mẹ

 Hồng gặp lại mẹ trong một hoàncảnh thật bất ngờ : Một buổi chiều tanhọc Chỉ nhìn thoáng qua , Hồng đã linhcảm người ngồi trên xe kéo là mẹ , thếlà cậu chạy theo gọi

 Tiềng gọi xuất phát từ nỗi khát khaotình mẹ , vừa mừng lại vừa “ bối rối” vìkhông biết đó có phải là mẹ hay không

 Mừng rỡ đến mất tự chủ Tôi rúi cả

chân lại rồi khi mẹ chưa kịp hỏi , chỉ

xoa đầu đã oà khóc nức nở Những giọt

Trang 18

Cảm giác sung sướng , mãn nguyện đó

được thể hiện bằng những chi tiết nào ?

GV diễn giảng : cảm giác sung sướng cực

điểm được tác giả diễn đạt bằng những

cảm hứng say mê , những rung động vô

cùng tinh tế Cậu bé Hồng đã căng hết

các giác quan để cảm nhận tất cả tình yêu

thương , sự dịu dàng của mẹ Đoạn văn

vẽ lên một không gian của ánh sáng , của

màu sắc , của hương thơm vừa lạ lùng ,

vừa gần gũi Đó là một thế giới dịu

dàng , ấm áp tình mẫu tử

Vì sao lúc này “ Câu nói của bà cô bị

chìm ngay đi” ?

Tình yêu thương của bé Hồng đối với mẹ

như thế nào ?

* Thảo luận: (ghi bảng phụ)

Theo em , chất trữ tình của văn bản được

thể hiện qua những yếu tố nào ?

nước mắt vừa hờn , vừa tủi lại vừa mãnnguyện , hạnh phúc

- Tôi ngồi trên đệm xe , đùi áp đùi mẹ tôi , đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi … những cảm giác ấm áp … mơn man khắp da thịt …

- Hơi quần áo , hơi trầu … thơm tho lạ thường

- Tôi không còn nhớ …

- Câu nói của bà cô bị chìm ngay đi …

 Gặp lại mẹ , Hồng bồng bềnh trôitrong cảm giác sung sướng , rạo rực ,không còn quan tâm tới bất kì điều gì Nếu trước kia , câu nói của bà cô làmcậu đau đớn biết bao thì giờ đây , nóchẳng còn nghĩa lí gì nữa , vì cậu có mẹlà đã có tất cả Hồng chỉ còn biết tậnhưởng niềm hạnh phúc mà cậu đang có

Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối với mẹ

Các nhóm thảo luận

 Gịong điệu xót xa , căm giận , yêuthương đều ở mức độ tột đỉnh Ngoài racòn là tình huống truyện : Một đứa bémồ côi cùng bà cô độc ác , cuộc gặp gỡbất ngờ đầy cảm động với mẹ qua cáchkể chuyện kết hợp với việc bộc lộ tâmtrạng cảm xúc , những hình ảnh so sánhấn tượng giàu sức gợi cảm , đặc biệtgiọng văn ở phần cuối chương say mê

Trang 19

Hoạt động 3:

IV Tổng kết :

Qua phần phân tích , em hãy nêu nội

dung của văn bản này ?

Đọc

Các nhóm thảo luận:

- Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ : + Nhân vật người mẹ là người phụ nữtần tảo , là nạn nhân của cổ tục phongkiến , thương con , sống ân tình vớingười chồng đã khuất

+ Nguyên Hồng thể hiện sự cảm thông ,bênh vực cho người mẹ cũng như cóquan điểm tiến bộ trong hôn nhân , lênán cổ tục đày đọa mẹ

- Nguyên Hồng là nhà văn của nhi đồng: + Nhân vật bé Hồng có cuộc đời bấthạnh , tâm hồn già cỗi so với độ tuổi , vìphải luôn đối phó với hoàn cảnh sốngnghiệt ngã

+ Bé Hồng có trái tim nhạy cảm tìnhyêu thương mẹ thắm thiết

 Tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tácgiả

Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà :

- Học kĩ bài

- Tìm đọc tác phẩm “ Tắt đèn”

- Xem trước bài : “Trường từ vựng”

Trang 20

TUẦN 2 : Bài 2

Ngày soạn: 8 / 9 / 200

TIẾT 7: TRƯỜNG TỪ VỰNG

A, Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :

- Hiểu được thế nào là trường từ vựng , biết xác lập các trường từ vựng đơn

giản

- Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với cái hiện tượng

ngôn ngữ đã học như đồng nghĩa , trái nghĩa , ẩn dụ , hoán dụ , nhân hóa … giúpích cho việc học văn và làm văn

B, Chuẩn bị:

- HS: Đọc bài và nghiên cứu trước

- GV: + Soạn bài

+ Phấn màu, bảng phụ

C, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1:

1, Kiểm tra bài cũ:

- Một từ như thế nào được xem là có nghĩa rộng ( hoặc hẹp ) hơn so với

nghĩa những từ ( hoặc một từ ngữ ) khác ? Cho ví dụ

- Tìm từ có nghĩa hẹp hơn so với nghĩa của từ “ bàn” ?  bàn gỗ

2, Giới thiệu bài:

Trong mối quan hệ về nghĩa giữa các từ ngữ , ngoài hai khái niệm “ nghĩa rộng” , “nghĩa hẹp” , còn có một khái niệm nữa là “ Trường từ vựng” Thế nào là trường từvựng ? Chúng ta sẽ hiểu rõ khái niệm này qua bài học hôm nay

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2:

I.Thế nào là trường từ vựng :

Gọi học sinh đọc đoạn văn , GV ghi

những từ in đậm lên bảng : mặt,mắt da ,

gò má , đùi , đầu , cánh tay , miệng

Em hãy cho biết những từ in đậm trên có

những nét chung gì về nghĩa ?

GV : Ta gọi những từ có nét chung về

nghĩa ấy là trường từ vựng

Vậy , em hiểu thế nào là trường từ

 Chỉ bộ phận cơ thể người

Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa

 Đặc điểm chung về nghĩa

 - Bộ phận của tay : cánh tay , ngón

Trang 21

Em hãy tìm những từ thuộc trường từ vựng

“ tay” Theo em , từ “ tay” có thể có

những trường từ vựng nào ?

Từ đó , em rút ra điều gì ?

Gọi học sinh đọc ví dụ về trường từ vựng

“mắt" trong sách giáo khoa

Em có nhận xét gì về từ loại của các từ

trong trường từ vựng “ mắt” ?

GV đi đến lưu ý 2 :

- Một trường từ vựng có thể bao gồm

những từ khác biệt nhau về từ loại

Gọi học sinh đọc ví dụ trường từ vựng : “

ngọt” trong sách giáo khoa

* Câu hỏi thảo luân: (ghi bảng phụ)

Người ta dựa vào đâu để chia thành nhiều

trường từ vựng khác nhau của từ “ ngọt” ?

Cho từ “ nóng” , dựa trên hiện tượng

nhiều nghĩa , em hãy xác lập các trường

từ vựng của từ này ?

GV đi đến lưu ý 3

- Do hiện tượng nhiều nghĩa , một từ có

thể thuộc nhiều trường từ vựng khác

nhau

GV diễn giảng : cần phân biệt nhiều

nghĩa và đồng âm cho học sinh

Gọi học sinh đọc đoạn văn trích trong tác

phẩm “ Lão Hạc”

Em hãy cho biết đoạn văn có sử dụng

biện pháp tu từ gì ?

Như vậy , tác giả đã chuyển từ trường từ

vựng nào sang trường từ vựng nào để

nhân hóa ?

Từ đó , em rút ra điều gì ?

tay , bàn tay …Đặc điểm bên ngoài : búp măng ,mềm mại, thô …

Hoạt động của tay : cầm , nắm ,xé

Các nhóm thảo luận:

 Dựa vào hiện tượng nhiều nghĩa

 - Trường thời tiết : ấm , lạnh , hanh …

- Trường màu sắc : tươi , sẫm …

- Trường tính tình : lạnh lùng , ôn hòa

Đọc

 Nhân hóa

 người – thú vật

- Trong thơ văn hoặc trong đời sống hàng ngày, người ta có thể hoán chuyển trường từ vựng để tăng tính nghệ thuật của ngôn từ

Trang 22

Hoạt động 3:

Củng cố:

Hãy nhắc lại khái niệm về trường từ vựng

và cho ví dụ ?

Trong trường từ vựng , cần lưu ý mấy vấn

đề ?

Hoạt động 4:

III Luyện tập :

Bài 1 : Tìm các từ thuộc trường từ vựng “

người ruột thịt” ở văn bản “ Trong lòng

mẹ” của Nguyên Hồng

Bài 2 : Hãy đặt tên trường từ vựng cho

mỗi dãy từ dưới đây ?

Bài 3 :

Bài 4 :

Tôi , thầy tôi ,mẹ tôi ,cô tôi , anh emtôi …

 a, Dụng cụ đánh bắt thủy sản

b, Dụng cụ để đựng

c, Hoạt động của chân

d, Trạng thái tâm lí của con người

đ, Tính cách của người

e, Dụng cụ để viết

 Thuộc trường từ vựng thái độ

 - Khứu giác : mũi , thính , thơm

- Thính giác : tai , nghe , điếc , rõ ,thính

Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà :

- Học kĩ bài

- Làm bài tập 5, 6, 7 trang 23, 24

- Xem trước bài : “ Bố cục văn bản”

TUẦN 2 : Bài 2

Ngày soạn: 9 / 9 2006

TIẾT 8: BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

A, Mục tiêu cần đạt :

Giúp học sinh hiểu và biết cách sắp xếp nội dung trong văn bản , đặc biệt làtrong phần thân bài sao cho mạch lạc , phù hợp với đối tượng và nhận thức củangười đọc

B, Chuẩn bị :

- HS: Đọc bài và nghiên cứu trước

- GV: + Soạn bài

Trang 23

+ Phấn màu

C, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1:

1, Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là chủ đề của văn bản ?

- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản được thể hiện ở những phương diệnnào ?

2, Giới thiệu bài mới:

Các em đã được học bố cục và mạch lạc trong văn bản Vậy các em hãy chobiết bố cục một văn bản gồm mấy phần ? ( học sinh trả lời ) Bài học hôm nay sẽôn lại cho các em kiến thức về bố cục của văn bản cũng như cách sắp xếp ý ởthân bài sao cho hợp lí

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1:

I Bố cục ba phần của văn bản :

Em hãy nhắc lại chức năng từng phần của

văn bản ?

Gọi học sinh đọc văn bản “ Người thầy

đạo cao đức trọng”

Hãy xác định bố cục văn bản trên và nêu

nội dung của từng phần ?

II Cách bố trí , sắp xếp nội dung phần

thân bài :

Phần thân bài của văn bản “ Tôi đi học”

được sắp xếp dựa trên những cơ sở chủ

yếu nào ?

Như vậy , ta có thể sắp xếp ý theo trình

tự gì?

Hãy phân tích diễn biến tâm trạng bé

Hồng trong văn bản “ Trong lòng mẹ”

của Nguyên Hồng ?

 Mở bài : nêu đối tượng được nói đến Thân bài : trình bày , giải thích , biệnluận … vấn đề được đặt ra ở phần mở bài

Kết bài : nhận xét chung Đọc

 - Mở bài : Từ đầu cho đến danh lợi Giới thiệu về thầy Chu Văn An

- Thân bài : Tiếp đó cho đến vàothăm Tài đức vẹn toàn của thầy ChuVăn An

- Kết bài : Phần còn lại Tình cảmmọi người đối với thầy Chu Văn

An

 Trình tự thời gian : trên con đườngđến trường  khi đến trường  vào giờhọc đầu tiên

- Trình tự thời gian

 Thương mẹ , căm ghét cổ tục phongkiến khi nghe bà cô nói xấu về mẹ niềm vui sướng khi được sống trong lòng

Trang 24

Ngoài trình tự thời gian , phần thân bài

còn được trình bày dựa trên yếu tố nào ?

Khi tả người , vật , con vật , phong cảnh …

em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào?

GV nói : Đây là những cách sắp xếp ý

quen thuộc ở nhiều văn bản miêu tả

Hãy phân tích cách trình bày các ý làm

sáng tỏ luận đề trong phần thân bài văn

bản “ Người thầy đạo cao đức trọng”

Ngoài việc trình bày theo trình tự các

mặt của vấn đề , văn bản trên còn sắp

xếp ý theo trình tự nào nữa ?

Cách sắp xếp theo trình tự ấy có tác

dụng như thế nào ?

Từ những bài tập trên , hãy cho biết nội

dung phần thân bài có thể được sắp xếp

III Luyện tập :

Bài 1: Phân tích cách trình bày ý trong

An là người có đạo đức

 Sắp xếp ý theo trình tự thời gian :trước và sau khi ông cáo quan

 Để làm rõ cái đức , tài vẹn toàn trước, sau như một của ông

a, + Theo không gian : Giới thiệu đàn chim từ xa đến gần Miêu tả đàn chim bằng những quan sátmắt thấy tai nghe

Xen với miêu tả là cảm xúc và nhữngliên tưởng , so sánh

+ Theo không gian : ấn tượng về đànchim từ gần đến xa

b, + Theo không gian hẹp : miêu tả trựctiếp Ba Vì

+ Theo không gian rộng : miêu tả Ba

Vì trong mối quan hệ hài hòa với các sựvật xung quanh nó

Trang 25

Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà :

- Học kĩ bài

- Làm bài tập 2 ,3 sách giáo khao trang 27

TUẦN 3 : Bài 3

Ngày soạn: 12 / 9 / 2006

TIẾT 9: TỨC NƯỚC VỠ BỜ

( Ngô Tất Tố )

A, Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :

- Thấy được bộ mặt tàn ác , bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tìnhcảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy , cảm nhậnđược qui luật của hiện thực : có áp bức , có đấu tranh

- Thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người nông dân

- Thấy được những đặc sắc về nghệ thuật viết truyện của tác giả

II Chuẩn bị : - Tác phẩm “ Tắt đèn”

-Aûnh : Ngô Tất Tố

- máy chiếu

III Tiến trình bài dạy :

1, Ổn định lớp

Trang 26

2, Kiểm tra bài cũ :

- Tình thương yêu của Hồng đối với mẹ được biểu hiện qua những chi tiếtnào ?

- Chất trữ tình của văn bản là ở đâu ?

3, Giới thiệu bài mới : Ngô Tất Tố là lá cờ đầu của dòng văn học hiện thực 1930 – 1945 , ông đặc biệt

thành công về đề tài nông dân “ Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự

nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố Hôm nay chúng ta sẽ học một đoạn trích của tác

phẩm trên , đó là văn bản “ Tức nước vỡ bờ”

Hoạt động 1:

I.

Giới thiệu văn bản :

Gọi một học sinh đọc chú thích ở sách giáo

khoa

Em hãy cho biết những nét chính về tiểu sử Ngô

Tất Tố ?

GV nói: Do xuất thân từ một nhà nho gốc nông

dân nên Ngô Tất Tố có sự gắn bó máu thịt đối

Đọc – hiểu văn bản :

GV hướng đẫn : Đọc đúng ngữ điệu nhân vật

theo diễn biến tâm lí , nhấn giọng ở những từ

gợi tả , giọng hài hước ở phần cuối bài

GV dọc mẫu một đoạn rồi gọi học sinh đọc

Giải thích từ khó ở phần chú thích : ngoài ra ,

giải thích thêm “ thuế thân” : nam giới từ 18

đến 60 tuổi mỗi năm đều phải đóng thuế , đây

là thứ thuế dã man còn sót lại từ thời trung cổ

Hoạt động 3 :

III.

Phân tích văn bản :

Em hãy phân tích tình thế của chị Dậu khi bọn

tay sai xông đến ?

GV nói : vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt

nhất , bọn tay sai thì hung hăng lùng sục những

người thiếu thuế để đem ra làng đánh đập Anh

Dậu mới được thả về , nay vì suất sưu của chú

Đọc

- Ngô Tất Tố ( 1893 – 1954 )

- Thể loại : tiểu thuyết

- Xuất xứ : trích chương XVIII của tiểu thuyết “ Tắt đèn”

Đọc

 Tình thế nguy kịch vì tính mạng anh Dậu nhưngàn cân treo sợi tóc

Trang 27

Hợi , nếu bị đánh thêm lần nữa chắc chắn sẽ

chết Tất cả vấn đề lúc này là chị Dậu phải làm

sao để bảo vệ được chồng trong tình thế nguy

ngập đó

Hình ảnh bọn tay sai xuất hiện trong đoạn

trích gồm những ai ? Chi tiết nào cho thấy

chúng là nỗi kinh hoàng của người nông dân

trong những ngày thu thuế và là công cụ đắc lực

của bọn thực dân ?

1, Hình ảnh tên cai lệ :

Em hãy tìm những chi tiết làm rõ bộ mặt tàn

nhẫn không chút tính người của tên cai lệ?

Qua đó ta thấy bản chất của hắn như thế

nào ?

2, Nhân vật chị Dậu :

Khi thấy bọn cường hào kéo đến , phản ứng anh

Dậu ra sao ?

Hãy phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu trong

đoạn trích ?

Khi thấy bọn cai lệ tiến vào , chị Dậu biểu

hiện như thế nào ?

Qua đó ta thấy thái độ của chị ra sao ?

Khi nào ở chị có dấu hiệu phản ứng và chị đã

phản ứng như thế nào ?

Em có nhận xét gì về lời lẽ xưng hô “ tôi –

ông” ở đây ?

GV nói : Chị Dậu đã phản ứng bằng lời lẽ khi

nói đến cái đạo lí tối thiểu của con người và việc

thay đổi cách xưng hô cho thấy chị Dậu đã nâng

mình lên ngang hàng với bọn tay sai

Tìm những chi tiết thể hiện sự phản kháng

quyết liệt của chị Dậu với niềm căm giận ngùn

ngụt ?

Cách xưng hô “ mày , bà” biểu hiện điều gì

Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng khi

 Cai lệ và người nhà Lí trưởng sầm sập tiếnvào với những roi song , tay thước , dây thừng

 - Thét bằng giọng khàn khàn

- Trợn ngược hai mắt , quát …

- Gịong hầm hè …

- … chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu …

- Bịch vào ngực chị Dậu …

- Là lẻ trịch thượng , bất nhân

- Là bộ mặt tàn bạo của xã hội thực dân nửa phong kiến

 Sợ quá và lăn đùng ra chỉ còn một mình chịDậu đối phó với lũ ác ôn

 - run run : nhà cháu đã túng …

- Cháu van ông …

Thái độ nhún nhường , hạ mình

 Khi bị tên cai lệ đánh , thấy hắn xông đếnchỗ anh Dậu Chị đã liêu mạng cự lại … chồngtôi đau ốm …

Tư thế ngang hàng

 - Mày trói ngay chồng bà đi …

- … túm lấy cổ hắn

- … lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm

Trang 28

quật ngã hai tên tay sai như vậy ?

GV diễn giảng : Trước hết , sức mạnh ở chị

Dậu bắt nguồn từ lòng căm hờn : gia đình chị chỉ

vì một suất sưu mà nhà tan cửa nát , phải bán

con , chồng bị hành hạ đến sống dở , chết dở

Em chồng đã chết vẫn không được yên thân ,

bản thân chị không làm gì nên tội cũng bị đánh

dập , Tuy nhiên , nguyên nhân sâu xa là do tình

thương đối với chồng , chị đã chăm sóc ân cần ,

tận tụy đối với anh từ miếng ăn đến giấc ngủ ,

đau xót biết bao khi anh bị hành hạ đến thân tàn

ma dại Giờ đây , khi thấy chồng sắp sửa bị bắt

trói , chị phải đánh người để bảo vệ chồng , đây

là phản ứng hết sức tự nhiên

* Thảo luận :

Khi chị Dậu đánh nhau với bọn tay sai , anh

Dậu đã can ngăn Chị Dậu đã trả lời anh ra

sao ?

GV : ta thấy lời anh Dậu rất đúng trong cái trật

tự phong kiến tàn bạo đó nhưng chị Dậu lại

không chấp nhận cái vô lí ấy Chị đã biết trước

hậu quả việc mình làm nhưng không hề sợ hãi

Qua câu trả lời , ta thấy chị Dậu là người như

thế nào ?

Em hiểu thế nào về nhan đề văn bản ? Em có

đồng ý với cách đặt tên như vậy không ?

* Thảo luận :

Nhận xét của Vũ Ngọc Phan “ Cái đoạn chị

Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt

khéo” Em hãy chứng minh ý kiến đó ?

Thái độ khinh bỉ , cao độ

Lòng căm hờn và tình yêu thương chồng

 Thà ngồi tù …

- Sức phản kháng tiềm tàng nhưng mạnh mẽ

 Thành ngữ “ Tức nước vỡ bờ” được lấy làmnhan đề văn bản rất hợp lí , bởi nó đã nêu lênmột quy luật xã hội : có áp bức , có đấu tranh Tuy nhiên , hành động của chị Dậu chỉ là tu65phát chứ chưa giải quyết được gì ? Mặc dầuvậy , ta vẫn thấy được cảm quan hiện thực củaNgô Tất Tố : Ông đã dự báo được cơn bão tápcách mạng của quần chúng sau này

 Sự tuyệt khéo ấy được thể hiện ở :

- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật làm nổi bật bảnchất ( lời lẽ , giọng nói , hành động , thân hình ,

Trang 29

Hoạt động 4 :

IV Tổng kết :

Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” cho em thấy cuộc

sống người nông dân trong xã hội cũ như thế nào

? Vẽ đẹp tâm hồn họ ra sao ?

- Ngôn ngữ đối thoại , miêu tả rất đặc sắc , cáchsử dụng khẩu ngữ nhuần nhuyễn

- Qua đoạn trích ta thấy cuộc sống người nông dân trong xã hội cũ vô cùng cực khổ , khiến họ phải liều mạng chống lại

- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ vừa giàu tình yêu thương , vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ

 4 vai : chị Dậu , anh Dậu , cai lệ , người nhà lítrưởng

4, Củng cố : Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật chị Dậu qua đoạn trích ?

5, Hướng dẫn về nhà :

- Học kĩ bài

- Soạn bài : Lão Hạc

- Tìm đọc tác phẩm : Lão Hạc

TUẦN 3 : BÀI 3

Ngày soạn :………

Tiết 10 XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

I Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh

- Hiểu được khái niệm đoạn văn , câu chủ đề , quan hệ giữa các câu trongđoạn và biết cách trình bày nội dung một đoạn văn

- Viết được các đoạn văn mạch lạc , đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhấtđịnh

Trang 30

II Chuẩn bị : Văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm “ Tắt đèn”

Máy chiếu

III Tiến trình bài dạy :

1, Ổn định lớp :

2, Kiểm tra bài cũ :

- Bố cục một văn bản gồm mấy phần ? Chức năng của từng phần ?

- Phần thân bài có thể được trình bày theo những trình tự nào ?

3, Giới thiệu bài mới : Những năm học trước , các em đã được học cách viết đoạn văn trong các kiểu

văn bản tự sự , miêu tả , nghị luận … Bài học hôm nay sẽ củng cố , khắc sâu kỹ

năng trình bày một đoạn văn để làm sáng tỏ nội dung nhất định

Hoạt động 1 :

I Đoạn văn là gì ?

Gọi học sinh đọc văn bản Ngô Tất Tố và tác

phẩm “ Tắt đèn”

Văn bản trên gồm mấy ý ?

Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn ?

Em dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận

biết đoạn văn ?

Vậy đoạn văn là gì ?

Hoạt động 2 :

II Câu trong đoạn văn :

Gọi học sinh đọc lại đoạn văn thứ hai của văn

bản trên

Ý khái quát bao trùm đoạn văn là gì ?

Ý này thể hiện ở câu nào của đoạn ?

Em có nhận xét gì về vị trí , cấu tạo của câu

chủ đề của đoạn văn ?

2, Quan hệ giữa các câu trong đoạn :

Em hãy tìm 2 câu trực tiếp bổ sung ý nghĩa

cho câu chủ đề ?

Đọc

 2 ý

- Ý 1 : Giới thiệu về Ngô Tất Tố được viếtthành một đoạn : Từ đầu cho đến “ việclàng” (1940 )

- Ý 2 : Giới thiệu về Tắt đèn là đoạn còn lại

 Chữ đầu viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằngdấu chấm xuống dòng

Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản , bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng , thường biểu đạt một ý nghĩa tương đối hoàn chỉnh

Đọc

 Giới thiệu tác phẩm “ Tắt đèn” câu “ Tắt đèn”là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố

1, Câu chủ đề của đoạn văn :

- Chứa đựng ý khái quát

- Thường đứng đầu đoạn hoặc cuối đoạn

- Cấu tạo ngắn gọn

 câu 2 , câu 6 vì chúng nêu lên giá trị nội dung ,giá trị nghệ thuật của tác phẩm

Trang 31

Theo em , quan hệ ý nghĩa giữa hai câu trên

có gì khác với quan hệ ý nghĩa giữa chúng với

câu chủ đề của đoạn văn ?

Tìm các câu trực tiếp bổ sung ý nghĩa cho

câu hai ?

* Thảo luận :

Từ những câu trả lời trên , em hãy cho biết

các câu trong đoạn văn có mối quan hệ ý

nghĩa với nhau như thế nào ?

Phân tích mối quan hệ giữa các câu trong

đoạn văn ở phần luyện tập 2a ( trang 36)

Hoạt động 3 :

III Cách trình bày nội dung đoạn văn :

Hãy phân tích , so sánh cách trình bày ý của

đoạn thứ nhất và đọan thứ hai của văn bản

Ngô Tất Tố và tác phẩm “ Tắt đèn” ?

GV : Cách trình bày ý ở đoạn 1 gọi là cách

song hành , ở đoạn 2 gọi là cách diễn dịch

Học sinh đọc đoạn văn “ Hiện nay … tốt

chừng ấy”

Đoạn văn trên có câu chủ đề không ? ý đoạn

văn được trình bày theo trình tự nào ?

GV : Cách trình bày ý như vậy gọi là cách

quy nạp

Em hãy cho biết có mấy cách trình bày nội

dung đoạn văn , giải thích rõ từng cách ?

 ( câu 3 , 4 )

- Quan hệ bình đẳng

- Quan hệ chính phụ bổ sung cho nhau

 Đoạn văn ở phần luyện tập 2a ( trang 36) , câuchủ đề chứa ý khái quát của toàn đoạn là câuđầu Các câu còn lại bổ sung cho câu chủ đề Giữa các câu ấy có quan hệ bình đẳng với nhau

 Đoạn 1 không có câu chủ đề , các câu có quanhệ bình đẳng ; đoạn 2 : câu chủ đề nằm ở đầuđoạn , các câu còn lại đều hướng về câu chủ đề đó

- Đoạn song hành

- Đoạn song hành

4, Củng cố :

- Thế nào là đoạn văn ?

Trang 32

- Câu chủ đề mang những đặc điểm gì ?

- Có mấy cách trình bày nội dung đoạn văn ?

5, Hướng dẫn về nhà :

- Học kĩ bài :

- Làm bài tập 3 , 4 ( trang 37 )

TUẦN 3: Bài 3

Ngày soạn:

TIẾT 11, 12: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1

A, Mục tiêu cần đạt :

- Giúp học sinh rèn kĩ năng thực hành về văn tự sự

- Rèn luyện tính độc lập suy nghĩ làm bài

- Giáo dục lòng yêu mến viết văn

B, Chuẩn bị :

Trang 33

- HS: Giấy, bút

- GV: Đề bài (ban chuyên môn ra đề)

C, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Ổn định lớp :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2:

GV phát đề cho HS

Đề bài: Tuổi học trò có nhiều kỉ

niệm đẹp Hãy kể lại những kỉ

niệm đáng nhớ của em trong ngày

đầu tiên đi học

GV đọc lại đề để cho học sinh khảo

lại

Nhắc nhở các em trong lúc làm bài

- Không được quay cóp

- Không được nói chuyện

Hoạt động 3: Củng cố:

- Thu bài

- Kiểm tra số bài

Hoạt động 4: Dặn dò:

Soạn bài: Lão Hạc

Đáp án

1, Về kĩ năng :

Biết cách làm bài văn tự sự, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt Bài

viết không mắc lỗi chính tả, dùng từ ngữ pháp

2, Về kiến thức :

Kể theo một trình tự hợp lí :

- Thời điểm gợi nhớ :

+ Thời điềm khai trường

+ Cảnh thiên nhiên

- Tâm trạng của em khi nhớ lại kỉ niệm cũ của ngày đầu tiên đi học

- Tâm trạng và cảm giác của em khi đi trên đường đến trường

- Tâm trạng của em khi đến trường

- Tâm trạng của em khi nghe thầy đọc đến tên mình

- Tâm tạng và cảm giác của em khi đón nhận giờ học đầu tiên

Tiêu chuẩn cho điểm Điểm 10 : Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nêu trên Nắm chắc kiểu bài văn tự

sự Bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, bài viết có cảm xúc

Trang 34

Điểm 7 : Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nêu trên Nắm chắc phương pháp

làm bài văn tự sự Bố cục rõ ràng, tuy còn mắc một vài lỗi nhẹ

Điểm 5 : Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên Nắm được phương

pháp làm bài Bố cục rõ ràng, diễn đạt được ý, tuy văn viết chưa gọn Còn saimột số lỗi chính tả, dùng từ ngữ pháp

Điểm 3 : Tỏ ra hiểu đề, bài làm còn sơ lược, còn lúng túng trong phương pháp

làm bài Bố cục rời rạc, diễn đạt yếu, sai tương đối lỗi chính tả, dùng từ ngữpháp

Điểm 1 : Sai lạc hoàn toàn về nội dung lẫn phương pháp làm bài

TUẦN 4 : BÀI 4

Ngày soạn: 21 / 9 / 2006

TIẾT 13, 14: LÃO HẠC

A, Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :

- Thấy được tình cảm khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc,qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn người nông dântrước cách mạng

- Thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao đối với nông dân

Trang 35

- Tìm hiểu những đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của Nam Cao: Cách xâydựng nhân vật, văn tự sự kết hợp với triết lí, trữ tình

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độcthoại

B, Chuẩn bị :

- HS: Đọc và soạn bài trước

- GV: + Soạn bài

+ Chân dung Nam Cao

+ Phấn màu, bảng phụ

C,Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1:

1, Kiểm tra bài cũ:

Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu trong văn bản “ Tức nước vỡ bờ” ? Nêunhững phẩm chất tốt đẹp của chị ?

2, Giới thiệu bài:

Xuất hiện sau Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng ….nhưng Nam Cao nhanh chóngkhẳng định tên tuổi của mình trong dòng văn học hiện thực 1930 – 1945, đặcbiệt là năm năm cuối Các sáng tác về người nông dân của ông chân thực đếnđau lòng và tràn đầy tinh thần nhân đạo sâu xa Tiêu biểu cho những sáng tác đó là

“ Lão Hạc”

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2:

I,Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

Gọi HS đọc chú thích ở SGK

Nêu xuất xứ của văn bản ?

II,Đọc – hiểu văn bản :

GV hướng dẫn cách đọc : Đọc

đúng giọng điệu của các nhân vật

GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi

HS đọc , gọi HS tóm tắt truyện

Giải thích từ khó ở phần chú

thích

III,Phân tích :

1, Chung quanh việc lão Hạc

bán con vàng :

Đọc

Nam Cao ( 1915 – 1951 )

Trích truyện ngắn “ Lão Hạc”

Đọc Tóm tắt truyện

Trang 36

Em hãy cho biết vì sao lão Hạc

phải bán con vàng ?

Những chi tiết nào thể hiện tâm

trạng đau đớn của lão Hạc khi

bán chó ? Vì sao lão lại hình

dung con vàng đang oán trách

lão?

Chung quanh việc lão Hạc bán

con vàng em thấy lão là người

như thế nào ?

GV : Lão Hạc bán con vàng vì

không muốn phạm lỗi với con

một lần nữa Trước khi bán chó ,

lão đã nhiều lần băn khoăn vì

con vàng là kỉ vật của đứa con ,

là người bạn thân của lão trong

những năm tháng cô quạnh Nét

mặt , tiếng khóc , đôi mắt ,

những lời lẽ lão hình dung … đã

thể hiện một cõi lòng xót xa, ân

hận Qua sự việc trên , ta thấy ở

lão Hạc tấm lòng một người cha

thương con , một con người lương

thiện dù trong cảnh nghèo khổ

 Tình cảnh túng quẩn : sau trận ốm nặng ,lão thất nghiệp, bão tàn phá khu vườn, khôngcòn nguồn lợi nhuận nào khác, lão đành phảibán con vàng , bởi không muốn phạm vàochỗ tiền để dành cho con trong tâm trạng đauđớn

 - Lão cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng cười nhưmếu , đôi mắt ầng ậc nước … hu hu khóc

- A ! Lão già tệ lắm ! …

- Tôi già bằng này tuổi đầu còn đánh lừamột con chó …

Thương con , sống nghĩa tình , trung thực

Hết tiết 13, chuyển tiết 14

2, Cái chết của lão Hạc :

Theo em những nguyên nhân

nào dẫn đến cái chết của lão Hạc

Có phải lão chết vì nghèo túng

không ?

Qua những điều lão thu xếp, nhờ

cậy ông giáo, em hiểu thêm điều

gì ở lão Hạc ?

Thương con , hối hận khi lừa con vàng

 Lão không chết vì nghèo mà vì lòng tựtrọng , bởi lão còn ba sào vườn là một tài sảnđáng kể

 Tình cảnh đói khổ, túng quẩn đã đẩy lãoHạc đến cái chết như một hành động tự giảithoát Qua đó ta thấy số phận đáng thương ,

Trang 37

Những chi tiết nào miêu tả cái

chết của lão Hạc ?

Đó là một cái chết như thế nào ?

Câu hỏi thảo luận :

Tại sao lão Hạc không chọn cái

chết êm ái , nhẹ nhàng hơn mà

lại dùng bã chó để kết liễu đời

mình?

Em thấy tình cảm của ông giáo

đối với lão Hạc ( từ khi nghe lão

kể chuyện bán chó cho đến lúc

lão Hạc chết ) như thế nào ? Hãy

phân tích ý nghĩa những lời độc

thoại nội tâm ở ông giáo ?

Theo em cái hay của truyện

được thể hiện ở những điểm

nào ? ( về xây dựng nhân vật ,về

văn phong, việc sử dụng ngôi kể

thứ nhất…?)

Hoạt động 3:

cơ cực của người nông dân trườc cách mạng Lão Hạc có 30 đồng cộng với ba sào vườn làcó thể sống cuối đời Thế nhưng , lão đã giữlại tất cả cho con , đành nhịn ăn để khôngphải phiền hà chòm xóm, láng giềng Conngười ấy có một tình thương, sự hy sinh caocả cho con, giàu lòng tự trọng, đến phút cuốicùng của cuộc đời vẫn không làm một việcxấu ở lương tâm mình

 - … vật vã …đầu tóc rũ rượi, hai mắt longsòng sọc

- Lão tru tréo , bọt mép sùi ra …

Xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao , lòng tự trọng đáng kính

Thảo luận theo nhóm :

 Cái chết thể hiện lòng tự trọng đáng kính :lão muốn chết theo kiểu con chó bị lừa Đâylà một hành động tự trừng phạt , lão muốnlão đã hại con vàng như thế nào thì giờ đâylão cũng muốn mình phải đau đớn , vật vãnhư thế ấy Điều này làm cho cái chết củalão gây ấn tượng sâu sắc nơi người đọc

 “ Chao ôi ! … không bao giờ ta thương”

 Thái độ đồng cảm, biết phát hiện và trântrọng những điều đáng quí ở lão Hạc ; “ cuộcđời mỗi ngày một thêm đáng buồn”  xót xacho một người đáng kính như lão Hạc màcũng bị tha hóa , “ … cuộc đời … đáng buồntheo một nghĩa khác”  tiếc thương một conngười có nhân cách mà không được sống

 Tập trung miêu tả cử chỉ, cái chết đauđớn vật vã gây ấn tượng mạnh mẽ: lời văn đagiọng điệu : tự sự, trữ tình, triết lí, kể kết hợpmiêu tả, hồi tưởng; sử dụng ngôi kể thứ nhấtlàm câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực.Tác giả như kéo người đọc cùng sống, cùngchứng kiến với nhân vật; ngôn ngữ Nam Caosinh động, giàu ấn tượng, gợi hình , gợi cảm

Trang 38

IV Tổng kết :

Nêu nghệ thuật và nội dung của

+ Phẩm chất cao quí , tiềm tàng của họ

Hoạt động 5: Dặn dò:

- Học bài :

- Tìm đọc thêm những sáng tác của Nam Cao

- Xem trước bài : Từ tượng hình , từ tượng thanh

TUẦN 4 : BÀI 4

Ngày soạn : 22 / 9 / 2006

TIẾT 15 : TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH

Trang 39

A, Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :

- Hiểu được thế nào là từ tượng hình , từ tượng thanh

- Có ý thức sử dụng từ tượng hình , tượng thanh để tăng tính hình tượng , tínhbiểu cảm trong giao tiếp

B, Chuẩn bị :

- HS: Đọc bài và nghiên cứu trước

- GV: + Soạn bài

+ Phấn màu, bảng phụ

C,Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1:

1, Kiểm tra bài cũ :

- Thế nào là trường từ vựng ?

- Những lưu ý về trường từ vựng ?

2, Giới thiệu bài:

Trong tiếng việt, có một số từ mang sắc thái biểu cảm gợi tả mà khi ta sửdụng đúng chổ sẽ phát huy hết hiệu quả của chúng Hai trong số những từ ấy làtừ tượng hình và từ tượng thanh

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2:

I, Đặc điểm: công dụng :

Gọi HS đọc các trích đoạn bài “

Lão Hạc” của Nam Cao ở bảng phụ

Trong các từ gạch dưới, từ nào gợi

tả dáng vẻ, hình ảnh, hoạt động,

trạng thái của sự vật ?

Những từ nào mô phỏng âm thanh

của tự nhiên , của con người ?

Vậy thế nào là từ tượng hình, từ

tượng thanh ? Cho ví dụ

Những từ trên có tác dụng gì khi ta

dùng chúng trong văn miêu tả, tự

 Từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên,của con người : hu hu, ư ử

- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ , trạng thái của sự vật

- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên , của con người

- Tác dụng : gợi được hình ảnh , âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao

Trang 40

Hoạt động 4:

II, Luyện tập :

Bài 1 trang 49, 50: Tìm từ tượng

hình , từ tượng thanh

Gọi học sinh đọc bài số 1 và cho

các em tự làm, sau đó gọi 1 em lên

làm

Bài 2 trang 50: Tìm 5 từ tượng

hình gợi dáng đi của con người

Thảo luận bài 3 trang 50:

Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng

thanh tả tiếng cười

Bài 4 trang 50: Đặt câu với các từ

tượng thanh , tượng hình

- Câu 1 : soàn soạt từ tượng thanh, rón rén từ tượng hình

Câu 2 : bịch từ tượng hình Câu 3 : bốp từ tượng thanh Câu 4 :lẻo khoẻo từ tượng hình, chỏng quèo từ tượng hình

đi lò dò, rón rén, khệnh khạng, lững thững , lừng thừng

Các nhóm thảo luận :

 - ha hả : tả tiếng cười to , tỏ ra khoáichí

- hì hì : tả tiếng cười phát ra đằngmũi , biểu bộ sự thích thú

- hô hố : tiếng cười to , thô lõ

- cười hơ hớ : tiếng cười thoải mái,vui vẻ không cần che đậy , giữ gìn

 - Ngoài trời đã lắc rắc những hạtmưa xuân

- Trên cành đào đã lấm tấm những nụ

hoa

- Đường đi ngày càng khúc khuỷu dần

- Chiếc đồng hồ báo thức trên bàn

kiên nhẫn kêu tích tắc suốt đêm

- Mưa rơi lộp bộp trên những tàn lá

chuối

- Đàn vịt đang lạch bạch về chuồng.

- Gió thổi mạnh , lá đổ ào ào

Hoạt động 5: Dặn dò:

- Học bài

- Làm bài tập 5 trang 50 SGK

- Xem trước bài : Liên kết các đoạn văn trong văn bản

TUẦN 4 : BÀI 4

Ngày soạn : 25 / 9 / 2006

TIẾT 16: LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

A, Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :

Ngày đăng: 26/06/2013, 01:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Từ tượng hình, từ tượng thanh - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
t ượng hình, từ tượng thanh (Trang 1)
+ Phấn màu, bảng phụ - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
h ấn màu, bảng phụ (Trang 3)
Hình ảnh những cậu học trò lần đầu tiên đi học được so sánh với con gì ? em có nhận xét gì về nghệ thuật so sánh đó ? - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
nh ảnh những cậu học trò lần đầu tiên đi học được so sánh với con gì ? em có nhận xét gì về nghệ thuật so sánh đó ? (Trang 5)
- Những hình ảnh ấy gắn liền với những cảnh sắc thiên nhiên sáng tươi, giàu sức gợi cảm . - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
h ững hình ảnh ấy gắn liền với những cảnh sắc thiên nhiên sáng tươi, giàu sức gợi cảm (Trang 7)
GV vẽ sơ đồ vào bảng phụ - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
v ẽ sơ đồ vào bảng phụ (Trang 9)
* Thảo luận: (ghi bảng phụ) - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
h ảo luận: (ghi bảng phụ) (Trang 18)
+ Phấn màu, bảng phụ - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
h ấn màu, bảng phụ (Trang 19)
Vậy thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh ? Cho ví dụ . - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
y thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh ? Cho ví dụ (Trang 39)
Hình gợi dáng đi của con người . - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
Hình g ợi dáng đi của con người (Trang 39)
Thế nào là từ tượng hình, từ tượng than h? Cho ví dụ.   2, Giới thiệu bài:   - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
h ế nào là từ tượng hình, từ tượng than h? Cho ví dụ. 2, Giới thiệu bài: (Trang 44)
Bài 1 trang 58: (kẻ bảng phụ)  Tìm một số từ ngữ địa phương nơi - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
i 1 trang 58: (kẻ bảng phụ) Tìm một số từ ngữ địa phương nơi (Trang 45)
Em hãy tìm những hình ảnh tương phản trong đoạn này và phân tích hiệu quả nghệ thuật của những hình ảnh đó ? - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
m hãy tìm những hình ảnh tương phản trong đoạn này và phân tích hiệu quả nghệ thuật của những hình ảnh đó ? (Trang 54)
Hình ảnh đó ? - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
nh ảnh đó ? (Trang 54)
Hình dung cảnh huy hoàng giữa hai - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
Hình dung cảnh huy hoàng giữa hai (Trang 55)
* Thảo luận: (ghi bảng phụ) - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
h ảo luận: (ghi bảng phụ) (Trang 61)
Hình ảnh nào được nhắc lại ? - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
nh ảnh nào được nhắc lại ? (Trang 86)
hình dung hai cây phong là hai con người có tâm hồn và tiếng nói riêng .    - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
hình dung hai cây phong là hai con người có tâm hồn và tiếng nói riêng . (Trang 87)
GV ghi 2 ví dụ vào bảng phụ: - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
ghi 2 ví dụ vào bảng phụ: (Trang 91)
Bài 1 trang 102: (ghi bảng phụ)    Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau: - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
i 1 trang 102: (ghi bảng phụ) Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau: (Trang 92)
1, Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học: - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
1 Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học: (Trang 94)
GV ghi ví dụ vào bảng phụ. - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
ghi ví dụ vào bảng phụ (Trang 118)
màu sắc, hình dáng, kích thước, đặc điểm, tính chất… - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
m àu sắc, hình dáng, kích thước, đặc điểm, tính chất… (Trang 121)
Bài tập nhanh: (ghi bảng phụ)   Phần nào trong các câu sau có thể  cho vào trong dấu ngoặc đơn ?  - Nam lớp trưởng lớp 8 B có một  giọng hát thật tuyệt vời. - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
i tập nhanh: (ghi bảng phụ) Phần nào trong các câu sau có thể cho vào trong dấu ngoặc đơn ? - Nam lớp trưởng lớp 8 B có một giọng hát thật tuyệt vời (Trang 132)
Mỗi HS tự bổ sung vào bảng thống kê của mình tên những tác giả, tác  phẩm còn thiếu. - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
i HS tự bổ sung vào bảng thống kê của mình tên những tác giả, tác phẩm còn thiếu (Trang 139)
+ Phấn màu, bảng phụ - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
h ấn màu, bảng phụ (Trang 140)
- Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học. - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
ng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học (Trang 143)
GV ghi 2 câu đầu lên bảng - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
ghi 2 câu đầu lên bảng (Trang 149)
1, Hình ảnh người tù ở đảo Côn - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
1 Hình ảnh người tù ở đảo Côn (Trang 152)
GV ghi ví dụ vào bảng phụ.   Tác phẩm “Lão Hạc” làm … xúc  động trong xã hội cũ… như lão Hạc - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
ghi ví dụ vào bảng phụ. Tác phẩm “Lão Hạc” làm … xúc động trong xã hội cũ… như lão Hạc (Trang 159)
+ Phấn màu, bảng phụ - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
h ấn màu, bảng phụ (Trang 164)
+ Phấn màu, bảng phụ - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
h ấn màu, bảng phụ (Trang 167)
* Thảo luận: (ghi bảng phụ) Nhiều người đã nhận xét xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ  ngông qua các câu 3, 4, 5, 6. - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
h ảo luận: (ghi bảng phụ) Nhiều người đã nhận xét xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ ngông qua các câu 3, 4, 5, 6 (Trang 168)
c, Từ tượng hình, từ tượng thanh: - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
c Từ tượng hình, từ tượng thanh: (Trang 171)
GV ghi đề bài lên bảng. - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
ghi đề bài lên bảng (Trang 175)
+ Phấn màu, bảng phụ - G.A Văn 8 - THCS Bình sơn
h ấn màu, bảng phụ (Trang 177)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w