1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Nghiên cứu về phương pháp học tốt môn toán

33 910 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 332,2 KB

Nội dung

Là một giáo viên trong tương lai, để phục vụ cho nhu cầu giảng dạy sau này, chúng em đã tìm tòi ra những phương pháp thích hợp để giúp các em học sinh yếu, kém yêu thích và học tốt môn t

Trang 1

CHÀO MỪNG THẦY VÀ CÁC BẠN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

LỚP: C14TO02

Trang 3

ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC

TỐT MÔN TOÁN

Trang 4

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1 Cơ sở lí luận

Học sinh yếu kém về môn toán là những học sinh có kết quả về môn toán thường xuyên dưới mức trung bình Do đó việc lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng cần thiết đối với những học sinh này tất yếu đòi hỏi tốn nhiều công sức và thời gian hơn so với những học sinh khác.

Người thầy phải nắm vững các đặc điểm của học sinh yếu kém để từ đó đề ra các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục tình trạng yếu kém trong học toán của học sinh.

Trang 5

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2 Cơ sở thực tiễn

Cũng như việc bồi dưỡng học sinh giỏi toán, việc giúp đỡ học sinh yếu kém phải được tiến hành ngay, ngoài ra người thầy vẫn cần có sự giúp đỡ tách riêng đối với nhóm học sinh yếu kém (thực hiện chủ yếu ngoài giờ chính khoá).

Trang 6

Là một giáo viên trong tương lai, để phục vụ cho nhu cầu giảng dạy sau này,

chúng em đã tìm tòi ra những phương pháp thích hợp để giúp các em học sinh yếu, kém yêu thích và học tốt môn toán với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường THCS.

Do đó nhóm chúng em chọn đề tài “Phương pháp học tốt môn Toán” để giúp học sinh yếu kém cải thiện kết quả học tập của mình

Trang 7

NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI

Thông qua việc giảng dạy ở trên lớp với đề tài “Phương pháp học tốt môn toán”, người dạy phải hiểu biết tâm lý học sinh, biết tác động tới từng đối tượng trong cùng một tập thể lớp, tác động giữa các cá thể với nhau, biết khơi dậy vai trò chủ thể một cách tích cực nhất chính là để khắc phục tình trạng “sợ” học toán, động viên học sinh ham học toán và học toán tốt hơn

Trang 8

PHẠM VI - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Kiến thức môn toán bậc THCS đóng vai trò nền tảng Vì thế khắc phục tình trạng yếu kém môn toán là vấn đề không chỉ của riêng một cá nhân giáo viên dạy toán nào Tuy nhiên, để đạt hiệu quả rõ ràng trong việc nghiên cứu và thể hiện trong đề tài này chủ yếu tập trung đi sâu vào phương pháp dạy học toán cho học sinh yếu, kém vào các giờ học luyện tập, tự chọn, các buổi học phụ đạo, các giờ học ngoại khóa… Các bài toán được đề cập đến trong đề tài thuộc phạm vi SGK, SBT đảm bảo tính vừa sức đối với các em.

Trang 9

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 10

Phương pháp quan sát

Bằng giác quan đã tiến hành thu thập những biểu hiện đối tượng cần nghiên cứu dưới cả hai hình thức là quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp

Trang 11

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Tiến hành xác định những đối tượng cần nghiên cứu, theo dõi tổng kết để đối chiếu giữa những kinh nghiệm thất bại với những kinh nghiệm thành công để rút

ra bài học cần tránh

Trang 12

Phương pháp thực nghiệm

Đây là phương pháp chủ yếu để nghiên cứu đề tài, ở phương pháp này chúng em muốn xác định mối quan hệ nhân quả từng nhân tố tác động quan hệ với nhau thông qua chất lượng giờ học, hứng thú học tập của học sinh

Trang 13

Phương pháp trò chuyện

Chúng ta cần vận dụng thông qua trò chuyện trực tiếp và gián tiếp để nghiên cứu đối tượng đề tài

Trang 14

Phương pháp điều tra

Thông qua các câu hỏi để thăm dò điều tra phát hiện xem đối tượng nghiên cứu của đề tài có hứng thú học môn toán không? Để có biện pháp khắc phục bổ sung

Trang 17

NỘI DUNG

1 Khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh để tìm đối tượng yếu, kém.

2 Tìm hiểu và phân loại các nguyên nhân

3 Lập kế hoạch thực hiện

4 Thực hiện các biện pháp khắc phục yếu, kém.

Trang 18

1 Khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh để tìm đối tượng yếu, kém.

Thông qua học bạ lớp dưới, thông qua bài kiểm tra khảo sát đầu năm, kiểm tra vấn đáp những kiến thức cơ bản, trọng tâm mà các em đã được học Qua đó giúp tôi nắm được những đối tượng học

sinh yếu kém và những ''lỗ hổng” kiến thức của các em Trên cơ sở đó tôi phân lớp thành nhiều nhóm gọi là nhóm '' Tương đồng về kiến thức” Rồi tìm hiểu nguyên nhân và lập kế hoạch khắc phục.

Trang 19

2 Tìm hiểu và phân loại các nguyên nhân

a) Học sinh có nhiều "lỗ hổng" về kiến thức cũng như kỹ năng do:

* Nguyên nhân khách quan:

- Do kinh tế gia đình khó khăn nên điều kiện học tập thiếu thốn về cả vật chất cũng như thời gian, dẫn đến kết quả học tập theo đó bị hạn chế

- Do học sinh có sự khủng hoảng nhất thời về mặt tinh thần trong cuộc sống dẫn đến sao nhãng việc học hành

* Nguyên nhân chủ quan:

- Kiến thức bị hổng do học sinh lười học

b) Do khả năng tiếp thu chậm

c) Do thiếu phương pháp học tập phù hợp

Trang 20

2 Tìm hiểu và phân loại các nguyên nhân

b) Do khả năng tiếp thu chậm

(hình)

Trang 21

2 Tìm hiểu và phân loại các nguyên nhân

c) Do thiếu phương pháp học tập phù hợp.(hình)

Trang 22

3 Lập kế hoạch thực hiện

Trang 23

4 Thực hiện các biện pháp khắc phục cho học sinh yếu, kém.

Các yếu tố khách quan

Đối với những em do hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn

(hình)

Trang 24

4 Thực hiện các biện pháp khắc phục cho học sinh yếu, kém.

Các yếu tố khách quan

Với đối tượng học sinh yếu kém do lười học

(hình)

Trang 25

4 Thực hiện các biện pháp khắc phục cho học sinh yếu, kém.

Các yếu tố khách quan

Với đối tượng học sinh gặp sự cố bất thường về tinh thần

(hình)

Trang 26

Các yếu tố chủ quan

Đảm bảo cho học sinh có trình độ xuất phát cho những tiết lên lớp:

Để tiết học trên lớp có hiệu quả cần nắm bắt đủ kỹ năng và kiến thức nhưng đối với học sinh yếu thì khó khăn trong việc nắm bắt Vì thế cần giúp nhóm học sinh này có đủ khả năng,trình độ xuất phát cho những tiết lên lớp đạt hiệu quả

Sau đó, phân tích những tri thức kỹ năng có sẵn ở học sinh ở mức độ nào(qua quá trình tìm hiểu, quan sát ở học sinh trên lớp, qua các bài kiểm tra )

Trang 27

cần phải tái hiện những tri thức và tái tạo những kỹ năng cần thiết một cách tường minh thông qua việc cho học sinh ôn tập những tri thức, kỹ năng trước khi dạy nội dung mới.

;

Trang 28

Ví dụ:

Khi dạy bài cộng trừ số hữu tỉ, để học sinh học tốt bài này thì các em buộc phải nắm được các kiến thức, kỹ năng liên quan như đổi số thập phân ra phân số, qui đồng mẫu các phân số, qui tắc cộng, trừ phân số, qui tắc “chuyển vế”, qui tắc “dấu ngoặc” Trong hoạt động đó học sinh được ôn lại các kiến thức tương ứng trong tập hợp số nguyên như cộng, trừ số nguyên thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập như sau:

Bài tập1: Đổi các số thập phân sau ra ph ân số:

0,6 v à 2,25

HS:

4

9 100

225 25

,

2 = =

5

3 10

6 6

,

Trang 29

Giúp đỡ học sinh rèn luyện kỹ năng học tập,có phương pháp học tập phù hợp:

Học sinh không biết cách học như thế nào cho có hiệu quả Các em do không có kỹ năng học tập nên thường chưa học kỹ, thậm chí chưa hiểu lý thuyết đã lao vào làm bài tập, đọc chưa kỹ đề đã đặt bút vào làm bài, trong khi làm bài các em thường vẽ hình cẩu thả, viết nháp lộn xộn Vì thế việc hướng dẫn các em phương pháp học cũng đóng vai trò hết sức quan trọng

Trang 30

Để rèn luyện kỹ năng học tập,có phương pháp học tập phù hợp:

- Phải nắm vững lý thuyết trước khi làm bài tập.

- Trước một bài tập cần đọc kỹ đầu bài, vẽ hình rõ ràng, viết nháp cẩn thận

- Sau khi học xong một chương cần giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức (tốt nhất là bằng bảng hoặc bằng sơ đồ) Tóm tắt lý thuyết cơ bản và các công thức quan trọng cũng như cách giải một số dạng toán cơ bản và dán vào góc học tập

Trang 31

Kết luận

Như vậy việc giúp đỡ học sinh yếu , kém học tốt môn toán là việc làm rất khó khăn lâu dài đòi hỏi giáo viên phải có tình thương, một chút hy sinh và tinh thần trách nhiệm

Việc sắp xếp thời gian thích hợp ngoài giờ lên lớp để bổ trợ kiến thức bị hổng cho học sinh yếu, kém

đó là một khó khăn không phải ai cũng làm được Mà phải có sự tận tâm hy sinh cao cả của người thầy tất cả vì tương lai các em Do vậy rất cần đến sự chia sẻ từ phía lãnh đạo và các cấp ngành giáo dục

Trang 32

Mỗi người thầy có một cách làm riêng, song với cách làm nêu trên với thành công ban đầu thiết nghĩ đó là kết quả đáng phấn khởi đối với người thầy dạy toán Việc làm này không dễ thành công trong ngày một ngày hai mà phải là sự

cố gắng bền bỉ và tận tuỵ thì mới mong mang lại kết quả tốt Với vốn kiến thức của mình còn hạn hẹp, bề dày kinh nghiệm còn khiêm tốn, nên không tránh khỏi những hạn chế khiếm khuýêt Vậy rất mong hội đồng xét duyệt góp ý, bổ sung

để kinh nghiệm giảng dạy của chúng tôi ngày càng phong phú và hữu hiệu hơn

  

Ngày đăng: 14/03/2017, 20:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w