1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

ột số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 5 – 6 tuổi

64 421 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Dựa trên mối quan hệ của bộ môn ngôn ngữ học với những bộ môn khác, ông đã đưa ra được một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, trong đó bao gồm cả vấn đề phát triển vốn t

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà

Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Mầm non đã giúp đỡ em trong quá

trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt

nghiệp

Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo T.s Lê Thị Lan Anh –

người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu

và hoàn thành khóa luận này

Qua đây, em xin gửi đến Ban giám hiệu và các cô giáo trường mầm non

xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, cùng các bạn trong khoa

Giáo dục Mầm non lời cảm ơn chân thành nhất

Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2016

Sinh viên

Bùi Thị Diệu Linh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những số

liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực Đề tài chƣa đƣợc

công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác

Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2016

Sinh viên

Bùi Thị Diệu Linh

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Cấu trúc khóa luận 6

NỘI DUNG 7

Chương 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI 7

1.1 Cơ sở lí luận 7

1.1.1 Cơ sở tâm lí 7

1.1.2 Cơ sở sinh lí 9

1.1.3 Cơ sở ngôn ngữ học 11

1.1.4 Từ và vốn từ 13

1.2 Cơ sở thực tiễn 16

1.2.1 Thực trạng nhận thức và phát triển vốn từ cho trẻ 5 – 6 tuổi của giáo viên 16

1.2.2 Thực trạng vốn từ và hứng thú phát triển vốn từ của trẻ 5 – 6 tuổi 16

1.2.3 Nguyên nhân của thực trạng 16

Chương 2: CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO 18

TRẺ 5 – 6 TUỔI 18

2.1 Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn 18

2.1.1 Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non 18

Trang 5

2.1.2 Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ 5 – 6 tuổi 24

2.2 Biện pháp 25

2.2.1 Tạo môi trường chữ 25

2.2.2 Mở rộng phạm vi tiếp xúc 30

2.2.3 Sử dụng một số trò chơi 31

2.2.4 Kết hợp với phụ huynh để phát triển vốn từ cho trẻ 35

Chương 3: THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM 37

KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Thế kỉ XXI, xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đang đặt ra nhiều yêu cầu với việc đào tạo nguồn nhân lực của mỗi quốc gia Người lao động trong thời đại mới phải có năng lực, trình độ, tích cực chủ động sáng tạo và nhất là thế hệ trẻ phải đủ bản lĩnh, tri thức đặc biệt là phải tự tin trong giao tiếp Giáo dục đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các cá nhân, tổ chức và toàn xã hội Bậc học giáo dục mầm non là một mắt xích quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân; có nhiệm vụ hoàn thành và phát triển nhân cách trẻ tạo ra những thế hệ trẻ Việt Nam có đầy đủ phẩm chất, trí tuệ, thể chất cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ, ngôn ngữ đóng

vai trò vô cùng quan trọng Nhà giáo dục Usinxki K.D đã từng nói “Tiếng mẹ

đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển trí tuệ và là kho tàng của mọi tri thức.” Còn

nhà sư phạm Nga ChiKhieva E.L nói rằng: “Ngôn ngữ là công cụ của tư duy,

là chìa khóa để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng văn hóa của dân tộc, của nhân loại.”

Phát triển ngôn ngữ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non Ngôn ngữ là công cụ, phương tiện để trẻ giao tiếp, nói lên nhu cầu của bản thân, là cầu nối giữa trẻ với bạn bè, cô giáo, gia đình cũng như xã hội Ngôn ngữ là thành tựu lớn nhất của con người – là một hệ thống tín hiệu đặc biệt Đồng thời, ngôn ngữ cũng là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của các thành viên trong xã hội loài người Nhờ có ngôn ngữ con người có thể trao đổi cho nhau những hiểu biết, những kinh nghiệm, bày tỏ với nhau những nguyện vọng, ý muốn và cùng nhau thực hiện những dự định tương lai

Trang 7

Trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa cần đào tạo những con người hoàn thiện về mọi mặt Trong đó phát triển vốn từ cũng là điều vô cùng quan trọng, vốn từ là nền móng để phát triển ngôn ngữ Vốn từ được sử dụng trong lời nói được coi là một phương tiện tác động rất tinh tế đến hệ thống xây dựng môi trường sư phạm có định hướng, bởi trong ngôn ngữ nói không chỉ có thông tin mà có cả ý nghĩ tình cảm Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, ngôn ngữ phát triển rất mạnh mẽ, tạo ra những điều kiện, cơ hội để trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nền văn hóa loài người Ngôn ngữ giúp trẻ tích lũy kiến thức, phát triển tư duy, giúp trẻ giao tiếp được với mọi người xung quanh, là phương tiện giúp trẻ điều chỉnh, lĩnh hội những giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực Ngày nay, trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục – phát triển trọn ven nhân cách trẻ

Trẻ 5 – 6 tuổi là lứa tuổi chuẩn bị chuyển sang trường tiểu học, đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống của trẻ Vì trẻ phải chuyển qua một lối sống mới với sự thay thế của hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập Hiện nay trẻ biết phát âm đúng tiếng mẹ đẻ, nói có ngữ điệu, đúng ngữ pháp, biết biểu đạt ý nghĩ bằng ngôn ngữ, biết dùng ngôn ngữ làm phương tiện chính để tiếp xúc, giao lưu… là hoàn toàn có thể đạt được ở lứa tuổi 5 – 6 tuổi Nhưng hiện nay ở các trường mầm non, trẻ 5 – 6 tuổi nói ngọng còn rất nhiều; vốn từ nghèo nàn, hạn chế, không diễn đạt được bằng lời suy nghĩ của mình một cách mạch lạc Đồng thời việc phát triển vốn từ cho trẻ cũng còn nhiều khó khăn và hạn chế Bản thân chúng tôi là những giáo viên mầm non trong tương lai thấy rằng việc phát triển vốn từ cho trẻ 5 – 6 tuổi đang là vấn

đề cấp bách

Trang 8

Với tất cả những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp phát

triển vốn từ cho trẻ 5 – 6 tuổi”

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trẻ em luôn giành được rất nhiều sự quan tâm của gia đình, nhà trường

và xã hội Những vấn đề về trẻ em đã được các nhà nghiên cứu khoa học hết sức quan tâm Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo đặc biệt là mẫu giáo lớn không còn là một đề tài mới mẻ, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau và đã được xã hội ghi nhận

Năm 2003, tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã cung cấp những tri thức cơ

bản và tiếng Việt trong hai tập “Tiếng Việt”, NXB Đại học Sư phạm; từ đó

giúp giáo viên mầm non có vốn kiến thức cơ bản phục vụ tốt việc phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ cho trẻ mầm non

Trong cuốn “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”, NXB Đại học Sư

phạm, năm 2004, Nguyễn Xuân Khoa cũng đã nghiên cứu rất kĩ sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo, trên cơ sở những đánh giá chung về đặc điểm sinh

lí của trẻ lứa tuổi này Dựa trên mối quan hệ của bộ môn ngôn ngữ học với những bộ môn khác, ông đã đưa ra được một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, trong đó bao gồm cả vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ Ngoài ra, ông cũng đưa ra các cách sửa lỗi phát âm và một số trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo

Tiếp theo cuốn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi”,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2005, các tác giả Hoàng Thị Oanh – Phạm Thị Việt – Nguyễn Kim Đức đã nói lên tầm quan trọng của ngôn ngữ trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ và nêu sơ lược nội dung, phương pháp, biện pháp để luyện phát âm, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát

triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong cuốn sách “Phương pháp phát triển

ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2005

Trang 9

Và trong cuốn “Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non”, 2005, tác giả

Nguyễn Ánh Tuyết đã trình bày sự phát triển vốn từ của trẻ về mặt số lượng cũng như cơ cấu từ loại

Tạp chí Giáo dục mầm non có rất nhiều bài viết về cách tổ chức, quản

lí, những sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên và cán bộ quản lí ngành mầm non Trong đó cũng có khá nhiều bài viết về vấn đề phát triển ngôn ngữ và

vốn từ cho trẻ mầm non Trong tạp chí Giáo dục mầm non số 1/2006, tác giả

Đinh Thị Uyên có bài dịch tìm hiểu về chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Hàn Quốc Đây là một góc nhìn mở cho nền giáo dục mầm non Việt Nam hiện nay

Đứng trên phương diện một nhà giáo dục học, một nhà tâm lí học, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã nghiên cứu ý nghĩa của truyện cổ tích trong việc bồi dưỡng cảm xúc lành mạnh và trong sáng góp phần giáo dục đạo đức cho

trẻ trong cuốn “Giáo dục mầm non, những vấn đề lí luận thực tiễn”, năm

2007, NXB Đại học Sư phạm

Không dừng ở đó, tác giả Đinh Hồng Thái trong cuốn “Phát triển ngôn

ngữ tuổi mầm non”, NXB Đại học Sư phạm, năm 2014, cũng chú trọng đến

dạy nói cho trẻ, phát triển ngôn ngữ thông qua các thành phần của ngữ pháp tiếng Việt, phát triển lời nói mạch lạc, phát triển vốn từ nghệ thuật cho trẻ qua các tác phẩm văn học để tạo tiền đề tốt cho trẻ chuẩn bị vào lớp Một

Như vậy, vấn đề này đã được rất nhiều nhà nghiên cứu tâm lí, ngôn ngữ quan tâm, tuy nhiên chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu về việc phát triển vốn từ cho riêng trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn Và chính vì thế chúng tôi đi nghiên cứu về vấn đề này

Trang 10

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

- Đề xuất một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 5 – 6 tuổi

- Thể nghiệm sư phạm

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong khóa luận này chúng tôi chủ yếu sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp điều tra

Trang 11

7 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Nội dung khóa luận đựơc chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đề xuất một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trường mầm non xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình)

Chương 2: Những biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 5 – 6 tuổi

Chương 3: Thể nghiệm sư phạm

Trang 12

NỘI DUNG Chương 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Cơ sở tâm lí

Trẻ 5 – 6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi mầm non

Ở giai đoạn này, nhiều cấu tạo tâm lí đặc trưng của con người đã được hình thành trước đây, đặc biệt trong độ tuổi mẫu giáo lớn vẫn tiếp tục phát triển mạnh

Con người khác xa với con vật nhờ có ngôn ngữ Ngôn ngữ vừa là phương tiện vừa là điều kiện để con người giao lưu Trong hoạt động học tập, ngôn ngữ là công cụ có giá trị, có tác dụng vô cùng to lớn Ngôn ngữ vừa là công cụ thực hiện hóa tư duy, lĩnh hội tri thức vừa nói lên khả năng trí tuệ của con người Ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tác động qua lại lẫn nhau; tỉ mỉ, chu đáo thì sẽ tạo điều kiện cho tư duy phát triển tốt Đứng ở góc độ tâm lí học, các nhà ngôn ngữ thấy rằng việc tiếp thu ngôn ngữ có nhiều điểm khác so với tiếp thu kiến thức trong các lĩnh vực khác Ngôn ngữ được hình thành rất sớm Ngay từ giai đoạn hài nhi ở trẻ đã hình thành những tiền đề của sự lĩnh hội ngôn ngữ Nhu cầu giao tiếp với người lớn ngày càng tăng làm nảy sinh khả năng nói của trẻ Trẻ không có ý thức về ngôn ngữ nhưng bằng cách bắt chước có tính chất bản năng, trẻ sẽ học được cách nói của người lớn xung quanh mình

Sự phát triển mọi mặt của trẻ mẫu giáo chưa hoàn thiện, còn non nớt Hoạt động học tập đòi hỏi sự căng thẳng về trí tuệ và thể lực, đòi hỏi sự chú ý

có chủ định kéo dài, đòi hỏi sự hoạt động nhiều mặt của trẻ Trẻ 5 – 6 tuổi, chú ý không chủ định phát triển mạnh, chú ý có chủ định đã xuất hiện nhưng

Trang 13

còn hạn chế Đặc điểm trí nhớ của trẻ mẫu giáo là tính trực quan hình tượng, tính không chủ định nhờ tác động một cách tự nhiên của những ấn tượng hấp dẫn bên ngoài Trí nhớ trực quan phát triển mạnh hơn trí nhớ từ ngữ - logic Ghi nhớ máy móc là đặc điểm nổi bật, trẻ ghi nhớ những sự vật, hiện tượng

cụ thể dễ dàng hơn nhiều so với lời giải thích dài dòng Giai đoạn 5 – 6 tuổi, trí nhớ của trẻ có một bước biến đổi về chất Trí nhớ chủ định xuất hiện và phát triển mạnh Đó là loại trí nhớ có mục đích và phải nhờ đến công cụ tâm lí như sơ đồ, biểu đồ và chữ viết Biểu tượng của trí nhớ ở trẻ 5 – 6 tuổi mang tính khái quát hơn Trong quá trình tưởng tượng trẻ sử dụng các biểu tượng của trí nhớ

Ngôn ngữ giúp trẻ biết điều khiển chú ý của mình, biết tự giác hướng chú ý của mình vào những đối tượng nhất định, khối lượng chú ý tăng và sức tập trung chú ý trở nên bền vững hơn Ghi nhớ của trẻ 5 – 6 tuổi cũng ngày càng có tính chủ định hơn so với trẻ 3 – 4 tuổi Tuy vậy cho đến tuổi mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) các quá trình tâm lí không chủ định vẫn chiếm ưu thế trong hoạt động tâm lí của trẻ, ngay cả hoạt động trí tuệ

Đặc điểm tâm lí của trẻ trong việc phát triển ngôn ngữ:

- Đặc điểm về vốn từ

Vốn từ của trẻ tăng nhanh khoảng từ 1300 – 2000 từ Danh từ và động từ trẻ vẫn chiếm ưu thế, tính từ và các loại từ khác trẻ đã sử dụng nhiều hơn

Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất không gian như: Cao thấp, dài ngắn, rộng hẹp; các từ chỉ tốc độ như: nhanh – chậm; các từ chỉ màu sắc: đỏ, vàng, trắng, đen Ngoài ra các từ có khái niệm tương đối như: hôm qua, hôm nay, ngày mai trẻ dùng chưa chính xác Một số trẻ biết sử dụng các

từ chỉ màu sắc như: xám, xanh lá cây, tím, da cam 100% trẻ biết sử dụng các

Trang 14

từ cao thấp, dài, ngắn, rộng, hẹp; 55% số trẻ đếm được từ 1 – 10, tuy nhiên trẻ

sử dụng một số từ còn chưa chính xác

Ví dụ: Mẹ có mót ngồi không? (mót thay cho từ muốn)

Phát triển vốn từ cho trẻ là việc tổ chức có kế hoạch, có khoa học nhằm cung cấp,làm giàu vốn từ, nâng cao khả năng hiểu nghĩa của từ, củng cố

và tích cực hóa vốn từ cho trẻ, giúp trẻ biết vận dụng phù hợp vốn từ đó trong

hoạt động giao tiếp

1.1.2 Cơ sở sinh lí

Cho đến lúc ra đời, não bộ của trẻ chưa phát triển đầy đủ, mặc dù hình thái và cấu tạo giải phẫu của nó không khác với não của người lớn là mấy Ở trẻ sơ sinh, não bộ có kích thước nhỏ, khoảng 370 – 392 gam (1/8 – 1/

9 trọng lượng cơ thể) Trong 9 năm đầu, trọng lượng não người tăng lên mạnh

mẽ Chẳng hạn, trẻ được 6 tháng tuổi, trọng lượng của não tăng lên gấp đôi lúc sơ sinh; trẻ 3 tuổi tăng gấp ba và đa số các tế bào thần kinh đã được biệt hóa

Học thuyết về các hệ thống tín hiệu đã khẳng định: Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai, là sự hoạt động đặc biệt của vỏ bán cầu đại não Hệ thống tín hiệu thứ hai có được nhờ những kích thích trừu tượng như ngôn ngữ, lời nói, chữ viết… Việc phát triển ngôn ngữ phải liên quan mật thiết tới việc phát triển và hoàn thiện bán cầu đại não và hệ thần kinh nói chung Trong ba năm đầu là kết thúc sự trưởng thành về mặt giải phẫu vùng não chỉ huy ngôn ngữ, vì thế phải phát triển ngôn ngữ đặc biệt là vốn từ cho trẻ đúng lúc mới đạt kết quả tốt

Để có thể giao tiếp tốt, chúng ta không thể không kể đến bộ phận máy phát âm Mỗi con người sinh ra đã có sẵn bộ máy phát âm, đó là tiền đề vật chất để sản sinh âm thanh ngôn ngữ Đó là một trong những điều kiện vật chất quan trọng nhất mà thiếu nó không thể có ngôn ngữ; nếu như cấu tạo của

Trang 15

nó có một khiếm khuyết nào đó (chẳng hạn như sứt môi, hở hàm ếch, ngắn lưỡi…) thì việc hình thành lời nói cũng hết sức khó khăn Khi sinh ra, mỗi con người không phải đã có ngay một bộ máy phát âm hoàn chỉnh Chính lứa tuổi mầm non là giai đoạn hoàn thiện dần dần bộ máy đó: sự xuất hiện và hoàn thiện của hai hàm răng, sự vận động của môi, lưỡi của hàm dưới… Quá trình đó diễn ra tự nhiên theo các quy luật sinh học, nó phát triển và hoàn thiện cùng với sự lớn lên của trẻ Trong thực tế có những trẻ cùng sinh ra nhưng có những trẻ ngôn ngữ phát triển rất tốt, có trẻ không nói ngọng Có sự khác nhau như thế là do bộ máy phát âm khác nhau và quá trình chăm sóc giáo dục cũng khác nhau Trẻ nói ngọng là do bộ máy phát âm phát triển chưa hoàn thiện Tuy nhiên bộ máy phát âm hoàn chỉnh mới chỉ là tiền đề vật chất Cùng với thời gian, quá trình học tập, rèn luyện một cách có hệ thống sẽ làm cho bộ máy phát âm đáp ứng được nhu cầu thực hiện các chuẩn mực âm thanh ngôn ngữ Cấu tạo bộ máy phát âm gồm: dây thanh và các hộp cộng hưởng phía trên thanh hầu Âm sắc và tiếng nói do tính chất của âm xác định

và phụ thuộc vào các khoang cộng hưởng của phần trên các bộ phận thanh quản, họng, khoang miệng, mũi Bộ máy phát âm của trẻ chưa phát triển đầy

đủ, các bộ phận tạo thành tiếng nói chưa liên kết chặt chẽ nên trẻ phát âm còn chưa chuẩn, không chính xác Do đó, việc nghiên cứu bộ máy phát âm để tìm hiểu vốn từ của trẻ 5 – 6 tuổi hoàn toàn có cơ sở và mang tính khoa học

Ở cuối tuổi mẫu giáo lớn, do việc giao tiếp bằng ngôn ngữ được mở rộng trong những năm trước đây, tai nghe âm vị được rèn luyện thường xuyên

để tiếp nhận các ngữ âm khi đang nghe người lớn nói, mặt khác cơ quan phát

âm đã trưởng thành đến mức trẻ có thể phát âm tương đối chuẩn kể cả những

âm khó của tiếng mẹ đẻ khi nói năng Trẻ mẫu giáo lớn đã biết sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội dung giao tiếp

Trang 16

1.1.3 Cơ sở ngôn ngữ học

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp

cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người Ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy truyền đạt truyền thống văn hóa – lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác Lenin đã từng khẳng

định: “Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng Giao tiếp là

một hoạt động đặc trưng của con người Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất.” Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống con người, nhờ

ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm, tâm sự với nhau những nỗi niềm thầm kín Không

có ngôn ngữ, con người không thể giao tiếp được, thậm chí không thể tồn tại được, nhất là trẻ em, một sinh thể yếu ớt rất cần đến sự chăm sóc, bảo vệ của người lớn Ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành một thành viên của xã hội loài người Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui chơi Ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ là một điều kiện rất quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách của trẻ Ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động của trẻ và ngược lại, mọi hoạt động tạo điều kiện thúc đẩy ngôn ngữ của trẻ phát triển

Ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mầm non chủ yếu là ngôn ngữ nói, vì thế sự phát triển ngôn ngữ nói của trẻ phụ thuộc rất lớn vào sự giao tiếp của trẻ em với người lớn và trẻ em với nhau Sống trong xã hội con người luôn phải giao tiếp, mà khi giao tiếp con người phải sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt với những người xung quanh Trẻ em giao tiếp với mọi người xung quanh, học các từ của ông bà, bố mẹ, người thân, bạn bè thì ngôn ngữ của trẻ chịu ảnh hưởng không nhỏ Trẻ bắt chước người lớn nói và được người lớn dạy

Trang 17

Cần làm giàu vốn từ cho trẻ bằng những từ mới, những từ khó đối với trẻ Đào sâu cung cấp, chính xác hóa vốn từ cho trẻ hiểu chính xác nghĩa của từ; tích cực hóa vốn từ cho trẻ, trang bị cho trẻ vốn từ sống động bằng vốn ngôn ngữ của mình, trẻ có thể biểu đạt sự hiểu biết của mình cho người lớn hiểu và hiểu được ý nghĩa câu nói của người lớn Trong công tác giáo dục mầm non, người lớn càng phải có ý thức rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động

Sống trong xã hội luôn phải giao tiếp, mà khi giao tiếp con người phải sử dụng vốn từ của mình để biểu đạt với người xung quanh Vốn từ cá nhân phát triển thì ngôn ngữ cũng phát triển Trong vốn từ của trẻ mẫu giáo, đầu tiên trẻ phản ánh những đặc trưng của sự vật, hiện tượng Càng lớn, trẻ

em càng có nhiều vốn từ thể hiện đặc điểm của sự vật, hiện tượng bằng từ ngữ Vốn từ của trẻ mẫu giáo có khối lượng nhỏ hơn rất nhiều so với số lượng vốn từ của người lớn vì khối lượng tri thức của trẻ còn quá chật hẹp Vì thế

mở rộng vốn từ cho trẻ phải dựa vào sự mở rộng nhận thức cho trẻ Vốn từ chủ động là vốn từ mà chủ thể nói năng sử dụng một cách tích cực trong giao tiếp Vốn từ thụ động là vốn từ mà chủ thể nói năng có thể hiểu nhưng không biết cách sử dụng trong giao tiếp Vốn từ chủ động của trẻ mẫu giáo ít hơn so với vốn từ thụ động, vì thế tích cực hóa vốn từ là chuyển vốn từ thụ động sang vốn từ chủ động cho trẻ Vốn từ cơ bản gồm những từ ngữ có tần số xuất hiện cao, vì thế dạy trẻ em phải dạy cho trẻ vốn từ vựng cơ bản vì chỉ khi đó trẻ mới có thể giao tiếp tốt hơn Vốn từ ngữ phong phú, chính xác sẽ giúp trẻ

dễ dàng định hướng trong không gian

Để dạy trẻ ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp thì người giáo viên không thể không tìm hiểu vốn từ của trẻ Trong ngôn ngữ, từ là quan trọng nhất, là vật liệu trực tiếp để tạo ý, tạo lời và tạo câu Ở tuổi mẫu giáo trẻ phải nắm được một vốn từ cần thiết đủ để chúng có thể giao tiếp được với bạn

Trang 18

bè, người lớn, tiếp thu các tri thức ban đầu trong trường mầm non, chuẩn bị học tập ở trường phổ thông; xem các chương trình truyền hình, truyền thanh… Vì thế giáo dục học mẫu giáo coi việc hình thành và phát triển vốn từ

là một nhiệm vụ quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ Phát triển vốn từ được hiểu như một quá trình lâu dài của việc lĩnh hội vốn từ mà con người đã lĩnh hội được trong lịch sử Nó bao gồm hai mặt: tích lũy số lượng (tăng dần

số từ tích cực) và nâng cao chất lượng (lĩnh hội dần dần nội dung xã hội tích lũy trong từ, nó là sự phản ánh kết quả của nhận thức)

1.1.4 Từ và vốn từ

a Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng của ngôn ngữ

Trẻ em học nói phải bắt đầu học từng từ riêng lẻ Học tiếng nước ngoài ta phải học từ và nhớ từ Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên trong trí óc của từng người bản ngữ Tuy nhiên phải trả lời câu hỏi “Từ là gì?” không phải là chuyện đơn giản Đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về từ, song chưa có một định nghĩa nào thỏa mãn được mọi người Tựu trung có hai khuynh hướng Khuynh hướng 1: Cố gắng đưa ra một định nghĩa đúng cho mọi ngôn ngữ trên thế giới Đây là một việc khó bởi vì như L.V Sherba đã nhận xét:

“Trong thực tế từ là gì? Thiết nghĩ rằng trong các ngôn ngữ khác nhau, từ sẽ

khác nhau do đó tất sẽ không có khái niệm từ nói chung.” Khuynh hướng 2:

Khảo sát từ của từng ngôn ngữ riêng biệt để đưa ra một định nghĩa về từ chủ động cho một ngôn ngữ Tuy vậy đằng sau tính đa dạng của ngôn ngữ vẫn có

những đặc tính phổ quát B.A Serebrenmikov đã viết: “Đằng sau sự đa dạng

đến kinh ngạc vô cùng của các ngôn ngữ trên thế giới, (…) ẩn dấu những thuộc tính chung cho tất cả các ngôn ngữ ấy.” Do vậy cũng có thể chỉ ra

những thuộc tính, bản chất chung cho từ của mọi ngôn ngữ

b Vốn từ

Trang 19

Vốn từ là khối từ ngữ cụ thể, hoàn chỉnh (có đủ hình thức, chữ và nội dung ngữ pháp) mà mỗi cá nhân tích lũy được trong kí ức của mình Vốn từ của từng người cụ thể, không ai giống ai Vốn từ nhiều hay ít, đơn giản hay đa dạng tùy thuộc vào kinh nghiệm sống, ở trình độ học vấn, ở sự giao tiếp giao lưu văn hóa ngôn ngữ của từng người Mỗi một ngôn ngữ phát triển một số lượng từ hết sức lớn và phong phú Có thể lên tới hàng chục vạn, hàng triệu

từ

Từ vựng của một ngôn ngữ bao gồm nhiều lớp từ, nhiều nhóm từ không đồng nhất và có chất lượng khác nhau Trong vốn từ ngữ của một ngôn ngữ nào đó cũng đều có từ mới và từ cũ, những từ phổ biến chung, những từ văn hóa (là những từ ngữ chuẩn mực), những từ chuyên môn hay từ vay mượn

Vốn từ vựng của một ngôn ngữ và vốn từ của cá nhân sử dụng có quan hệ bao hàm Cụ thể, vốn từ của cá nhân được hiểu là bộ phận của vốn từ chung Vốn từ của một cá nhân là toàn bộ các từ và đơn vị tương đương từ tồn tại trong trí óc của cá nhân đó và được cá nhân đó sử dụng trong hoạt động giao tiếp Vốn từ của cá nhân được tích lũy trong đầu óc một người còn vốn

từ vựng của ngôn ngữ, theo cách nói của F.de.Saussure được lưu giữ “trong các bộ óc của một tập thể… những người cùng một cộng đồng ngôn ngữ” Vốn từ được tích lũy trong đầu óc con người không phải là một mớ hỗn tạp mà được tổ chức thành hệ thống gồm nhiều đơn vị ngôn ngữ có nét chung về hình thức hoặc nội dung, khiến con người đứng trước một đơn vị nào đó có thể dễ dàng nghĩ đến , liên tưởng đến những đơn vị khác cùng hệ thống Có thể nói, từ ngữ tồn tại trong đầu óc con người là một hệ thống (hệ thống lớn bao gồm nhiều hệ thống nhỏ thuộc các tầng bậc, cấp bậc khác nhau) Nhờ đó từ mới được tích lũy nhanh chóng và được sử dụng một cách

dễ dàng Số lượng từ của một ngôn ngữ, một dân tộc rất lớn nhưng vốn từ của

Trang 20

từng cá nhân thuộc dân tộc đó có thể không nhiều Vốn từ của từng cá nhân

có được tùy thuộc vào sự phát triển trí tuệ nhận thức, văn hóa, kinh nghiệm sống của cá nhân đó

Theo nghiên cứu của các nhà tâm lí học ngôn ngữ, người có trình độ học vấn trung bình có vốn từ khoảng 25000 từ [11; 91] Dựa vào tần suất sử dụng từ trong đời sống xã hội, người ta chia vốn từ thành vốn từ tích cực và vốn từ thụ động Vốn từ tích cực là những từ sử dụng hàng ngày, những từ có tần suất sử dụng cao, được con người nắm vững và sử dụng trong lời nói, trong giao tiếp một cách thành thạo Còn vốn từ thụ động là những từ ít được

sử dụng hay không còn mang sắc thái mới, chưa được sử dụng rộng rãi Trong quá trình phát triển và hoàn thiện ngôn ngữ, một số từ mới có nghĩa được nảy sinh, bên cạnh đó cũng có một số từ cũ, nghĩa cũ bị đào thải loại bỏ Những từ

đó đã lỗi thời dần dần bị gạt ra khỏi vốn từ tích cực, chúng ít được sử dụng và trở thành vốn từ thụ động Những từ mới xuất hiện thì chưa thể trở thành vốn

từ tích cực mà từ đó phải được vận dụng vào giao tiếp một cách thường xuyên

và hiệu quả Một trong những nhiệm vụ chính nhằm nâng cao trình độ văn hóa về mặt ngôn ngữ của con người là nâng cao vốn từ bằng cách làm giàu vốn từ tích cực

Vốn từ được hình thành theo hai con đường: Con đường tự nhiên, vô thức (qua việc nghe, đọc sách báo từ ngữ tự nhiên xâm nhập vào người) và con đường có ý thức (qua học tập) Phát triển vốn từ cho trẻ mầm non nhằm mục đích hình thành vốn từ cho trẻ theo con đường có ý thức thông qua hoạt động học tập và vui chơi

Vốn từ của trẻ là toàn bộ từ và ngữ cố định (thành ngữ, tục ngữ) mà trẻ có được trong quá trình học tập, giao tiếp trong và ngoài nhà trường Trẻ

đã tích lũy được một số vốn từ nhờ giao tiếp trong môi trường gia đình và trường mầm non Nhưng những từ trẻ tích lũy được còn lộn xộn, trẻ chưa hiểu

Trang 21

nghĩa từ chính xác và sắp xếp chưa hệ thống nên trẻ thường gặp rắc rối và gặp trở ngại trong việc lựa chọn sử dụng từ

b Đối tượng khảo sát

Giáo viên trường mầm non xã Quỳnh Mỹ: 12 người

1.2.2 Thực trạng vốn từ và hứng thú phát triển vốn từ của trẻ 5 – 6 tuổi

b Thực trạng hứng thú phát triển vốn từ của trẻ 5 – 6 tuổi

Đa số trẻ đều có ý thức phát triển vốn từ cho mình thông qua việc hỏi cô và những người xung quanh Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có không ít trẻ không mấy hào hứng

1.2.3 Nguyên nhân của thực trạng

a Nguyên nhân từ phía giáo viên

Trang 22

- Vốn từ của giáo viên còn hạn chế, chưa thật phong phú, chưa đáp ứng yêu cầu để hướng dẫn trẻ mở rộng và phát triển vốn từ Bên cạnh đó việc nắm nghĩa từ của một số giáo viên còn hạn chế nên việc truyền đạt kiến thức cho trẻ chưa sâu

- Nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ còn chưa đầy đủ, chưa chính xác

- Phương pháp lên lớp của giáo viên: Đa số giáo viên sử dụng phương pháp truyền thống trong giảng dạy Phương pháp lên lớp của giáo viên chủ yếu là giảng giải, vì vậy, trong giờ học ít phát huy được tính tích cực, tự giác

và hứng thú học tập của học sinh Từ đó làm giảm bớt hiệu quả của việc phát triển vốn từ cho trẻ

- Các hình thức tổ chức dạy học của giáo viên còn đơn điệu, chưa phong phú, sinh động, hấp dẫn; chưa chú ý đến việc phát triển vốn từ cho trẻ; chưa vận dụng hiệu quả các hình thức dạy học mới: thảo luận nhóm, trò chơi học tập,…

b Nguyên nhân từ phía trẻ

- Vốn từ của trẻ còn nghèo nàn, chưa phong phú, ít về số lượng, còn khiếm khuyết về chất lượng

- Học sinh chưa thực sự hứng thú, say mê với các giờ học, các hoạt động của cô

Như vậy, chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 5 – 6 tuổi Chúng tôi đã tìm hiểu lí do dẫn đến thực trạng trên và đây cũng chính là cơ sở thực tiễn quan trọng để chúng tôi đề xuất một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 5 – 6 tuổi

Trang 23

Chương 2: CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO

TRẺ 5 – 6 TUỔI 2.1 Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn

2.1.1 Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non

Ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở

thành một thành viên của xã hội loài người Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển giáo dục trẻ là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách trẻ

Lúc đầu, ngôn ngữ của trẻ chỉ là những từ riêng lẻ xuất phát từ sự nhận thức thế giới xung quanh Trẻ chưa thể nói thành câu hoàn chỉnh Qua quá trình tiếp xúc với mọi người xung quanh, vốn từ của trẻ tăng lên, trẻ học được cách nói của người lớn, lúc đó trẻ mới nói được câu hoàn chỉnh Với mỗi cá nhân, sự phát triển ngôn ngữ diễn ra rất nhanh ở giai đoạn 0 – 6 tuổi (lứa tuổi mầm non) Từ chỗ sinh ra chưa có ngôn ngữ, đến cuối 6 tuổi – chỉ một khoảng thời gian rất ngắn so với cả đời người – trẻ đã có thể sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày Đây chính là giai đoạn phát cảm về ngôn ngữ Ở giai đoạn này nếu không có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngôn ngữ thì sau này khó có thể phát triển tốt được

2.1.1.1 Vốn từ xét về mặt số lượng

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ Trẻ sơ sinh chưa hiểu được ngôn ngữ của người lớn Ở giai đoạn này, trẻ mới bắt đầu cảm nhận ngữ điệu, giọng nói của người mẹ

Khi trẻ được 7 – 8 tháng, trẻ bắt đầu biết tên mình

Trang 24

Đến 10 – 11 tháng, trẻ bắt đầu hiểu một số từ chỉ các sự vật, người

mà trẻ thường xuyên được tiếp xúc

Từ 12 tháng trở đi, nhu cầu giao tiếp của trẻ với thế giới xung quanh ngày càng tăng lên, bên cạnh các âm bập bẹ xuất hiện các từ chủ động đầu tiên Ở 18 tháng tuổi, số từ bình quân là 11 từ, trẻ bắt chước người lớn học lại một số từ đơn gần gũi như: mẹ, bà, bố…

Từ 19 – 21 tháng, môi trường tiếp xúc của trẻ được mở rộng, trẻ được làm quen với nhiều sự vật, hiện tượng hơn, số lượng từ của trẻ tăng lên

rõ rệt Đến 21 tháng, trẻ đạt tới 220 từ Giai đoạn 21 – 24 tháng, tốc độ chậm lại, chỉ đạt 234 từ Vào tháng 24, sau đó tăng tốc: 30 tháng đạt 434 từ, 36 tháng đạt 486 từ

Nhu cầu giao tiếp với mọi người xung quanh ngày càng cao, điều đó thúc đẩy quá trình tiếp thu ngôn ngữ của trẻ So với tuổi nhà trẻ (0 – 3 tuổi), trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo (3 – 6 tuổi) có số lượng từ nhiều hơn hẳn Về số lượng

từ của trẻ mẫu giáo, các nhà ngôn ngữ học và tâm lí học có đưa ra các số liệu khác nhau:

Còn theo thống kê của tác giả Đinh Hồng Thái, đến năm thứ ba, trẻ

đã sử dụng trên 500 từ, phần lớn là danh từ, động từ, tính từ và các loại từ khác rất ít Danh từ chỉ đồ dùng, đồ chơi quen thuộc, các con vật gần gũi như:

Trang 25

chó , mèo, gà… Động từ chỉ hoạt động gần gũi của trẻ và những người xung quanh như: ăn, uống, ngủ, đi…

Trẻ 4 tuổi có thể nắm được xấp xỉ 700 từ Ưu thế vẫn thuộc về danh

từ và động từ Hầu hết các loại từ đã xuất hiện trong vốn từ của trẻ

Từ 5 – 6 tuổi, vốn từ của trẻ tăng bình quân đến 1033 từ, tính từ và các loại từ khác đã chiếm tỉ lệ cao hơn

Tốc độ tăng vốn từ ở các độ tuổi khác nhau, chậm dần theo độ tuổi Cuối 3 tuổi so với đầu 3 tuổi vốn từ tăng 10,7%; cuối 4 tuổi so với đầu 4 tuổi vốn từ tăng 40,58%; cuối 5 tuổi so với đầu 5 tuổi vốn từ của trẻ chỉ tăng 10,40%; cuối 6 tuổi so với đầu 6 tuổi, vốn từ của trẻ cũng chỉ tăng 10,01% [6; Tr.77]

Mặc dù số lượng từ của trẻ mẫu giáo do các nhà tâm lí học, ngôn ngữ học đưa ra không khớp nhau, nhưng sự chênh lệch không lớn lắm; bởi lẽ số lượng từ của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó quan trọng nhất là tác động của môi trường như sự tiếp xúc ngôn ngữ thường xuyên với những người xung quanh, trình độ của bố mẹ,…

2.1.1.2 Vốn từ xét về mặt cơ cấu từ loại

Cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ là một tiêu chí để đánh giá chất lượng vốn từ Số lượng từ loại càng nhiều bao nhiêu thì càng tạo điều kiện cho trẻ diễn đạt thuận lợi bấy nhiêu Các loại từ xuất hiện dần dần trong vốn

từ của trẻ Theo Xtecno, ban đầu củ yếu là danh từ, sau đó đến động từ và tính từ; các loại từ khác xuất hiện muộn hơn

Theo nhà nghiên cứu Lê Thị Lan, trẻ mẫu giáo có tỉ lệ các từ loại như tính từ, trạng từ, quan hệ từ được tăng lên, động từ giảm đi so với lứa tuổi nhà trẻ

Trang 26

Bảng 2.1 Cơ cấu từ loại của các lứa tuổi [5; Tr.51]

Theo nghiên cứu của Đinh Hồng Thái, đến 3 - 4 tuổi, về cơ bản, vốn

từ của trẻ đã có đủ các loại từ Tuy nhiên tỉ lệ danh từ và tính từ cao hơn nhiều

so với các loại khác: danh từ chiếm 38%, động từ 32%; còn lại là tính từ 6,8%, đại từ 3,1%, phó từ 7,8%, tình thái từ 4,7%; quan hệ từ và số từ còn ít xuất hiện: số từ 2,5%, quan hệ từ 1,7%

Giai đoạn 5 – 6 tuổi cũng là giai đoạn hoàn thiện một bước cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ Tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi (chỉ khoảng 50%) nhường chỗ cho tính từ và các loại từ khác tăng lên: tính từ đạt tới 15%, quan

hệ từ tăng lên đến 5,7%, còn lại là các loại từ khác.[6; Tr.78]

Từ đặc điểm này, chúng ta cần chú ý đến tỉ lệ các từ loại khác nhau khi dạy từ cho trẻ, dạy trẻ em phải chú trọng vốn từ trẻ còn nghèo nàn: lúc đầu số lượng danh từ chiếm phần lớn, sau đó động từ, rồi đến tính từ

Khi sử dụng từ ngữ, trẻ thường mắc một số lỗi sau:

- Dùng danh từ chưa chính xác: “Bụi cây” trẻ lại gọi là “vườn cây”

Trang 27

- Dùng động từ chưa chính xác: “Anh bắt đền em đi” (đáng lẽ phải nói

* Khả năng hiểu nghĩa của từ của trẻ mẫu giáo

Quá trình nắm ý nghĩa của từ đi từ hình ảnh cảm giác đến sự khái quát ý nghĩa Đầu tiên trẻ hiểu từ “bàn” có tính chất cảm giác (nhìn, sờ,…), các cảm giác gắn với từ bàn chỉ một đối tượng duy nhất như một danh từ riêng Vật thể xung quanh thu hút sự chú ý của trẻ và nhận được tên gọi chỉ trong trường hợp chúng ta cho trẻ “giao tiếp” với chúng: đụng đến, sờ mó đến vật, vuốt ve, ngửi, ăn,… Ngay khoảng 2 tuổi, trẻ nhớ tên gọi đối tượng khó khăn nếu chỉ nhìn nó Sau đó, trẻ làm quen với các bàn khác, khác về hình dáng, kích thước Cảm giác về chúng khác nhau nhưng có cái chung giống nhau, tất cả đều là “bàn” Từ này nhận được nghĩa rộng hơn, tách khỏi các cảm giác trực tiếp, trẻ hiểu được “bàn” nói chung, chứ không phải cái bàn cụ thể, hoàn toàn xa rời các cảm giác trực tiếp là từ “đồ vật”, khái quát ở bậc cao hơn dùng để gọi các đồ gỗ (bàn, giường, ghế…), đồ nấu bếp (xoong, nồi, chảo, bát,…) Trẻ mẫu giáo bé có khả năng nắm dược những từ ngữ có ý nghĩa cụ thể như những từ là tên gọi các đồ vật trong gia đình (bát, đũa, bàn,

tủ, ghế…), tên gọi động vật (lợn, chó, gà, mèo…), thực vật (cây chuối, quả cam, hoa loa kèn…) Từ “đồ vật” có ý nghĩa trừu tượng, trẻ hiểu nó không phải bằng cảm giác mà bằng sự trừu tượng hóa Đến 6 tuổi, để nắm từ với ý nghĩa khái quát, trẻ không đòi hỏi cảm giác trực tiếp nữa

Trang 28

Theo Fedorenko (Nga), ở trẻ em có 5 mức độ hiểu nghĩa khái quát của từ như sau:

- Mức độ zero (mức độ 0): Mỗi sự vật có tên gọi gắn với nó Cuối tuổi lên một, đầu tuổi lên hai, trẻ hiểu được những từ ngữ thể hiện một sự vật đơn

lẻ, cụ thể, tách biệt, những từ ngữ ở mức độ khái quát (nghĩa biểu danh)

Ví dụ: mẹ, Linh, thìa, hoa…

Một điều cần chú ý là: động từ và tính từ không có mức độ khái quát zero như danh từ

- Mức độ thứ nhất của sự khái quát: cuối tuổi lên hai, trẻ nắm được mức

độ thứ nhất của sự khái quát – ý nghĩa biểu niệm ở mức thấp, tức là tên gọi chung của đối tượng cùng loại (đồ vật, hành động, tính chất)

Ví dụ: “Bóng” chỉ một quả bóng bất kì nào, “cốc” chỉ vật đựng nước

để uống

- Mức độ thứ hai của sự khái quát: trẻ nắm được những từ ngữ thể hiện

sự khái quát về giống

Ví dụ: “Quả” có thể chỉ bất cứ loại quả nào (quả cam, quả chuối, quả táo…); “xe” (xe đạp, xe máy, ô tô…); “con” (chó, mèo, vịt, chim…)

Cam, xoài, táo: mức độ thứ nhất của sự khái quát; “quả”: mức độ thứ hai của sự khái quát

- Mức độ ba của sự khái quát: trẻ 5 – 6 tuổi có thể nắm được mức độ thứ

ba của sự khái quát

Ví dụ: “đồ vật” có thể chỉ đồ chơi như búp bê, máy bay,ô tô…; “đồ gỗ” chỉ các đồ dùng, vật dụng được làm từ gỗ (bàn, ghế, giường…); “phương tiện giao thông” (xe máy, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay)

“Búp bê”: mưc độ thứ nhất của sự khái quát, “đồ vật”: mức độ thứ ba của sự khái quát

Trang 29

- Mức độ thứ tư của sự khái quát: trẻ hiểu được những từ biểu thị sự khái quát tối đa – những khái niệm thật sự khoa học

Ví dụ: vật chất, hành động, trạng thái, chất lượng, số lượng, quan hệ…

Khả năng nắm được mức độ thứ tư của sự khái quát xuất hiện vào tuổi thiếu niên

Đối với trẻ em mầm non, khi ở tuổi nhà trẻ, trẻ hiểu được nghĩa biểu danh (mức độ zero và một) Mức độ hai và ba chỉ dành cho trẻ mẫu giáo đặc biệt là mẫu giáo lớn [3; Tr.134]

2.1.2 Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ 5 – 6 tuổi

Trẻ 5 tuổi có thể sử dụng được 2500 đến 2600 từ, còn trẻ 6 tuổi có khoảng 3000 từ đến 4000 từ Trong đó tính từ và các loại từ khác đã chiếm một tỉ lệ cao hơn [4;Tr.136]

Trẻ mẫu giáo lớn đã thường xuyên sử dụng khoảng 1033 từ Trong

đó loại từ được tích lũy khá phong phú không những về danh từ, động từ mà

cả về đại từ, tính từ, liên từ,… Danh từ và động từ vẫn chiếm ưu thế nhưng tính từ và các loại từ khác cũng được trẻ sử dụng nhiều hơn Có thể nói rằng trẻ đã nắm được các loại từ có trong tiếng mẹ đẻ và đủ để trẻ có thể diễn đạt các mặt trong đời sống hàng ngày Ý nghĩa của từ với trẻ cũng phong phú hơn

và khả năng nắm bắt nghĩa của từ phát triển hơn… Các từ chỉ tính chất không gian (rộng lớn, mênh mông…); từ chỉ tốc độ (nhanh, chậm dần); từ chỉ màu sắc (xanh nhạt, phơn phớt hồng, tim tím,…) đã được trẻ sử dụng chính xác Trẻ đã hiểu và biết dùng các từ chỉ khái niệm thời gian (hôm qua, ngày mai, ngày kia); từ đồng nghĩa (bố mẹ - ba má, tàu hỏa – xe lửa,…); từ có tính chất gợi cảm, có hình ảnh và mang sắc thái khác nhau (nắng chói chang, đi nhè nhẹ, lung linh,…); các từ chỉ mức độ, sác thái khác nhau (be bé, bé tí, bé xíu,

bé con, bé tị tì ti, đỏ chon chót, đỏ choét…)

Trang 30

Ngoài ra các loại từ khác nhau như đại từ, trạng từ, quan hệ từ, phụ

từ cũng được trẻ dùng nhiều hơn các lứa tuổi khác

2.2 Biện pháp

2.2.1 Tạo môi trường chữ

2.2.1.1 Biện pháp 1: Tạo môi trường chữ trong lớp học

a Vì sao phải tạo môi trường chữ trong lớp học?

Như chúng ta đã biết, đối với trẻ mầm non lớp học chính là ngôi nhà thứ hai của trẻ Cảm giác đầu tiên khi bé bước vào cửa lớp , phản xạ tự nhiên của bé là nhìn xung quanh xem có những gì và có đẹp hay không, đặc biệt là những điều mới lạ Vì vậy, các mảng chính trong lớp học đó là mảng chủ điểm, các góc hoạt động là đối tượng đầu tiên khi trẻ bước vào lớp Để trẻ hứng thú với các mảng hoạt động, cô nên tập chung trẻ cùng tham gia thảo luận dưới dạng kể chuyện sáng tạo Cuối cùng cô và trẻ đi đến thống nhất chọn tên của từng góc chơi mỗi khi chuyển chủ điểm mới Các tuýp chữ có tên gọi ngây thơ, ngộ nghĩnh, gần gũi trẻ và bắt buộc phải có hình ảnh minh họa cho các tiêu đề ấy Như vậy sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ, từ đó mục đích ôn luyện chữ đã học và cung cấp vốn từ cho trẻ đạt hiệu quả tối đa

Ví dụ: Chủ đề nghề nghiệp

Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề nghề nghiệp sau đó cô hướng trẻ vào câu truyện: Tại cửa hàng của búp bê có rất nhiều thứ, nào là đồ dùng cô giáo như: phấn, bảng, bút, vở, màu,…; nào là đồ dùng bác thợ mộc, thợ xây; nào là dụng cụ của bác sĩ, y tá,… Búp bê rất muốn chúng mình đặt tên cho cửa hàng của búp bê đấy Chúng mình cùng nghĩ ra một cái tên nhé Trẻ nghe, suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình như: cửa hàng của búp bê, siêu thị mini, siêu thị của búp bê, búp bê bán hàng,… Với nhiều cái tên ngộ nghĩnh như vậy, và cả quá trình cô đàm thoại với trẻ, chính lúc đó trẻ đã tư duy xem mình

Trang 31

đã bao giờ được đi siêu thị chưa, đã nghe thấy cái tên đó chưa và ngẫu nhiên

cô đã cung cấp vốn từ cho trẻ

Hay với góc khác cũng vậy, cô và trẻ cùng đàm thoại, thoải mái trao đổi để đặt tên như: kiến trúc sư tí hon, bé tập làm thợ xây, ngôi nhà mơ ước, thành phố tương lai,… (đối với góc xây dựng)

Từ những tên gọi gần gũi với trẻ mà chính cô và trẻ đã đặt tên, đã kích thích trẻ ghi nhớ từ đó lâu hơn và trẻ đã phần nào hiểu về từ đó

Khi trang trí tên gọi cho các góc cô nên lựa chọn cỡ chữ cho phù hợp với góc, dán chữ ở độ cao vừa tầm nhìn của trẻ để trẻ dễ nhìn thấy Đặc biệt kiểu chữ phải chuẩn, hầu hết các chữ này cô nên để ở dạng chữ in thường, với màu sắc đẹp, phù hợp với mảng hoạt động và hình ảnh minh họa của góc Còn mảng hoạt động của trẻ ở phía dưới cô gài nhựa trong, các chữ rời với mẫu chữ khác nhau như chữ in thường viết thường, chữ in hoa để trẻ cùng bắt chước cô ghép tên góc Khi chơi cô nên hỏi chữ cái đầu tiên của từ là chữ gì? Chữ cái nào trong từ đã được học rồi? Làm như vậy, trẻ nhớ các từ đó rất lâu

và một lần nữa trẻ được luyện phát âm, đặc biệt có trẻ đã làm thao tác ghép chữ nhiều lần thành quen và đã tự ghép mà không cần mẫu của cô Ngoài ra,

cô nên thay đổi tên gọi hình ảnh và các góc cho phù hợp với từng chủ đề và tạo sự mới mẻ khoảng không gian hấp dẫn khi trẻ đến lớp

Ví dụ: Góc gia đình: Cô thống nhất với trẻ đặt tên góc “Tổ ấm gia đình”, “Mái ấm 5A3”,… Trẻ được làm quen với từ “tổ ấm” và biết được từ

“tổ ấm” có chữ cái đầu tiên là chữ T, chữ đã học là chữ O, A

Nhưng với chủ đề nghề nghiệp: Cô và trẻ lại thỏa thuận nhất trí đưa

ra tên: “bé tập làm nội trợ, bé nấu ăn”,… Ở đây trẻ được cung cấp thêm từ

“nội trợ” và “nấu ăn” Trẻ được ghép từ, được biết chữ cái đầu tiên của từ mới

đó, biết thứ tự trong từ và ghép hoàn chỉnh các từ mới đó Như vậy, qua mỗi

Trang 32

chủ đề cô lại cung cấp thêm cho trẻ nhớ được nhiều từ mới và ôn luyện nhiều chữ cái đã học

b Phát triển và làm giàu vốn từ cho trẻ qua việc gắn tên, gắn kí hiệu vào các

đồ dùng đồ chơi trong lớp và các giá góc

Như chúng ta đã biết, đặc điểm tâm lí của trẻ mầm non là “dễ nhớ dễ quên” Vì vậy, các kiến thức mới cung cấp cho trẻ nếu không thường xuyên

ôn luyện trẻ sẽ nhanh chóng quên ngay khi lĩnh hội kiến thức khác

Mặt khác, khi trẻ hoạt động trẻ thường cất đồ dùng, đồ chơi nhanh nhưng không ngăn nắp, cô thường mất nhiều thời gian sắp xếp lại đồ chơi cho trẻ sau khi chơi Như vậy rất vất vả cho cô mà trẻ lại không có thói quen lao động tự phục vụ Đặc biệt không được làm quen với tên gọi các từ hay các chữ cái tiếng việt ghép thành từ đó

Để khắc phục tình trạng này, cô xếp đồ dùng đồ chơi trên giá góc gọn, đẹp, khoa học sao cho trẻ dễ lấy, dễ cất, các đồ dùng trên giá phải tuân theo một trật tự nhất định Khi gắn tên cho đồ chơi cô nên đàm thoại với trẻ

Ví dụ: Với đồ chơi con thỏ, ti vi,…

Cô hỏi trẻ đây là cái gì? Các con nhìn cô ghép từ “thỏ” cho các con xem nhé Chữ cái đầu tiên trong từ “con thỏ” là chữ cái gì? Cứ như vậy cô cho trẻ tri giác trọn vẹn từ “con thỏ” và các chữ cái còn lại trên giá đồ chơi

Nhiều lần như vậy, trẻ ghi nhớ và thuộc các kí hiệu, các chữ cái và sắp xếp thành từ có thể trẻ tự đọc được

Đối với các ngăn giá góc, cô vẽ kí hiệu đồ dùng đồ chơi kèm theo từ (tên gọi của đồ dùng) và giớ thiệu với trẻ

Khi chơi cô thường trò chuyện với trẻ: Đây là khối gì? Dưới khối chữ nhật có từ “khối chữ nhật” và trong từ “khối chữ nhật” có chữ cái nào đã học, chữ cái nào chưa học? Chữ cái đầu tiên của từ là chữ K, sau đó đến chữ

H, tiếp đó là chữ gì?

Ngày đăng: 13/03/2017, 21:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w