1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận kế toán đến khả năng hoạt động liên tục của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

100 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Thống kê các nghiên cứu về ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính, hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến khả năng hoạt động liên tục.. Vì vậy, dự đoán khả năng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-      -

ĐINH THỊ THU THẢO

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA

ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN KẾ TOÁN ĐẾN KHẢ NĂNG

HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh – Năm 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-      -

ĐINH THỊ THU THẢO

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA

ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN KẾ TOÁN ĐẾN KHẢ NĂNG

HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN

MÃ SỐ : 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS HUỲNH ĐỨC LỘNG

TP Hồ Chí Minh – Năm 2016

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của tác giả với sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học TS Huỳnh Đức Lộng Nội dung, kết quả nghiên cứu của luận văn này là hoàn toàn trung thực Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ

Tp Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2016

Ký tên

Trang 4

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 4

1.1 Nghiên cứu trong nước 4

1.2 Nghiên cứu nước ngoài 5

Kết luận chương 1 11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 12

2.1 Khả năng hoạt động liên tục (Going Concern) 12

2.1.1 Khái niệm 12

2.1.2 Trách nhiệm xem xét giả định hoạt động liên tục 13

2.1.3 Dấu hiện vi phạm giả định hoạt động liên tục 14

2.1.4 Cách thức đo lường 15

2.1.4.1 Mô hình Altman Z-score (1968) 16

2.1.4.2 Mô hình Springate Z-score (1978) 18

2.1.4.3 Mô hình Fulmer H-score (1984) 19

Trang 5

2.2 Điều chỉnh lợi nhuận 20

2.2.1 Khái niệm 20

2.2.2 Cách phương pháp đo lường, dự đoán điều chỉnh lợi nhuận 22

2.2.2.1 D ựa trên các khoản dồn tích 22

2.2.2.2 D ựa trên phân bổ hoặc dịch chuyển thời gian các khoản chi phí 26

2.2.2.3 Thông qua công b ố thông tin 26

2.3 Các lý thuyết cơ sở 26

2.3.1 Lý thuyết đại diện (Agency Theory) 27

2.3.1.1 Nội dung 27

2.3.1.2 Áp d ụng lý thuyết 28

2.3.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng 30

2.3.2.1 N ội dung 30

2.3.2.2 Áp d ụng lý thuyết 31

2.4 Xác định vấn đề nghiên cứu 31

Kết luận chương 2 33

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

3.1 Mô tả tổng thể và mẫu nghiên cứu 34

3.1.1 Mô tả tổng thể 34

3.1.2 Mẫu nghiên cứu 34

3.2 Mô hình nghiên cứu 35

3.2.1 Lựa chọn và đo lường biến nghiên cứu 35

Trang 6

3.2.1.1 Bi ến phụ thuộc - Chỉ số dự báo khả năng hoạt động liên tục (chỉ số Z, chỉ

s ố H) 35

3.2.1.2 Bi ến độc lập – Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (DA) 36

3.2.1.3 Bi ến độc lập – Tỷ số Lợi nhuận sau thuế/ Tổng Tài sản (ROA) 37

3.2.1.4 Bi ến độc lập - Quy mô doanh nghiệp (SIZE) 38

3.2.1.5 Bi ến độc lập – Tỷ số Tổng Nợ phải trả/ Tổng tài sản (DEBT) 38

3.2.1.6 Bi ến độc lập – GROWTH 39

3.2.1.7 Bi ến độc lập – Tỷ số Tổng nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu (DR) 39

3.2.1.8 Bi ến độc lập – Tỷ số Giá thị trường của VCSH/ Tổng tài sản (TOBINQ) 39

3.2.2 Mô hình nghiên cứu 40

3.3 Quy trình thu thập và xử lý số liệu 43

Kết luận chương 3 46

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47

4.1 Thực trạng về hủy niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam 47

4.2 Thống kê mô tả các biến 49

4.3 Hệ số tương quan 51

4.4 Kết quả phân tích hồi quy 53

4.4.1 Kết quả hồi quy theo mô hình hồi quy hỗn hợp (Pooled OLS) 53

4.4.2 Kết quả hồi quy theo mô hình Logit 57

4.4.3 Kết quả hồi quy theo đơn vị xác suất (Probit) 58

4.4.4 Kết luận tổng hợp kết quả hồi quy 60

Kết luận chương 4 61

Trang 7

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

5.1 Kết luận 62

5.2 Kiến nghị 63

5.2.1 Đối với công ty niêm yết 63

5.2.2 Đối với nhà đầu tư 64

5.2.3 Đối với cơ quan quản lý 65

5.2.4 Đối với kiểm toán viên 65

5.3 Một số hạn chế của đề tài 66

5.4 Hướng nghiên cứu trong tương lai 67

Kết luận chương 5 68

KẾT LUẬN 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

(Statistical Package for the Social Sciences)

(Statistics/Data Analysis)

(Financial Accounting Standards Board)

(International Accounting Standard)

(US Generally accepted accounting Principle)

(Accounting Standards Committee)

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Thống kê các nghiên cứu về ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính, hành vi

điều chỉnh lợi nhuận đến khả năng hoạt động liên tục 6

Bảng 3.1: Tổng hợp dự đoán về mối tương quan giữa các nhân tố và khả năng hoạt động liên tục của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 41

Bảng 4.1: Thống kê số lượng công ty bị hủy niêm yết theo từng năm 49

Bảng 4.2: Trình bày thống kê mô tả các biến được thu thập trong nghiên cứu 49

Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến thuộc mô hình Z-score 51

Bảng 4.4: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến thuộc mô hình H-score 52

Bảng 4.5: Kết quả hồi quy hỗn hợp với biến phụ thuộc được đo lường theo chỉ số Z-score 53

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy hỗn hợp với biến phụ thuộc được đo lường theo chỉ số H-score 53

Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết 56

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy logit với biến phụ thuộc được đo lường theo chỉ số Z-score 57 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy logit với biến phụ thuộc được đo lường theo chỉ số H-score 57 Bảng 4.10: Kết quả hồi quy probit với biến phụ thuộc được đo lường theo chỉ số Z-score 58

Bảng 4.11: Kết quả hồi quy probit với biến phụ thuộc được đo lường theo chỉ số H-score 58

Bảng 4.12: Bảng phân tích dự báo chính xác của mô hình 59

Bảng 5.1: Xếp hạng vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập 62

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu tổng quát 32

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp cho biết doanh nghiệp có còn đủ nguồn lực để tồn tại trong tương lai Khả năng hoạt động liên tục cũng là giả thiết cơ bản của kế toán Khi giả thiết hoạt động liên tục của doanh nghiệp bị vi phạm thì các nguyên tắc, phương pháp, chuẩn mực kế toán áp dụng sẽ thay đổi

Thị trường chứng khoán của một nước là kênh thu hút vồn đầu tư và phản ánh sức khỏe của nền kinh tế, vì vậy tình hình tài chính của các công ty trên thị trường chứng khoán luôn được đặc biệt quan tâm Vì vậy, dự đoán khả năng hoạt động liên tục của các công ty niêm yết này đã được nghiên cứu rất nhiều trong các công trình trước đây (Đào Thị Trang, 2013; Huỳnh Cát Tường, 2008; Altman, 1968; Hasnah haron và cộng

sự, 2009; Person, O.A, 2011; N.VenkataRamana và cộng sự, 2012…)

Điều chỉnh lợi nhuận (Earnings Management) trong kế toán là hành vi nhà quản

lý của doanh nghiệp sử dụng các ước tính kế toán và lựa chọn chính sách kế toán đó để điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn của mình Hiện tượng này đang rất phổ biến trong những năm gần đây Tại Việt Nam, những khoản điều chỉnh lợi nhuận gần đây thông qua những tập đoàn kinh tế lớn, các công ty niêm yết đã được phát hiện trong thời gian vừa qua như công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết và Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông đã để hậu quả tổn thất về tài chính và làm giảm niềm tin của công chúng

Với những ảnh hưởng lớn như trên, tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào xem xét về tương quan giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài

“Nghiên cứu ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận kế toán đến khả năng hoạt động

liên tục của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để

nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận, các nhân

tố khác và khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thông qua chỉ số Z-score

Trang 12

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ tương quan giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và khả năng hoạt động liên tục của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các công ty bị hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Mẫu lựa chọn là 80 công ty bị hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2012 đến 30/06/2015

Những công ty niêm yết được lựa chọn có đầy đủ báo cáo gồm: Báo cáo tài chính hợp nhất theo kỳ kế toán năm, báo cáo kiểm toán liên tục từ 2 năm trước khi bị hủy niêm yết và không bao gồm những công ty tài chính, ngân hàng, công ty chứng khoán

Khoảng thời gian nghiên cứu: BCTC hai năm trước liền kề trước khi công ty bị hủy

niêm yết từ giai đoạn từ 01/01/2012 đến 30/06/2015 và năm hủy niêm yết

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu bao gồm thống kê mô tả, phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính nhằm định lượng và xem xét mối tương quan giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và khả năng hoạt động liên tục của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Về mặt lý luận:

- Phân tích và tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu để làm cơ sở đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp cho Việt Nam và tham khảo cho các nghiên cứu về chủ đề này trong tương lai

Trang 13

- Mô hình nghiên cứu tác động của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến sự hoạt động liên tục của doanh nghiệp chưa được thực hiện trước đây tại Việt Nam nên kết quả nghiên cứu có tính mới

Bao gồm 5 chương, chi tiết như sau:

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước đây

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

1.1 Nghiên cứu trong nước

Tác giả đã khảo sát một số nghiên cứu cứu có liên quan đến dự đoán khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thông qua cơ sở dữ liệu về Luận văn, Luận án thực hiện tại Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh Có nhiều nghiên cứu liên quan đến đề tài này như sau:

Nghiên cứu của Huỳnh Cát Tường (2008) thực hiện tại Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh về áp dụng mô hình Z-score để dự báo khánh kiệt tài chính và khả năng phá sản của doanh nghiệp Việt Nam Kết quả dùng mô hình Z-score dự báo khả năng phá sản của doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời đưa ra các phương cách hỗ trợ và dự báo tình trạng khánh kiệt tài chính

Nghiên cứu của Đào Thị Trang (2013) thực hiện tại Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh về đánh giá khả năng lâm vào tình trạng phá sản của các doanh nghiệp niêm yết Kết quả cho thấy các chỉ số tài chính có khả năng dự báo nguy cơ phá sản của doanh nghiệp với độ chính xác trên 90%

Nghiên cứu của Trần Ngọc Trâm (2013) thực hiện tại Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh về phân tích những biểu hiện gian lận báo cáo tài chính thông qua sự kết hợp chỉ

số Z và chỉ số P của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tác giả đã nghiên cứu, khảo sát thực nghiệm tại 4 công ty bị phát hiện gian lận trong thời gian đó Kết quả nghiên cứu này một phần phù hợp với các nghiên cứu trước đây về sử dụng các chỉ số này trong việc phát hiện nguy cơ phá sản, khả năng hoạt động liên tục

và BCTC có khả năng gian lận Tác giả cũng đề xuất ra mô hình nhận diện khả năng xảy ra gian lận BCTC tại các công ty niêm yết trên thị trường Việt Nam

Nghiên cứu của Liêu Minh Lý (2014) giới thiệu mô hình dự báo Z-score, H-score

và ứng dụng các mô hình này đề dự báo khả năng phá sản của các công ty niêm yết tại Việt Nam

Trang 15

Nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Tú (2014) đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận Kết quả đưa ra một số biến có tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận

Các đề tài này đều không đề cập đến ảnh hưởng của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến dự báo khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, do đó việc lựa chọn hướng nghiên cứu của tác giả không trùng lắp so với các nghiên cứu có liên quan trong nước trước đây

Ngoài ra, theo khảo sát của tác giả thông qua cơ sở dữ liệu các công trình công bố trên thế giới tại cổng http://www.ssrn.com/ nghiên cứu về ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận đến dự báo khả năng hoạt động liên tục Có rất nhiều nghiên cứu đã quan tâm đến vấn đề này

Trong đó, một số nhà nghiên cứu đã cho thấy có một mối liên hệ giữa chỉ số Z thấp và sự điều chỉnh của các công ty trong việc quản trị lợi nhuận (Ahn & Choi, 2009; Zang, 2012) Yasuda, Okuda, và Konishi (2004) kết nối giữa chỉ số Z thấp với sự cần thiết của việc quản lý trong tổ chức để chấp nhận một mức rủi ro cao hơn, do đó có thể dẫn đến sự tác động trong các hành động điều chỉnh lợi nhuận

Giroux và Cassell (2011) cũng chỉ ra rằng các công ty có giá trị Z cao hơn ít có khả năng mất vốn đầu tư cũng như giảm rủi ro kinh doanh một cách đáng kể Một số nhà môi giới đầu tư và nhà phân tích xem chỉ số Z cao như là một dấu hiệu cho thấy khả năng lợi nhuận tiềm năng tốt (Chanos, 2006; Escalada, 2011) Dựa trên quan điểm được trình bày của Z-Score nó gợi ý rằng có hai loại công ty: công ty với chỉ số Z thấp

sẽ thường có xác suất cao hơn trong việc tham gia vào điều chỉnh lợi nhuận và ngược lại công ty nào có chỉ số Z cao sẽ có xác suất thấp hơn nhiều trong việc điều chỉnh lợi nhuận để công bố báo cáo tài chính của họ

Kirkos, Spathis, và Manopoulos (2007) thấy rằng biến động cao hơn của biến động mức độ hoạt động chỉ ra khả năng của việc tác động của việc sử dụng các gian

Trang 16

lận báo cáo tài chính Các nhà nghiên cứu sử dụng biến động mức độ hoạt động như một chỉ số về mức độ hiệu quả hoạt động tài chính của các doanh nghiệp (Caramanis & Spathis, 2006; Denis & Denis, 1995; Lee & Urrutia, 1996) Đồng thời, Fairfield và Yohn (2001) sử dụng biến động mức độ hoạt động như một dấu hiệu của việc điều chỉnh lợi nhuận Sự hội tụ của quan điểm về vai trò của biến động mức độ hoạt động hướng tới việc có thể sử dụng các thao tác điều chỉnh lợi nhuận trong việc định lượng của các khoản quản trị lợi nhuận

Việc kiểm tra chỉ số vòng quay tài sản (doanh thu/ tổng tài sản) là rất cần thiết trong các lý thuyết hiện đại để phát hiện việc điều chỉnh lợi nhuận Tất cả các mô hình được sử dụng trong việc phân tích điều chỉnh lợi nhuận sử dụng biến vòng quay tài sản

là một trong những biến độc lập (Dechow và cộng sự, 1995; Jansen và cộng sự, 2012; Jones, 1991) Myers, Myers, và Skinner (2007) cũng lưu ý các giá trị bất thường của chỉ số vòng quay tài sản của các công ty có tác động đến lợi nhuận

Bảng 1.1: Thống kê các nghiên cứu về ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính, hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến khả năng hoạt động liên tục

Nghiên cứu đã sử dụng đánh giá từng chỉ số tài chính được rút ra từ việc nghiên cứu thực nghiệm 79 doanh nghiệp phá sản và một số lượng tương ứng các doanh nghiệp không phá sản trong thời gian 10 năm (1954-1964) Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp lâm vào tình trạng nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục thấp hơn rất nhiều so với doanh nghiệp bình thường Do đó, muốn phát hiện khả năng hoạt

Trang 17

Tác giả Năm Kết quả

động liên tục, thì chúng ta sẽ so sánh chỉ số tài chính của doanh nghiệp đó với mức trung bình được Beaver đưa ra

bị rơi vào khả năng không còn hoạt động liên tục nữa

Nghiên cứu cho thấy rằng có 70% công ty trong trường hợp nghiên cứu của họ không có dấu hiệu tiềm tàng về nghĩa vụ nợ trong năm trước khi gặp khó khăn trong năm hiện tại Và cũng chỉ ra các công ty có dấu hiệu ngưng hoạt động có đặc điểm tài chính tương tự nhau (như: đòn bẩy hoạt động cao, tính thanh khoản thấp, lợi nhuận thấp hơn, hiệu suất sinh lợi của cổ phiếu thấp hơn)

Mutchler, Hopwood và

Kết quả nghiên cứu của họ cũng cho thấy 68% công ty gặp phá sản cũng không có nghĩa vụ trong việc trả nợ hay nghĩa vụ tiềm tàng nào trong năm trước liền kề năm đệ đơn phá sản, ngưng hoạt động liên tục

Trang 18

Tác giả Năm Kết quả

J.Kenneth Reynolds, Jere

Nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp khách hàng đến ý kiến kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán Big 5 Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không có bằng chứng trong việc quy mô kinh tế của doanh nghiệp ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán Tuy nhiên, đối với những khách hàng lớn tồn tại nhiều rủi ro, và nghiên cứu cũng nhận thấy báo cáo kiểm toán Big 5 thường có thoả thuận với khách hàng lớn, đề nghị nhằm bảo đảm danh tiếng của đạo đức kiểm toán

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có nhà quản lý chấp nhận rủi ro cao hơn sẽ dẫn đến sự tham gia của các hành vi điều chỉnh lợi nhuận

Nghiên cứu chỉ ra rằng một công ty gặp khó khăn tài chính thì thưởng có EBIT thấp hơn lãi vay Các công ty này thường có đòn bẩy tài chính cao Do đó, khi tăng tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở các công ty gặp khó khăn này thì càng làm cho công ty suy yếu và gặp rủi ro tài chính hơn công ty không có nợ

Trang 19

Tác giả Năm Kết quả

Moyer, Tucan, Birgonul và

Nghiên cứu cho thấy rằng sự sụt giảm doanh thu như một dấu hiệu cho sự sụt giảm hàng hoá, giá cả hay vấn đề liên quan đến chiến dịch quảng cáo Tuy nhiên, sự sụt giảm doanh thu cũng có thể là kết quả của việc đối thủ cạnh tranh cung cấp sản phẩm, dich vụ tốt hơn- một dấu hiệu trong kinh doanh có thể đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp

Hasnah haron, Bambang

Hartadi, Mahfooz Ansari

và Ishak Ismail

2009

Ý kiến kiểm toán về tính hoạt động liên tục của kiểm toán viên về doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các nhân tố như chỉ số tài chính, bằng chứng kiểm toán và trình bày công bố

Nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa score và sự cam kết của công ty liên quan đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận

Z-Leonard, M J and Alam,

Trang 20

Tác giả Năm Kết quả

ngược lại

Nghiên cứu cho thấy các công ty sử dụng các khoản dồn tích dựa trên hành vi điều chỉnh lợi nhuận và các hoạt động thực tế khi cắt giảm chi phí của công ty, bởi vì sự cạnh tranh kém, điều kiện tài chính kém, tăng cường giám sát

từ nhà đầu tư và thuế thu nhập doanh nghiệp tăng trong giai đoạn này

Nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty niêm yết thường tác động đến lợi nhuận đối mặt với nguy cơ chỉ số Z thấp hơn so với giá tri thực

Trang 21

Kết luận chương 1

Thông qua chương 1, tác giả đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước Từ đó, tác giả nhận thấy ở nước ngoài đã có nhiều nghiên cứu về mối tương quan giữa hành vi điều chỉnh thu nhập và khả năng hoạt động liên tục Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa thấy có nghiên cứu nào nghiên cứu về vấn đề này, cho thấy có

cơ sở để tác giả chọn đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận đến khả năng hoạt động liên tục của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 22

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Khả năng hoạt động liên tục (Going Concern)

2.1.1 Khái niệm

Theo Khuôn mẫu lý thuyết của IASB thì giả định hoạt động liên tục được phát

biểu như sau: “Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là đơn vị đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai gần Theo giả định này đơn vị không có ý định cũng như không cần phải thanh lý hoặc phải thu hẹp phần lớn quy mô

tài chính ph ải được lập trên một cơ sở khác và phải thuyết minh rõ ràng cơ sở đã sử

Khái niệm trên được sử dụng và chấp nhận rộng rãi ở hầu hết tất cả các hệ thống

kế toán trên thế giới Tuy nhiên, các khuôn mẫu lý thuyết đã phát hành của FASB thì không nêu rõ khái niệm về giả định hoạt động liên tục Đối với chuẩn mực kế toán cập nhật của FASB số No.2014-15 về “Trình bày báo cáo tài chính- Hoạt động liên tục” được phát hành vào tháng 8 năm 2014 thì trong chuẩn mực đã đề cập đến giả định hoạt

động liên tục là: “Hoạt động liên tục được xem như là cơ sở cho việc lập BCTC, trừ khi nhà qu ản lý có dự định thanh lý doanh nghiệp hoặc dừng hoạt động Lập BCTC theo

doanh nghi ệp thanh lý hoặc thu hẹp quy mô thì báo cáo tài chính sẽ được lập trên cơ

khác biệt gì về mặt ý nghĩa

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 1, Chuẩn mực chung, ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, có quy định trong nội dung phần Các nguyên tắc cơ bản về nguyên tắc hoạt

động liên tục: “ Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai g ần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt

Trang 23

động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình Trường hợp thực tế khác

Như vậy, về kế toán giả định hoạt động liên tục được hiểu là:

doanh

2.1.2 Trách nhiệm xem xét giả định hoạt động liên tục

Theo IAS 1- Trình bày BCTC thì trách nhiệm trong việc xem xét về giả định hoạt động liên tục khi lập BCTC của một doanh nghiệp được quy định là trách nhiệm của nhà quản lý (Ban giám đốc hoặc người đứng đầu) của doanh nghiệp đó

Đối với US.GAAP hiện hành thì cũng yêu cầu cụ thể nhà quản lý phải đánh giá giả định hoạt động liên tục khi lập BCTC năm hoặc BCTC giữa niên độ Điều này đã được quy định bởi ASC 205-40 với nội dung là “Công bố những vấn đề không chắc chắn về giả định hoạt động liên tục” được phát hành chính thức vào ngày 27/08/2014 Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21- Trình bày BCTC thì trách nhiệm xem xét giả định hoạt động liên tục trong tương lai là của Ban giám đốc doanh nghiệp Điều này chứng tỏ vai trò hết sức quan trọng của Ban giám đốc doanh nghiệp đối với việc lập BCTC Trách nhiệm đánh giá về khả năng hoạt động trong tương lai được giao cho họ bởi vì họ là đối tượng có quyền lực cao nhất trong doanh nghiệp và sẽ nhận thức rõ được tình hình kinh doanh, phương hướng hoạt động dài hạn của chính doanh nghiệp mình Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội tốt cho các hành vi che đậy nhằm làm đẹp BCTC khi mà việc đánh giá khả năng hoạt động liên tục vẫn còn dựa vào nhiều yếu tố xét đoán chủ quan và thiếu những hướng dẫn cụ thể nên tính thận trọng và độc lập rất có thể sẽ không được coi trọng đúng mực khi đánh giá giả định hoạt động liên tục

Trang 24

2.1.3 Dấu hiện vi phạm giả định hoạt động liên tục

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 570: Hoạt động liên tục thì một số lý do sau đây dẫn đến nghi ngờ đáng kể về giả định hoạt động liên tục của đơn vị

 Về mặt tài chính

hạn lớn hơn tài sản lưu động

giãn nợ hoặc không có khả năng thanh toán, hoặc đơn vị phụ thuộc quá nhiều

vào các khoản vay ngắn hạn để tài trợ các tài sản dài hạn

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh bị âm thể hiện trên báo cáo tài chính

hay dự báo trong tương lai

được dùng để tạo ra các luồng tiền

cung cấp

phẩm mới thiết yếu hoặc các dự án đầu tư thiết yếu

 Về hoạt động

- Ban Giám đốc có ý định ngừng hoạt động hoặc giải thể đơn vị;

- Thiếu thành phần lãnh đạo chủ chốt mà không được thay thế;

Trang 25

- Mất một thị trường lớn, mất khách hàng quan trọng, mất quyền kinh doanh theo hình thức cấp phép, nhượng quyền thương mại hoặc mất nhà cung cấp

quan trọng;

 Các dấu hiệu khác

- Không tuân thủ các quy định về góp vốn cũng như các quy định khác của pháp luật;

kiện có thể dẫn đến các khoản bồi thường không có khả năng đáp ứng được;

hưởng bất lợi tới đơn vị

thấp

2.1.4 Cách thức đo lường

Khả năng hoạt động liên tục là khái niệm để chỉ doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai gần Khả năng không còn hoạt động là một hiện tượng kinh tế tự nhiên nhằm đào thải những doanh nghiệp yếu kém trước áp lực của quy luật cạnh tranh trên thị trường Do đó việc dự báo trước khả năng hoạt động liên tục trong tương lai của các doanh nghiệp là việc làm cần thiết và hết sức thiết thực nhằm giảm thiểu rủi ro, có biện pháp khắc phục cho kế hoạch tài chính, lợi nhuận và khả năng thanh khoản của công ty Trên thế giới mô hình dự báo khả năng hoạt động liên tục đã xuất hiện từ khá lâu đời Tuy nhiên, mô hình nào phù hợp với thị trường Việt Nam vẫn chưa được nghiên cứu tổng hợp đầy đủ Bài viết này nhằm giới thiệu mô hình dự báo khả năng hoạt động liên tục Atman Z-Score, Springate Z-score, Fulmer H- Score và ứng dụng các mô hình này đã dự báo khả năng hoạt động liên tục của các

Trang 26

công ty niêm yết tại Việt Nam Cụ thể, cơ sở dữ liệu chủ yếu từ báo cáo tài chính nên thuận tiện cho việc phân tích lợi nhuận, khả năng áp dụng mô hình đơn giản, nhanh và

dễ thực hiện Ngoài ra mô hình này cũng đã được nghiên cứu ở một số quốc gia như Jordan, Thái Lan, Ấn Độ đều cho kết quả khả quan Đây là một trong những cơ sở

quan trọng để tác giả thực hiện dựa trên hai mô hình này

2.1.4.1 Mô hình Altman Z-score (1968)

Nghiên cứu của Altman được xây dựng trên nghiên cứu của nhà nghiên cứu kế toán William Beaver và các cộng sự Trong những năm 1930, Mervyn và những cộng

sự đã thu thập những chỉ số kế toán khác nhau xuất hiện trong các báo cáo tài chính của các công ty phá sản Chỉ số Z của Altman là một kiểu trong kỹ thuật phân tích biệt

số của R.A.Fisher (1936) Nghiên cứu của William Beaver công bố năm 1966 và 1968, lần đầu tiên áp dụng phương pháp thực hiện T-test để dự đoán phá sản của các công ty Beaver áp dụng phương pháp này để đánh giá tầm quan trọng của mỗi chỉ số kế toán dựa trên phân tích đơn biến, sử dụng mỗi chỉ số một lần trong cùng một thời gian Sự cải tiến của Altman so với nghiên cứu trước là áp dụng phân tích thống kê, phân tích biệt số, và có thực hiện đối với sự kết hợp đa dạng các khoản mục cùng lúc

Altman sử dụng kỹ thuật phân tích biệt số trên cơ sở số liệu của 66 doanh nghiệp tại Mỹ 66 doanh nghiệp này được phân thành 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 33 doanh nghiệp Nhóm 1 gồm các doanh nghiệp bị phá sản từ năm 1946 đến năm 1965 Nhóm 2 gồm các doanh nghiệp không bị phá sản và vẫn hoạt động bình thường đến năm 1966

Từ số liệu của bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, 22 chỉ số tài chính được tính toán và phân thành 5 nhóm: thanh khoản, lợi nhuận, đòn bẩy, khả năng thanh toán và chỉ số hoạt động Trong danh mục 22 chỉ số tài chính, có 5 chỉ số được lựa chọn để sử dụng vào mô hình dự đoán khả năng phá sản dựa vào 4 tiêu chí: (1) quan sát ý nghĩa thống kê của phương trình nhiều biến; (2) đánh giá mức độ tương quan giữa các biến liên quan; (3) quan sát khả năng dự đoán chính xác của mô hình; (4)

dự đoán của chuyên gia phân tích Và Altman thu được hàm số sau:

Trang 27

Z = 1.21 X1 + 1.4 X2 + 3.3 X3 + 0.6 X4 + 0.999X5

Trong đó:

X1 = V ốn lưu động/ Tổng tài sản (Working Capital/ Total Assets)

Tỷ số này là một thước đo về tài sản lưu động của công ty (hoặc vốn lưu động) so với tổng tài sản Một công ty có vốn lưu động cao hơn sẽ có nhiều tài sản ngắn hạn hơn, và do đó, sẽ có thể đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn của nó một cách dễ dàng hơn Tỷ lệ này là một trong những chỉ số có ý nghĩa nhất trong việc chỉ ra công ty có khả năng tiếp tục hoạt động không vì vốn lưu động thấp có ý nghĩa là công ty có thể không có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của họ

X2 = L ợi nhuận chưa phân phối/ Tổng tài sản (Retained Earning/ Total Assets)

Tỷ số này là một thước đo lợi nhuận giữ lại chưa phân phối so với tổng tài sản Những công ty có nhiều năm hoạt động được mặc nhiên là có chỉ số này cao hơn những công ty tương đối trẻ, mới thành lập Và tỷ lệ những công ty kinh doanh thất bại cũng cao hơn rất nhiều trong những năm đầu tiên hoạt động

X3 = L ợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản (Earnings before interest and taxes/ Total Assets)

Một công ty khoẻ mạnh sẽ có thể tạo ra thu nhập bằng cách sử dụng tài sản của doanh nghiệp mình Nếu tỷ lệ này thấp thì nó chứng minh rằng lợi nhuận là không tốt,

và công ty đang có nguy cơ phá sản vì nó có khả năng dễ bị tổn thương hơn khi thị trường đi xuống và có ảnh hưởng đến thu nhập Phân tích này đúng cả với các công ty sản xuất và dịch vụ, cũng như công ty tư nhân

X4 = Giá tr ị vốn hoá thị trường của chủ sở hữu/ Tổng giá trị sổ sách của tổng nợ (Market Value of Equity/ Book Value of Total Liabities)

Tỷ số này cho biết yếu tố thị trường có tác động tới mô hình phá sản Lý thuyết này cho rằng các công ty có giá trị vốn hóa cao thì ít có khả năng bị phá sản vì cổ phiếu của họ có giá trị cao hơn giá trị sổ sách Ngoài ra, nó sẽ đánh giá được kỳ vọng thị trường về công ty, do đó cần xem xét đến thông tin giá trị tài chính trong tương lai

Trang 28

X5 = Doanh thu/ T ổng tài sản (Sales/ Total Assets)

Tỷ số này, còn được gọi là vòng quay tổng tài sản, chứng minh hiệu quả của công

ty đang sử dụng tài sản của mình để tạo ra doanh thu Nếu chỉ số này thấp thì nó chỉ ra rằng công ty hoạt động không hiệu quả, tạo ra nguy cơ phá sản cao hơn

Dựa vào kết quả tính toán của chỉ số Z, Altman phân chia các doanh nghiệp thành

3 nhóm 3 sau:

- Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

- Nếu 1,81 < Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có nguy cơ phá sản

- Nếu Z < 1,81: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao

Altman kết luận rằng, việc phân tích các chỉ số tài chính đơn lẻ không còn là một

kỹ thuật phân tích quan trọng trong môi trường học thuật do cách thực hiện khá đơn giản Để đánh giá các chỉ số tài chính một cách chặt chẽ, một tập hợp các chỉ số tài chính được kết hợp trong phân tích biệt số để dự đoán khả năng phá sản của doanh nghiệp Về lý thuyết, nếu phân tích các chỉ số tài chính này trong một khuôn khổ đa biến sẽ có ý nghĩa thống kê lớn hơn kỹ thuật so sánh tuần tự từng chỉ số tài chính Trong các thử nghiệm ban đầu, chỉ số Z của Altman đã thể hiện chính xác 72% trong việc dự đoán phá sản trong hai năm trước các sự kiện này có thể xảy ra Hàng loạt thử nghiệm trong suốt ba thời kỳ khác nhau trong hơn ba mươi năm tiếp theo (cho tới năm 1999), mô hình đã được phát hiện với độ chính xác 80-90% trong việc dự đoán phá sản trong một năm có thể xảy ra và các gian lận liên quan đến BCTC cũng được phát hiện theo cách thức này

Từ 1985 trở đi, chỉ số Z đã được chấp nhận rộng rãi bởi kiểm toán viên, kế toán quản trị, tòa án, và hệ thống dữ liệu sử dụng trong việc đánh giá cho vay Công thức tính đã được sử dụng đa dạng trong các trường hợp và ở các nước, mặc dù ban đầu nó được thiết kế cho công ty sản xuất với tài sản hơn một triệu đôla Mỹ nhưng sau đó các thay đổi được tiến hành để thích hợp đối với công ty tư nhân và công ty phi sản xuất

2.1.4.2 Mô hình Springate Z-score (1978)

Trang 29

Mô hình này được phát triển năm 1978 tại Đại học Simon Fraser, Canada bởi tác giả là Gordon L.V.Springate, dựa theo mô hình của Altman Springate sử dụng từng bước phân tích để chọn 4 trong 19 chỉ số tài chính phổ biến nhằm dự báo khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp Mô hình như sau:

Z = 1.03X1 + 3.07X2 + 0.66X3 + 0.4X4

Trong đó:

X1 = Vốn lưu động/ Tổng tài sản (Working Capital/ Total Assets)

X2= Lợi nhuận hoạt động trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản (Net Profit before interest and taxes/ Total Assets)

X3= Lợi nhuận trước thuế/ Nợ ngắn hạn (Net Profit before Taxes/Current Liabilities) X4= Doanh thu/ Tổng tài sản (Sales/Total Assets)

Nếu Z< 0,862: công ty có khả năng phá sản

Mô hình đạt tỷ lệ chính xác 92,5% trong cuộc thử nghiệm ở 40 công ty Botheras (1979) đã thử nghiệm mô hình của Springate trên 50 công ty với quy mô tổng tài sản bình quân là 2.500.000 USD, và tỷ lệ chính xác là 88% Sands (1980) đã thử nghiệm

mô hình của Springate trên 24 công ty với quy mô tài sản bình quân là 63.400.000 USD, với tỷ lệ chính xác là 83,3%

2.1.4.3 Mô hình Fulmer H-score (1984)

Mô hình Fulmer (cũng thường được gọi là Chỉ số H) là một mô hình phân loại khả năng hoạt động liên tục, dựa trên một nghiên cứu 1984 Fulmer sử dụng phân tích

để đánh giá 40 chỉ tiêu tài chính nghiên cứu mẫu cho 60 công ty, trong đó: 30 công ty thành công, 30 công ty phá sản, tài sản bình quân của các doanh nghiệp này là 455.000 USD

Theo mô hình, một công ty nên được phân loại như phá sản nếu kết quả H là dưới

số 0 (không) và phân loại là không bị phá sản nếu kết quả là ở trên 0 (không)

H = 5.528 V1 + 0.212 V2 + 0.073 V3 + 1.270 V4 – 0.120 V5 + 2.335 V6 + 0.575 V7 + 1.083 V8 + 0.894 V9 – 6.075

Trang 30

Với

V1 = Lợi nhuận chưa phân phối/ Tổng tài sản (Retained earning/ Total Assets)

V2 = Doanh thu/ Tổng tài sản (Sales/ Total Assets)

V3 = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Vốn chủ sở hữu (Earnings before interest and taxes/ Equity)

V4 = Lưu chuyển tiền thuần/ Tổng nợ phải trả (Cash Flow/ Total Debt)

V5 = Nợ phải trả/ Tổng tài sản (Debt/ Total Assets)

V6 = Nợ phải trả ngắn hạn/ Tổng tài sản (Current Liabilities/ Tổng tài sản)

V7 = Logarit Tổng tài sản (Log Tangible Assets)

V8 = Vốn lưu động/ Tổng nợ phải trả (Working Capital/ Tottal Debt)

V9 = Logarit Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Lãi vay

Mô hình của Fulmer đã phát hiện chính xác 98% trong việc dự đoán phá sản trong một năm và chính xác 81% trong hơn một năm tiếp theo

2.2 Điều chỉnh lợi nhuận

2.2.1 Khái niệm

Để hiểu rõ về khái niệm điều chỉnh lợi nhuận, trước hết chúng ta tìm hiểu về cơ sở ghi nhận các bút toán trong kế toán Trong kế toán hiện tồn tại hai cơ sở ghi nhận các bút toán kế toán bao gồm:

 Cơ sở dồn tích (Accrual basis): theo cơ sở này thì các bút toán kế toán được ghi

nhận khi thời điểm phát sinh không kể đã thực thu, chi bằng tiền hay không Ví dụ: ngày 15/12/2014 phát sinh một khoản doanh thu nhưng khách hàng chưa trả tiền và khoản tiền thực nhận từ khách hàng này sẽ tiến hành vào ngày 15/01/2015 Theo cơ sở

dồn tích thì khoản doanh thu này vẫn được ghi nhận trên báo cáo tài chính năm 2014

 Cơ sở tiền (Cash basis): theo cơ sở này thì các bút toán kế toán chỉ được ghi

nhận khi đã thực thu, chi bằng tiền Ví dụ: theo ví dụ trên thì khoản doanh thu chỉ được ghi nhận khi thực thu bằng tiền nên khoản doanh thu này không được ghi nhận trên báo

cáo tài chính năm 2014 mà được ghi nhận trên báo cáo tài chính năm 2015

Trang 31

Đối với các doanh nghiệp, việc ghi nhận các giao dịch kế toán đều dựa trên cơ sở dồn tích và do đó sẽ dẫn đến lợi nhuận bằng tiền (dòng tiền từ hoạt động kinh doanh)

và lợi nhuận ghi nhận trên cơ sở dồn tích sẽ có sự khác biệt Sự khác biệt này chính là được tạo ra bởi các khoản dồn tích (Ví dụ: doanh thu nhận trước, khấu hao, dự phòng, trích trước…) Do đó, phương trình kế toán sau được thiết lập:

Lợi nhuận sau thuế - Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh = Các khoản dồn tích

Từ đó suy ra:

Lợi nhuận sau thuế = Các khoản dồn tích + Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

Như vậy, việc ghi nhận các bút toán kế toán trên cơ sở dồn tích sẽ tạo điều kiện cho các nhà quản lý của doanh nghiệp điều chỉnh tăng, giảm lợi nhuận sau thuế tùy theo mục tiêu công bố thông tin của mình bằng cách sử dụng các khoản dồn tích

Từ phân tích trên cho thấy, khái niệm điều chỉnh lợi nhuận là hành vi của nhà quản lý sử dụng việc ghi nhận trên cơ sở dồn tích thông qua một số tài khoản để làm thay đổi lợi nhuận sau thuế theo các mục tiêu công bố thông tin của họ Tuy nhiên, hiện tại cũng có nhiều khái niệm khác nhau về điều chỉnh lợi nhuận được sử dụng trong nghiên cứu

Thông qua việc tổng hợp các khái niệm về điều chỉnh lợi nhuận trước đây, Ronen

và Yaari (2008) cũng trình bày một khái niệm tổng quát bao gồm tất cả các khía cạnh

của điều chỉnh lợi nhuận như sau: “Điều chỉnh lợi nhuận là một tập hợp các quyết định

Trung tính N ếu có lợi là tín hiệu cho thấy giá trị ở dài hạn; có hại thì che dấu giá trị trong ng ắn, dài hạn; trung tính sẽ phát hiện kết quả thực hiện đúng trong ngắn hạn.”

Tóm lại, từ các khái niệm về điều chỉnh lợi nhuận đã trình bày ở trên chúng ta có thể thấy được những đặc điểm chung trong các khái niệm về điều chỉnh lợi nhuận như sau:

 Là hành vi phụ thuộc vào quyết định có chủ ý của nhà quản lý

Trang 32

 Là sự can thiệp của nhà quản lý làm thay đổi các thông tin trên báo cáo tài chính

 Là sự công bố thông tin liên quan đến các thời điểm trình bày báo cáo

2.2.2 Cách phương pháp đo lường, dự đoán điều chỉnh lợi nhuận

Có ba phương pháp tiếp cận để đo lường và dự đoán điều chỉnh lợi nhuận, phương pháp thứ nhất nghiên cứu về tổng các khoản dồn tích và sử dụng mô hình hồi quy để tính toán và dự đoán các khoản điều chỉnh đã dự tính hoặc bất thường Cũng theo phương pháp này việc tiếp cận có thể tập trung vào các khoản dồn tích đặc thù như dự phòng phải thu khó đòi…, hoặc tập trung vào các khoản dồn tích ở một số lĩnh vực đặc biệt như dự phòng bồi hoàn trong lĩnh vực bảo hiểm Phương pháp tiếp cận thứ hai thông qua việc phân bổ chi phí hoặc dịch chuyển thời gian của các khoản chi phí Phương pháp tiếp cận thứ ba tập trung vào việc công bố thông tin, thông qua các gián đoạn trong phân phối các khoản lợi nhuận Chi tiết về ba phương pháp đo lường điều chỉnh lợi nhuận này như sau:

2.2.2.1 D ựa trên các khoản dồn tích

Trong phương pháp này, mô hình Jones (1991) được sử dụng phổ biến, mô hình này được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu của Healy (1985) và DeAngelo (1986)

Mô hình này cho rằng các khoản dồn tích là kết quả của việc nhà quản lý thực hiện các chủ định của mình và thay đổi các điều kiện kinh tế của doanh nghiệp Mô hình này xác định tổng các khoản dồn tích theo thay đổi trong doanh thu và mức tổng của tài sản

cố định

a Mô hình Healy (1985)

Healy (1985) cho rằng hành vi điều chỉnh có hệ thống xuất hiện trong mỗi giai đoạn Tác giả phân chia mẫu thành ba nhóm, lợi nhuận được dự đoán đang bị thổi phồng vào một nhóm và lợi nhuận được dự đoán đang bị dấu bớt vào hai nhóm còn lại,

so sánh giá trị trung bình tổng các khoản dồn tích giữa các nhóm Giá trị trung bình của tổng các khoản dồn tích trong giai đoạn ước tính là giá trị các khoản dồn tích không tự định (NDA) Mô hình để tính NDA như sau:

Trang 33

NDA= ∑ 

 Với:

NDA : Các khoản dồn tích không thể điều chỉnh ước tính;

TA : Tổng các khoản dồn tích tính theo tổng tài sản

t : 1,2, ,T chỉ các năm trong giai đoạn ước tính

 : năm ước tính các khoản dồn tích không tục định

De Angelo (1986) đo lường hành vi điều chỉnh lợi nhuận bằng cách tính những khác biệt đầu tiên trong tổng các khoản dồn tích và giả định rằng những khác biệt ban đầu có giá trị mong đợi là bằng 0 theo giả thiết không của việc không có hành vi điều chỉnh lợi nhuận Mô hình này sử dụng tổng các khoản dồn tích của năm trước liền kề

để tính NDA Mô hình như sau:

Mô hình của De Angelo là trường hợp đặc biệt của mô hình Healy (1985), trong

đó giai đoạn dùng để ước tính NDA được giới hạn là năm trước liền kề

Mô hình Friedlan giả định rằng sự thay đổi trong tổng số trích trước giữa hai giai đoạn gồm có hai thành phần: (1) sự thay đổi do tăng trưởng và (2) sự thay đổi do lựa chọn chính sách kế toán của tổ chức Khi một công ty phát triển, số biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh và biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh tăng theo Để kiểm soát ảnh hưởng của yếu tố tăng trưởng đến tổng số biến kế toán dồn tích (accruals) , mô hình giả định một tỷ lệ tương ứng so sánh giữa tổng số biến kế toán dồn tích (accruals) và doanh thu được sử dụng Tổng số biến kế toán dồn tích (TA) được cho là điều chỉnh là sự khác biệt giữa tổng số biến kế toán dồn tích (accurals) trong thời kỳ t được chuẩn hóa bởi doanh thu bán hàng của thời kỳ t và tổng số biến kế

Trang 34

toán dồn tích (accurals) thời kỳ t-1được chuẩn hóa bởi doanh thu bán hàng thời kỳ t-1

Mô hình này như sau:

Jones (1991) đưa ra một mô hình làm suy yếu đi giả định rằng các khoản dồn tích không thể điều chỉnh (NDA) là các khoản bất biến Mô hình này nỗ lực để kiểm soát tác động của những thay đổi trong bối cảnh kinh tế của một doanh nghiệp lên các khoản dồn tích không thể điều chỉnh (NDA) Mô hình được thể hiện như sau:

Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh (NDA):

Trong đó:

At-1: Tài sản cuối năm t-1

Trong mô hình nguyên gốc, mô hình Jones (1991) đưa vào phương trình hồi quy hai biến là REV và PPE Theo diễn giải của nghiên cứu, giá trị REV thể hiện sự biến

Trang 35

động doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ kế toán, nó phản ánh tình hình và môi trường hoạt động kinh doanh và là khoản mục mang tính khách quan không bị nhà quản trị lợi dụng để điều chỉnh lợi nhuận trong kỳ Tuy nhiên, tác giả cũng có đề cập tới những hạn chế trong diễn giải của mình khi chọn ∆REV làm biến nghiên cứu Nghiên cứu cho rằng, doanh thu thuần cũng có thể bị tác động thông qua các khoản doanh thu bị ghi nhận không đúng niên độ và các khoản này có thể là doanh thu khống của doanh nghiệp Xuất phát từ hạn chế kể trên của mô hình gốc, các nhà nghiên cứu sau này đưa thêm biến ∆REC nhằm loại bỏ ảnh hưởng của các khoản doanh thu dồn tích do sự tăng lên của khoản mục phải thu khách hàng trong kỳ, qua đó giá trị doanh thu thuần tăng thêm phản ánh chính xác hơn môi trường kinh doanh của doanh nghiệp trong năm đó

Trong đó:

Kothari, Leone and Wasley (2005) đã tiếp tục phát triển mô hình của Jones (1991)

và Dechow, Sloan and Sweeney (1995) trên cơ sở xem xét biến về kết quả hoạt động Mục đích của tác giả là nghiên cứu mối quan hệ tuyến tính giữa biến dồn tích và kết quả hoạt động

Mô hình tuyến tính có xem xét kết quả hoạt động của Kothari, Leone and Wasley (2005) như sau :

Trang 36

Trong đó : ROAt-1: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của năm t-1

2.2.2.2 D ựa trên phân bổ hoặc dịch chuyển thời gian các khoản chi phí

Các công ty có thể điều chỉnh lợi nhuận bằng các phân bổ chi phí cho các hoạt động làm gia tăng giá trị và được mong đợi bởi công chúng, hoặc bằng cách chuyển dịch chi phí thành các khoản sau thuế hoặc dịch chuyển chi phí, doanh thu giữa các chi nhánh, công ty con với nhau mà các chi nhánh, công ty con này nằm ở các vùng địa lý khác nhau, các quốc gia có mức thuế suất khác nhau hay chính sách kế toán khác nhau với mục tiêu làm tăng, giảm lợi nhuận tùy theo chiến lược công bố thông tin, tối ưu chi phí thuế…

Hầu hết các báo cáo kết quả kinh doanh đều trình bày rõ ràng các khoản thu nhập

từ kinh doanh và các khoản thu nhập khác Trong trường hợp sự chú ý của người sử dụng báo cáo tập trung vào các khoản thu nhập khác ngoài thu nhập từ hoạt động kinh doanh chính thì việc các công ty dịch chuyển chi phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính qua hoạt động khác thông qua đó gia tăng hiệu quả hoạt động chính và làm gia tăng giá trị công ty

2.2.2.3 Thông qua công b ố thông tin

Balsam và cộng sự (2003) tìm thấy bằng chứng giống nhau về việc lợi nhuận của công ty bị điều chỉnh xảy ra ở những công ty công bố thông tin về chi phí của việc phát hành chứng khoán ưu đãi cho nhân viên Schrand và Walther (2000) cũng ghi nhận các nhà quản lý thường có chiến lược trong việc công bố lợi nhuận ở những giai đoạn khác nhau để phù hợp với các dự đoán, mong đợi của thị trường

2.3 Các lý thuyết cơ sở

Các lý thuyết cơ sở được nghiên cứu nhằm giải thích hướng tiếp cận của tác giả khi thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, mà trọng tâm là tầm ảnh hưởng của việc điều chỉnh lợi nhuận và mối liên quan đến dự đoán khả năng phá sản doanh nghiệp cần được xem xét thế nào, để thoả mãn cho nhu cầu dự báo khả năng hoạt động liên tục trong tương lai của doanh nghiệp, được trình bày trong các nội dung sau đây:

Trang 37

2.3.1 Lý thuyết đại diện (Agency Theory)

Lý thuyết người chủ - người đại diện (sau đây gọi là lý thuyết đại diện) xuất hiện trong bối cảnh việc quản trị kinh doanh gắn liền với những hành vi của người chủ và người làm thuê thông qua các hợp đồng Những nghiên cứu đầu tiên tập trung vào những vấn đề về thông tin không hoàn hảo trong những hợp đồng của ngành bảo hiểm Tuy nhiên, phải đến năm 1976, thì lý thuyết đại diện mới thật sự được quan tâm Nội dung của lý thuyết như sau:

Chủ thể (Principal) hay chủ sở hữu vốn (Shareholders) và người đại diện (Agents) hay nhà quản trị (Manager) Mối quan hệ đại diện (hay quan hệ uỷ thác) như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông (những người chủ - principals) bổ nhiệm, chỉ định người khác, người quản lý công ty (người đại diện – agents) để thực hiện việc quản lý công ty cho họ trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty Tuy nhiên, giữa họ luôn có sự đối nghịch về lợi ích Lý thuyết đại diện cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (cổ đông và người quản lý công ty) đều muốn tối đa hoá lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người đại diện công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông Người

sở hữu quan tâm đến giá trị công ty, giá cổ phiếu (cũng chính là lợi ích của bản thân họ) Trong khi đó nhà quản trị về cơ bản không quan tâm nhiều đến lợi ích của cổ đông

mà quan tâm đến lợi ích của mình (lương, thưởng, phụ cấp, nguồn thu khác dựa trên vị trí công tác)

Việc không đồng nhất lợi ích giữa cổ đông (chủ sở hữu) và nhà quản trị (người đại diện) làm phát sinh một loại chi phí gọi là “chi phí đại diện” (agent cost) Đây là loại chi phí để duy trì một mối quan hệ đại diện hiệu quả Chi phí này bằng không khi chủ sở hữu đồng thời là Giám đốc công ty Cụ thể hơn, khi Giám đốc sở hữu toàn bộ vốn của công ty Chi phí đại diện càng lớn khi Giám đốc sở hữu ít hoặc không sở hữu

Trang 38

cổ phiếu công ty Chi phí đại diện bao gồm: chi phí giám sát, chi phí ràng buộc và chi phí cơ hội:

 Chi phí giám sát (Monitoring cost): Là những chi phí do người chủ trả để đo

lường, giám sát và kiểm tra hoạt động của người đại diện, như chi phí kiểm toán Chi phí này có thể gồm các chi phí cho hoạt động kiểm tra giám sát, chi phí ký kết hợp đồng bồi hoàn và cuối cùng là chi phí sa thải đối với người đại diện Ban đầu những chi phí này do người chủ trả, nhưng Fama và Jensen (1983) cho rằng cuối cùng thì đây là chi phí do người đại diện gánh chịu vì các khoản tiền lương, tiền thưởng, các ưu đãi khác của họ sẽ bị điều chỉnh để bù đắp những chi phí này

 Chi phí ràng buộc (Bonding cost): Chi phí để thiết lập một bộ máy có thể tối

thiểu những hành vi không mong muốn, như bổ nhiệm những thành viên bên ngoài vào ban điều hành hay tái thiết lập hệ thống tổ chức của công ty Giả sử rằng người đại diện

là người cuối cùng gánh chịu chi phí giám sát, rằng họ có thể xây dựng hệ thống hoạt động vì mục tiêu tối đa lợi nhuận cho cổ đông, hoặc họ sẽ chịu bồi thường nếu họ vi phạm các điều khoản của hợp đồng đại diện, khi đó chi phí thiết lập và giữ vững hệ thống hoạt động này được gọi là chi phí ràng buộc

 Chi phí cơ hội (Residual loss): Là chi phí phát sinh khi các cổ đông thuê người

đại diện và buộc phải đưa ra các hạn chế, ví dụ những thiệt hại do người đại diện lạm dụng quyền được giao để tư lợi, những thiệt hại do việc đặt ra quy định đối với quyền

bỏ phiếu của cổ đông về những vấn đề cụ thể, thiệt hại từ những biện pháp kiểm soát hoạt động của người đại diện Bất chấp việc giám sát và sự ràng buộc, lợi ích của người đại diện và cổ đông vẫn không chắc chắn hoàn toàn đồng nhất Vì vậy, vẫn có thiệt hại do vấn đề người đại diện phát sinh từ mâu thuẫn lợi ích Những thiệt hại đó được gọi là chi phí cơ hội

2.3.1.2 Áp dụng lý thuyết

Đối với các công ty cổ phần nói chung và công ty niêm yết nói riêng, có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quản lý Chủ sở hữu các công ty cổ phần nay có xu hướng sẽ

Trang 39

thuê một giám đốc đại diện cho mình điều hành công ty Chi phí đại diện sẽ luôn phát sinh và đây là chi phí không thể tránh khỏi khi Giám đốc và cổ đông luôn không đồng nhất về lợi ích như đã đề cập Người giám đốc điều hành này sẽ phải đáp ứng các yêu cầu mà các cổ đông đề ra như: được đào tạo một cách chuyên nghiệp, có năng lực điều hành công ty Ngược lại, hợp đồng đại diện này sẽ mang lại cho các giám đốc- người đại diện những lợi ích không nhỏ, họ có quyền ra quyết định và thực hiện các hoạt động mà được cho là sẽ đem lại lợi ích cho các cổ đông, họ được hưởng lương và các khoản lợi tức khác từ công việc quản trị công ty Khi bỏ tiền ra thuê người đại diện điều hành công ty, các cổ đông- chủ sở hữu- của công ty mong muốn mọi hoạt động của người đại diện đều nhằm mục đích tối đa hoá giá trị tài sản của công ty, gia tăng cổ tức Trong khi đó, người đại diện- người điều hành- của công ty lại có những lợi ích cá nhân riêng biệt, họ có thể trực tiếp quyết định hay ngụy tạo ra các lý do khiến cho các chủ sở hữu không thực hiện đầu tư vào những dự án có tỷ suất sinh lợi cao vì tâm lý e ngại rủi ro, hoặc quyết định đầu tư vào những dự án không đem lại lợi nhuận tối ưu cho công ty mà lại đem lại lợi nhuận cho riêng họ Trong khi đó các chủ sở hữu, nhà đầu

tư, những người cần thông tin cho mục đích ra quyết định lại khó có cơ hội tiếp cận với thông tin Do đó, để kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, chủ sở hữu phải gia tăng các hoạt động giám sát dẫn đến việc gia tăng chi phí đại diện Tăng cường mức độ công bố và minh bạch thông tin sẽ làm sự giảm sự bất đối xứng thông tin giữa các cổ đông và nhà quản lý, do đó làm giảm chi phí đại diện

Lý thuyết đại diện cũng được sử dụng để giải thích việc minh bạch thông tin hay gia tăng việc thuyết minh tự nguyện của người điều hành công ty (Robert Bushman and Smith, 2001) Hành vi của người đại diện (nhà quản lý) trong vấn đề gia tăng mức độ công bố thông tin hay minh bạch thông tin khi xem xét và cân nhắc giữa lợi ích và chi phí cho việc công bố thông tin Khi hợp đồng giữa chủ sở hữu và nhà quản lý đạt hiệu quả, lợi ích của nhà quản lý được đảm bảo, họ sẽ hành động hoàn toàn vì lợi ích của chủ sở hữu

Trang 40

2.3.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng

2.3.2.1 Nội dung

Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và đến năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Jose Stiglitz đã được nhận giải Nobel kinh tế cho những nỗ lực nghiên cứu của lý thuyết về thông tin bất cân xứng

Nghiên cứu của một học giả kinh tế nổi tiếng trên thế giới về lý thuyết thông tin bất cân xứng đã đưa ra khái niệm về thông tin bất cân xứng như sau: “Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tư sở hữu được thông tin riêng hoặc có nhiều thông tin công bố hơn về một công ty so với các nhà đầu tư còn lại” (Kyle, 1985) Nói cách khác, “thông tin bất cân xứng xuất hiện khi người mua và người bán có các thông tin khác nhau” Bất cân xứng thông tin là tình trạng xuất hiện trên thị trường khi một bên nào đó (bên mua hoặc bên bán) sở hữu một lượng thông tin đầy đủ hơn về đặc tính sản phẩm

Tiếp theo Akerlof, Micheal Spence (1973) chỉ ra giải pháp để khắc phụ tình trạng thông tin bất cân xứng bằng cơ chế phát tín hiệu (signaling): bên có nhiều thông tin có thể phát hiệu một cách trung thực và tin cậy đến những bên ít thông tin Với việc phát tín hiệu này, người bán những sản phẩm có chất lượng cao phải sử dụng những biện pháp được coi là quá tốn kém so với người bán hàng hoá có chất lượng thấp Ví dụ của việc phát tín hiệu thị trường là việc các công ty, tập đoàn nổi tiếng thường triển khai các chương trình quảng cáo đắt tiền, việc duy trì chế độ bảo hành cho sản phẩm tin cây cho khách hàng để phát tín hiệu về chất lượng và dịch vụ của mình Các công ty niêm yết duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao và ổn định để phát tín hiệu về khả năng quản lý dòng tiền mạnh và hiệu quả hoạt động của mình

Trải qua hơn hai thập kỷ, lý thuyết về thông tin bất cân xứng, có thể thấy, thông tin bất cân xứng là tình trạng mà các bên tham gia giao dịch không có được thông tin như nhau, một bên tham gia giao dịch trên thị trường (ban điều hành công ty, cổ đông

Ngày đăng: 13/03/2017, 20:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w