1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội

113 406 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 3,06 MB

Nội dung

Trong khi đó thị trường tín dụng của nước ta hiện nay đang chứng kiến sự cạnh tranh sôi động giữa các ngân hàng từ đó việc cung cấp đa dạng sản phẩm , đẩy mạnh các dịch vụ khách hàng, từ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN THANH PHONG

TP Hồ Chí Minh – Năm 2015

Trang 3

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ kinh tế “ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội” do chính tôi nghiên cứu Số liệu thống kê trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Kết quả nghiên cứu luận văn là chính xác, trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Các thông tin trích dẫn đều được thể hiện đầy đủ trong phần tham khảo

Ngày 9 Tháng 11 Năm 2015

Tác giả luận văn

VI THỊ NGỌC HUYỀN

Trang 4

Từ viết tắt Diễn Giải

ACB Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu

MB Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội

MB Military Commercial Joint Stock Bank

Trang 5

NHTM Ngân Hàng Thương Mại

NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTW Ngân hàng Trung Ương

SLA Mức Cam Kết Chất Lượng Dịch Vụ

SLA Service Level Agreement

SXKD Sản Xuất Kinh Doanh

VAMC công ty quản lý tài sản Việt Nam

VAMC Vietnam Asset Management Company

Trang 6

BẢNG TÊN BẢNG TRANG Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh MB giai đoạn 2011-2014 25

Bảng 3.6 Phân loại dư nợ theo kỳ hạn của MB (2011-2014) 38

Bảng 3.7 Thu nhập lãi của MB (2011-2014) 39

Bảng 3.8 Dư nợ cho vay phân theo nhóm nợ tại MB giai đoạn (

2011-2014)

39

Bảng 3.9 Tỷ lệ nợ quá hạn của MB giai đoạn 2011-2014 40

Bảng 3.10 Tỷ lệ nợ xấu MB giai đoạn 2011-2014 41

Bảng 3.11 Dự phòng rủi ro tín dụng MB giai đoạn 2011-2014 42

Bảng 3.12 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên MB giai đoạn 2011-2014 43

Bảng 3.13 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của các nhân tố từ môi trường

kinh doanh đến chất lượng tín dụng của MB

Bảng 3.16 So sánh về dư nợ tín dụng MB, ACB, Techcombank 65

Bảng 3.17 So sánh dư nợ phân theo kỳ hạn 66

Bảng 3.18 So sánh tỷ lệ thu nhập lãi cận biện 69

Trang 7

Biểu Đồ TÊN BIỂU ĐỒ TRANG Biểu đồ 3.1 So sánh tỷ lệ nợ quá hạn của MB, ACB, Techcombank

Trang 8

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1.Lý do thực hiện đề tài 1

1.2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5 Lược khảo các nghiên cứu liên quan 3

1.5.1.Các nghiên cứu nước ngoài 3

1.5.2.Các nghiên cứu trong nước 4

1.6.Kết cấu luận văn 5

1.7 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu 6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

2.1.Chất lượng dịch vụ tín dụng ngân hàng 7

2.1.1 Khái niệm 7

2.1.2.Đặc điểm chất lượng dịch vụ tín dụng 9

2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng: 10

2.1.3.1.Các chỉ tiêu định tính: 10

2.1.3.2.Các chỉ tiêu định lượng 12

2.1.4 Nâng cao chất lượng tín dụng……… 13

2.1.4.1 Nội dung cơ bản của việc nâng cao chất lượng tín dụng……… 13

2.1.4.2 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng……….14

Trang 9

2.2.1 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh 15

2.2.2.Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng 16

2.2.3.Nhóm nhân tố từ phía khách hàng 18

2.3.Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với NHTM CP Quân Đội 19

2.3.1.Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của một số NHTM trong và ngoài nước 19

2.3.1.1.Siam Commercial Bank (SCB) 19

2.3.1.2.Ngân hàng Citibank 20

2.3.1.3.Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB): 21

2.3.2 Bài học đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội về nâng cao chất lượng tín dụng21 Tóm Tắt Chương 2 22

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 23

3.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Quân Đội 23

3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Quân Đội 23

3.1.2 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội: 24

3.1.3.Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Quân Đội 25 3.2 Thực trạng về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội: 27

3.2.1 Chính sách tín dụng tại MB: 27

3.2.2 Sản phẩm tín dụng tại NHTMCP Quân Đội 29

3.2.2.1.Sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp : 29

3.2.2.2.Sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân : 31

3.2.3 Quy trình tín dụng tại NHTMCP QUân Đội……….32

3.2.4 Cung cách phục vụ………33

3.2.5 Nguồn nhân lực……….33

3.2.6 Cơ sở vật chất và hệ thống công nghệ thông tin……… 34

3.2.7 Kết quả hoạt động cấp tín dụng tại NHTMCP Quân Đội 34

Trang 10

3.2.7.2.Doanh số thu nợ 35

3.2.7.3.Dư nợ tín dụng 35

3.2.7.4 Thu nhập lãi 39

3.3 Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội 39

3.3.1 Nợ quá hạn 39

3.3.2.Nợ Xấu 41

3.3.3 Dự phòng rủi ro tín dụng: 42

3.3.4 Thu nhập Lãi Cận Biên 43

3.3.5 Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng tại NHTMCP Quân Đội 44

3.3.5.1.Những kết quả đạt được 44

3.3.5.2.Những hạn chế và nguyên nhân 46

3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại MB 54

3.4.1 Nhân tố từ môi trường kinh doanh 55

3.4.2 Nhân tố từ phía khách hàng: 58

3.4.3 Nhân tố từ phía ngân hàng 61

3.5 So sánh chất lượng tín dụng Của ACB, Techcombank Và MB 64

3.5.1.Dư nợ tín dụng 65

3.5.2.Tỷ lệ nợ quá hạn 67

3.5.3.Tỷ lệ nợ xấu 68

3.5.4.Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng 69

3.5.6.Tỷ lệ Thu nhập Lãi Cận Biên 69

Tóm Tắt Chương 3………70

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 71

4.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tại NHTM Cổ Phần Quân đội 71

4.2.Giải pháp cho hoạt động tín dụng tại NHTMCP Quân Đội 73

4.2.1 Giải pháp mở rộng quy mô cấp tín dụng 73

4.2.2.Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng 76

Trang 11

hàng Nhà nước 84

4.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà Nước 84

4.3.2.Đối với Chính phủ, các Bộ Ngành có liên quan 86

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 87

KẾT LUẬN 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 12

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1.Lý do thực hiện đề tài

Ngày nay, hội nhập kinh tế toàn cầu đã trở thành xu thế chung của các quốc gia trên thế giới, đó là một quá trình phát triển tất yếu của xã hội Việt Nam đã bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế từ khoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình gia nhập vào tổ chức ASEAN, tham gia AFTA và các thể chế kinh tế quốc tế khác, cùng với việc ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và các hiệp định song phương, đa phương khác Ngày 11/01/2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO Lĩnh vực tài chính ngân hàng là một trong các lĩnh vực được mở cửa nhiều nhất sau khi Việt Nam gia nhập WTO Các NHTM Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn, song cũng phải đối mặt với không ít thách thức Theo cam kết của Việt Nam và các nước thành viên WTO, bắt đầu từ năm 2010, các ngân hàng nước ngoài sẽ được phép thực hiện hầu hết các dịch vụ ngân hàng như một ngân hàng trong nước Điều này đã làm cho mức độ cạnh tranh giữa các NHTM sẽ ngày càng quyết liệt và gay gắt hơn để lôi kéo khách hàng, mở rộng cung ứng các SPDV ngân hàng cho nền kinh tế nói chung và tăng thị phần tín dụng nói riêng Để tồn tại và phát triển các NHTM Việt Nam phải biết tận dụng các cơ hội từ hội nhập, các thế mạnh vốn có của mình, phải nâng cao năng lực và xây dựng cho mình một chiến lược

rõ ràng để cung ứng những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ Bên cạnh việc huy động vốn, ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa các sản phẩm cho vay thông qua kỹ năng cũng như chất lượng dịch vụ tín dụng

Trong khi đó thị trường tín dụng của nước ta hiện nay đang chứng kiến sự cạnh tranh sôi động giữa các ngân hàng từ đó việc cung cấp đa dạng sản phẩm , đẩy mạnh các dịch vụ khách hàng, từng bước cải thiện quy trình, quy chế cho vay phù hợp nhu cầu của khách hàng, những đảm bảo an toàn tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng là yêu cầu tất yếu trong chiến lược cạnh tranh của tất cả các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam Ngoài ra ngày 1/4/2015 quyết định 780 về cơ cấu lại nợ, quyết định này giúp các ngân hàng tránh được nợ xấu trong thời gian qua đã hết hiệu lực và việc phân loại nợ, trích lập

dự phòng rủi ro và việc xử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín

Trang 13

dụng, sẽ được siết chặt theo thông tư 02 sẽ làm cho tình hình nợ xấu của các ngân hàng tăng mạnh, sẽ làm ảnh hưởng quá nhiều đến lợi nhuận cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới, cho nên bên cạnh tích cực xử lý nợ xấu thì vấn đề cần nâng cao chất lượng tín dụng, để hạn chế phát sinh thêm những khoản nợ xấu mới là vấn

đề các ngân hàng đang cần chú trọng Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với sự phát triển của một ngân hàng và đặc biệt đối với ngân hàng TMCP Quân Đội được thành lập ngày 4/11/1994, từ chủ trương xây dựng một định chế tài chính với mục tiêu phục vụ các doanh nghiệp trực thuộc quân đội thì chất

lượng tín dụng càng chưa chú trọng đến nên đề tài: “ Giải pháp nâng cao chất lượng tín

dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội “ đã được lựa chọn làm đề tài

nghiên cứu trong luận văn này với mong muốn góp phần vào sự phát triển của Ngân hàng

TMCP Quân đội trong xu thế hội nhập quốc tế

1.2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

 Mục tiêu tổng quát:

Đề tài này được thực hiện nhằm mục tiêu tìm hiểu,đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân Hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội Từ thực trạng chất lượng tín dụng đồng thời căn cứ vào kết quả khảo sát nhân viên ngân hàng tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, cũng như chiến lược phát triển của ngân hàng để đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

 Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống lý thuyết cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng tại ngân hàng

thương mại

- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội trong

giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2014

- Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân Đội theo một số tiêu chí đánh giá chất lượng của hoạt động tín dụng tại NHTM

- Khảo sát nhân viên ngân hàng để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, làm rõ những tồn tại trong thời gian qua và tìm hiểu nguyên nhân gây ra thực trạng này

Trang 14

 Câu hỏi nghiên cứu:

1.Tình hình hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng tại MB như thế nào?

2.Những kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động tín dụng tại MB là gì?

3 Những nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động tín dụng tại MB ?

4 Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại MB ?

5 Những giải pháp nào góp phần để MB nâng cao chất lượng tín dụng trong giai đoạn 2015-2020?

1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi thời gian : Tài liệu thu thập cho nghiên cứu tại ngân hàng TMCP Quân Đội từ năm 2011 đến hết năm 2014

Phạm vi không gian : Nghiên cứu trên toàn hệ thống ngân hàng TMCP Quân Đội

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính: Sử dụng phương pháp tổng hợp số liệu từ báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, quy trình, quy định của ngân hàng sẽ được lấy trực tiếp từ báo cáo của ngân hàng TMCP Quân Đội

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả kết quả hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân Đội

Thực hiện khảo sát lấy ý kiến thực tiễn để xác định lại tính thực tiễn của cơ sở lý thuyết về chất lượng tín dụng Khảo sát được thực hiện lấy ý kiến 245 nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Quân Đội để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLTD và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với chất lượng tín dụng tại MB

Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân Đội và hai ngân hàng cùng quy mô là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

1.5 Lược khảo các nghiên cứu liên quan

1.5.1.Các nghiên cứu nước ngoài

Kết quả Nghiên cứu của Eliona Gremi (2013) với đề tài „Macroeconomic

Factors That Affect the Quality of Lending in Albania‟ Bài nghiên cứu phân tích dữ liệu

Trang 15

của hệ thống ngân hàng thương mại tại đất nước Albania để phân tích mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô bao gồm những biến tăng trưởng kinh tế (GDP), lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, tỷ giá hối đoái tác động đến CLTD được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu Bằng chứng thực nghiệm cho thấy các yếu tố lãi suất cho vay, tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng GDP và tỷ giá hối đoái tác động thuận chiều đến tỷ lệ nợ xấu còn yếu tố lạm phát lại tác động ngược chiều đến nợ xấu

Nghiên cứu của Delia-Elena Diaconasu và cộng sự (2013) với đề tài nghiên cứu

“Macroeconomic determinants of non-performing loans in emerging markers evidence from central and Eastern Europe “ Journal of Financial Economics Bài viết sử dụng một tập hợp dữ liệu bảng bao gồm năm nước mới nổi Trung và Đông Âu, cụ thể là: Bulgaria, Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan và Romania thời gian nghiên cứu kéo dài 2000-2012 Bằng chứng thực nghiệm của tác giả cho thấy rằng tỷ lệ tăng trưởng GDP có quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ thất nghiệp và nợ tư nhân có tác động thuận chiều với tỷ lệ

nợ xấu Hơn nữa, nghiên cứu còn cho thấy một sự gia tăng đáng kể về mức độ nợ xấu trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế gần đây

Nghiên cứu của Beatrice Njeru Warue ( 2013) với đề tài nghiên cứu ” The

Effects of Bank Specific and Macroeconomic Factors on Non Performing Loans in Commercial Banks in Kenya: A Comparative Panel Data Analysis; Advances in Management & Applied Economics”, vol.3, no.2, 2013, mục tiêu chính của nghiên cứu này là để điều tra mối liên hệ giữa các nhân tố bên trong ngân hàng và các yếu tố kinh tế

vĩ mô sẽ tác động như thế nào đến tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay tại các ngân hàng thương mại ở Kenya Thời gian của nghiên cứu này là từ năm 1995-2009 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy thu nhập bình quân đầu người, lợi nhuận trên tài sản là có mối tương quan nghịch đến tỷ lệ nợ xấu, lãi suất và lạm phát có mối tương quan thuận với tỷ

lệ nợ xấu Ngân hàng thuộc sở hữu của chính phủ có nợ xấu cao nhất, kế đến là ngân hàng thuộc sở hữu địa phương và ngân hàng nước ngoài là thấp nhất Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy không có bằng chứng để kết luận quy mô tài sản của ngân hàng có mức độ ảnh hưởng đến nợ xấu là cao hơn các yếu tố khác thuộc ngân hàng ở Kenya Trong kết luận, nghiên cứu tìm thấy bằng chứng rằng các yếu tố thuộc về ngân hàng góp phần tác động đến tỷ lệ nợ xấu ở mức độ cao hơn so với các yếu tố kinh tế vĩ mô

Trang 16

1.5.2.Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Hường (2013) về “ Chất lượng hoạt động tín dụng, nền

tảng cho sức cạnh tranh của ngân hàng” tạp chí Thuế nhà nước số 4/2013, tác giả phân tích tỷ lệ nợ xấu trong năm 2013 tăng cao và nhiệm vụ quan trọng của toàn hệ thống ngân hàng là xử lý nợ xấu, đặc biệt là trong quá trình tái cơ cấu khu vực ngân hàng thì xử lý nợ xấu là cần thiết và phải chú trọng không chỉ các giải pháp vĩ mô mà còn tập trung vào các phương pháp xử lý vi mô Để khắc phục tình trạng trên, việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng là một trong những yêu cầu cấp thiết và tác giả đã đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng mà các NHTM cần thực hiện

Nghiên cứu của Nguyễn Tấn Ngọc ( 2012) về ” Giải pháp nâng cao chất lượng

tín dụng”, tạp chí thương mại, số 32 tác giả đã phân tích mở rộng cho vay đến đâu phải kiểm soát rủi ro tín dụng đến đấy Từ thực tế phân tích, tác giả đã đưa ra một vài giải pháp nhằm mở rộng, nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng

Nghiên cứu của Trương Đông Lộc, 2015, về “ Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro

tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long” Tác giả

sử dụng dữ liệu bảng được thu thập chủ yếu từ các báo cáo thường niên của 155 quỹ tín dụng nhân dân trong giai đoạn 2010-2012 để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA), quy

mô, tăng trưởng tín dụng có mối tương quan nghịch với tỷ lệ nợ xấu của các quỹ tín dụng nhân dân, liên quan đến các yếu tố vĩ mô, nghiên cứu này còn tìm thấy mối tương quan nghịch giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ nợ xấu của các quỹ tín dụng nhân dân

1.6.Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu theo

4 chương sau đây:

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Tổng quan về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại

Chương 3: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần

Quân đội

Trang 17

1.7 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu

Luận văn đã khái quát những lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng cũng như các

sản phẩm tín dụng của NHTM, đặc biệt là cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng của các

ngân hàng thương mại, nêu lên ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng, thêm vào đó luận văn đưa ra các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng tại các NHTM Trên cơ sở đó đã đi vào phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân Đội và đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân Đội Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo quan trọng cho ngân hàng TMCP Quân Đội trong việc xây dựng chiến lược trong công tác tín dụng để chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao hơn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Trang 18

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Chương 2, luận văn sẽ khái quát những lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng cũng

như các sản phẩm tín dụng của NHTM, và đưa ra các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng tại các NHTM Bên cạnh đó sẽ làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại các NHTM

2.1.Chất lượng dịch vụ tín dụng ngân hàng

2.1.1 Khái niệm

Chất lượng dịch vụ:Trước khi tìm hiểu về chất lượng dịch vụ tín dụng, hãy

tìm hiểu về phạm trù “chất lượng dịch vụ” Không giống như chất lượng của sản phẩm hữu hình, chất lượng dịch vụ là một phạm trù khá trừu tượng Sự trừu tượng này do chính đặc tính vô hình của dịch vụ tạo ra Tuy vậy , hiện có khá nhiều cách tiếp cận về chất lượng dịch vụ Theo ISO 8402, chất lượng dịch vụ là “ tập hợp các đặc tính của một đối tượng, tạo cho đối tượng có khả năng thỏa mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”

(Nguyễn Đình Phan và cộng sự, 2012)

Nếu đứng trên giác độ nhà sản xuất thì cho rằng chất lượng dịch vụ là việc bảo đảm cung cấp dịch vụ theo đúng kịch bản với kỹ năng nghiệp vụ cao của nhân viên cung ứng và đội ngũ cán bộ quản lý Quan điểm này có hạn chế là chưa gắn dịch vụ cung ứng với nhu cầu mong muốn của khách hàng mục tiêu Quan điểm dựa trên giá trị cho rằng chất lượng là phạm trù của giá trị và giá cả, bằng việc xem xét mối quan hệ tương xứng giữa tính năng dịch vụ, những giá trị tạo ra và giá cả Còn trên giác độ khách hàng thì chất lượng dịch vụ có được trên cơ sở nhận thức và cảm nhận của người sử dụng dịch vụ, quan điểm này đồng nhất chất lượng với tối đa hóa sự thỏa mãn và các khách hàng khác nhau

sẽ có nhận thức thỏa mãn khác nhau (Lưu Văn Nghiêm, 2008)

Vì vậy, có thể kết luận chất lượng dịch vụ là mức độ hài lòng của khách hàng trong quá trình cảm nhận tiêu dùng dịch vụ, là dịch vụ tổng thể của doanh nghiệp mang lại chuỗi lợi ích và thoả mãn đầy đủ nhu cầu mong đợi của khách hàng trong hoạt động sản xuất cung ứng và trong phân phối dịch vụ ở đầu ra, tương xứng với chi phí mà khách hàng phải thanh toán

Trang 19

Chất lƣợng dịch vụ ngân hàng:

Theo cách hiểu tổng quát, sản phẩm được sản xuất ra là để thỏa mãn một nhu cầu nhất định cho khách cho khách hàng Trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, chúng ta có thể xét đến các nhu cầu sau đây từ phía khách hàng : nhu cầu về thu nhập, nhu cầu tài trợ, nhu cầu quản lý rủi ro, nhu cầu thanh toán, chuyển dịch tiền tệ, nhu cầu tư vấn, nhu cầu thông tin ( Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2010)

Ngoài ra, theo Nguyễn Thị Minh Hiển trong sách Marketing ngân hàng có nêu lên

” sản phẩm dịch vụ ngân hàng là tập hợp các đặc điểm, tính năng, công dụng do ngân hàng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn nhất định của khách hàng trên thị trường tài chính”

Như vậy có thể kết luận rằng chất lượng dịch vụ ngân hàng là một khái niệm để chỉ mức độ các đặc tính của sản phẩm, DVNH nhằm thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của khách hàng Đặc tính của từng loại hình DVNH cần thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng, cung cấp kịp thời và đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng và khách hàng Yêu cầu của khách hàng ở đây phụ thuộc vào mục đích tiêu dùng dịch vụ, thu nhập , trình độ, nhận thức và hiểu biết của khách hàng Sản phẩm DVNH được coi là một hàng hóa vô hình , đòi hỏi một trình độ hiểu biết nhất định của cả nhà cung cấp và khách hàng Hơn nữa, để có thể cung cấp được DVNH thì cần thiết phải có ứng dụng của công nghệ,

cho nên chất lượng DVNH cần luôn được duy trì và cải tiến

Chất lƣợng dich vụ tín dụng:

Theo từ điển Wikipedia thì :” chất lượng tín dụng là một phạm trù phản ánh mức

độ rủi ro trong bảng tổng hợp cho vay của một tổ chức tín dụng Để phản ánh về chất lượng tín dụng, có rất nhiều chỉ tiêu nhưng nói chung người ta thường quan tâm đến: tỷ lệ

nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ và cơ cấu tài sản đảm bảo, cơ cấu dư nợ các khoản vay dài hạn trong tương quan cơ cấu nguồn vốn của tổ chức tín dụng, dư nợ cho vay các lĩnh vực rủi ro cao, số dư dự thu lãi trên tổng dư nợ, chi phí dự phòng tín dụng, tỷ trọng cho vay 20 khách hàng lớn nhất

ngắn-Từ những phân tích của Lưu Văn Nghiêm, 2008.” Marketing dịch vụ” về những

góc độ khi xem xét chất lượng dịch vụ , kết hợp với trong thực tế, xuất phát từ bản chất của tín dụng là mối quan hệ giữa người vay và người cho vay, liên quan đến nhiều chủ thể

Trang 20

kinh tế và có vai trò cực kỳ to lớn trong nền kinh tế nên chất lượng tín dụng được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau:

Xét trên góc độ Ngân hàng: thì chất lượng tín dụng là khoản tín dụng được bảo

đảm an toàn, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, khoản vay được trả gốc và lãi đúng thời hạn, đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng với chi phí nghiệp vụ thấp, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, làm lành mạnh các quan hệ kinh tế, phục vụ tăng trưởng và phát triển Hiệu quả và khả năng thu nợ càng cao thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại

Xét trên góc độ Khách hàng: chất lượng tín dụng được thể hiện ở các khoản vay

được đáp ứng kịp thời, đầy đủ với lãi suất hợp lý, thủ tục hồ sơ tín dụng, thời hạn vay, các điều kiện tín dụng, chính sách tín dụng, các sản phẩm hỗ trợ của ngân hàng có sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mức độ hài lòng của khách hàng cao nhất

Xét trên góc độ tổng thể nền kinh tế: chất lượng tín dụng được xem xét ở yếu tố

hỗ trợ đáp ứng vốn kịp thời cho sản xuất kinh doanh, góp phần phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá, giải quyết công ăn việc làm, xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, khai thác các nguồn lực trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn cho sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế

Như vậy chất lượng dịch vụ tín dụng được hiểu một cách khái quát nhất đó là sự

đáp ứng nhu cầu của khách hàng phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự

tồn tại, phát triển của tổ chức tín dụng cung cấp sản phẩm tín dụng đó

2.1.2.Đặc điểm chất lƣợng dịch vụ tín dụng

Từ những phân tích đặc điểm chất lượng dịch vụ của Tạ Thị Kiều An và cộng sự,

2010 Giáo trình quản lý chất lượng TP HCM: Nhà xuất bản Thống Kê Chúng ta có thể

đưa ra đặc điểm chất lượng dịch vụ tín dụng như sau:

Chất lượng dịch vụ tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của ngân hàng Chất lượng tín dụng được hình thành và bảo đảm từ hai phía là ngân hàng và khách hàng Bởi vậy chất lượng tín dụng ngân hàng không những phụ thuộc vào bản thân ngân hàng mà còn phụ thuộc vào kết quả hoạt động của khách hàng

Trang 21

Chất lượng dịch vụ tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu

có thể tính toán được như: Tổng dư nợ, nợ quá hạn, nợ xấu, cơ cấu nguồn vốn tài trợ ), vừa trừu tượng (thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, các thủ tục và quy trình tín dụng, chính sách khách hàng, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất và công nghệ ) Chất lượng dịch vụ tín dụng vừa chịu ảnh hưởng bởi nhân tố chủ quan (khả năng quản lý, trình độ và đạo đức cán bộ NH và KH ), vừa khách quan (sự ổn định chính trị xã hội, sự phát triển của nền kinh tế )

Chất lượng dịch vụ tín dụng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng thương mại với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại

Chính sách tín dụng : là tổng thể các quy định của ngân hàng về hoạt động

tín dụng nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng.Tổng thể các quy định này bao gồm toàn bộ các vấn đề liên quan đến cấp tín dụng như: Quy mô, lãi suất, kỳ hạn, đảm bảo, phạm vi, các khoản tín dụng có vấn đề và các nội dung khác…Chính sách tín dụng xác định những giới hạn

áp dụng cho các hoạt động tín dụng Đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng…Mặt khác, Chính sách tín dụng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay, đó cũng là tiền đề để họ có thể thực hiện đúng cam kết trả nợ đầy đủ đúng hạn Đối với khách hàng, chính sách tín dụng tạo cho sự an tâm, thuận tiện, chính xác, tiết kiệm thời gian, từ đó tạo ra sự hài lòng cao nhất cho khách

hàng

Quy trình, thủ tục cấp tín dụng của ngân hàng: thủ tục cấp tín dụng

nhanh gọn, đơn giản, dễ tiếp cận vốn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng Đó là những vấn đề mà khách hàng thường quan tâm, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội kinh

Trang 22

doanh của khách hàng Quy trình tín dụng nói lên sự chuyên môn hóa, tính chặt chẽ, và an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, vì vậy đây cũng là tiêu chí hết sức quan trọng trong vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng Quy trình tín dụng của NHTM không mang tính cứng nhắc Đối với mỗi KH khác nhau, NH có thể chủ động, linh hoạt, thực hiện các bước trong quy trình tín dụng cho phù hợp

Cung cách phục vụ khách hàng: Có thể nói, trong thời đại mà sự khác biệt

giữa chất lượng sản phẩm tín dụng mà các ngân hàng cung cấp hầu như ngày càng bị thu hẹp, điều quan trọng là khả năng của các ngân hàng trong việc tạo ra sự khác biệt trong vấn đề thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Khi khách hàng thỏa mãn về cung cách phục vụ của ngân hàng thì ngân hàng có thể vừa giữ chân được khách hàng cũ đồng thời cũng có thể thu hút được thêm khách hàng mới thông qua lời giới thiệu, tiếp thị của khách hàng hiện hữu

Phẩm chất và trình độ cán bộ tín dụng: Con người là yếu tố quyết định,

có ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của NHTM Ngân hàng cần có đội ngũ cán bộ tín dụng có chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp để thẩm định chính xác tình hình tín dụng của khách hàng, từ đó đưa ra đề xuất tín dụng phù hợp với nhu cầu và năng lực của khách hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng Do đó, cán bộ tín dụng cần được sàng lọc kỹ càng và có kế hoạch đào tạo những kiến thức cần thiết một cách thường xuyên và toàn diện để nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp

Cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại của ngân hàng cũng ảnh hưởng tích cực đến chất lượng tín dụng : Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp cho NH có

được thông tin nhanh và đầy đủ: Thông tin về KH, thông tin về dự án, thông tin pháp lý, thông tin về độ chính xác các hồ sơ KH cung cấp, thông tin tín dụng… Có được thông tin chính xác và đầy đủ giúp cho NH có được quyết định cấp tín dụng một cách chính xác Đồng thời nhờ vào hệ thống công nghệ hiện đại nên thời gian giải quyết hồ sơ cho KH được hiện đại hóa và chuyên nghiệp hơn, thông qua đó rút ngắn được thời gian, đáp ứng ngày càng tốt kỳ vọng của KH về thời gian xử lý

Trang 23

2.1.3.2.Các chỉ tiêu định lƣợng

 Nợ quá hạn :Nợ quá hạn phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hàng

không hoàn trả được toàn bộ hay một phần tiền gốc hoặc lãi vay Chỉ tiêu này được xác

định theo công thức như sau:

 Nợ xấu: Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân

hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn Ngày nay các Ngân hàng thương mại rất chú trọng chỉ tiêu này trong việc quản trị điều hành và

xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:

ƣ ợ ấ

ổ ƣ ợ

Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng của NH càng thấp, và ngược lại Tỷ lệ

nợ xấu cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu Vì vậy, nợ xấu liên quan tới chất lượng các khoản nợ của NH và tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng

 Dự phòng rủi ro tín dụng: Đây là mức chi phí mà mỗi NH phải trích lập

đối với các khoản tín dụng Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng căn cứ vào tình trạng

nợ với các tỷ lệ trích lập dự phòng theo qui định của Ngân hàng Trung Ương

Tỷ lệ trích lập = Dự phòng RRTD/ Tổng dƣ nợ kỳ báo cáo dự phòng

Theo quy định nếu các khoản nợ xấu tăng cao thì NH đó phải tiến hành trích lập các khoản dự phòng theo % tương ứng với các khoản nợ xấu đó Như vậy trích lập dự phòng càng cao sẽ góp phần làm giảm lợi nhuận của các NH càng nhiều

Trang 24

 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM): đo lường mức chênh lệch giữa thu từ

lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất NIM được tính theo công thức như sau:

Theo như đánh giá của S&P thì tỷ lệ NIM dưới 3% được xem là thấp trong khi NIM lớn hơn 5% thì được xem là quá cao NIM có xu hướng cao ở các ngân hàng bán lẻ quy mô nhỏ, các ngân hàng thẻ tín dụng và các tổ chức cho vay hơn là NIM của các ngân hàng bán buôn, các ngân hàng đa quốc gia hay các tổ chức cho vay cầm cố Tỷ lệ NIM tăng cho thấy dấu hiệu của quản trị tốt tài sản Nợ - Có trong khi NIM có xu hướng thấp

và bị thu hẹp thì cho thấy lợi nhuận ngân hàng đang bị co hẹp lại cũng như cho thấy chất lượng dịch vụ tín dụng giảm

2.1.4 Nâng cao chất lƣợng tín dụng:

2.1.4.1 Nội dung cơ bản của việc nâng cao chất lƣợng tín dụng:

Đối với NHTM, nâng cao chất lượng tín dụng là việc kiểm soát và quản lý hoạt động tín dụng thường nhằm đạt được chất lượng mong muốn, bao gồm các nội dung sau:

Thứ nhất: Dư nợ tín dụng ngày càng tăng trưởng Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho NH Do đó, việc đẩy mạnh tín dụng là việc làm được NH quan tâm và xúc tiến Tăng trưởng tín dụng là việc NH sử dụng các chính sách nhằm tăng nguồn vốn huy động, đáp ứng cho việc cấp tín dụng vào đối tượng có nhu cầu vay vốn, từng bước nâng cao lợi nhuận, thị phần và thương hiệu trên thị trường

Thứ hai: Mức độ an toàn vốn tín dụng của ngân hàng được chú trọng thông qua tỷ

lệ nợ xấu được duy trì ở mức cho phép CLTD phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của

NH thương mại, là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển của NH Do đó, khi đánh giá CLTD thì bên cạnh việc xem xét tăng trưởng tín dụng cần phải chú trọng đến sự

an toàn tín dụng thông qua tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu được duy trì ở mức cho phép

Thứ ba: Lợi nhuận gia tăng Việc nâng cao CLTD chỉ có ý nghĩa thực sự khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của NHTM Tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại

Trang 25

thu nhập cho NH nên CLTD cao phải thể hiện ở tỷ trọng của thu nhập từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập của NH cao và ngược lại

2.1.4.2 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng

Đối với nền kinh tế xã hội: Trước hết nâng cao chất lượng tín dụng giúp

cho tín dụng thực hiện tốt chức năng, vai trò của nó Thứ hai do vai trò quan trọng của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế nên CLTD tốt sẽ đảm bảo sự lành mạnh trong hoạt động của các ngân hàng, giảm bớt những khủng hoảng có thể xảy ra trong hệ thống, gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế

Đối với hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Thương Mại:

Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ giúp các ngân hàng tồn tại và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các ngân hàng thương mại đang cạnh tranh khốc liệt để giành thị phần tín dụng Bên cạnh đó các khoản mục tín dụng thường chiếm đến 2/3 tổng giá trị tài sản của các NHTM, hơn nữa lợi nhuận từ hoạt động tín dụng luôn chiếm từ 1/2 đến 2/3 tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Hiện nay các NHTM đang rất khó khăn giải quyết những khoản vay phát sinh nợ xấu vì tỷ lệ nợ xấu cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của các ngân hàng khi phải trích lập dự phòng và xử lý những khoản nợ xấu cho nên nâng cao chất lượng tín dụng giúp các Ngân hàng tăng lợi nhuận cho NH, thu hồi nợ đúng hạn, giúp cho vòng quay vốn NH nhanh và hiệu quả giảm thiểu các chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, giúp các ngân hàng bảo toàn và thu hồi được

vốn cho vay

Đối với khách hàng vay vốn : Hoạt động tín dụng giúp cung cấp vốn để

đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh hay nhu cầu tiêu dùng chính đáng trong cuộc sống của khách hàng Tuy nhiên NH cần có những chính sách khách hàng và tiêu chuẩn hóa các quy trình, thủ tục để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm cạnh tranh về lãi suất, quy trình, thủ tục đơn giản, nhanh gọn, để khơi thông nguồn vốn đến KH một cách nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu KH, cho nên nâng cao chất lượng tín dụng là thật sự cần thiết để giúp khách hàng nắm bắt các cơ hội đầu tư cũng như tiết kiệm thời gian, chi phí, tạo sự an tâm, thuận tiện và thoải mái nhất cho KH

Trang 26

2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại

Theo tác giả Nguyễn Đình Phan và cộng sự, 2012, trang 48-54, giáo trình quản trị

chất lượng thì các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm gồm có các yếu tố vĩ mô :

Tình hình và xu thế phát triển kinh tế thế giới, tình hình thị trường, trình độ tiến bộ khoa học công nghệ, cơ chế , chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia, các yếu tố về văn hóa, xã hội và các yếu tố bên trong doanh nghiệp như lực lượng lao động, khả năng máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của doanh nghiệp, nguồn nguyên liệu và hệ thống cung ứng, trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp Bên cạnh kết hợp với những đặc điểm riêng có của hoạt động tín dụng thì chất lượng tín dụng không chỉ phụ thuộc vào những yếu tố kinh tế vĩ mô và bản thân ngân hàng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố xuất phát từ phía khách hàng, nên chúng ta có thể đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng như sau:

2.2.1 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh

 Môi trường kinh tế: Là một tế bào trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát

triển của ngân hàng cũng như doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trường này Đặc biệt, trong điều kiện quốc tế hóa mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế trong nước mà cả môi trường kinh tế quốc tế Những biến động của môi trường kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ làm ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, nhu cầu vay vốn

và khả năng trả nợ của khách hàng, qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng các khoản

tín dụng ngân hàng cung cấp cho khách hàng

 Môi trường pháp lý: Pháp luật có vai trò hết sức quan trọng với hoạt động

NH nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tín dụng

NH, đặc biệt là những văn bản luật có liên quan trực tiếp tới hoạt động NH Hệ thống pháp luật đồng bộ, hợp lý sẽ tạo môi trường pháp lý lành mạnh, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, để sản xuất kinh doanh được tiến triển thuận lợi, đạt hiệu quả cao, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NH và khách hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho NH nếu có

tranh chấp tín dụng xảy ra

Trang 27

 Môi trường công nghệ: Trong lĩnh vực ngân hàng, công nghệ đang là một

trong những nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất cho mỗi ngân hàng Bên cạnh đó, tình trạng yếu kém và thiếu minh bạch thông tin trong hoạt động tài chính, ngân hàng hiện nay dẫn đến nguy cơ NHTM có các quyết định sai lầm khi giải ngân cho vay đối với các doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn hoặc các dự án không khả thi Việt Nam vẫn còn hạn chế trong khâu quản lý thông tin, cung cấp thông tin minh bạch của doanh nghiệp do đó sẽ là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng

 Môi trường cạnh tranh khi hội nhập quốc tế: Hiện nay các NHTM đang

phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển Chính vì sự cạnh tranh này dẫn đến việc cắt giảm quy trình thẩm định, bỏ qua những dấu hiệu đáng ngờ, phê duyệt cấp tín dụng với những điều kiện quá lỏng lẻo… từ đó dẫn đến sử dụng vốn không hiệu quả, không có khả năng thu hồi vốn và làm ảnh hưởng đến CLTD

2.2.2.Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng

 Quy mô ngân hàng: Quy mô ngân hàng cũng là một nhân tố có ảnh hưởng

đến nợ xấu Các ngân hàng có quy mô lớn có thể đi liền với rủi ro cao vì kỷ luật thị trường thường bị xem nhẹ bởi các nhà cung cấp tín dụng những người kỳ vọng được nhà nước bảo hộ trong trường hợp ngân hàng bị phá sản Hậu quả là, các ngân hàng có quy

mô lớn có thể gia tăng đòn bẩy quá lớn và mở rộng tín dụng cho các khách hàng có chất

lượng thấp

 Tốc độ tăng trưởng tín dụng: Trong số các đặc điểm của ngân hàng, tăng

trưởng tín dụng cũng được xem là một yếu tố có ảnh hưởng đến nợ xấu Tăng trưởng tín dụng nhanh thường đi liền với chất lượng tín dụng thấp do việc nới lỏng các ràng buộc trong cho vay

 Chính sách tín dụng: chính sách tín dụng của ngân hàng bao gồm một loạt

các vấn đề như quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng đối với khách hàng, lĩnh vực tài trợ, biện pháp bảo đảm tiền vay, quy trình quản lý tín dụng, lãi suất Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều KH, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên

cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phương pháp, đường lối chính sách của Nhà nước Điều đó cũng có nghĩa chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách TD của

Trang 28

NHTM có đúng đắn hay không Bất cứ NH nào muốn có chất lượng TD tốt cũng đều phải

có chính sách TD khoa học, phù hợp với thực tế của NH cũng như của thị trường

 Công tác tổ chức của ngân hàng: Tổ chức đây là tổ chức các phòng ban,

nhân sự và tổ chức hoạt động NH Để NH hoạt động hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ nhân viên, các phòng ban, giữa các NH với nhau, giữa

NH với cơ quan khác, đảm bảo cho NH hoạt động nhịp nhàng, thống nhất có hiệu quả Và qua đó đáp ứng kịp thời yêu cầu KH và theo dõi khoản vay nhờ đó mà nâng cao được hiệu quả tín dụng

 Quy trình tín dụng: là trình tự các bước mà ngân hàng thực hiện cho vay

đối với khách hàng Quy trình tín dụng phản ánh nguyên tắc cho vay, phương pháp cho vay, trình tự giải quyết các công việc, thủ tục hành chính và thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng Chất lượng tín dụng có được đảm bảo hay không phụ thuộc rất lớn vào việc ngân hàng có thực hiện tốt các bước trong quy trình tín dụng hay không Một quy trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, giảm thiểu rủi

ro cho hoạt động tín dụng

 Phẩm chất và trình độ cán bộ tín dụng: Con người là yếu tố quyết định

đến sự thành bại trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động của ngân hàng nói riêng Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt và giỏi về chuyên môn sẽ giúp cho ngân hàng có thể ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện chu kỳ khép kín của một khoản tín dụng Chính sách tín dụng chỉ ra phương châm hoạt động của mỗi NH Nhưng thực hiện quy trình tín dụng, ra quyết định có cấp tín dụng hay không phụ thuộc vào cán bộ tín dụng Để cho vay đạt hiệu quả cao, các cán bộ tín dụng phải am hiểu khách hàng, lĩnh vực và môi trường mà khách hàng kinh doanh, phải có khả năng dự báo các vấn đề liên quan đến khách hàng vay

 Công tác kiểm soát nội bộ: Đây là biện pháp giúp cho Ban lãnh đạo NH có

được những thông tin chính xác về tình hình kinh doanh của NH từ đó duy trì có hiệu quả hoạt động tín dụng phù hợp với chính sách tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra Chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào mức độ phát hiện kịp thời nguyên nhân các sai sót phát sinh, các gian lận trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng của công tác kiểm soát nội

bộ để có biện pháp khắc phục kịp thời

Trang 29

 Xếp hạng tín dụng nội bộ :Xếp hạng tín dụng (XHTD) khách hàng vay

vốn là việc NHTM đánh giá năng lực tài chính, tình hình hoạt động hiện tại và triển vọng phát triển trong tương lai của khách hàng, qua đó xác định mức độ rủi ro không trả được

nợ và khả năng trả nợ trong tương lai Kết quả XHTD nội bộ là một trong những yếu tố

để xem xét chính sách giá cho KH như mức lãi suất, phí NH áp dụng cho KH

 Hệ thống công nghệ thông tin, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt

động tín dụng: Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp cho NH có được thông tin

nhanh và đầy đủ, có được thông tin chính xác và đầy đủ giúp cho NH có được quyết định cấp tín dụng một cách chính xác Đồng thời nhờ vào hệ thống công nghệ hiện đại nên thời gian giải quyết hồ sơ cho KH được hiện đại hóa và chuyên nghiệp hơn, thông qua đó rút

ngắn được thời gian, đáp ứng ngày càng tốt kỳ vọng của KH về thời gian xử lý

2.2.3.Nhóm nhân tố từ phía khách hàng

 Tính hợp lý, hợp pháp của mục đích sử dụng vốn : Khi một khoản tín

dụng được xem xét là có cho vay hay không thì vấn đề đầu tiên là mục đích sử dụng vốn của khách hàng về khoản tín dụng đó Vì chính mục đích của phương án, dự án sử dụng vốn là yếu tố hàng đầu quyết định đến tính khả thi và khả năng trả nợ của khách hàng Mục đích sử dụng vốn phải hợp pháp, phù hợp với mục tiêu của ngành, vùng, khu vực hay cả nước

 Năng lực tài chính của doanh nghiệp: Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá tình

hình tài chính của DN như: nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cơ cấu vốn, chỉ tiêu về lợi nhuận… Khả năng tài chính tốt là điều kiện để DN mạnh dạn đầu tư mua sắm thiết bị hiện đại, sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt, mở rộng hoạt động kinh doanh, đem lại hiệu quả hoạt động tốt là điều kiện để DN trả nợ cho NH

 Năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng : Tình hình sản xuất kinh

doanh của khách hàng cũng như lĩnh vực kinh doanh có phù hợp với tình hình hiện tại và

tương lai, chủng loại sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ dùng cho đối tượng tiêu thụ nào, khả năng phát triển thị trường và đối thủ cạnh tranh là những thông tin rất quan trọng

mà cán bộ tín dụng cần phải nắm rõ khi thẩm định khách hàng để làm rõ các khía cạnh liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh của khách hàng một cách đầy đủ nhất để từ

đó có kết luận và đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của khách hàng để có quyết định

Trang 30

cho việc cấp tín dụng một cách chính xác và cũng đảm bảo được khả năng hoàn trả khoản

vay của khách hàng

 Năng lực quản lý Ban điều hành doanh nghiệp : Ban điều hành có kinh

nghiệm quản lý, có trình độ chuyên môn, có đạo đức tốt sẽ có thể đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp giúp DN hoạt động tốt, hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ NH cả gốc và lãi đúng hạn Hơn nữa ban điều hành DN có trình độ thì khả năng ứng biến với những

thay đổi của thị trường tốt hơn nhờ đó mà rủi ro hoạt động kinh doanh thấp

 Phẩm chất đạo đức, thiện chí trả nợ của khách hàng: Trong quan hệ tín

dụng với khách hàng, tư cách đạo đức quyết định thiện chí trả nợ và điều này quyết định đến việc trả nợ của khách hàng Có trường hợp khách hàng vay vốn nhưng với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt bằng những thủ thuật tinh vi Nhiều trường hợp do làm ăn thua lỗ

cũng nảy ra ý định lừa đảo, không trả nợ ngân hàng

2.3.Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM một số nước trên thế giới

và bài học kinh nghiệm đối với NHTM CP Quân Đội

2.3.1.Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của một số NHTM trong và ngoài nước

2.3.1.1.Siam Commercial Bank (SCB) : Hệ thống ngân hàng Thái Lan đã

có bề dày lịch sử hoạt động hàng trăm năm, nhưng đứng trước cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á vào năm 1997-1998 vẫn bị chao đảo, các khoản vay khó đòi chiếm tỷ lệ cao, gần 36% trong tổng dư nợ tại Thái Lan, là một tỷ lệ đáng báo động Trước tình hình

đó cũng giống như các ngân hàng thương mại Thái Lan khác SCB đã xem lại chính sách, cách thức, quy trình hoạt động ngân hàng đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng, nhằm giảm thiểu rủi ro, trong khi trước đây các bộ phận trong quy trình cấp tín dụng gộp làm một nên SCB xây dựng mô hình tổ chức triển khai dịch vụ tín dụng theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm của 03 bộ phận: bộ phận marketing khách hàng, bộ phận thẩm định và bộ phận quyết định cho vay Trong thẩm định tín dụng SCB đã chia khách hàng thành 3 nhóm với cách thức khác nhau được áp dụng là doanh nghiệp lớn (nhu cầu tín dụng > 50 triệu bath/năm); doanh nghiệp vừa và nhỏ (nhu cầu tín dụng từ 5 đến 50 triệu bath/năm)

và khách hàng cá nhân Bên cạnh đó, SCB trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay, vì thế hậu quả tín dụng là nợ xấu tăng

Trang 31

cao SCB đã tìm ra nguyên nhân là do đã không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tín dụng trong quá trình cho vay Giờ đây, ngân hàng đã quan tâm và thực hiện triệt để các nguyên tắc tín dụng, đặc biệt là thông tin về khách hàng

2.3.1.2.Ngân hàng Citibank : Một trong những tập đoàn tài chính có hiệu

quả kinh doanh được đánh giá cao trên thế giới là Citigroup, trong đó kết quả hoạt động của Citibank đã tạo nên một nguồn thu lớn cho Citigroup Đây là một tập đoàn hàng đầu không chỉ về quy mô mà còn là đối thủ có sức mạnh trên thương trường nhờ chính sách quản lý chất lượng tín dụng của tập đoàn Chủ tịch tập đoàn Citigroup - Walter Wriston

đã từng nói lên vai trò quan trọng của chất lượng tín dụng như sau: toàn bộ cuộc sống trong hoạt động ngân hàng là chất lượng tín dụng

Trong môi trường hoạt động ngân hàng, Citibank đã xây dựng một khung quản lý chất lượng tín dụng, trong đó bao gồm các chính sách tín dụng được tuyên bố một cách rõ ràng, quy trình quản lý khoản vay, các công cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết định, về đội ngũ nhân sự có cùng một sự hiểu biết, một ngôn ngữ chung, trách nhiệm về vai trò của họ trong quy trình tín dụng Khi những yếu tố này được hội tụ một cách đầy đủ

sẽ tạo ra trong ngân hàng một văn hóa hiệu quả

Mô hình cấp tín dụng được tiêu chuẩn hóa và phải trải qua 3 giai đoạn của quá trình xét duyệt: gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch Ba giai đoạn trong chính sách tín dụng chủ chốt của Citibank bao gồm: hình thành chiến lược và kế hoạch cấp tín dụng; tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng; đánh giá và báo cáo thực thi Trong các giai đoạn này trách nhiệm của các bộ phận tham gia được thể hiện một cách rất cụ thể,

rõ ràng như sau:

+ Uỷ ban quản lý (Management Committee) thực hiện các nhiệm vụ: thiết lập mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn danh mục đầu tư đối với ngân hàng; đặt hạn mức tín dụng đối với

Uỷ ban chính sách tín dụng

+ Uỷ ban chính sách tín dụng (Credit Policy Committee) thực hiện các nhiệm vụ sau: đặt

ra hạn mức tín dụng cùng với Uỷ ban quản lý; xây dựng chính sách tín dụng; quản lý và đánh giá danh mục đầu tư và quản trị chất lượng tín dụng

+ Bộ phận quản trị rủi ro (Line Management) thực thi các nhiệm vụ: lập ra chiến lược kinh doanh; nhận định thị trường mục tiêu và mức chấp nhận rủi ro; gặp gỡ khách hàng

Trang 32

và đánh giá rủi ro, xét duyệt dư nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả và các hồ sơ tín dụng, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà đầu tư: theo dõi các vấn đề phát sinh trong quá trình tín dụng; xúc tiến tiến độ khoản vay Mục tiêu của quy trình tín dụng hiệu quả là đảm bảo ngân hàng hoạt động đạt hiệu quả cao, rủi ro được giảm thiểu một cách thấp nhất với lợi nhuận mục tiêu

2.3.1.3.Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB): Tại VIB, cơ cấu

quản trị được xác định rõ ràng giữa Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Ban điều hành, trong

đó HĐQT xác định chiến lược và Ban điều hành là người thực thi chiến lược, nếu không

“rõ ràng” điều này sẽ dẫn đến mâu thuẫn về quyền lợi Bên cạnh đó, những ủy ban độc lập như Ủy ban tín dụng độc lập, được Chủ tịch HĐQT trao quyền và có thành viên HĐQT tham gia, không chỉ giúp HĐQT nắm vững được tình hình thực tế về tình hình tín dụng mà còn đảm bảo tính minh bạch, chất lượng tín dụng tại VIB

Trên thực tế, quản lý rủi ro tại Việt Nam thường phải đối mặt với vấn đề có quá ít hoặc quá nhiều dữ liệu nhưng không phù hợp cho quá trình phân tích đánh giá cơ hội hoặc dự phòng rủi ro Để khắc phục vấn đề này, tại VIB có những phòng ban chuyên trách, mô hình đồng nhất, nhất quán từ các đơn vị kinh doanh đến bộ phận hỗ trợ Mô hình 3 tầng lớp bảo vệ ( Đợn vị kinh doanh – Đơn vị quản lý – Kiểm toán nội bộ) giúp VIB tăng cường vai trò quản lý và kiểm tra hoạt động của các đơn vị kinh doanh nói riêng

và của toàn hệ thống nói chung, đồng thời phòng ngừa lỗ hổng do các hình thức rủi ro gây

ra như: chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố Hiện tại, VIB đang dần dần thay đổi văn hóa của quản trị rủi ro từ “kiểm soát” sang “hợp tác” mà không ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

2.3.2 Bài học đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội về nâng cao chất lƣợng tín dụng

Qua kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại một số NHTM trên, có thể rút ra một số bài học cho MB như sau:

Thứ nhất, tiến hành đa dạng hóa sản phẩm, thành phần kinh tế, ngành nghề kinh doanh cấp tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng xảy ra

Thứ hai, không nên xem trọng tài sản thế chấp, cam kết bảo lãnh mà bỏ qua các nguyên tắc tín dụng

Trang 33

Thứ ba, chú trọng và tăng cường thu thập thông tin, sàng lọc thông tin và tập hợp những thông tin tin cậy phục vụ cho công tác thẩm định, đánh giá được các phương diện rủi ro do ngành, rủi ro trong kinh doanh

Thứ tư, giám sát khoản vay sau giải ngân một cách chặt chẽ, thường xuyên thu thập và đánh giá khách hàng từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo được chất lượng tín dụng luôn ở mức độ an toàn

Thứ năm, phân tách các bộ phận liên quan đến hoạt động tín dụng thành nhiều bộ phận hoạt động độc lập, có trách nhiệm rạch ròi, chuyên nghiệp, có tác dụng kiểm soát chéo lẫn nhau

Thứ sáu, quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ tích cực hơn nữa cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng

Thứ bảy, hoàn thiện hệ thống chấm điểm khách hàng và xếp hạng khách hàng làm

cơ sở đáng tin cậy để xem xét và quyết định cho vay

Thứ tám, thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích tín dụng cho cán bộ tín dụng

Tóm Tắt Chương 2

Chương 2, luận văn đã khái quát những lý luận cơ bản về tín dụng, chất lượng tín dụng của các NHTM, bên cạnh đó còn cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại các NHTM Ngoài ra kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng ở một số nước trên thế giới là bài học kinh nghiệm rất cần thiết cho NHTM CP Quân Đội Trên cơ sở lý luận trình bày tại chương 2 đó là cơ sở để chương 3 đi vào phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân Đội

Trang 34

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

Chương 3, tác giả sẽ tập trung phân tích thực trạng hoạt động tín dụng

và đánh giá CLTD tại MB Tác giả tiến hành khảo sát để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến CLTD tại MB Trên

cơ sở đó, tác giả so sánh CLTD của MB và hai ngân hàng cùng quy mô là ACB và Techcombank

3.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Quân Đội

3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Quân Đội

Ngân hàng TMCP Quân Đội được thành lập trên cơ sở giấy phép hoạt động: Số 0054/NH-GP của NHNN Việt Nam cấp ngày 14/09/1994, thời gian hoạt động 50 năm

- Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội

- Tên giao dịch quốc tế: Military Commercial Joint Stock Bank

- Tên viết tắt: Military Bank hoặc MB

- Hội sở: Số 21 Cát Linh, Đống Đa, TP Hà Nội

Từ chủ trương xây dựng một định chế tài chính phát triển các doanh nghiệp quân đội, ý tưởng thành lập ngân hàng TMCP Quân đội đã được hình thành Sau 20 năm phát triển, với uy tín về hiệu quả hoạt động và sự vững vàng trong hoạt động kinh doanh, MB

đã gây dựng được vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt nam với niềm tin tưởng lớn lao của các đối tác, khách hàng và cổ đông Tính đến thời điểm 31/12/2014, vốn điều lệ của MB là 11.594 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 16.561 tỷ đồng, tổng tài sản là 200.489 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu là 2,73% MB đã thành công trong việc hợp tác toàn diện với các tập đoàn kinh tế lớn như Tổng Công ty Viễn thông Quân đội, Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội, Công ty Tân Cảng Sài Gòn…Đồng thời, MB cũng nhận được nhiều giải thưởng như ngày 04/11/2014, tại Hà nội, MB đã vinh dự đón nhận huân chương Lao động hạng nhất nhân dịp tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập và nhiều giải thưởng quốc

tế uy tín khác Với mục tiêu trở thành ngân hàng thuận tiện, hiện đại, đa năng, phục vụ tốt nhất cho tổ chức và cá nhân, MB luôn chú trọng phát triển mạng lưới, kênh phân phối

Trang 35

Năm 2014, MB có 224 điểm giao dịch tại 42 tỉnh thành trên cả nước, tăng 120 điểm giao dịch (tăng gấp 2.3 lần) so với 2008 và gần 6.057 nhân sự đang làm việc tại các điểm giao dịch được phủ rộng trên toàn quốc, 2 chi nhánh nước ngoài tại Lào và Campuchia đồng thời phát triển các kênh phân phối qua các chuỗi đại lý, kênh Viettel Bên cạnh đó, Hội đồng Quản trị đã chỉ đạo Ban điều hành triển khai quyết liệt các sáng kiến chiến lược 2011-2015 như: vận hành tập trung, thẩm định và phê duyệt tập trung, ngân hàng giao dịch và ngân hàng chuyên nghiệp; triển khai các chương trình kinh doanh cốt lõi, kênh liên kết với Viettel …Đồng thời, chỉ đạo việc kiểm soát, cải tiến chất lượng dịch vụ, đặt khách hàng là trung tâm, hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng (ISO, SLA, 5S)

3.1.2 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội:

Ngân hàng cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại như: huy động vốn, cho vay, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, chiết khấu và tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá, quản lý nợ và khai thác tài sản, phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán v.v

 Hoạt động huy động vốn: Nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi thanh

toán, tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức bằng VND và ngoại tệ Phát hành kỳ phiếu chứng chỉ tiền gửi và các loại hình tiết kiệm khác mà ngân hàng cung cấp tạo điều kiện tiện ích nhất cho khách hàng

 Hoạt động cấp tín dụng: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng như mua nhà, sữa chữa nhà, mua sắm vật dụng gia đình, phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay thấu chi, cho vay du học, cho vay cán bộ công nhân viên…

 Hoạt động đầu tư: Đầu tư tài chính vào chứng khoán, trái phiếu chính phủ, tín phiếu NHNN, góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án và kinh doanh bất động sản

 Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán: Hoạt động thanh toán nội địa: Từ năm 2002, MB đã chính thức tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, thu hút lượng lớn khách hàng đến mở tài khoản tiền gửi giao dịch và góp phần tăng thu phí dịch vụ cho ngân hàng Hoạt động thanh toán quốc tế: MB

Trang 36

có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng thế giới, cùng với một nền tảng khách hàng xuất nhập khẩu khá tốt nên doanh số thanh toán quốc tế tại MB tăng qua các năm

 Hoạt động kinh doanh khác: Xác định nguồn thu dịch vụ là nguồn thu an toàn, ít rủi ro hơn thu từ cấp tín dụng MB đã đầu tư xây dựng và phát triển mạnh hệ thống cơ sở hạ tầng và thông tin nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng với các dịch vụ như: Internet Banking, Mobile Banking, máy rút tiền tự động (ATM) và điểm chấp nhận thẻ (POS), MB Private, BankPlus, dịch vụ chuyển tiền Western Union, chi trả điện, nước,

và thuế cho các doanh nghiệp và cá nhân, thu cước điện thoại, mạng của khách hàng thuộc tập đoàn Viettel Với hoạt động ATM, MB là thành viên của liên minh thẻ lớn nhất Việt Nam, liên minh thẻ Smartlink Bên cạnh đó năm 2014, MB đã đẩy mạnh hoạt động dịch vụ thông qua việc phát triển nhiều sản phẩm liên kết, ứng dụng công nghệ thông tin: triển khai Bankplus cho chuỗi Vinamilk và đối tượng Smart Sim, tiết kiệm số trên eMB, dịch vụ chuyển tiền online kết hợp với Viettel Ngoài ra MB còn cung cấp dịch vụ môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán: lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành, cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản khác…

3.1.3.Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Quân Đội

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của MB (2011-2014 )

Trang 37

17,75% và sang năm 2014 chỉ còn tăng trưởng 9,33% Tuy nhiên trong giai đoạn nền kinh

tế gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng mà MB có một

sự tăng trưởng vốn chủ sở hữu như vậy là rất đáng khích lệ

- Quy mô tổng tài sản của MB bình quân trong các năm từ 2011-2014 duy trì ở mức cao với tổng tài sản tăng trưởng năm 2012 so với năm 2011 tăng 26,49% Nhưng chững lại chỉ còn 2,72% của năm 2013 so với năm 2012, và đến năm 2014 so với năm 2013 thì đạt được mức tăng trưởng tài sản là 11,15% cho thấy chất lượng tài sản vẫn được đảm bảo Đặc biệt năm 2012, Tổng tài sản của MB tăng mạnh là do sự tăng trưởng của tín dụng, do sự bất ổn của TTCK nên MB chủ động giảm đầu tư chứng khoán kinh doanh đến 60% so với năm 2011 Bên cạnh đó MB đầu tư mua trái phiếu chính phủ tăng gấp 3 lần so với năm 2011 nguyên nhân chủ yếu trong khi vốn huy động nhiều mà đầu ra tín dụng gặp khó khăn vì các doanh nghiệp phá sản nhiều, vấn đề nợ xấu tăng cao, trích lập

dự phòng rủi ro lớn, trong khi đầu tư vào trái phiếu thì phần lãi suất phải trả cho người gửi tiền tại MB giờ có Nhà nước trả hộ thông qua lãi suất trái phiếu khá cao, trong khi nguồn vốn đảm bảo thu hồi được là nguyên nhân khiến trái phiếu Chính phủ được đánh giá là nơi trú ẩn an toàn nếu so với các kênh đầu tư khác là bất động sản, vàng, chứng khoán

Qua bảng 3.1 cho thấy lợi nhuận sau khi trích lập dự phòng rủi ro của MB tăng lên đạt 3090 tỷ đồng vào năm 2012 nhưng lại sụt giảm 2,2% vào năm 2013 đạt 3022 tỷ đồng Nguyên nhân chính là do điều kiện khó khăn của nền kinh tế trong nước và thế giới, dẫn đến nợ xấu tăng cao và tác động tiêu cực tới tăng trưởng tín dụng cũng như làm tăng rủi

ro nên chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh trong giai đoạn năm 2012-2014 cao nhất là năm 2012 so với 2011 chi phí dự phòng rủi ro tăng đột ngột 236% theo báo cáo tài chính hợp nhất MB năm 2012 Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến lợi nhuận của MB trong giai đoạn năm 2012-2014 Bên cạnh đó, lãi suất được điều chỉnh giảm cũng kéo lợi nhuận từ lãi giảm theo, tuy nhiên sang năm 2014 thì tình hình lại khả quan hơn, tín dụng của MB tiếp tục tăng trưởng ở mức 14,8% cao hơn bình quân ngành 13%, bên cạnh đó các mảng kinh doanh còn lại đều đem lại khoản lợi nhuận cao, nhờ vậy lợi nhuận trước thuế của MB đạt 3.174 tỷ đồng tăng 5% so với năm 2013, các chỉ số hiệu suất sinh lời như ROA đạt lần lượt từ năm 2011 đến năm 2014 lần lượt là 1,54%; 1,48%; 1,28%;

Trang 38

1,31% và ROE qua các năm là 20,7%; 20,6%; 16,3%; 15,8% mặc dù có giảm nhẹ qua các năm nhưng đều ở mức rất cao so với toàn hệ thống cho thấy chỉ số hiệu quả hoạt động của

MB đứng đầu các NHTM Nhìn chung, trước tình hình khó khăn chung của toàn hệ thống ngân hàng, các ông lớn TMCP cho thấy sự suy giảm trong hoạt động kinh doanh thì MB vẫn duy trì tốt và không ngừng phát triển nằm trong top các Ngân hàng TMCP dẫn đầu hệ thống với mức lợi nhuận duy trì trên 2.000 tỷ đồng và tổng tài sản dẫn đầu Khối Ngân hàng TMCP không do nhà nước nắm cổ phần chi phối Tuy nhiên, MB vẫn còn nhiều tồn tại yếu kém từ chính bản thân ngân hàng và gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô Với kết quả trên, MB duy trì vị thế là NH đứng đầu nhóm các NHTMCP, đứng trong top 5 các NHTM kể cả NHTM nhà nước chi phối Duy trì được tốc độ tăng trưởng quy mô như tổng tài sản, nguồn vốn, dư nợ cao hơn bình quân thị trường Các chỉ tiêu chất lượng, hiệu quả hoạt động như ROA, ROE, LNTT/người, tỷ lệ

nợ xấu thuộc nhóm tốt nhất

3.2 Thực trạng về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội:

3.2.1 Chính sách tín dụng tại MB:

 Về cơ sở pháp lý: Hoạt động tín dụng tại MB tuyệt đối tuân thủ các quy

định được ban hành trong các văn bản pháp lý của Chính phủ, các Bộ, Ngành, NHNN và văn bản nội bộ của MB ( xem phụ lục)

 Các giới hạn về an toàn vốn:

-Tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng (CAR) tối thiểu là 9,5%

-Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động (LDR quy đổi) tối thiếu là 60% và tối đa là 80%

-Tỷ lệ dùng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tối đa là 60%, tỷ lệ được kiểm soát khi bắt đầu chạm ngưỡng 50%

-Tỷ lệ cấp tín dụng đầu tư kinh doanh cổ phiếu tối đa là 5% vốn điều lệ, tỷ lệ được kiểm soát khi bắt đầu chạm ngưỡng 4,5% vốn điều lệ

-Giới hạn cấp tín dụng đối với một khach hàng nhóm khách hàng tối đa là 15%/ 25%

 Về kỳ hạn cấp tín dụng: MB tập trung cấp tín dụng ngắn hạn để đẩy nhanh

vòng quay vốn tín dụng, trong đó ngân hàng ưu tiên đối với các khoản vay có thời gian

Trang 39

vay dưới 04 tháng Trường hợp cấp tín dụng trung và dài hạn, MB ưu tiên xem xét cấp tín dụng trung hạn (=< 5 năm) đối với các phương án/ dự án cấp tín dụng tăng năng lực thiết

bị, năng lực sản xuất hàng năm đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng xuất khẩu, hàng thiết yếu và khách hàng có hoạt động vay vốn lưu động và sử dụng các dịch vụ của MB MB hạn chế đối với các trường hợp vay trung dài hạn trên 10 năm

 Cơ cấu cấp tín dụng gia tăng ở các ngành thương mại, sản xuất và giảm tại

ngành xây dựng, kinh doanh bất động sản, chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa đối tượng khách hàng tăng cho vay khách hàng cá nhân và giảm tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp để phân tán rủi ro tín dụng Cụ thể MB giới hạn cho vay theo lĩnh vực, ngành nghề cho KHDN là:

- MB ưu tiên cung cấp dịch vụ tín dụng cho 6 nhóm ngành ưu tiên/ hấp dẫn tiềm năng, tỷ trọng/ tổng dư nợ của MB là 30% bao gồm: Khai thác, sản xuất , kinh doanh sản phẩm dầu khí, hóa dầu ( xăng, dầu, gas, khí đốt ) ; Sản xuất, kinh doanh sản phẩm dịch

vụ bưu chính, viễn thông; Sản xuất, truyền tải và phân phối điện ( không ưu tiên lĩnh vực sản xuất điện); Sản xuất, kinh doanh sản phẩm dịch vụ dược phẩm, y tế; Sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, đồ uống; Dệt may

- MB hạn chế tăng tỷ trọng cung cấp tín dụng đối với 5 nhóm ngành duy trì/ thu hẹp bao gồm: Kinh doanh bất động sản; Đánh bắt, chế biến, kinh doanh thủy hải sản; Đóng tàu, kinh doanh dịch vụ vận tải thủy; Sản xuất , kinh doanh gang, sắt, thép, inox; Sản xuất kinh doanh xi măng

- Tỷ lệ dư nợ cho vay tín chấp và cho vay có TSBĐ đặc biệt tối đa là 36,5% tổng

dư nợ trong đó cho vay tín chấp không quá 15% tổng dư nợ

- MB Giới hạn dư nợ liên quan đến bất động sản, bao gồm: cho vay cá nhân mua sửa chữa nhà đất, cho vay doanh nghiệp để kinh doanh BĐS, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, khu công nghiệp chế biến, mua trái phiếu BĐS, bảo lãnh thanh toán trái phiếu của doanh nghiệp kinh doanh BĐS, Tối đa 21% tổng dư nợ

 Lãi suất cho vay đƣợc xây dựng phù hợp với thị trường và chỉ đạo của

NHNN, đảm bảo tính cạnh tranh ( với cá đối thủ chủ chốt đã được xác định trong chiến

Trang 40

lược của MB gồm: Vietcombank, Techcombank, ACB, Sacombank) MB có thể xem xét điều chỉnh lãi suất cho vay thấp hơn so với các khách hàng thông thường trong trường hợp khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ và mang lại nhiều lợi ích cho MB

Lãi suất cho vay đối với khách hàng của MB tạm thời được xác định dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng căn cứ vào thời hạn cho vay, loại tiền cho vay, cần đối giữa thu nhập và rủi ro, theo từng phân khúc khách hàng Lãi suất đối với khoản vay có thời gian dài hơn được thiết lập cao hơn lãi suất của khoản vay có thời gian vay ngắn tính trên cùng một đối tượng khách hàng

MB thực hiện tuân thủ theo quy định của Chính phủ và / hoặc NHNN đối với các chương trình/ lĩnh vực tài trợ có chỉ đạo ưu tiên lãi suất mà MB tham gia, phù hợp với khung lãi suất cho vay của MB từng thời kỳ

 Quản lý chất lượng tín dụng, xử lý thu hồi nợ xấu: MB tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc đánh giá và phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng và luôn duy trì tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro tín dụng/ nợ xấu ở mức an toàn cho MB

3.2.2 Sản phẩm tín dụng tại NHTMCP Quân Đội

3.2.2.1.Sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp :

 Cho vay ngắn hạn: là phương thức cho vay dựa trên nhu cầu vốn ngắn hạn

theo từng phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, trong đó xác định rõ mục đích

sử dụng vốn vay, thời hạn cho vay và nguồn trả nợ bao gồm: cho vay cầm cố chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, cho vay dựa trên hàng tồn kho

và khoản phải thu, cho vay theo hạn mức thấu chi, tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng thế chấp L/C

 Cho vay trung và dài hạn: MB sẽ cấp tài chính cho các phương án/ dự án

đầu tư trung dài hạn của khách hàng theo đó khách hàng phải căn cứ vào dòng tiền phát

Ngày đăng: 13/03/2017, 19:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
17.Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2010 , trang 134 “ Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại”, Nhà xuất bản Phương Đông) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại
Nhà XB: Nhà xuất bản Phương Đông)
18.Nguyễn Hường , 2013. Chất lượng hoạt động tín dụng, nền tảng cho sức cạnh tranh của ngân hàng. Tạp chí Thuế nhà nước, số 4/2013, trang 14-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Thuế nhà nước
19.Nguyễn Tấn Ngọc, 2012. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng. Tạp chí thương mại, số 32, trang 13-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí thương mại
20.Nguyễn Đăng Dờn (2011), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại
Tác giả: Nguyễn Đăng Dờn
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2011
21. Nguyễn Đức Trọng Tín, (2011), Luận văn thạc sĩ “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK HCM”, Trường Đại học Kinh tế TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK HCM
Tác giả: Nguyễn Đức Trọng Tín
Năm: 2011
22. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, (2013), Luận văn thạc sĩ” Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam- Chi Nhánh Đồng Nai”, Trường Đại học Kinh tế TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam- Chi Nhánh Đồng Nai
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Năm: 2013
23. Trương Quang Thông (2012), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Tác giả: Trương Quang Thông
Nhà XB: Nhà xuất bản Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2012
24. Tạ Thị Kiều An và cộng sự, 2010, trang 99, Giáo trình quản lý chất lượng, TP HCM: Nhà xuất bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý chất lượng
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
25. Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Chi nhánh thành phố Cần Thơ. Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 5, trang 38 – 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí công nghệ ngân hàng
26. Trần Huy Hoàng (2011), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại
Tác giả: Trần Huy Hoàng
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động xã hội
Năm: 2011
27. Trương Đông Lộc, 2015, Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Báo nghiên cứu kinh tế , số 444-tháng 5/2015, trang 49-52,57.28. www.mbbank.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo nghiên cứu kinh tế
32. Delia-Elena Diaconasu và cộng sự, 2013 với đề tài nghiên cứu MACROECONOMIC DETERMINANTS OF NON-PERFORMING LOANS IN EMERGING MARKETS: EVIDENCE FROM CENTRAL AND EASTERN EUROPE.JournalofFinancialEconomics,vol.3,paper147&lt;http://www.mbfeu.info/Files/52959ff3-8230-4ed2-8a87-23ff2d17c75f/Paper_DIACONASU.pdf &gt;. [ngày 27/9/2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: JournalofFinancialEconomics
33. Eliona GREMI, 2013. Macroeconomic Factors That Affect the Quality of Lending in Albania. The Journal of Finance and Accounting, ISSN 2222-1697 (Paper) ISSN 2222-2847 (Online) Vol.4, No.9, 2013) &lt; http://www.wbiconpro.com/612- Anila.pdf &gt;.[ngày 27 tháng 9 năm 2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of Finance and Accounting
29.&lt;https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%A5t_l%C6%B0%E1%BB%A3ng_t%C3%ADn_d%E1%BB%A5ng&gt; .[ngày 5 tháng 10 năm 2015] Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w